Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

---------------

LÊ VŨ NGỌC ANH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI
NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

---------------

LÊ VŨ NGỌC ANH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI
NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS BÙI KIM YẾN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


MỤC LỤC
…….. …….

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................Trang
1. Sự cần thiết của đề tài: ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................. 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................ 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ........................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................... 2
6. Ý nghĩa của đề tài:....................................................................................... 2
7. Kết cấu luận văn: ......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY. ....................... 4
1.1.

TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI: ..4


1.1.1.

Khái niệm lợi nhuận của NHTM: ............................................................4

1.1.2.

Vai trò lợi nhuận của NHTM: ..................................................................4


1.1.2.1.

Đối với NHTM: ........................................................................................5

1.1.2.2.

Đối với nền kinh tế: ..................................................................................5

1.1.2.3.

Đối với xã hội: ..........................................................................................6

1.1.3.

Các chỉ tiêu tuyệt đối xác định lợi nhuận: ................................................6

1.1.3.1.

Doanh thu của NHTM:.............................................................................6


1.1.3.2.

Chi phí của NHTM: .................................................................................7

1.1.4.

Các chỉ tiêu tƣơng đối đánh giá lợi nhuận: ..............................................8

1.1.4.1.

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu:.........................................................8

1.1.4.2.

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản: ...............................................................8

1.1.4.3.

Mối quan hệ giữa ROA và ROE: .............................................................9

1.1.4.4.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: ......................................................................9

1.1.4.5.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên: ..........................................................10

1.1.4.6.


Tỷ lệ sinh lời hoạt động: ........................................................................10

1.1.4.7.

Tỷ lệ tài sản sinh lời: ..............................................................................10

1.2.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY: ...............................10

1.2.1.

Xu hƣớng thứ nhất: ................................................................................11

1.2.2.

Xu hƣớng thứ hai: ..................................................................................11

1.2.3.

Xu hƣớng thứ ba: ...................................................................................12

1.3.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA

NHTM: ....................................................................................................................13
1.3.1.

Các yếu tố nội sinh ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NHTM: ...................15


1.3.1.1.

Chi phí hoạt động (Operating Cost): ......................................................15

1.3.1.2.

Quy mô khoản cho vay (Loan): .............................................................15

1.3.1.3.

Quy mô ngân hàng (Banking Size): .......................................................16

1.3.1.4.

Quy mô vốn (Capital Size):....................................................................16

1.3.1.5.

Hình thức sở hữu (Ownership Status): ...................................................16

1.3.1.6.

Quy mô tiền gửi (Deposit): ....................................................................17

1.3.1.7.

Giá trị vốn hoá thị trƣờng (Stock Market Capitalization): .....................18

1.3.1.8.


Tỷ lệ giữa giá trị vốn hoá và tiền gửi (Relative Size): ...........................18


1.3.1.9.

Các yếu tố nội sinh khác: .......................................................................18

1.3.2.

Các yếu tố ngoại sinh ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NHTM:................19

1.3.2.1.

Lạm phát (Inflation): ..............................................................................19

1.3.2.2.

Tốc độ tăng trƣởng GDP: .......................................................................20

1.3.2.3.

Chính sách lãi suất: ................................................................................20

1.4.

CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: .......................................................21

1.4.1.


Các giả thuyết nghiên cứu: .....................................................................21

1.4.2.

Kết quả nghiên cứu kỳ vọng: .................................................................22

1.5.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................22

1.5.1.

Mô hình Fixed Effects Model (FEM): ...................................................22

1.5.2.

Mô hình Random Effects Model (REM): ..............................................23

1.5.3.

Kiểm định Hausman test: .......................................................................23

1.6.

ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU: ...................................................................23

1.6.1.

Mô hình nghiên cứu áp dụng: ................................................................23


1.6.2.

Dữ liệu và các biến nghiên cứu: .............................................................24

1.6.2.1.

Các chỉ tiêu tƣơng đối về lợi nhuận: ......................................................24

1.6.2.2.

Các yếu tố nội sinh: ................................................................................25

1.6.2.3.

Các yếu tố ngoại sinh: ............................................................................25

1.6.3.

Các biến nghiên cứu: ..............................................................................26

1.6.3.1.

Các biến phụ thuộc: ................................................................................26

1.6.3.2.

Các biến độc lập: ....................................................................................26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: .........................................................................27

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. ...................... 28
2.1.

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM:....................................................................................28
2.1.1.

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển: ............................................28

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức hoạt động:......................................................................29

2.1.3.

Những thành tựu và phần thƣởng cao quý: ............................................29


2.2.

THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2013: ...................29
2.2.1.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank: ....................................30

2.2.1.1.


Tổng tài sản: ...........................................................................................30

2.2.1.2.

