Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước hồ suối hai, huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐỖ ĐỨC DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN NƢỚC HỒ SUỐI HAI, HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐỖ ĐỨC DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN NƢỚC HỒ SUỐI HAI, HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà, không sao chép các công
trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công
bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác dƣới tên ngƣời khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Đỗ Đức Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên
nước hồ Suối Hai, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” đã đƣợc hoàn thành tại khoa Các
khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017. Trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn, học viên đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Đầu tiên học viên xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị
Hoàng Hà đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ học viên trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn.
Bên cạnh đó học viên cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa
Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội và toàn thể các thầy cô giáo đã
giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học viên trong thời gian học tập cũng
nhƣ khi thực hiện luận văn.
Học viên cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Ba Vì;

UBND các xã tại khu hồ Suối Hai và các anh chị đồng nghiệp đang làm việc tại Chi
cục Thủy lợi, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Chi cục Thống kê, ... đã hỗ trợ chuyên
môn, thu thập tài liệu liên quan để có thể hoàn thành đƣợc luận văn.
Trong khuôn khổ của luận văn, điều kiện về thời gian hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, học viên rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy cô, bạn bè và các đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!

Học viên

Đỗ Đức Dũng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ......................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................4
1.1. Tổng quan tài liệu .....................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................................4
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá tính bền vững và sử dụng bền vững tài
nguyên nƣớc ....................................................................................................................5
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững tài nguyên nƣớc .........................................11
1.2. Giới thiệu khu vực nghiên cứu ...............................................................................17
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................17

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................19
CHƢƠNG II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................22
2.1. Cách tiếp cận ..........................................................................................................22
2.1.1. Tiếp cận hệ thống ................................................................................................ 22
2.1.2. Tiếp cận sinh thái.................................................................................................23
2.1.3. Tiếp cận liên ngành .............................................................................................23
2.1.4. Tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc ........................................................23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................24
2.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu.............................................................................24
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ............................................................................24
2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi .................................25
2.2.4. Phƣơng pháp đánh giá tính bền vững tài nguyên nƣớc .......................................26
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ..............................................................33
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................34
3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nƣớc hồ Suối Hai ..................................................34
3.1.1. Trữ nƣớc và tƣới tiêu trong nông nghiệp, lâm nghiệp ........................................34
3.1.2. Nuôi trồng thủy sản .............................................................................................37

iii


3.1.3. Du lịch sinh thái ...................................................................................................38
3.2. Tính bền vững của tài nguyên nƣớc hồ Suối Hai ...................................................40
3.2.1. Hợp phần tài nguyên ............................................................................................40
3.2.2. Hợp phần sức khỏe hệ sinh thái...........................................................................42
3.2.3. Hợp phần hạ tầng .................................................................................................46
3.2.4. Hợp phần năng lực...............................................................................................51
3.2.5. Đánh giá chung tính bền vững của tài nguyên nƣớc hồ Suối Hai .......................55
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính bền vững của tài nguyên nƣớc hồ Suối Hai .........58
3.4. Một số giải pháp quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc hồ Suối Hai ..........59

3.4.1. Cở sở đề xuất giải pháp .......................................................................................60
3.4.2. Một số giải pháp sử dụng bền vững tài nƣớc hồ Suối Hai ..................................60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nghĩa gốc của ký hiệu

BĐKH

Biến đối khí hậu

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

PTBV

Phát triển bền vững

TNN

Tài nguyên nƣớc


UBND

Ủy ban Nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Chỉ số nghèo nƣớc .......................................................................................12
Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá tính bền vững tài nguyên nƣớc của Canada .....................13
Bảng 1.3. Chỉ số tính bền vững lƣu vực sông ...............................................................14
Bảng 1.4. Chỉ số tính bền vững tài nguyên nƣớc West Java .........................................15
Bảng 1.5. So sánh một số tiêu chí đánh giá tính bền vững tài nguyên nƣớc.................15
Bảng 1.6. Diện tích và dân số khu vực nghiên cứu .......................................................19
Bảng 2.1. Tổng hợp số lƣợng mẫu phiếu điều tra .........................................................25
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá tính bền vững tài nguyên nƣớc hồ Suối Hai ....................27
Bảng 2.3. Thang đánh giá định tính tính bền vững tài nguyên nƣớc hồ Suối Hai ........29
Bảng 3.1. Lƣợng nƣớc cung cấp tại trạm bơm Suối Hai ...............................................40
Bảng 3.2. Thu nhập từ trồng trọt của các xã sử dụng nƣớc hồ Suối Hai cho tƣới tiêu .42
Bảng 3.3. Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản từ năm 2015 đến tháng 6/2017 ....................45
Bảng 3.4. Diện tích và Sản lƣợng lúa các năm 2014, 2015, 2016 ................................ 45
Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo tại khu vực nghiên cứu .............................52
Bảng 3.6. Đánh giá định tính về tính bền vững của tài nguyên nƣớc hồ Suối Hai .......56

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hồ Suối Hai ................................................................................................... 17

Hình 2.1. Khung logic nghiên cứu luận văn ..................................................................22
Hình 2.2. Phỏng vấn hộ gia đình tại khu vực hồ Suối Hai ............................................26
Hình 3.1. Một số hoạt động sinh kế của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu .................34
Hình 3.2. Mục đích sử dụng tài nguyên nƣớc hồ Suối Hai ...........................................35
Hình 3.3. Hệ thống kênh dẫn nƣớc tƣới tiêu .................................................................36
Hình 3.4. Một số loại cây ăn quả ngƣời dân thƣờng trồng ............................................36
Hình 3.5. Khu vực trồng cây lâm nghiệp tại hồ Suối Hai .............................................37
Hình 3.6. Lồng bè nuôi cá tại hồ Suối Hai ....................................................................37
Hình 3.7. Thuyền thủ công và thuyền máy đánh bắt cá tại hồ Suối Hai .......................38
Hình 3.8. Dụng cụ đánh bắt cá của ngƣời dân địa phƣơng ...........................................38
Hình 3.9. Một số hoạt động du lịch tại hồ Suối Hai ......................................................39
Hình 3.10. Ngƣời dân dùng nƣớc giếng khoan trong sinh hoạt hàng ngày...................41
Hình 3.11. Mực nƣớc bình quân tại hồ Suối Hai giai đoạn 2000 – 2016......................42
Hình 3.12. Bãi rác thải thị xã Sơn Tây ..........................................................................44
Hình 3.13. Nƣớc thải từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ...............................44
Hình 3.14. Trạm bơm Trung Hà phục vụ tƣới tiêu .......................................................48
Hình 3.15. Hệ thống kênh mƣơng nội đồng ..................................................................48
Hình 3.16. Sử dụng biện pháp thu gom rác thải tại địa phƣơng ....................................49
Hình 3.17. Xử lý tập trung rác thải ................................................................................49
Hình 3.18. Thu gom rác đến bãi rác tập trung ...............................................................49
Hình 3.19. Sử dụng hầm biogas ....................................................................................50
Hình 3.20. Hầm bể khí biogas ở các trang trại chăn nuôi .............................................50
Hình 3.21. Sử dụng biện pháp đốt trực tiếp tại hộ gia đình ..........................................50
Hình 3.22. Rác thải đƣợc hộ gia đình tự xử lý bằng đốt trực tiếp .................................51
Hình 3.23. Trình độ học vấn tại khu vực nghiên cứu ....................................................53
Hình 3.24. Mức độ tham gia các lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trƣờng.............54
Hình 3.25. Mức độ quan tâm của chính quyền trong quản lý tài nguyên nƣớc hồ Suối
Hai .................................................................................................................................54
Hình 3.26. Nhận định về hiệu quả quản lý ....................................................................55


vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài nguyên nƣớc (TNN) có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con ngƣời,
sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi một vùng lãnh thổ, mỗi một
quốc gia và sự phát triển của cả nhân loại. Nƣớc đang trở thành tâm điểm tại nhiều
diễn đàn lớn thế giới. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh về môi trƣờng tại Johannesburg, Nam
Phinăm 2002, nƣớc là một trong trong 5 ƣu tiên để phát triển bền vững (PTBV)
(WEHAB), đó là: Nƣớc (W), Năng lƣợng (E), Sức khỏe (H), Nông nghiệp (A) và Đa
dạng sinh học (B).Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, cùng với tốc độ gia tăng
dân số, hoạt động phát triển KT-XHcũng phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là nhu cầu sử
dụng TNN ngày càng cao. Hơn nữa, nhận thức ngƣời dân, đặc biệt là những ngƣời dân
tại các nƣớc đang phát triển về TNN chƣa thật sự đúng đắn, dẫn tới tình trạng nguồn
nƣớc ngọt đang bị suy giảm cả về trữ lƣợng và chất lƣợng.Việc đáp ứng nhu cầu về
nƣớc đảm bảo cả về chất lƣợng và trữ lƣợng là một điều kiện tiên quyết để PTBV.Bên
cạnh đó là do sự phân bố không đều theo không gian và thời gian, sự tác động của biến
đổi khí hậu (BĐKH), cùng với vấn đề quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn nƣớc không
hợp lý dẫn đến tình trạng suy thoái ở nhiều vùng, quốc gia và khu vực. Những nguyên
nhân này đã làm cho TNN trở nên thiếu hụt, thậm chí khan hiếm ở nhiều nơi, gây tác
động tiêu cực đối với hệ sinh thái, môi trƣờng và xã hội, ảnh hƣởng đến PTBV. Vì
vậy, đánh giá tính bền vững TNN là cơ sở khoa học quan trọng để thực hiện khai thác,
sử dụng và quản lý TNN hợp lý phục vụ cho PTBV KT-XH.
Ở Việt Nam, tầm quan trọng của TNN đối với PTBV đã đƣợc đề cập nhiều
trong các nghiên cứu khoa học và dần dần có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và
hành động. Việt Nam luôn khẳng định “Nƣớc là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là
thành phần thiết yếu của sự sống và môi trƣờng, quyết định sự tồn tại, PTBV của đất
nƣớc”.Theo đó, đã đặt ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt
động khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do

nƣớc gây ra. Quản lý TNN phải theo phƣơng thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và
phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác. Đây là một phƣơng thức quản lý TNN đã
đƣợc áp dụng thành công ở một số nƣớc trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một
phƣơng thức quản lý hiệu quả đang đƣợc nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng.
Hồ Suối Hai là hồ nƣớc ngọt nhân tạo, hợp lƣu của 2 suối nhỏ, thuộc địa bàn 04
xã Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Thụy An, Tản Lĩnh của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Hồ
suối Hai là khu vực có những điều kiện thuận lợi về tiềm năng, vị trí địa lý- kinh tế để
phát triển các hoạt động phục vụ cho cuộc sống ngƣời dân địa phƣơng với nhiều vai
trò quan trọng, từ vai trò điều hòa nƣớc mƣa phục vụ công tác thoát nƣớc và cấp nƣớc
1


cho hoạt động nông nghiệp đến vai trò góp phần điều hòa vi khí hậu, tạo cảnh quan
môi trƣờng, phát triển du lịch... Tuy nhiên, trong những năm gần đây với việc đô thị
hóa diễn ra nhanh chóng, cùng với những hoạt động phát triển KT-XH cũng đang dần
từng bƣớc ảnh hƣởng đến chức năng tự nhiên của hồ, ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc,
cũng nhƣ chức năng KT-XH của hồ, nguồn TNN tại khu vực hồ Suối Hai đang đƣợc
quản lý, sử dụng chƣa hợp lý. Do đó việc quản lý, sử dụng bền vững nguồn TNN của
hồ Suối Hai là một trong các nhiệm vụ hết sức cần thiết để đảm bảo đƣợc các chức
năng của hồ, góp phần PTBVcác xã Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Thụy An và Tản Lĩnh và các
xã Chu Minh, Tiên Phong, Tây Đằng, Đông Quang sử dụng nƣớc hồ cho mục đích
tƣới tiêu nông nghiệp.
Với những lý do nêu trên, trong khuôn khổ chuyên ngành đào tạo thạc sỹ Khoa
học bền vững, học viên lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền
vững tài nguyên nước hồ Suối Hai, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” nhằm đánh giá
hiện trạng sử dụng và tính bền vững của tài nguyên nƣớc, trên cơ sở đó đề xuất giải
pháp sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc và đảm bảo hài hòa các chức năng của hồ
Suối Hai.
2. Câu hỏi nghiên cứu


- TNN hồ Suối Hai có đƣợc sử dụng bền vững hay không?
- Các giải pháp nào cần áp dụng nhằm sử dụng bền vững TNN hồ Suối Hai?
3. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng sử dụng TNN hồ Suối Hai và tính bền vững của TNN hồ
Suối Hai;

- Đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững TNN hồ Suối Hai.
4. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận về sử dụng bền vững TNN và tính bền vững TNN;
- Đánh giá hiện trạng sử dụng TNNhồ Suối Hai;
- Nghiên cứu, đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững TNNvà đánh giá tính
bền vững của TNN hồ Suối Hai dựa vào bộ tiêu chí đã lựa chọn;

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tính bền vững liên quan đến sử dụng
TNN hồ Suối Hai;

- Đề xuất định hƣớng, các giải pháp sử dụng bền vững TNNhồ Suối Hai.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: TNN và sử dụng TNN hồ Suối Hai, huyện Ba Vì, Hà Nội.

