Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.5 KB, 12 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chính trong công tác quản lý nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường trung học cơ sở.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: cán bộ quản lý trường THCS.
3. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Văn Thơm
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm vật lý
Chức vụ: Hiệu trưởng – Đơn vị công tác: Trường THCS Hoa Thám – Chí
Linh - Hải Dương.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Hoa Thám
Địa chỉ: Thôn Thanh Mai – Xã Hoàng Hoa Thám - Thị xã Chí Linh - Tỉnh
Hải Dương.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS
Địa chỉ: Thôn Thanh Mai – xã Hoàng Hoa Thám - Thị xã Chí Linh - Hải
Dương . Điến thoại: 0320.830.226.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trường học có đủ tổ chức
bộ máy, yeu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt động của nhà trường.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: từ năm học 2013-2014 đến nay.

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Bùi văn Thơm

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến


Trong quản lý chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, phê duyệt kết quả xếp loại
hạnh kiểm học sinh, tôi nhận thấy nội dung giáo dục đạo đức và xếp loại hạnh
kiểm học sinh của giáo viên còn chưa được đầy đủ, chưa chính xác, còn vì chỉ
tiêu, thành tích của lớp... vì vậy để khắc phục những tồn tại nêu trên thì cán bộ
quản lý nhà trường phải có biện pháp gì và đây là lý do làm cho tôi phải suy
xét, đưa ra biện pháp thực hiện.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Điều kiện: + Nhà trường có tổ chức bộ máy nhà trường, đủ giáo viên để
bố trí mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm
+ Có đủ trang thiết bị cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng cho hoạt động dạy
học và tổ chức các hoạt động giáo dục khác của nhà trường
- Thời gian: Từ đầu năm học 2013-2014
- Đối tượng áp dụng: Cán bộ quản lý trong trường THCS
3. Nội dung sáng kiến
- Tính mới, sáng tạo của sáng kiến: phân công tổ chức, cá nhân thực hiện
phổ biến tuyen tuyền giáo dục các nội dung giáo dục đạo đức học sinh, lập phiếu
để các đối tượng tham gia đánh xếp loại hạnh kiểm học sinh.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến: Trường THCS
- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Nâng cao chát lượng hiệu quả giáo dục
đạo đức học sinh trong nhà trường.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Kết quả Nội dung giáo dục đạo đức học sinh được đày đủ, rõ ràng, việc
đánh giá xếp loại hạnh kiểm chính xác công bàng khách quan hơn.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
- Hàng năm có lớp tập huấn bồi dưỡng thêm về công tác chủ nhiệm lớp
- Đầu tư các cơ sở vật chất để cho các nhà trường đảm bảo được điều kiện
tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục học sinh.

2



MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Trong khâu nội dung đánh giá đạo đức mỗi học sinh, các lớp của đội
ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa được thống nhất, đầy đủ.
1.2. Hiệu quả về giáo dục đạo đức chưa cao, qua những biểu hiện thực tế
về ý thức tổ chức kỷ luật, quy tắc ứng xử, nề nếp hàng ngày; tham gia các hoạt
động ngoài giờ lên lớp ở một bộ phận học sinh chưa được tốt.
1.3. Trong cách đánh giá xếp loại đạo đức hạnh kiểm học sinh, lực lượng
để được tham gia đánh giá chưa được đầy đủ, thống nhất mà chủ yếu chính vẫn
là chỉ do giáo viên chủ nhiệm quyết định.
2. Cơ sở lý luận của vấn đè
2.1. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thiếu niên.
Học sinh THCS thường có độ ruổi từ 11 đến 15 tuổi, ở giai đoạn này học
sinh đang phát triển mạnh về thể chất, tình cảm, tinh thần, bắt đầu có sự hình
thành xu hướng khác nhau (thẻ hiện rõ nhất là học sinh lớp 8 và lớp 9), cho mọi
người nhìn nhận về mình không còn là trẻ nhỏ và cho mình đã lớn; các em có
nhu cầu mong muốn được giao tiếp, làm bạn rộng rãi với cùng lứa tuổi, muốn
tập trung hình thành các nhóm bạn cùng chung sở thích với nhau và muốn thể
hiện cho mọi người thấy, có thể là những biểu hiện, việc làm, hành động có
động cơ tốt nhưng ngược lại cũng rất có thể là không tốt. Đặc điểm quan trong
của lứa tuổi này là dễ bắt trước, kích động, lôi kéo, do vậy cũng dễ bị mắc lỗi,
sai phạm trong quan hệ, giao tiếp, ứng xử trái với chuẩn mực đạo đức, trái nội
quy điều lệ nhà trường và kể cả vi phạm pháp luật.
2.2. Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của cán bộ quản lý đối với công tác
chủ nhiệm, phương pháp giáo dục trong nhà trường, nội dung giáo dục, đánh giá
xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS của giáo viên chủ nhiệm.
3.Thực trạng của vấn đề
3.1.Trong chỉ đạo quản lý, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
xây dựng kế hoạch chủ nhiệm về nội dung giáo dục học sinh còn sơ sài, thiếu

