Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

NHU cầu sử DỤNG DỊCH vụ THAY BĂNG, cắt CHỈ tại NHÀ CHO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT đã ổn ĐỊNH tại KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN đại học y hà nội năm 2018 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.01 KB, 59 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----

NGUYN TH TUYN

NHU CầU Sử DụNG DịCH Vụ THAY BĂNG, CắT CHỉ
TạI NHà CHO NGƯờI BệNH SAU PHẫU THUậT đã ổn
định
TạI KHOA NGOạI BệNH VIệN ĐạI HọC Y Hà NộI
NĂM 2018 Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN

CNG LUN VN THC S QUN Lí BNH VIN

H NI - 2018


B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----

NGUYN TH TUYN

NHU CầU Sử DụNG DịCH Vụ THAY BĂNG, CắT CHỉ
TạI NHà CHO NGƯờI BệNH SAU PHẫU THUậT đã ổn
định
TạI KHOA NGOạI BệNH VIệN ĐạI HọC Y Hà NộI
NĂM 2018 Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN


Chuyờn ngnh : Qun lý bnh vin
Mó s
: 60720701
CNG LUN VN THC S QUN Lí BNH VIN

Ngi hng dn khoa hc:
TS. Nguyn Th Hoi Thu


HÀ NỘI - 2018


MC LC
NHU CầU Sử DụNG DịCH Vụ THAY BĂNG, CắT CHỉ..............................................................................i
TạI NHà CHO NGƯờI BệNH SAU PHẫU THUậT đã ổn định.....................................................................i
TạI KHOA NGOạI BệNH VIệN ĐạI HọC Y Hà NộI........................................................................................i
NHU CầU Sử DụNG DịCH Vụ THAY BĂNG, CắT CHỉ.............................................................................ii
TạI NHà CHO NGƯờI BệNH SAU PHẫU THUậT đã ổn định....................................................................ii
TạI KHOA NGOạI BệNH VIệN ĐạI HọC Y Hà NộI.......................................................................................ii
T VN ............................................................................................................................................1
MC TIấU NGHIấN CU........................................................................................................................2
CHNG 1..............................................................................................................................................3
TNG QUAN TI LIU.............................................................................................................................3

1.1.Mt s khỏi nim v nh ngha......................................................................3
1.2.Nhu cu s dng dch v chm súc sc khe ti nh.......................................3
1.2.1.Nhu cu s dng dch v chm súc sc khe ti nh trờn th gii..................................4
1.2.2.Nhu cu s dng dch v chm súc sc khe ti Vit Nam..............................................5

1.3.Mt s chớnh sỏch ca Vit Nam liờn quan n cung cp dch v chm súc

sc khe ti nh..............................................................................................7
1.3.1.Mụ hỡnh bỏc s gia ỡnh................................................................................7
1.3.2.Dch v y t ti nh.......................................................................................8
1.4.Nhu cu s dng dch v thay bng v ct ch ti nh cho ngi bnh sau
phu thut v mt s yu t liờn quan n nhu cu s dng dch v chm súc
sc khe ti nh..............................................................................................9
1.5.Thụng tin chung v a bn nghiờn cu.........................................................11
1.5.1. Mt s thụng tin chung v khoa Ngoi tng hp, bnh vin i hc Y H Ni............11
1.5.2. Mt s thụng tin v s dng dch v thay bng v ct ch ca ngi bnh sau phu
thut ti khoa Ngoi tng hp, bnh vin i hc Y H Ni......................................12

1.6.Khung lý thuyt.............................................................................................13
CHNG 2............................................................................................................................................15
I TNG V PHNG PHP NGHIấN CU...................................................................................15

2.1.i tng nghiờn cu....................................................................................15
2.1.1. i tng nghiờn cu chớnh...........................................................................................15
2.1.2. i tng nghiờn cu liờn quan.....................................................................................15


2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................15
2.3.Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................15
2.4.Phương pháp nghiên cứu...............................................................................15
2.4.1. Cỡ mẫu định lượng: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng tỷ lệ trong quần
thể nghiên cứu mô tả, ta có:........................................................................................15
2.4.2. Cỡ mẫu định tính.............................................................................................................16

2.5.Phương pháp thu thập số liệu........................................................................16
2.5.1. Nghiên cứu định lượng...................................................................................................17
2.5.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................................................19

2.6.1. Biến số nghiên cứu định lượng.......................................................................................19
2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính....................................................................................23

2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu........................................................24
2.7.1. Số liệu định lượng...........................................................................................................24
2.7.2. Số liệu định tính...............................................................................................................24

2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu....................................................................24
2.9.Sai số và biện pháp khắc phục.......................................................................25
2.9.1. Sai số của nghiên cứu......................................................................................................25
2.9.2. Các biện pháp khắc phục sai số......................................................................................26
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................27
DỰ KIẾN KẾT QUẢ................................................................................................................................27

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu....................................................27
3.1.1. Một số thông tin chung, đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.............27
3.1.2. Thông tin về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện của đối tượng nghiên cứu
......................................................................................................................................29
3.1.3. Sự hài lòng và mức độ tin tưởng của người bệnh về sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện
......................................................................................................................................30

3.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà của người bệnh sau phẫu
thuật..............................................................................................................32
3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại
nhà của người bệnh sau phẫu thuật...............................................................33
3.3.1. Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà và yếu tố cá
nhân..............................................................................................................................33
3.3.2. Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà và yếu tố tiếp
cận và sử dụng dịch vụ.................................................................................................34
CHƯƠNG 4............................................................................................................................................35