Huy động vốn: ........................................................................................30

2.2.1.3.

Hoạt động Tín dụng: ..............................................................................31

2.2.1.4.

Hoạt động thanh toán trong nƣớc:..........................................................33

2.2.1.5.

Hoạt động thanh toán quốc tế: ...............................................................34

2.2.1.6.

Nghiệp vụ thẻ: .......................................................................................35

2.2.1.7.

Hoạt động cung ứng các sản phẩm và dịch vụ khác: .............................36

2.2.2.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank:........................................36


2.2.2.1.

Thu nhập lãi:...........................................................................................36

2.2.2.2.

Chi phí lãi: ..............................................................................................37

2.2.2.3.

Thu nhập lãi thuần: .................................................................................38

2.2.2.4.

Thu nhập ngoài lãi ..................................................................................39

2.2.2.5.

Tổng thu nhập hoạt động: ......................................................................40

2.2.2.6.

Chi phí hoạt động: ..................................................................................40

2.2.2.7.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng:...........................................................41

2.2.2.8.


Lợi nhuận: ..............................................................................................42

2.2.3.

Đánh giá tình hình lợi nhuận của Agribank qua các chỉ tiêu tƣơng đối giai

đoạn 2006-2013:......................................................................................................44
2.2.3.1.

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản – ROA: ................................................44

2.2.3.2.

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu – ROE:...........................................44

2.2.3.3.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM: ........................................................46

2.2.3.4.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên – NM: ................................................46

2.2.3.5.

Tỷ lệ sinh lời hoạt động: ........................................................................47

2.2.4.

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh Agribank giai đoạn 2006-2013:47


2.2.4.1.

Những mặt làm đƣợc:.............................................................................47

2.2.4.2.

Những mặt còn hạn chế:.........................................................................49


2.2.4.3.
2.3.

Nguyên nhân tồn tại: ..............................................................................52
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM:............55
2.3.1.

Phân tích thống kê mô tả: .......................................................................55

2.3.2.

Phân tích sự tƣơng quan: ........................................................................55

2.3.2.1.

Ma trận tƣơng quan giữa các biến độc lập: ............................................55

2.3.2.2.


Kiểm định sự tƣơng quan giữa các biến độc lập: ...................................57

2.3.3.

Phân tích hồi quy: ...................................................................................58

2.3.3.1.

Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến ROA: .....................................58

2.3.3.2.

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy - ROA: ...................................................60

2.3.3.3.

Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến ROE: .....................................61

2.3.3.4.

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy - ROE: ...................................................62

2.3.3.5.

Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến NIM: .....................................63

2.3.3.6.

Ý nghĩa các hệ số hồi quy - NIM: ..........................................................63


2.3.3.7.

Phân tích các nhân tố: ............................................................................64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: .........................................................................66

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG LỢI
NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM. ..................................................................................... 67
3.1.

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM: ........................67
3.1.1.

Định hƣớng: ...........................................................................................67

3.1.2.

Mục tiêu chung: ......................................................................................67

3.2.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM:............68
3.2.1.

Về quản lý, tiết giảm chi phí: .................................................................68


3.2.1.1.

Chi trả lãi huy động: ...............................................................................68

3.2.1.2.

Chi trả lãi tiền vay: .................................................................................69

3.2.1.3.

Chi phí hoạt động: ..................................................................................69


3.2.2.

Về gia tăng thu nhập hoạt động: ............................................................70

3.2.3.

Về huy động vốn: ...................................................................................71

3.2.4.

Về quy mô tổng tài sản: .........................................................................72

3.2.5.

Về hoạt động tín dụng: ...........................................................................72


3.2.6.

Về vấn đề giảm nợ xấu:..........................................................................73

3.2.7.

Về phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: .....................................74

3.2.8.

Về hệ thống công nghệ thông tin: ..........................................................75

3.2.9.

Về quan hệ đối ngoại: ............................................................................76

3.2.10.

Về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: .................................................76

3.2.11.

Về nguồn nhân lực: ................................................................................77

3.2.12.

Về công tác quản trị: ..............................................................................77

3.3.


MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: ..............................................................................78

3.3.1.

Một số kiến nghị với ngân hàng Nhà nƣớc: ...........................................78

3.3.2.

Một số kiến nghị với Chính phủ: ...........................................................79

3.4.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: .........................................................................81

3.5.

HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: .....................................................81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3: .........................................................................81

KẾT LUẬN .............................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ABIC:

Công ty Bảo hiểm Agribank


ACB:

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB)

ADB:

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AGRIBANK:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

BCTN:

Báo cáo thƣờng niên

BID:

Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển (BIDV)

CTG:

Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank)

EIB:

Ngân hàng Đầu tƣ Châu Âu

EIB:


Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

IMF:

Quỹ Tiền tệ Thế giới

NHNN:

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM:

Ngân hàng Thƣơng mại

NIM:

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

ROA:

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản

ROE:

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu

STB:

Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng tín Việt Nam (Sacombank)


VACM:

Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam

VCB:

Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank)

WB:

Ngân hàng Thế giới (World Bank)


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận. ............................................14
Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả kỳ vọng của các biến độc lập. ...................................22
Bảng 2.1: Thu nhập lãi và chi phí lãi của Agribank giai đoạn 2006-2013. ............36
Bảng 2.2: Tình hình thu nhập hoạt động Agribank 2006-2013. .............................40
Bảng 2.3: Tỷ trọng các loại chi phí Agribank. ........................................................41
Bảng 2.5: Tỷ trọng các loại chi phí Agribank. ........................................................41
Bảng 2.6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Agribank. ................................55
Bảng 2.7: Ma trận tƣơng quan giữa các biến độc lập mô hình chung. ...................56
Bảng 2.8: Ma trận tƣơng quan giữa các biến độc lập mô hình riêng. .....................56
Bảng 2.9: Kết quả các mô hình hồi quy phụ. ..........................................................57
Bảng 2.10: Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến ROA. ...................................58
Bảng 2.11: Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến ROE. ....................................61
Bảng 2.12: Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến NIM. ....................................63

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ


Hình 2.1: Thu nhập lãi thuần Agribank 2006-2013. ...............................................34
Hình 2.2: Tình hình lợi nhuận của Agribank. .........................................................39


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.
Phụ lục 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của Agribank.
Phụ lục 1.2: Tài sản sinh lời và không sinh lời của các NHTM.
Phụ lục 1.3: Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản – ROA của các NHTM 2006-2013.
Phụ lục 1.4: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu – ROE của các NHTM 2006-2013.
Phụ lục 1.5: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM của các NHTM 2006-2013.
Phụ lục 1.6: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên – NM của các NHTM 2006-2013.
Phụ lục 1.7: Tỷ lệ sinh lời hoạt động của các NHTM.
PHỤ LỤC 2: CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ.
Phụ lục 2.1: Tổng tài sản của Agribank giai đoạn 2006-2013.
Phụ lục 2.2: Tình hình huy động vốn của Agribank giai đoạn 2006-2013.
Phụ lục 2.3: Tổng dƣ nợ của Agribank giai đoạn 2006-2013.
Phụ lục 2.4: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn cho vay của Agribank.
Phụ lục 2.5: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008-2013.
Phụ lục 2.6: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ các tháng năm 2013.
Phụ lục 2.7: Doanh số thanh toán quốc tế.
Phụ lục 2.8: Phí dịch vụ thanh toán quốc tế.
Phụ lục 2.9: Số lƣợng thẻ Agribank phát hành 2006-2013.
Phụ lục 2.10: Số lƣợng ATM/EDC triển khai 2006-2013.
Phụ lục 2.11: Thu nhập lãi và chi phí lãi của Agribank.
Phụ lục 2.12: Thu nhập ngoài lãi của Agribank.
Phụ lục 2.13: Chi phí hoạt động Agribank 2006-2013.
Phụ lục 2.14: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Agribank.
Phụ lục 2.15: Lợi nhuận sau thuế của các NHTM.

Phụ lục 2.16: ROA của Agribank.
Phụ lục 2.17: ROE của Agribank.


Phụ lục 2.18: ROA của các NHTM.
Phụ lục 2.19: ROE của các NHTM.
Phụ lục 2.20: NIM của Agribank giai đoạn 2006-2013.
Phụ lục 2.21: NM của Agribank giai đoạn 2006-2013.
PHỤ LỤC 3: BỘ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY.
Phụ lục 4.1: Các mô hình hồi quy tiêu biểu phân tích ROA.
Phụ lục 4.2: Các mô hình hồi quy tiêu biểu phân tích ROE.
Phụ lục 4.3: Các mô hình hồi quy tiêu biểu phân tích NIM.
Phụ lục 4.4: Các mô hình hồi quy phụ.
PHỤ LỤC 5: TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 2006-2013.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Hòa nhịp cùng xu hƣớng tự do hóa tài chính, hội nhập kinh tế thế giới là sự
mở rộng hoạt động của các định chế tài chính. Theo đó, sự ra đời các thƣơng hiệu
ngân hàng thƣơng mại mới trong nƣớc cũng nhƣ sự xuất hiện các thƣơng hiệu ngân
hàng nƣớc ngoài gia nhập vào thị trƣờng Việt Nam đã tạo ra môi trƣờng cạnh tranh
vô cùng gay gắt. Để đủ năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã không ngừng cải thiện, nâng cao
chất lƣợng và hiệu quả hoạt động từng bƣớc khẳng định vị thế của mình.
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng phần nào đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu về
lợi nhuận. Vì thế, thông qua việc đo lƣờng tác động của các nhân tố nội sinh và