3


nhiều, đặc biệt về nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức. Ví dụ thực tế ở lớp thứ
nhất neu: giáo dục học sinh nói lời hay làm việc tốt, kính thày mến bạn; biết
giúp đỡ người già, em nhỏ; vâng lời thày cô, cha mẹ; giáo dục học sinh biết
vươn lên trong học tập; biết phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Ở lớp
thứ hai: Giáo dục học sinh biết yêu thương giúp đỡ nhau; lễ phép, kính trọng các
thày cô giáo nhân viên trong nhà trường; giáo dục học sinh có ý thức vươn lên
trong học tập, đôi bạn cùng tiến, đặc biệt những học sinh yếu có hoàn cảnh khó
khăn; giáo dục học sinh ý thức bảo vệ của công, tính thật thà trung thực, chấp
hành nền nếp, kỷ cương thông qua các hoạt động; coi trọng việc giáo dục đạo
đức học sinh. Ở lớp thứ ba: giáo dục các em đoàn kết, kính trọng các thày cô
giáo nhân viên nhà trường; biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn
luyện đạo dức đặc biệt những bạn học sinh cá biệt có hoàn cảnh khó khăn; giáo
dục học sinh ý thức bảo vệ của công, tính thật thà trung thực, chấp hành các nền
nếp kỷ cương thông qua các hoạt động trên lớp và hoạt động tập thẻ, hoạt động
ngoài giờ, coi trọng việc giáo dục đạo đức học sinh. Như vây cả ba lớp về tư
tưởng giáo dục dục đạo đức học sinh chưa đầy đủ, còn thiếu như thực hiện và
hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động, tham gia hoạt động đoàn đội, rèn luyện
thân thể, ý thức thái độ, hành vi cháp hành pháp luật, các quy định quy tắc của
nội quy, điều lệ, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, bảo vệ
môi trường ...
3.2. Trong những năm qua việc giáo dục đạo đức cho học sinh đã có sự
chú ý, song chưa hẳn được chú trọng đúng mức; trong quản lý khâu điều hành
quản lý về công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được các
cán bộ quản lý hoàn toàn để tâm kiểm tra giám sát nhiều so với hoạt động giảng
dạy học tập, các cuộc thi học sinh giỏi .. dẫn đến việc quan tâm tham gia rèn
luyện, giám sát, đánh giá việc rèn luyện, giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh
còn hạn chế, sự đánh giá chưa sát, chưa trung thực với thực tế kết quả rèn luyện

ở mỗi học sinh; trong các lớp, việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của của một số
giáo viên chủ nhiệm lớp đối với học sinh chưa thực sự dựa vào những tiêu chuẩn
cụ thể theo Thông tư 58/2011 /TT-BGDĐT đã ban hành chỉ rõ nội dung, mức độ
4


