Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------

PHẠM THỊ THỦY TIÊN

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TIẾP
VẬN QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------

PHẠM THỊ THỦY TIÊN

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TIẾP
VẬN QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN
TIẾP VẬN QUỐC TẾ” là công trình do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Phó giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Đức Lộng.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong các luận văn trước đây.
TP.HCM, ngày tháng năm 2019
Tác giả thực hiện luận văn

Phạm Thị Thủy Tiên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ..................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. xi
TÓM TẮT ...............................................................................................................i
ABSTRACT ...........................................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.


Tính cấp thiết của đề tài. .......................................................................... 1

2.

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. .................................................. 2

3.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ............................................................... 6

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................... 6

5.

Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 6

6.

Kết cấu đề tài. ........................................................................................... 6

7.

Những đóng góp của đề tài....................................................................... 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ. .............. 8
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB. ........................... 8
1.1.1.


Giai đoạn sơ khai. ........................................................................... 8

1.1.2.

Giai đoạn hình thành. ..................................................................... 8

1.1.3.

Giai đoạn phát triển. .................................................................... 10

1.1.4.

Giai đoạn hiện đại. ........................................................................ 11

1.2. Khái niệm về kiểm soát nội bộ. .............................................................. 12
1.2.1.

Theo COSO 1992. ......................................................................... 12

1.2.2.

Theo COSO 2004. ......................................................................... 12

1.2.3.

Theo COSO 2013. ......................................................................... 13

1.2.4.


Theo COSO 2016. ......................................................................... 13


1.2.5.
So sánh KSNB theo COSO 1992, COSO 2004, COSO 2013 và
COSO 2016................................................................................................... 13
1.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2004. ..
................................................................................................................. 16
1.3.1.

Môi trường nội bộ. ........................................................................ 16

1.3.2.

Xác định các mục tiêu................................................................... 18

1.3.3.

Nhận dạng biến cố. ....................................................................... 19

1.3.4.

Đánh giá rủi ro.............................................................................. 20

1.3.5.

Đối phó với rủi ro. ........................................................................ 21

1.3.6.


Hoạt động kiểm soát. .................................................................... 22

1.3.7.

Thông tin và truyền thông. ........................................................... 22

1.3.8.

Giám sát. ....................................................................................... 23

1.4. Quản trị rủi ro và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với vấn đề
quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. ................................................................ 23
1.4.1.

Khái niệm về quản trị rủi ro. ....................................................... 23

1.4.2.

Phân loại rủi ro. ............................................................................ 24

1.4.3.

Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp. ..................................... 25

1.4.4.
Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với vấn đề quản trị rủi
ro trong doanh nghiệp. ................................................................................ 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. ................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TIẾP VẬN QUỐC TẾ. ....................................... 33

2.1. Tình hình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế
toán tại công ty. ................................................................................................ 33
2.1.1.

Tình hình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. ...................... 33

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. ......................... 33
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ công ty giao nhận. ............................. 35
2.1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý. ........................................................... 36
2.1.1.4. Quy mô công ty ......................................................................... 38
2.1.1.5. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.39
2.1.1.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển. ................. 40


2.1.1.7. Các rủi ro của ngành logistics. ................................................. 42
2.1.2.

Tình hình tổ chức công tác kế toán. ............................................. 42

2.1.2.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. ......................................... 42
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán. ........................................................... 44
2.2. Thực trạng của hoạt động kiểm soát nội bộ tại công ty Cổ phần Giao
Nhận Tiếp Vận Quốc Tế. ................................................................................. 46
2.2.1.

Giới thiệu về quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu. ................. 46

2.2.2.

Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty. ...................... 47


