Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

ĐẶC điểm DỊCH tễ học BỆNH sởi tại KHU vực MIỀN bắc năm 2018 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

PHẠM VĂN KHANG

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỞI
TẠI KHU VỰC MIỀN BẮC NĂM 2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM VĂN KHANG

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỞI
TẠI KHU VỰC MIỀN BẮC NĂM 2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành : Y học Dự phòng
Mã số
: 8720163


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS. PHẠM QUANG THÁI

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng quản lý đào tạo
Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo - Quản lý khoa học - Hợp tác
quốc tế Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành
khóa học và luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn tới TS. Phạm Quang Thái, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện
luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy/Cô thuộc Viện Đào tạo Y học Dự
phòng và Y tế Công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, lãnh
đạo khoa cùng toàn thể cán bộ khoa Kiểm soát Bệnh Truyền Nhiễm, khoa Vi rút,
Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương là
cơ quan tôi đang công tác, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm
soát Bệnh tật 28 tỉnh/thành phố khu vực miền Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung
cấp số liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự chia sẻ và động viên của những người thân trong

gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Phạm Văn Khang, học viên cao học khóa XXVII, chuyên
ngành Y học Dự Phòng, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Phạm Quang Thái.
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách
quan, do tôi tổng hợp và thực hiện.
3. Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được đăng tải trên bất kỳ
một tạp chí hay một công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Văn Khang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DTH

ELISA

Dịch tễ học
Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay

GPS
HSMD
IgM
MMR
PXN
RT-PCR

(Kỹ thật miễn dịch gắn Enzyme)
Global Positioning System (Hệ thống định vị toàn cầu)
Hệ số mùa dịch
Immunoglobulin M (kháng thể)
Vắc xin sởi-quai bị-rubella
Phòng xét nghiệm
Reverse Transcriptase Polymerase Chain Reaction

SPB
TCMR
TTKSBT
TTYTDP
UNICEF
VSDTTƯ
WHO

(Phản ứng tổng hợp chuỗi phiên mã ngược)
Sốt phát ban

Tiêm chủng mở rộng
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật
Trung tâm y tế dự phòng
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
Vệ sinh dịch tễ trung ương
Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................3
1.1. Tổng quan chung về bệnh sởi ................................................................3
1.2. Tình hình và sự phân bố bệnh sởi trên Thế giới và ở Việt Nam .........14
1.3. Một số nghiên cứu về Dịch tễ học bệnh sởi và một số yếu tố liên quan......20
1.4. Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội, y tế khu vực miền Bắc .......22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................24
2.4. Sai số và biện pháp hạn chế sai số ......................................................30
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................30
2.6. Hạn chế nghiên cứu .............................................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................32
3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi khu vực miền Bắc năm 2018 .............32
3.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc sởi....................................38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...........................................................................47
4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi khu vực miền Bắc, năm 2018 ............47
4.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc sởi ...................................55
4.3. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ...............................................61
KẾT LUẬN....................................................................................................62

KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:

Các biến số và chỉ số nghiên cứu chính.......................................26
Bảng phân loại trường hợp mắc sởi.............................................32
Phân bố trường hợp sởi theo đồng bằng, miền núi......................34
Bảng phân bố số trường hợp mắc theo nơi điều trị .....................37
Mối liên quan giữa khả năng mắc sởi và giới .............................41
Mối liên quan giữa khả năng mắc sởi và nhóm tuổi ...................41
Mối liên quan giữa khả năng mắc sởi và khu vực sống ..............42
Mối liên quan giữa khả năng mắc sởi và tiền sử tiêm chủng.......42
Mối liên quan giữa khả năng mắc sởi và số mũi tiêm................. 43

Mối liên quan giữa khả năng mắc sởi và tiền sử tiếp xúc trong
vòng 21 ngày trước phát ban........................................................43
Mối liên quan giữa khả năng mắc sởi và tiền sử di chuyển.........44
Mối liên quan giữa khả năng mắc sởi với các trường hợp sốt phát
ban quanh nơi cư trú.....................................................................44
Mối liên quan giữa tuổi và biến chứng của bệnh sởi ..................45
Mô hình đa biến mối liên quan giữa các yếu tố tới khả năng mắc
bệnh sởi .......................................................................................46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1:

Phân bố tỷ lệ mắc sởi-rubella/100.000 dân và tỷ lệ tiêm vắc
xin sởi mũi 1, 2 khu vực châu Âu, 1980-2015 .......................16

Biểu đồ 1.2:

Phân bố các trường hợp sởi theo tháng tại các khu vực từ năm
2015-2019 ..............................................................................17

Biểu đồ 1.3:

Phân bố tỷ lệ mắc sởi /100.000 dân và tỷ lệ tiêm vắc xin sởi
mũi 1, 2 tại Việt Nam 1984-2018 ...........................................18

Biểu đồ 3.1:

Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng của khu vực đồng bằng và miền
núi, và hệ số mùa dịch theo tháng...........................................34


Biểu đồ 3.2:

Phân bố số trường hợp mắc sởi theo giới tính........................35

Biểu đồ 3.3:

Phân bố tỷ lệ mắc sởi /100.000 dân theo nhóm tuổi...............35

Biểu đồ 3.4:

Phân bố trường hợp mắc sởi theo nhóm tuổi của các tỉnh......36

Biểu đồ 3.5:

Tỷ lệ (%) mắc sởi theo tình trạng tiêm chủng vắc xin ...........36

Biểu đồ 3.6:

Tiền sử tiêm vắc xin theo tuổi trong nhóm mắc sởi ...............37


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 3.1: Phân bố trường hợp sởi và tỷ lệ mắc sởi/100.000 dân..............33
Bản đồ 3.2: Phân bố số trường hợp mắc sởi của các tỉnh theo các tháng
năm 2018 .................................................................................38

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Kết quả của quá trình nội suy từ dữ liệu điểm thành dữ liệu bề mặt ......29



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh do vi rút sởi
gây ra được lây truyền do tiếp xúc gần với các giọt nước bọt hay chất nhầy
bắn ra từ mũi họng người bệnh. Bệnh có đặc điểm hay gặp ở trẻ nhỏ và dễ
dàng gây thành dịch, đặc biệt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
ra tử vong ở trẻ nhỏ do làm suy giảm miễn dịch [1]. Biểu hiện lâm sàng của
bệnh sởi bao gồm các triệu chứng sốt; phát ban; viêm long đường hô hấp trên,
xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng. Bệnh có thể gây
ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi; viêm tai; rối loạn tiêu hóa...
thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong [2]. Theo số liệu của Tổ chức Y
tế thế giới (WHO), trước khi có vắc xin sởi khoảng 90% trẻ dưới 10 tuổi bị
mắc bệnh sởi, năm 2001 trên toàn thế giới có khoảng 23 triệu người bị hậu
quả do mắc bệnh sởi [3].
Trên thế giới sau khi vắc xin sởi được đưa vào tiêm chủng, từ năm 20002017, vắc xin sởi đã giúp giảm 21,1 triệu trường hợp tử vong do mắc bệnh
sởi. Mặc dù vắc xin sởi an toàn và hiệu quả, trong năm 2017 vẫn còn 110.000
trường hợp mắc sởi tử vong, hầu hết là trẻ dưới 5 tuổi [4].
Với mục tiêu loại trừ bệnh sởi tại 5 khu vực trên thế giới vào năm 2020,
WHO đã đưa ra những chỉ tiêu quan trọng như đạt được độ bao phủ 2 mũi vắc
xin sởi ít nhất là 95%; số trường hợp mắc sởi dưới 1/1.000.000 dân; tỷ lệ
giám sát trường hợp sốt phát ban nghi sởi 2/100.000 dân ở cấp độ huyện và
phải duy trì tỷ lệ đó ít nhất trong 3 năm liền. Đây cũng là mục tiêu của chính
phủ Việt Nam, Chương trình mục tiêu y tế quốc gia của Việt Nam đã đặt ra
mục tiêu loại trừ bệnh sởi vào năm 2012, tuy nhiên do tình hình thực tế nên
mốc thời gian đã được dịch chuyển sang năm 2020 [5].
Theo diễn biến chu kỳ của dịch bệnh sởi theo năm, cứ khoảng 4-5 năm
lại có một vụ dịch: năm 2009-2011 ghi nhận hàng chục nghìn trường hợp sởi



2

[6], tại Việt Nam cũng ghi nhận hơn 3000 trường hợp, đến năm 2013-2014 lại
ghi nhận dịch sởi quay lại tại trên toàn cầu ghi nhận 181.813 trường hợp tại
hầu hết các châu lục, riêng Việt Nam cũng ghi nhận hơn 8.000 trường hợp [7].
Đến năm 2017 theo thông cáo của WHO những trường hợp sởi đang ghi nhận
tăng nhanh, tại 180 quốc gia trên thế giới, riêng tại Việt Nam những trường
hợp cũng tăng vài trăm trường hợp, đến tháng 6 năm 2018 số trường hợp
dương tính với vi rút sởi xuất hiện tại hầu hết các tỉnh khu vực miền Bắc, đặc
biệt một số tỉnh có nhiều trường hợp như Hà Nội, Lào Cai, Sơn La, Điện
Biên, Thanh Hóa. Điều này đặt ra những câu hỏi về đặc điểm của bệnh sởi
trong giai đoạn này, nguyên nhân xảy ra các vụ bùng phát dịch cũng như xu
hướng lan truyền bệnh như thế nào? Từ cơ sở trên, chúng tôi thực hiện đề tài
"Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại khu vực miền Bắc năm 2018 và một sô
yếu tô liên quan", với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại khu vực miền Bắc năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sởi tại khu vực miền Bắc
năm 2018.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan chung về bệnh sởi
1.1.1. Lịch sử bệnh sởi
Từ những năm 1950-1968 trước khi có chương trình tiêm chủng mở
rộng, bệnh sởi có chu kỳ 1-2 năm là có một vụ dịch sởi thường tập trung vào

