Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Những vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phấn hóa và hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN PHÚ
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH
CỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ QUANG CƢỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN PHÚ

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH
CỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ QUANG CƢỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG
QUÁ TRÌNH CỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP
NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP” là công trình của việc học tập và nghiên
cứu nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực
và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Văn Phú

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình theo học chƣơng trình cao học ngành Tài chính công của
Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu viết luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, động viên từ phía nhà trƣờng, cơ quan, gia đình
và bạn bè.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự đầu tƣ nghiêm túc của bản thân,
tôi còn đƣợc sự hỗ trợ và động viên của nhiều ngƣời. Nhân đây, tôi chân thành cảm
ơn: Quý thầy, cô trƣờng Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã truyền
đạt những kiến thức bổ ích cho tôi; Gia đình và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tinh
thần cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Lê Quang Cƣờng đã tận tình hƣớng
dẫn và hỗ trợ trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của tôi;
Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn, nhƣng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên đề tài luận văn không tránh khỏi có hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô để luận văn đƣợc
hoàn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn.

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ
BKS
BMQL
BTC
CPH
CQNN
CTCP
DN
DNNN
ĐHĐCĐ
HĐQT
KTTT

NLĐ
NN
QTCL
QTDN

QTTC
QTNS
TĐKT
TCT
TNHH

Ban Giám Đốc
Ban kiểm soát
Bộ máy quản lý
Bộ Tài chính
Cổ phần hóa
Cơ quan nhà nƣớc
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nƣớc
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Kinh tế thị trƣờng
Nghị định
Ngƣời lao động
Nhà nƣớc
Quản trị chiến lƣợc
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị tài chính
Quản trị nhân sự
Tập đoàn kinh tế
Tổng công ty
Trách nhiệm hữu hạn

iii



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp các văn bản pháp luật hƣớng dẫn quá trình cổ phần hóa ......... 18
Bảng 2.1: Các giai đoạn của quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam ............................ 32
Bảng 2.2: Danh sách các doanh nghiệp nhà nƣớc của tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện
cổ phần hóa tính đến năm 2011 ................................................................................ 37
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn điều lệ dự kiến sau khi cổ phần hóa của Công ty TNHH MTV
Cấp nƣớc và Môi trƣờng đô thị Đồng Tháp .............................................................. 40

iv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu Đồ 1.1:Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần (CTCP) ....................................... 23
Biểu Đồ 2.1: Kết quả CPH DNNN theo từng giai đoạn ........................................... 36

v


TÓM TẮT
Mục tiêu chính của luận văn là phân tích quá trình cổ phần hóa và các vấn đề
hậu cổ phần hóa ở tỉnh Đồng Tháp. Quá trình cổ phần hóa đóng một vai trò quan
trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Đồng Tháp nói riêng
và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, phân tích tình hình thực tế cho thấy, cổ phần
hóa và giai đoạn hậu cổ phần hóa ở tỉnh Đồng Tháp vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn,
bất cập làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cổ phần hóa và khả năng tồn tại, cạnh tranh
và phát triển của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa.
Do đó, luận văn tìm hiểu cơ sở lý thuyết về cổ phần hóa. Từ cơ sở này, luận
văn phân tích thực trạng quá trình cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa tại

các doanh nghiệp vừa cổ phần hóa ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018. Dựa trên
những phân tích này, tác giả chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong thực tiễn. Từ đó,
tác giả đƣa ra các khuyến nghị và giải pháp phù hợp cho quá trỉnh cổ phần hóa tại
tỉnh Đồng Tháp cũng nhƣ các giải pháp để các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa của
tỉnh Đồng Tháp có thể phát triển bền vững và hiệu quả.
Từ khóa: Cổ phần hóa; Doanh nghiệp nhà nƣớc.