2.2.2.1. Thực trạng về môi trường nội bộ. ............................................ 47
2.2.2.2. Thực trạng về xác định các mục tiêu. ...................................... 58
2.2.2.3. Thực trạng về nhận dạng biến cố. ............................................ 63
2.2.2.4. Thực trạng về đánh giá rủi ro. ................................................. 68
2.2.2.5. Thực trạng về đối phó với rủi ro. ............................................. 69
2.2.2.6. Thực trạng về hoạt động kiểm soát. ......................................... 71
2.2.2.7. Thực trạng về thông tin và truyền thông. ................................ 84
2.2.2.8. Thực trạng về giám sát. ............................................................ 87
2.2.3.
Đánh giá ưu và nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ tại
công ty. ....................................................................................................... 89
2.2.3.1. Đánh giá về môi trường nội bộ. ................................................ 89
2.2.3.2. Đánh giá về xác định các mục tiêu. .......................................... 92
2.2.3.3. Đánh giá về nhận dạng biến cố. ................................................ 93
2.2.3.4. Đánh giá về đánh giá rủi ro. ..................................................... 94
2.2.3.5. Đánh giá về đối phó với rủi ro. ................................................. 94
2.2.3.6. Đánh giá về hoạt động kiểm soát. ............................................. 95
2.2.3.7. Đánh giá về thông tin và truyền thông. .................................... 98
2.2.3.8. Đánh giá về giám sát. ................................................................ 99
2.2.4.
Những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong hệ thống kiểm
soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế. ............. 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. ................................................................................. 102


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TIẾP VẬN QUỐC TẾ. .. 104
3.1. Quan điểm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. .............................. 104
3.1.1.


Phù hợp với quy mô công ty. ...................................................... 104

3.1.2.

Phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh. ............................ 104

3.1.3.

Tăng cường áp dụng công nghệ. ................................................ 105

3.1.4.

Đảm bảo sự cân đối giữa chi phí và lợi ích. ............................... 105

3.2. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Giao Nhận
Tiếp Vận Quốc Tế. ......................................................................................... 105
3.2.1.

Hoàn thiện môi trường nội bộ. ................................................... 106

3.2.2.

Hoàn thiện xác định các mục tiêu. ............................................. 108

3.2.3.

Hoàn thiện nhận dạng biến cố.................................................... 108

3.2.4.


Hoàn thiện đánh giá rủi ro. ........................................................ 110

3.2.5.

Hoàn thiện đối phó với rủi ro. .................................................... 111

3.2.6.

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát................................................. 111

3.2.7.

Hoàn thiện thông tin và truyền thông........................................ 115

3.2.8.

Hoàn thiện giám sát. ................................................................... 116

3.3. Kế hoạch thực hiện các giải pháp. ....................................................... 117
3.3.1.

Các giải pháp được áp dụng ngay. ............................................. 117

3.3.2.
tháng.

Gửi cho các phòng ban liên quan và áp dụng sau từ một đến ba
..................................................................................................... 117


3.3.3.
Áp dụng sau từ ba đến sáu tháng (cần có sự thống nhất của ban
quản trị)...................................................................................................... 118
3.3.4.

Áp dụng sau từ sáu đến chín tháng............................................ 119

3.4. Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. .................................. 120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. ................................................................................. 121
KẾT LUẬN. ....................................................................................................... 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ................................................................................ 123
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 125



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

viết tắt
A/N

Arrival Notice (Thông báo hàng đến)

AAA

American Accounting Association (Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ)

AICPA

ASEAN

American Institute of Certified Public Accountants
(Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ)
Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)

BCTC

Báo cáo tài chính

BKS

Ban kiểm soát

BTC

Bộ tài chính

CAP

Committee of Auditing Procedure (Ủy ban thủ tục kiểm toán)

COBIT
COSO

Control Objective for Information and Related Technology
(Quản trị kiểm soát bằng công nghệ thông tin)
Committee of Sponsoring Organization
(Ủy Ban các tổ chức đồng bảo trợ)


D/O

Delivery Order (Lệnh giao hàng)

ERM

Enterprise Risk Management (Quản trị rủi ro doanh nghiệp)

FDI

Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

FEI

The Financial Executives Institute (Hiệp hội quản trị viên tài chính)

HĐQT

Hội đồng quản trị

IIA

The Institute of Internal Auditors (Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ)

IMA
ISA

The Institute of Management Accountants
(Hiệp hội Kế toán viên quản trị)

International Standard on Auditors (Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ)


ISACA
ISO

Information Systems Audit and Control Association
(Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin)
International Organization for Standardization
(Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế)

KPI

Key Performance Indicator (Chỉ số đánh giá thực hiện công việc)

KSNB

Kiểm soát nội bộ

LCL

Less than Container Load (Hàng lẻ vận chuyển bằng đường biển)

LTL

Less than Truckload Shipping (Hàng lẻ vận chuyển bằng đường bộ)
Non-Vessel Operating Common Carrier

