1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
HOÀNG THỊ HỒNG XUYẾN
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ AN TOÀN
NGƯỜI BỆNH TRONG CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
2
HÀ NỘI - 2017
3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
HOÀNG THỊ HỒNG XUYẾN
KI ẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ AN TOÀN
NGƯỜI BỆNH TRONG CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN
HỌC Y HÀ NỘI 2016
Chuyên ngành: Quản lý bệnh viện
Mã số: 60720701
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Bùi Mỹ Hạnh
2. PGS.TS. Vũ Khắc Lương
ĐẠI
4
HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý bệnh viện này, với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tới:
PGS.TS. Bùi Mỹ Hạnh – Giảng viên cao cấp Bộ môn Lao và bệnh phổi
và PGS.TS.Vũ Khắc Lương – Giảng viên cao cấp Bộ môn Tổ chức quản lý y
tế, Viện Đào tạo Y học dự phòng – Y tế công cộng đã giúp tôi phát triển ý
tưởng, định hướng nghiên cứu ngay từ những ngày đầu làm luận văn và đã tận
tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Các Quý Thầy, Cô trong Bộ môn Tổ chức Quản lý y tế, Viện Đào tạo Y
học dự phòng – Y tế công cộng đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức,
kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại nhà trường và
đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Các phòng, ban của Viện đào tạo Y học dự phòng – Y tế công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội và của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin xin dành trọn tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc
sâu sắc tới cha mẹ, anh chị em và bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động
viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện giúp tôi học tập.
Tôi xin ghi nhận những tình cảm quý báu và công lao to lớn đó.
Hà Nội, ngày
tháng 6 năm 2017
Học viên
Hoàng Thị Hồng Xuyến
5
6
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Phòng Đạo tạo, Quản lý khoa học, Hợp tác quốc tế Viện đào tạo Y học
dự phòng và Y tế công cộng
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Kết
quả nghiên cứu chưa được công bố trong công trình, tài liệu nào.
Hà Nội, ngày
tháng 6 năm 2017
Học viên
Hoàng Thị Hồng Xuyến
7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
ATNB
AHRQ
An toàn người bệnh
Agency for Healthcare Research and Quality
AE
BV
BS
ĐD
NB
NVYT
NKBV
NKVM
(Tổ chức nghiên cứu y tế và chất lượng)
Adverse Events (Sự cố không mong muốn)
Bệnh viện
Bác sỹ
Điều dưỡng
Người bệnh
Nhân viên y tế
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn vết mổ
KSNK
Kiểm soát nhiễm khuẩn
SL
USD
WHO
Số lượng
United States Dollar (Đô la Mỹ)
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
8
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu………………………………......….29
11
ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn người bệnh (ATNB) trong chăm sóc sau phẫu thuật là vấn đề
phổ biến, có phạm vi rộng là sự quan tâm của toàn xã hội, bất cứ công đoạn
nào của mọi quy trình chăm sóc sau phẫu thuật đều chứa đựng các nguy cơ
tiềm tàng, rủi ro cho người bệnh (NB). Khi có sai sót hay sự cố y khoa
không mong muốn xảy ra, người bệnh phải gánh chịu hậu quả ảnh hưởng
tới sức khoẻ hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, hoặc tử vong, và các
cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới các sai sót/ sự cố không mong muốn cũng
phải hứng chịu áp lực của dư luận xã hội [1].
Những thành tựu của ngành y tế Việt Nam với chẩn đoán, điều trị hiện
đại đã góp phần quan trọng nâng cao sức khoẻ người dân, giúp phát hiện sớm và
điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh, mang lại cuộc sống và hạnh phúc
cho các gia đình, cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, sự cố y khoa hiện đang là một
vấn đề sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng và đang đe doạ đến ATNB. Trên thế
giới đã có nhiều nghiên cứu, báo cáo liên quan đến sự cố y khoa, song ở nước ta
hiện chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về vấn đề này [2].
