Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

TỶ lệ cười hở lợi và các yếu tố LIÊN QUAN ở NGƯỜI VIỆT TRƯỞNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.07 KB, 45 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tạo hóa ban cho con người nụ cười để bộc lộ sự vui mừng, cảm giác
hạnh phúc, viên mãn…Một nụ cười đẹp và duyên dáng luôn là mong muốn
của tất cả mọi người. Trong khi một nụ cười đẹp cần có sự hài hòa giữa ba
yếu tố: môi, răng và lợi. Tuy nhiên chúng ta thường chỉ quan tâm đến thẩm
mỹ răng mà ít khi quan tâm đến thẩm mỹ mô mềm như lợi và môi. Nụ cười
hoàn hảo cần phô ra răng trắng đẹp và một phần lợi vừa phải, săn chắc, màu
lợi hồng hào, khỏe mạnh [1].
Trong những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến nụ cười đẹp và duyên dáng,
thì tình trạng hở lợi khi cười là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều. Bình
thường lợi lộ ít hơn 2mm khi cười, và khi mức độ lộ lợi trên 3mm được xem là
nụ cười kém thẩm mỹ và còn gọi là cười hở lợi [1]. Người có nụ cười hở lợi
thường kém tự tin trong giao tiếp do sự bộc lộ lợi quá mức khi cười.
Theo số liệu nghiên cứu trên nhiều quốc gia, tình trạng cười hở lợi chiếm
tỉ lệ trung bình từ 7 - 16% trong cộng đồng ở độ tuổi thanh thiếu niên. Thống
kê của Anthony H. L. Tjan (1984) và Sheldon Peck (1992) cho thấy tỷ lệ cười
hở lợi chiếm tới 10% ở nhóm dân số độ tuổi từ 20-30 tuổi và tỉ lệ gặp ở nữ
nhiều hơn nam [1], [2]. Tại Việt Nam Nghiên cứu của Võ Trương Như Ngọc
và Nguyễn Việt Anh (2010) trên 89 đối tượng người Việt Nam độ tuổi từ 1825 bằng phương pháp chụp ảnh cho thấy có 49,44% đối tượng có đường
cười cao (lộ toàn bộ thân răng và một phần lợi viền). Nghiên cứu của Lê
Quang Linh và Nguyễn Mạnh Phú (2015) trên 80 đối tượng độ tuổi 20 - 25
cho thấy tỷ lệ cười hở lợi là 36,3% [3].
Một thực tế đang diễn ra là khi không hài lòng với tình trạng cười hở lợi,
người ta thường tìm đến với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và ít biết rằng, đánh


2
giá nguyên nhân tình trạng cười hở lợi để từ đó tìm ra giải pháp tối ưu là công
việc của bác sĩ nha khoa.


Hiện nay đã có một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về cười
hở lợi nhưng chủ yếu tập chung vào các phương pháp điều trị, chúng tôi chưa
thấy nghiên cứu nào về tình trạng cười hở lợi và các yếu tố liên quan đến cười
hở lợi ở người Việt Nam trưởng thành. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Tỷ
lệ cười hở lợi và các yếu tố liên quan ở người Việt trưởng thành” với hai
mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tỷ lệ cười hở lợi ở người Việt Nam trưởng thành.

2.

Nhận xét một số yếu tố lâm sàng liên quan tới cười hở lợi.


3
Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu các thành phần trong nụ cười.
Cười là một biểu cảm phức tạp diễn ra nhờ sự tham gia của các cơ nằm
quanh môi thuộc một phần ba tầng mặt dưới. Duchenne (1990) nhận thấy
cảm xúc vui sướng thực sự được biểu hiện nhờ sự co đồng thời của cơ gò má
lớn và cơ vòng mắt. Cơ gò má lớn có thể được điều khiển một cách chủ động,
trong khi đó cơ vòng mắt chỉ được “kích hoạt” bởi một cảm xúc “thực”: cơ
vòng mắt không co trong các nụ cười hay niềm vui giả tạo.
Ta có thể quan sát được những thành phần sau trong một nụ cười: [4]
- Răng.
- Môi trên.
- Môi dưới.

- Lợi.
- Mép môi trong.
- Mép môi ngoài.
- Hành lang má.
- Chiều cao nhân trung.
- Rãnh mũi môi.

Mép môi
trong
Môi trên

Hành
lang má

Mép môi
ngoài
Môi dưới

Hình 1.1. Một số thành phần tạo nên nụ cười cùng với răng [3]


4

Aboucaya đã mô tả các giai đoạn khác nhau của nụ cười gồm 4 giai đoạn:
- Vị trí nghỉ tự nhiên: là trạng thái trung tính khởi đầu.
- Cười mỉm: khóe môi bắt đầu cách xa nhau nhẹ, khóe miệng mở rộng

nhẹ sang hai bên theo chiều ngang. Cơ mút bắt đầu tạo ra cảm xúc của mặt,
rãnh mũi môi xuất hiện.
- Cười răng môi (cười gắng sức): cơ cười và gò má lớn kéo hai khóe môi


lên trên và ra ngoài, nụ cười được thành lập. Miệng hé mở, răng xuất hiện và
nâng đỡ môi trên. Viền môi căng bị động do hoạt động của cơ. Khóe mắt bắt
đầu hẹp và kéo dài. Rãnh môi má lúc này rất rõ và được chia thành 2 đoạn:
đoạn đứng ngang bắt đầu từ mũi, đoạn thẳng đứng nằm giữa môi trên và má,
viền xung quanh khóe môi.
- Cười to: các cơ bám da tham gia, đặc biệt cơ vòng mắt làm đóng khóe mắt.

