Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

NGHIÊN cứu NỒNG độ TESTOSTERONE ở BỆNH NHÂN NAM TRÊN 30 TUỔI có hội CHỨNG CHUYỂN hóa tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.58 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

TRẦN VĂN LƯU

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE
Ở BỆNH NHÂN NAM TRÊN 30 TUỔI
CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

TRẦN VĂN LƯU

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE
Ở BỆNH NHÂN NAM TRÊN 30 TUỔI
CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Chuyên ngành
Mã số


: Nội - Nội tiết
: 60720140

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ BÍCH NGA

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
Phòng quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội và Ban lãnh đọa
Bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá
trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn này.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, em xin
bày tỏ lòng biết ơn tới PSG.TS Vũ Bích Nga - Viện trưởng viện đái tháo
đường và rối loạn chuyển hóa - Giảng viên Bộ môn nội - Trường Đại học Y
Hà Nội đã dạy dỗ, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các bệnh nhân của tôi, những người đã
giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình tôi tiến hành nghiên cứu, cũng là
những người thầy và là động lực lớn lao trong suốt quá trình hành nghề để tôi
có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức.
Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn
bè đã luôn bên cạnh dành cho em mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để em
vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Hà nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019
Học viên


Trần Văn Lưu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Văn Lưu - học viên cao học khóa 26, chuyên ngành Nội Nội tiết, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PSG.TS Vũ Bích Nga.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này!
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019
Người viết cam đoan

Trần Văn Lưu


CHỮ VIẾT TẮT
ADA

: American Diabetes Association
(Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ)

ADAM

: Androgen Deficiency in the Aging Male
(Thiếu hụt Androgen ở Nam giới Lớn tuổi)


ASA

: American Society of Andrology (Hội Nam học Hoa Kỳ)

BMI

: Body Mass Index (Chỉ số Khối Cơ thể)

BN

: Bệnh nhân

DHT

: Dihydrotestosterone

ĐM

: đường máu

ĐTĐ

: Đái tháo đường

ĐLC

: Độ lệch chuẩn

EAA


: European Academy of Andrology (Hội Nam học Châu Âu)

EAU

: European Association of Urology (Hội Thận học Châu Âu)

FSH

: Follicle-Stimulating Hormone (Hormone kích thích Nang)

GnRH

: Gonadotropin- Releasing Hormone (Hormone hướng sinh dục)

HA

: Huyết áp

HDL-C

: Hight Density Lipoprotein – Cholesterol
(Cholesterol tỉ trọng cao)

IDF

: International Diabetes Federation
(Hội Đái tháo đường Quốc tế)

IIEF


: International Index of Erectile Function
(Chỉ số Chức năng Cương Quốc tế)

IL

: Interleukine

ISA

: International Society of Andrology (Hội Nam học Quốc tế)

ISAM

: International Society for the Study of Aging Male


(Hội Nghiên cứu về Nam giới Lớn tuổi Quốc tế)
LDL-C

: Low Density Lipoprotein – Cholesterol
(Cholesterol tỉ trọng thấp)

LH

: Luteinizing Hormone (Hormone Hoàng thể)

MetS

: Hội chứng chuyển hóa


SHBG

: Sex Hormone Binding Globulin
(Globulin gắn Hormone giới tính)

T

: Testosterone

TB

: Trung bình

THA

: Tăng huyết áp

TNF

: Tumor Necrosis Factor (Yếu tố Hoại tử U)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................3
1.1. Hội chứng chuyển hóa...........................................................................3
1.1.1. Định nghĩa rối loạn chuyển hóa .....................................................3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa.................................4
1.1.3. Sinh lí bệnh của Hội chứng chuyển hóa .........................................5
1.2. Testosterone và Suy giảm Testosterone..................................................9

1.2.1. Định nghĩa.......................................................................................9
1.2.2. Đặc điểm, vai trò của testosterone..................................................9
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng suy giảm testosterone................................13
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy giảm Testosterone......13
1.2.5. Bổ sung Testosterone.....................................................................14
1.3. Mối liên quan giữa suy giảm Testosteron và hội chứng chuyển hóa. . .15
1.3.1. Mối liên quan giữa đái tháo đường và suy giảm Testosteron........15
1.3.2. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và suy giảm Testosteron..........15
1.3.3. Mối liên quan giữa rối loạn lipid và suy giảm Testosteron...........16
1.3.4. Mối liên quan giữa béo phì và suy giảm Testosteron....................16
1.4. Tình hình nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở BN có suy giảm
Testosterone trong nước và thế giới....................................................17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................19
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................20
2.3.2. Cỡ mẫu..........................................................................................20
2.3.3. Các bước tiến hành........................................................................21
2.3.4. Các tiêu chuẩn phân loại và đánh giá............................................22
2.4. Quản lý, phân tích số liệu.....................................................................24