vi


ABSTRACT
The objective of the thesis is to analyse equitization process and postequitization issues in Dong Thap province. Equitization process plays an important
role in industrialization and modernization movement of both Dong Thap province
and Vietnam. Nevertheless, the factual circumstance indicates equitization and postequitization in Dong Thap province have many problems that affect negatively to
the output of equitization process. Consequently, the thesis establishes a theoretical
basis and analyzes the status of equitization process and post-equitization issues in
Dong Thap province. Based on these analyses, the author points out the difficulties
and shortcomings in practice and offers appropriate recommendations and solutions
for the post-equitized enterprises in the province to develop sustainably and
effectively.
Keywords: Equitization; State enterprise

vii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ...................................................................v
TÓM TẮT ....................................................................................................................vi
ABSTRACT ............................................................................................................... vii
MỤC LỤC .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1_ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................4
1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ..........................................................................4
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.............................................................................5
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................6
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................6
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................7
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................7
1.5 Kết quả và đóng góp mới của luận văn ................................................................ 7
1.6 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 8
1.7 Kết cấu luận văn .....................................................................................................9
CHƢƠNG 2_CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ HẬU
CỔ PHẦN HÓA ..........................................................................................................10
2.1 Các khái niệm chính ............................................................................................. 10
2.1.1 Doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) ..................................................................10
2.1.2 Công ty cổ phần (CTCP) ................................................................................12
2.1.3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ........................................................... 14
2.2 Lý thuyết về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ............................................16
2.2.1 Cở sở lý thuyết.................................................................................................16
2.2.2 Nội dung cổ phần hóa .....................................................................................18
2.3 Các vấn đề gây trở ngại quá trình cổ phần hóa ................................................21
2.4 Các vấn đề phát sinh sau quá trình cổ phần hóa (hậu cổ phần hóa) ..............22
1


2.4.1 Bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản trị .....................................................22

2.4.2 Bất động sản và các tài sản khác ...................................................................26
2.4.3 Khả năng vay các khoản nợ phải trả ............................................................ 27
2.4.4 Chính sách giải quyết đối với lao động dôi dƣ .............................................27
2.4.5 Cải tiến công nghệ ........................................................................................... 28
2.4.6 Trách nhiệm giải trình và cơ chế giám sát ...................................................28
2.5 Tổng quan nghiên cứu về cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề hậu cổ phần
phần hóa ......................................................................................................................29
Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................................31
CHƢƠNG 3_NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN
HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP .....................................................................32
3.1 Bối cảnh thực tiễn về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam ........32
3.1.1. Thực trạng và chính sách cổ phần hóa DNNN của Việt Nam ...................32
3.1.2. Đánh giá quá trình CPH DNNN trên phạm vi cả nƣớc ............................. 36
3.2 Các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa các DNNN tại tỉnh Đồng
Tháp ............................................................................................................................. 37
3.2.1 Thực trạng cổ phần hóa các DNNN tại tỉnh Đồng Tháp ............................ 37
3.2.2 Các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa DNNN tại tỉnh Đồng
Tháp ..........................................................................................................................43
3.3 Các vấn đề phát sinh giai đoạn hậu cổ phần hóa tại các DNNN tại tỉnh Đồng
Tháp ............................................................................................................................. 44
3.3.1 Về bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản trị................................................44
3.3.2 Về quyền sử dụng bất động sản và các tài sản khác ....................................48
3.3.3 Về khả năng vay và các khoản nợ phải trả ..................................................49
3.3.4 Về chính sách đối với lao động dôi dƣ ..........................................................49
3.3.5 Về cải tiến công nghệ ......................................................................................50
3.3.6 Về trách nhiệm giải trình và cơ chế giám sát ...............................................50
Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................................51
CHƢƠNG 4_GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH
CỔ PHẦN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI

TỈNH ĐỒNG THÁP ...................................................................................................53

2


4.1. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp ..................................................................................53
4.2. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hậu cổ phần hóa Doanh
nghiệp nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp .....................................................................55
4.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .........................................................61
Kết luận chƣơng 4 .......................................................................................................62
Kết luận chung ............................................................................................................64
Tài liệu tham khảo tiếng Việt ....................................................................................66
Tài liệu tham khảo tiếng Anh ....................................................................................67
Các phụ lục ..................................................................................................................69

3


CHƢƠNG 1_ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Tiếp tục sắp xếp, chuyển đổi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh
doanh (SXKD) của doanh nghiệp quốc doanh là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam
vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách nên kết quả vẫn chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng. Cụ
thể, theo số liệu của Bộ Tài chính (BTC), kể từ khi có chủ trƣơng cổ phần hóa doanh
nghiệp quốc doanh theo Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 1996 của
Chính phủ đến nay, tổng số doanh nghiệp đã đƣợc CPH là 4.065 doanh nghiệp. Tính
đến hết tháng năm 2015, cả nƣớc còn phải thực hiện CPH là 130 doanh nghiệp. Nhƣ
vậy, từ năm 2011 - 2015, cả nƣớc chỉ mới CPH đƣợc 397 doanh nghiệp, đạt 75% kế