N.V.O.C.C


(Công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển,
được xem như hãng tàu nhưng không sở hữu con tàu nào cả)

QTRR

Quản trị rủi ro

SAP

Statement on Auditing Procedure (Thủ tục Kiểm toán)

SAS

Statements on Auditing Standards (Chuẩn mực kế toán)

SEC
SI
SWOT

Securities and Exchange Commission
(Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mĩ)
Shipping Instruction (Hướng dẫn làm hàng)
Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats
(Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức)

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT


Thông tư

VLA
WTO

Vietnam Logistics Business Association
(Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam)
World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Những khác biệt cơ bản về KSNB giữa Báo cáo COSO 1992 và COSO
2013 – Báo cáo COSO 2004 và COSO 2016. ........................................................ 14
Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận
Quốc Tế từ năm 2015 đến năm 2017 ..................................................................... 39
Bảng 2. 2: Bảng danh mục chứng từ sử dụng trong Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp
vận Quốc Tế. ......................................................................................................... 43
Bảng 2. 3: Triết lý QTRR ...................................................................................... 48
Bảng 2. 4: Rủi ro có thể chấp nhận được ............................................................... 49
Bảng 2. 5: HĐQT .................................................................................................. 50
Bảng 2. 6: Giá trị đạo đức và liêm chính ................................................................ 51
Bảng 2. 7: Sự cam kết về năng lực......................................................................... 52
Bảng 2. 8: Cơ cấu tổ chức...................................................................................... 53
Bảng 2. 9: Phân quyền và trách nhiệm ................................................................... 55
Bảng 2. 10: Những tiêu chuẩn về nguồn nhân lực .................................................. 55
Bảng 2. 11: Triết lý quản trị và phong cách hoạt động ........................................... 57
Bảng 2. 12: Xác định các mục tiêu chiến lược ....................................................... 58
Bảng 2. 13: Xác định các mục tiêu hoạt động ........................................................ 59
Bảng 2. 14: Xác định các mục tiêu báo cáo............................................................ 61

Bảng 2. 15: Xác định các mục tiêu tuân thủ ........................................................... 62
Bảng 2. 16: Các biến cố tác động đến mục tiêu chiến lược .................................... 63
Bảng 2. 17: Các biến cố tác động đến mục tiêu hoạt động ..................................... 64
Bảng 2. 18: Các biến cố tác động đến mục tiêu tuân thủ ........................................ 67
Bảng 2. 19: Đánh giá rủi ro.................................................................................... 68
Bảng 2. 20: Đối phó với rủi ro ............................................................................... 69
Bảng 2. 21: Hoạt động kiểm soát tổng quát tại đơn vị ............................................ 71
Bảng 2. 22: Kiểm soát quy trình bán hàng ............................................................. 76
Bảng 2. 23: Kiểm soát quy trình thanh toán công nợ đại lý nước ngoài.................. 80
Bảng 2. 24: Kiểm soát quy trình thu hồi công nợ ................................................... 83
Bảng 2. 25: Thông tin và truyền thông ................................................................... 84
Bảng 2. 26: Giám sát ............................................................................................. 88


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 1. 1: Quy trình QTRR doanh nghiệp ............................................................ 26
Sơ đồ 1. 2: Mô hình “Ba tuyến phòng thủ” ............................................................ 28
Sơ đồ 2. 1: Quy trình bán hàng .............................................................................. 74
Sơ đồ 2. 2: Quy trình thanh toán công nợ đại lý nước ngoài................................... 77
Sơ đồ 2. 3: Quy trình thu hồi công nợ .................................................................... 81
Sơ đồ 3. 1: Quy trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng ...................... 113
Hình 2. 1: Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc Tế................ 36
Hình 2. 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ............................................................... 45