2


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Thông tin, tài liệu, dữ liệu nghiên cứu tính đến thời điểm khảo sát
khu vực nghiên cứu (15/8/2017);
+ Không gian: TNN hồ Suối Hai thuộc địa bàn 4 xã Tản Lĩnh, Cẩm Lĩnh, Ba
Trại, Thụy An và 4 xã Chu Minh, Tiên Phong, Tây Đằng, Đông Quang trực tiếp sử

dụng TNN hồ Suối Hai trong tƣới tiêu nông nghiệp.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn chia làm
03 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và khu vực nghiên cứu
Chƣơng 2: Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Một số khái niệm
Theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu,
năng lƣợng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ mà con ngƣời có thể sử dụng để
phục vụ cho đời sống và sự phát triển của mình. Theo Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, tài
nguyên thiên nhiên là nguồn nguyên vật liệu tồn tại tự nhiên trong môi trƣờng, có giá trị
trong sản xuất hoặc tiêu thụ (WTO, 2010). Nƣớc là một hợp phần của tự nhiên, có vai
trò quan trọng đối với môi trƣờng và các hệ sinh thái, vì nó quyết định đến sự tồn tại,
phát triển và đặc trƣng của hệ. Đối với sự phát triển của xã hội, nƣớc không những là
điều kiện tiên quyết cho sự sống mà còn là nhân tố góp phần vào mọi quá trình của sự
phát triển. Nƣớc là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt đƣợc con ngƣời sử dụng cho nhiều
mục đích và mức độ khác nhau từ quá khứ đến hiện tại và trong tƣơng lai.
Định nghĩa “Phát triển bền vững” đƣợc Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(IUCN) đƣa ra lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lƣợc bảo tồn thế giới
nhƣ sau: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà
còn tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh
thái học.” Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2014, PTBV là phát triển đáp ứng đƣợc nhu
cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ

tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về PTBV năm 2002 đã
xác định: “PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa 3 mặt của
sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trƣởng kinh tế), phát triển xã hội
(nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm) và bảo vệ môi trƣờng (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện
chất lƣợng môi trƣờng; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử
dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)”. Nhƣ vậy, nội dung của PTBV đƣợc xác định
bằng ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Khái niệm “Tính bền vững” (Sustainability)đƣợc nêu ra lần đầu trong Báo cáo
“Tƣơng lai của chúng ta” vào năm 1987, trong đó nhấn mạnh việc phát triển nền kinh
tế toàn cầu cần đảm bảo duy trì hệ sinh thái cốt lõi (Brundtland và Khalid, 1987). Tính
bền vững thƣờng đƣợc sử dụng trong tiếp cận và nghiên cứu liên ngành nhằm đánh giá
khả năng duy trì, phát triển của một hệ thống nhất định hoặc tích hợp các hệ thống. Tại
Nhật Bản, tính bền vững đƣợc hiểu là các hoạt động khai thác tài nguyên, hệ sinh thái
và môi trƣờng phải nằm trong giới hạn chịu đựng và phục hồi của hệ sinh thái tự
nhiên. Các lĩnh vực thƣờng đƣợc quan tâm đánh giá để nâng cao tính bền vững bao
4


gồm: khí hậu, đa dạng sinh học, nông nghiệp, nghề cá, TNN,… (Kajikawa, 2008).
Nhƣ vậy, tính bền vững có thể hiểu là mức độ và khả năng duy trì phát triển các điều
kiện thuận lợi (tài nguyên, môi trƣờng, hệ sinh thái,…) để con ngƣời và tự nhiên có thể
phát triển một cách hài hòa.
Sử dụng bền vững tài nguyên là việc sử dụng mang lại lợi ích cho con ngƣời
nhƣng không ảnh hƣởng đến việc duy trì đặc trƣng tự nhiên của hệ sinh thái (Ramsar,
1987). Trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, bảo tồn và sử dụng bền vững
tài nguyên là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhƣng vẫn duy trì hệ sinh thái và các
quá trình sinh thái cốt lõi nhằm duy trì chức năng của sinh quyển và bảo tồn đa dạng
sinh học (Brundtland và Khalid, 1987).

PTBV TNN là việc sử dụng TNN đáp ứng nhu cầu của con ngƣời ở giai đoạn
hiện tại, nhƣng phải đảm bảo nhu cầu cần thiết trong tƣơng lai để phát triển kinh tế có
hiệu quả, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội và môi trƣờng bền vững.Theo Luật TNN
số 17/2012/QH13, “Phát triển TNN là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác,
sử dụng bền vững TNN và nâng cao giá trị của TNN”. Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng phát
triển TNN trƣớc hết là tăng lƣợng nƣớc khai thác đƣợc, nhƣng phải đảm bảo lƣợng
nƣớc đầy đủ cho nhu cầu lâu dài của nhiều thế hệ và phải nâng cao hiệu quả, làm tăng
giá trị của nƣớc. Theo Quyết định số 81/2006/QĐ – TTg về Chiến lược quốc gia về
TNN đến năm 2020, quan điểm sử dụng bền vững TNN: “Quản lý tổng hợp phải đƣợc
thực hiện theo phƣơng thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lƣu vực sông. Cơ cấu sử
dụng nƣớc phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; TNN phải đƣợc PTBV; khai thác, sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nƣớc là hàng hóa; sớm
xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn
nƣớc và cung ứng dịch vụ nƣớc”.Nhƣ vậy, quan điểm xuyên suốt trong Chiến lƣợc
quốc gia về TNN năm 2006 là Quản lý TNN theo phƣơng thức tổng hợp, toàn diện.
Đặc biệt, gần đây, quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện TNN đã đƣợc luật hóa và
quy định trong Luật TNN số 17/2012/QH13.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá tính bền vững và sử dụng bền vững tài
nguyên nước
Trên thế giới:
Các nguy cơ xung đột nguồn nƣớc đang diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm
trọng, đặc biệt tại các quốc gia có sử dụng chung nguồn nƣớc trong một lƣu vực sông,
kèm theo đó nhu cầu dùng nƣớc của nhân loại cũng tăng lên không ngừng. Hơn nữa,
trong những thập kỷ gần đây, quá trình đô thị hóa, hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp phát triển đã gây ra ô nhiễm nguồn nƣớc. Mặt khác, BĐKH ngày càng tăng áp
5


lực lên trữ lƣợng và chất lƣợng nguồn nƣớc, gây ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán và thiếu hụt