ngoại sinh đến lợi nhuận của ngân hàng, thể hiện cụ thể qua các chỉ số thu nhập lãi
cận biên (NIM), chỉ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và chỉ số thu nhập trên vốn
chủ sở hữu (ROE), đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận
của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” sẽ hữu ích trong
việc xác định các yếu tố quyết định thành công của ngân hàng nhằm xây dựng các
chính sách cải thiện lợi nhuận hợp lý hơn trong tƣơng lai.
Luận văn làm sáng tỏ các câu hỏi liên quan đến:
 Mức độ thay đổi của lợi nhuận ra sao khi các yếu tố bên trong dưới sự
kiểm soát của ngân hàng thay đổi?
 Lợi nhuận thay đổi như thế nào khi các yếu tố bên ngoài tác động đến
hoạt động tài chính của ngân hàng?


2

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu đề tài hƣớng đến là xác định và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các
yếu tố nội sinh và ngoại sinh đến lợi nhuận của ngân hàng. Từ đó, luận văn đƣa ra
một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng lợi nhuận hoạt động cho ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tƣợng chính là các yếu tố nội sinh và ngoại
sinh tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, phân tích các chỉ số thu nhập lãi cận
biên (NIM), chỉ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và chỉ số thu nhập trên vốn chủ
sở hữu (ROE).
4. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu
trƣớc đây của các tác giả trong và ngoài nƣớc, tác giả sử dụng kết hợp phƣơng pháp
phân tích định tính và định lƣợng ở nghiên cứu này.
 Phân tích định tính bao gồm thực hiện thống kê, mô tả, phân tích.

 Phân tích định lƣợng bằng việc xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính và
ứng dụng các phần mềm phân tích dữ liệu Stata, Eviews để phân tích mối
tƣơng quan và ƣớc lƣợng mức độ tác động giữa các biến độc lập với các
biến phụ thuộc.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tập trung phân tích các dữ liệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam, giai đoạn 2006-2013. Trong đó, các quan sát đƣợc chọn


3

đƣa vào mô hình nghiên cứu đƣợc lấy theo quý từ năm 2009 đến năm 2013, gồm
120 quan sát.
6. Ý nghĩa của đề tài:
Nghiên cứu này hữu ích cho các nhà quản trị của ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam trong việc đƣa ra các chính sách, xây dựng chiến
lƣợc phát triển ngân hàng trong tƣơng lai. Thông qua các lập luận phân tích, đề tài
cung cấp những thông tin tham khảo cho việc ra quyết định của các cá nhân, đơn vị,
tổ chức tài chính, tín dụng quan tâm đến việc hợp tác, phát triển cùng Agribank.
7. Kết cấu luận văn:
Kết cấu luận văn gồm ba chƣơng:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG LỢI
NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM.



4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY.
TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG

1.1.
MẠI:
1.1.1.

Khái niệm lợi nhuận của NHTM:

Theo luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc Hội, có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng đƣợc
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong đó hoạt động ngân hàng là việc kinh
doanh trên lĩnh vực rất nhạy cảm là tiền tệ, cung ứng các nghiệp vụ về nhận tiền
gửi, cấp tín dụng và các dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Vì vậy, lợi nhuận đạt
đƣợc trong năm là kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm lợi nhuận
hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.
Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch đƣợc xác định giữa tổng doanh thu
phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ (Trần Huy Hoàng,
2011).
 Công thức xác định lợi nhuận:
Lợi nhuận gộp = ∑doanh thu - ∑chi phí
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập
Thuế suất thu nhập đối với các NHTM đƣợc cập nhật theo luật định. Thời
điểm xác định lợi nhuận hàng năm là vào ngày 31 tháng 12 năm dƣơng lịch khi
quyết toán niên độ kế toán và lập báo cáo tài chính. Việc xác định lợi nhuận đƣợc
thực hiện tại các đơn vị thành viên (chi nhánh) sau đó đƣợc tổng hợp tại cấp chủ

quản (Hội sở chính) để xác định lợi nhuận của toàn hệ thống và phân phối lợi nhuận
theo kết quả kinh doanh đạt đƣợc trong năm tài chính.
1.1.2.