TÓM TẮT
Tác giả trình bày tính cấp thiết của đề tài thông qua việc nêu định nghĩa về
QTRR theo COSO 2004, nêu vai trò của QTRR đối với doanh nghiệp, chỉ ra vai trò
của công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc Tế trong nền kinh tế, thực trạng hệ

thống KSNB và sự cần thiết của việc hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR
tại đơn vị này.
Tác giả tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm trình bày các
lý luận liên quan như: lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB, khái
niệm về KSNB được hoàn thiện qua các thời kỳ, tám yếu tố cấu thành của hệ thống
kiểm soát nội bộ theo COSO 2004 (môi trường nội bộ, thiết lập các mục tiêu, nhận
dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm soát,
thông tin và truyền thông, giám sát), các nội dung liên quan đến QTRR (định nghĩa,
phân loại, quy trình QTRR), mối quan hệ giữa KSNB và QTRR.
Thực trạng về hệ thống KSNB của công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận
Quốc Tế được tác giả trình bày thông qua việc quan sát các quy trình kiểm soát thực
tế và việc phỏng vấn, khảo sát đối với các nhà quản lý và nhân viên tại đơn vị. Từ
đó, đề tài nhận diện được các ưu khuyết điểm và các nguyên nhân dẫn đến các hạn
chế trong hệ thống KSNB tại đơn vị.
Từ hệ thống lý luận được tổng hợp và thực trạng được nêu ra, tác giả tiến
hành phân tích và suy luận nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống KSNB theo hướng QTRR tại đơn vị trên cơ sở phù hợp với quy mô và ngành
nghề của đơn vị, căn cứ theo khuôn mẫu lý thuyết của COSO 2004, gia tăng việc
ứng dụng công nghệ và cân đối giữa chi phí và lợi ích.
.


ABSTRACT
The author has provided the rationale consist of using the definition of
Enterprise Risk Management in Enterprise Risk Management - Integrated
Framework, Enterprise Risk Management roles, Interlogistics joint-stock company
role in Vietnam’s economy, the existing internal control system of Interlogistics and
the necessary for improving the system of internal control bases on Enterprise Risk
Management - Integrated Framework at Interlogistics joint-stock company.
The author uses secondary data analysis method for collecting, analyzing and

synthesizing documents of internal control and enterprise risk management, such as:
history of internal control, improving the definition of internal control, eight
components of enterprise risk management (internal environment, objective setting ,
event identification, risk assessment, risk response, control activities, information
and communication, monitoring), related contents of enterprise risk management
(the definition, the classification and the procedures) and relationship among
internal control and enterprise risk management.
The existing internal control system of Interlogistics has described by the
author’s observation on Interlogistics’ procedures and a survey by questionnaire and
interviews with managers and employees at Interlogistics. Based on the results of
the survey, the author found some of the existence of the internal control system at
the company.
Based on synthesizing documents of internal control and enterprise risk
management and the existing internal control system of Interlogistics, the author has
performed analysis, reasoning and gave solutions to improve the system of internal
control at Interlogistics joint-stock company. The solutions have covered the
organization’s size, industry, have based on Enterprise Risk Management -


Integrated Framework, have enhanced the application of technology and have
considered the relative cost and benefits.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Theo COSO 2004, QTRR được định nghĩa là một quá trình chịu ảnh hưởng
bởi HĐQT, ban quản lý và các nhân viên trong tổ chức, được áp dụng từ khâu thiết
lập chiến lược và bao trùm lên tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, được thiết kế

nhằm nhận diện các biến cố tiềm ẩn có thể tác động đến doanh nghiệp và để QTRR
trong phạm vi chấp nhận được nhằm đảm bảo hợp lý về việc đạt các mục tiêu tổ
chức đề ra.
Thông qua hệ thống QTRR, doanh nghiệp được cung cấp khả năng nhận
diện, đánh giá các rủi ro, thiết lập được mức độ rủi ro có chấp nhận được và khớp
nối với chiến lược nhằm lựa chọn được những mục tiêu thích hợp và phát triển các
cơ chế để quản trị các rủi ro liên quan (bao gồm các rủi ro ảnh hưởng đến một hay
nhiều bộ phận), cung cấp những đối phó tích hợp cho nhiều loại rủi ro, đánh giá các
biến cố tiềm năng nhằm giảm thiểu những tổn thất và bất ngờ cũng như nắm bắt cơ
hội trong hoạt động, nhanh chóng có được thông tin về những rủi ro giúp nhà quản
trị đánh giá hiện trạng và cải thiện việc phân bổ vốn hiệu quả. Hệ thống QTRR yêu
cầu xác định những rủi ro ảnh hưởng đến những bộ phận khác nhau trong doanh
nghiệp nhằm QTRR xuyên suốt trong toàn bộ doanh nghiệp.
Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế là một doanh nghiệp hoạt
động trong ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước. Là một doanh
nghiệp cổ phần, chỉ có một vài chủ sở hữu trực tiếp tham gia điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh, vì vậy yêu cầu đơn vị cần xây dựng được hệ thống KSNB
hướng đến QTRR hiệu quả nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của Đại hội cổ đông
trên cơ sở tuân thủ luật pháp và các quy định.
Trong quá trình hoạt động, đơn vị đã xây dựng được hệ thống KSNB cho
riêng mình, tuy nhiên, vẫn chưa bao quát được các hoạt động trong tổ chức, các rủi
ro vẫn chưa được quản lý hợp lý. Dẫn đến, đơn vị vẫn xảy ra tình trạng thất thoát tài
sản, không đánh giá được hiệu quả hoạt động của một số phòng ban hay dự án. Từ
đó, đơn vị không đạt được các mục tiêu đã đề ra trước đó. Đứng trước tình hình đó,