thời gian lúc trẻ bắt đầu nhập học [8]. Sau khi chương trình tiêm chủng mở
rộng được nghiên cứu và đưa vào tiêm cho trẻ nhỏ, hàng năm số lượng trường
hợp sởi và số vụ dịch sởi đã giảm, số trường hợp tử vong do sởi giảm đi rất
nhiều so với những năm trước đó.
Đến năm 2000 sau bốn mươi năm sau khi vắc xin sởi được sử dụng trên
toàn thế giới, tỷ lệ mắc sởi, biến chứng và tử vong do sởi đã giảm tại nhiều
Quốc gia tuy nhiên vẫn còn cao tại các nước đang phát triển. Những năm sau
đó dịch sởi vẫn diễn ra nhưng chu kỳ theo năm xa hơn từ 4-5 năm một lần.
1.1.2. Đặc điểm bệnh sởi
1.1.2.1. Khái niệm bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Biểu hiện của
bệnh bao gồm: sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt
nhỏ màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng. Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến
chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc
mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm
trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh sởi rất dễ lây lan và thường gây
thành dịch [2].


4

1.1.2.2. Tác nhân gây bệnh
Vi rút sởi thuộc loài Morbillivirus họ Paramyxoviridae có cấu trúc hình
cầu với đường kính 120-250nm, vật liệu di truyền là sợi ARN đơn, nó chỉ có
một type huyết thanh duy nhất và bền vững nhờ vậy hiệu quả của vắc xin
phòng bệnh là cao, miễn dịch quần thể với sởi có thể đạt trên 90% nếu quần
thể được tiêm đủ 2 liều vắc xin [9], [10].
Vi rút sởi có sức chịu đựng kém với môi trường bên ngoài và nhanh
chóng bị bất hoạt bởi nhiệt độ, ánh sáng, PH a xít, ete, tríp xin. Nó có thể tồn
tại một thời gian ngắn (ít hơn 2 giờ) ở không khí, vật thể hoặc các bề mặt [9].

Với đặc tính trên của Vi rút sởi, có thêm một biện pháp phòng bệnh bằng việc
để cửa thông thoáng, sát trùng bề mặt bằng các dung dịch sát khuẩn.
1.1.3. Dịch tễ học bệnh sởi
1.1.3.1. Nguồn lây
Người bệnh là nguồn truyền nhiễm vi rút sởi duy nhất. Không có tình trạng
người lành mang vi rút sởi. Không có ổ chứa ở thú vật, không có trung gian
truyền bệnh. Vi rút có nguồn gốc vắc xin không có khả năng lây nhiễm [9].
1.1.3.2. Đường lây
Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, chủ yếu do hít
phải dịch tiết mũi họng của bệnh nhân (hạt nước bọt lơ lửng) hoặc tiếp xúc
trực tiếp. Vi rút trong hạt nước bọt có thể tồn tại đến 2 giờ trong môi trường
bên ngoài. Thực tế bệnh sởi không lây qua đồ dùng hoặc thực phẩm vì vi rút
sởi rất nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng, PH, acid.. ngoài môi trường [7]. Bệnh
dễ lây và có tốc độ lây rất cao nên dễ gây thành dịch lớn. Thời gian ủ bệnh
trung bình từ 7-18 ngày, người bệnh có khả năng lây truyền bệnh trước hoặc
sau khi phát ban khoảng 5 ngày [2].
1.1.3.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch


5

Miễn dịch tạo ra do vắc xin là dài hạn và có thể kéo dài suốt cuộc đời.
Sự suy giảm khả năng miễn dịch sau tiêm chủng có thể xảy ra nhưng điều này
hiếm khi xảy ra và đóng vai trò rất nhỏ trong việc lây truyền và gây dịch [5].
Tất cả những người chưa có miễn dịch sởi đầy đủ như chưa từng bị mắc
bệnh sởi, chưa tiêm vắc xin sởi hoặc đã tiêm vắc xin sởi nhưng chưa có đáp
ứng miễn dịch đầy đủ đều có nguy cơ mắc bệnh sởi. Miễn dịch sau mắc sởi là
bền vững suốt đời.
Trẻ sinh ra bởi những bà mẹ có miễn dịch sởi sẽ nhận được miễn dịch
bảo vệ truyền từ mẹ trong vòng 6-9 tháng đầu sau sinh hoặc lâu hơn, tùy