Đội ngũ điều dưỡng (ĐD) có vai trò đặc biệt trong việc giảm thiểu sự
cố y khoa: dịch vụ do ĐD cung cấp được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh
giá là một trong những trụ cột của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế (số lượng
đông nhất, tiếp xúc với người bệnh nhiều nhất và số lượng dịch vụ cung cấp
nhiều nhất); hầu hết các chỉ định của bác sỹ điều trị đều thông qua người ĐD
để thực hiện trên người bệnh, công việc chuyên môn của ĐD luôn diễn ra
trước và sau công tác điều trị đảm bảo công tác điều trị an toàn [3].
Những năm gần đây, số lượng người bệnh đến khám và điều trị tại
Bệnh viện (BV) Đại học Y Hà Nội tăng theo từng năm, tiềm ẩn nguy cơ xảy
ra các sai sót, sự cố y khoa. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dự tại Bệnh
12
viện Đại học Y Hà Nội năm 2015: 27,6% ĐD không nêu được khái niệm về
sự cố y khoa, 53,5% cho rằng sự cố y khoa gây tổn hại nhẹ cho người bệnh
[4]. Nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào kiến thức cơ bản của ĐD về ATNB
mà chưa đi sâu về vấn đề ATNB trong chăm sóc sau phẫu thuật. Cho đến nay,
vẫn chưa có nghiên cứu nào tập trung về chủ đề này tại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội. Nhằm giúp Bệnh viện có được bức tranh khái quát về kiến thức, thái
độ của ĐD về ATNB trong chăm sóc sau phẫu thuật, từ đó cải thiện và nâng
cao hơn nữa chất lượng chăm sóc sức khoẻ, giảm thiểu những rủi ro, sự cố y
khoa có thể xảy ra trong quá trình khám chữa bệnh, nghiên cứu “Kiến thức,
thái độ về an toàn người bệnh của điều dưỡng trong chăm sóc sau phẫu thuật
và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016” được
tiến hành với 2 mục tiêu:
1
Mô tả kiến thức, thái độ về an toàn người bệnh của điều dưỡng trong chăm
sóc sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016.
2 Khảo sát một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ của điều dưỡng về
an toàn người bệnh trong chăm sóc sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học
Y Hà Nội năm 2016.
13
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm an toàn người bệnh
Theo Tổ chức Y tế thế giới: An toàn người bệnh là sự phòng ngừa các sai
sót có thể gây nguy hại cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc
[5].
Theo Tổ chức nghiên cứu y tế và chất lượng (AHRQ): An toàn người
bệnh là một chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, áp dụng các phương pháp an
toàn nhằm hướng đến mục đích xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế
đáng tin cậy. ATNB còn là một thuộc tính của ngành y tế, nó tối thiểu hóa các
sự cố và tối đa hóa sự phục hồi khi có sự cố [6].
1.1.2. Khái niệm sự cố y khoa
Sự cố - Event: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới
người bệnh [7].
Sự cố không mong muốn - Adverse Events (AE):
- Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý
y tế (khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị,
chăm sóc, sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có
thể phòng ngừa và không thể phòng ngừa [7]. Theo Bộ Y tế và dịch vụ nhân
sinh Hoa Kỳ (United States Secretary of Health and Human Services): Sự cố
không mong muốn gây hại cho NB do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y
tế. Để đo lường sự cố y khoa các nhà nghiên cứu y học của Hoa Kỳ dựa vào 3
nhóm tiêu chí. (1) Các sự cố thuộc danh sách các sự cố nghiêm trọng; (2) Các
tình trạng/vấn đề sức khỏe NB mắc phải trong bệnh viện; Và (3) sự cố dẫn đến
14
1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng cho NB bao gồm: kéo dài ngày điều trị, để lại
tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấp cứu và chết người [8].