2

đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại Công Ty
Cổ Phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế” được thực hiện.

2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Đề tài nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp
vận Quốc Tế. Đã có nhiều đề tài liên quan đến hệ thống KSNB được thực hiện
nhằm tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong tổ chức và đề xuất
các giải pháp QTRR phát sinh trong tổ chức.
Những công trình nghiên cứu trong nước:


Nguyễn Thị Hồng Phúc (2012), Hoàn thiện hệ thống KSNB hướng đến

QTRR tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Fujikura Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã khảo sát thực
trạng hệ thống KSNB, quan điểm về rủi ro, cách thức nhận dạng, đối phó và QTRR
tại doanh nghiệp Fujikura Việt Nam. Tác giả đã tiến hành so sánh, đối chiếu thực
trạng với lý thuyết báo cáo COSO 1992, COSO 2004 và nhận xét, đánh giá, phân
tích các hạn chế của hệ thống KSNB. Kết quả đạt được, tác giả đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả của các quy trình xử lý nghiệp vụ mà đang áp dụng tại
doanh nghiệp.


Lê Thị Hậu (2013), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng

Thương Mại Cổ Phần Bản Việt theo hướng kiểm soát rủi ro, Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã thực hiện đánh
giá thực trạng hoạt động KSNB nhằm kiểm soát rủi ro, đưa ra được những hạn chế
và nguyên nhân những hạn chế tồn tại trong hệ thống KSNB tại ngân hàng Thương
mại Cổ phần Bản Việt. Kết quả đạt được, tác giả đề xuất rằng cần hoàn thiện công
tác tổ chức hệ thống KSNB và hoàn thiện các thành phần của hệ thống KSNB theo
khuôn khổ Báo cáo COSO 2004 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt.



Nguyễn Thị Hà (2013), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trung tâm bán

lẻ thuộc Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel. Luận văn thạc sĩ kinh
tế, Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu về thực
trạng hệ thống KSNB tại Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty Thương Mại và Xuất


3

Nhập Khẩu Viettel, nêu lên các ưu điểm và những tồn tại của hệ thống KSNB tại
trung tâm này. Kết quả đạt được, từ thực trạng đã được nghiên cứu kết hợp với
khuôn mẫu lý thuyết COSO 2004, tác giả đề nghị cần hoàn thiện đối với các thành
phần của hệ thống KSNB nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống KSNB theo
hướng QTRR Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu
Viettel.


Lê Vũ Tường Vy (2014), Hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng

QTRR tại Công Ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường
Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài thực hiện khảo sát và đánh giá
thực trạng về hệ thống KSNB tại Công Ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn dựa theo báo
cáo COSO 2004. Kết quả đạt được, tác giả đưa ra các giải pháp khắt phục những
yếu kém của hệ thống KSNB hiện tại của công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn.


Đặng Nguyễn Châu Phương (2014), Nâng cao chất lượng hệ thống

KSNB về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập

Khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ
Chí Minh. Đề tài nghiên cứu về hệ thống KSNB về hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, trình bày các nguyên nhân
dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như các yếu kém của hệ thống KSNB đối với hoạt
động tín dụng tại ngân hàng này. Kết quả đạt được, tác giả đề xuất rằng cần hoàn
thiện đối với các thành phần như môi trường kiểm soát, nhận dạng rủi ro, phản ứng
rủi ro, thông tin và truyền thông nhằm gia tăng tính hiệu quả của hệ thống KSNB
đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam.
Nhận xét các nghiên cứu trong nước:


Tiếp cận khuôn mẫu lý thuyết theo Báo cáo COSO 2004 về QTRR.