2.5. Sai số và cách khống chế sai số............................................................25
2.5.1. Sai số ngẫu nhiên..........................................................................25
2.5.2. Sai số hệ thống..............................................................................25
2.5.3. Cách khắc phục.............................................................................25
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................26

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................27
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...........................................27
3.1.1. Đặc điểm về tuổi...........................................................................27
3.1.2. Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh...........................................28
3.1.3. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể (BMI)...............................................29
3.1.4. Đặc điểm về huyết áp....................................................................29
3.1.5. Đặc điểm đường huyết..................................................................29
3.1.6. Đặc điểm rối loạn lipid máu..........................................................31
3.2. Phân bố nồng độ Testosterone..............................................................32
3.2.1. Tỷ lệ suy giảm Testosterone..........................................................32
3.2.2. Nồng độ testosterone theo BMI....................................................33
3.2.3. Tỷ lệ suy giảm Testosterone theo nhóm tuổi.................................33
3.2.4. Nồng độ Testosterone theo huyết áp.............................................34
3.2.5. Nồng độ Testosterone theo đường máu.........................................34
3.2.6. Nồng độ Testosterone theo Lipid máu..........................................35
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ Testosterone với các yếu tố của hội chứng chuyển
hóa ở bệnh nhân nam trên 30 tuổi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội................36
3.3.1. Mối liên quan Testosterone và tuổi...............................................36
3.3.2. Mối liên quan Testosterone và một số đặc điểm chung................37
3.3.3. Mối liên quan Testosterone và chỉ số khối cơ thể.........................37
3.3.4. Mối liên quan Testosterone và Tăng huyết áp...............................38
3.3.5. Mối liên quan Testosterone và Tăng Glucose máu.......................38
3.3.6. Mối liên quan suy giảm Testosteron và rối loạn Lipid máu..........39
3.3.7. Mối liên quan Testosterone và số lượng các yếu tố nguy cơ........41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................42
4.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.........................................42
4.1.1. Đặc điểm về tuổi...........................................................................42


4.1.2. Đặc điểm về thời gian mắc rối loạn chuyển hóa...........................43

4.1.3. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể.....................................................43
4.1.4. Đặc điểm về huyết áp....................................................................45
4.1.5. Đặc điểm về đường máu...............................................................45
4.1.6. Đặc điểm về lipid máu..................................................................46
4.2. Đặc điểm về nồng độ testosterone........................................................47
4.2.1. Tỷ lệ suy giảm testosterone...........................................................47
4.2.2. Nồng độ trung bình testosteron.....................................................48
4.3. Suy giảm Testosterone và các yếu tố liên quan....................................48
4.3.1. Liên quan giữa suy giảm testosterone và tuổi...............................48
4.3.2. Liên quan giữa suy giảm testosterone và thời gian phát hiện bệnh.......50
4.3.3. Liên quan giữa suy giảm testosterone và chỉ số khối cơ thể.........50
4.3.4. Liên quan giữa suy giảm testosterone tăng huyết áp....................50
4.3.5. Liên quan giữa suy giảm testosterone và đường máu...................51
4.3.6. Liên quan giữa suy giảm testosterone và rối loạn lipid máu.........52
KẾT LUẬN.....................................................................................................53
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm độ tuổi.........................................................................27

Bảng 3.2:

Đặc điểm chỉ số khối cơ thể (BMI).............................................29

Bảng 3.3:


Phân bố HA của BN....................................................................29

Bảng 3.4:

Mức độ kiemern soát đường huyết lúc đói.................................29

Bảng 3.5:

Phân bố nồng độ HbA1c.............................................................30

Bảng 3.6.

Đặc điểm về rối loạn lipid máu...................................................31

Bảng 3.7.

Nồng độ testosterone theo BMI..................................................33

Bảng 3.8.

Nồng độ Testosterone theo phân loại huyết áp...........................34

Bảng 3.9.

Phân bố nồng độ Testosteron theo mức độ kiểm soát đường......34

Bảng 3.10. Phân bố nồng độ Testosteron ở BN có rối loạn đường huyết.....35
Bảng 3.11. Phân bố nồng độ Testosteron với theo rối loạn lipid máu...........35
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa Testosterone và độ tuổi................................36

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tỷ lệ suy giảm Testosterone và 1 số đặc điểm
chung...........................................................................................37
Bảng 3.14. Mối liên quan Testosterone và BMI............................................37
Bảng 3.15. Mối liên quan suy giảm Testosterone và Tăng huyết áp.............38
Bảng 3.16. Mối liên quan Testosterone và Tăng Glucose máu.....................38
Bảng 3.17. Mối liên quan suy giảm Testosteron và nồng độ Cholesterol.....39
Bảng 3.18. Mối liên quan Testosterone và số lượng các yếu tố nguy cơ......41


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Phân bố độ tuổi.......................................................................27

Biểu đồ 3.2:

Phân bố thời gian phát hiện Hội chứng chuyển hóa...............28

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ rối loạn đường huyết......................................................30

Biểu đồ 3.4:

Phân bố RL lipid máu.............................................................32

Biểu đồ 3.5.