DỰ KIẾN BÀN LUẬN..............................................................................................................................35
4.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà của người bệnh sau phẫu thuật.....35
4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà của
người bệnh sau phẫu thuật..........................................................................................35
4.2.1. Yếu tố cá nhân.................................................................................................................35
4.2.2. Yếu tố tiếp cận dịch vụ và sử dụng dịch vụ.....................................................................35
DỰ KIẾN KẾT LUẬN...............................................................................................................................36
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................1
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................................................4
PHIẾU PHỎNG VẤN NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ................................................................................4
THAY BĂNG VÀ CẮT CHỈ TẠI NHÀ CHO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT..............................................4

STT 4
Câu hỏi..................................................................................................................4
Trả lời....................................................................................................................4
Chuyển câu............................................................................................................ 4
A.THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI BỆNH.......................................................4
Ông/Bà sinh năm nào?..........................................................................................4
(Tính theo dương lịch)...........................................................................................4
…………………...................................................................................................4
Giới tính................................................................................................................4
(điều tra viên tự điền)............................................................................................4
Trình độ học vấn cao nhất mà ông/ bà đạt được là gì?..........................................4
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................4
Nghề nghiệp chính trước đây của ông/bà là gì?.....................................................4
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................4
Tình trạng hôn nhân..............................................................................................5

(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................5
Hiện tại Ông/Bà sống cùng ai?..............................................................................5
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................5
1.Vợ/chồng/đối tác................................................................................................5
2.Con cháu............................................................................................................5
3.Độc thân.............................................................................................................5


4.Họ hàng..............................................................................................................5
5.Khác: ……………….........................................................................................5
Thu nhập bình quân hàng tháng của Ông/bà.........................................................5
1.Dưới 3 triệu........................................................................................................5
2.Từ 3-5 triệu........................................................................................................5
3.Từ 5-10 triệu......................................................................................................5
4.Trên 10 triệu.......................................................................................................5
Hiện tại, nguồn thu nhập nào để nuôi sống bản thân Ông/Bà từ đâu?...................5
(Câu hỏi nhiều lựa chọn).......................................................................................5
Ông/bà tự đánh giá về mức sống hiện tại của mình hiện nay thế nào?..................5
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................5
A10 6
Hiện tại Ông/bà đang cư trú ở đâu?.......................................................................6
A11 6
Khoảng cách từ nhà Ông/bà tới bệnh viện Đại học Y Hà Nội là bao nhiêu (km)?.6
B.SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI BỆNH VIỆN..........................................................6
B1 6
Ông/bà đã nằm điều trị tại khoa bao lâu rồi?.........................................................6
B2 6
Ông/Bà được chẩn đoán hoặc chỉ định phẫu thuật gì?...........................................6
(Câu hỏi nhiều lựa chọn).......................................................................................6
B3 6

Vì sao Ông/bà lại lựa chọn bệnh viện Đại học Y để đến phẫu thuật và điều trị?...6
(Câu hỏi nhiều lựa chọn).......................................................................................6
B4 6
Ông/Bà cảm nhận như thế nào về kết quả sau phẫu thuật?....................................6
B5 7
Đánh giá của các bác sĩ (khi đi buồng buổi sáng) về tình trạng sức khỏe của
Ông/Bà như thế nào?......................................................................................7
B6 7
Ông/Bà có thẻ bảo hiểm y tế không?.....................................................................7
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................7
Nếu chon 2 chuyển câu B9....................................................................................7
B7 7


Ông bà tham gia loại hình bảo hiểm y tế nào?.......................................................7
(Câu hỏi nhiều lựa chọn).......................................................................................7
B8 7
Ông/bà có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong lần điều trị này không?......................7
B9 7
Tổng số tiền Ông/Bà hoặc gia đình đã chi trả trong đợt khám chữa bệnh lần này
(ngoài phần đó bảo hiểm y tế chi trả)?............................................................7
C.SỰ HÀI LÒNG VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN.................7
Ông/bà đánh giá thế nào về tinh thần, thái độ phục vụ của bác sĩ tại khoa (từ khi
ông bà nhập viện đến nay)?............................................................................7
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................8
Ông/bà đánh giá thế nào về tinh thần, thái độ phục vụ của điều dưỡng tại khoa
(từ khi ông bà nhập viện đến nay)?.................................................................8
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................8
Ông/bà đánh giá như thế nào về thái độ đón tiếp của nhân viên y tế tại khoa?......8
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................8

Ông/bà đánh giá như thế nào về giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế tại khoa?....8
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................8
Ông/bà đánh giá như thế nào về việc chăm sóc và hỗ trợ/giúp đỡ của nhân viên y
tế tại khoa?......................................................................................................8
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................8
Ông/bà đánh giá như thế nào về tư vấn của bác sĩ và nhân viên y tế tại khoa?.....8
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................8
Ông/bà tin tưởng như thế nào về trình độ chuyên môn của bác sĩ và nhân viên y
tế tại khoa?......................................................................................................8
Ông/bà tin tưởng như thế nào về chất lượng khám/điều trị của bác sĩ tại khoa?. . .8
Ông/bà tin tưởng như thế nào về chất lượng tư vấn của bác sĩ và nhân viên y tế
tại khoa?..........................................................................................................9
Ông/bà tin tưởng như thế nào về dịch vụ chăm sóc/hỗ trợ của nhân viên y tế tại
khoa?...............................................................................................................9
D.NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ THAY BĂNG, CẮT CHỈ TẠI NHÀ...........9
Giả sử, nếu tình trạng sức khoẻ của Ông/Bà tiến triển tốt, và bác sĩ kết luận tình
trạng sức khỏe của Ông/Bà đã ổn và có thể ra viện. Trong trường hợp đó,