Các cơ bám da mặt nói chung và các cơ tạo nên quá trình cười nói riêng
có ba đặc tính chung sau đây [5]:
+ Một đầu bám vào xương, cân cơ hoặc dây chằng, đầu kia bám vào da
nên còn gọi là cơ bám da mặt.
+ Vận động bởi các nhánh của thần kinh mặt (dây VII).
+ Bám quanh các hốc tự nhiên của đầu - mặt.
Bảng 1.1. Các cơ chính tham gia vào nụ cười và các động tác tương ứng
[6]:
Tên cơ
Cơ nâng môi trên

Động tác
Nâng môi trên lên cao

Cơ gò má lớn và cơ nâng góc miệng Kéo cao góc miệng
Cơ hạ góc miệng
Cơ cười

Hạ thấp góc miệng
Kéo góc miệng sang hai bên khi cười

Cơ mút (cơ thổi kèn)


Khi cơ co ép má vào răng

Cơ vòng mắt

Động tác đóng/mở miệng

Cơ cằm

Nâng cằm lên khi cười


5

Cơ hạ môi dưới

Hạ môi dưới

Hình 1.2. Các cơ chính tham gia vào quá trình cười: 1. Cơ nâng môi trên,
2. Cơ gò má lớn, 3. Cơ nâng góc miệng, 4. Cơ cười, 5. Cơ mút, 6. Cơ vòng
miệng, 7. Cơ cằm, 8. Cơ hạ môi dưới, 9. Cơ hạ góc miệng [5].
1.2. Đặc trưng của một nụ cười đẹp.
Biểu cảm khuôn mặt và nụ cười là hai yếu tố đặc biệt quan trọng trong
quá trình giao tiếp không lời, trong đó nụ cười đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo dựng ấn tượng ban đầu [2]. Một nụ cười đẹp, thẩm mỹ cần đạt những
tiêu chuẩn sau [7],[8]:
- Răng: các răng phải có kích thước hợp lý và được sắp xếp một cách đều

đặn. Ngoài ra, màu sắc của răng cũng cần hài hòa với màu da và màu lợi của
mỗi người.

- Lợi: lợi phải săn chắc, khoẻ mạnh, hồng hào, nhú lợi phủ kín các kẽ

răng. Khi cười chỉ bộc lộ lợi tối thiểu.
- Môi: môi dưới song song với rìa cắn của nhóm răng trước hàm trên


6

và một đường thẳng tưởng tượng đi qua điểm tiếp xúc giữa các răng này.

1.3. Khái niệm cười hở lợi.
Cười hở lợi hay bộc lộ lợi quá mức chỉ là một cụm từ có tính chất mô tả
mà không phải là một chẩn đoán hay tên một bệnh do bệnh căn của tình trạng
này có thể là nguyên nhân bệnh lý (phì đại lợi do dùng thuốc, do viêm, …)
hoặc không (sự cường các cơ nâng môi dẫn đến môi trên di động quá mức).
Tuy nhiên, khi tình trạng cười hở lợi gây mất tự tin, ảnh hưởng tới chất
lượng sống của đối tượng mắc phải thì người đó không được coi là một cá thể
hoàn toàn khỏe mạnh theo định nghĩa về sức khỏe của WHO.
Như vậy, mặc dù không phải là một “bệnh” nhưng tình trạng cười hở
lợi vẫn cần có được sự quan tâm đúng mức của các bác sĩ để đạt được mục
tiêu điều trị mong muốn, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
- Cười hở lợi: là sự bộc lộ quá mức của lợi khi cười [9].
Ziv Simon và cộng sự cho rằng chiều cao lợi bộc lộ nhiều hơn 4 mm khi
cười tối đa được coi là quá mức và gây giảm thẩm mỹ nụ cười [10]. Trong khi
đó, bộc lộ từ 3 mm lợi trở lên khi cười kiểu Duchenne được coi là quá mức
theo Saritan và Narayan [11]. Larissa và cộng sự [12] thấy rằng: hở 0 mm lợi
khi cười được đánh giá là thẩm mỹ nhất và 3 mm lợi bộc lộ khi cười là ranh
giới phân chia giữa nụ thẩm mỹ và không thẩm mỹ.
Trong nghiên cứu của mình trên người Bắc Mỹ với độ tuổi trung bình
14,4, Peck S, Peck L và Kataja M [1] nhận xét rằng đối tượng được coi là

có tình trạng cười hở lợi nếu bộc lộ nhiều hơn 2 mm lợi khi cười tối đa.
Akhare PJ và Daga A [13] cũng cho rằng mức độ hở lợi từ 0 tới 2 mm khi
cười là chấp nhận được về mặt thẩm mỹ. Hunt và cộng sự nhận xét rằng nụ
cười không hở lợi là thẩm mỹ nhất và bộc lộ từ 3 mm chiều cao lợi trở lên