Tỷ lệ suy giảm Testosteron ở BN có hội chứng chuyển hóa...32


Biểu đồ 3.7.

Mối liên hệ giữa nồng độ Testosterone (y=Testosterone) và
nồng độ triglyceride (x) ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa.....40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay,với tiến bộ vượt bậc của y học, con người có tuổi thọ tăng lên,
đặt ra nhiều vấn đề bệnh tật ở người cao tuổi, vì vậy vấn đề phòng tránh và
quản lí các yếu tố nguy cơ, can thiệp hiệu quả đã nâng cao chất lượng cuộc
sống cho con người. Trong đó, đời sống tình dục ngày càng được quan tâm,
bệnh nhân không còn cảm giác xấu hổ, hay cố giấu bệnh nên số lượng bệnh
nhân mắc suy giảm Testosteron tăng đáng kể và đang có xu hướng trẻ hóa [1].
Suy giảm Testosterone có biểu hiện ở cơ quan sinh dục và toàn thân, nổi
bật là tình trạng giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, giảm số
lượng tinh trùng gây vô sinh thúc đẩy bệnh nhân đi khám và điều trị.Vai trò
của Testosterone ngày càng được làm sáng tỏ, nó không chỉ tác dụng trên cơ
quan sinh dục mà tác dụng toàn thân lên hệ thần kinh, tâm thần, nội tiết, cơ
quan tạo máu, hệ cơ xương, xem như yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Bệnh
nhân đến khám có thể vì 1 triệu chứng toàn thân, bác sĩ phải khám xét toàn
diện, tìm hiểu được yếu tố nguy cơ giảm Testosterone để điều trị đầy đủ hiệu
quả cho bệnh nhân [2].
Ở các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, lối sống
giảm vận động, chế độ ăn nhiều chất béo, tinh bột tăng nhanh số lượng bệnh
nhân bị Hội chứng chuyển hóa với biểu hiện: béo phì, béo bụng, kháng
insulin gây rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng LDL,
giảm HDL, tăng huyết áp. Hội chứng chuyển hóa là vấn đề được quan tâm

nhiều trong nhiều năm qua, nó không phải là 1 bệnh mà là nhóm các chứng
bệnh tăng nguy cơ tim mạch [2], [3].
Như vậy suy giảm Testosteron và hội chứng chuyển hóa có quan hệ chặt
chẽ với nhau, thúc đẩy nhau, tạo thành vòng xoắn bệnh lý phức tạp [2].
Nghiên cứu chỉ ra giảm nồng độ Testosterone gây béo phì, tăng đề kháng


2

Insulin, tăng huyết áp, rối loạn Lipid. Nghiên cứu Massachusett Male Aging
Study ghi nhận rối loạn cương dương là dự đoán Hội chứng chuyển hóa [4].
Nghiên cứu Corona 2006 chỉ ra rằng Hội chứng chuyển hóa gây suy giảm
nồng độ Testosterone [5]. Nghiên cứu của Abdulmaged và các cộng sự năm
2011 cũng chỉ ra bổ sung Testosterone ở bệnh nhân suy giảm Testosteron cải
thiện chức năng tình dục và các yếu tố bệnh trong hội chứng chuyển hóa [6].
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu độc lập về mối liên quan giữa
rối loạn cương dương hay suy giảm nồng độ Testosterone với béo phì, đái
tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn Lipid, suy thận, suy mạch vành [1], [2],
[7], [8], [9], [10], [11]. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về hội chứng
chuyển hóa ở bệnh nhân suy giảm Testosterone ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu nồng độ Testosterone ở bệnh nhân nam
trên 30 tuổi có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với hai
mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ suy giảm Testosterone ở bệnh nhân nam trên 30 tuổi có
hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng
8/2018 đến tháng 8/2019.
2. Nhận xét mối liên quan giữa nồng độ Testosterone với các yếu tố của
hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nam trên 30 tuổi tại Bệnh viện Đại
học Y Hà Nội từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Hội chứng chuyển hóa
1.1.1. Định nghĩa rối loạn chuyển hóa [12]
Cùng với lối sống công nghiệp, thói quen dinh dưỡng giàu năng lượng, ít
hoạt động thể lực, tình trạng béo phì ngày càng gia tăng đi kèm với một hội
chứng đang lan rộng thành “dịch”: Hội Chứng Chuyển Hoá -Metabolic
syndrome (MetS).
MetS bao gồm 1 nhóm các yếu tố tập hợp lại trên một người bệnh gây
tăng nguy cơ tim mạch, Đái tháo đường type 2, đột quỵ:
- Tình trạng béo bụng, chỉ số BMI tăng cao
- Tình trạng kháng insulin hoặc rối loạn dung nạp đường
- Rối loạn lipid máu (là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như
triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ở
thành động mạch).
- Tăng huyết áp
- Tình trạng tiền đông máu (tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogen
hoạt hóa PAI-1 cao trong máu).
- Tình trạng viêm (CRP tăng cao trong máu).
Toàn bộ các thành phần của MetS đã được đưa vào khung các yếu tố
nguy cơ tim mạch chính của JNC VII 2003, điều đó cho thấy tính thời sự và
tầm quan trọng của hội chứng này.