thuộc vào lượng kháng thể được truyền qua trong quá trình mang thai và tỷ lệ
suy giảm kháng thể. Nhiều nghiên cứ và lượng tồn dư của kháng thể từ mẹ
truyền cho con đã đưa ra được kết luận về lịch tiêm sởi mũi một cho trẻ. Tiêm
chủng cho trẻ lúc 9 tháng tuổi thường đạt khoảng 95% (94-98%) trẻ có đáp
ứng miễn dịch, có khoảng dưới 5% trẻ không có đáp ứng miễn dịch đối với
mũi vắc xin sởi đầu tiên do nhiều nguyên nhân khác nhau như do còn có
kháng thể thụ động từ mẹ, vắc xin chưa đảm bảo chất lượng hoặc do những
nguyên nhân khác. Tuy nhiên trong thơi gian gần đây, những trẻ mắc sởi
chiếm tỷ lệ cao dưới 9 tháng hoặc dưới 6 tháng tuổi, cần phải có điều chỉnh
thời gian tiêm sởi mũi một cho trẻ trong hoàn cảnh có số lượng trường hợp
sởi nhiều. Việc tiêm mũi hai vắc xin sởi có thể đạt tỷ lệ miễn dịch lên đến
99%, do vậy cần tiêm mũi thứ 2 để tăng cường miễn dịch trong cộng đồng
[7], [9], [11].
Vi rút sởi có khả năng lây truyền mạnh và nhanh nên có thể nhanh chóng
phát hiện ra khối cảm nhiễm mới xuất hiện hoặc nhóm cảm nhiễm còn sót lại
ở bất cứ nơi nào (lỗ hổng miễn dịch). Khi lỗ hổng miễn dịch đủ lớn vi rút sởi
có thể gây dịch. Ngay cả những nơi có tỉ lệ tiêm chủng cao, tỉ lệ cảm nhiễm
thấp nhưng đông dân hoặc tập trung đông người như trường học, doanh trại


6

quân đội…cũng có thể có dịch sởi. Để cắt đứt được sự lây truyền của bệnh, tỉ
lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu sởi tại cộng đồng phải đạt mức ≥ 95% [12].
1.1.3.4. Tính chất chu kỳ của bệnh sởi
Trước khi có vắc xin, sởi cũng là một bệnh lưu hành địa phương trong
cộng đồng dân cư đặc biệt là tại các đô thị lớn dịch có tính chu kỳ khoảng 1-2
năm [8]. Sau khi có chương trình tiêm vắc xin sởi, chu kỳ dịch kéo dài hơn từ
4 - 5 dịch sởi thường quay lại do phần lớn khối cảm nhiễm đã có miễn dịch
với vi rút sởi. Và lỗ hổng miễn dịch cần nhiều thời gian hơn để tích tụ lại

thành ổ dịch sởi.
1.1.3.5. Tính chất mùa của bệnh sởi
Theo Paul E M Fine và Jacqueline A Clarkson đã chỉ ra ở Anh và xứ
Wale giai đoạn 1950-1968, thời điểm trước khi có chương trình tiêm chủng
mở rộng, số lượng trường hợp sởi thấp trùng với thời điểm các trường tiểu
học đóng cửa và tăng lên vào đúng thời điểm đầu năm học [8], dịch sởi có
tính chất chu kỳ mùa nhưng lý do trực tiếp không phải do thay đổi thời tiết mà
liên quan đến thay đổi hành vi theo mùa. Môi trường tập trung đông đúc là cơ
hội cho bệnh sởi lây lan và bùng phát thành dịch.
1.1.4. Một sô yếu tô nguy cơ mắc sởi
Ngày nay, với rất nhiều các biện pháp can thiệp như: tăng cường độ bao
phủ của 2 mũi vắc xin sởi cho trẻ em; rất nhiều chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ
sung cho các lứa tuổi từ 9 tháng đến 20 tuổi tại các khu vực khác nhau trên
thế giới, tăng cường khả năng giám sát phát hiện sớm những trường hợp nghi
sởi; sởi. Tuy số trường hợp sởi đã giảm rất nhiều nhưng vẫn xảy ra những vụ
dịch sởi tại khắc nơi trên thế giới, ngay cả những Quốc gia đã ra thông cáo
loại trừ bệnh sởi vẫn có dịch quay lại. Đặc biệt là dịch sởi xảy ra vào năm
2009-2010, 2013-2014 và gần đây là 2017-2018 tại nhiều Quốc gia. Nhiều


7

nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây nên sự bùng phát của bệnh sởi
như tiền sử tiêm chủng của cộng đồng, tình trạng miễn dịch, lứa tuổi, tiền sử
tiếp xúc, di chuyển, môi trường sống, yếu tố thời tiết khí hậu, …
1.1.4.1. Tiền sử tiêm chủng
Chưa có miễn dịch với vi rút sởi do chưa tiêm hoặc tiêm 1 mũi nhưng
chưa đáp ứng miễn dịch là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bị mắc bệnh
sởi. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Hằng và cộng sự cho thấy những
trường hợp tử vong trong vụ dịch sởi tại Việt Nam năm 2013-2014 có trên

63% chưa được tiêm vắc xin sởi [7]. Cũng theo nghiên cứu của Rong-Qiang
Zhang và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc sởi ở TP Xianyang -Trung Quốc trong
giai đoạn 2000-2014 cao dần ở các nhóm đối tượng: tiêm từ 2 mũi vắc xin trở
lên, tiêm 1 mũi, không rõ tình trạng tiêm chủng, không tiêm chủng. Việc thiếu
vắc xin dẫn tới tiêm chủng muộn hay chưa được tiêm vắc xin cũng là một
trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới mắc bệnh sởi ở trẻ từ 8 tháng tới 14 tuổi ở
Trung Quốc [15].
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Huyền và cộng sự, mặc dù
chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã được triển khai định kỳ và bao
phủ xuống tận tuyến xã phường, tiêm 2 mũi vắc xin sởi cho trẻ 9 và 18 tháng
tuổi đạt tỷ lệ trên 90% tuy nhiên trên thực tế cộng đồng vẫn có dịch sởi xảy ra
[16]. Các bệnh truyền nhiễm nói chung, đặc biệt là bệnh sởi thường xảy ra khi
khối cảm thụ bệnh (những người chưa có miễn dịch) đủ lớn tồn tại trong cộng
đồng tạo thành một lỗ hổng miễn dịch. Khi lỗ hổng miễn dịch tích lũy đủ lớn
sẽ tạo thành dịch. Nguyên nhân dẫn đến sự tích lũy của lỗ hổng miễn dịch có
thể do:
Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin không đạt 100%. Mặc dù các địa phương
thường báo cáo hàng năm tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 90-99% nhưng đây là tỷ lệ
bao phủ ở cấp độ tuyến tỉnh. Trên thực tế khi điều tra tiêm chủng tại các cấp