7

được coi là kém thẩm mỹ nhất trong một nghiên cứu được thực hiện trên
trên 120 sinh viên người Caucasian [14].
1.4. Tình hình nghiên cứu về cười hở lợi.
Không có nhiều nghiên cứu kết luận về tỷ lệ dân số có tình trạng cười
hở lợi. Theo tôi, nguyên nhân chính là do không có sự thống nhất về tiêu
chuẩn đánh giá nụ cười hở lợi.
Kết quả của hầu hết các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cười hở lợi ở nữ giới
nhiều hơn nam giới [2],[15],[16], [17]. Cụ thể, theo nghiên cứu của Tjan AH
và cộng sự [2], tỉ lệ bộc lộ lợi quá mức khi cười tối đa ở nam giới và nữ giới
độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi lần lượt là 7% và 11%. Nghiên cứu của Hagai
Miron và cộng sự trên các đối tượng từ 20-40 tuổi cho thấy tỉ lệ cười hở lợi
ở nữ giới cao gấp 2,5 lần ở nam giới [15]. Tuy nhiên, theo Ling-Zhi Liang và
cộng sự [18], tỉ lệ nam giới có nụ cười hở lợi cao gấp đôi nữ giới: hai tỉ lệ
lần lượt là 8% và 4% ở nhóm đối tượng người Hán độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi.
Trương lực cơ giảm dần theo tuổi tác, vì vậy mức độ bộc lộ răng cửa
giữa khi môi trên ở tư thế nghỉ giảm dần theo tuổi [19]. Tuy nhiên, mức độ
bộc lộ lợi khi cười có vẻ không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê khi so
sánh giữa các nhóm đối tượng trẻ tuổi và lớn tuổi [20], [21].
Sự khác nhau về tỉ lệ cười hở lợi giữa các chủng tộc là chưa rõ ràng do
chưa có nghiên cứu nào so sánh trực tiếp tỉ lệ cười hở lợi ở các chủng tộc
khác nhau. Tuy nhiên ta cũng có một vài con số tuyệt đối:
Tỉ lệ cười hở lợi theo nghiên cứu của Tjan AH và cộng sự [2] ở nam giới

và nữ giới người Caucasian tuổi từ 20-30 lần lượt là 7% và 11%.
Theo Ling-Zhi Liang và cộng sự, tỉ lệ cười hở lợi ở nhóm đối tượng
người Hán độ tuổi từ 20-35 là 5,9% [18].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Võ Trương Như Ngọc và Nguyễn Việt


8

Anh năm 2010 trên 89 đối tượng người Việt Nam độ tuổi từ 18-25 bằng
phương pháp chụp ảnh cho thấy có 49,44% đối tượng có đường cười cao (lộ
toàn bộ thân răng và một phần lợi viền) [22].
1.5. Nguyên nhân và điều trị cười hở lợi.
1.5.1. Răng và xương ổ răng vùng răng trước hàm trên mọc xuống dưới
quá mức
*Triệu chứng lâm sàng
Thường thấy sự bất cân xứng của mặt phẳng cắn giữa vùng răng trước
và sau ở bệnh nhân có tình trạng cắn sâu phía trước (Hình 1.3 [23]).
*Nguyên nhân
Nhóm răng trước hàm trên mọc quá mức sẽ kéo theo sự di chuyển
xuống dưới của phức hợp xương ổ răng – lợi gây ra tình trạng bộc lộ lợi quá
mức khi cười. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do nhóm răng trước bị
mòn quá mức dẫn đến sự mọc bù trừ hoặc tình trạng cắn sâu phía trước.

Hình 1.3. Cười hở lợi do sự mọc trồi quá

Hình 1.4. Viêm lợi do mảng

mức của nhóm răng cửa hàm trên [23]

bám ở phụ nữ mang thai [23]


*Điều trị
- Đánh lún răng bằng chỉnh nha.
- Phẫu thuật nha chu.
- Các phương pháp điều trị phối hợp toàn diện: chỉnh nha - phục hình,


9

chỉnh nha - phẫu thuật nha nhu - phục hình, …[25],[26].

1.5.2. Viêm lợi mạn tính do mảng bám
•Triệu chứng lâm sàng
Phì đại lợi: là một trong những triệu chứng lâm sàng chính của viêm lợi
mạn tính do mảng bám. Lợi tự do sưng nề nhiều cả mặt ngoài và trong, dẫn
đến tăng kích thước lợi bao phủ một phần thân răng lâm sàng gây bộc lộ lợi
quá mức khi cười làm giảm thẩm mỹ.
•Nguyên nhân
Do mảng bám đơn thuần hoặc có các yếu tố phối hợp khác như:
- Viêm lợi mảng bám liên quan nội tiết: gồm có viêm lợi liên quan thai

nghén (Hình 1.4), viêm lợi liên quan dậy thì, viêm lợi liên quan chu kì kinh
nguyệt.
- Viêm lợi mảng bám liên quan thiếu dinh dưỡng: bệnh thiếu vitamin C

gọi là bệnh Scurvy. Lợi đỏ, sưng, không săn chắc, dễ chảy máu. Mức độ
viêm không tương quan với mảng bám răng, khi mảng bám răng rất ít thì lợi
vẫn viêm.
- Viêm lợi mảng bám liên quan bệnh toàn thân: bệnh đái tháo đường, ung


thư bạch cầu và các bệnh ung thư máu khác.
- Viêm lợi mảng bám liên quan với thuốc:
 Có 3 loại thuốc liên quan với sự quá phát của lợi: thuốc chống động

kinh phenytoin natri hoặc phenytoin epinutin, thuốc chống thải ghép
cyclosporin A, thuốc chẹn kênh Calci như Nifedipin.
 Phì đại lợi do liên quan với thuốc gặp ở các răng phía trước nhiều hơn

răng phía sau, người trẻ bị phì đại lợi nhiều hơn người già. Các triệu chứng


10

ban đầu là thay đổi hình dạng và kích thước nhú lợi, sau đó phì đại lan sang
bờ lợi và lợi dính, đặc điểm hình thái mô học của vùng lợi phì đại giống như
lợi bình thường.
•Điều trị
- Điều trị cơ bản là loại bỏ mảng bám răng và lấy cao răng định kỳ.