Vai trò lợi nhuận của NHTM:


5

1.1.2.1. Đối với NHTM:
Lợi nhuận là mục tiêu quan tâm của các NHTM đang hoạt động trong nền
kinh tế thị trƣờng với nhiều cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay.
Lợi nhuận giữ lại là nguồn bổ sung phi giá cho vốn tự có của NHTM, bên
cạnh các kênh huy động vốn khác. Đối với các NHTM cổ phần, việc sử dụng lợi
nhuận giữ lại để gia tăng vốn chủ sở hữu cũng là cách chống loãng quyền kiểm soát
của các cổ đông lớn hiện hữu.
Lợi nhuận đóng góp quan trọng vào quỹ đầu tƣ và phát triển của mỗi ngân
hàng, các ngân hàng sử dụng nguồn lực này để nghiên cứu phát triển các sản phẩm
dịch vụ, đổi mới trang thiết bị công nghệ thông tin cũng nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng
khang trang, nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng và mở rộng quy mô
hoạt động.
Khi một ngân hàng đạt đƣợc lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh sẽ tạo
đƣợc niềm tin cho khách hàng, các nhà đầu tƣ và các tổ chức hợp tác khác trong và
ngoài nƣớc. Niềm tin này giúp NHTM củng cố thƣơng hiệu trên thị trƣờng, phát
triển bền vững, thu hút các cơ hội kinh doanh hứa hẹn nhiều lợi nhuận hơn trong
tƣơng lai.
1.1.2.2. Đối với nền kinh tế:
Mỗi NHTM là một bộ phận cấu thành nên hệ thống ngân hàng, hệ thống ngân
hàng lại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của một nền kinh tế. Khi
NHTM hoạt động hiệu quả, sinh lời thì phản ánh tình trạng sức khoẻ tốt của nền

kinh tế. Điều này cho thấy các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc là hợp lý
nên tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các NHTM hoạt động, tạo sức hút đối với các
nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đối với thị trƣờng Việt Nam.
Lợi nhuận của các NHTM ngoài việc cung ứng vốn cho chính các tổ chức này
còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nƣớc. Lợi nhuận giữ lại
bổ sung cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Với vai trò là tổ chức trung gian
tài chính, NHTM dùng vốn tự có và vốn huy động hỗ trợ các tổ chức kinh tế cần
vốn để đầu tƣ, phát triển kinh doanh và mở rộng sản xuất.


6

1.1.2.3. Đối với xã hội:
Ngân hàng hoạt động kinh doanh có lợi nhuận sẽ có điều kiện mở rộng mạng
lƣới, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động, giải quyết phần nào nạn thất
nghiệp trong xã hội. Lợi nhuận đƣợc phân phối vào quỹ lƣơng, quỹ phúc lợi, quỹ
khen thƣởng,…NHTM trích các quỹ này để tăng thu nhập, trợ cấp khó khăn nhằm
nâng cao chất lƣợng cuộc sống và khích lệ tinh thần làm việc hăng hái, sáng tạo của
nhân viên.
Các NHTM còn sử dụng quỹ phúc lợi hình thành từ lợi nhuận giữ lại để hoạt
động từ thiện, đóng góp vào các công trình công cộng nhằm cải thiện chất lƣợng
sống của cộng đồng. Thông qua nghĩa vụ nộp thuế thu nhập tính trên lợi nhuận của
NHTM có đƣợc trong kỳ, các NHTM đã đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc, giúp
Chính Phủ có nguồn lực để thực hiện các chính sách cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân.
1.1.3.

Các chỉ tiêu tuyệt đối xác định lợi nhuận:

1.1.3.1. Doanh thu của NHTM:

Hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay rất đa dạng và phong phú nên
nội dung các khoản thu trong NHTM cũng rất đa dạng.
1) Thu nhập từ hoạt động tín dụng: bao gồm thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay,
thu lãi đầu tƣ chứng khoán, thu lãi cho thuê tài chính và thu lãi khác.
2) Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ: thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp
vụ bảo lãnh, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý, thu từ dịch
vụ tƣ vấn, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, thu phí nghiệp vụ chiết khấu, thu
từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két và thu khác.
4) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: thu từ kinh doanh ngoại tệ và
kinh doanh vàng.
5) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác: thu lãi góp vốn, mua cổ phần, thu
từ hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, thu từ hoạt động
mua bán nợ, thu về chênh lệch tỷ giá, thu từ hoạt động kinh doanh khác.


7

6) Thu nhập khác: thu nợ đã xử lý rủi ro, lãi dự chi kì trƣớc, thu nhập bất
thƣờng và các khoản thu hợp lý, hợp lệ khác.
1.1.3.2. Chi phí của NHTM:
Chi phí của NHTM là các chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong kỳ bao gồm
chi phí hoạt động kinh doanh và các chi phí khác.
1) Chi phí hoạt động tín dụng: là chi phí thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng lớn gắn
liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm:


Chi trả lãi tiền gửi: khoản tiền mà ngân hàng phải trả để sử dụng

nguồn vốn huy động đƣợc từ các cá nhân, tổ chức gửi tiền. Quy mô của khoản chi
này phụ thuộc vào số dƣ các loại tiền gửi, cơ cấu huy động và mức lãi suất phải trả.



