Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số biện pháp của tổ chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.2 KB, 9 trang )

I)TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA TỔ TRƯỞNG ĐỂ QUẢN LÝ TỐT VIỆC
ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM HỌC SINH QUA BÀI KIỂM TRA THƯỜNG
XUYÊN VÀ ĐỊNH KỲ CỦA GIÁO VIÊN TỔ TỰ NHIÊN
2) ĐẶT VẤN ĐỀ:
a/Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu rất quan trọng trong quá
trình dạy học. Do vậy một số giáo viên khi đánh giá kết quả học tập của học sinh còn
tuỳ tiện, có khi dẫn đến vô nguyên tắc làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ
môn của học sinh không chính xác làm mất lòng tin giữa học sinh với thầy cô giáo,
1 Những thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu:
Trường THCS Lê Văn Tám là trường nằm trên địa bàn cách xa phòng giáo dục
Trường có tổng số 12lớp ,trên 500 học sinh .Tổ tự nhiên chúng tôi có 12giáo viên về
trình độ trên chuẩn 7 (Đại học sư phạm) , 5 giáo viên có trình độ Cao đẳng sư
phạm.Nhìn chung giáo viên trong tổ đều nhiệt tình công tác , ý thức chấp hành kỷ
luật cao , có tinh thần trách nhiệm , song vẫn còn han chế ở một số thầy cô giáo chưa
hoàn thành trách nhiệm của một người giáo viên trong công việc cho nên làm ảnh
hưởng đến thực hiện qui chế của ngành
*-Thực trạng về kiểm tra đánh giá cho điểm của giáo viên
Việc tiến hành kiểm tra đánh giá ghi điểm học sinh có giáo viên chưa thực hiện
thường xuyên ,chưa trở thành nề nếp . Trong các tiết dạy có lúc giáo viên không hề
tiến hành kiểm tra ghi điểm một học sinh nào. Đến cuối tháng ,giữa học kỳ hay cuối
học kỳ thì mới dồn ép kiểm tra , kiểm tra 15phút thay cho việc kiểm tra miệng. Do
đó dẫn đến việc đánh giá không thực , không đồng đều ở mỗi kiến thức hơn nữa làm
cho học sinh vô tình nhận những con điểm mà không phải là kết quả thực học của
mình , từ đó những biểu hiện tiêu cực trong học tập như lười học , quay cóp khi làm
bài kiểm tra
Kết quả học tập của học sinh có khi được hiểu là thước đo tay nghề , trình độ
chuyên môn của giáo viên nên có những giáo viên tưởng rằng lớp mình phụ trách
được nhiều học sinh có điểm cao thì mình được đánh gía là giáo viên dạy giỏi .Từ
suy nghỉ đó giáo viên thường cho điểm học sinh rất rẽ trong trường hợp này học sinh


cũng được hưởng những con điểm không đúng với thực học của mình. Đó là do
những năm trước đây chạy theo thành tích
Ngoài ra có những trường hợp giáo viên cho điểm tuỳ tiện , không dựa trên cơ sở
phạm vi mục tiêu kiến thức kĩ năng mà học sinh đạt được để đánh giá mà cho điểm
theo cảm tính . Cá biệt giáo viên đánh giá chưa chính xác kiến thức của học sinh qua
bài kiểm tra
- Thực trạng tổ tưởng trong việc quản lý , việc kiểm tra đánh giá ghi điểm học
sinh của giáo viên
Trong những năm học qua , công tác quản lý tổ , tôi đã thực hiện vai trò chức
năng kiểm tra của tổ đối với các thành viên trong tổ, tôi đã cho giáo viên trong tổ
thảo luận kỹ về chế độ cho điểm từng loại trong từng thời điểm( số lần điểm cần có
trong tháng,trong học kỳ), nhất là qui định thời điểm kiểm tra 15 phút, chế độ của
điểm kiểm tra miệng, đây là cơ sở khi tổ trưởng kiểm tra nắm bắt và đánh giá quá
trình dạy học của mỗi thầy cô giáo
- Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây toàn ngành giáo dục thực hiện chỉ thi số
33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và
khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và thực hiện cuộc vận động "hai không"
của Bộ GD - ĐT . Vì vậy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải chính xác,
có hiệu quả và chất lượng. Do vậy bản thân tôi làm công tác quản lí tổ phải có trách
nhiệm cùng với thầy cô trong tổ khắc phục những sai sót đã tồn tại trước đây để có
biện pháp nâng cao chất lượng và đánh giá học sinh chuẩn mực chính xác, có hiệu
quả
Kết quả học tập của học sinh thường được biểu hiện là những hành vi cơ bản ,
một kết quả cụ thể đạt được trên bước đường rèn luyện và phát triển liên tục . Đó là
những tri thức và kỷ năng cơ bản mà học sinh đạt được trong một giai đoạn phát
triển nhất định. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu rất quan trọng
trong quá trình dạy học , lâu nay trong thực tiễn , việc kiểm tra đánh giá kết quả học
tập còn một số giáo viên thường không quán triệt đầy đủ những yêu cầu cơ bản cần
tuân thủ . Do vậy một số giáo viên khi đánh giá kết quả học tập của học sinh còn tuỳ