hoạch của cả giai đoạn. Nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa giai
đoạn 2011- 2015 xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ việc định giá tài sản còn bất
cập, các vấn đề pháp lý, giải quyết lao động dôi dƣ chƣa thỏa đáng. Mặt khác, sự suy
thoái của nền kinh tế toàn cầu cũng đã ảnh hƣởng đến tốc độ CPH doanh nghiệp nhà
nƣớc ở Việt Nam. Nhƣ vậy, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh ở Việt
Nam còn phải trải qua một chặng đƣờng khá dài và nhiều thử thách mới có thể hoàn
thành đƣợc quá trình CPH doanh nghiệp quốc doanh.
Tuy nhiên, quá trình CPH chỉ mới phản ánh một phần của bức tranh về thực
trạng và tác động của CPH đến nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu của CPH không chỉ
nhằm giảm bớt gánh nặng cho cán cân ngân sách mà còn phải hƣớng đến thúc đẩy các
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách và sự phát triển
của đất nƣớc. Vì vậy, bên cạnh quá trình CPH, một vấn đề cần lƣu tâm là hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh sau CPH. Thực tế cho thấy,
cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý, cơ chế hoạt động tại các doanh nghiệp này đang
gặp nhiều vấn đề vƣớng mắc, nhƣ: Công tác tổ chức, bộ máy quản lý còn nhiều bất
cập, năng lực quản lý và quản trị doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị
trƣờng; Vấn đề đất đai và quyền sở hữu tài sản chƣa đƣợc giải quyết một cách rõ ràng,
minh bạch; Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp sau CPH còn có sự phân biệt
đối xử; Chính sách, chế độ cho lao động dôi dƣ trong doanh nghiệp cổ phần hóa chƣa
4


đƣợc thỏa đáng; Doanh nghiệp sau CPH không có điều kiện về tài chính để đổi mới
công nghệ, dẫn đến tính cạnh tranh của đại bộ phận các doanh nghiệp sau CPH còn
thấp. Vì vậy, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn sau cổ phần hóa (hậu cổ
phần hóa) cần đƣợc xem xét cẩn trọng và có hệ thống.
Đồng Tháp là tỉnh vùng biên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có trên 50
km đƣờng biên giới giáp với nƣớc bạn Cam-pu-chia; có vị trí địa lý và giao thông
tƣơng đối không thuận lợi bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt trong khi cơ sở hạ tầng
giao thông chƣa phát triển đồng bộ. Vì vậy, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chƣa tƣơng

xứng với tiềm năng, nguồn thu ngân sách của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hàng
năm tỉnh phải nhận bổ sung gần 50% từ ngân sách trung ƣơng. Do đó, để giảm áp lực
cho cán cân ngân sách, quá trình CPH là tất yếu và cần phải đƣợc thực thi hiệu quả,
không chỉ hƣớng đến giảm áp lực cho cán cân ngân sách mà còn tiến tới đóng góp
nhiều hơn cho NSNN.
Nhƣ vậy, việc nghiên cứu quá trình CPH tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh
Đồng Tháp nói riêng là rất quan trọng và cần thiết, phục vụ công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, việc cân bằng mục tiêu vừa đảm bảo
vốn nhà nƣớc, giảm áp lực cán cân ngân sách vừa đảm bảo doanh nghiệp sau cổ phần
hóa phát triển bền vững là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và cấp bách. Theo đó, về
khái quát, đề tài mà luận văn hƣớng đến là “NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH
TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP”. Luận văn thiết lập cơ sở lý luận
và phân tích thực trạng quá trình CPH và các vấn đề hậu CPH của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, tác giả chỉ ra những khó khăn, bất cập trong thực
tế và đƣa ra các khuyến nghị, giải pháp phù hợp để các doanh nghiệp sau cổ phần hóa
trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững và hiệu quả.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính mà luận văn hƣớng đến là phân tích những vấn đề
CPH và các vấn đề hậu CPH tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Nhƣ
vậy, hai mục tiêu cục thể của luận án là: (1) đánh giá quá trình cổ phần hóa DNNN tại
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018; (2) Phân tích thực trạng các vấn đề hậu cổ phần
5