nguồn nƣớc nghiêm trọng ở nhiều nơi. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu, đánh giá tính
bền vững và sử dụng bền vững TNN đã đƣợc thế giới, các quốc gia, vùng lãnh thổ rất
quan tâm.
Tại Hội nghị về Nƣớc đƣợc tổ chức tại Mar Del Plata (Argentina) năm 1977,
lần đầu tiên Liên Hợp Quốc đƣa vấn đề Nƣớc lên diễn đàn Quốc tế và đã nhấn mạnh
về vấn đề quy hoạch nƣớc sạch, vệ sinh và lấy thập kỷ 80 là “Thập kỷ Quốc tế nƣớc
sạch và vệ sinh” (UN, 1977). Sự kiện này thể hiện mối quan tâm của các quốc gia, tổ
chức trong vấn đề quản lý bền vữngTNN.
Về thực hiện chức năng quản lý, Hội nghị Dublin (tháng 1/1992) và Hội nghị
thƣợng đỉnh về Môi trƣờng và Phát triển tại Rio do Janeiro (Braxin, 1992) đã nêu rõ:
“Quản lý tổng hợp TNN là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài
nguyên nƣớc, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế và
phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phƣơng hạiđến tính bền vững của các
hệ sinh thái thiết yếu” (CAWater, 1992). Đây đƣợc coi là nền tảng của công tác quản
lý tổng hợp TNN.
Với nhận thức nguy cơ thiếu nƣớc ngọt là trầm trọng và có thể dẫn tới các cuộc
tranh chấp do việc quản lý khai thác, sử dụng nguồn nƣớc không hợp lý làm chho
nguồn nƣớc bị suy thoái, do ô nhiễm và cạn kiệt, năm 2000 Liên Hợp quốc đã đƣa ra
“Mục tiêu thiên niên kỷ”.Một trong 8 mục tiêu đó là đảm bảo tính bền vững về môi
trƣờng, trong đó có đề cập đến mục tiêu giảm tỷ lệ ngƣời dân không đƣợc tiếp cận bền
vững với nguồn nƣớc sạch (UN, 2000).Năm 2003, Liên Hợp quốc đã thành lập Ủy ban
về nƣớc của Liên Hợp quốc (UN – Water), để hỗ trợ các quốc gia trong nỗ lực liên
quan đến nguồn nƣớc của họ, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn nƣớc và nguy cơ bất ổn liên quan
nguồn nƣớc, khái niệm an ninh nguồn nƣớc (Water Security) đƣợc đƣa ra trong tuyên
bố chung cấp Bộ trƣởng tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2000, trong đó nhấn mạnh
việc bảo vệ và cải thiện các hệ sinh thái nƣớc ngọt, ven biển và các hệ sinh thái liên
quan; đẩy mạnh PTBV và ổn định chính trị; mỗi ngƣời đều đƣợc tiếp cận đầy đủ
nguồn nƣớc sạch với chi phí vừa phải để có đƣợc một cuộc sống khỏe mạnh, sung túc
và các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc rủi ro từ những tai biến liên

quan đến nƣớc (World Water Council, 2000).
Nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nhằm đánh giá tính bền vững của TNN và
đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững TNN, một số nghiên cứu trong những năm gần
đây nhƣ sau:
6


- Parparov và Gal (2012) đã xây dựng khung phƣơng pháp để quản lý TNN bền
vững bao gồm việc giám sát sinh thái, định lƣợng chất lƣợng nƣớc và mô hình hệ sinh
thái và áp dụng để quản lý nƣớc hồ Kinneret, một nguồn cấp nƣớc quan trọng tại
Israel. Trên cơ sở phân tích số liệu quan trắc và mô phỏng kịch bản mô hình, các tác
giả đã xây dựng sự tƣơng quan định lƣợng giữa các hoạt động kinh tế với chất lƣợng
nƣớc hồ và tƣơng quan giữa thay đổi nƣớc hồ với chất lƣợng và dinh dƣỡng nƣớc hồ,
từ đó đề xuất chính sách quản lý bền vững.
- Shilling và nnk (2013) đã đề xuất khung đánh giá và tiến hành đánh giá tính
bền vững của TNN tại California (Mỹ) dựa vào bộ chỉ số tính bền vững TNN. Nghiên
cứu đã cung cấp thông tin về điều kiện hệ thống nƣớc và mối liên hệ với hệ sinh thái,
hệ thống xã hội và hệ thống kinh tế. Các chỉ số tập trung vào độ tin cậy của cấp nƣớc,
chất lƣợng nƣớc, sức khỏe hệ sinh thái, quản lý thích ứng và quản lý bền vững, lợi ích
xã hội và công bằng.
- Kerr và nnk (2016) đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền
vững TNN xung quanh lƣu vực hồ Great Lakes (Canada, Mỹ) dựa vào các công cụ
đánh giá đất và nƣớc, mô hình mô phỏng thực tế và cách tiếp cận đổi mới nhằm
khuyến khích đầu tƣ vào công tác bảo tồn dựa vào đánh giá kết quả đầu ra.
- Chen và nnk (2017) đã đánh giá tính bền vững TNN dựa vào dịch vụ hệ sinh
thái trong giai đoạn 1950-2014 tại khu vực hồ Biwa, Nhật Bản. Trong đó, 22 chỉ thị đã
đƣợc xây dựng dựa trên cung cấp các dịch vụ sản phẩm thủy sinh và nƣớc, điều hòa lũ
lụt và chất lƣợng nƣớc, giải trí, du lịch, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trƣờng và
đa dạng sinh học. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý và sử
dụng bền vững TNN khu vực nghiên cứu.

- Giwa và Dindi (2017) đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đảm bảo tính
bền vững và an ninh nguồn nƣớc trong khu vực gặp khan hiếm về nƣớc tại Các Tiểu
Vƣơng Quốc Ả Rập Thống Nhất. Các giải pháp đƣợc đề xuất bao gồm: cơ chế giá
nƣớc phản ánh chi phí, mã số xây dựng bền vững, tái sử dụng tổng nƣớc thải, giảm rò
rỉ nƣớc và đa dạng hóa các nguồn cấp nƣớc. Quản lý nƣớc tích hợp các giải pháp này
đƣợc đánh giá có vai trò quan trọng và chiến lƣợc để đạt đƣợc cân bằng nƣớc bền
vững trong khu vực nghiên cứu.
- Karatayev và nnk (2017) đã nghiên cứu và đề xuất các vấn đề ƣu tiên và các
thách thức đối với việc quản lý bền vững TNN tại Kazakhstan trong bối cảnh trữ lƣợng
nƣớc giảm từ 3650m3/ngƣời/năm xuống còn 230m3/ngƣời/năm đến năm 2030 và 5070% nguồn TNN mặt bị đánh giá là ô nhiễm và ô nhiễm nghiêm trọng. Kazakhstan đã
áp dụng các giải pháp cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo tính bền vữngTNN và an ninh
nguồn nƣớc; tuy nhiên, vẫn phải đối mặt với các thách thức trong sử dụng nguồn nƣớc
7