Dựa trên lý thuyết Báo cáo COSO 2004 để đánh giá và phân tích thực

trạng hệ thống KSNB tại các tổ chức. Từ đó, các tác giả phát hiện ra các hạn chế
đang tồn tại trong hệ thống KSNB.


4



Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hệ thống KSNB theo

hướng QTRR phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể.
Kinh nghiệm rút ra được từ những đề tài nêu trên: Bằng cách ứng dụng các

lý luận liên quan đến Báo cáo COSO 2004 và QTRR, các tác giả của các đề tài nêu
trên đã đưa ra giải pháp hoàn thiện để giải quyết các hạn chế, các bất cập của hệ
thống KSNB theo hướng QTRR tại một đơn vị cụ thể . Các nghiên cứu này góp
phần mang các lý luận khoa học ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài:


Nghiên cứu về tác động của hệ thống KSNB đến giá trị của doanh

nghiệp: Các tác giả Ge & McVay (2005), The disclosure of material weaknesses
in internal control after the Sarbanes-Oxley Act, Accounting Horizons, 19(3),
137-158. Căn cứ theo quy định của Đạo luật Sarbanes-Oxley liên quan đến KSNB,
các tác giả đã thực hiện các nghiên cứu và kết luận rằng các nhược điểm trong hệ
thống KSNB ảnh hưởng đến giá trị của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán.


Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống

KSNB: Các tác giả Amudo & Inanga (2009), Evaluation of Internal Control
Systems: A Case Study from Uganda, International Research Journal of Finance
and Economics,27:125-144. Các tác giả tiến hành nghiên cứu các thành phần (1)
môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) thông tin truyền thông, (4) các hoạt
động kiểm soát, (5) giám sát, (6) công nghệ thông tin. Nghiên cứu đã phát triển một
mô hình chuẩn nhằm đánh giá hệ thống KSNB trong những dự án khu vực công tài
trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Nghiên cứu chỉ ra được hệ thống KSNB
thiếu hữu hiệu là do thiếu hụt một trong số các thành phần trên.


Nghiên cứu về môi trường kiểm soát: Tác giả Ramos (2004), Evaluate


the Control Environment: Documentation Is Only a Start; Now it's All about
Asking Questions, Journal of Accounting, 197, 75-78. Môi trường kiểm soát là một
một thành phần quan trọng trong hệ thống KSNB, tác động đến việc hình thành văn
hóa doanh nghiệp cũng như ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị, được


5

xem là yếu tố hạt nhân cho các thành phần còn lại. Tác giả chỉ ra các yếu tố của môi
trường kiểm soát gồm: văn hóa doanh nghiệp, phân cấp quyền lực, chất lượng của
các ủy ban kiểm toán, tính liêm chính và đạo đức.


Nghiên cứu về thông tin và truyền thông: Tác giả Hevesi (2005),

Internal Control Standards in New York States Government. Tất cả các thông
tin từ bên trong các bên ngoài đơn vị phải được kiểm định tính tin cậy, được thông
báo đến tất cả các nhân viên một cách kịp thời để họ thực hiện đúng chức năng đã
được giao. Việc chuẩn bị các báo cáo chính xác để cung cấp thông tin kịp thời cho
việc ra quyết định của nhà quản lý. Ngoài ra, đây là thành phần giúp các nhân viên
nhận thấy được chức năng và vai trò của mình trong hệ thống KSNB thông qua các
bản mô tả công việc. Từ đó, tác giả kết luận rằng thông tin và truyền thông là yếu tố
quan trọng có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.


