BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM KIM NGÂN
VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
(BALANCED SCORECARD) TRONG ĐÁNH GIÁ
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁT LINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM KIM NGÂN
VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
(BALANCED SCORECARD) TRONG ĐÁNH GIÁ
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁT LINH
Chuyên ngành : Kế toán ( hướng ứng dụng)
Mã ngành : 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Ngọc Dung
Tp. Hồ Chí Minh – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
thông tin và số liệu mà tôi sử dụng trong bài luận văn là trung thực. Nội
dung và kết quả nghiên cứu chưa được cộng bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên
Phạm Kim Ngân
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết .................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu ................................... 2
CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .............................. 4
1.1 Giới thiệu về công ty ................................................................................. 4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 4
1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................ 5
1.1.3 Cơ cấu tổ chức công tác kế toán tại công ty ............................................. 6
1.2 Nhận diện vấn đề cần giải quyết ................................................................. 7
1.2.1 Vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân vấn đề vẫn tồn tại........................ 8
1.2.2 Sự cần thiết phải vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả
hoạt động của công ty Cát Linh ...................................................................... 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................... 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG ..................................... 17
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến mục tiêu của đề tài ............. 17
2.2 Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến mục tiêu của đề tài ............. 18
2.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước ............................................................. 19
2.4 Cơ sở lý thuyết về thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... 22
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẬN DỤNG BSC TRONG ĐÁNH GIÁ
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CÁT LINH - DỰĐOÁN
NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG ............................................................... 23
3.1 Thực trạng về công tác đánh giá thành quả hoạt động của công ty Cát Linh23
3.1.1 Thực trạng đánh giá thành quả tài chính ................................................ 24
3.1.1.1 Tình hình tài chính của công ty ........................................................... 24
3.1.1.2 Đánh giá thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính........................... 27
3.1.2 Thực trạng đánh giá thành quả ở khía cạnh khách hàng ........................ 30
3.1.2.1 Tình hình đối tượng khách hàng của công ty ...................................... 30
3.1.2.2 Đánh giá thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng ...................... 30
3.1.3 Khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ .................................................. 36
3.1.3.1 Tình hình kinh doanh nội bộ hiện tại của Công ty .............................. 36
3.1.3.2 Đánh giá thành quả hoạt động về khía cạnh quy trình kinh doanh nội
bộ hiện tại của doanh nghiệp .......................................................................... 38
3.1.4 Khía cạnh học hỏi và phát triển ............................................................. 39
3.1.4.1 Tình hình nhân sự và hệ thống thông tin ............................................. 39
3.1.4.2 Đánh giá tình hình nhân sự và hệ thống thông tin ............................... 41
3.2 Nguyên nhân của hạn chế ......................................................................... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 46
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN TRONG ĐÁNH GIÁ
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CÁT LINH VÀ CÁC GIẢI
PHÁP .............................................................................................................. 47
4.1 Kiểm chứng nguyên nhân trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty
Cát Linh .......................................................................................................... 47
4.2 Đề xuất giải pháp ...................................................................................... 49
4.2.1 Xác định tầm nhìn và chiến lược của công ty trong thời gian tới ........... 50
4.2.1.1 Sứ mệnh, giá trị cốt lõi........................................................................ 51
4.2.1.2 Tầm nhìn và chiến lược của công ty Cát Linh .................................... 52
4.2.2 Gợi ý về giải pháp cần hoàn thiện trong đánh giá thành quả hoạt động tại
công ty Cát Linh ............................................................................................. 53
4.2.2.1 Giải pháp về đánh giá thành quả hoạt động về khía cạnh tài chính ..... 52
4.2.2.2 Khía cạnh khách hàng ......................................................................... 58
4.2.2.3 Khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ ............................................... 65
4.2.2.4 Khía cạnh học hỏi và phát triển .......................................................... 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................... 81
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP VỀ VẬN DỤNG THẺ
ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CÁT LINH ............................................................. 82
5.1 Kế hoạch triển khai ................................................................................... 82
5.2 Qui định trách nhiệm phối hợp các bộ phận liên quan đến giải pháp ........ 86
5.3 Đánh giá kết quả giải pháp thông qua các chỉ tiêu cụ thể sau khi triển khai 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCH: Ban chấp hành
BGĐ: Ban giám đốc
BHXH: Bảo hiểm xã hội
KQHDKD: Kết quả hoạt động kinh doanh
MTV: Một thành viên
SX: Sản xuất
TM : Thương mại
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
QS: Phòng dự toán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Doanh thu theo loại công trình thi công 2018............................................... 24