4

1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa

Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa theo Liên đoàn đái
tháo đường thế giới 2005 (International Diabetes Federation – IDF) [13]:
Khi có béo bụng (chi vi vòng eo: ≥ 90cm) và ít nhất hai tiêu chí khác:


Triglycerid: ≥ 1,7 mmol/l



HDL-C: nam < 1,29 mmol/l ; nữ < 1,03 mmol/l



Huyết áp: Huyết áp tâm thu ≥ 130 và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85



Glucose máu lúc đói : ≥ 5,6 mmol/l
Tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO năm 1999 (đang được áp dụng phổ

biến nhất): A + ≥2B [14]:
* Tiêu chí bắt buộc là kháng insulin (tiêu chí A): được xem là có kháng
insulin khi có một trong các biểu hiện:
– Đái tháo đường type 2
– Rối loạn dung nạp glucose 7,8 -10,9 mmol/l
– Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l
– Tăng insulin máu
* Các tiêu chí khác (tiêu chí B):
– Tăng HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥90 mmHg
- Triglycerid (TG) > 1,7mmol/l

- HDLc 0,9 (với nam); > 0,85(với nữ)
- BIM > 30 (với người châu Âu, châu Mỹ) BMI > 27 với người châu Á
- Đạm niệu vi thể, tốc độ thải Albumin qua nước tiểu > 20 mg/ph hoặc tỉ
Albumin niệu /creatinin niệu > 30 mg/g
Tiêu chuẩn của ATPIII thuộc chương trình giáo dục về cholesterol
quốc gia của Hoa Kỳ (NCEP- National Cholesterol Education Program):
≥ 3 tiêu chí [15]:


5

- Béo bụng trung tâm, được xác định bằng vòng eo >102 cm đối với
nam, hoặc > 88cm đối với nữ.
- Bất dung nạp Glucoza: Đường huyết lúc đói > 6.1 mmol/L hoặc đang
điều trị đái tháo đường type 2.
- Triglycerides máu > 1.7 mmol/L
- HDL-cholesteron < 1.04 mmol/L đối với nam,
hoặc < 1.3 mmol/L đối với nữ .
- Huyết áp ≥ 130/85 mm Hg hoặc đang điều trị tăng huyết áp
1.1.3. Sinh lí bệnh của Hội chứng chuyển hóa [16]
Sinh lý bệnh của MetS rất phức tạp, nó vừa gồm các yếu tố đan xen có
liên quan tới nhau như béo phì và rối loạn hoạt động của mô mỡ, tình trạng
kháng insulin lại vừa có những yếu tố độc lập như bệnh lý phân tử ở gen,
bệnh lý mạch máu, bệnh có nguồn gốc miễn dịch. Sự phối hợp của các yếu tố
như tuổi, tình trạng dễ viêm nhĩêm, sự thay đổi nồng độ hormon… đều có ảnh
hưởng đến sự phát triển của bệnh.
Nghiên cứu của Laoksonen (2002) cho thấy có tới 95% nam giới trong
quần thể nghiên cứu có kháng insulin.
Người ta cũng biết rằng kháng insulin không phải là nguyên nhân gây
béo phì; nhưng kháng insulin có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh

béo phì. Kháng insulin tăng insulin máu còn là nguyên nhân của nhìeu yếu tố
nguy cơ khác trong HCCH.
Kháng insulin tăng song hành với tăng tỷ lệ mỡ của cơ thể. Đa số những
người có BMI ≥ 30 đều có tăng insulin máu sau ăn; đều có giảm độ nhạy cảm
với insulin ở mô đích. Với một số quốc gia châu Á đã xảy ra ở ngay những
người có BMI ≥ 25.
Kháng insulin cũng làm tăng nồng độ insulin (và proinsulin) trong máu;
gay ra hậu quả là làm tăng lượng PAI-1. Chính việc tăng bất thường nồng độ