Hướng dẫn chải răng đúng cách để loại bỏ mảng bám răng.
- Loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây bệnh.

Điều trị hỗ trợ: sử dụng các dung dịch sát khuẩn. Thuốc chống viêm bôi
hoặc súc miệng. Kháng sinh tại chỗ.
- Ở một số trường hợp cần phẫu thuật nha chu để loại bỏ mô lợi [27].

1.5.3. U xơ lợi di truyền
•Triệu chứng
U xơ lợi di truyền là tình trạng lành tính hiếm gặp, đặc trưng bởi sự
phát triển chậm và tăng dần về kích thước của cả lợi vùng hàm trên và hàm

dưới (Hình 1.5). Nó có thể là một bệnh độc lập hoặc là một phần của các hội
chứng di truyền khác [26].
•Nguyên nhân
Do sự đột biến của gen SOS1 trên nhiễm sắc thể 2p21-p22 hoặc 5q13q22 [32].
•Điều trị
Khi u xơ lợi được chẩn đoán là một bệnh độc lập và không nằm trong
một hội chứng di truyền nào, ta sẽ cắt bỏ phần lợi thừa bằng phẫu thuật nha
chu, gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng [27] (Hình 1.6).


11

Hình 1.5. U xơ lợi di truyền

Hình 1.6. U xơ lợi di truyền

trước phẫu thuật nha chu [27]
sau phẫu thuật nha chu 6 tuần [27]
1.5.4. Quá phát xương hàm trên theo chiều dọc
•Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh nhân thường có khuôn mặt dài [25],[28], sự tăng kích thước

thường thấy ở nửa dưới khuôn mặt. Các đặc điểm thường gặp bao gồm: rãnh
nhân trung hẹp, góc mũi môi tăng, kiểu mặt lồi, rãnh cằm phẳng, cằm thường
lùi sau. Mặt phẳng cắn ở nhóm răng phía trước và nhóm răng phía sau hài
hòa, trái ngược với trường hợp bệnh nhân có xương ổ răng vùng răng trước
hàm trên mọc xuống dưới quá mức.
- Môi dưới thường che phủ một phần rìa cắn của răng nanh và răng cối
nhỏ hàm trên (Hình 1.7). Chẩn đoán xác định dựa vào các phân tích trên
phim cephalometric nghiêng. Người ta thấy rằng chiều cao phía trước của

xương hàm trên (được tính bằng khoảng cách giữa mặt phẳng khẩu cái và rìa
cắn răng cửa giữa hàm trên) ở các bệnh nhân cười hở lợi lớn hơn khoảng 2
mm so với các đối tượng không có nụ cười hở lợi [1] (Hình 1.8).
- Chiều cao môi trên thường nằm trong giới hạn bình thường, dù trên

lâm sàng môi trên ở các bệnh nhân này có vẻ ngắn.


12

Hình 1.7. Một trường hợp quá
phát xương hàm trên theo chiều
dọc điển hình, chú ý: môi dưới che
phủ một phần rìa cắn của răng
nanh và răng cối nhỏ hàm trên
[23]
•Nguyên nhân

Hình 1.8. Phân tích phim
cephalometric mặt nghiêng. Chiều
cao phía trước của xương hàm trên
(3) được tính bằng khoảng cách từ
rìa căn răng cửa (2) tới mặt phẳng
khẩu cái (1) [23]

Do sự phát triển quá mức của xương hàm trên theo chiều dọc.
•Điều trị
Garber và Salama (1996) [24] đã đưa ra bảng phân loại ba mức độ quá
phát xương hàm trên theo chiều dọc và cách điều trị tương ứng.
Bảng 1.2. Phân loại quá phát xương hàm trên theo chiều dọc Nguồn:

Garber và Salama (1996).
Mức
độ

Kích thước lợi
và niêm mạc bộc

Điều trị

lộ khi cười (mm)
Chỉnh nha đánh lún răng.