tiện , có khi dẫn đến vô nguyên tắc . Mặt khác một số giáo viên còn mang tư tưởng
chạy theo chỉ tiêu và thành tích trước đây cho nên dẫn đến đánh giá chất lượng học
tập bộ môn của học sinh không chính xác làm mất lòng tin giữa học sinh và thầy cô
giáo
Trong năm học 2008-2009 tổ chúng tôi có nhiều cố gắng trong việc tổ chức kiểm
tra thực hiện qui chế chuyên môn giáo viên trong tổ.Công việc này cũng mang đến
những kết quả khá cao trong việc dạy và học
Vì những lý do trên và xác định vai trò mình là một tổ trưởng phải có trách nhiệm
cùng mọi người khắc phục những sai sót đã tồn tại , để đánh giá học sinh chuẩn xác
tạo uy tín của giáo viên đối với học sinh và cộng đồng xã hội nên tôi chọn đề tài
"Một số biện pháp của tổ trưởng để quản lý tốt việc đánh giá cho điểm học sinh
qua bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ của giáo viên tổ tự nhiên"
-Giới hạn nghiên cứu đề tài:
Đề tài tôi chọn ở đây áp dụng cho giáo viên trong tổ tự nhiên của trường THCS
Lê Văn Tám
3)CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Việc để cuối tháng , giữa học kỳ , cuối học kỳ mới kiểm tra việc thực hiện qui chế
đánh giá điểm học sinh như vậy là chưa hợp lý . Theo lý luận kiểm tra việc thực
hiện qui chế dánh giá cho học sinh là hệ thống những quan sát , so sánh xem việc
thực hiện qui chế cho điểm của giáo viên thực tế có phù hợp với qui chế hay không
và vạch rõ tác động quản lý của tổ trưởng đến giáo viên , vạch rõ những sai lệch đã
phạm phải và quyết định các biện pháp điều chỉnh
4) CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Thực tế có giáo viên không tiến hành kiểm tra ghi điểm cho học sinh trong từng
tiết học , không xem việc tiến hành kiểm tra đánh giá ghi điểm kiến thức , kỹ năng
học sinh là một phương pháp , biện pháp trong quá trình tổ chức lên lớp, mà để cuối
tháng cuối học kỳ mới kiểm tra dồn ép học sinh để có số cột điểm qui định tối thiểu
theo QĐ số 40/2006 của BGD- ĐT và QĐ số 51/2008 BGD-ĐT về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của qui chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT. Những
thông tin này tổ trưởng không nắm bắt được kịp thời, thì không vạch cho giáo viên

thấy đó là một sai lệch nghiêm trọng cần phải điều chỉnh . Vì vậy tổ trưởng phải có
kế hoạch chi tiết , rõ ràng để kiểm tra đánh giá giáo viên cho phù hợp với từng thời
điểm kiểm tra mà giáo viên đã lựa chọn
5) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Việc kiểm tra đánh giá cho điểm học sinh của giáo viên là khâu quan trọng trong
quá trình dạy học, nếu trong quá trình dạy học mà thầy cô chúng ta ít quan tâm việc
kiểm tra thường xuyên đến học sinh thì làm cho học sinh không có sự hứng thú trong
học tập bởi vì điểm số là con số khích lệ tinh thần học tập của học sinh
Việc để cuối tháng , cuối học kỳ mới kiểm tra của đồng loạt các giáo viên trong
tổ theo qui chế đánh giá cho điểm học sinh như vậy là chưa đúng nguyên tắc
Kiểm tra đồng loạt giáo viên là chưa đặt ra tính cấp bách của vấn đề sai phạm qui
chế cho điểm , chưa lựa chọn được người cần kiểm tra trước là giáo viên thực hiện
tốt nhất để làm chuẩn , nêu gương hay giáo viên thực hiện nhiều sai sót để rút kinh
nghiệm bổ sung cho chuẩn
Về mặt thời gian, nếu để cuối tháng, cuối kỳ mới kiểm tra và phát hiện sai lầm
của giáo viên thì độ trễ của thời gian đã khá dài , giáo viên khó có cơ hội điều
chỉnh , đồng thời cũng mất tính kế thừa và tính liên tục .Do đó để vệc thực hiện qui
chế cho điểm của giáo viên chưa chính xác vì vậy tổ trưởng phải có kế hoạch kiểm
tra bằng thông tin từ đầu học kỳ I và đầu học kỳ II để cho giáo viên nắm rõ và thực
hiện dễ dàng và giúp cho quá trình kiểm tra đánh giá học sinh thụân lợi hơn
Để nắm chắc được việc kiểm tra có khoa học đầu tiên tổ trưởng biết được chế
độ điểm tối thiểu các bài kiểm tra thường xuyên , định kỳ của từng bộ môn ,từ đó tổ
trưởng cho giáo viên từng nhóm bộ môn thảo luận qui định, tiết thứ mấy trong phân
phối chương trình ở tuần nào trong từng tháng trong học kỳ và lập biểu mẫu giao lại
cho giáo viên để có tư liệu theo dõi mà thực hiện dúng thời gian theo qui định
Để khắc phục tình trạng đã nêu ở trên tổ trưởng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm
tra đúng qui trình và đảm bảo tính nguyên tắc khi kiểm tra
Trong qui trình kiểm tra phải xây dựng các chuẩn :
1) Khắc phục tình trạng giáo viên kiểm tra dồn ép học sinh vào cuối tháng cuối
học kỳ và cho điểm không cần QĐ 40 của Bộ GD- ĐT và QĐ 51 của Bộ về việc sữa

