Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Toán 6, Bài 1:Tập hợp, phần tử của tập hợp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.87 KB, 4 trang )

Chương I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 1
Ngày soạn: Bài 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Ngày dạy :
A. Mục tiêu:
- HS làm quen với khái niệm tập hợp thông qua các ví dụ. Biết viết tập hợp bằng hai cách: liệt
kê các phần tử của tập hợp và chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
- HS rèn luyện kỹ năng sử dụng thành thạo các ký hiệu ∈, ∉.
- Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết tập hợp. HS ràn
luyện tình cẩn thận, thẩm mỹ khi làm bài tập.
B. Phương tiện dạy học.
- GV: Giáo án, phấn màu, bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con.
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng
Hoạt động 1: Các ví dụ.
GV: Cầm bút, thước kẻ, phấn
trên tay và hỏi HS: em nào có
thể nêu tên các vật dụng cô đang
cầm trên tay?
GV: Bút, thước kẻ, phấn là tập
hợp những đồ vật trong tay cô.
GV: Cô có một số vì dụ nữa về
tập hợp như: Tập hợp học sinh
lớp 6A, Tập hợp các các số tự
nhiên nhỏ hơn 4, Tập hợp các
chữ cái a, b, c. Từ các ví dụ của
cô, em nào có thể cho cô một vài
ví dụ về tập hợp.
GV: Chúng ta đã biết về tập hợp,
vậy tập hợp được viết như thế


nào, chúng ta cùng tìm hiểu sang
phần 2: Cách viết và các kí hiệu.
HS: Bút, thước kẻ, phấn.
Một vài HS lấy ví dụ về tập
hợp.
1. Các ví dụ.
- Tập hợp các học sinh lớp 6A.
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ
hơn 4.
- Tập hợp các chữ cái a, b, c.
( Ghi các ví dụ mà HS lấy).

Hoạt động 2: Cách viết. Các kí hiệu.
GV: Chúng ta tìm hiểu phần 1.
Cách viết.
GV: Gọi một HS nêu các số tự
nhiên nhỏ hơn 4.
GV: Người ta thường đặt tên tập
hợp bằng các chữ cái in hoa như
A, B, C,……..
2. Cách viết. Các kí hiệu.
Người ta thường đặt tên tập hợp
bằng các chữ cái in hoa như A,
B, C,……..
GV: Cô gọi A là tập hợp các số
tự nhiên nhỏ hơn 4, tập hợp A sẽ
được viết như sau, ( GV vừa nói
vừa thực hiên trên bảng): A =
{ 0; 1; 2; 3} hay A = { 1; 2; 0;
3}….

Các số 0, 1, 2, 3 là các phần tử
của tập hợp A. Ta kí hiệu 1 ∈ A,
đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần
tử của A.
5 ∉ A, đọc 5 không thuộc A
hoặc 5 không là phần tử của A.
GV: Gọi B là tập hợp các chữ
cái a, b, c. Gọi một HS lên bảng
viết tập hợp B.
GV: Em nào còn cách viết khác?
GV: Cô có thể viết là:
B = { a, b, c}
GV: Tương tự như ví dụ 1, a, b,
c được gọi là gì?
GV treo bảng phụ, gọi một HS
lên bảng làm bài tập trong bảng
phụ:
Điền dấu ∈, ∉ vào ô trống:
a  B
d  B
GV: Ta vừa viết một tập hợp
bằng cách liệt kê. Từ hai ví dụ
trên, em nào nêu cho cô cách
viết một tập hợp?
GV: Mỗi phần tử của tập hợp
được liệt kê mấy lần? và thứ tự
liệt kê như thế nào?
GV: Đúng rồi! Và ta có chú ý.
(GV ghi bảng)
GV: Ngoài cách viết liệt kê các

phần tử của tập hợp, ta cũng có
thể viết tập hợp bằng cách chỉ ra
tình chất đặc trưng cho các phần
tử của tập hợp như:
A = { x ∈ N, x < 4}.
GV: Tương tự gọi hai HS lên
HS: Các số tự nhiên nhỏ hơn
4 là 0, 1, 2, 3.
HS: Thực hiện.
HS: Thực hiện.
HS: a, b, c là các phần tử của
tập hợp B
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: Các phần tử của tập hợp
được viết trong dấu ngoặc
nhọn {}, cách nhau bởi dấu
“;” hoặc dấu “,”.
HS: Mỗi phần tử được liệt kê
một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
Ví dụ 1: A là tập hợp các số tự
nhiên nhỏ hơn 4.
A = { 0; 1; 2; 3} hay A = { 1; 2;
0; 3}….
Các số 0, 1, 2, 3 là các phần tử
của tập hợp A.
Kí hiệu:
- 1 ∈ A, đọc là 1 thuộc A hoặc 1
là phần tử của A.
- 5 ∉ A, đọc 5 không thuộc A
hoặc 5 không là phần tử của A.

Ví dụ 2: B là tập hợp các chữ cái
a, b, c.
B = { a; b; c} hay B = { a, b, c}
a, b, c là các phần tử của tập hợp
B
Chú ý:
- Các phần tử của tập hợp được
viết trong dấu ngoặc nhọn {},
cách nhau bởi dấu “;” hoặc dấu
“,”.
- Mỗi phần tử được liệt kê một
lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
bảng viết tập hợp D gồm các số
tự nhiên nhỏ hơn 6 bằng 2 cách.
GV: Gọi HS nhận xét bài làm
của HS trên bảng.
GV: Nhận xét và sửa sai cho HS
nếu có.
GV: Qua các ví dụ trên em nào
cho cô biết để viết một tập hợp
ta có mấy cách? Đó là những
cách nào?
GV: Đúng rồi!
GV treo bảng phụ.
GV: Người ta còn minh họa tập
hợp bằng một vòng kín như ở
hình 2.
Hình 2
Trong đó mỗi phần tử của tập
hợp được biểu diễn bởi một

chấm bên trong vòng tròn kín.
Hai HS lên bảng thực hiện.
D = { 0; 2; 3; 1; 4; 5}
D = { x ∈ N, x < 6}
HS: Nhận xét.
HS: Có 2 cách:
- Liệt kê các phần tử của tập
hợp
- Chỉ ra ra tình chất đặc
trưng cho các phần tử của tập
hợp.
Để viết một tập hợp, thường có 2
cách:
- Liệt kê các phần tử của tập hợp
A = { 0; 1; 2; 3}
- Chỉ ra ra tình chất đặc trưng
cho các phần tử của tập hợp.
A = { x ∈ N, x < 4}.
Hình 2
Hoạt động 3: Củng Cố
Cho HS ca lớp cùng chơi một trò
chơi, trò chơi mang tên : “Nhanh
Mắt”. GV lần lượt đưa ra các
hình vẽ như sau:
HS: Cùng tham gia trò chơi
trên bảng cá nhân.





Ở hình 1 yêu cầu HS tìm tập hợp
các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc
bằng 15. Ở hình 2 yêu cầu HS
tìm tập hợp các đồ dùng học tập.
( Yêu cầu HS viết lên bảng cá
nhân).
GV: Gọi tập hợp các số tự nhiên
nhỏ hơn 15 có trong hình 1 là M,
Tập hợp các đồ dùng học taộ có
trong hình 2 là N.
GV: Điền dấu ∈, ∉ vào chỗ
Trống:
7  M 12  M
Thước kẻ  N bút chì  N
GV: Sửa bài cho HS.

×