bền vững. Dựa vào cơ sở dữ liệu hiện có về nguồn nƣớc, sự đánh giá của các bên liên
quan về các yếu tố thiết yếu ảnh hƣởng đến quản lý nƣớc bền vững, phƣơng pháp
SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) và công cụ AHP (Analytic
Hierarchy Process), các tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng và phân phối
nguồn nƣớc hiệu quả, công bằng dựa vào khung pháp lý toàn diện cùng phân quyền
quản lý nƣớc từ các cơ quan quản lý đến các đối tƣợng sử dụng nƣớc dựa vào cộng
đồng.
- Sun và nnk (2017) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng bền vững
TNN bao gồm: kinh tế, dân số, cấp nƣớc và nhu cầu sử dụng nƣớc, tài nguyên đất và ô
nhiễm và quản lý nƣớc. Các tác giả cũng mô phỏng điều kiện cấp nƣớc và nhu cầu về
nƣớc với những kịch bản thay đổi trong tƣơng lai và khoảng cách giữa cung và cầu về
nƣớc giai đoạn 2005-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính khả thi của cân bằng
nguồn nƣớc trong điều kiện nền kinh tế ổn định, đất canh tác đƣợc bảo vệ và nâng cao
tỷ lệ xử lý nƣớc thải và tăng cƣờng hiệu quả tái sử dụng nguồn nƣớc. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng cho thấy việc cải thiện hệ thống cấp nƣớc đóng vai trò quan trọng

trong việc thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu thay vì kiểm soát và giảm nhu cầu về
nƣớc trong tƣơng lai.
- Hossen và Negm (2017) đã sử dụng công cụ GIS và viễn thám trong nghiên
cứu, đánh giá tính bền vững TNN khu vực hồ Edku (Ai Cập). Kết quả nghiên cứu cho
thấy diện tích thủy vực hồ giảm xuống trong giai đoạn 1984 đến 2015 và tiếp tục giảm
xuống đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách
đƣa ra các quyết định, kế hoạch hành động và chiến lƣợc hợp lý nhằm giảm thiểu các
rủi ro về môi trƣờng và duy trì sức khỏe môi trƣờng thủy vực.
Bên cạnh các nghiên cứu về tính bền vững và quản lý, sử dụng bền vững TNN
nói chung và nƣớc hồ nói riêng, nhiều nghiên cứu về chất lƣợng nƣớc hồ đƣợc thực
hiện nhƣ hồ Swarzedzkie (Ba Lan) (Rosińska và nnk, 2018), hồ Eire, Ontario (Mỹ)
(Howell và Dove, 2017), Poyang (Trung Quốc) (Ding và nnk, 2017), Zirahuen
(Mexico) (Mendoza và nnk, 2015), Mariout (Ai Cập) (Donia và Bahgat, 2016).
Tại Việt Nam:
Một số nghiên cứu phục vụ đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững, hợp
lýTNN đã đƣợc thực nhiên, trong đó có một số nghiên cứu nhƣ sau:
- Trong khuôn khổ Hợp phần Đất ngập nƣớc Việt Nam thuộc Dự án “Ngăn
ngừa xu hƣớng suy thoái môi trƣờng Biển Đông và Vịnh Thái Lan” do UNEP/GEF tài
trợ, các tác giả đã đánh giá hiện trạng khai thác, quản lý, sử dụng, và đề xuất nguyên
tắc, định hƣớng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nƣớc nói chung và nƣớc hồ nói
8


riêng (Mai Trọng Nhuận và nnk, 2007). Đây là công trình đề cập khá toàn diện các
khía cạnh của đất ngập nƣớc về bản chất, chức năng, giá trị, khai thác, sử dụng, quản
lý và bảo tồn.
- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng TNN Việt Nam và phân tích xu thế suy thoái
do tác động của BĐKH, phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ TNN, Ngô
Đình Tuấn (2007) đã đề xuất một số giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý TNN Việt
Nam, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện đồng bộ, thống nhất hành động từ trên xuống

và từ dƣới lên, tăng cƣờng nâng cao nhận thức trong công tác quản lý và sử dụng TNN.
- Trần Thái Hùng và nnk (2014)đã đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp khai
thác sử dụng hợp lý và bền vững TNN phục vụ phát triển nông thôn mới vùng duyên
hải miền trung. Các tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá, tính
toán tiềm năng nguồn nƣớc, nhu cầu và cân bằng nƣớc cho các tiểu vùng sinh thái
nhằm xây dựng luận cứ khoa học giúp đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý
và bền vững TNN trong khu vực nghiên cứu.
- Đề tài “Bền vững quản lý và bảo tồn các vùng đất ngập nƣớc tại Hà Nội”
(Hoàng Văn Thắng, 2002) tiếp cận nghiên cứu hồ nƣớc theo các khía cạnh nhƣ biến
đổi diện tích hồ Hà Nội qua các thời kỳ, các chức năng chính và đặc điểm đa dạng sinh
học ở các vùng sông, hồ Hà Nội.
- Kato (2002) đã nghiên cứu, đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng các hồ và đầm
lầy tại Hà Nộisử dụng phƣơng pháp điều tra thực địa và phỏng vấn điều tra nhanh dân
cƣ trong khu vực. Từ đó, phân loại hồ Hà Nội theo chức năng của chúng và đƣa ra mối
quan hệ giữa hồ với ngƣời dân trong khu vực nghiên cứu cũng nhƣ đánh giá của họ về
các hồ.
- JICA (2007) phối hợp cùng UBND thành phố Hà Nội đã nghiên cứu và xây
dựng chƣơng trình phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội trong đó có đề cập đến
quản lý các hồ/ao trong phạm vi thành phố. Theo đó, quy hoạch, quản lý hồ/ao cần
phải cân nhắc đến các yếu tố: bảo vệ hồ khỏi việc xây dựng, lấn chiếm, chôn lấp chất
thải rắn bất hợp pháp; phát triển bờ hồ với lối đi, không gian xanh; tăng khả năng giữ
nƣớc mƣa của hồ bằng cách tăng độ sâu hồ; cải thiện chất lƣợng nƣớc hồ.
Ngoài ra, các hƣớng nghiên cứu liên quan đến sử dụng TNN hồ ở Việt Nam cũng
tập trung theo hƣớng kiểm soát chất lƣợng nƣớc dựa vào các công cụ khác nhau:
- Đề tài “Mô hình hóa quá trình tự làm sạch nguồn nƣớc sông hồ đô thị trong
điều kiện Việt Nam” của Trần Đức Hạ (1991). Mô hình đƣợc thiết lập trên cơ sở mô
hình Rodzider, phát triển mở rộng với mục đích tính toán cho lƣu vực rộng hơn và
phức tạp hơn cho hệ thống sông, hồ. Kết quả đạt đƣợc là đã mô phỏng, tính toán quá
9