1.2. Các nội dung của ATNB trong chăm sóc sau phẫu thuật
1.2.1. Phòng ngừa sự cố y khoa trong việc xác định người bệnh và cải tiến
thông tin trong nhóm chăm sóc
a. Quản lý thông tin
Để hỗ trợ việc ra quyết định về chuyên môn, thông tin trên hồ sơ NB
phải bao gồm các yêu cầu sau:
- Sẵn sàng để khai thác trên toàn hệ thống,
- Được lưu lại chính xác,
- Hoàn chỉnh,
- Được sắp xếp để trích xuất có hiệu quả các dữ liệu cần thiết,
- Đúng hạn,
- Các dữ liệu và thông tin mang tính so sánh về việc thực hiện phải sẵn
sàng để ra quyết định, nếu áp dụng,
- Cơ sở có khả năng thu thập và tổng hợp dữ liệu và thông tin để hỗ trợ
việc chăm sóc và phục vụ [3].
Quản lý tốt thông tin đòi hỏi:
- Khuyến khích trao đổi và hợp tác giữa BS và ĐD hoặc các nhân viên
chăm sóc khác.
- Xây dựng và khuyến khích hệ thống báo cáo không khiển trách, khuyến
khích nhân viên báo cáo các tai nạn, sự ngừng hoạt động, hoặc cận sự cố.
- Khuyến khích việc sử dụng những phương tiện không chính qui để
trao đổi về các bức xúc, các vấn đề, và các sai sót liên quan đến sự an toàn.
- Hỗ trợ việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm để tạo sự thay đổi về
hành vi bên trong và bên ngoài cơ sở.
15
- Huấn luyện có năng lực làm việc trong môi trường đồng đội và làm
theo các hệ thống và qui trình.
- Cung cấp nguồn lực cần thiết để bảo đảm quản lý thông tin hiệu quả [3].
b. Xác định người bệnh
Các nguyên tắc chung trong xác định NB:
- Cần xác định một cách đáng tin cậy cá nhân đó chính là người mà ta
phải chăm sóc, điều trị, và phục vụ.
- Cần ráp nối việc chăm sóc, điều trị, và phục vụ của NB với nhau.
Các nội dung cần thiết trong xác định NB:
- Phải có hai mảng thông tin để nhận dạng người bệnh (ví dụ, tên và
ngày sinh của người bệnh). Có thể sử dụng băng cổ tay có ghi tên và một con
số riêng biệt của người bệnh để nhận dạng chính xác người bệnh (tên và con
số riêng biệt là hai mẩu thông tin).
- Hai công cụ nhận dạng cụ thể này phải được gắn kết trực tiếp với
NB, và cũng hai công cụ ấy phải được gắn kết trực tiếp với thuốc men, các
sản phẩm về máu, các ống chứa mẫu vật lưu (chẳng hạn trên nhãn được dán
vào) [3].
1.2.2. Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc
a Sai sót liên quan đến kê đơn thuốc
Một số sai sót thường gặp trong kê đơn thuốc là:
- Thiếu thông tin NB: tên, tuổi…
- Ghi sai tên thuốc,
- Ghi thiếu hàm lượng thuốc,
- Ghi thiếu hướng dẫn sử dụng thuốc,
- Kê các thuốc có tương tác mức độ nguy hiểm,
- Chữ viết quá khó đọc, gây nhầm lẫn khi cấp phát và thực hiện thuốc,
- Viết tắt trong đơn, gây nhầm lẫn,
- Kê đơn bằng miệng.
b. Sai sót trong giai đoạn cấp phát thuốc
Một số sai sót thường gặp trong cấp phát thuốc là:
16
- Không cho NB dùng thuốc đã kê trong đơn.
- Cho NB dùng thuốc không được bác sỹ kê đơn.
c. Sai sót trong thực hành sử dụng thuốc
Một số sai sót trong thực hành sử dụng thuốc là:
- Dùng thuốc sai NB,
- Dùng sai thuốc hay sai dịch truyền,
- Dùng thuốc sai liều hoặc sai hàm lượng,
- Dùng sai dạng thuốc,
- Sai đường dùng thuốc,
- Sai tốc độ dùng thuốc,
- Sai thời gian hay khoảng cách dùng thuốc,
- Sai thời gian điều trị,
- Sai sót trong pha chế liều thuốc,
- Sai kỹ thuật dùng thuốc cho NB,
- Dùng thuốc cho NB đã có tiền sử dị ứng trước đó.
d. Nguyên nhân dẫn đến sai sót trong dùng thuốc
- Sự quá tải và mệt mỏi trong công việc của cán bộ y tế.