Nghiên cứu các hoạt động kiểm soát: Tác giả Jenkinson (2008),

Strengthening Regimes for Controlling Liquidity Risks: Some Lessons from
the Recent Turmoil, London: the Euromoney Conference on Liquidity and

Funding Risk Management, chỉ ra rằng để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
một cách hiệu quả thì phải thiết lập và thực hiện các hoạt động kiểm soát như: xác
minh, ủy quyền, đối chiếu, phê duyệt, phân công nhiệm vụ, đánh giá hiệu suất hoạt
động,...
Nhận xét các nghiên cứu nước ngoài:


Việc tìm hiểu và thực hiện các nghiên cứu được tiến hành tại các quốc

gia như Hoa Kỳ, Uganda, các nước châu Âu,…


Các nghiên cứu nước ngoài nêu trên nghiên cứu về tác động của hệ thống

KSNB đến giá trị của doanh nghiệp, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và nghiên cứu ảnh hưởng của từng thành
phần của hệ thống KSNB.
Kinh nghiệm rút ra được từ những đề tài nêu trên: Các nghiên cứu nêu trên
đã cho thấy được sự hiện hữu của các thành phần của hệ thống KSNB tác động đến
hiệu quả của hệ thống này, cũng như gắn liền lý luận khoa học với các hoạt động cụ


6

thể trong doanh nghiệp (như : xác minh, ủy quyền, đối chiếu, phê duyệt, phân công
nhiệm vụ, đánh giá hiệu suất hoạt động,…).
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu tổng quát: hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại Công
Ty Cổ Phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế.
Mục tiêu cụ thể:



Hệ thống hóa lý luận về hệ thống KSNB theo hướng QTRR.



Phân tích thực trạng hệ thống KSNB và đánh giá ưu, nhược điểm của

hoạt động KSNB tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế.


Trên cơ sở thực trạng đã nghiên cứu, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện

hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Tiếp Vận
Quốc Tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Công Ty Cổ
Phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Giao
Nhận Tiếp Vận Quốc Tế.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm đáp ứng mục tiêu
của đề tài, cụ thể như sau:


Phương pháp thu thập, phân tích, phân loại và tổng hợp các tài liệu liên

quan đến KSNB theo hướng QTRR.



Phương pháp quan sát áp dụng đối với các quy trình làm việc thực tế tại

đơn vị và phương pháp phỏng vấn, khảo sát, thống kê đối với các đối tượng liên
quan đến công tác KSNB để có được thông tin về thực trạng của hệ thống KSNB tại
đơn vị.


Phương pháp so sánh, tổng hợp kết hợp phân tích và suy luận nhằm đề

xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại đơn vị.
6. Kết cấu đề tài.


7

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống KSNB.
Chương 2: Thực trạng hệ thống KSNB bộ tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Tiếp Vận Quốc Tế.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB bộ tại Công Ty Cổ
Phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế.
7. Những đóng góp của đề tài.
Về mặt lý thuyết: Đề tài đã phân tích và tổng hợp các lý luận về hệ thống
KSNB theo báo cáo COSO năm 2004.
Về mặt thực tiễn: Đề tài nêu lên thực trạng của hệ thống KSNB tại Công ty
Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc Tế, từ đó, tác giả phân tích và nhận diện các vấn
đề cần giải quyết, xác lập quan điểm hoàn thiện và đề xuất một số giải pháp hữu ích
nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro tại tổ chức này.



8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB.
Quy trình kiểm soát luôn là một khâu quan trọng được các nhà quản trị chú
trọng thiết lập và duy trì nhằm hướng đến việc đạt được các mục tiêu tổ chức đề ra.
Cùng với sự phát triển của thực tiễn quản lý, khái niệm KSNB đã xuất hiện từ
những năm đầu thế kỉ 20 và dần phát triển qua các thời kỳ thành một hệ thống lý
luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức, áp dụng cho công tác kiểm toán và quản trị
doanh nghiệp.
1.1.1. Giai đoạn sơ khai.
Những năm cuối thế kỉ 19, các hoạt động kinh tế cần tăng thêm nguồn vốn
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến sự hình thành và phát triển mạnh
mẽ của các kênh cung cấp vốn (chủ yếu là các ngân hàng), đồng thời phát sinh nhu
cầu tăng cường quản lý vốn và kiểm tra thông tin sử dụng vốn. Thuật ngữ KSNB ra
đời, hình thức ban đầu là Kiểm soát tiền (năm 1900).
KSNB được định nghĩa là một công cụ bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng
thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động. Khái niệm này được đề cập chính thức
trong một Công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (năm 1929),
Năm 1936, AICPA mở rộng khái niệm về KSNB là ngoài mục tiêu bảo về
tiền và các tài sản khác còn kiểm tra sự chính xác của số liệu kế toán.
KSNB trong giai đoạn sơ khai dùng để phục vụ chủ yếu cho công tác kiểm
toán, nhu cầu về quản lý vốn và kiểm tra thông tin sử dụng vốn.
Năm 1949, AICPA đã công bố một nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về
KSNB: “KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị
doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”, hướng sự chú ý của kiểm toán
viên độc lập và các nhà quản trị doanh nghiệp vào tầm quan trọng của hệ thống
KSNB.
1.1.2. Giai đoạn hình thành.