trình tự làm sạch nguồn nƣớc trong các chỗi hệ thống sông, hồ khu vực nội thành Hà
Nội.
- Đề tài “Mô hình kiểm soát chất lƣợng nƣớc, trƣờng hợp nghiên cứu hồ Tây
Hà Nội” của Phong Mai Thanh (1999) đã phát triển mô hình phú dƣỡng của Jongensen
cho hồ Tây trên quan điểm của hệ sinh thái hồ.Để có thể xác định đƣợc lƣợng photpho
trong hồ, mô hình đã thiết lập dựa vào vòng tuần hoàn cacbon và photpho trong nƣớc
với các thành phần trong hệ sinh thái là thực vật phù du, động vật phù du. Mô hình đã
bao quát đầy đủ các quá trình sinh thái trong hồ. Tuy nhiên, việc mô phỏng các quá
trình sinh thái chƣa đƣợc đặt trong hệ động. Tức là, các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ tải
lƣợng chất bẩn, nhiệt độ, cƣờng độ ánh sáng đƣợc xem nhƣ là không đổi.
- Đề tài “Hoàn thiện chất lƣợng nƣớc sông hồ trong quá trình đô thị hóa” của
Nguyễn Đức Hạ và Nguyễn Đức Toàn (2001) đã xác định quy luật chuyển hóa BOD
và các chất gây phú dƣỡng cho các đoạn sông hạ lƣu điểm xả nƣớc thải và hồ đô thị.
Mô hình tập trung nghiên cứu quá trình lan truyền chất bẩn và quá trình phân hủy chất
bản trong hồ.
- Đề tài “Sử dụng công cụ toán học đánh giá khả năng chịu tải ô nhiễm của hồ
Tây để xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển hồ Tây trong tƣơng lai” của Hoàng
Dƣơng Tùng (2004) đã áp dụng mô hình Deft 3D của Viện nghiên cứu thủy lực Hà
Lan để mô phỏng chất lƣợng nƣớc hồ Tây. Kết quả của nghiên cứu là mô phỏng đƣợc
sự phân bố chất bẩn trong hồ. Luận văn chủ yếu đề cập đến quá trình phân bố chất bẩn
do gió và chế thủy động lực học. Các quá trình sinh thái trong hồ chƣa đƣợc đề cập
đầy đủ.
- Ha và nnk (2017) đã phát triển phƣơng trình tính toán hàm lƣợng chlorophylla cho vùng nƣớc siêu phú dƣỡng sử dụng tỷ số phản xạ kênh phổ lục/lam của ảnh
Landsat 8 thông qua thí dụ của Hồ Tây và 9 hồ đô thị khác của Hà Nội. Kết quả của
bài báo cho thấy khả năng cao của tỷ số kênh phổ lục/lam của ảnh Landsat 8 trong
giám sát chất lƣợng nƣớc các hồ đô thị trên thế giới, phần lớn đang ở mức siêu phú
dƣỡng.
Tại Việt Nam, việc sử dụng các chỉ số để đánh giá hiện trạng TNN, sử dụng
TNN còn chƣa phổ biến. Hiện nay, ở nƣớc ta mới có một số nghiên cứu sử dụng các

chỉ số để tính toán cho TNN ở phạm vi cấp tỉnh nhƣ: Đánh giá hiện trạng TNN dƣới
đất theo chỉ số nghèo nƣớc (WPI): trƣờng hợp nghiên cứu tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam
(Nguyễn Thị Thanh Duyên và Trần Văn Tỷ, 2014);Qui hoạch PTBV hệ thống và môi
trƣờng nƣớc nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu: thí điểm nghiên cứu cho thành phố
Cần Thơ, Việt Nam có sử dụng chỉ số cần nƣớc WNI (CSIRO, 2012). Chƣa có nghiên
cứu nào đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững TNN hồ.
10


Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến TNN, giải
quyết các mối quan hệ giữa TNN với điều kiện tự nhiên, quản lý, bảo vệ và khai thác
TNN, những công trình này đã đóng góp rất lớn cả về lý luận và thực tiễn cho công tác
nghiên tác TNN nói chung.Các nghiên cứu chủ yếu tập trung điều tra, đánh giá TNN
về trữ lƣợng, chất lƣợng nƣớc, tính toán nhu cầu nƣớc ở quy mô tỉnh hoặc lƣu vực
sông… Các công trình nghiên cứu, đánh giá sử dụng TNN nhìn chung tập trung vào
mục đích chính: khôi phục, bảo vệ, sử dụng TNN theo các quy hoạch chuyên ngành,
mà ít chú ý phục vụ phát triển KT-XH bền vững. Một số đề tài chỉ dừng lại đánh giá
một loại TNN (nƣớc mƣa, nƣớc mặt hoặc nƣớc ngầm), hoặc chỉ đánh giá yếu tố về số
lƣợng.Hầu hết các phƣơng pháp đánh giá sử dụng TNN thƣờng chỉ tập trung đối với
từng nguồn nƣớc riêng biệt, hoặc kết hợp nhƣng ở quy mô khu vực hoặc quốc gia và
trên cơ sở hằng năm. Do đó, việc tìm kếm một cách tiếp cận toàn diện để đánh giá sử
dụng TNN trên cơ sở xem xét các tác động của nhiều yếu tố ở các quy mô khác nhau,
theo những giai đoạn của sự phát triển sẽ góp phần quản lý nguồn nƣớc tốt hơn.
Đối với khu vực hồ Suối Hai, chƣa có nhiều đề tài nghiên cứu đi sâu vào đánh
giá sử dụng bền vững TNN và ít có sự chú trọng các mối quan hệ giữa nhân tố tự
nhiên với nhân tố KT-XH trong sử dụng TNN.Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đó đề
xuất các giải pháp phù hợp cho vấn đề khai thác, sử dụng TNN bền vững, từ đó đảm
bảo cho PTBV KT-XH khu vực hồ Suối Hai.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững tài nguyên nước
Trong vài thập kỷ qua, với mục đích chung là đánh giá tính bền vững, thì việc