Bảng 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của Cát Linh giai đoạn 20152018 ............................................................................................................................ 25
Bảng 3:Bảng cân đồi kế toán rút gọn Công ty Cát Linh năm 2017- 2018................... 25
Bảng 4 :KQHDKD rút gọn công ty Cát Linh năm 2017-2018 .................................... 26
Bảng 5: Bảng chỉ số tài chính công ty Cát Linh năm 2017 – 2018 ............................. 27
Bảng 6 : Bảng so sánh doanh thu – lợi nhuận công ty Cát Linh năm 2017 –
2018 ............................................................................................................................ 27
Bảng 7: Bảng theo dõi doanh thu khách hàng cũ và khách hàng mới ......................... 31
Bảng 8: Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng hạng mục thi công năm
2018 ............................................................................................................................ 31
Bảng 9 : Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng ngoài hạng mục thi
công năm 2018 ........................................................................................................... 32
Bảng 10 : Bảng thống kê kết quả khảo sát tiến độ thi công năm 2018 ........................ 34
Bảng 11 : Cơ cấu nhân sự công ty năm 2017 và 2018 ................................................ 39
Bảng 12 : Đánh giá, phân loại nhân viên năm 2018.................................................... 41
Bảng 13 : Bảng tổng hợp các chỉ tiêu chăm sóc nội bộ nhân viên năm 2018 ............. 42
Bảng 14 : Bảng triển khai chiến lược về khía cạnh tài chính ...................................... 56
Bảng 15 : Bảng triển khai chiến lược về khía cạnh khách hàng .................................. 62
Bảng 16 : Bảng triển khai chiến lược về khía cạnh quy trình kinh doanh nội
bộ ................................................................................................................................ 69
Bảng 17 : Bảng triển khai chiến lược về khía cạnh học hỏi và phát triển ................... 77
Bảng 18 : Kế hoạch triển khai vận dụng BSC trong đánh giá thành quả
công ty Cát Linh ......................................................................................................... 82
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty ................................................................................ 6
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán..................................................................... 7
Hình 3.1 : Cơ cấu doanh thu được phân loại theo các loại hình công trình
của Cát Linh năm 2018 ............................................................................................... 25
Đồ thị 3.2: Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát chất lượng hạng mục thi công ............. 32
Đồ thị 3.3 : Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát chất lượng hạng mục thi
công ............................................................................................................................ 33
Đồ thị 3.4 : Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát tiến độ thi công năm 2018................... 34
Sơ đồ 3.5 : quy trình kinh doanh của công ty ............................................................. 38
Đồ thị 3.6 : Đồ thị biểu diễn phân loại đánh giá nhân viên năm 2018 ........................ 42
TÓM TẮT
Qua nghiên cứu tác giả trình bày được những nội dung liên quan đến
các phát hiện, các vấn đề cần giải quyết tại công ty Cát Linh trong đánh giá
thành quả hoạt động của công ty. Cụ thể, tác giả tập trung trình bày những nội
dung như giới thiệu về công ty Cát Linh, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh, cơ cấu tổ chức công tác kế toán tại công ty, và đặc biệt là trình bày nội
dung liên quan đến tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong công ty. Từ
việc trình bày những nội dung nêu trên, tác giả nhận thấy việc đánh giá hoạt
động kinh doanh trong công ty còn nhiều hạn chế, như trình độ nhân lực quản
lý trong việc xây dựng các chỉ tiêu và đo lượng thành quả hoạt động của công
ty còn hạn chế; khó khăn trong việc xác định đúng chiến lược kinh doanh và
xây dựng các thước đo; việc phát triển kế hoạch/ biện pháp, ngân sách thực
hiện các mục tiêu chưa tốt; Công ty chưa chú trọng theo dõi kết quả thực hiện
trong quá trình triển khai để có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế;
Chưa chú trọng việc xây dựng hệ thống lương, thưởng dựa trên thành
tích;…do vậy cần tập trung giải quyết những hạn chế vừa nêu, mà theo tác giả
là vận dụng thẻ điểm cân bằng vào đánh giá thành quả hoạt động của công ty
là cần thiết.
Qua xác định các hạn chế trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cát Linh, kiểm chứng các hạn chế, cũng như
những nguyên nhân gây nên hạn chế trong đánh giá thành quả hoạt động của
Công ty, đề tài cũng để đề xuất một số giải pháp, xây dựng kế hoạch hành
động liên quan đến vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả của
công ty trong thời gian tới.
ABSTRACT
Through the study, the author presented the contents related to the
findings and issues to be solved at Cat Linh Company in assessing the
performance of the company. Specifically, the author focuses on presenting
contents such as introduction of Cat Linh company, business and production
performance characteristics, accounting organization structure at the company,
and especially presenting content related to the business analysis organization
in the company. From the presentation of the above contents, the author found
that the assessment of business activities in the company is still limited, such
as the level of management manpower in setting targets and measuring the
performance of operations. the company's limited; difficulties in properly
identifying business strategies and building metrics; the development of plans
/ measures, the budget to implement the objectives is not good; The company
has not focused on monitoring the implementation results in the process of
implementation to make adjustments appropriate to the actual situation; Not
paying attention to the construction of the system of salary and bonuses based
on merit, ... therefore, it is necessary to focus on addressing the abovementioned limitations, but according to the author, to apply a balanced
scorecard to evaluate the performance of the Company is needed.