Ông/bà có sẵn sàng ra viện sử dụng dịch vụ thay băng/cắt chỉ tại nhà không?
9
Nếu chọn 2 chuyển câu 7......................................................................................9
Giả sử, nếu được bác sĩ chỉ đinh ra viện, và bệnh viện có cung cấp dịch vụ thay
băng cắt chỉ tại nhà, thì ông bà có yêu cầu bệnh viện cung cấp và sử dụng
dịch vụ này không?.........................................................................................9
(Câu hỏi một lựa chọn)..........................................................................................9
Nếu chọn 2 chuyển câu D7....................................................................................9
Nếu có, vì sao Ông/Bà mong muốn và sẵn sàng sử dụng dịch vụ thay băng cắt
chỉ tại nhà do bệnh viện cung cấp?.................................................................9
Hình thức đăng kí dịch vụ mà Ông/Bà mong muốn sử dụng thay băng, cắt chỉ tại

nhà là gì?.......................................................................................................10
(Câu hỏi một lựa chọn)........................................................................................10
Hình thức thanh toán chi phí sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ mà Ông/bà mong
muốn là gì?...................................................................................................10
(Câu hỏi một lựa chọn)........................................................................................10
Theo Ông/Bà, chi trả cho một lần sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà bao
nhiêu là hợp lý nhất? (KHÔNG bao gồm các xét nghiệm, thủ thuật, vật tư,
thuốc men, đi lại)..........................................................................................10
(Câu hỏi một lựa chọn)........................................................................................10
Lý do, Ông/bà chưa muốn sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà là gì?.......10
(Câu hỏi nhiều lựa chọn).....................................................................................11
Kết thúc phỏng vấn.............................................................................................10
Cảm ơn sự tham gia của Ông/Bà!.......................................................................................................11
PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA...12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng người bệnh tham gia nghiên cứu.....27
Bảng 3.2: Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện của đối tượng nghiên
cứu.......................................................................................................................29
Bảng 3.3: Sự hài lòng của người bệnh về sử dụng dịch vụ y tế tại Bệnh viện...30


Bảng 3.4: Mức độ tin tưởng của người bệnh về sử dụng dịch vụ y tế tại Bệnh
viện.......................................................................................................................30
Bảng 3.5: Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà..........................32
Bảng 3.6: Một số lý do người bệnh chưa muốn sử dụng dịch vụ thay băng, cắt
chỉ tại nhà............................................................................................................33
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại
nhà và yếu tố cá nhân.........................................................................................33

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại
nhà và yếu tố tiếp cận và sử dụng dịch vụ..........................................................34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe và bảo vệ sức khỏe là một bộ phận quan trọng trong Chiến lược con
người và trong sự nghiệp hiện đại hóa và công nghiệp hóa của nước ta. Mục tiêu
chung của Chiến lược Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
đã ghi rõ: “Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được
sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc
bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số” [1].
Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người dân
ngày càng gia tăng. Đặc biệt đối với các gia đình bận rộn thì đây là một giải pháp
hữu ích, thuận tiện khi trong gia đình có người muốn được khám và chữa bệnh.
Chăm sóc sức khỏe tại nhà là dịch vụ mà người bệnh không cần phải đến các bệnh
viện hoặc phòng khám mà khám chữa bệnh mà các hoạt động này có thể diễn ra
ngay tại nhà của người bệnh.
Thay băng, cắt chỉ vết thương là một trong những kỹ thuật cơ bản và là khâu
quan trọng cần thực hiện trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật. Nếu thực hiện
không đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Việc trực tiếp đến bệnh viện
để thay băng, cắt chỉ vết thương có thể khiến người bệnh mất thời gian chờ đợi, hoặc
mắc phải các nhiễm khuẩn chéo từ môi trường bệnh viện. Xuất phát từ nhu cầu của
người bệnh, các dịch vụ thay băng, cắt chỉ vết thương tại nhà cho người bệnh sau
phẫu thuật giúp đảm bảo tính nhanh chóng, an toàn và thuận tiện, giúp người bệnh có
thêm thời gian nghỉ ngơi, giảm chi phí đi lại tới cơ sở y tế để xử lý vết thương, hoặc
giảm thiểu các nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương, tụ máu, tổn thương, hoại tử mô…do

người bệnh thiếu kĩ năng và không biết cách chăm sóc.
Đối với những người bệnh được phẫu thuật tại các bệnh viện có tình trạng quá
tải bệnh viện, thì việc cho người bệnh ra viện sớm, sau đó cử điều dưỡng đến thay
băng, cắt chỉ tại nhà còn giúp giảm số ngày-giương điều trị cho người bệnh, tiết kiệm


2
chi phí cho người bệnh và cũng góp phần giảm gánh nặng chăm sóc cho người nhà và
gia đình người bệnh. Đồng thời, việc không phải duy trì ngày điều trị quá dài tại bệnh
viện, cũng giúp người bệnh giảm được nguy cơ lây nhiễm chéo trong môi trường
bệnh viện.
Theo báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2018, khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội cũng đang phải đối mặt với tình trạng quá tải bệnh nhân, số
lượng người bệnh nội trú tăng 11,6%, số ca phẫu thuật tăng 12,4% (so với cùng thời
điểm 6 tháng đầu năm 2017). Vì vậy, việc cung cấp dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà
cho người bệnh sau phẫu thuật sẽ góp phần giảm tải cho bệnh viện trong thời gian tới.
Câu hỏi đặt ra là nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ tại nhà cho người bệnh
sau phẫu thuật như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ
thay băng và cắt chỉ tại nhà của người bệnh sau phẫu thuật? Nhằm trả lời các câu hỏi
trên để giúp các nhà quản lý có cơ sở khoa học đánh giá và đưa ra các chiến lược
quản lý và cung cấp các dịch vụ bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ tại nhà cho người bệnh sau phẫu
thuật tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018 và một số
yếu tố liên quan”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ tại nhà cho
người bệnh sau phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện Đại học Y Hà
Nội năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và
cắt chỉ tại nhà cho người bệnh sau phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh

viện Đại học Y Hà Nội năm 2018.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm và định nghĩa
Vết thương là một vết cắt hoặc phá vỡ sự liên tục của một cơ quan hoặc mô
gây ra bởi một tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như chấn thương hoặc phẫu thuật.
Rửa vết thương nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất bề mặt, vi khuẩn và mảnh vụn
băng gạc trên nền vết thương cũng như vùng da xung quanh.
Thay băng là một trong những kỹ thuật cần thực hiện chăm sóc đối với
người bệnh có vết thương sau mổ, nhằm mục đích đánh giá mức độ tổn thương, tiến
triển của vết thương, rửa vết thương, thấm hút dịch, cắt lọc tổ chức hoại tử, đắp
thuốc vào vết thương, phòng ngừa nhiễm khuẩn thứ phát và tạo điều kiện tốt nhất để
vết thương nhanh chóng hồi phục [2]. Thay băng và cắt chỉ là kỹ thuật chăm sóc
vết thương sau phẫu thuật, là yếu tố quan trọng trong quá trình hoàn thiện và làm
lành vết thương cả bên trong và bên ngoài.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà là dịch vụ mà người bệnh không cần
phải đến các bệnh viện hoặc phòng khám mà khám chữa bệnh mà các hoạt động
này có thể diễn ra ngay tại nhà của người bệnh. Đây là một dịch vụ ít tốn kém,
thuận tiện và đạt hiệu quả tương đương so với việc chăm sóc tại bệnh viện. Hiện
nay, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà thường gồm dịch vụ xét nghiệm máu,
xét nghiệm nước tiểu tại nhà, chăm sóc thay băng, cắt chỉ vết thương hở hoặc vết
thương sau phẫu thuật, truyền dịch, tiêm thuốc tại nhà, kiểm tra huyết áp, nhịp tim,
hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh tại nhà.
1.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà mang lại những lợi ích cho người sử dụng
dịch vụ y tế nói chung và người bệnh nói riêng như đảm bảo tính linh hoạt (Người

bệnh có thể sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào); thủ tục đơn giản (giảm bớt các thủ tục
hành chính như khi đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế); có thể chăm sóc sức
khỏe cho cả gia đình, đặc biệt hữu ích đối với những người làm việc hành chính


4
không có thời gian đi khám chữa bệnh ở bệnh viện, phòng khám; tiện lợi cho trẻ
nhỏ, người già, người bệnh trong trường hợp phải di chuyển xa từ nhà đến cơ sở y
tế; tiết kiệm chi phí.
1.2.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà trên thế giới
Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo có xu hướng ít được
tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế hơn so với những nước giàu có. Gánh nặng bệnh tật ở
những nước thu nhập thấp và trung bình (LMICs) chiếm tới 90% gánh nặng bệnh
tật toàn cầu nhưng chi tiêu toàn cầu về sức khỏe chỉ chiếm có 12%. Các quốc gia
thu nhập cao chi tiêu bình quân cho sức khỏe/đầu người cao gấp khoảng 100 lần so
với các nước có thu nhập thấp (3.039 USD so với 30 USD) [26]. Vì thế, không ngạc
nhiên khi mật độ nhân viên y tế và giường bệnh cho mỗi người dân ở các nước
LMICs thấp hơn nhiều so với các nước có thu nhập cao. Điều này làm giảm sự sẵn
có của dịch vụ y tế cho rất nhiều người nghèo trên thế giới [25]. Hơn nữa, càng ở
những quốc gia nghèo thì tổng chi cho sức khỏe từ tiền túi (OOP) của người dân lại
càng lớn. Tính trung bình, hơn 60% chi tiêu ít ỏi ở các nước có thu nhập thấp là từ
tiền túi, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước có thu nhập cao chỉ chiếm khoảng 20%
[26]. Đây là một trong những rào cản hạn chế khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ y
tế của người dân, đặc biệt là người nghèo.
Nghiên cứu tìm hiểu về việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phòng
bệnh của người già trong vòng 1 năm trước thời điểm điều tra được tiến hành tại 10
nước phát triển (Úc, Đan mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy
Điển và Thụy Sĩ) năm 2004. Kết quả từ nghiên cứu này đã cho thấy bức tranh tương
đối tổng thể về tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở
châu Âu như sau: Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú từ 4 lần trở lên

chiếm 52%; Tỷ lệ gặp bác sĩ gia đình từ 4 lần trở lên là 46%; Tỷ lệ gặp bác sĩ
chuyên khoa ít nhất một lần trong năm chiếm 93,1%; [24]. Ở Mỹ, phụ nữ trẻ và trẻ
vị thành niên là những đối tượng thường sử dụng các dịch vụ y tế cung cấp bởi bác
gia đình và bác sĩ chuyên khoa sản-phụ khoa. Tỷ lệ khám bác sĩ gia đình tăng 25%
ở lứa tuổi 9-10 và 30% ở lứa tuổi 25-26. Đối với lứa tuổi 17-18, có tới 33% số lượt