đổi bổ sung QĐ 40 như sau:
Điểm hệ số 1 : Điểm kiểm tra thường xuyên (Điểm kiểm tra miệng, điểm kiểm
tra 15 phút)
Điểm kiểm tra miệng : Theo qui định mỗi học sinh có từ 1 đến 2 cột kiểm tra
tuỳ theo từng bộ môn, trong quá trinh dạy giáo viên không kiểm tra miệng đủ số cột
điểm, để có đủ cột điểm giáo viên cho kiểm tra 15 phút để bù vào do đó dẫn đến việc
học sinh không thường xuyên học bài, làm bài, tạo cho học sinh thói quen lười học
ở nhà . Giáo viên không thường xuyên kiểm tra việc học ở nhà của học sinh thì làm
ảnh hưởng rất nhiều chất lượng dạy và học lên lớp trên . Để làm tốt điều này tôi qui
định tiêu chuẩn như sau:
Trung bình một lớp có 40 học sinh thì tổng số cột điểm kiểm tra trong học kỳ là
40 hoặc 80 , một học kỳ trừ tuần kiểm tra học kỳ còn 18 tuần, như vậy giáo viên
phải hoàn thành tối thiểu 2 hoặc 4 cột kiểm tra miệng, như vậy trong mỗi tiết học có
ít nhất 1 cột kiểm tra miệng cho 1 học sinh,vì có học sinh có thể chưa đạt yêu cầu
khi kiểm tra miệng lần đầu do đó chưa ghi điểm và cho kiểm tra lần 2 nên tôi qui
định trong 1 tiết dạy giáo viên phải kiểm tra miệng tối thiểu từ 1 đến 2 học sinh.
Để việc thực hiện nêu trên đối với giáo viên thực sự có thường xuyên hay
không và hơn nữa để việc thực hiện đồng đều về con điểm của học sinh, tôi qui định
trong 1 học kỳ thống nhất kiểm tra con diểm ở sổ điểm cá nhân vào thời điểm tuần
thứ mấy trong tháng và thông tin cho toàn thể giáo viên vào đầu học kỳ để thống
nhất và tôi lập mẫu kiểm tra đánh giá theo từng bộ môn
Ví dụ : Để con điểm trong sổ điểm của giáo viên đồng đều trong tháng, tôi qui định
tuần thứ tư trong tháng sẽ kiểm tra
2/ Kiểm tra 15phút: Kiểm tra viết
Để tránh việc kiểm tra dồn ép học sinh, sau khi nghiên ccá mối thời gian kiểm
tra định kỳ, kiểm tra học kỳ theo phân phối chương trình đã qui định của Bộ GD-
ĐT, tôi cho giáo viên từng nhóm bộ môn thảo luận chọn mốc thời gian kiểm tra
15phút để thống nhất trong nhóm và tôi lập biểu mẫu in phô để phát cho giáo viên
thực hiện đúng theo qui định
Khi đã thống nhất định lượng số học sinh cần phải kiểm tra miệng trong 1 tiết

dạy và thời gian kiểm tra 15 phút thì khi dự giờ hay khi kiểm tra định kỳ tổ trưởng
có thể đánh giá được việc thực hiện ghi điểm của giáo viên đến học sinh đủ hay
thiếu
3/ Kiểm tra 1 tiết ( kiểm tra định kỳ): Đây là điểm hệ số 2, mốc thời gian kiểm tra
đã được qui định trong phân phối chương trình, khi kiểm tra tổ trưởng phải nắm kỹ
về mốc thời gian ở trong phân phối chương trình của từng bộ môn trong tổ để từ đó
có được lượng thông tin kiểm tra đánh giá giáo viên chính xác
Cụ thể được minh hoạ ở các biểu mẫu sau:
Mẫu 1: Qui định kiểm tra 15 phút
Mầu 2: Bảng kiểm tra sổ điểm cá nhân về việc kiểm tra miệng
Mẫu 3: Bảng kiểm tra chấm trả bài 15 phút, 1tiết

×