Through the identification of limitations in the assessment of
performance at Cat Linh Construction Investment Joint Stock Company,
verification of limitations, as well as the causes of limitations in evaluating
performance. The project also proposes some solutions, builds action plans
related to the use of balanced score cards in evaluating the company's
performance in the future.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chịu tác động rất lớn của
sự suy yếu nền kinh tế toàn cầu, trong môi trường kinh doanh như hiện nay,
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải chọn cho mình một hướng đi và
một chiến lược phù hợp. Nhưng làm thế nào để biến chiến lược thành hành động
lại là vấn đề khó hơn và khó nhất là việc đánh giá thành quả hoạt động của đơn vị
để khẳng định con đường mà đơn vị đang đi không bị chệch hướng và chiến lược
họ đang thực hiện phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Những thước đo tài chính truyền thống sử dụng trong đánh giá thành quả
hoạt động của một tổ chức – chủ yếu là cung cấp các thông tin tài chính trong quá
khứ, không thể dự báo thành quả hoạt động trong tương lai đã trở nên lạc hậu,
không còn phù hợp với thời kỳ cạnh tranh thông tin khi mà hoạt động tạo ra giá
trị của tổ chức ngày càng chuyển từ sự phụ thuộc vào tài sản hữu hình, tài sản vật
chất sang tài sản vô hình, tài sản phi vật chất.
Rober S.Kaplan và David Norton đã phát triển Hệ thống Thẻ cân bằng
điểm (Balance Scorecard – BSC) giúp các tổ chức chuyển tầm nhìn chiến lược
thành mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập hệ thống bốn phương
diện tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát
triển để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cát Linh đã đạt một số thành tựu nhất
định, và là một trong số các doanh nghiệp duy trì được lợi nhuận hàng năm trong
thời kỳ suy thoái kinh tế nói chung và trong thời kỳ ngành xây dựng gặp khó
khăn lớn nói riêng. Tuy nhiên, tại công ty công tác quản lý vẫn còn nhiều hạn chế
như trình độ nhân lực quản lý trong việc xây dựng các chỉ tiêu và đo lượng thành
quả hoạt động của công ty còn chưa phù hợp, việc xác định đúng chiến lược kinh
doanh và xây dựng các thước đo còn nhiều khó khăn, phát triển kế hoạch/ biện
pháp, ngân sách thực hiện các mục tiêu chưa tốt,... Do vậy, làm thế nào đương
đầu với thách thức trên thị trường cũng như phát triển mạnh trong tương lai đòi
hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược tốt, xây dựng hệ thống đo lường đánh
2
giá thành quả hoạt động một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn nữa. Cụ thể là đo
lường hoạt động của doanh nghiệp thông qua các phương diện tài chính, khách
hàng, quy trình nội bộ và học hỏi, phát triển. Từ đó, đánh giá được trách nhiệm
của các nhà quản lý thông qua công cụ BSC nhằm nâng cao năng lực quản lý và
thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Vận dụng Thẻ cân
bằng điểm (Balance Scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ
phần đầu tư xây dựng Cát Linh” để thực hiện nghiên cứu. Qua nghiên cứu, luận
văn góp phần đề xuất một số giải pháp, xây dựng kế hoạch hành động liên quan
đến vận dụng BSC trong đánh giá thành quả của công ty trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành
quả hoạt động tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cát Linh.
Mục tiêu cụ thể:
Để giải quyết mục tiêu tổng quát vừa nêu, nghiên cứu tiến hành giải quyết
những mục tiêu cụ thể như:
- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác đánh giá thành quả hoạt động
tại công ty (ưu điểm, nhược điểm).
- Xây dựng kế hoạch vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động tại
công ty Cát Linh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp định tính, phương pháp
quan sát sử dụng các công cụ như phân tích, thống kê, khảo sát, tổng hợp số liệu
thu thập tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cát Linh để giải quyết các mục tiêu
trên.
4. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu
Đề tài đã nêu được các hạn chế trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cát Linh, kiểm chứng các hạn chế, cũng như
những nguyên nhân gây nên hạn chế trong đánh giá thành quả hoạt động của
3
Công ty, để đề xuất một số giải pháp, xây dựng kế hoạch hành động liên quan đến
vận dụng BSC trong đánh giá thành quả của công ty trong thời gian tới.