8

độ tuyến dưới tỉnh thì tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt được như thế (đặc biệt là
thôn-bản, xã). Bên cạnh đó tại những khu vực thành thị nơi có biến động dân
cư lớn, không thể quản lý được hết đối tượng tiêm chủng và có một lượng đối
tượng không được cơ hội nhận vắc xin sởi nhưng không được đưa vào báo
cáo. Như vậy thực tế hàng năm vẫn có một lượng trẻ không được tiêm chủng
và có nguy cơ mắc sởi.
Nếu tiêm đúng lịch mũi 1 cho trẻ lúc 9 tháng tuổi, hiệu lực trung bình

bảo vệ khỏi bệnh khoảng 85%. Sau khi nhắc lại mũi 2 hiệu lực bảo vệ lên
được 95%. Nghĩa là có tiêm được đầy đủ 100% cho cộng đồng thì chỉ có 95%
cộng đồng được bảo vệ [17].
Do cơ địa mà khả năng sinh kháng thể bảo vệ cũng khác nhau giữa các
cá thể. Một số trẻ được tiêm vắc xin sởi nhưng đáp ứng miễn dịch kém, không
có khả năng bảo vệ khỏi mắc sởi [17].
Vắc xin sởi là vắc xin sống giảm độc lực. Việc bảo quản, vận chuyển,
thực hành tiêm chủng vắc xin đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Thực tế triển khai tại
các địa phương, đặc biệt là các điểm tiêm chủng lưu động rất khó đảm bảo
chất lượng của vắc xin và kỹ thuật tiêm chủng. Do vậy có thể một số trẻ được
tiêm chủng nhưng vắc xin đã bị giảm hiệu lực nên đáp ứng miễn dịch thấp
hoặc không có miễn dịch, vẫn trở nên cảm nhiễm với bệnh sởi.
Với sự tích lũy khối cảm nhiễm qua thời gian, khi đủ lượng sẽ tạo thành
dịch, vì thế dịch bệnh sởi thường có chu kỳ theo năm thể hiện các năm từ
2009-2018 tại khu vực miền Bắc Việt Nam.
1.1.4.2. Yếu tố tuổi
Trẻ nhỏ là nhóm thường xuyên mắc bệnh sởi do trẻ chưa có miễn dịch
với vi rút sởi hoặc có miễn dịch nhưng chưa đủ.
Trong giai đoạn chưa có vắc xin phòng, bệnh sởi rất phổ biến ở trẻ em.
Hơn 90% người đều bị mắc sởi trước khi tới 20 tuổi. Tuy nhiên khi vắc xin
sởi được đưa vào tiêm chủng thì mô hình tuổi mắc bệnh sởi đã có sự thay đổi


9

khác nhau ở mỗi Quốc gia trong giai đoạn khác nhau, tùy thuộc chính sách và
kết quả tiêm chủng, sự phát triển kinh tế xã hội và nhiều yếu tố khác [1].
Trong thời gian gần đây tại Việt Nam tỷ lệ mắc sởi ở lứa tuổi dưới 9
tháng tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao trên 40%, đặc biệt nhóm tuổi dưới 6 tháng tuổi
chiếm tỷ lệ tương đối cao [18]. Đây là một thách thức mới trong công cuộc

phòng chống loại trừ bệnh sởi, vì nhóm lứa tuổi dưới 6 tháng còn chưa có chỉ
định tiêm vắc xin sởi.
1.1.4.3. Tiền sử tiêm chủng hoặc mắc bệnh sởi của mẹ
Trẻ em sinh ra được nhận miễn dịch thụ động từ mẹ truyền qua nhau thai
kể từ khi sinh ra đến khi lượng kháng thể này giảm dần, quá trình này phụ
thuộc vào lượng kháng thể được truyền từ mẹ trong quá trình mang thai [1].
Nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Huyền và cộng sự ở nhóm 405 trẻ từ 2-9
tháng tuổi tại tỉnh Hải Dương cho thấy Bà mẹ đã từng mắc sởi truyền kháng
thể cho con cao hơn 2,5 lần các bà mẹ chưa từng mắc sởi và chưa từng tiêm
vắc xin sởi. Tỷ lệ trẻ có kháng thể bảo vệ ở nhóm trẻ 2 tháng tuổi là 35,1%,
nhóm 3-5 tháng tuổi là 21,3% và ở nhóm 6-9 tháng tuổi là 0,5%. Tất cả
(100%) trẻ từ 7-9 tháng tuổi không còn kháng thể bảo vệ [16].
Nghiên cứu của Mark Papania về tăng tính nhạy cảm với bệnh sởi ở trẻ
sơ sinh tại Mỹ cho thấy những trẻ sơ sinh được sinh ra bởi những bà mẹ sinh
từ năm 1963 về sau (là năm vắc xin sởi được đưa vào tiêm chủng) có nguy cơ
dễ bị mắc sởi hơn so với những đứa trẻ có mẹ sinh trước năm 1963 vì chúng
nhận được ít kháng thể từ mẹ hơn. Nguy cơ mắc sởi ở trẻ sơ sinh cũng cao
hơn ở những trẻ có mẹ bị mắc sởi sau khi sinh do những bà mẹ này không có
kháng thể mẹ truyền qua cho con trong thời kỳ mang thai [19].
1.1.4.4. Tình trạng miễn dịch