6

PAI-1 sẽ làm quá trình tiêu fibrin bị rối loạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các
tổn thương mạch máu dễ dàng hơn.
Kháng insulin thúc đẩy nhanh sự tăng tạo ra các LDL-c các TG làm tăng
các sản phẩm tạo glucose ở gan; hình thành và thúc đẩy quá trình kháng
insulin ở gan. Cuối cùng cũng chính insulin bằng nhiều cơ chế khác nhau đã
góp phần làm tăng huyết áp.
Kháng insulin làm giảm sản xuất Testosterone ở tế bào Leydig.
Kháng insulin thay đổi các yếu tố nội mô gây giảm sản xuất
Testosterone.
Nhiều tác giả cho rằng kháng insulin là yếu tố chính, yếu tố cốt lõi của
MetS. Kháng insulin vừa là một yếu tố độc lập, vừa là yếu tố liên kết các yếu
tố khác để tạo ra hội chứng này; vì người bệnh có kháng insulin lâu ngày sẽ
gây ra hậu quả làm rối loạn dung nạp glucose, tức là đã đẩy mức yếu tố nguy
cơ với bệnh lý mạch vành từ nhẹ lên rất nặng, theo phân loại của ATP III lúc
này chính bản thân việc tăng glucose máu lại đã là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh
lý mạch vành
* Hình thành các mảng xơ vữa
Là cả một quá trình từ rối loạn các tế bào nội mạc thành mạch tạo ra các

tế bào viêm, phối hợp với các yếu tố khác để tạo mảng xơ vữa
Quá trình này từ khi bắt đầu (tích tụ các lipoprotein trên bề mặt tế bào
nội mô) cho đến khi kết thúc (tạo ra mảng xơ vữa) đều có sự tham dự của
kháng insulin và/hoặc các yếu tố của MetS.
* Huỷ hoại tế bào nội mạc mạch máu
Tế bào nội mạc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì chức
năng mạch máu, chúng vừa bài tiết các chất làm co mạch như Endothelin -1.
angiotensin II lại vừa bài tiết các chất gây giãn mạch như prostacyclin, NO để
điều hoà trương lực thành mạch và dòng chảy của máu.


7

Ngoài ra nó còn điều hoà phân huỷ fibrin thông qua quá trình hoạt hoá
và ức chế hoạt hoá các plasminogen mô được tiết ra từ các tế bào nội mô
(tPA- endothelium derived tissue plasminogen activator; PAI-1). Người ta cho
rằng ở những người có tình trạng kháng insulin, sẽ có tăng tiết các PAI-1 sẽ
làm khởi phát quá trình tạo các mảng xơ vữa
Ngoài ra các tế bào nội mô còn tăng tiết các hormon tăng trưởng có tác
dụng kích thích sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào cơ trơn thành
mạch, tạo điều kiện cho sự kết bám và kết dính, từ đây sẽ phát triển quá trình
viêm nhiễm để tạo mảng xơ vữa.
Kháng insulin và rối loạn chuyển hoá thường kết hợp với sự suy giảm
chức năng tế bào nội mô dẫn đến hiện tượng tăng co mạch và tăng đông.
Một thực tế lâm sàng cũng được coi là bằng chứng về vai trò của kháng
insulin. Đó là trong điều trị nếu dùng metfomin hoặc glitazon có thể tăng tình
trạng nhạy cảm của insulin song song với cải thiện tốt chức năng của tế bào
nội mô mao mạch. Tương tự như vậy việc giảm TG dùng thuốc chống quá
trình oxy hoá cũng đã chứng minh có cải thiện tốt chức năng tế bào nội mô
* Béo phì, tăng TG và sự thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch

Quá trình chuyển hoá của các lipoprotein xảy ra tại gan chủ yếu được
kiểm soát bởi insulin. Người có HC kháng insulin thường kết hợp chặt chẽ
với rối loạn chuyển hoá lipid (tăng TG, hạ HDL-C)
Sự phát triển của béo phì, đặc biệt béo bụng, thường thấy có kháng
insulin kèm theo với rối loạn chuyển hoá lipid. Béo tạng có liên quan đến tăng
TG đặc biệt gắn bó chặt chẽ đến bệnh lý mạch vành.
Ở người béo phì insulin còn giảm tác động lên quá rình phân huỷ lipid,
làm tăng lượng acid béo tự do (FFA) trong tuần hoàn.
Các receptor của LDL-c thường gắn trên bề mặt các tiểu cầu khi hoạt
động chúng sẽ làm tăng nồng độ calci nội bào. Trong trường hợp này sẽ làm