4
CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1.1 Giới thiệu về công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP Đầu Tư Xây Dựng Cát Linh được thành lập theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0309130759 ngày 01 tháng 03 năm 2010 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Với ngành nghề kinh doanh là xây
dựng nhà các loại và kinh doanh bất động sản. Trụ sở chính tại địa chỉ: 71/24
Nguyễn Công Hoan, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM. Sau nhiều lần thay
đổi Giấy phép kinh doanh, thông tin của công ty hiện tại như sau:
-
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁT LINH
-
Tên giao dịch: CAT LINH CONSTRUCTION AND INVESTMENT
JOINT STOCK COMPANY
-
Tên viết tắt: CAL
-
Mã số thuế: 0309130759 (Cấp ngày 01 tháng 03 năm 2010)
-
(Theo Giấy phép kinh doanh số 0309130759, thay đổi lần thứ 10 ngày
10/10/2015)
-
Trụ sở chính: 71/24 Nguyễn Công Hoan, Phường 7, Quận Phú Nhuận,
Tp.HCM
-
Điện thoại: 028 3502 2020
-
Email:
-
Website: www.catlinhgroup.com
-
Lĩnh vực hoạt động chính: Xây dựng nhà các loại và kinh doanh bất động
sản.
Sau hơn 9 năm phát triển đến nay, Cát Linh đã đạt được những thành tựu
to lớn, xây dựng được một vị thế vững chắc trong lĩnh vực xây dựng với những
dự án tầm cỡ và trở thành một nhà thầu uy tín. Cát Linh đã có một bước chuyển
mình lớn từ khi mới thành lập đến nay. Với bề dày kinh nghiệm, cũng như những
sản phẩm, dịch vụ chất lượng cung cấp cho khách hàng. Cát Linh ngày càng
5
chứng tỏ rằng mình xứng đáng là một đối tác lâu dài, đáng tin cậy và vươn lên trở
thành một thương hiệu hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.
Trên thực tế bản thân công ty cũng có những khó khăn đang tồn tại cần
khắc phục các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài mạnh về vốn, kỹ thuật, quản lý
tiên tiến đang xâm nhập vào thị trường xây dựng Việt Nam rất nhiều, gây nhiều
bất lợi cho công ty xây dựng Việt Nam nói chung và Cát Linh nói riêng trong quá
trình đấu thầu, cũng như cạnh tranh về giá thầu xây dựng. Bên cạnh đó, các vấn
đề liên quan đến pháp luật, quy định về xây dựng, thi công công trình cũng
thường xuyên thay đổi gây nhiều khó khăn cho công ty trong quá trình hoạt động.
1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Sơ đồ tổ chức công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ
PHÓ
TỔNG
TỔNG
PHÓ TỔNG
GIÁM
GIÁM
GIÁM ĐỐC
ĐỐC
ĐỐC
PHÒNG
PHÒNG
KỸ
PHÒNG
HỢP
THUẬT
THIẾT
ĐỒNG
VÀ AN
KẾ
TOÀN
PHÒNG
CƠ ĐIỆN
PHÒNG
THI
CÔNG
6
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN SỰ
PHÒNG
ĐẤU
THẦU
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ
PHÒNG
QUẢN LÝ
PHÒNG
KẾ TOÁN
NHÂN SỰ
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức công ty
- Về lĩnh vực kinh doanh:
+ Chủ yếu xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình dân dụng, công trình
công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp; các
công trình giao thông và công trình thủy lợi.
+ Tư vấn đầu tư, quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp,
các công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp
+ Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình. Thiết kế công trình dân
dụng và công nghiệp. Thiết kế phần cơ điện công trình.
- Mục tiêu hoạt động: Cát Linh không ngừng cung cấp cho khách hàng
những giải pháp xây dựng tối ưu nhờ vào thế mạnh kỹ thuật, nhân sự, quản lý và
tiềm năng tài chính, lấy Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả làm phương châm hoạt
động. Những ưu thế đó, đã tạo cho các công trình từ các cao ốc văn phòng, căn hộ
chung cư, biệt thự hay các khu nhà máy sản xuất công nghiệp đều có dấu ấn đặc
biệt từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối. Đến nay, tổng giá trị hợp đồng mà Cát
Linh thực hiện đã lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Đến năm 2020, Cát Linh hướng đến trở thành một trong 10 công ty xây
dựng có doanh thu cao nhất của nhóm doanh nghiệp xây dựng dân dụng và công
nghiệp góp phần xây dựng doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
- Thị trường mục tiêu: dự án cấp trung và lớn từ 50 tỷ trở lên, các dự án
thuộc cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức công tác kế toán tại công ty
7
Công ty thực hiện việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính
theo hướng dẫn của thông tư 200/ 2014/ TT – BTC hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp ban hành ngày 22/12/2014, tuân thủ Luật kế toán (Luật số:
88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015) và áp dụng các chế độ, chính sách kế
toán theo qui định của Nhà Nước có liên quan đến hoạt động của công ty.