10

Những người bị suy giảm miễn dịch như: trẻ em suy dinh dưỡng, người
mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) hoặc bẩm sinh...những
đối tượng dễ bị tác động như trẻ em, phụ nữ có thai… dễ có nguy cơ bị mắc
sởi và các biến chứng của sởi hơn [1].
1.1.4.5. Tiền sử tiếp xúc, di chuyển, môi trường sống
Tại những nơi tập chung đông người như: ở các thành phố lớn, doanh

trại quân đội, nhà máy, trường học...tại những nơi này khó khăn trong công
tác quản lý đối tượng tiêm chủng, dẫn đến bỏ sót đối tượng được tiêm, điều
kiện vệ sinh kém là những yếu tố làm cho đối tượng dễ bị mắc sởi và vi rút
sởi dễ lây lan [1], [12].
Đặc điểm của vi rút sởi là tỷ lệ tấn công 100% những trường hợp chưa
có miễn dịch sẽ mắc và biểu hiện lâm sàng và vi rút lây lan do tiếp xúc trực
tiếp giữa người bệnh và người lành vì thế tại những thành phố dân cư đông
đúc việc lây lan và bùng phát dịch sởi nếu có nguồn bệnh là điều khó tránh
khỏi nếu như khối cảm đủ lớn.
1.1.4.6. Yếu tố thời tiết, khí hậu
Yếu tố thời tiết có thể ảnh hưởng đến số lượng trường hợp sởi, số lượng
trường hợp bệnh giảm khi thời tiết nóng hoặc lạnh và tăng lên vào trước thời
gian nóng hoặc lạnh [14], tuy nhiên tác động của thời tiết hoặc khí hậu tới sự
bùng phát của bệnh là chưa đủ. Sự tác động của thời tiết có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự xuất hiện của bệnh, do bệnh sởi lan truyền trực tiếp từ người
sang người, tác nhân gây bệnh ở ngoài vật chủ trong thời gian ngắn do đó tác
động trực tiếp của các yếu tố thời tiết, khí hậu đến bệnh là ít có khả năng.
Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến những hành vi của con người như
mật độ tập trung người tại những vùng khí hậu khác nhau, hạn hán lũ lụt do
khi hậu gây ra tình trạng thiếu nước và điệu kiện vệ sinh kém kết hợp với


11

tình trạng thiếu dinh dưỡng, di dân đến những nơi đông đúc gây ra tỷ lệ mắc
bệnh sởi tăng [13].
1.1.5. Chẩn đoán, điều trị mắc sởi
1.1.5.1. Trường hợp nghi sởi
Là trường hợp có các biểu hiện sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một
trong các triệu chứng: ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc, nổi hạch (cổ, chẩm,

sau tai), sưng đau khớp [3].
1.1.5.2. Chẩn đoán Phòng xét nghiệm
Trường hợp xác định sởi phòng xét nghiệm: Là trường hợp được chẩn
đoán xác định mắc sởi bằng một trong các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm ELISA có kháng thể IgM đặc hiệu kháng vi rút sởi.
- Xét nghiệm RT-PCR xác định được đoạn gen đặc hiệu của vi rút sởi.
- Phân lập được vi rút sởi.
1.1.5.3. Chẩn đoán dịch tễ học
Trường hợp xác định sởi dịch tễ học: trường hợp nghi sởi không được
lấy mẫu nhưng có liên quan dịch tễ với trường hợp sởi được chẩn đoán xác
định phòng xét nghiệm hoặc trường hợp sởi được chẩn đoán xác định bằng
dịch tễ học (có tiếp xúc hoặc có khả năng tiếp xúc tại cùng một không gian và
thời gian, trong đó khoảng cách giữa ngày phát ban của hai trường hợp từ 7 21 ngày) [3].
1.1.5.4. Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có phát ban dạng sởi:
- Rubella: Phát ban không có trình tự, ít khi có viêm long và thường có
hạch cổ.