8

tăng tốc độ lắng và gắn của tiểu cầu vào tế bào nội mô. Quá trình này làm
tăng khả năng hình thành cục máu đông.
Ngoài ra các chất tách ra từ mô mỡ như adiponectin, leptn, TNF-alpha và
resitin đều có ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của insulin.
Như vậy kháng insulin có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đều của
MetS và bệnh lý tim mạch. Quá trình suy giảm chức năng của tế bào nội mô,
tăng các stress, rối loạn chuyển hoá lipid luôn gắn với những rối loạn khác về
tình trạng mạch máu và huyết động.
Những rối loạn này tác động trở lại làm tăng nguy cơ cho bệnh lý tim
mạch, tăng nguy cơ xảy ra biến chứng cho những người tưởng chừng như
khoẻ mạnh (thực ra họ bị mắc bệnh – hội chứng rối loạn chuyển hoá) và đặc
biệt nặng nề với những người đái tháo đường typ 2.
Can thiệp MetS:
Can thiệp MetS nhằm tăng tính nhạy cảm Insulin, kiểm soát huyết áp và
đường huyết mà cơ sở chính là điều chỉnh lối sống tích cực ở tất cả những
người có HCCH, và điều trị thuốc thích hợp cho mỗi thành phần của nó khi

có chỉ định. Các biện pháp bao gồm:
* Điều trị thừa cân/béo phì và lối sống không hoạt động thể lực bằng cách tích
cực vận động, chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát cân nặng duy trì trọng lượng
với BMI từ 18,5 – 24,9 .
* Điều trị thuốc kiểm lipid máu khi đã thay đổi lối sống như bước 1 nhưng vẫn còn.
* Điều trị THA: HA mục tiêu dưới 130/80mmHg
* Kiểm soát tốt đường máu, đặc biệt sử dụng nhóm thuốc tăng nhạy với Insulin
Hội chứng chuyển hóa rất phổ biến trên toàn cầu, đe doạ nghiêm trọng
sức khoẻ cộng đồng, góp phần cho sự bùng nổ những tai biến tim mạch và đái
tháo đường type 2. Nhiệm vụ của chúng ta là phải sớm nhận biết MetS để có
biện pháp can thiệp và điều trị thích hợp, góp phần giảm thiểu nguy cơ biến
chứng cho bệnh nhân và giảm gánh nặng kinh tế cho xã hội.


9

1.2. Testosterone và Suy giảm Testosterone
1.2.1. Định nghĩa
* Testosterone:
Là nội tiết tố sinh dục nam giới (androgen) rất quan trọng trong cơ thể
nam giới, 95% lượng testosterone được sản xuất từ tinh hoàn, dưới 5% được
sản xuất từ tuyến thượng thận. Một thanh niên trưởng thành tiết khoảng 410mg testosterone /ngày. Ở nứ giới, một số ít testosterone cũng được bài tiết
bởi tuyến thượng thận và buồng trứng.
Testosterone được chuyển hóa vào máu để kích thích sự phát triển
xương, cơ, làm cơ quan sinh dục, tinh hoàn và hoạt động tình dục phát triển.
Testosterone cũng chi phối chức năng phát triển đặc tính sinh dục thứ phát,
thúc đẩy dạy thì và sản sinh tinh trùng [17], [18].
* Suy giảm testosterone:
Thuật ngữ mô tả bệnh này thay đổi nhiều theo thời gian:
- Mãn dục nam giới (Andropause)

- Hội chứng Padam (Partial Androgen Deficiency of the Aging Male)
Hội chứng suy giảm một phần nội tiết tố sinh dục nam giới ở người đàn ông
cao tuổi.
- Suy sinh dục khởi phát muộn (Late onset hypogonadism)
Theo Morales (2012), thống nhất sử dụng thuật ngữ “Hội chứng suy
Testosteron”. Suy giảm Testosterone có thể ảnh hưởng đến chức năng của
nhiều hệ cơ quan và đưa đến làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống [19]
1.2.2. Đặc điểm, vai trò của testosterone
* Đặc điểm của testosterone [20], [19]
- Sự sản xuất hormone sinh dục: nguồn nguyên liệu chủ yếu để tổng hợp
các hormone sinh dục tại tế bào Leydig là cholesterol hoặc Acetyl Coenzyme.
Sự tổng hợp các androgen trải qua rất nhiều giai đoạn được xúc tác bởi các
enzyme thuộc họ cytochrome P450.