Chi trả lãi tiền vay: khoản phải trả cho các khoản tiền vay nhƣ vay

NHNN, vay các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nƣớc.


Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá: khoản lãi mà các ngân hàng phải

trả khi phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trên thị trƣờng. Chi phí này chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động của NHTM.


Chi trả lãi tiền thuê tài chính.

2) Chi phí hoạt động dịch vụ: gồm các khoản chi về dịch vụ thanh toán trong
nƣớc nhƣ phí tham gia hệ thống thanh toán liên hàng, chi về giấy tờ thanh toán, phí
bƣu điện và mạng viễn thông, chi về ngân quỹ nhƣ kiểm đếm, phân loại và đóng gói
bảo quản tiền.
3) Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối: gồm các khoản chi trực tiếp mua
bán ngoại tệ, vàng bạc, phí dịch vụ thanh toán quốc tế, chi phí vận chuyển, đóng
gói, bảo quản chế tác vàng bạc và chi khác.
4) Chi phí cho nhân viên: Chi tiền lƣơng, tiền công và chi phí có tính chất
lƣơng theo quy định. Các khoản chi theo lƣơng nhƣ chi nộp bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản chi đóng góp theo chế độ. Chi tiền ăn ca
cho cán bộ, nhân viên, chi cho trang phục giao dịch và phƣơng tiện bảo hộ lao động
và các khoản chi khác theo quy định.
5) Chi trợ cấp khó khăn và trợ cấp khác theo quy định.



8

6) Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: gồm chi phí công tác Đảng, Đoàn
thể, chi công tác phí, chi lễ tân, khánh tiết, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, chi đào
tạo, huấn luyện nghiệp vụ, chi nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, chi bƣu phí và
điện thoại, chi mua vật liệu, giấy in, văn phòng phẩm và các khoản chi phí quản lý
khác.
7) Chi phí về tài sản và công cụ: Chi đi thuê và cho thuê tài sản, chi phí khấu
hao tài sản cố định, bảo dƣỡng và sửa chữa tài sản, bảo hiểm tài sản, mua sắm công
cụ lao động.
8) Chi nộp các khoản thuế theo quy định và các khoản phí, lệ phí khác.
9) Chi trích lâp các khoản dự phòng và chi tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi
hoặc chi đóng bảo hiểm tiền gửi theo quy định.
10) Các chi phí khác: Chi bất thƣờng, chi nhƣợng bán, thanh lý tài sản, chi cho
việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chí phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi, chi tiền phạt
do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi xử lý tổn thất tài sản, chi các khoản đã hạch toán
doanh thu nhƣng thực tế không thu đƣợc và các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác.
1.1.4.

Các chỉ tiêu tƣơng đối đánh giá lợi nhuận:

1.1.4.1. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity) viết tắt là ROE đƣợc
xác định bằng lợi nhuận ròng chia cho vốn tự có gồm vốn cổ phần thƣờng, cổ phần
ƣu đãi, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia.

ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lƣờng khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thƣờng.
1.1.4.2. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản:
Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (Return On Assets) viết tắt là ROA, là chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng.
ROA đƣợc xác định bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản, cho thấy khả
năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.


9

ROA đo lƣờng mức sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng.
1.1.4.3. Mối quan hệ giữa ROA và ROE:
Ta có công thức tính ROE:

(1.1)
Công thức (1.1) đƣợc phân tích thành hai vế:

(1.2)
Sau đó kết hợp với công thức (1.2) viết lại nhƣ sau:

Trong đó:

Qua phân tích cách xác định tỷ số ROE, chúng ta có thể nhận thấy mối quan
hệ giữa thu nhập của ngân hàng với phƣơng thức tài trợ tài sản (sử dụng nhiều nợ
hơn hay nhiều vốn chủ sở hữu hơn trong cấu trúc vốn của ngân hàng). Một ngân
hàng có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE cao nếu biết sử dụng đòn bẩy tài chính hợp
lý, tránh rủi ro từ tài trợ bằng nợ quá cao.
1.1.4.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên:
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin) ký hiệu là NIM đo lƣờng
mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông
qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi
phí thấp nhất. Thu nhập từ lãi thƣờng gồm thu nhập lãi tiền gửi, thu nhập lãi cho
vay, thu lãi từ đầu tƣ chứng khoán nợ và các khoản thu khác từ hoạt động tín dụng.