phát triển các công cụ đánh giá dựa trên các chỉ số, tiêu chí bền vững đã đƣợc biết đến.
Các tiêu chí đánh giá tính bền vững đã đƣợc xây dựng và công bố bởi nhiều tổ chức và
nhà nghiên cứu trên thế giới. Các tiêu chí có sự khác nhau về hợp phần, cấu trúc, chức
năng và phƣơng diện điều tra và giám sát và đƣợc lựa chọn phụ thuộc vào các ƣu tiên
và mục đích của các quốc gia, tổ chức và khu vực.Các tiêu chí này đƣợc sử dụng cho
nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm là phƣơng tiện để giải quyết vấn đề và hành động,
là phƣơng tiện để trao đổi các vấn đề liên quan xây dựng tính bền vững.
Đánh giá tính bền vững dựa trên các chỉ số đã đƣợc sử dụng từ nhiều thập kỷ
trƣớc góp phần tạo nên sự phát triển của chỉ số bền vững nƣớc. Các bộ chỉ số đƣợc sử
dụng rộng rãi đó là: Chỉ số tính bền vững TNN Canada (The Canadian Water
Sustainability Index – CWSI, Policy Research Initiative, 2007), Chỉ số nghèo nƣớc
(Water Poverty Index – WPI, Sullivian, 2002), Chỉ số bền vững lƣu vực sông
(Watershed Sustainability Index – WSI, Chaves và Alipaz, 2007) và Chỉ số tính bền
vững TNN West Java (West Java Water Sustainabiltiy Index – WJWSI, Juwana và
nnk, 2010).Tất cả những chỉ số này có cùng một mục đích đó là đánh giá tính bền
11


vững, có thể đƣợc sử dụng nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và các bên liên
quan khác để đạt đƣợc tính bền vữngTNN; khai thác, sử dụng, quản lý TNN.
Chỉ số nghèo nước(Water Poverty Index – WPI, Sullivian, 2002): đƣợc đƣa ra
để đánh giá mối liên hệ giữa sự nghèo đói và sự sẵn có của TNN. Sullivian (2002) cho
thấy có một mối tƣơng quan mạnh giữa nguồn nƣớc sẵn có và nghèo đói ở các nƣớc,
các quốc gia khác nhau.Chỉ số này đã đƣa ra một khung đánh giá, kết hợp các biện
pháp môi trƣờng và KT-XH, liên quan đến đói nghèo và nƣớc. Chỉ số gồm 5 hợp phần
là: (1) Tài nguyên, (2) Tiếp cận, (3) Năng lực, (4) Sử dụng và (5) Môi trƣờng với 17
tiêu chí(Bảng 1.1). WPI thƣờng đƣợc áp dụng ở quy mô cấp khu vực, quốc gia, cấp
tỉnh hoặc nhỏ nhất là cấp huyện. Ví dụ Lawrence và nnk (2002) thực hiện trên phạm vi
quốc tế, tính toán chỉ số nghèo nƣớc ở 147 quốc gia nên các chỉ tiêu sử dụng mang
tính bao quát, đại diện cho các thành phần; nghiên cứu của Sullivan và nnk (2003) áp

dụng tính toán cho phạm vi quốc gia dựa vào mức độ sẵn có của cơ sở dữ liệu. Tại
Việt Nam, chỉ số WPI đƣợc sử dụng để đánh giá hiện trạng TNN dƣới đất tại tỉnh Sóc
Trăng với 5 hợp phần chính đƣợc phân tích ở cấp huyện (Nguyễn Thị Thanh Duyên và
Trần Văn Tỷ, 2014).
Bảng 1.1. Chỉ số nghèo nƣớc
Hợp phần
1. Tài nguyên

Tiêu chí
1. TNN xuất phát trong nƣớc
2. TNN xuất phát từ nƣớc ngoài
3. Dân số tiếp cận với đủ nguồn nƣớc

2. Tiếp cận

4. Dân số tiếp cận với nƣớc hợp vệ sinh
5. Nƣớc tƣới tiêu
6. Tổng sản phẩm quốc nội

3. Năng lực

7. Tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi bị tử vong
8. Giáo dục
9. Hệ số Gini
10. Sử dụng nƣớc sinh hoạt

4. Sử dụng

11. Sử dụng nƣớc trong công nghiệp
12. Sử dụng nƣớc trong nông nghiệp

13. Chất lƣợng nƣớc
14. Áp lực nguồn nƣớc

5. Môi trƣờng

15. Năng lực điều tiết và quản lý
16. Năng lực thông tin
17. Đa dạng sinh học
Nguồn: Sullivian, 2002
12


Chỉ số tính bền vững TNN Canada (The Canadian Water Sustainability Index –
CWSI, Policy Research Initiative, 2007): áp dụng khung WPI để xây dựng một bộ chỉ
số bền vững nƣớc cho Canada. Chỉ số tính bền vững TNN Canada bao gồm 5 hợp
phần: (1) Tài nguyên, (2) Sức khỏe hệ sinh thái, (3) Cơ sở hạ tầng, (4) Sức khỏe con
ngƣời và (5) Năng lực với 15 tiêu chí (Bảng 1.2).Chỉ số tính bền vững TNN Canada
không chỉ đƣa ra các thông tin liên quan đến nƣớc mà còn cung cấp đầu vào có giá trị
cho các quyết định về cơ sở hạ tầng nƣớc và nƣớc thải, từ đó đƣa ra định hƣớng cho
các giải pháp lƣu trữ nƣớc và đào tạo vận hành.
Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá tính bền vững tài nguyên nƣớc của Canada
Hợp phần

Tiêu chí

Mô tả

1. Tính sẵn có Lƣợng nƣớc tái tạo có thể cung cấp trên đầu ngƣời
1. Tài
nguyên


2. Sức khỏe
hệ sinh thái

2. Cấp nƣớc

4. Sức khỏe
con ngƣời

5. Năng lực

mùa và/hoặc cạn kiệt nƣớc

3. Nhu cầu

Nhu cầu sử dụng nƣớc dựa vào phân bổ giấy phép
cấp nƣớc

4. Áp lực

Lƣợng nƣớc mất đi trong hệ sinh thái

5. Chất lƣợng

Chỉ số chất lƣợng nƣớc trong bảo vệ hệ sinh thái
nƣớc

6. Cá

Xu hƣớng biến động số lƣợng các loài cá có ý

nghĩa kinh tế và văn hóa

7. Nhu cầu
3. Hạ tầng

Tính dễ bị tổn thƣơng của cấp nƣớc do sự thay đổi

Năng lực duy trì dịch vụ cấp nƣớc và xử lý nƣớc
thải theo tốc độ gia tăng dân số

8. Điều kiện

Tình trạng đƣờng dẫn nƣớc và cống nƣớc

9. Xử lý

Mức độ xử lý nƣớc thải

10. Tiếp cận

Lƣợng nƣớc cấp trên đầu ngƣời

11. Độ tin cậy Số ngày gián đoạn dịch vụ cấp nƣớc
12. Tác động

Số lần mắc bệnh liên quan đến nƣớc

13. Tài chính

Năng lực tài chính của cộng đồng trong quản lý

TNN và ứng phó với thách thức tại địa phƣơng

14. Giáo dục

Năng lực của cộng đồng trong quản lý TNN và giải
quyết các vấn đề về nƣớc tại địa phƣơng