hóa tại các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay. Theo đó,
hai câu hỏi nghiên cứu mà luận văn cần phải giải đáp là:
(1) Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Đồng Tháp diễn ra
như thế nào?
(2) Giải quyết những vấn đề phát sinh hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

tại tỉnh Đồng Tháp như thế nào?
Để thực hiện mục tiêu và giải đáp hai câu hỏi nghiên cứu này, luận văn thiết
lập cơ sở lý luận trên cơ sở lƣợc khảo lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trƣớc.
Dựa trên khung phân tích này, tác giả phân tích thực trạng cổ phần hóa và các vấn đề
hậu CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, tác giả chỉ ra
những khó khăn, bất cập trong thực tế. Trên cơ sở phân tích này, tác giả đề xuất các
khuyến nghị, giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình
CPH và hậu CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, các
mục tiêu cụ thể và cũng là quy trình thực hiện của luận văn bao gồm các nội dung cụ
thể nhƣ sau:
- Tìm hiểu khung lý thuyết về CPH doanh nghiệp quốc doanh và các vấn đề
hậu CPH.
- Phân tích thực trạng quá trình CPH và những vấn đề phát sinh hậu CPH
doanh nghiệp quốc doanh tại tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, luận văn đúc kết những thành
tựu, hạn chế bất cập trong quá trình cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp thời gian qua.
- Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo các doanh nghiệp hậu
CPH trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững và hiệu quả trong thời gian tới.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình
CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp quốc doanh tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2011- 2018.

6


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp quốc doanh vừa cổ phần
hóa tại tỉnh Đồng Tháp, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018.

Cụ thể, trong phạm vi nội dung luận văn, doanh nghiệp nhà nƣớc vừa cổ phần
hóa tại tỉnh Đồng Tháp đƣợc hiểu là các doanh nghiệp có phần vốn nhà nƣớc thuộc
tỉnh quản lý vừa thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn nghiên cứu, bao gồm: (1) Công
ty TNHH MTV Cấp nƣớc và Môi trƣờng đô thị Đồng Tháp; (2) Công ty TNHH MTV
Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp; (3) Công ty TNHH MTV Thƣơng mại dầu
khí Đồng Tháp. Bên cạnh đó, nhằm củng cố các phân tích về những thành tựu cũng
nhƣ khó khăn, bất cập của quá trình CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh,
luận văn cũng phân tích khái quát thực trạng CPH tại 14 doanh nghiệp quốc doanh đã
CPH trên địa bàn tỉnh giai đoạn trƣớc.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng linh hoạt các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp thống kê mô tả bằng kỹ thuật phân tích và tổng hợp: Quá
trình phân tích đƣợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu chi tiết thực trạng doanh
nghiệp nhà nƣớc vừa CPH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018. Từ cơ sở này,
luận văn thực hiện tổng hợp các phân tích nhằm đúc kết những nhận định mang tính
tổng quát, hệ thống về thực trạng CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp quốc
doanh tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018.
- Phƣơng pháp phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia: Dựa vào mục tiêu nghiên
cứu, tác giả thực hiện việc lấy ý kiến của các chuyên gia là cán bộ quản lý, đại diện
doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nƣớc đã và đang cổ phần hóa tại tỉnh Đồng
Tháp.
1.5 Kết quả và đóng góp mới của luận văn
Việc thực hiện luận văn kỳ vọng sẽ mang lại những giá trị nhất định cả về mặt
khoa học và thực tiễn. Tác giả hƣớng đến giải quyết vấn đề nghiên cứu mà bối cảnh

7


thực tiễn đặt ra: Phân tích thực trạng CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp nhà

nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn tập trung khái quát hóa lý luận về doanh nghiệp quốc doanh, quá
trình, nội dung của CPH. Qua đó, luận văn cung cấp cho ngƣời đọc bức tranh tổng thể
về thực trạng CPH và các nút thắt hậu CPH của doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp
khả thi nhằm cải thiện chất lƣợng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn
tỉnh và đƣa ra các khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sau CPH hiện nay.
1.6 Quy trình nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện bao gồm các bƣớc chính nhƣ sau:

Tổng quan lý thuyết

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng và thảo luận

Kết luận và hàm ý chính sách

Thứ nhất, tác giả thực hiện khái quát lại các lý thuyết có liên quan nhằm hình
thành khung phân tích, cơ sở lý luận về DNNN, CTCP, quá trình cổ phần hóa và các
nút thắt phát sinh sau quá trình CPH. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành lƣợc khảo
các bài nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.