I

2-4

II

4-8

III

≥8

Chỉnh nha và điều trị nha chu phối hợp. Điều trị
nha chu và phục hình phối hợp.
Điều trị nha chu và phục hình phối hợp. Phẫu thuật
chỉnh hình (cắt xương Le Fort I).
Phẫu thuật chỉnh hình kết hợp hoặc không không



13

kết hợp với điều trị nha chu và phục hình.
1.5.5. Môi trên ngắn
• Triệu chứng lâm sàng:
- Chiều cao môi trên ở tư thế nghỉ được tính từ điểm Sn tới Sto.
- Chiều cao môi trên được coi là ngắn khi nhỏ hơn 18 mm ở nữ và 20

mm ở nam khi môi trên ở tư thế nghỉ [29].
• Điều trị
Các phương pháp điều trị cười hở lợi ở bệnh nhân có môi trên ngắn sẽ
được nói tới ở phần môi trên di động quá mức.
1.5.6. Môi trên di động quá mức
• Triệu chứng lâm sang
- Mức độ di động của môi trên được tính bằng cách lấy độ dài khoảng

phức hợp răng - lợi bộc lộ khi đối tượng cười tối đa trừ đi khoảng bộc lộ của
răng cửa giữa khi môi trên ở tư thế nghỉ.
- Chẩn đoán môi trên di động quá mức khi khoảng cách này lớn hơn 10 mm.

• Nguyên nhân
Cường các cơ nâng môi trên.
•Điều trị
- Phương pháp điều trị cho môi trên ngắn và môi trên di động quá mức

là giống nhau.
- Phẫu thuật thẩm mỹ: kỹ thuật đầu tiên được giới thiệu bởi Rubinstein

và Kostianovsky [30]. Ở kĩ thuật này người ta cắt một phần niêm mạc miệng

và khâu tạo một kết nối mới giữa môi trên và mô lợi cách bờ viền lợi tự do
khoảng 4 mm làm hạn chế vận động di chuyển lên trên của môi trên, giảm
kích thước lợi bộc lộ khi cười. Litton và Fournier (1979) ủng hộ cách điều trị


14

này và bổ sung thêm thủ thuật cắt một phần các cơ nâng môi trên để tăng
chiều dài môi trên trong trường hợp ngắn môi trên.
- Sử dụng Botox phối hợp hoặc độc lập với phương pháp trên.

1.5.7. Chậm mọc răng thụ động
Mọc răng thụ động là một tiến trình sinh lý diễn ra sau khi răng đã
mọc hoàn toàn, trong đó lợi di chuyển về phía chóp răng đến khi bờ viền lợi
ngang bằng với ranh giới men - cement. Khi quá trình này thất bại, ta gọi đó
là tình trạng “chậm mọc răng thụ động”. Chậm mọc răng thụ động có thể gặp
ở một hay nhiều răng. Tỷ lệ mắc phải trong dân số khoảng 12%. Mặc dù
Volchansky và Cleaton Jones thấy rằng chiều cao thân răng lâm sàng ổn
định ở tuổi 12 [31], bác sĩ nên cân nhắc kỹ và chỉ chẩn đoán chậm mọc răng
thụ động sau khi sự phát triển hoàn tất.
*Triệu chứng lâm sàng
- Thân răng lâm sàng ngắn (nhỏ hơn 9 mm ở răng cửa giữa hàm trên).
- Không chạm được tới ranh giới men – cement khi thăm khám bằng
sonde nha chu.
- Phân loại theo Coslet và cộng sự:
- Type 1A: kích thước lợi sừng hóa lớn hơn bình thường, mào xương ổ
răng ở vị trí bình thường so với ranh giới men – cement (nằm dưới ranh giới
men – cement khoảng 1-2 mm).
-Type 1B: kích thước lợi sừng hóa lớn hơn bình thường, mào xương ổ
răng trùng với ranh giới men – cement.

-Type 2A: kích thước lợi sừng hóa bình thường, mào xương ổ răng ở vị
trí bình thường so với ranh giới men – cement (nằm dưới ranh giới men –
cement khoảng 1-2 mm).
-Type 2B: kích thước lợi sừng hóa bình thường, mào xương ổ răng trùng


15

với ranh giới men – cement.
* Điều trị:
- Type 1A: phẫu thuật nha chu cắt lợi.
- Type 1B: phẫu thuật nha chu cắt lợi và mài tạo hình xương ổ răng.
- Type 2A: phẫu thuật trượt vạt về phía chóp răng.
- Type 2B: phẫu thuật trượt vạt về phía chóp răng và mài tạo hình xương
ổ răng.
1.5.8. Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là tình trạng khớp cắn xuôi, hàm trên ở ngoài hàm dưới
nhưng hàm trên hạ thấp quá mức khiến cho phần răng trên che phủ phần
nhiều răng hàm dưới. Khi nhìn trực quan bạn có thể nhận thấy hàm dưới bị
che đi phần nhiều, tương quan 3 phần trán, mũi, cằm giống người bị vẩu khi
nhìn nghiêng, nhìn thẳng bình thường.

Hình 1.9. Hình ảnh khớp cắn sâu [10].
- Biểu hiện nào giúp nhận diện khớp cắn sâu

+ Răng cửa hàm trên che phủ gần hết răng cửa hàm dưới, nặng hơn rìa
răng cửa hàm trên hạ xuống thấp tới nướu ngoài của răng cửa hàm dưới.
+ Răng cửa hàm dưới bị khuất hoàn toàn và rìa răng, mặt nhai gần hoặc
chạm sâu tới nướu mặt trong của răng cửa hàm trên.