Công ty tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Công ty tổ
chức quản lý kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tập
trung tại phòng tài chính kế toán để xử lý. Phòng tài chính kế toán chịu trách
nhiệm tất cả các công việc của kế toán từ khâu xử lý chứng từ đến việc ghi sổ
sách tổng hợp, chi tiết, lập báo cáo tài chính...
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế
Kế
Kế
Kế
Kế
Kế
Kế
Kế
toán
toán
toán
toán
toán
toán
toán
toán
vốn
vật tư
công
tài
lao
thanh
chi
tổng
nợ
sản
động
toán
phí
hợp
cố
tiền
sản
định
lương
xuất
bằng
tiền
giá
thành
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
1.2 Nhận diện vấn đề cần giải quyết
8
1.2.1 Vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân vấn đề vẫn tồn tại
Đối với khía cạnh tài chính
+ Tăng trưởng doanh thu:Từ khi thành lập đến nay, hiệu quả kinh tế của
Cát Linh đều tăng qua các năm, cụ thể, trong giai đoạn 2015 – 2018, tài sản công
ty tăng từ 242.577.645.026 đồng lên 1.393.945.804.536 đồng, doanh thu và lợi
nhuận của công ty cũng liên tục tăng trong giai đoạn này. (doanh thu tăng từ
36.525.646.910 đồng lên 3.229.969.675.619 đồng, năm 2015 lỗ 1.881.863.802
đồng, thì đến năm 2018, công ty đạt mức lợi nhuận là 141.915.576.380 đồng).
+ Sử dụng tài sản hiệu quả: Công ty có đánh giá hiệu quả sử dụng trong
việc tính toán và so sánh thường xuyên các chỉ số như ROA, ROE qua các năm.
Tuy nhiên công ty không xây dựng mục tiêu tài chính cụ thể qua các năm, cũng
như chưa chú trọng đến tăng trưởng doanh thu mà hầu hết tập trung vào tỷ lệ lãi
gộp hàng năm, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty không phản ánh
được việc công ty có đạt được mục tiêu chiến lược của công ty hay không.
Kể từ năm 2015, khi hoạt động kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định,
sinh lãi, công ty luôn đóng góp hàng tỷ đồng tiền thuế vào ngân sách Nhà nước
hàng năm, bên cạnh đó, công ty cũng hỗ trợ việc làm cho hàng trăm lao động có
hộ khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và những khu vực lân cận, tạo điều
kiện việc làm, thu nhập, hỗ trợ người lao động ổn định cuộc sống, tham gia
BHXH cho người lao động, tạo điều kiện làm việc an toàn, góp phần đảm bảo an
sinh xã hội cho người lao động. Bên cạnh đó, với đặc thù ngành nghề xây dựng,
công ty nhận thức rõ những tác động của doanh nghiệp đến môi trường nên
thường xuyên tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức nhân viên công ty về bảo vệ
môi trường trong quá trình hoạt động.
Đối với khía cạnh khách hàng:
+ Tăng trưởng thị phần của công ty: Công ty có nghiên cứu, tìm hiểu,
xác định điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị, tuy nhiên, công tác này chưa được
thực hiện một cách khoa học, chưa hệ thống, chủ yếu được thực hiện khi nhận
thầu công trình mới, hoặc những khó khăn mà công ty gặp phải trong khi thi công
9
các dự án xây dựng, chính điều này tạo tâm thế bị động trước các tác nhân gây rủi
ro cho hoạt động của công ty.
+ Tăng sự hài lòng của khách hàng hiện tại: Tương tự với việc đánh giá
môi trường bên trong, việc phân tích môi trường bên ngoài công ty cũng chưa
thực hiện hiệu quả, đồng bộ. Trên thực tế, các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài
mạnh về vốn, kỹ thuật, quản lý tiên tiến đang xâm nhập vào thị trường xây dựng
Việt Nam rất nhiều, việc bị động trong nghiên cứu, phân tích đối thủ gây nhiều
bất lợi cho công ty xây dựng Việt Nam nói chung và Cát Linh nói riêng trong quá
trình đấu thầu, cũng như cạnh tranh về giá thầu xây dựng. Bên cạnh đó, môi
trường bên ngoài của công ty liên quan đến pháp luật, quy định về xây dựng, thi
công công trình cũng thường xuyên thay đổi, không ổn định, việc không tổ chức
đội ngũ nhân viên thường xuyên theo dõi, cập nhật thay đổi cũng gây nhiều khó
khăn cho công ty trong quá trình hoạt động.