8


Thứ hai, từ cơ sở tổng quan lý thuyết đƣợc thực hiện ở bƣớc thứ nhất, luận văn
xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Luận văn hƣớng đến thực hiện câu hỏi
nghiên cứu chính là: “Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa
và hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Đồng Tháp như thế nào?”

Thứ ba, từ cơ sở tổng quan lý thuyết đƣợc thực hiện ở bƣớc thứ nhất và mục
tiêu nghiên cứu đƣợc xác định ở bƣớc thứ hai, luận văn thực hiện thu thập số liệu
nhằm phân tích thực trạng quá trình CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp nhà
nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ cơ sở này, tác
giả thảo luận về những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quá trình
cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp.
Cuối cùng, từ cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích thực trạng, tác giả rút ra các
kết luận về những hạn chế, bất cập còn tồn tại cũng nhƣ nguyên nhân của chúng trong
quá trình thực hiện cổ phần hóa và hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, luận văn đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giải quyết các
nút thắt trong quá trình cổ phần hóa và hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 04 chƣơng chính, ngoài chƣơng 1 giới thiệu tổng quan đề tài
nghiên cứu, nội dung luận văn đƣợc cấu trúc nhƣ sau:
Chƣơng 1_Tổng Quan Nghiên Cứu
Chƣơng 2_ Cơ sở lý luận về CPH và các vấn đề hậu CPH
Chƣơng 3_ Các nút thắt trong quá trình CPH và hậu CPH tại các doanh
nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Chƣơng 4_ Giải quyết các nút thắt trong quá trình CPH và hậu CPH
doanh nghiệp nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp

9


CHƢƠNG 2_CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ HẬU
CỔ PHẦN HÓA
2.1 Các khái niệm chính
2.1.1 Doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN)

Doanh nghiệp nhà nƣớc hay doanh nghiệp quốc doanh trƣớc hết là một loại
hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này có những đặc thù riêng biệt
so với những doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ. Thêm vào đó, quan điểm về doanh
nghiệp nhà nƣớc theo pháp luật Việt Nam cũng có những thay đổi theo thời gian.
Những thay đổi về quan điểm này tƣơng ứng với sự đổi mới về quan niệm về sở hữu
nhà nƣớc cũng nhƣ cơ chế quản lý nền kinh tế Việt Nam.
Trong nền kinh tế bao cấp, thƣơng nghiệp tƣ nhân gần nhƣ bị hạn chế. Nhà
nƣớc nắm vai trò chủ đạo, điều hành, kiểm soát trên thị trƣờng theo chế độ tem phiếu
nên hạn chế tối đa việc mua bán hoặc vận chuyển tự do hàng hoá trên thị trƣờng. Theo
đó, các doanh nghiệp ở thời kỳ này đều là doanh nghiệp nhà nƣớc. Các doanh nghiệp
này hoạt động trên cơ sở các quyết định của CQNN quản lý trực tiếp và các chỉ tiêu
pháp lệnh đƣợc giao. “Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định giá
sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết
định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh
nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước
thu”(Dƣơng Văn Hòa, 2016).
Kể từ khi Nhà nƣớc thực hiện chính sách Đổi mới, chuyển cơ chế quản lý từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, quan điểm về doanh nghiệp nhà nƣớc cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh các
doanh nghiệp nhà nƣớc, các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân bắt đầu
hình thành và phát triển. Năm 1995, luật doanh nghiệp nhà nƣớc ra đời, định nghĩa
chính thức về khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo quy định của luật, doanh
nghiệp nhà nƣớc là “tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức
quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội do Nhà nước giao”(Quốc hội IX, 1995). Theo đó, khái niệm này chỉ ra