16

Khớp cắn sâu không chỉ khiến cho tính thẩm mỹ bị giảm sứt, nụ cười
kém thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến hô nhẹ, hô nướu, cười hở lợi..
Lâu ngày bệnh nhân có thể có cảm giác đau nhức do rìa răng hàm
của hàm dưới va chạm lâu ngày với nước mặt trong của răng hàm trên.
Ngoài ra mặt răng cửa hàm trên cũng có nguy cơ bị mòn vẹt do dẫn đến
tình trạng lộ ngà, gây ê buốt trong ăn nhai.
- Điều trị khớp cắn sâu như thế nào

Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm chữa khớp cắn sâu và tùy thuộc
vào tình trạng răng miệng thực tế của bạn mà có thể lựa chọn phương pháp
điều trị tốt nhất. Niềng răng khớp cắn sâu chính là giải pháp được các bác sỹ
nha khoa áp dụng nhiều nhất để cải thiện tình trạng răng miệng này.
1. Sử dụng hàm nắn chỉnh niềng răng tháo lắp để đẩy khum răng cửa lên cao
2. Dùng khí cụ tháo lắp để đẩy vòm răng cửa hàm trên lên cao. Phương
pháp này khá đơn giản và có thể sử dụng khí cụ được chế tạo riêng di chuyển
từ từ vị trí của hàm trên. Thời gian dịch chuyển hoàn toàn của răng cũng có
thể dao động trong khoảng từ 1-2 năm.
3. Mắc cài kết hợp với mini vít. Mini vít được cố định vào mặt ngoài của
xương hàm trên ở phía răng cửa. Sau đó thun liên hàm sẽ bắt nối giữa mắc cài
gắn trên răng với mini vít để kéo răng cửa hàm trên lên cao.
4. Mắc cài và bẻ cung Intursion arch để tạo lực niềng đồng thời đẩy cao
răng cửa hàm trên lên cao trong trường hợp khớp cắn quá sâu không thể sử
dụng hàm niềng răng tháo lắp.
1.5.9. Do răng mọc không hoàn toàn
Răng mọc không hoàn toàn (chậm mọc răng thụ động) dẫn đến một phần
răng bị nằm sâu vào trong lợi khi đó hình thể giải phẫu của răng không tương
xứng giữa chiều cao và chiều rộng của thân răng, răng rất ngắn khiến cho



17

vùng lợi hở khi cười có cảm giác dài không bình thường.

Hình 1.10. Hở lợi do nguyên nhân răng mọc không hoàn toàn [24]

1.5.10. Do một nhóm cơ vòng môi phát triển quá mạnh (cường cơ nâng
môi trên) làm cho môi trên bị kéo lên quá mức khi cười hở lợi.
1.5.11. Chiều dài thân răng.
Thân răng ngắn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cười hở
lợi. Việc điều trị làm dài thân răng có hai cách là truyền thống và phẫu thuật
với Peizo.
- Kỹ thuật truyền thống
Kỹ thuật này dùng mũi khoan để khoan xương và tạo hình xoang trám.
Để phòng ngừa mũi khoan chạm bề mặt chân răng, người ta sẽ khoan hạn chế,
do đó sẽ còn sót lại những gai xương trên bề mặt chân răng và những gai
xương này sẽ được lấy đi với những dụng cụ cầm tay đơn thuần.
- Phương pháp phẫu thuật với Piezo
Phương pháp hiện đại này cực kì an toàn. Với những đầu tác dụng được
thiết kế tinh tế, việc gây tổn hại đến bề mặt chân răng được giảm thiểu ở mức
tối đa.


18

Việc lành vết thương xương sau phẫu thuật làm dài thân răng bằng Piezo
đạt được nhiều hiệu quả hơn cả trên phương diện lâm sàng lẫn mô học.


Hình 1.11. Hở lợi do nguyên nhân chiều dài thân răng ngắn [25]

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm n đối tượng dân tộc Kinh có độ tuổi từ 18 đến 25.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Là người Việt Nam dân tộc kinh.
- Độ tuổi: Từ 18-25 tuổi.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Nhóm răng trước hàm trên đủ.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Thiếu hoặc mất răng ở vùng răng trước hàm trên.
- Có phục hình ở vùng răng trước hàm trên.
- Đã hoặc đang điều trị chỉnh nha.
- Có tiền sử phẫu thuật thẩm mỹ ở tầng mặt dưới.


19

- Đã hoặc đang điều trị cười hở lợi.
- Không ghi hình được nụ cười tối đa của.

2.1.3. Tiêu chuẩn phân chia nhóm
Chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn phân loại chiều cao môi trên của Fonseca
RJ [29]:
- Nhóm FS: đối tượng nữ có chiều cao môi trên ngắn (nhỏ hơn 18 mm).
- Nhóm MS: đối tượng nam có chiều cao môi trên ngắn (nhỏ hơn 20 mm).
- Nhóm FN: đối tượng nữ có chiều cao môi trên bình thường (18-22 mm).

- Nhóm MN: đối tượng nam có chiều cao môi trên bình thường (20-24 mm).
- Nhóm FL: đối tượng nữ có chiều cao môi trên dài (lớn hơn 22 mm).
- Nhóm ML: đối tượng nam có chiều cao môi trên dài (lớn hơn 24mm).