- Cán bộ y tế thiếu kinh nghiệm làm việc hoặc không được đào tạo đầy đủ,
đúng chuyên ngành.
17
- Trao đổi thông tin không rõ ràng giữa các cán bộ y tế.
- Các yếu tố về môi trường như thiếu ánh sáng, quá nhiều tiếng ồn hay thường
xuyên bị gián đoạn công việc.
- Số lượng thuốc dùng cho một NB nhiều.
- Việc kê đơn, cấp phát hay thực hiện thuốc phức tạp.
- Sử dụng nhiều chủng loại thuốc và nhiều dạng dùng gây ra nhiều sai sót liên
quan đến thuốc.
- Nhẫm lẫn về danh pháp, quy cách đóng gói hay nhãn thuốc
- Thiếu các chính sách và quy trình quản lý thuốc hiệu quả [3].
1.2.3. Phòng ngừa sai sót, sự cố y khoa trong thủ thuật
Những nguyên nhân chính dẫn đến sai sót, sự cố được xếp theo mức độ:
- Bất cẩn/thiếu quan tâm.
- Nhân viên chưa được đào tạo/thiếu kinh nghiệm.
- Tuổi và sức khoẻ của “Nhóm phẫu thuật”.
- Thiếu thông tin liên lạc.
- Chẩn đoán sai.
- Nhân viên làm việc quá sức, áp lực công việc.
- Đọc toa thuốc sai hoặc sai sót trong cấp phát thuốc, bao gồm cả việc
ghi chép không “rõ ràng” trong hồ sơ bệnh án hoặc do nhầm nhãn.
- Thiếu công cụ để chắc chắn mọi thứ được kiểm tra kỹ lưỡng.
- “Nhóm Phẫu thuật” chưa thực sự ăn ý và gắn kết,
- Áp lực giảm thời gian phẫu thuật,
- Phương pháp phẫu thuật yêu cầu các thiết bị hoặc tư thế NB khác biệt,
- Văn hóa tổ chức/ làm việc,
- Mức độ thân thiện, an toàn của môi trường làm việc,
- Chăm sóc / theo dõi tiếp tục sau phẫu thuật,
18
- Đặc điểm NB, nhất là khi NB có nguy cơ như: béo phì, bất thường
giải phẫu,
- Sự hiểu nhầm giữa NB – nhóm phẫu thuật do bất đồng ngôn ngữ:
khách du lịch, dân tộc thiểu số …
- Do bản thân NB gây ra: do rối loạn ý thức, thiếu sự hợp tác [3].
1.2.4. Kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc sau phẫu thuật.
Các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp.
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu,
+ Nhiễm khuẩn huyết,
+ Nhiễm khuẩn vết bỏng,
Đường lây nhiễm khuẩn bệnh viện.
+ Đường tiếp xúc,
+ Lây nhiễm qua đường giọt bắn,
+ Lây qua đường không khí,
Nguồn lây nhiễm khuẩn bệnh viện.
+ Từ môi trường: không khí, nước, thực phẩm,
+ Từ NB: Tuổi, tình trạng sức khoẻ, phương pháp điều trị, thời gian nằm viện.
Từ hoạt động chăm sóc và điều trị: Sử dụng các dụng cụ, thiết bị xâm nhập.
Từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp.
Hậu quả của kiểm soát nhiễm khuẩn
+ Tăng biến chứng và tử vong cho NB;
+ Kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7 đến 15 ngày;
+ Tăng sử dụng kháng sinh dẫn đến tăng sự kháng thuốc của vi sinh
vật,
+ Tăng chi phí điều trị cho một NKBV thường gấp 2 đến 4 lần so với
những trường hợp không NKBV [3].