Đối với khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ: Với đặc thù công ty xây
dựng, quá trình quản lý thi công và hạch toán của Cát Linh vẫn chưa được thực
hiện hiệu quả, vẫn còn tình trạng khách hàng khiếu nại về chất lượng công trình
thi công, mất nguyên vật liệu, cũng như công ty chưa xây dựng được quy trình
nội bộ trong quản lý chất lượng thi công.
Đối với nhân viên: Công ty có xây dựng văn hóa công ty, liên quan đến
ứng xử của các thành viên trong công ty trong quá trình làm việc, đồng thời cũng
xây dựng cơ cấu công ty rõ ràng, cụ thể, trong đó có phân chia chức năng, quyền
hạn cụ thể cho từng phòng ban. Với đặc thù ngành xây dựng, chi phí nhân công
luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của công ty. Người lao động nói
chung mà nhân viên thi công nói riêng đóng vai trò quan trọng trong chất lượng
và tiến độ thi công công trình. Nhận thức được điều này, Cát Linh đặc biệt chú
trong đến năng suất của người lao động, tuy nhiên các chính sách thưởng, phạt
của công ty chưa thật sự rõ ràng, hợp lý, chưa đủ sức răn đe cũng như tạo động
lực làm việc cho người lao động. Quy định phạt đối với nhân công trộm cắp vật
tư, phóng uế trong thi công,… cũng chỉ mang tính hình thức. Đối với nhân viên
thuộc khối văn phòng, công ty cũng chưa xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể,
10
cũng như xây dựng thang đo, tiêu chí đánh giá chất lượng công việc của những
nhân viên này.
Từ những phân tích, đánh giá vừa nêu trên liên quan đến công ty Cát Linh
với các nội dung như lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức công tác kế toán tại công ty và đặc biệt là tổ chức
phân tích hoạt động kinh doanh trong công ty có thể nhận thấy chất lượng trong
đánh giá thành quả hoạt động của công ty còn nhiều hạn chế. Các chỉ tiêu dùng
trong đánh giá thành quả hoạt động của công ty còn chưa đầy đủ, chưa phản ánh
được tính toàn diện và thống nhất trong đánh giá thành quả công ty.
Trên cơ sở kiến thức được học về BSC, cũng như qua quá trình hệ thống
cơ sở lý thuyết, nghiên cứu các bài học vận dụng thành công BSC ở doanh nghiệp
trong đánh giá thành quả hoạt động của đơn vị, tác giả nhận thấy việc vận dụng
BSC vào Cát Linh là rất phù hợp, và mạnh dạn đề xuất vận dụng BSC vào giải
quyết những hạn chế trong công tác phân tích hoạt động của công ty hiện nay.
1.2.2 Sự cần thiết phải vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành
quả hoạt động của công ty Cát Linh
Thẻ điểm cân bằng ra đời đã khắc phục được những hạn chế của thước đo
truyền thống và nó nhanh chóng được các tổ chức áp dụng rộng rãi và đạt được
những thành công vang dội trên toàn thế giới. Thẻ điểm cân bằng cung cấp cho
nhà quản trị các thiết bị đo lường để chèo lái tổ chức đạt tới những thành công
đầy tính cạnh tranh trong tương lai.
Nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn chuyển hóa mang tính cách
mạng, cạnh tranh trong thời đại công nghiệp đang dần chuyển hóa thành cạnh
tranh trong thời đại công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, sự lỗi thời của thước đo tài
chính truyền thống đã không cung cấp cho nhà quản trị cái nhìn toàn cảnh, những
thông tin đúng, đủ và kịp thời về tình hình hiện tại cũng như những hướng đi
trong tương lai.Sự ra đời của Thẻ điểm cân bằng mang tính tất yếu, được phân
tích bởi những nội dung sau:
+ Cạnh tranh trong thời đại thông tin
11
Nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển từ sự cạnh tranh trong thời đại công
nghiệp sang cạnh tranh trong thời đại công nghệ thông tin. Trong suốt thời đại
công nghiệp năm 1850 đến khoảng năm 1975, các công ty đã thành công bằng
cách nắm bắt tốt những lợi ích từ các lợi thế kinh tế theo quy mô và phạm vi, cụ
thể là lợi thế cạnh tranh thể hiện thông qua sự cải tiến kỹ thuật, công nghệ nhằm
nâng cao năng suất, mở rộng quy mô sản xuất, sản phẩm sản xuất hàng loạt theo
đúng tiêu chuẩn và tiết kiệm chi phí. Lúc này, cùng với các tài sản hữu hình, trình
độ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng,
ảnh hưởng đến sự thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời đại
thông tin, thì những nhận định về cạnh tranh ứng với thời đại công nghiệp trở nên
lỗi thời, với sự cạnh tranh gay gắt và thị trường có hàng loạt những sản phẩm thay
thế với giá thành và chất lượng tương đương, người tiêu dùng có nhiều quyền lựa
chọn, đồng nghĩa doanh nghiệp muốn đạt được thành công phải xây dựng các
chiến lược và sản phẩm của mình chiếm một vị thế nhất định trong lựa chọn của
khách hàng.