10

- Các hormone sinh dục ở nam giới: Ba loại hormone sinh dục cơ bản ở
nam giới là testosterone, dihydrotestosterone và estradiol. Androgen quan
trọng nhất là testosterone. Trên 95% testosterone lưu hành được tiết ra từ các
tế bào Leydig ở tinh hoàn (3-10 mg mỗi ngày). Androgen từ thượng thận đóng
góp vào dưới 5% tổng lượng testosterone của cơ thể. Ngoài testosterone, tế
bào Leydig còn tiết ra một lượng nhỏ androgen có hiệu lực mạnh là
dihydrotestosterone (DHT) và một androgen yếu là dehydroepiandrosterone
(DHEA) và androstenedione. Tinh hoàn còn tiết ra một lượng nhỏ estradiol,
estrone, pregnenolone, progesterone. DHT và estradiol không chỉ bắt nguồn
từ sự tổng hợp trực tiếp tại tinh hoàn mà còn từ sự chuyển hóa từ testosterone
ở ngoại vi nhờ enzyme 5α-reductase thành DHT hoặc có thể tạo nhân thơm
thành estradiol bởi enzyme CYP 19 (aromatase).
- Trong máu, testosterone tồn tại dưới 3 dạng khácnhau:

+ Testosterone tự do (T tự do): chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng
testosterone nhưng nó có khả năng đi vào các mô của cơ thể và phát huy tác
dụng sinhhọc.
+ Testosterone gắn với albumin: chiếm khoảng 40%. Testosterone gắn
rất lỏng lẻo với albumin và nó có thể trở thành dạng tự do khi lưu hành trong
các mạch máu nhỏ và phát huy tác dụng sinhhọc.
+ Testosterone gắn với globulin gắn hormone giới tính (sex hormone
binding globulin - SHBG): chiếm lượng lớn (khoảng 58%) tổng lượng
testosterone. Đây là mối liên kết rất bền vững nên testosterone dạng gắn
SHBG không có tác dụng sinh học đối với các mô trong cơ thể.
+ T tự do và T gắn với albumin được gọi chung là T có khả dụng sinh
học (Bioavailable Testosterone). Nồng độ testosterone toàn phần là tổng của
cả 3 loại T tự do, T gắn albumin và T gắn với SHBG hoặc là tổng của T có
khả dụng sinh học và T gắnSHBG.


11

- SHBG là một glycoprotein được sản xuất ra ở gan và nồng độ của nó
trong huyết tương bị ảnh hưởng bởi rất nhiều bệnh lý hoặc tình trạng của cơ thể.
Sự thay đổi của nồng độ SHBG sẽ dẫn đến thay đổi của nồng độ testosterone có
khả dụng sinh học. Vì vậy khi đánh giá suy sinh dục, người ta thường định lượng
cả T toàn phần và T tự do hoặc T có khả dụng sinh học nếu nghi ngờ có sự biến
đổi của nồng độ SHBG.
+ Các yếu tố làm tăng SHBG là tuổi cao, các bệnh lý viêm mãn tính,
cường giáp, suy sinh dục, viêm gan, xơ gan, dùng các thuốc chống động kinh,
estrogen trị liệu, chế độ ăn chứa nhiềuphytoestrogen…
+ Các yếu tố làm giảm SHBG là béo phì, androgen trị liệu, suy giáp, hội
chứng thận hư, sử dụng glucocorticoid, cường insulin máu và đái tháo đường…
* Điều hòa sản xuất testosterone: ở nam giới trưởng thành, sự sản xuất

testosterone phụ thuộc vào sự điều hòa của trục dưới đồi - tuyến yên - tinh hoàn
[20], [19]:
- Vùng dưới đồi tổng hợp ra hormone hướng sinh dục là GnRH
(Gonadotropin- Releasing Hormone). GnRH sẽ đi tới thùy trước tuyến yên và
gắn với vùng sinh dục để kích thích tiết cả LH (Luteinizing Hormone) và FSH
(Follicle-Stimulating Hormone). GnRH được giải phóng theo nhịp mỗi 30 phút
đến 2 giờ, dẫn đến sự đáp ứng theo nhịp của LH và FSH. Nhịp tiết này gây ra
một sự dao động rất rộng của LH và testosterone trên cùng một cá thể. Đỉnh tiết
các hormone sinh dục vào sáng sớm nên người ta thường định lượng các
hormone này trước 10 giờ sáng.
 LH gắn với các receptor đặc hiệu trên màng các tế bào Leydig dẫn đến
tổng hợp và tiết cácandrogen.
 FSH gắn với các receptor đặc hiệu tại tế bào Sertoli để điều hòa sự sản
sinh tinh trùng. Tuy nhiên sự trưởng thành của tinh trùng không những cần tác