NIM đƣợc tính theo công thức nhƣ sau:


10

1.1.4.5. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên:
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non Interest Margin) ký hiệu là NM đo
lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi chủ yếu thu từ phí dịch vụ (ngoài ra
còn từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và ngoại hối, thu nhập từ góp vốn công
ty liên doanh, liên kết, từ hoạt động kinh doanh khác) với mức chi phí ngoài lãi mà
ngân hàng phải trả nhƣ tiền lƣơng, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn
thất tín dụng và một số chi phí khác. Hầu hết các NHTM Việt Nam thƣờng có NM
nhỏ, có thể có giá trị âm. NM đƣợc tính theo công thức:

1.1.4.6. Tỷ lệ sinh lời hoạt động:
Tỷ lệ sinh lời hoạt động ký hiệu là NPM, phản ánh hiệu quả của việc quản lý
chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. NPM đƣợc tính toán nhƣ sau:

1.1.4.7. Tỷ lệ tài sản sinh lời:
Tỷ lệ tài sản sinh lời phản ánh tài sản sinh lời chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng tài sản của ngân hàng. Khi tỷ lệ này giảm sẽ làm giảm mức thu nhập hiện
tại của ngân hàng.

Trong đó tổng tài sản sinh lời gồm các khoản cho vay, các khoản cho thuê,
đầu tƣ chứng khoán hay có thể xác định bằng hiệu số giữa tổng tài sản và tổng tài
sản không sinh lời.
1.2.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY:


Một số nghiên cứu trƣớc đây đã xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến lãi cận biên
và lợi nhuận của các NHTM ở nhiều nƣớc trên thế giới. Những tác giả tiến hành


11

nghiên cứu các NHTM với sự tác động của các yếu tố nội sinh ( các yếu tố bên
trong ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc) nhƣ đặc trƣng cụ thể của mỗi ngân hàng và
các yếu tố ngoại sinh ( các yếu tố bên ngoài ngân hàng không kiểm soát đƣợc) nhƣ
môi trƣờng tài chính và kinh tế tại một quốc gia đơn lẻ hay một nhóm các quốc gia.
1.2.1.

Xu hƣớng thứ nhất:

Các nghiên cứu theo xu hƣớng thứ nhất chỉ ra vai trò quan trọng của các yếu
tố nội sinh nhƣ các công trình của Naceur và Goaied (2001) và Khedhiri cùng cộng
sự (2005).
Naceur và Goaied (2001) kiểm định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng tại Tunisia trong giai đoạn 1980-1995. Họ chỉ ra rằng các
ngân hàng hoạt động tốt nhất là những ngân hàng nổ lực cải thiện năng suất lao
động và hiệu suất của vốn. Những ngân hàng này cũng duy trì đƣợc lƣợng tiền gửi
của khách hàng so với tổng tài sản ở mức cao và có khả năng củng cố vốn chủ sở
hữu của họ.
Khedhiri cùng cộng sự (2005) phân tích dữ liệu dạng bảng để xem xét một loạt
các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng ở Tunisia. Kết quả cho thấy
các ngân hàng có lợi nhuận cao hơn là những ngân hàng có chi phí vận hành thấp
hơn, quy mô hoạt động lớn hơn và tỷ suất nợ cao hơn. Hơn nữa, nghiên cứu còn chỉ
ra các biến đại diện cho đặc trƣng của mỗi ngân hàng và các biến đại diện cho các
quy định, khi chúng thay đổi sẽ làm xuất hiện chênh lệch lãi tại các ngân hàng ở
Tunisia. Cuối cùng, các biến kinh tế vĩ mô dƣờng nhƣ không ảnh hƣởng đến lợi

nhuận của ngân hàng.
1.2.2.

Xu hƣớng thứ hai:

Một số nghiên cứu tiêu biểu theo xu hƣớng thứ hai gồm nghiên cứu của
Barajas cùng cộng sự (1999), Afanasieff cùng cộng sự (2002), Guru cùng cộng sự
(2002). Họ cho thấy các yếu tố ngoại sinh có sự ảnh hƣởng đáng kể đến lợi nhuận
của NHTM.
Barajas cùng cộng sự (1999) chỉ ra tác động của sự tự do hóa tài chính đến tỷ
lệ lãi cận biên của các ngân hàng tại Colombia.


12

Afanasieff cùng cộng sự (2002) sử dụng phƣơng pháp phân tích dữ liệu dạng
bảng đã khám phá ra những nhân tố chính gây ra chênh lệch lãi tại các ngân hàng ở
Brazil là sự thay đổi của các chỉ số kinh tế vĩ mô.
Guru cùng cộng sự (2002) phát hiện hai chỉ tiêu quan trọng là lãi suất và lạm
phát. Trong khi lãi suất có mối quan hệ nghịch chiều thì lạm phát lại có mối quan hệ
thuận chiều với lợi nhuận của ngân hàng.
1.2.3.