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
- Viện Đào tạo răng hàm mặt - Đại học Y Hà Nội.
- Tại 5 tỉnh thành (Hà Nội, Bình Dương, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình)

2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2017.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: được tính theo công thức

n = Z12-α/2

p(1 − p)
d2

Trong đó:
n: cỡ mẫu cần nghiên cứu.
Z1-α/2: độ tin cậy khi α= 0,05 thì Z1-α/2 = 1,96


20

p= 0,36 tỷ lệ cười hở lợi theo nghiên cứu của Lê Quang Linh và Nguyễn

Mạnh Phú [3].
1-p = 0,64
d: độ chính xác mong muốn, chọn d= 0,1
Ta có n = 88 và lấy tròn 90 đối tượng cho một cụm, một tỉnh tiến hành
nghiên cứu 1 cụm, mỗi tỉnh sẽ có 90 đối tượng. Như vậy 5 tỉnh, cỡ mẫu
nghiên cứu là 450 đối tượng.
- Cách chọn mẫu:
+ Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
+ Lập danh sách tất cả những người dân tộc Kinh trong độ tuổi 18-25
đang sinh sống tại các cụm nghiên cứu.
+ Chọn ngẫu nhiên theo danh sách cho đủ cỡ mẫu nghiên cứu là 450.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Lập mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu được chụp ảnh chuẩn hóa thẳng ở tư
thế đầu tự nhiên.
- Khám tất cả các đối tượng theo một quy trình thống nhất.
- Đo đạc các số đo còn lại trên ảnh chuẩn hóa bằng phần mềm ImageJ.
Phương pháp ghi lại nụ cười tối đa
Kể chuyện cười, sử dụng các clip, đoạn phim hài ngắn gây cười cho đối
tượng và ghi lại bằng máy quay. Sau đó đưa các đoạn video vào máy tính,
lựa chọn các khung hình thích hợp và tiến hành đo đạc bằng phần mềm
ImageJ.
- Tư thế đầu tự nhiên: là vị trí đầu ở tư thế tự nhiên. Tư thế này được sử

dụng trong chụp ảnh chuẩn hóa do tính có thể lặp lại với độ chuẩn xác cao,
dễ thực hiện và dễ ghi lại của mình. Chỉ số Dahlberg được ghi sau 5 và 15
năm lần lượt là 1,9o và 2,23o [32],[33].
Cách thực hiện: các đối tượng được hướng dẫn nhìn thẳng tới một



21

điểm nằm ngang tầm mắt bản thân ở trên tường có thể dán một chữ cái lên
tường hoặc treo con thú bông vào điểm đó để đạt được tư thế đầu tự nhiên [9].
Tư thế nghỉ của môi trên. Để đặt môi về vị trí nghỉ bình thường, ta
hướng dẫn đối tượng phát âm từ “Việt Nam” rồi thả lỏng ngay lập tức [34].
- Các loại đường cười. Chúng tôi sử dụng phân loại của Tjan [2].

+ Đường cười cao: bộc lộ toàn bộ thân răng và một phần lợi viền khi
cười tối đa.
+ Đường cười trung bình: bộc lộ từ 75%-100% kích thước thân răng và
nhú lợi khi cười tối đa.
+ Đường cười thấp: bộc lộ ít hơn 75% thân răng khi cười tối đa.
- Chiều cao môi trên: chiều cao môi trên được tính từ điểm Sn

(Subnasale) cho tới điểm Sto (Stominon).
+ Điểm Sn: điểm dưới mũi, điểm chân vách ngăn dưới mũi và môi trên
+ Điểm Sto: điểm nối liền môi trên và môi dưới trên mặt phẳng dọc giữa
khi hai môi khép nhẹ và răng ở tư thế cắn tự nhiên.
- Mức độ bộc lộ răng cửa giữa hàm trên khi môi trên ở tư thế nghỉ:

là khoảng cách được tính từ viền dưới của môi trên tới rìa cắn của răng cửa
giữa hàm trên khi môi trên ở tư thế nghỉ.
- Mức độ bộc lộ phức hợp răng-lợi của răng cửa giữa hàm trên khi

đối tượng cười tối đa: là khoảng cách được tính từ cạnh dưới của môi trên
tới rìa cắn của răng cửa giữa hàm trên khi đối tượng cười tối đa.
- Mức độ bộc lộ lợi khi cười tối đa: Được xác định bằng khoảng cách

từ bờ viền dưới môi trên tới điểm gần nhất về phía chóp răng của lợi tự do

tương ứng tại răng cửa giữa hàm trên (điểm Zenith).
- Độ di động môi trên: là tổng khoảng cách mà môi trên di chuyển khi

cười. Được tính bằng cách lấy kích thước khoảng phức hợp răng-lợi bộc lộ
khi đối tượng cười tối đa trừ đi khoảng bộc lộ của răng cửa giữa khi môi trên
ở tư thế nghỉ.


22

Mức độ giảm chiều cao môi trên (từ tư thế nghỉ cho tới khi cười tối
đa) là chỉ số được tính theo công thức
x