5
thăm khám bệnh được thực hiện bởi bác sĩ sản phụ khoa (33% trong số 7 triệu lượt)
và bác sĩ gia đình là 34%, trong khi đó bác sĩ nhi khoa chỉ là 23%. Tỷ lệ sử dụng
dịch vụ về sức khỏe sinh sản cao (SKSS) nhất ở nhóm tuổi từ 20-21 với 53% (7,5
triệu lượt thăm khám) [23].
1.2.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam
Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam bao gồm mạng lưới các cơ sở y
tế công và tư nhân, trong đó y tế công chiếm vai trò chủ đạo trong công tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân.
Mạng lưới y tế công gồm có 4 tuyến phân theo quản lý hành chính nhà nước:
- Tuyến trung ương: bao gồm các bệnh viện trung ương và bệnh viện khu
vực do Bộ y tế trực tiếp quản lý.
- Tuyến tỉnh: gồm bệnh viện đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế tuyến tỉnh do Sở
y tế quản lý.
- Tuyến huyện: gồm bệnh viện huyện và các cơ sở y tế tuyến huyện do Sở y
tế quản lý.
- Tuyến xã: gồm các trạm y tế xã chịu sự quản lý trực tiếp của Trung tâm y tế
huyện. Trạm y tế xã chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan tới khám chữa bệnh, y
tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung ứng thuốc thiết yếu, quản lý sức
khỏe cộng đồng và truyền thông giáo dục sức khỏe.
Trong thời gian qua, năng lực cung ứng dịch vụ của mạng lưới các cơ sở y tế
công đã được cải thiện rất nhiều. Theo số liệu báo cáo năm 2014 và phương hướng
hoạt động năm 2015 [16] của Cục Quản lý khám chữa bệnh, số lượng bệnh viện các

tuyến cũng như số giường bệnh đã tăng dần qua các năm.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (2014) tiến hành
trên 406 hộ gia đình cho thấy, 24,4% người bệnh mời cán bộ y tế tới nhà để khám
chữa bệnh; tỷ lệ đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân chiếm
44,1% trong đó tỷ lệ phòng khám đa khoa/ bệnh viện huyện chiếm tỷ lệ cao nhất là
17,6%; tỷ lệ đến trạm y tế xã thấp hơn với 11,9% [4].


6
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thùy Dương (2010) tìm hiểu nhu cầu chăm sóc
sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của người bệnh và người nhà người bệnh tại bệnh
viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cho thấy có 51,1% đến 70,9% khách hàng cho
rằng bệnh viện nên triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà.
Người bệnh và người nhà người bệnh đều có nhu cầu cao sử dụng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe ngoài giờ và tại nhà (53,3% - 90,3%), nhất là dịch vụ khám vào ngày thứ 7
và chủ nhật [16].
Đối với các trường hợp bệnh cấp tính, hình thức tự điều trị và sử dụng dịch
vụ y tế tư nhân vẫn là hai hình thức phổ biến trong sử dụng dịch vụ y tế của người
cao tuổi. Chỉ khoảng 40% người cao tuổi sử dụng dịch vụ y tế nhà nước khi bị ốm.
Những người trên 85 tuổi có tỷ lệ sử dụng dịch vụ bệnh viện thấp hơn 2 lần so với
nhóm tuổi từ 60-64 do khả năng đi lại hạn chế [22].
Đối với bệnh mạn tính, đến cơ sở y tế nhà nước để chẩn đoán bệnh là hình
thức phổ biến ở cả 3 tỉnh điều tra. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi tự chẩn đoán bệnh
cũng tương đối cao, chiếm khoảng 27%. Sử dụng dịch vụ y tế tư nhân trong điều trị
bệnh mạn tính là hình thức phổ biến ở cả 3 tỉnh điều tra. Phụ nữ cao tuổi có xu
hướng sử dụng dịch vụ y tế tư nhân với tỷ lệ cao hơn nam giới, trong khi nam giới
cao tuổi lại sử dụng dịch vụ bệnh viện với tỷ lệ cao hơn [22].
Đối với những trẻ em đã khám chữa bệnh trong khoảng 6 tháng trước khi
điều tra, nhu cầu sử dụng dịch vụ điều trị tại nhà cao gấp gần 3 lần so với những em
không khám trong vòng 6 tháng trước điều tra. Còn trẻ em đã từng điều trị tại bệnh

viện huyện có nhu cầu được sử dụng dịch vụ điều trị tại nhà cao hơn đến trên 4 lần
những trẻ chưa từng điều trị tại các cơ sở y tế đã miêu tả trong mô hình. Điều này
có thể do việc điều trị tại nhà thuận tiện hơn cho gia đình trong việc chăm sóc trẻ,
hơn nữa việc thanh toán chế độ bảo hiểm y tế của trẻ thường lâu và không thuận
tiện. Bên cạnh đó tâm lý của các gia đình là ngại đưa con em mình đến các cơ sở y
tế công lập vì tình trạng quá tải và sợ con mình có nguy cơ lây chéo bệnh trong môi
trường bệnh viện. Chính vì lẽ đó họ có nhu cầu được sử dụng các dịch vụ điều trị
bệnh cho trẻ tại nhà khá cao. Nhu cầu sử dụng dịch vụ điều trị tại nhà của gia đình
trẻ em thành phố cao hơn gấp hơn 11 lần so với nhu cầu sử dụng dịch vụ điều trị tại