19
1.2.5. Phòng ngừa sự cố y khoa trong môi trường chăm sóc và sử dụng
trang thiết bị vật tư y tế.
Các tiêu chuẩn an toàn trong quản lý môi trường chăm sóc đòi hỏi các cơ
sở y tế phải:
- Thu thập thông tin về những thiếu sót và những cơ hội cải tiến môi
trường chăm sóc.
- Phân tích kịp thời các vấn đề về môi trường đã được xác định và triển
khai các biện pháp giải quyết.
- Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường chăm sóc.
- Xây dựng và thực hiện qui trình theo dõi liên tục các nguy cơ hiện
hữu và nguy cơ tiềm ẩn trong kế hoạch quản lý môi trừơng chăm sóc.
- Xây dựng các hướng dẫn đánh giá, các qui trình để giải quyết các vấn
đề về môi trường chăm sóc với sự tham gia của đại diện từ các bộ phận điều
trị, quản trị, và hỗ trợ.
- Thành lập hội đồng gồm những người từ nhiều lĩnh vực khác nhau
họp ít nhất hai tháng một lần để đưa ra các vấn đề về môi trường chăm sóc
- Các vấn đề về môi trường chăm sóc được thông báo cho lãnh đạo cơ
sở và những người chịu trách nhiệm cho các hoạt động cải tiến.
- Các đề xuất cần được xem xét và triển khai khi có thể
- Lãnh đạo cơ sở cần bổ nhiệm một/nhiều người để theo dõi, giám sát
và xử lý những vấn đề về môi trường của cơ sở.
- Người được bổ nhiệm giám sát môi trường có những nhiệm vụ sau:
- Thu thập thông tin liên tục về những thiếu hụt và những cơ hội cải
tiến trong môi trường chăm sóc.
- Phổ biến các nguồn thông tin, chẳng hạn như các thông báo nguy
hiểm hoặc các báo cáo sự việc đã xảy ra.
- Báo cáo những hạn chế, khó khăn, sự ngừng hoạt động, và các sai sót
của người sử dụng liên quan đến việc quản lý môi trường chăm sóc.
20
- Đề xuất, thực hiện và báo cáo kết quả của các hoạt động cải tiến. Đề
xuất cải tiến giải quyết những vấn đề an toàn môi trường trình ít nhất mỗi năm
một lần đến lãnh đạo cơ sở dựa trên sự theo dõi liên tục việc thực hiện các kế
hoạch quản lý môi trường chăm sóc.
- Tham gia vào việc giám sát và báo cáo sự cố.
- Tham gia vào việc triển khai các chính sách an toàn và các phương
thức thực hiện [3].
1.3. Thực trạng kiến thức, thái độ về ATNB trong chăm sóc sau phẫu
thuật của ĐD trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ về ATNB của ĐD trong chăm sóc sau
phẫu thuật trên thế giới .
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về kiến thức và thái độ của ĐD về
chăm sóc sau phẫu thuật. Những nghiên cứu gần đây cho thấy cả kiến thức và
thái độ chăm sóc sau phẫu thuật của ĐD có ảnh hưởng đến chất lượng chăm
sóc và điều trị sau phẫu thuật.
Năm 2002, tại Italia, G. Nobile CG, Montuori P và cộng sự đã tiến
hành đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh bàn tay của các NVYT
tại các khoa Hồi sức tích cực của 24 BV vùng Campania và Calabria. Kết quả
cho thấy 53,2% NVYT có kiến thức đúng, tỉ lệ có thái độ tích cực về vệ sinh
bàn tay là 96,8 % [9].
Nghiên cứu của Z Agharahimi, M Mostofi và cộng sự cho thấy tỷ lệ
trung bình NVYT có nhận thức chung về ATNB tại bệnh viện Noor & Ali
Asghar ở Isfahan năm 2011 là 62% [10].