xếp loại cho mỗi loại, sự đánh giá xếp loại của giáo viên chủ nhiệm chưa đúng
theo trình tự, còn tuỳ tiện thậm chí theo cảm tính ...
- Trong công tác chỉ đạo quản lý điều hành của cán bộ quản lý nhà trường,
các cấp quản lý giáo dục và các ngành những năm qua đã dần dần có sự quan
tâm, thể hiện qua kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi nhà trường, cáp
trên có tổ chức một số lớp bồi dưỡng tập huấn về công tác chủ nhiệm cho cán bộ
quản lý, các giáo viên chủ nhiệm ở các nhà trường, song chưa được nhiều so với
các hoạt động khác, chưa thường xuyên với mỗi năm học, một nguyên nhân
khác do hàng năm ở nhà nhà cũng có sự biến động về đội ngũ, sự sắp xếp bố trí
công tác chủ nhiệm dẫn đến phụ trách chủ nhiệm lớp có giáo viên còn thiếu hiểu
biết, kinh nghiệm trong giáo dục rèn luyện đánh giá đạo đức hạnh kiểm học
sinh.
3.3. Do yếu tố khách quan, tác động của nền kinh tế thị trường ngoài mặt
tích cực còn có sự ảnh hưởng tiêu cực, tính đa dạng phức tạp của cơ chế đã tác
động đến gia đình, xã hội, quá trình giáo dục của nhà trường, việc đầu tư trí tuệ,
thời gian, công sức của giáo viên chủ nhiệm.. đều có ảnh hưởng đến kết quả giáo
dục, đánh giá đạo đức học sinh.
4. Các biện pháp, giải pháp thực hiện
Hiệu trưởng trong quản lý chỉ đạo công tác chủ nhiệm của giáo viên giáo
dục đạo đức học sinh có nhiều nội dung giải pháp, đó là bố trí phân công đội
ngũ chủ nhiệm lớp hợp ly, phát huy được năng lực sở trường, kế hoạch nội dung
giáo dục đạo đức phải cụ thể rõ ràng phù hợp điều kiện thực tế nhà trường dịa
phương, tìm hiểu, phân loại học sinh triệt để, toàn diện thường xuyên nhất là đầu
mỗi năm học , xây dựng nề nếp, phong trào thi đua, xay dựng tập thể đoàn kết,

tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phối hợp các lực lượng giáo
dục đạo đức học sinh, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức hạnh kiểm học sinh..
song để giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, nâng cao
được chất lượng giáo dục thực chất thì hiệu trưởng cần phải quan tâm chỉ đạo,
quản lý, kiểm tra sát sao, trong đó cần tập trung vào các giải pháp làm cho cán

5


bộ giáo viên, học sinh nhà trường và cha mẹ học sinh có nhận thức đầy đủ về
các nội dung cần giáo dục, các căn cứ, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại học sinh.
4.1. Chỉ dạo triển khai thực hiện học tập, phổ biến và quán triệt về các nội
dung liên quan đến giáo dục, rèn luyện đạo đức đánh giá xếp loại hạnh kiểm học
sinh.
- Đối tượng: đến các đối tượng: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ
chức Đoàn Đội, học sinh và cha mẹ học sinh toàn trường.
- Thời gian thực hiện công việc này vào thời điểm trước khi bước vào học
chính thức và trong hai tuần đầu của năm học mới, bao gồm các nội dung liên
quan đến giáo dục rèn luyện đánh gĩá xếp loại về đạo đức hạnh kiểm học sinh đó
là nội dung về nhiệm vụ, quyền của học sinh, hành vi ngôn ngữ trang phục ứng
xử của học sinh, các hành vi học sinh không được làm, khen thưởng và kỷ luật
học sinh theo điều lệ trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28
tháng 3 năm 2011; căn cứ đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại; sử dụng kết quả đánh
giá xếp loại hạnh kiểm, trách nhiệm của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm
và hiệu trưởng theo Quy chế của thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12
tháng 12 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.cơ sở và trung học phổ thông.
- Biện pháp tổ chức thực hiện: Phân công trách nhiệm cụ thể từng mảng
nội dung triển khai phổ biến, học tập đối với từng tổ chức, bộ phận, cá nhân về
thời gian, cách thức thực hiện (theo phụ lục 1).
Qua biện pháp này đã thu được kết quả có nâng cao nhận thức về nội