15. Đào tạo

Mức độ những ngƣời sử dụng, vận hành, quản lý
nƣớc và nƣớc thải đƣợc đào tạo
Nguồn: Policy Research Initiative, 2007

Chỉ số bền vững lưu vực sông (Watershed Sustainability Index –WSI, Chaves
và Alipaz, 2007): bao gồm 4 hợp phần (thủy văn, môi trƣờng, cuộc sống và chính
13


sách) với 12 tiêu chí đánh giá (Bảng 1.3). Chỉ số bền vững lƣu vực sông đã cung cấp
cho các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt ở Nam Brazil với một khung đánh giá rõ
ràng và ngắn gọn về đánh giá tính bền vững TNN trong toàn bộ lƣu vực sông. Bên
cạnh các tiêu chí đánh giá về trữ lƣợng nƣớc sẵn có trong toàn lƣu vực, hiệu quả sử
dụng, chất lƣợng môi trƣờng và bảo tồn hệ sinh thái, nâng cao chất lƣợng cuộc sống,
chỉ số bền vững lƣu vực sông còn đề cập đến cả năng lực thể chế, chính sách liên quan
đến quản lý, sử dụng TNN.
Bảng 1.3. Chỉ số tính bền vững lƣu vực sông
Hợp phần

Tiêu chí
1. Sự thay đổi về lƣợng nƣớc có sẵn trong lƣu vực

2. Sự thay đổi BOD lƣu vực

1. Thủy văn

3. Lƣợng nƣớc sẵn có trên đầu ngƣời
4. BOD lƣu vực
5. Cải thiện hiệu quả sử dụng nƣớc
6. Cải thiện xử lý nƣớc thải phù hợp
7. Chỉ số áp lực môi trƣờng lƣu vực

2. Môi trƣờng

8. Thảm thực vật tự nhiên
9. Phát triển công tác bảo tồn lƣu vực
10. Thay đổi thu nhập

3. Cuộc sống

11. Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI)
12. Phát triển chỉ số HDI
13. Sự thay đổi HDI-Giáo dục

4. Chính sách

14. Năng lực thể chế
15. Phát triển chi tiêu
Nguồn: Chaves và Alipaz, 2007

Chỉ số tính bền vững TNN West Java (West Java Water Sustainability Index –
WJWSI, Juwana và nnk, 2010): chỉ số đƣợc nghiên cứu, đề xuất và áp dụng tại một số

thủy vực Indonesia Chỉ số West Java bao gồm 3 hợp phần chính (bảo tồn, sử dụng
nƣớc, chính sách và quản trị)với 10 tiêu chí đánh giá (Bảng 1.4).Juwana và nnk (2010)
còn đƣa ra cả ngƣỡng giới hạn thuận lợi và không thuận lợi để đánh giá định lƣợng
tính bền vững TNN.Tuy nhiên, chỉ số West Java đòi hỏi phải có những nghiên cứu chi
tiết, lƣợng hóa và cơ sở dữ liệu đủ lớn.

14


Bảng 1.4. Chỉ số tính bền vững tài nguyên nƣớc West Java
Hợp
phần

Tiêu chí

Max

Min

a

m /ngƣời/năm

1700

500b

-

1b


0a

3. Chất lƣợng nƣớc

-

0a

-31b

4. Nhu cầu nƣớc

%

40b

10a

%

80a

0b

%

15b

0a


1. Bảo

2. Thay đổi sử dụng

tồn

đất

dụng
nƣớc

Đơn vị
3

1. Nƣớc sẵn có

2. Sử

Ngƣỡng đe dọa

Tiêu chí
phụ

5. Cung cấp dịch vụ
nƣớc

Tỷ lệ hộ
đƣợc cấp
Mất nƣớc


6. Công bố thông tin

0, 25, 75, 100

7. Cấu trúc quản trị
8. Sự tham gia của
3. Chính cộng đồng
sách và
quản trị

Giáo dục

%

100a

0b

Nghèo đói

%

20b

0a

Tác động
sức khỏe


Ngƣời bị
bệnh/1000 ngƣời

100b

0a

Vệ sinh

%

100a

0b

10. Thực thi pháp luật
a

0, 25, 75, 100

Thuận lợi; bKhông thuận lợi

Nguồn: Juwana và nnk, 2010

Nhìn chung, các tiêu chí đƣợc đề xuất nhằm đánh giá tính bền vững TNN đều
đề cập đến các vấn đề trữ lƣợng và khả năng cấp nƣớc cho các nhu cầu sử dụng khác
nhau, khía cạnh sức khỏe, môi trƣờng hệ sinh thái liên quan và năng lực, chính sách,
quản trị trong quản lý và sử dụng TNN (Bảng 1.5). Sự khác nhau về cơ bản tùy thuộc
vào phạm vi nghiên cứu, đặc điểm khu vực nghiên cứu, mục đích đánh giá và cơ sở dữ
liệu phục vụ đánh giá.

Bảng 1.5. So sánh một số tiêu chí đánh giá tính bền vững tài nguyên nƣớc
STT

Tiêu chí

Tính bền
vững TNN
Canada

Chỉ số
nghèo
nƣớc


1

Tính sẵn có



2

Cấp nƣớc



3

Nhu cầu




4

Áp lực



Tính bền Tính bền
vững lƣu vững TNN
vực sông West Java










15




STT

Tiêu chí


Tính bền

Chỉ số

Tính bền

vững TNN

nghèo

vững lƣu vững TNN

Canada

nƣớc

vực sông

West Java


5

Chất lƣợng








6

Cá/đa dạng sinh học







7

Điều kiện



8

Xử lý



9

Tiếp cận



10


Độ tin cậy



11

Tác động



12

Tài chính



13

Giáo dục



14

Đào tạo



15


Tính bền











Năng lực







16

Tài nguyên nƣớc xuất
phát trong nƣớc



17


Tài nguyên nƣớc xuất
phát từ nƣớc ngoài



18

Tổng sản phẩm quốc nội



19

Tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi bị tử



vong
20

Hệ số Gini



21

Cải thiện hiệu quả sử
dụng nƣớc




22

Chỉ số phát triển con
ngƣời (HDI)



23

Thay đổi sử dụng đất



24

Nghèo đói



25

Thực thi pháp luật



Tại khu vực hồ Suối Hai, việc nghiên cứu về TNN và các vấn đề sử dụng bền
vững tài nguyên này vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Vì vậy, trong luận văn này, việc tiến
hành đánh giá và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững TNN hồ Suối Hai đóng vai
trò quan trọng nhằm cung cấp cơ sở hỗ trợ chính quyền, các nhà quản lý hay các nhà

hoạch định đƣa ra các chính sách, quyết định hợp lý, ƣu tiên giải quyết các vấn đề,
thách thức liên quan đến việc sử dụng TNN hồ Suối Hai.

16


×