Xu hƣớng thứ ba:

 Nghiên cứu ở nƣớc ngoài:
Xu hƣớng thứ ba xuất hiện trong các nghiên cứu toàn diện chỉ ra vai trò tác
động của cả hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh đến lợi nhuận của ngân hàng.
Kunt và Huizinga (1999) sử dụng dữ liệu của các ngân hàng ở tám mƣơi quốc
gia trong giai đoạn 1988-1995. Tập hợp các biến bao gồm các biến nội sinh thể hiện

đặc trƣng của ngân hàng, các biến ngoại sinh thể hiện điều kiện kinh tế vĩ mô, thuế,
cơ cấu tài chính và các chỉ tiêu pháp định. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tài sản so với
GDP càng lớn và tỷ lệ tập trung hóa thị trƣờng càng thấp sẽ dẫn đến tỷ lệ lãi cận
biên và lợi nhuận càng thấp. Các ngân hàng nƣớc ngoài có tỷ lệ lãi cận biên và lợi
nhuận cao hơn so với các ngân hàng trong nƣớc tại các nƣớc đang phát triển, và
ngƣợc lại tại các nƣớc đã phát triển.
Kunt và Huizinga (2001) đƣa ra bằng chứng về tác động của sự phát triển tài
chính và cơ cấu tài chính lên lợi nhuận của ngân hàng qua phân tích các dữ liệu của
ngành ngân hàng ở nhiều quốc gia đã phát triển và đang phát triển trong giai đoạn
1990-1997. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy sự phát triển của ngành ngân hàng càng
cao thì hiệu suất hoạt động của các ngân hàng càng giảm do vấp phải sự cạnh tranh
gay gắt hơn từ các đối thủ dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, sự phát triển
của thị trƣờng chứng khoán giúp tăng lợi nhuận và tỷ lệ lãi cận biên của các ngân
hàng. Điều này cho thấy mối quan hệ tƣơng hổ giữa ngành ngân hàng và thị trƣờng
chứng khoán.
Kunt cùng cộng sự (1999) sử dụng dữ liệu ngành ngân hàng của bảy mƣơi hai
quốc gia để kiểm định cho thấy trong khi các yếu tố ngoại sinh nhƣ các chỉ tiêu kinh


13

tế vĩ mô, điều kiện thị trƣờng tài chính và thuế đƣợc kiểm soát thì tỷ suất nợ cao
hơn và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận ngân hàng cao
hơn. Và lợi nhuận của các ngân hàng thuộc sở hữu nƣớc ngoài thì cao hơn các ngân
hàng thuộc sở hữu trong nƣớc. Mặt khác, thuế có mối quan hệ ngƣợc chiều với lợi
nhuận. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và phát triển thị trƣờng chứng khoán có mối quan
hệ cùng chiều với lợi nhuận.
 Nghiên cứu tại Việt Nam:
Các nghiên cứu tại Việt Nam đƣợc thực hiện trên cơ sở tham khảo và đúc kết
kinh nghiệm từ kết quả đáng tin cậy của các công trình nghiên cứu về tỷ suất lợi

nhuận trên thế giới. Hầu hết các tác giả nghiên cứu về hệ thống ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam theo xu hƣớng thứ ba, tức là xem xét cả các yếu tố bên trong và bên
ngoài tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Chúng ta có thể điểm qua một số
nghiên cứu của các tác giả: Trần Thị Ngọc Hạnh (2012), Phạm Thị Bích Trâm
(2013).
Trần Thị Ngọc Hạnh (2012) tiến hành nghiên cứu hai mƣơi mốt ngân hàng
thƣơng mại, giai đoạn 2007-2011, cho thấy tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều
với lợi nhuận của ngân hàng. Các nhân tố nhƣ tiền gửi, nợ xấu có mối quan hệ
nghịch chiều đối với lợi nhuận, trong khi các nhân tố vĩ mô gồm sở hữu nhà nƣớc,
GDP, CPI có tƣơng quan âm với lợi nhuận nhƣng độ tin cậy không cao.
Phạm Thị Bích Trâm (2013) khảo sát lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, giai đoạn 2006-2012. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng lợi nhuận có tƣơng quan âm với chi phí hoạt động, lãi suất cho vay và tƣơng
quan dƣơng với tổng tiền gửi, GDP, trong khi không có mối quan hệ rõ nét với nhân
tố vĩ mô khác là lạm phát.
1.3.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA

NHTM:
Tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới cho thấy có hai
loại yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng là yếu tố nội sinh và yếu tố
ngoại sinh. Tuy nhiên các chỉ tiêu tài chính cụ thể đƣợc xếp vào hai loại yếu tố này


×