7
nhà của gia đình trẻ em nông thôn. Điều này có thể lí giải đơn giản vì các gia đình ở
thành phố có thu nhập cao hơn so với các gia đình ở nông thôn, cho nên họ sẵn sàng
chi trả các chi phí dịch vụ với mong muốn con em mình điều trị tốt hơn [3].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Sỹ năm 2009 về thực trạng và nhu cầu
chăm sóc sức khỏe hộ gia đình tại tỉnh Yên Bái cho thấy người dân chỉ đi khám sức
khỏe khi có vấn đề về bệnh tật chiếm 42,7%, khi có ốm đau họ tự chữa ở nhà với tỉ
lệ 21,9% sau đó mới đến các cơ sở y tế khác của nhà nước vì họ cho rằng đến cơ sở
y tế nhất là không phải tuyến y tế cơ sở thì rất phiền hà và tốn kém. Khi chăm sóc
người nhà mắc bệnh mãn tính họ tự tìm hiểu cách chăm sóc cho người nhà mình vì
do thiếu nhân lực cán bộ y tế đến tư vấn hỗ trợ chỉ có ở mức 35,7%. [21]
1.3. Một số chính sách của Việt Nam liên quan đến cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe tại nhà
1.3.1. Mô hình bác sĩ gia đình
Điều 4 Thông tư số 16/2014/TT-BYT đã quy định về Chức năng, nhiệm vụ
của bác sĩ gia đình: Bác sĩ gia đình có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, quản lý,
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng
đồng; Bác sĩ gia đình có các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, cho hộ gia đình và cộng đồng.

b) Sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật.
c) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho cá nhân, hộ gia
đình và cộng đồng phù hợp với phạm vi chuyên môn đƣợc ghi trong chứng chỉ
hành nghề.
d) Tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống nguy cơ đối với sức khỏe
nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc chủ động
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
đ) Cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình do bác
sĩ gia đình quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
e) Các nhiệm vụ khác phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng
chỉ hành nghề [30].
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ
thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phòng khám bác sĩ gia đình là một trong các cơ sở đầu tiên tiếp nhận
người bệnh trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.


8
2. Phòng khám bác sĩ gia đình có nhiệm vụ sau:
a. Sàng lọc, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chuyển ngƣời bệnh đến các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định về chuyển tuyến khám bệnh chữa bệnh
và tiếp nhận người bệnh để tiếp tục quản lý, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe;
b. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống
khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm hoạt động quản lý sức khỏe, khám bệnh chữa
bệnh cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng;
c. Liên hệ để chuyển người bệnh thuộc phạm vi quản lý sức khỏe của phòng
khám bác sĩ gia đình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để khám bệnh chữa
bệnh [18].
Riêng Phòng khám bác sĩ gia đình được thực hiện việc chăm sóc sức khỏe và
khám bệnh, chữa bệnh tại nhà người bệnh [19].

1.3.2. Dịch vụ y tế tại nhà
Bộ Y tế hiện nay cũng đã ban hành quy định về cơ sở dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tại nhà, theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế về
thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà đối
với Lĩnh vực hành nghề y tư nhân [19].
- Thiết bị y tế: Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động
chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký.
- Nhân sự:
a. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành
nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng;
b. Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại nhà, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tại nhà nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng
chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công
việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên
môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó
- Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a. Chăm sóc sức khỏe tại nhà theo đơn của bác sĩ;
b. Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc.


9
1.4. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ tại nhà cho người bệnh sau
phẫu thuật và một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tại nhà
Thay băng, cắt chỉ, rửa vết thương là kỹ thuật cơ bản mà chúng ta có thể làm
tại nhà, nhưng nếu thực hiện không đúng quy trình và kỹ thuật sẽ dẫn đến nguy cơ
nặng nề như nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn là hoại tử vết thương, gây nguy hiểm
đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến thời gian lành của vết thương. Việc đến bệnh viện

để thay băng, cắt chỉ và rửa vết thương sẽ khiến mất thời gian và công sức, thậm chí
ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
* Yếu tố cá nhân
Nhóm yếu tố cá nhân về đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe…) có mối liên quan đến nhu cầu sử dụng các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Tình trạng sức khỏe
Nghiên cứu của Nguyễn Huyền Trang về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người dân tại Hải Dương năm 2012, chỉ ra rằng những người đã bị ốm và đã từng đi
khám ở các cơ sở khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện, cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế
xã hoặc từng khám tại nhà đều có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám tại nhà cao hơn
các đối tượng chưa sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh [3]. Những người có sự
kiện ốm đau trong khoảng thời gian 2 tháng trước khi điều tra có nhu cầu sử dụng
dịch vụ điều trị tại nhà thấp (chiếm 52%) so với những người không ốm trong thời
gian đó. Điều này có thể do những người ốm trong khoảng 2 tháng đã sử dụng dịch
vụ chữa bệnh tại các cơ sở y tế và họ đã được chữa trị khỏi bệnh, nên họ không thấy
nhu cầu được điều trị tại nhà là thật cần thiết.
Nghề nghiệp
Nghiên cứu Nguyễn Huyền Trang về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người
dân tại Hải Dương năm 2012 cũng chỉ ra những nhóm người lao động tự do có nhu
cầu khám chữa bệnh tại nhà thấp hơn (khoảng 32%) so với nhu cầu của nhóm nông
dân. Điều đó có thể do đặc điểm của người lao động tự do không làm việc cố định