10


điểm khác biệt chính giữa doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân là quyền

sở hữu và quản lý. Từ năm 2003 trở đi, doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc định nghĩa là “tổ
chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi
phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn”(Quốc hội XI, 2003). So sánh hai khái niệm này cho thấy, có một sự
chuyển biến lớn trong quan niệm về doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo đó, doanh nghiệp
nhà nƣớc không hoàn toàn chỉ dựa vào vấn đề quyền sở hữu và quản lý để phân loại
mà thay đổi theo hƣớng nhìn nhận sự bình đẳng giữa các hình thức doanh nghiệp. Lúc
này, doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc xác định dựa trên quyền kiểm soát và chi phối của
nhà nƣớc đới với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nƣớc cũng đƣợc tổ chức với nhiều
hình thức nhƣ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhƣ khu vực tƣ nhân, đây
là điểm mới và tiến bộ trong quan điểm về doanh nghiệp nhà nƣớc.
Năm 2014 đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn về sự thay đổi quan điểm về doanh
nghiệp nói chung và DNNN nói riêng. Hơn hai thập kỷ đổi mới và phát triển, NN ban
hành thống nhất một luật doanh nghiệp duy nhất, áp dụng thống nhất và bình đẳng,
không phân biệt cách thức đối xử đối với mọi loại hình doanh nghiệp (trƣớc đây, Việt
Nam có luật doanh nghiệp và luật DNNN). Điều này cho thấy sự bình đẳng, tiến tới
cạnh tranh công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, phù hợp với nền kinh tế thị
trƣờng. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2014 lại đƣa ra thay đổi lớn về định nghĩa
doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo luật này, DNNN là “Doanh nghiệp nhà nước là doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (Quốc hội XIII, 2014). Vì vậy, những
DN mà NN không sở hữu tố đa 100% vốn điều lệ thì không đƣợc coi là DNNN. Điều
này đặt ra những vấn đề phát sinh, đặc biệt là đối với quá trình cổ phần hóa DNNN
hiện nay.
Lƣợc khảo cho thấy, khái niệm DNNN theo văn bản pháp luật của nƣớc ta hiện
nay và khái niệm DNNN tại các quốc gia khác trên thế giới có nhiều khác biệt. Theo
Dƣơng Văn Hòa (2016), tại những quốc gia khác trên thế giới, hầu nhƣ ít còn tồn tại
các doanh nghiệp mà Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ. Cụ thể, tác giả nhận định, ở
những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi nơi mà vẫn còn nhiều doanh nghiệp
nhà nƣớc trong các lĩnh vực then chốt, mức sở hữu nhà nƣớc trong các doanh nghiệp
11



này thƣờng chỉ ở mức từ 40 - 51%. Hơn nữa, những doanh nghiệp này phải thực hiện
giải trình công khai, minh bạch một cách bắt buộc thông qua việc niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán. Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhƣ Châu Âu hay Hoa
Kỳ, số lƣợng doanh nghiệp mà nhà nƣớc sở hữu vốn điều lệ còn rất ít và tỷ lệ cổ phần
mà nhà nƣớc sở hữu thƣờng ở mức rất thấp, dƣới 30%. Tƣơng tự, những doanh nghiệp
này cũng phải thực hiện giải trình công khai minh bạch thông qua việc niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán.
Thực tế cho thấy, số lƣợng DN mà NN đang sở hữu vốn ở Việt Nam vẫn chiếm
tỷ trọng lớn cả về số lƣợng (về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh) lẫn tỷ trọng vốn sở
hữu (rất nhiều doanh nghiệp mà NN nắm giữ từ 51% cổ phần chi phối trở lên). Nhƣ
vậy, bên cạnh những DNNN (NN sở hữu 100% vốn), vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp
mà nhà nƣớc nắm giữ cổ phần ở mức có quyền chi phối. Từ đó, một vấn đề lớn phát
sinh là những doanh nghiệp mà nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối (nhà nƣớc nắm
giữ từ 51% cổ phần chi phối trở lên) liệu có phải tiếp tục cổ phần hóa. Theo quan
điểm trƣớc đây, các doanh nghiệp này vẫn là doanh nghiệp nhà nƣớc. Vì vậy, các
doanh nghiệp này cần phải tiếp tục cải cách, còn bây giờ là các doanh nghiệp này
không nằm trong đối tƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc cần phải cải cách. Hơn nữa, quyền
lợi và tiếng nói của các cổ đông chiếm giữ số cổ phần còn lại sẽ đƣợc giải quyết nhƣ
thế nào nếu nhà nƣớc quyết định cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Có thể nói, đây là
khoảng trống pháp lý khi có sự thay đổi lớn khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc so với
chính bản thân nó trƣớc đây cũng nhƣ so với quan niệm về doanh nghiệp nhà nƣớc
trên thế giới hiện nay.Vì vậy, thực trạng này đòi hỏi sự thay đổi về quy định pháp luật
đối với doanh nghiệp có vốn mà nhà nƣớc sở hữu. Ở nội dung luận văn này, để phù
hợp với bối cảnh thực tiễn và chủ trƣơng, quy định về cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ
phần hóa mà luận văn phân tích là doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp.
2.1.2 Công ty cổ phần (CTCP)
Loại hình Công ty cổ phần xuất hiện từ cuối thế kỷ 16 ở các quốc gia Châu Âu.