Nghiên cứu của Nagwa Younes Abou El Enein và Ashraf Ahmad
Zaghloul tại Bệnh viện Bảo hiểm Y tế Alexandria, Ai Cập năm 2010 cho thấy
kiến thức về phòng và quản lý vết thương do loét tỳ đè đạt tới 70% [11].
21
Nghiên cứu của Muna Suleman Abdel Rahman Al Kharabsheh và
cộng sự năm 2014 tại Anh về kiến thức của ĐD và các rào cản đối với việc
phòng ngừa, điều trị và đánh giá nguy cơ liên quan đến vết thương do loét
tỳ đè cho thấy điểm trung bình kiến thức chung về vết thương do loét tỳ đè
là 41,6±8,8 [12].
Nghiên cứu của McFadden EA, Miller MA nghiên cứu tại Ấn Độ năm
1994 về kiến thức chăm sóc vết thương, cho thấy kiến thức của ĐD đạt chiếm
73% [13].
Nghiên cứu về quản lý chất thải tại Viện chăm sóc sức khoẻ
Johanesburg, tác giả Tuduetso Ramokate, Debashis Basu nghiên cứu năm 2009
về kiến thức phân loại chất thải y tế cho thấy kiến thức đúng đạt 98,5% [14].
Theo điều tra cắt ngang 253 ĐD hồi sức tích cực nhi của tác giả
Amanda J. Ullman ở Australia và New Zealand năm 2014, kết quả cho thấy
điểm kiến thức trung bình của tất cả ĐD là 5,5 trên thang điểm 10 [15].
Theo tác giả Sodhi K, Shrivastava A và cộng sự khi nghiên cứu cắt
ngang các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn
của 100 ĐD khoa hồi sức tích cực ở Ấn Độ năm 2013, kết quả cho thấy kiến
thức tổng thể về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện khác nhau
có 5% ĐD đạt mức xuất xắc, 37% đạt mức tốt, 40% đạt mức trung bình và
18% đạt mức dưới trung bình [16].
Nghiên cứu của Tweed C, Tweed M và cộng sự khảo sát kiến thức
của ĐD ở 3 bệnh viện tại New Zealand năm 2008 cho thấy 89% ĐD có
kiến thức đúng về phòng ngừa loét do tỳ đè sau thực hiện chương trình
đào tạo 20 tuần [17].
Khi nghiên cứu cắt ngang 423 ĐD đang làm việc trong bệnh viện
Amhara Referral khu vực Tây Bắc Ethiopia năm 2015 về kiến thức nhiễm
22
khuẩn vết mổ, tác giả F.A Teshager đã cho thấy tỷ lệ ĐD có kiến thức về dự
phòng nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật là 40,7% [18].
Nghiên cứu của Behrooz Ataei, Mohsen Meidani và cộng sự về kiến
thức, thái độ của nhân viên y tế trong giảng dạy và chăm sóc y tế cho người
bệnh viêm gan B,C năm 2014 tại Isfahan, Iran cho thấy 58,8% là có kiến
thức đúng để giúp tư vấn cho người bệnh, chăm sóc người bệnh tốt hơn
giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện [19].
Một nghiên cứu do tác giả Paudyal P, Simkhada P cùng các cộng sự
tiến hành năm 2007 tại Nepal. Nghiên cứu được thiết kế để đánh giá kiến
thức, thái độ, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của các NVYT tại Nepal cho
thấy 27% NVYT đã được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn nhưng chỉ có
16% số người được hỏi đã đạt được điểm tối đa cho kiến thức và 14% số
người có thái độ đạt [20].
Trong một nghiên cứu tại thành phố Iowa, Hoa Kỳ về kiến thức, thái
độ thực hành của nhân viên y tế thực hiện vệ sinh tay được thực hiện bởi tác
giả Garrett Wilcox, Daniel Diekama cùng các cộng sự năm 2009 trên 601 ĐD
cho thấy 98,2% ĐD cho biết đã được huấn luyện đầy đủ về vệ sinh bàn tay và
95,3% ĐD biết đến quy trình rửa tay [21].