dung, cách thức tổ chức thực hiện nội dung giáo dục rèn luyện hạnh kiểm và
biết được rõ trách nhiệm của từng tổ chức, giáo viên cha mẹ học sinh trong việc
cùng tham gia quản lý tổ chức thực hiện giáo dục học sinh.
4.2. Chỉ đạo đánh giá xêp loại hạnh kiểm học sinh
Việc đánh giá kết quả xếp loại học sinh là hết sức quan trọng, ví nó là kết
quả phản ánh quá trình phấn đấu rèn luyện học tập của học sinh trong mỗi học
kỳ, cả một năm học, phản ánh kết quả nội dung phương pháp giáo dục của giáo
viên chủ nhiệm và của cả nhà trường. Vậy làm thế nào để khâu đánh giá được
đảm bảo đầy đủnội dung, khách quan, công bằng, chính xác . Để thực hiện được
6


yêu cầu đó tôi đã thực hiện biện pháp sau: Yêu cầu các đối tượng tham gia đánh
giá phải làm đúng trách nhiệm, nắm chắc và bám sát vào các nội dung: căn cứ
đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng
12 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế về việc đánh giá,
xếp loại học sinh, cần đặc biệt chú ý vào những mức độ, biểu hiện, hành vi, thái
độ sau: tính tự giác; trách nhiệm; tích cực; hiệu quả học tập, lao động, tham gia
các hoạt động của lớp, đoàn đội, của trường; thực hiện công việc được giao, ăn
mặc, nói năng, xử sự nói đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác, lễ phép, kính trọng với mọi
nười, , chấp hành nội quy, trật tự, pháp luật, bảo vệ của công, vẹ sinh môi
trường, sự tiến bộ của bản thân ...
Các đối tượng tham gia đánh giá đạo đức học sinh (theo phiếu phụ lục 2)
- Bản thân mỗi học sinh tự đánh giá (1 lần/ tháng)
- Tổ, cán bộ lớp đánh giá (1 lần/tháng)
- Tổ chức Đoàn - Đội và các giáo viên bộ môn (1lần/học kỳ và giáo viên
dạy giáo dục công dân phải có ý kiến tham gia)
- Giáo viên chủ nhiệm lớp (1 lần/tháng)
- Hiệu trưởng xét, kiểm tra và phê duyệt két quả đánh giá của giáo viên
chủ nhiệm

Việc đánh giá của bản thân học sinh, của tổ và cán bộ lớp, của Đoàn đôi
và các giáo viên bộ môn là độc lập; giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào quá trình
thực hiện nhiệm vụ và kết quả mức độ tu dưỡng rèn luyện, học tập của học sinh
cùng với kết quả đánh giá xếp loại đạo đức của các đối tượng tham gia đánh giá
xếp loại trên quyết định kết quả xếp loại đối với mỗi học sinh, nếu quá trình xếp
loại mà thấy có sự sai lệch nhiều thì cần trao đổi thảo luận với các đối tượng
tham gia đánh giá (cán bộ lớp, Đoàn - Đội và các giáo viên bộ môn) và kết quả
dự kiến xếp loại này báo cáo và duyệt với hiệu trường (hiệu trưởng kiểm tra,
tham khảo trong Hội đồng sư phạm và phê duyệt chính thức)
Qua biện pháp đánh giá xếp loại đạo đức của học sinh đã làm này, có ưu
điểm kết quả là đánh giá xếp loại được đạo đức mỗi học sinh công bằng, công
khai, cơ bản chính xác, trung thực phản ánh đúng thực tế chất lượng, qua kết quả
7


này giúp cho mỗi học sinh cần nỗ lực cố gắng hơn, đồng thời là căn cứ để giáo
viên chủ nhiệm, nhà trường tiếp tục có biện pháp để điều chỉnh, tác động giáo
dục học sinh cho tốt hơn.
5. Kết quả đạt được
Với những biện pháp thực hiện trên trong chí đạo giáo dục đánh giá xếp
loại đạo đức hạnh kiểm của học sinh đã đạt được kết quả tốt, cụ thể:
5.1. Giúp cho giáo viên chủ nhiệm các giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn Đọi và học sinh nắm chắc được các nội dúng cần trong giáo dục đạo đức, trách
nhiệm của tổ chức, các nhân trong thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả tu
dưỡng rèn luyện hạnh kiểm của học sinh, và góp phần khâu đánh giá hạnh kiểm
học sinh được khách quan công bằng, chính xác, qua đó thúc đẩy mỗi học sinh
tự phấn đấu tu dưỡng rèn luyện hơn nữa, giáo viên nhà trường có được những
tác động, kịp thời, hiệu quả hơn
- Trước khi thực hiện: Nam học 2012-2013
Xếp loại tốt: 78,8%; Khá: 18.6%; T.Bình: 3,8%, yếu 0,8%
- Sau thi thực hiện:

+ Năm học 2013-2014: tốt: 79, 9%; khá: 17,5%; TB:2,2%; Yếu: 0,4%
+ Tại thời điểm Tháng 3/2015 của năm học 2014-2015:
Xếp loại: Tốt 82,0%; khá: 15,4%; T. Bình: 2,2; Yếu: 0,4%
5.2. Kết quả thứ hai là hạn chế được đánh giá phiến diện, độc đoán của
một số giáo viên chủ nhiệm, chống được bệnh thành tích trong giáo viên, nhà
trường
5.3. Đánh gái đúng, thực chất hạn chế được dư luận trong học sinh, cha
mẹ học sinh, cộng đồng
5.4. Không phải đầu tư nhiều kinh phí, thời gian nhiêu cho việc nghien
cứu, đầu tư
6. Điều kiện để sáng kiến được áp dụng
- Trong nhà trường có tổ chức bộ máy nhà trường, đủ giáo viên và bố trí
mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm
- Nhà trường cần có đủ trang thiết bị cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng cho
các hoạt động của nhà trường
8


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Trong những năm qua ở nhà trường, cúng như các đơn vị khác việc quản
lý, chỉ đạo của hiệu trưởng, thực hiện công tác giáo dục đạo đức, công tác chủ
nhiệm lớp vẫn còn lúng túng, chưa có kế hoạch biện pháp rõ ràng, cụ thể, việc
đánh giá xếp loại hạnh kiểm còn coi nhẹ, chưa đầy đủ, có khi theo cảm tính...
Với giải pháp phân công tổ chức thực hiện học tập, phổ biến quán triệt các nội
dung lien quan đến giáo dục đức đức hạnh kiểm cho học sinh và tập trung làm
tốt khâu đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh tại nhà trương trong thời gian qua
đã có kết quả rõ rệt, khắc phục được hạn chế về các nội dung giáo dục đạo đức
trong công tác chủ nhiệm lớp của nhà trường; thực trạng một số giáo viên chủ
nhiệm đánh giá xếp loại hạnh kiểm còn theo chỉ tiêu, kế hoạch, chưa sát thực tế;

các nội dung cần giáo dục được đánh giá đầy đủ, thực hiện có kế hoạch hơn,
công tác đánh giá xếp loại được nhiều đối tương tham gia hơn, kết quả đánh giá
xếp loại đảm bảo công bằng, khách quan, trung thực hơn, hạn chế được bệnh
thành tích cúng như dư luận trong học sinh giáo viên, cha mẹ học sinh. Kết quả
về đạo đức của học sinh trong nhà trường trong năm cơ bản là tốt, như đã thống
kê nêu trên.
2. Khuyến nghị:
- Với nhà trường: Cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên nhà trường phải coi
công tác giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ quan trọng và làm thường xuyên,
trường tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm có đủ các tài liệu liên quan đến
công tác chủ nhiệm lớp
- Các cấp quản lý giáo dục:
+ Hàng năm có mở lớp tập huấn bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp
+ Có chế độ tăng thêm giờ kiêm nhiệm cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm,
để phù hợp với thời gian công sức mà giáo viên thực hiện nhiệm vụ
+ Đầu tư các cơ sở vật chất để cho các nhà trường đảm bảo được điều kiện tổ
chức dạy học và các hoạt động giáo dục học sinh.