10
tại một nơi, mà thường thay đổi nay đây mai đó nên có nhu cầu khám bệnh tại nhà
thấp. Mặt khác một phần những người lao động tự do là dân buôn bán, hoạt động
kinh doanh hoặc giao tiếp của họ có thể diễn ra ngay tại nơi cư trú nên họ không sẵn
sàng hoặc mong muốn sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà [3].
Yếu tố Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một trong những yếu tố hỗ trợ quyết định sử dụng dịch vụ
của người dân. Tác động của bảo hiểm y tế đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch
vụ y tế tại Việt Nam được phản ánh trong một số nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu
điều tra hộ gia đình tại 3 tỉnh của Việt Nam (1999) cho thấy mức độ ảnh hưởng của
bảo hiểm y tế đối với hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế khác nhau tùy thuộc vào tình
trạng giàu nghèo của hộ gia đình. Người nghèo có bảo hiểm y tế sử dụng dịch vụ y
tế tại các cơ sở y tế công lập nhiều hơn rõ rệt so với người nghèo không có thẻ bảo
hiểm y tế. Tuy nhiên, ở nhóm giàu, sự khác biệt này là không rõ rệt [5].
Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ y tế
* Sự đáp ứng của dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện/cơ sở y tế
Đối với các cơ sở y tế, điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất…
cũng như khả năng đáp ứng của cơ sơ y tế (thái độ của cán bộ y tế, trình độ chuyên
môn của cán bộ y tế) luôn là những yếu tố thu hút sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ y
tế của người dân.
Thời gian khám chữa bệnh cũng là một trong các yếu tố gây ảnh hưởng đến
việc sử dụng các dịch vụ y tế. Một số dịch vụ bị hạn chế vì chỉ được cung cấp trong
giờ hành chính được cho là một yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận và sử dụng dịch
vụ. Ở những nước đang phát triển, các vấn đề xảy ra một cách phổ biến tại cơ sở y
tế công như thời gian khám bệnh hạn chế, thời gian chờ đợi lâu, sự vắng mặt của
nhân viên y tế và thiếu thuốc… được rất nhiều nghiên cứu đề cập tới như là yếu tố
ảnh hưởng tới tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Đây cũng là những lý do giải thích cho
tình trạng người nghèo sẵn sàng sử dụng dịch vụ ở những nhân viên y tế và người
bán thuốc chưa qua đào tạo chính thống hoặc ghé qua những phòng khám gần nhà
hơn là những phòng khám xa hơn [6].


11
* Yếu tố tiếp cận dịch vụ y tế
Khoảng cách đến các cơ sở y tế: là yếu tố được phát hiện ở nhiều nghiên cứu
về sử dụng dịch vụ y tế và nó có tác động có ý nghĩa thống kê lên khả năng tiếp cận

dịch vụ của người dân. Người dân có thể dễ dàng tiếp cận tới cơ sở y tế là điều rất
quan trọng, trong đó thì thời gian để tiếp cận được cơ sở y tế phụ thuộc vào khoảng
cách người dân phải di chuyển, hệ thống phương tiện giao thông, đường xá và các
yếu tố địa lý khác, trong đó khoảng cách là yếu tố tác động nhiều nhất trong mối
liên quan này [7].
Khoảng cách tới cơ sở y tế, điều kiện kinh tế và tâm lý ngại làm phiền tới
con cháu là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao
tuổi. Tuy nhiên, sự thuận tiện về khoảng cách tới cơ sở y tế là lý do chính để người
cao tuổi lựa chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh. Hầu hết người cao tuổi mong muốn
được khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế gần nhà nư khám tại nhà, khám ở cơ sở y
tế tư nhân hoặc khám chữa bệnh tại trạm y tế xã [8].
Khả năng tài chính: Điều kiện kinh tế cũng tác động đến nhu cầu khám chữa
bệnh tại nhà. Người dân thành phố có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại
nhà cao gấp nhiều lần so với người dân nông thôn. Người có thu nhập khá có nhu
cầu khám bệnh cao hơn so với người có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, đối với nhu
cầu điều trị tại nhà thì người có thu nhập thấp lại mong muốn được sử dụng dịch vụ
này hơn [3].
Nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên và cộng sự năm 2013, tiến hành khảo sát
sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT tại bốn xã huyện Đông Anh, Hà
Nội cho thấy nguyện vọng chủ yếu của người cao tuổi khám chữa bệnh tại nhà với
chi phí phải chăng (87,8%) và cung cấp thông tin phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe
(82,7%) [17].
1.5. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu
1.5.1. Một số thông tin chung về khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Khoa ngoại Tổng hợp- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thành lập ngày
28/8/2008 theo quyết định số 30/ QĐ- ĐHYHN của Giám đốc Bệnh viện. Để đáp