Nghiên cứu của Barbieri A, Gallo N cùng cộng sự về quản lý rủi ro: ý
kiến của ĐD và điều phối viên tại y tế huyện vùng Piemonte cho thấy 93%
ĐD biết về định nghĩa quản lý rủi ro, các ĐD cho rằng nhiễm khuẩn là lỗi
nghiêm trọng nhất tiếp theo là các sai sót về thuốc và biến chứng sau phẫu
thuật [22].
Nghiên cứu của Bird A, Wallis M năm 2002 tại các bệnh viện ở Úc về
kiến thức và kỹ năng đánh giá trong quản lý NB dùng thuốc giảm đau truyền
qua da ngoài màng cứng cho thấy các ĐD có kiến thức cơ bản tốt để thực hiện
đánh giá và ra quyết định lâm sàng [23].
23
Pieper B và Mattern JC khảo sát kiến thức của ĐD về phòng ngừa
loét do tỳ đè năm 1995 tại Hoa Kỳ cho thấy 90% ĐD có kiến thức đúng về
phòng ngừa loét tỳ đè [24].
Nghiên cứu của Santos S, Lessing C và cộng sự về phát triển, ứng
dụng và đánh giá một khái niệm để xác định chính xác người bệnh trong
bệnh viện nhằm giảm thiểu nguy cơ xác định không chính xác người bệnh
ở các khoa lâm sàng tại Đức năm 2008 cho thấy 96% NVYT biết về các
khuyến cáo để nhận dạng NB an toàn, 86% NVYT biết về nội dung của các
khuyến nghị [25].
Theo nghiên cứu của Angelillo I.F, Mazziotta A năm 1999 tại Italia về
kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn tại phòng mổ cho thấy 99,5% ĐD đều biết
các dụng cụ phẫu thuật phải được khử trùng. 96,2% ĐD có thái độ tích cực
trong việc sử dụng và duy trì các hướng dẫn khử trùng – tiệt trùng [26].
1.3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ về ATNB trong chăm sóc sau phẫu
thuật của ĐD tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Lâm tại Bệnh viện Đa khoa Saint
Paul năm 2015 tỷ lệ ĐD đã có kiến thức về ATNB đạt là 40%, tỷ lệ ĐD có
thái độ về ATNB đạt thấp (34,3%); tỷ lệ ĐD có thái độ về ATNB không đạt
chiếm 65,7% [27].
Nghiên cứu Thân Thị Thu Ba, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh năm 2010 về đánh
giá kiến thức, thái độ và thực hành quy trình ĐD tại bệnh viện cấp cứu Trưng
Vương, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy kiến thức đúng về quy trình ĐD là
là 41,5%, thái độ đúng là 96,8% [28].
Năm 2005, nghiên cứu của Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Việt Hùng
và cộng sự thực hiện tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc cho thấy tỉ lệ
NVYT nhận thức về vệ sinh bàn tay chưa tốt ở mọi đối tượng, mọi lứa
24
tuổi. Trong nghiên cứu này tỉ lệ NVYT có nhận thức tốt về vệ sinh bàn tay
chỉ đạt 42,2% [29].
Năm 2011, nghiên cứu của Tạ Thị Phương tại Bệnh viện Đa khoa
Đống Đa 40% NVYT chưa có kiến thức đúng về vệ sinh bàn tay. Tỷ lệ nhân
viên y tế có thái độ tích cực đạt 94,2% [30].
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Thị Dung năm 2016 tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức, ĐD tự đánh giá kiến thức về 10 nội dung kiến thức chăm
sóc cắt chỉ vết khâu có điểm trung bình là 8,65 ± 3,19, điểm trung bình kiến
thức về chăm sóc vết thương có dẫn lưu là 5,39 ± 1,63, điểm trung bình kiến
thức về kiểm soát nhiễm khuẩn 6,99 ± 2,12, điểm trung bình kiến thức về giáo
dục sức khoẻ 8,32±0,81, kiến thức về giao tiếp ứng xử 11,86 ± 3,03 [31].