Các công ty trong thời đại công nghệ thông tin không những phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải chịu sự cạnh tranh nhanh và
nhạy của các doanh nghiệp ngoài nước. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin đã làm cho cuộc chiến cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, khi mà thông
tin dễ dàng chia sẻ, quảng bá và sự hiểu biết của người tiêu dùng ngày càng tăng
lên.
Bên cạnh đó, vòng đời của sản phẩm ngày càng rút ngắn, lợi thế cạnh
tranh trong một vòng đời sản phẩm này không phải là nền tảng bảo đảm cho sản
phẩm đó thành công ở chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Các công ty cùng ngành có sự
đổi mới công nghệ nhanh chóng, yêu cầu đặt ra là phải nắm bắt và dự đoán đúng
nhu cầu của khách hàng trong tương lai, tạo ra những sản phẩm mới với tính năng
vượt trội, thay đổi linh hoạt trong quy trình hoạt động kinh doanh bắt đầu từ xác
định nhu cầu, phát triển sản phẩm, sản xuất, phân phối nhằm tạo lợi thế cạnh
tranh và nâng cao giá trị doanh nghiệp.
12
Về mối liên hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp, trong thời đại công nghệ
thông tin điều khác biệt là những hoạt động kinh doanh hay các sản phẩm được
khởi sự từ các đơn đặt hàng của khách hàng, xây dựng một hệ thống “ngược” từ
nhu cầu của khách hàng đến các nhà cung cấp liên quan, có nghĩa là sự hồi đáp
nhanh chóng làm thỏa mãn khách hàng, tăng hiệu quả và có được những cải thiện
đáng kể về chí phí, chất lượng. Chính sự bắt đầu từ nhu cầu của khách hàng đã
góp phần làm cho tất cả các bộ phận trong tổ chức có thể hiểu rõ một các sâu sắc
về mục tiêu, đối tượng của doanh nghiệp hướng đến.
+Những hạn chế của thước đo tài chính
Thước đo tài chính là công cụ phổ biến để phân tích được sử dụng qua
nhiều thế kỷ, báo cáo tài chính cho thấy “sức khỏe” của doanh nghiệp cho các cổ
đông và những người sử dụng báo cáo tài chính thông qua sự thay đổi của các tài
khoản lợi nhuận, tuy nhiên thước đo tài chính trong thời đại công nghệ thông tin
đã bộc lộ những hạn chế khi đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp, điều
đó thể hiện qua những khía cạnh sau:
Sự gia tăng nhanh chóng của tài sản vô hình
Khác với thời đại công nghiệp, thời đại công nghệ thông tin ngày nay thì
tài sản sản vô hình chiếm một vị thế vô cùng quan trọng và là nguồn lực cơ sở để
doanh nghiệp tạo ra giá trị trong tương lai. Nhưng trên báo cáo tài chính chỉ cung
cấp được những thông tin tài chính mà bỏ qua các thông tin phi tài chính về tài
sản vô hình mà đặc biệt là các tài sản vô hình thuộc về trí tuệ và năng lực của tổ
chức như sự trung thành, ghi nhớ của khách hàng, đội ngũ nhân viên có năng lực
cao, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, quy trình hoạt động kinh doanh hiệu
quả, … Do đó, bức tranh tài chính của doanh nghiệp không cung cấp đúng, đủ,
toàn diện về năng lực của doanh nghiệp cho quyết định của nhà quản trị, cũng
như thông tin ra các tổ chức bên ngoài. Điều này, có thể dẫn tới doanh nghiệp sẽ
mất cơ hội cho sự phát triển và xây dựng vị thế của doanh nghiệp trong tương lai.