12

động của FSH mà còn cần cả testosterone. FSH còn kích thích tế bào Sertoli
sản xuất ra chất ức chế B có tác động ức chế chọn lọc FSH từ tuyếnyên.
- Sự tổng hợp testosterone lại được kiểm soát gián tiếp qua cơ chế điều
hòa ngược (feedback) của testosterone lên cả vùng dưới đồi và tuyến yên. Khi
nồng độ androgen tăng sẽ ức chế ngược sự tiết LH của thùy trước tuyến yên
thông qua tác động ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi.
* Vai trò của testosterone [20], [19]
- Trong quá trình phát triển của bào thai: testosterone sản xuất từ các tế
bào Leydig có tác dụng hỗ trợ sự phát triển và biệt hóa cấu trúc ống wolffian
để phát triển thành mào tinh, ống dẫn tinh và túi tinh. Testosterone chuyển
hóa thành DHT dẫn đến sự hình thành tuyến tiền liệt, dương vật, niệu đạo và
bìu. Testosterone cũng tham gia vào quá trình di chuyển xuống của tinh hoàn

qua ống bẹn.
- Ở giai đoạn dậy thì: testosterone tác động tới sự phát triển và hoàn
thiện của bìu, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt và dương vật.
Testosterone kích thích sự phát triển của hệ cơ, xương, của sụn khớp dẫn đến
tăng nhanh chiều cao ở tuổi dậy thì. Testosterone kích thích sự phát triển của
lông mu, lông nách, râu, ria…và sự hoạt động của các tuyến bã nhờn.
- Đối với người trưởng thành: testosterone cần thiết để duy trì khả năng
sinh sản, ham muốn về tình dục, duy trì năng lượng cho các hoạt động thể lực
và tinh thần. Testosterone giúp cho sự vững chắc của khối cơ, duy trì độ
khoáng của xương, kích thích sự sản sinh hồng cầu. Các nghiên cứu gần đây
còn cho thấy vai trò của testosterone đối với các quá trình chuyển hóa
glucose, lipid. Sự thiếu hụt testosterone liên quan tới nguy cơ phát triển bệnh
ĐTĐ type 2 và hội chứng chuyển hóa ở nam giới.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng suy giảm testosterone


13

- Tuổi:
+ Tuổi càng cao, các tổ chức trong cơ thể đều dần dần bị suy thoái. Tinh
hoàn, tuyến thượng thận cũng nằm trong quy luật chung đó [12].
+ Feldman (2002) nghiên cứu hồi cứu trên 1709 đàn ông da trắng và theo
dõi 10 năm trên 1.156 đàn ông từ 40-70 tuổi cho thấy [21]:
+ Testosterone tự do giảm 2,8% mỗi năm
+ Testosterone toàn phần giảm 1,6% mỗi năm
+ Testosterone gắn albumine giảm 2,5% mỗi năm
Tại những lý do ở tinh hoàn [17]:
+ Giảm số lượng tế bào Leydig
+ Tăng xơ hoá và các thay đổi thoái hoá khác ở tinh hoàn
+ Giảm tưới máu tinh hoàn gây thiếu oxy ở các mô

+ Thay đổi trong tổng hợp steroid do tình trạng thiếu oxy ở các mô gây
giảm tổng hợp DHEA.
- Di truyền
- Dinh dưỡng
- Nhiễm độc
- Sang chấn tinh thần
- Dùng các loại thuốc kéo dài gây giảm nồng độ Testosterone
- Các rối loạn nội tiết
- Các rối loạn chuyển hóa
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy giảm Testosterone
* Triệu chứng lâm sàng [17], [18], [22]:
- Giảm ham muốn tình dục
- Rối loạn cương dương
- Khó chịu ở ngực, vú to
- Ít lông nách lông mu
- Giảm chiều cao, dễ gãy xương


14

- Giảm khối lượng cơ, lực cơ
- Dễ đỏ bừng mặt, vã mồ hôi
Các triệu chứng lâm sàng ít đặc hiệu:
- Tính tích cực, năng lượng sống, giảm sự tự tin
- Cảm giác buồn, trầm cảm
- Mất tập trung, giảm trí nhớ
- Rối loạn giấc ngủ, ngáy to, khó thở về đêm
- Thiếu máu nhẹ
- Giảm khả năng làm việc
* Triệu chứng cận lâm sàng [23]:

Các xét nghiệm nội tiết sinh sản: Testosteron, LH, FSH, Prolactin,
Estradiol.
- Trong đó tiêu chuẩn vàng là giảm nồng độ Testosteron
- Testosteron toàn phần ≤ 12 nmol/l
1.2.5. Bổ sung Testosterone
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng liệu pháp thay thế testosterone ở
nam giới rối loạn đường huyết có hoặc không có bệnh tiểu đường type 2 có
liên quan đến tình trạng giảm kháng insullin, chu vi vòng eo, cholesterol,
HbA1c và nồng độ glucose huyết tương lúc đói [24], [25], [26].
Ngược lại, việc không sử dụng liệu pháp thay thế testosterone ở nam giới
rối loạn đường huyết dẫn đến giảm độ nhạy insulin [26]. Hơn nữa, liệu pháp
ức chế androgen đối với ung thư tuyến tiền liệt có thể dẫn đến sự thay đổi các


×