Theo đó, CTCP đến nay đã có lịch sử phát triển qua nhiều thế kỷ (Phạm Thị Thùy
Linh, 2015). Loại hình doanh nghiệp này là sự hình thành một kiểu tổ chức công ty
12


trong nền kinh tế thị trƣờng (KTTT). Nó ra đời không thuộc ý muốn chủ quan của bất
cứ lực lƣợng nào mà là một tiến trình kinh tế khách quan, do đòi hỏi của xã hội hóa
lực lƣợng SXKD trong KTTT, kết quả hiển nhiên của quá trình tập trung tƣ bản, diễn
ra một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp và sự tự do cạnh
tranh của Chủ nghĩa tƣ bản. Đồng thời, trở thành một loại hình công ty phổ biến ở hầu
hết các nƣớc trên thế giới. Sự ra đời của công ty cổ phần trong nền KTTT diễn ra nhƣ
một tất yếu khách quan.
Công ty cổ phần là một loại hình công ty với vốn điều lệ đƣợc phân chia thành
nhiều phần nhỏ bằng nhau, gọi là các cổ phần. Các cổ đông là những nhà đầu tƣ sở
hữu cổ phần của doanh nghiệp, cùng chia sẻ lợi ích, rủi ro trong phạm vi phần góp
vốn của mình trên cơ sở tự nguyện cùng nhau thực hiện các hoạt động SXKD nhằm
thu lợi nhuận. Theo đó, thực chất CTCP là một sự kết nối về mặt kinh tế của nhiều
nhà đầu tƣ, với mục tiêu chung là thành lập một tổ chức sản xuất kinh doanh, có tài
sản độc lập, có tƣ cách pháp nhân và có các quyền quản lý sử dụng tài sản và các
quyền khác trong doanh nghiệp. Theo đó, công ty cổ phần có những đặc điểm chính
nhƣ sau:
“- Là loại hình công ty theo chế độ trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là trách nhiệm
của các chủ sở hữu doanh nghiệp đƣợc giới hạn trong phạm vi tỷ lệ số vốn đã góp vào
vốn điều lệ của công ty.
- Là chủ thể SXKD và có tƣ cách pháp nhân hợp pháp, tính từ ngày CTCP
đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Có cấu trúc vốn mở.
- Phải chịu trách nhiệm một cách độc lập về các nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ
tài sản của công ty. Tuy nhiên, ngoài phạm vi giá trị cổ phần mà mình nắm giữ, các cổ
đông không phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ, tài sản của CTCP.

- Phải có ít nhất ba cổ đông trong suốt quá trình hoạt động, không hạn chế số
lƣợng cổ đông tối đa.
- Là công ty đối vốn, trong đó các thành viên liên kết với nhau dựa trên cơ sở
vốn góp. Quan hệ nhân thân giữa các thành viên chỉ là yếu tố thứ yếu. “
13


2.1.3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc
 Khái niệm quá trình cổ phần hóa
Có nhiều học giả đƣa ra các quan điểm khác nhau về khái niệm CPH doanh
nghiệp nhà nƣớc, tuy nhiên, điểm chung của các khái niệm này đều nhận định rằng
CPH là việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ nhà nƣớc sở hữu sang hình thức sở hữu
cổ phần. Theo Dƣơng Đức Chính (2006), CPH DNNN đƣợc hiểu là “quá trình chuyển
đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Sau khi đã hoàn tất quy
trình chuyển đổi này, doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ chuyển sang loại hình công ty cổ
phần, hoạt động như một công ty thuộc khu vực tư nhân”. Tƣơng tự, Vũ Văn Sơn
(2009) nhận định “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là biện pháp có tính đặc thù
của quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, là quá trình chuyển các doanh
nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần”.
Đúc kết từ các khái niệm trên, tác giả nhận định rằng, CPH là quá trình chuyển
đổi các doanh nghiệp quốc doanh sang hình thức CTCP. CPH là phƣơng thức nhằm
thực hiện xã hội hóa quyền sở hữu, chuyển dần từ hình thái doanh nghiệp thuộc sở
hữu NN (hoặc NN nắm quyền chi phối) sang hình thức CTCP với nhiều cổ đông sở
hữu để tạo ra mô hình doanh nghiệp năng động, phù hợp với nền KTTT.
 Vai trò của quá trình CPH
Theo đó, mục tiêu của quá trình CPH là huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ
(NĐT) trong nƣớc và ngoài nƣớc nhằm nâng cao năng lực SXKD, đổi mới công nghệ
cũng nhƣ đổi mới phƣơng thức quản trị. Bên cạnh đó, quá trình này còn giúp doanh
nghiệp quốc doanh sau khi cổ phần hóa thực hiện giải trình công khai, minh bạch
thông tin theo nguyên tắc thị trƣờng và giá trị thị trƣờng, từ đó, gắn kết quá trình cổ