Khả năng của mỗi công ty trong việc huy động và khai thác tài sản vô hình
ngày càng trở thành một yếu tố có tính quyết định hơn so với việc đầu tư và quản
13
lý tài sản hữu hình Robert S.Kaplan & David P.Norton. Các tài sản vô hình cho
phép một tổ chức kinh doanh:
- Phát triển các mối quan hệ khách hàng nhằm duy trì sự trung thành của
khách hàng hiện có và làm cho phân khúc khách hàng, mảng thị trường mới có
khả năng được phục vụ một cách chu đáo và có hiệu quả
- Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ có tính sáng tạo theo nhu cầu của các
phân khúc khách hàng mục tiêu
- Tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng
với chi phí thấp, đồng thời rút ngắn các giai đoạn thời gian trong sản xuất
- Huy động những kỹ năng và động lực của nhân viên cho sự cải tiến liên
tục khả năng xử lý, chất lượng và thời gian đáp ứng
- Triển khai công nghệ thông tin, các cở sở dữ liệu và hệ thống
Thước đo tài chính truyền thống là một cái nhìn về quá khứ
Thước đo tài chính cung cấp những thông tin về những sự kiện đã xảy ra
trong quá khứ, nó thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc và tóm tắt hoạt động kinh
doanh của công ty ở giai đoạn trước. Tuy nhiên, nó không có sức mạnh về giá trị
tầm nhìn, định hướng tương lai. Như chúng ta đã biết, kết quả tài chính tuyệt vời
của tổ chức trong tháng, quý, năm này không có nghĩa là tháng, quý hay năm tiếp
theo tổ chức sẽ tiếp tục thành công. Thậm chí nó không được xem là một chỉ dẫn
thích hợp có thể áp dụng được cho ngày nay và mai sau đạt mục tiêu tạo ra thành
quả hoạt động tài chính cho doanh nghiệp. Điều này làm cho thước đo tài chính bị
xem là chỉ số tụt hậu và được ví như việc nhìn vào gương chiếu hậu của xe khi lái
xe về phía trước Paul R.Nivel.
Thước đo tài chính truyền thống hy sinh lợi ích dài hạn, để theo đuổi
mục tiêu ngắn hạn
Xét ở những điểm mấu chốt trong kinh doanh, việc quá coi trọng vào kết
quả tài chính ngắn hạn có thể khiến cho công ty đầu tư quá mức vào việc giải
quyết các khó khăn trong ngắn hạn, bỏ qua việc tạo ra giá trị dài hạn, đặc biệt là
tài sản vô hình và tri thức – những thứ có thể mang lại sự tăng trưởng trong tương
lai Robert S.Kaplan & David P.Norton. Khi mà các nhà quản lý chịu sức ép bởi
14
các kết quả tài chính trong ngắn hạn thì họ phải đánh đổi bằng việc hạn chế đầu
tư, hạn chế tìm kiếm những cơ hội phát triển mới. Nghiêm trọng hơn, việc quá
chú trọng theo đuổi những chỉ số tài chính ngắn hạn về gia tăng doanh thu, giảm
chi phí, hay tốc độ nhanh của vòng quay tài sản các công ty buộc phải cắt giảm
chi tiêu trong việc phát triển sản phẩm mới, sa thải nhân công, thu hẹp quy mô
hoạt động, bỏ qua chi phí đào tạo, quảng bá, các quy trình cải thiện hệ thống như
công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cở sở dữ liệu cũng như phát triển mối
quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp. Trước mắt, những hành động này làm gia
tăng khả năng sinh lời nhanh chóng, đạt được mục tiêu kết quả tài chính ngắn hạn
nhưng sự tiêu tốn hết nguồn lực và khả năng của công ty cho việc tạo ra giá trị
kinh tế tương lai cùng với sự thiếu trung thành, thoả mãn của khách hàng, trình
độ của nhân viên không được đào tạo nâng cao và thiếu sự cam kết lâu dài với
doanh nghiệp sẽ khiến công ty đánh mất cơ hội trong cuộc đua dài hạn.
Các chỉ số tài chính có thể bị bóp méo, không thể hiện trung thực về
thực trạng của doanh nghiệp
Việc đánh giá doanh nghiệp chỉ dựa vào kết quả tài chính, đã làm cho
những nhà quản trị chạy theo những mục đích riêng lợi dụng những thủ thuật
“làm đẹp” báo cáo tài chính. Doanh nghiệp cố tình bóp méo thực trạng tài chính
hiện tại của doanh nghiệp. Sử dụng những tài khoản chờ phân bổ, hay treo chi phí
trong giá trị hàng tồn kho, hoặc khai khống doanh thu, các khoản phải thu để đạt
được mức tăng trưởng lợi nhuận như mong muốn. Điều này làm cho thực trạng
tài chính của doanh nghiệp đang ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng, cung cấp thông
tin một cách không chính xác cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Báo cáo tài chính không cung cấp thông tin cho từng bộ phận
Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp là một cái nhìn tổng thể của toàn
bộ doanh nghiệp trong một giai đoạn, thông tin trên báo cáo tài chính không thể
hiện một bộ phận cụ thể nào. Vì báo cáo tài chính không được chia nhỏ theo từng
bộ phận nên trưởng bộ phận không nhận thấy được sự đóng góp của bộ phận
mình trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các nhà quản lý không thể kết nối
giữa các bộ phận của họ với báo cáo tài chính của tổ chức, điều này có thể dẫn