12

- Enterovirus: phát ban không có trình tự, thường nốt phỏng, hay kèm
rối loạn tiêu hóa.
- Kawasaki: sốt cao khó hạ, môi lưỡi đỏ, hạch cổ, phát ban không theo
thứ tự.
1.1.5.5. Biến chứng
Biến chứng đường hô hấp: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế
quản phổi, viêm phổi tiên phát do virus sởi hoặc bội nhiễm vi khuẩn thứ phát.
Biến chứng thần kinh: viêm não hoặc viêm màng não- não và tủy.
Viêm não gặp ở khoảng 1/1000 trẻ mắc sởi, đây là biến chứng nặng nhất có

thể dẫn tới co giật, điếc và tử vong.
Biến chứng đường tiêu hóa: viêm miệng, viêm dạ dày ruột gây ỉa chảy
kéo dài.
Biên chứng hiếm gặp: viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm
tiểu cầu, lao tiến triền…
1.1.5.6. Nguyên tắc điều trị
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cần
vệ sinh răng, miệng, da, mắt, dinh dưỡng tốt, bổ sung vitamin A, vitamin C và
nước... để tăng cường thể lực, tránh xảy ra các biến chứng
1.1.6. Phòng bệnh chủ động và chông dịch
1.1.6.1. Định nghĩa trường hợp bệnh tản phát, ổ dịch
Trường hợp bệnh tản phát là trường hợp bệnh sởi đơn lẻ, không phát
hiện liên quan về dịch tễ (đường lây, nguồn lây) với các trường hợp khác.
Ổ dịch sởi xuất hiện khi có từ 3 trường hợp sởi chẩn đoán xác định trở lên
tại một huyện trong vòng 1 tháng, các trường hợp này có liên quan dịch tễ hoặc
vi rút học (thời gian giữa ngày phát ban của hai trường hợp từ 7 - 21 ngày), trong
đó ít nhất có 2 trường hợp được chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm.


13

Ổ dịch được gọi là chấm dứt khi không ghi nhận trường hợp mắc mới
trong vòng 21 ngày
Hệ số mùa dịch (HSMD): Là tỷ số giữa chỉ số mắc sởi trung bình các
ngày trong một tháng với chỉ số mắc trung bình của các ngày trong 12 tháng
của năm quan tâm, được tính theo công thức: HSMD (%) = Chỉ số mắc sởi
trung bình ngày trong tháng/Chỉ số mắc sởi trung bình ngày trong năm x 100.
Khi HSMD > 100% chỉ ra bệnh đã gây dịch và tháng có HSMD > 100% là
tháng xảy dịch trong năm quan tâm.
1.1.6.2. Phòng bệnh

Biện pháp dự phòng không đặc hiệu:
Đeo khẩu trang, cách ly tránh lây lan cho người xung quanh, tiến hành
khử trùng, tăng cường thông khí nơi ở, nơi làm việc.
Giáo dục, tuyên truyền cộng đồng về bệnh sởi để người dân biết cách
nhận biết và phòng chống.
Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ
sung hợp lý các vitamin và khoáng chất.
Bổ sung globuline miễn dịch, bằng cách này có thể phòng bệnh hoặc
giảm mức độ nặng của các biến chứng do sởi.
Biện pháp dự phòng đặc hiệu:
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Mỗi trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch
2 mũi vắc xin sởi. Tiêm chủng bổ sung cho các nhóm nguy cơ cao, vùng
nguy cơ cao, những người đi vào vùng dịch. Có thể sử dụng vắc xin dạng đơn
hoặc dạng phối hợp sởi-rubella (MR) hoặc sởi-quai bị-rubella (MMR) [3].


14

1.1.6.3. Biện pháp chống dịch
Đối với bệnh nhân: Cách ly trường hợp nghi mắc bệnh trong vòng 7
ngày kể từ khi phát ban. Trường hợp bệnh nhẹ cho cách ly tại nhà (nghỉ học,
nghỉ làm việc, không tham gia các hoạt động tập thể, tập trung đông người).
Đối với cộng đồng: thực hiện tuyên truyền, yêu cầu tăng cường vệ sinh
cá nhân, hạn chế tiếp xúc với người bệnh (đeo khẩu trang y tế và các trang bị
phòng hộ cá nhân, hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những
phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch). Khử trùng bằng các chất tẩy
rửa thông thường và vệ sinh thông khí. Xử lý ổ dịch, tăng cường công tác
giám sát phát hiện trường hợp mới, triển khai tiêm vắc xin chống dịch, thực
hiện các biện pháp kiểm dịch đối với những người đi ra, đi vào vùng dịch.