12
ứng với yêu cầu phát triển chuyên sâu, Khoa Ngoại được tách thành Khoa Ngoại

Tổng hợp và Khoa Ngoại Thần kinh – cột sống – chấn thương chỉnh hình theo
quyết định số 1128/QĐ-ĐHYHN ngày 16/7/2015 và bắt đầu đi vào hoạt động từ
ngày 01/08/2015. Hiện nay, Khoa Ngoại tổng hợp có 85 giường bệnh, công suất sử
dụng giường bệnh là 110%. Tại khoa hiện có 02 phòng khám và 45 cán bộ, nhân
viên (gồm 5 Phó Giáo sư, Tiến sỹ, 10 Thạc sỹ, Bác sĩ, 1 Bác sĩ Dinh dưỡng, 1 Dược
sỹ Dược lâm sàng, 23 điều dưỡng và 4 trợ lý chăm sóc). Đội ngũ cán bộ chuyên
môn của khoa là các phẫu thuật viên giỏi, đồng thời là những người thầy có tâm
huyết đến từ các Bộ môn của Trường Đại học Y Hà Nội.
1.5.2. Một số thông tin về sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ của người bệnh sau
phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Theo báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2018, khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội, tổng số người bệnh nội trú tại Khoa là 2786 người bệnh, tổng
số a phẫu thuật tại khoa là 2439 ca. Như vậy, trung bình có 110 người bệnh/ngày điều
trị tại khoa, với số giường thực tế chỉ có 85 giường bệnh, hiện tại Khoa Ngoại tổng hợp
cũng đang phải đối mặt với tình trạng quá tải bệnh nhân, so với cùng thời điểm 6 tháng
đầu năm 2017, số lượng người bệnh nội trú tăng 11,6%, số ca phẫu thuật tăng 12,4%
Khoa Ngoại Tổng hợp chủ yếu thực hiện các loại phẫu thuật về bệnh lý tiêu
hóa và tiết niệu, tỷ lệ phẫu thuật tại khoa là 95%, trong đó mổ mở chiếm 45%. Theo
báo cáo kết quả thực hiện hoạt động chuyên môn năm 2017, tổng số ca phẫu thuật
tại khoa là 5055 ca. Tỷ lệ các trường hợp bệnh cần thực hiên thay băng sau phẫu
thuật là 95%. Thông thường, người bệnh ổn định sau phẫu thuật từ 3-4 ngày có thể
xuất viện, trong khi đó người bệnh vẫn phải thay băng và chưa cắt chỉ.
Đối với phẫu thuật tiêu hóa, tại khoa chủ yếu thực hiện các loại phẫu thuật
như ung thư thực quản, dạ dầy, đại tràng, gan, mật, tụy, thoát vị bẹn, ruột thừa...
Đối với phẫu thuật tiết niệu, tại khoa chủ yếu thực hiện phẫu thuật cắt thận,
bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi bào quang, u phì đại tiền liệt tuyến.
Ngoài ra, tại khoa còn thực hiện mổ phẫu thuật một số bệnh nam khoa, phụ
sản, tim mạch lồng ngực.



13
1.6. Khung lý thuyết
Trong phạm vi nghiên cứu này, mô hình khung lý thuyết được xây dựng và
phát triển dựa trên cơ sở xem xét và phân tích mô hình hành vi sử dụng dịch vụ y tế
của Andersen (1995) [28], trong đó đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp
cận và sử dụng dịch vụ y tế của mỗi cá nhân, cụ thể:
(1)Các yếu tố cá nhân: là các yếu tố thuộc về nhân khẩu học, đặc trưng văn
hóa, xã hóa của cá nhân
- Yếu tố nhân khẩu học: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân,…
- Yếu tố thuộc về đặc trưng văn hóa, xã hội: trình độ học vấn, dân tộc, nghề
nghiệp, tham gia bảo hiểm y tế, tình trạng sức khỏe, …
- Yếu tố niềm tin sức khỏe: thái độ, niềm tin với hệ thống y tế, sự hài lòng và
mức độ tin tưởng đối với dịch vụ y tế và cơ sở y tế,…
(2)Các yếu tố thúc đẩy: là các yếu tố liên quan đến tiếp nhận và sử dụng dịch
vụ y tế
- Yếu tố tiếp cận dịch vụ y tế: khoảng cách đến cơ sở y tế, khả năng tài
chính/ thu nhập,…
- Tính đáp ứng của cơ sở y tế: sự sẵn có của cơ sở y tế, trình độ chuyên môn
và kỹ năng của cán bộ y tế, thái độ của cán bộ y tế,…
(3)Yếu tố nhu cầu sử dụng dịch vụ: là cách mà đối tượng nghiên cứu đánh
giá về tình trạng sức khỏe của bản thân mình, cũng như cách họ lựa chọn và trải
nghiệm các triệu chứng của bệnh tật và những lo ngại về sức khỏe của họ, đồng
thời, dựa trên đánh giá vấn đề sức khỏe của bản thân để tìm kiếm sự giúp đỡ của
chuyên gia hay quyết định sử dụng dịch vụ y tế.


14

Yếu tố thuộc về người bệnh
Đặc điểm cá nhân:


- Tuổi
- Giới
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Tình trạng sức khỏe
- Thẻ Bảo hiểm y tế
Sự hài lòng của người bệnh

- Sự hài lòng về dịch vụ y tế
- Sự tin tưởng vào đội ngũ nhân viên y tế

Yếu tố tiếp cận dịch vụ:

-

Khả năng tài chính

-

Khoảng cách đến cơ sở y tế

Khả năng đáp ứng của cơ sở cung cấp
dịch vụ:
- Cơ sở vật chất: số giường bệnh thực tế,
phòng thay băng, phòng tiêm,…
- Thái độ cán bộ y tế
- Trình độ chuyên môn cán bộ y tế

Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay

băng và cắt chỉ tại nhà cho người
bệnh sau phẫu thuật


15

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu chính
Người bệnh sau phẫu thuật đang tiếp tục điều trị nội trú tại khoa Ngoại tại
thời điểm nghiên cứu. (Nếu người bị ốm là trẻ em dưới 18 tuổi và người không có
khả năng trả lời thì phỏng vấn người đại diện/ người chăm sóc chính).
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Đối tượng người bệnh sau phẫu thuật, đang điều trị nội trú
- Người bệnh sau phẫu thuật 2-3 ngày, tình trạng ổn định (các chỉ số mạch,
nhiệt độ, huyết áp ổn định, vết mổ không chảy máu, người bệnh có thể phối hợp với
nhân viên y tế tự chăm sóc được)
- Có đủ sức khỏe, năng lực để trả lời các câu hỏi
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu liên quan
- Đại diện lãnh đạo/quản lý khoa Ngoại tổng hợp
- Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại tổng hợp
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2018 đến tháng 12/2018
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và
định tính.
2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Cỡ mẫu định lượng: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng tỷ lệ trong
quần thể nghiên cứu mô tả, ta có:
2

n= Z α
d

1− / 2
2

p (1 − p )


×