Theo tác giả Lê Bá Thúc, Trần Thuý Hạnh năm 2013, khi nghiên cứu
thực trạng kiến thức và thái độ kiểm soát nhiễm khuẩn của 100 học viên thuộc
3 đối tượng: bác sỹ, ĐD, sinh viên đại học và trung cấp đang học tập tại bệnh
viện Bạch Mai, kết quả cho thấy kiến thức đúng về KSNK của các đối tượng
trên đạt 84,7%, thái độ đúng về kiểm soát nhiễm khuẩn đạt 73,9%. Nhiều nội
dung về kiểm soát nhiễm khuẩn có tỷ lệ đạt kiến thức và thái độ còn thấp như
nguyên tắc thu gom đồ vải (3%), nguyên tắc phân loại rác thải trong buồng
cách ly (6%), phòng ngừa lây truyền qua đường giọt nhỏ (7%) và nguyên tắc
vệ sinh sàn nhà (12%) [32].
Theo nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại Bệnh viện Cấp
cứu Trưng Vương về kiến thức, thái độ và hành vi tuân thủ chỉ định rửa tay
thường quy của NVYT cho thấy 82% NVYT nắm vững 5 thời điểm rửa tay
theo khuyến cáo của WHO; 40,69% NVYT nắm vững 6 bước kĩ thuật rửa tay
và có 13,07% có thái độ tích cực đối với vấn đề rửa tay [33].
25
Nghiên cứu của Hồ Thị Nhi Na, Nguyễn Văn Huy về kiến thức và thái
độ của NVYT về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng ngừa
chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2015 trên 120
NVYT của các khoa đã được phỏng vấn theo bộ câu hỏi có cấu trúc đã được
thử nghiệm trước. Kết quả cho thấy: Kiến thức về phòng ngừa chuẩn và tỷ lệ
có thái độ đúng của NVYT khá cao. Cụ thể có 80% NVYT có kiến thức đúng
về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, trong đó nhóm điều dưỡng/nữ hộ
sinh, hộ lý là 81,8%; trên 75% NVYT có thái độ tích cực đối với việc phòng
hộ cá nhân trong phòng ngừa chuẩn [34] .
Nghiên cứu của Phạm Minh Khuê, Nguyễn Văn Hanh và cộng sự về
kiến thức thực hành quản lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại các bệnh
viện tuyến huyện tỉnh Hải Dương năm 2013. Kết quả cho thấy 77,8%
NVYT có kiến thức chung về quản lý chất lượng y tế; 49% NVYT chưa
biết đủ 5 tác hại của chất thải y tế [35].
Nghiên cứu của tác giả Lò Thị Hà năm 2013 tại Bệnh viện Việt Nam –
Cu Ba, Hà Nội khi tiến hành khảo sát kiến thức, thái độ vệ sinh tay thường
quy bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 101 BS, ĐD tại 7 khoa lâm sàng
dựa theo bộ câu hỏi của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn, kết quả cho
thấy 85,1% các BS, ĐD đã hiểu đúng khái niệm vệ sinh tay. Tuy nhiên chỉ có
73,3% đối tượng nghiên cứu cho rằng vệ sinh tay là biện pháp quan trọng và
đơn giản nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện. 20,8% các bác sỹ, ĐD
có kiến thức chưa đúng về thời gian thích hợp để vệ sinh tay. Chỉ có 48,5%
đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về vị trí vi khuẩn được tìm thấy nhiều
nhất trên bàn tay. Số NVYT có thái độ đúng về 3 thời điểm vệ sinh tay chiếm
tỷ lệ cao nhất: 98%; 90,1%; 95% [36].
Đánh giá kiến thức, thái độ về tiêm an toàn của ĐD, nữ hộ sinh, kỹ
thuật viên tại Trung tâm Y tế Quảng Điền năm 2012, tác giả Phạm Thị Xuân