9


PHỤ LỤC 1
PHÂN CÔNG
Tổ chức học tập phổ biến nội dung giáo dục học sinh đầu năm học
TT

1

2


3

4

Nội dung học tập phổ biến

Đối tượng tham
gia học tập

Người phụ trách

Thời gian
thực hiện

Điều lệ trường học, gồm
nội dung: về nhiệm vụ,
quyền của học sinh, hành
vi ngôn ngữ trang phục
ứng xử của học sinh, các
hành vi học sinh không
được làm, khen thưởng và
kỷ luật học sinh theo điều
lệ trường trung học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ngày
28/3/2011

1.Thành viên hội Hiệu trưởng

Nội quy của nhà trường, quy


Học sinh các lớp Giáo viên chủ
nhiệm lớp

Sinh hoạt lớp

Thông tư 58/2011/TTBGDĐT

1.Hội đồng sư
phạm nhà
trường

Hiệu trưởng

Họp hội sư
phạm tuần 1
(hoặc 2)

1.Toàn bộ nội dung của
thông tư

Hội đồng sư
phạm nhà
trường

Hiệu trưởng

Họp HĐSP
tháng 9

2.Căn cứ đánh giá; tiêu

chuẩn xếp loại hạnh kiểm
học lực; sử dụng kết quả
đánh giá xếp loại.

-Với học sinh

-Giáo viên chủ
nhiệm lớp
-GVCN lớp

-Tiết sinh hoạt
tuần 1 và 2
-Phiên họp cha
mẹ HS đầu
năm

Một số quy định :
Về trật tự toàn xã hội, an
toàn giao thông, phòng
chống thương tích, bệnh
dịch, tệ nạn xã hội .....

Với học sinh

Hiệu trưởng, tổng
phụ trách đội và
giáo viên dạy GD
công dân, GVCN
lớp


Khai giảng ,
dưới cờ,
chương trình
giảng dạy, sinh
hoạt lớp, họp
CMHS...

định của lớp

đồng sư phạm nhà
trường

Họp hội đồng
sư phạm tháng
9

2.Học sinh toàn
trường

Tổng phụ trách
đội

Tiết d ưới cờ

3.Cha mẹ học
sinh các lớp

Giáo viên chủ
nhiệm lớp


Phiên họp cha
mẹ HS đầu
năm học

-Với cha mẹ HS

tuần 1

tuần 1

HIỆU TRƯỞNG

10

Ghi
chú


Phụ lục 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH
Kỳ (hoặc cả năm).... - Năm học.........
Họ tên học sinh:....... Lớp .....
1. Có mắc một trong các khuyết điểm sau (có, không và ghi vào cột)
Khuyết điểm
Bản
Tổ, Đoàn đôi
thân HS lớp đánh giá
Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng
hoặc lặp lại nhiều lần việc thực hiện nội
dung nêu trên

Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự,
xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân
viên nhà trường, xúc phạm danh dự của
bạn hoặc của người khác
Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi
Đánh nhau, gây rối trật tự trị an trong
nhà trường hoặc ngoài XH, vi phạm
ATGT, gây thiệt hại tài sản công, tài sản
người khăc

T
T
1

2
3
4

GV bộ
môn

GV chủ
nhiệm

2.Kết quả xếp loại việc thực hiên các nội dung sau (ghi tốt, khá, TB, Yếu vào
cột)
TT
1
2
3

4
5
6
7

Đối tượng đánh giá
Bản
Tổ,
GV chủ
thân HS lớp
nhiệm

Nội dung
Thực hiện nội quy, pháp luật, trật tự ATXH, ATGT, tham gia
đấu tránh các hành vi tiêu cực, phòng chống TNXH
Kính trọng mọi người, thương yêu giúp em nhỏ, ý thức xây
dựng tập thể, đoàn kết, sự tin yêu của bạn bè
Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị,
khiêm tốn giúp đỡ gia đình
Thực hiện nhiệm vụ học tập, ý thức vươn lên, trung thực trong
cuộc sống, học tập
Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, báo vệ môi trường
Tham gia các hoạt động GD, các hoạt động do nhà trường tổ
chức, các hoạt động của Đội, của Đoàn.
Thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối
sống theo nội dung môn học GDCD
Xếp loại chung

Ghi chú: +Các nội dung 1; 4; 5; 6 và 7 GVCN phải xin ý kiến cụ thẻ của tổ
chức Đoàn Đội và GV bộ môn (trong đó phải có giáo viên dạy môn GDCD của

lớp)
+Học sinh vi phạm một trong 4 khuyết điểm ở mục 1. đểu xếp loại yếu.
+Trước khi công bố xếp loại HK với học sinh, GVCN phải duyệt và được
phê duyệt của hiệu trưởng.
Học sinh
Lớp trưởng
Giáo viên chủ nhiệm
11


12



×