=

độ di động môi trên
x 100
chiều cao môi trên ở tư thế nghỉ

2.5. Quy trình khám
Khám ở nơi đủ sáng và có ánh sáng tự nhiên, kết hợp đèn chiếu sáng,
khám đúng phương pháp đã thống nhất từ trước.
Bước 1: Yêu cầu đối tượng điền thông tin vào trong phiếu khám.
Bước 2: Chụp ảnh đối tượng ở tư thế đầu tự nhiên theo phương pháp
chụp ảnh chuẩn hóa bằng máy ảnh Canon G16 ở tiêu cự tương đương 100
mm khoảng cách tiêu chuẩn 1,5 m có sử dụng chân máy [4].
Bước 3: Ghi lại nụ cười tối đa của đối tượng bằng cách quay video
trong khi cho đối tượng xem một đoạn video clip hài.
Bước 4: Đo tỉ lệ dài/rộng của hai răng cửa giữa hàm trên bằng thước

thẩm mỹ của Chu.
2.6. Dụng cụ khám
- Dụng cụ khám: găng tay, bông, cồn, kính gắn thước đo chia mm, đèn
chiếu sáng, phiếu thu thập thông tin, máy ảnh, chân máy.
- Thước thẩm mỹ của Chu: thước được sử dụng để xác định tỉ lệ
chiều rộng/chiều dài ở nhóm răng trước hàm trên (từ răng cửa giữa tới răng
nanh). Tỷ lệ này được xác định sẵn đánh dấu nhờ các vạch màu trên hai đầu
của thước.
2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Giới tính: Nam/nữ.
- Chiều cao môi trên khi môi trên ở tư thế nghỉ.
- Chiều cao môi trên khi đối tượng cười tối đa.


23

- Khoảng cách môi trên di chuyển từ tư thế nghỉ cho tới khi đối tượng
cười tối đa.
- Mức độ bộc lộ của hai răng cửa giữa hàm trên khi môi trên ở tư thế nghỉ.
- Chiều cao lợi bộc lộ khi đối tượng cười tối đa.
- Tỉ lệ chiều dài/ chiều rộng lâm sàng của răng cửa giữa hàm trên.
2.8. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và phân tích số liệu bằng EpiData và SPSS 22.0.
Đánh giá liên quan sử dụng các phép toán: χ2, Student’s t-test, ANOVA,
Mann-Whitney U, Kruskal-Wallis.
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục.
•Sai số có thể xẩy ra:
- Sai số ngẫu nhiên: do chọn mẫu.
- Sai số hệ thống: do kỹ thuật khám, dụng cụ khám, người khám.
- Sai số do xác định điểm mốc trên mặt.

- Sai số do độ biến dạng ảnh.

•Cách khắc phục và hạn chế sai số:
- Thống nhất cách khám và ghi số liệu.
- Tiến hành điều tra thử để chỉnh sửa quy trình khám và ghi số liệu cho

thích hợp.
- Tăng cỡ mẫu để dự phòng cho các lần khám thất bại.
- Đánh dấu điểm mốc rõ ràng trước khi chụp ảnh.
- Tuân thủ các yêu cầu cần đạt của chụp ảnh chuẩn hóa.

2.10. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành đúng theo đề cương đã được Hội đồng

chấm đề cương của Viện đào tạo RHM-Trường Đại học Y Hà Nội thông qua.


24

- Tất cả các đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu được tiến hành với sự tự nguyện hoàn toàn của các đối tượng.
- Đối tượng nghiên cứu không muốn tham gia có thể từ chối.
- Nghiên cứu không ảnh hưởng đến sức khoẻ, kinh tế, uy tín của đối

tượng tham gia nghiên cứu.
- Thông tin thu được đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục

đích nghiên cứu. Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép
tiếp cận.


2.11. Kế hoạch thực hiện và thời gian thực hiện
Các nội dung, công việc
TT

chủ yếu cần được thực hiện

1

(các mốc đánh giá chủ yếu)
2

1

2
3

Thu thập tài liệu

Viết đề cương nghiên cứu

Kết quả
phải đạt
3
Kiến thức liên
quan đến vấn
đề nghiên cứu
Đề cương chi
tiết

Thông qua đề cương nghiên


Được

cứu

qua
Đủ

4

Tiến hành nghiên cứu

5

Tổng hợp số liệu

6

Xử lý số liệu

Thời gian

Người,

(bắt đầu,

cơ quan

kết thúc)
4


thực hiện
5

20/6/2016
20/7/2016
21/7/2016
10/8/2016

thông
số

20/9/2016

mẫu 20/10/2016

nghiên cứu
Đủ phiếu NC

20/3/2017
21/3/2017

Bảng số liệu

15/4/2017
16/4/2017

chuẩn

15/5/2017


NCV

NCV
Hội đồng
KH
NCV
NCV
NCV


25

7

Viết luận văn

8

Báo cáo luận văn

Đề

tài

hoàn

chỉnh

16/5/2017


NCV

15/7/2017

Kết quả tốt

Hội đồng

15/8/2017

và HV

2.12. Dự kiến kinh phí thực hiện (ĐV: triệu đồng)
STT
Mục chi
Đơn giá Số lượng Thành tiền
1 Thu thập tài liệu và viết đề cương
5,0
01
5,0
In đề cương
0,004
01
0,004
photo đề cương

0,002

8


0,016

In đề tài

0,006

01

0,006

3

Photo đề tài
Thông qua đề cương
Thuê khoán chuyên môn

0,004
5,0
10

10
01
01/lần

0,04
5,0
10

4


- Tổ chức khám bệnh

5,0

5,0

- Ghi số liệu phiếu nghiên cứu
Dụng cụ, vật tư phục vụ khám

5,0
15

5,0
15

2

5
6
7
8

bệnh
Xử lý số liệu
Phân tích và viết báo cáo
Phát sinh khác
Tổng cộng

01


3

Bằng chữ: Ba mươi tám triệu, sáu trăm sau mươi nghìn.

3
38,660


×