Việc quyết định tiêm vắc xin chống dịch cần dựa trên tình hình thực tế ổ
dịch/dịch để xác định phạm vi và đối tượng tiêm vắc xin cho phù hợp [2].
1.2. Tình hình và sự phân bố bệnh sởi trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình và sự phân bô bệnh sởi trên thế giới
1.2.1.1. Trước khi có vắc xin sởi
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm có số trường hợp mắc bệnh
nhiều nhất với khoảng 100 triệu trường hợp mắc và 6 triệu trường hợp tử
vong do sởi [1], khoảng 15.000 – 60.000 trường hợp bị mù do sởi gây ra [4].
Cứ 1-2 năm lại có một vụ dịch và khoảng 2-3 năm lại có một vụ dịch lớn [8],
đặc biệt tại cộng đồng thưa dân hơn như ở vùng Bắc cực và một số hải đảo,
miền núi sởi thường lây truyền nhanh và gây bệnh ở phần lớn dân cư khu vực
đó với khoảng cách chu kỳ dịch dài. Tại những nơi này, khi có dịch hầu hết
mọi người trong cộng đồng đều bị mắc bệnh. Ví dụ như ở đảo Tristan da


15

Cunha năm 1959, khi một ngư dân bị mắc sởi được đưa vào đảo này đã làm
cho gần như toàn bộ dân trên đảo bị mắc bệnh trừ 4 người, trong đó có 2
người được cho là đã từng mắc bệnh và 2 người không có mặt ở đảo vào thời
điểm đó [20].
Tại những nước đang phát triển đặc biệt những nước có điều kiện sống
khó khăn như khu vực châu Phi tỷ lệ mắc sởi và tử vong cao nhất là ở trẻ nhỏ
dưới 5 tuổi [21].
Ghi nhận về tỷ lệ mắc và tử vong ở thời kỳ này khác nhau ở các Quốc
gia. Tại Trung Quốc, có khoảng 3-4 triệu trường hợp sởi mỗi năm, với tỷ lệ
mới mắc khoảng từ 200-1.500/100.000 dân. Tại Canada, tỷ lệ mắc khoảng
300-400/100.000 dân, Cộng hòa dân chủ Đức có tỷ lệ mắc sởi khoảng 300600/100.000 dân. Hàng năm tại Vương quốc Anh có khoảng 160.000-800.000
trường hợp mắc sởi, với khoảng 100 trường hợp tử vong, với chu kỳ dịch 2
năm [25], [26], [27].

1.2.1.2. Sau khi có vắc xin sởi
Những năm đầu thập kỷ 80 của thể kỷ 20, ước tính hàng năm có khoảng
2,5 triệu trẻ tử vong do sởi. Tới năm 1994, số trường hợp tử vong đã giảm
đáng kể xuống còn 750.000 trẻ.
Kể từ khi vắc xin sởi ra đời năm 1963 và được đưa vào sử dụng rộng rãi
ở nhiều nước, mô hình dịch tễ của sởi có sự thay đổi lớn. Tại Mỹ trước khi có
vắc xin sởi có khoảng 10% những trường hợp mắc sởi trên 10 tuổi và phần
lớn là đối trượng dưới 10 tuổi mắc sởi, đến năm 1989 theo thống kê có đến
54% số trường hợp mắc sởi trên 10 tuổi. Những lứa tuổi thấp hơn đã được
bảo về bằng vắc xin nên đã giảm được số trường hợp mắc [21]. Tại Châu Phi
nhờ việc thực hiện các chiến lược kiểm soát, tỷ lệ mắc và tử vong do sởi trong
giai đoạn 2000 - 2008 đã giảm đáng kể. Độ bao phủ vắc xin của khu vực tăng
từ 54% năm 2001 lên 73% năm 2008 [22]. Số trường hợp tử vong do sởi giảm
92% [23]. Năm 2009, nhiều đợt bùng phát sởi xảy ra với tỷ lệ mắc cao ở trẻ


16

lớn và người lớn. Nghiên cứu của Abyot Bekele Woyessa và cộng sự năm
2012 về vụ dịch tại hai huyện thuộc Bale Zone, Ethiopia xảy ra 11/2010 2/2011 cho thấy có 329 trường hợp nghi ngờ sởi và 30 trường hợp tử vong
chiếm tỷ lệ 9,1%, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ mắc cao ở những người độ
tuổi 15. Tỷ lệ tiêm chủng thấp (42.6% trường hợp không được tiêm vắc xin
phòng sởi) và tủ lạnh bảo quản vắc xin không được sử dụng (5/7 chiếc) góp
phần vào sự bùng nổ dịch sởi ở hai huyện này. Thực hiện các hoạt động tiêm
chủng bổ sung, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên, cải thiện hoạt động
và bảo trì dây chuyền lạnh là cần thiết để giảm tỷ lệ mắc sởi [24].
Giai đoạn 2000-2016, ước tính vắc xin sởi đã ngăn ngừa được trên 20
triệu trường hợp tử vong do sởi (giảm 84% từ 550.100 trường hợp xuống còn
89.780). Tương ứng với tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi mũi 1 trong tiêm chủng
thường xuyên tăng từ 72% trong năm 2000 lên 85% trong năm 2016 [4].

Trước những thành tựu đạt được sau khi triển khai tiêm vắc xin sởi, Tổ chức
Y tế thế giới đã đặt mục tiêu loại trừ bệnh sởi tại cả 5 khu vực trên thế giới
vào năm 2020, nhiều Quốc gia trên thế giới đã đạt hoặc đang từng bước thực
hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi đã đề ra, tuy nhiên trên thực tế bệnh sởi đã
tăng trở lại ở nhiều vùng trên thế giới, bao gồm cả châu Âu, châu Phi, Bắc Mỹ
và Nam Á từ năm 2008 tới nay với mức ảnh hưởng rộng khắp [5].


×