9

Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP) trực thuộc AICPA đã ban hành các Báo cáo
về Thủ tục Kiểm toán (SAP) nhằm nỗ lực cung cấp các hướng dẫn bao quát về
KSNB áp dụng vào hoạt động kiểm toán.
Năm 1958, ban hành SAP 29 - Phạm vi xem xét KSNB của kiểm toán viên
độc lập. Thủ tục đã phân KSNB thành KSNB về kế toán và KSNB về quản lý. Cụ
thể:


KSNB về kế toán: gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục

liên quan đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán.


KSNB về quản lý: gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục

liên quan đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính sách quản trị tác
động gián tiếp đến thông tin tài chính.
Đến năm 1962, SAP 33 được ban hành, nhấn mạnh kiểm toán viên chỉ cần
chú trọng đến KSNB về kế toán vì tác động trực tiếp đến thông tin tài chính.
Năm 1973, AICPA đã ban hành chuẩn mực SAS 1, mở rộng định nghĩa về
KSNB về quản lý và kế toán, đồng thời phát triển bốn thủ tục được đề cập trong
SAP 54 thành một khuôn khổ đầy đủ hơn về KSNB về kế toán. Cụ thể:


KSNB về quản lý: gồm kế hoạch tổ chức, các thủ tục, quá trình ra quyết


định cho phép thực hiện nghiệp vụ của nhà quản trị.


KSNB về kế toán: gồm các thủ tục và cách thức ghi nhận vào sổ sách để

bảo vệ tài sản, tính đáng tin cậy của số liệu nhằm đảm bảo sự hợp lý trên bốn
phương diện:
+ Việc thực hiện các nghiệp vụ phát sinh cần phải phù hợp với ủy quyền
và xét duyệt của các nhà quản trị;
+ Thực hiện ghi chép các nghiệp vụ nhằm mục đích lập BCTC phù hợp
với chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan. Đồng thời, thực hiện trách nhiệm
báo cáo về tình hình tài sản;
+ Việc tiếp cận tài sản chỉ được thực hiện khi có được sự phê duyệt của
nhà quản lý;


10

+ Định kỳ, thực hiện đối chiếu tài sản trên sổ sách với thực tế cũng như
có cách thức phù hợp để xử lý các khoản chênh lệch (nếu có) phát sinh từ việc đối
chiếu trên.
Như vậy, khái niệm KSNB trong thời kỳ này đã được mở rộng hơn nhưng
vẫn chỉ là một phương tiện của kiểm toán viên độc lập trong công tác kiểm toán
BCTC.
1.1.3. Giai đoạn phát triển.
Vào những năm 1970 – 1980, bên cạnh việc kinh tế phát triển mạnh mẽ, các
vụ gian lận cũng gia tăng về số lượng và quy mô gây tổn thất đáng kể cho nền kinh
tế.
Năm 1977, sau vụ bê bối chính trị Watergate, Quốc hội Hoa kỳ đã thông qua
Đạo luật về chống hối lộ ở nước ngoài. Trong đó, đề cập chính thức hệ thống KSNB

là một công cụ để ngăn ngừa các khoản thanh toán bất hợp pháp cũng như yêu cầu
ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Năm 1979, SEC yêu cầu các công ty phải thực hiện báo cáo về hệ thống
KSNB đối với công tác kế toán tại đơn vị. Yêu cầu gây ra nhiều tranh luận do chưa
có những tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Trước thực trạng nêu trên, năm 1985, Ủy ban COSO được thành lập dưới sự bảo
trợ của năm tổ chức nghề nghiệp:


Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA);



Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA);



Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI);



Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA);



Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA).

Ủy ban COSO thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận trên
BCTC, được thành lập với nhằm thống nhất các vấn đề liên quan đến hệ thống
KSNB như:



×