phần hóa với thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng khoán.
Ở mục tiêu vĩ mô, quá trình CPH nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên: Nhà nƣớc, doanh
nghiệp, NĐT (cổ đông) và ngƣời lao động. Cụ thể, tổng hợp từ các nghiên cứu trƣớc
(Meggionson & ctg, 1994; Dƣơng Đức Chính, 2006; Vũ Văn Sơn, 2009; Dƣơng Đức
Tâm, 2016;Nguyễn Thị Xuân Hồng, 2017), quá trình CPH DNNN thực thi hiệu quả
và chất lƣợng sẽ mang lại những tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, nhƣ sau:
14


- Giảm số lƣợng doanh nghiệp quốc doanh đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng
cho ngân sách nhà nƣớc, từ đó, giảm bớt áp lực cho tăng thu từ thuế. Điều này đặc biệt
quan trọng trong bối cảnh cán cân ngân sách của nƣớc ta đang trong tình trạng thâm
hụt dai dẳng nhƣ hiện nay. Hơn nữa, nếu cán cân ngân sách thặng dƣ, nhà nƣớc có
thêm nguồn lực để cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ công chức ( tăng chi thƣờng
xuyên) hoặc dành cho các khoản đầu tƣ công, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội (tăng chi đầu tƣ).
- Kết quả của quá trình CPH là sự xuất hiện nhiều hơn các CTCP với quy mô
vừa và lớn. Theo cơ chế thị trƣờng, cổ phần đƣợc lƣu chuyển thông qua thị trƣờng vốn
và thị trƣờng chứng khoán, quá trình luân chuyển này sẽ đẩy dòng vốn từ nơi không
có hiệu quả hoặc hiệu quả sử dụng thấp sang nơi có hiệu quả sử dụng vốn cao: “Đối
với doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa tạo ra khả năng phát triển nguồn vốn Nhà
nước bằng cách thu hút và tổ chức thêm nhiều nguồn vốn từ xã hội, mở rộng phạm vi
chi phối của nguồn vốn Nhà nước” (Tô Huy Rứa, 2007). Qua đó, nguồn lực xã hội
không chỉ huy động đƣợc từ nhiều thành phần kinh tế mà còn đƣợc sử dụng một cách
hiệu quả hơn.
- Thông qua cơ chế công khai minh bạch của CTCP, quá trình CPH doanh
nghiệp quốc doanh góp phần đẩy lùi tình trạng tham những, trì trệ, lãng phí tại các
doanh nghiệp quốc doanh. Đây là thực trạng khá phổ biến tại các các doanh nghiệp
quốc doanh cũng nhƣ cơ quan quản lý bởi cơ chế bao cấp của ngân sách sẽ hạn chế

động lực phát triển doanh nghiệp, cơ chế "Xin - Cho" là nguyên nhân của các biểu
hiện lãng phí, tiêu cực và tham nhũng.
- Quá trình CPH DNNN sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả SXKD, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa có khả năng cạnh tranh và cạnh tranh
công bằng với các loại hình doanh nghiệp khu vực tƣ. Ngoài ra, quá trình CPH giúp
doanh nghiệp ra quyết định hiệu quả hơn. Qua đó, quá trình này buộc các doanh
nghiệp phải phát triển, thúc đẩy ngƣời lao động làm việc hăng say và có trách nhiệm,
từ đó góp phần vào việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và
SXKD hiệu quả.

15


×