BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ Y TẾ
LÊ ANH TUẤN
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CỦA BỆNH VIỆN
BẠCH MAI NĂM 2017 - 2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ ANH TUẤN
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CỦA BỆNH VIỆN
BẠCH MAI NĂM 2017 - 2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành
: Quản lý Bệnh viện
Mã số
: 60720701
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN NHƯ NGUYÊN
HÀ NỘI - 2018
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV
Bệnh viện
BVBM
Bệnh viện Bạch Mai
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
BS
Bác sỹ
BYT
Bộ y tế
CBPT
Cán bộ phụ trách
CGKT
Chuyển giao kỹ thuật
TDC
Training and direction of healthcare activities center
Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến bệnh viện Bạch Mai
TT
Thông tư
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3
1.1. Những vấn đề chung.......................................................................................3
1.1.1. Một số thuật ngữ liên quan đến hoạt động chuyển giao kỹ thuật.............3
1.1.2. Phân loại bệnh viện.................................................................................4
1.1.3. Danh mục kỹ thuật..................................................................................4
1.1.4. Quy trình chuyển giao kỹ thuật ..............................................................6
1.2. Tổng quan về hoạt động đào tạo chuyển giao kỹ thuật...................................9
1.2.1. Trên thế giới............................................................................................9
1.2.2. Khung lý thuyết chuyển giao.................................................................11
1.2.3. Tại Việt Nam.........................................................................................12
1.2.4. Thực trạng hiệu quả Đào tạo/Chuyển giao kỹ thuật..............................12
1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu................................................................17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................20
2.1. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................20
2.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................................20
2.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................20
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..............................................................................20
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................20
2.4. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................21
2.5. Cỡ mẫu và chọn mẫu....................................................................................21
2.5.1. Cỡ mẫu..................................................................................................21
2.5.2. Chọn mẫu..............................................................................................21
2.6. Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu....................................21
2.7. Sai số và biện pháp hạn chế:.........................................................................24
2.8. Xử lý số liệu.................................................................................................24
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu....................................................................24
2.10. Hạn chế của nghiên cứu..............................................................................25
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................27
3.1. Thực trạng quy trình đào tạo CGKT tại BVBM...........................................27
3.2. Các yếu tố liên quan đến kết quả đào tạo CGKT của BVBM.......................32
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.....................................................................38
4.1. Dự kiến bàn luận về thực trạng thực hiện quy trình đào tạo chuyển giao kỹ
thuật của Bệnh viện Bạch Mai năm 2017 - 2018.........................................
................................................................................................................38
4.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả đào tạo chuyển giao kỹ thuật
tại Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm 2017 - 2018....................................
................................................................................................................38
DỰ KIẾN KẾT LUẬN............................................................................................39
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ....................................................................................39
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.
Số liệu tổng hợp về đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai.........................13
Bảng 3.1.
Kết quả đánh giá cuối khóa đào tạo của học viên...............................31
Bảng 3.2.
Mối liên quan giữa nhóm tuổi với kết quả đào tạo CGKT..................32
Bảng 3.3.
Mối liên quan giữa giới tính với kết quả đào tạo CGKT.....................32
Bảng 3.4.
Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với kết quả đào tạo CGKT.......32
Bảng 3.5.
Mối liên quan giữa thâm niên công tác với kết quả đào tạo CGKT....33
Bảng 3.6.
Mối liên quan giữa chức danh chuyên môn với kết quả đào tạo CGKT.......33
Bảng 3.7.
Mối liên quan giữa phân loại kỹ thuật chuyển giao với kết quả đào tạo
CGKT.................................................................................................34
Bảng 3.8.
Mối liên quan giữa mức độ hài lòng của học viên với kết quả đào tạo
CGKT.................................................................................................34
Bảng 3.9.
Mối liên quan giữa điểm kết thúc khóa học của học viên với kết quả
đào tạo CGKT.....................................................................................35
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa việc thực hiện kỹ thuật trước khi chuyển giao của
học viên với kết quả đào tạo CGKT....................................................35
Bảng 3.11. Mức độ thực hiện kỹ thuật trước và sau khi chuyển giao....................36
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa mức độ khó của kỹ thuật chuyển giao với kết quả
đào tạo CGKT.....................................................................................36
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa khả năng thực hiện kỹ thuật của học viên với kết
quả đào tạo CGKT..............................................................................37
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình chuyển giao kỹ thuật................................................................7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố số lượng đơn vị và học viên tiếp nhận đào tạo chuyển giao kỹ
thuật theo từng năm...........................................................................27
Biểu đồ 3.2. Phân loại bệnh viện tiếp nhận CGKT................................................27
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học viên được giới thiệu chi tiết về chương trình kỹ thuật được
chuyển giao........................................................................................28
Biểu đồ 3.4. Kênh học viên được giới thiệu về kỹ thuật được chuyển giao...........28
Biểu đồ 3.5. Học viên đánh giá về đội ngũ giảng viên tại BV Bạch Mai...............29
Biểu đồ 3.6. Những hỗ trợ học viên nhận được khi học tập tại BV Bạch Mai.......29
Biểu đồ 3.7. Đánh giá của học viên về công tác quản lý học viên của Trung tâm
Đào tạo và chỉ đạo tuyến....................................................................30
Biểu đồ 3.8. Học viên đánh giá chung về các hoạt động đào tạo CGKT tại BVBM......30
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII và Nghị quyết số
46/NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị, trong những năm qua, Ngành
Y tế đã có nhiều nỗ lực trong củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ
sở y tế tuyến dưới, đưa dịch vụ có chất lượng đến gần với người dân và giảm
tải cho các bệnh viện tuyến trên; Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp nâng
cao năng lực y tế tuyến dưới thông qua đẩy mạnh hoạt động chỉ đạo tuyến,
đào tạo, luân phiên cán bộ, chuyển giao kỹ thuật…theo các đề án của Chính
phủ và của Bộ Y tế. Trong thời gian qua, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và hầu
hết các bệnh viện tuyến huyện đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang
thiết bị theo Đề án 225, Đề án 47, Đề án 930 của Chính phủ, tuy nhiên các
bệnh viện này còn thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ phù hợp để sử dụng
có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị đã được đầu tư [1].
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa
khoa hạng đặc biệt với hơn 105 năm thành lập và phát triển, là bệnh viện đầu
tiên trong cả nước triển khai thành công nhiệm vụ đào tạo chính quy sau đại
học: bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I và bác sỹ chuyên khoa II. Hệ thống
đào tạo của bệnh viện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001 - 2008, mỗi năm tổ chức hơn 200 khóa đào tạo với khoảng 5.000
học viên tại Bệnh viện và ở mọi miền đất nước với chất lượng tốt nhất. Bệnh
viện Bạch Mai là lá cờ đầu của ngành trong triển khai các Dự án, Đề án và
luôn nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo Bộ Y tế cũng như các cơ sở địa
phương [2].
Trong bối cảnh vẫn chưa triển khai đánh giá thực trạng đầu kỳ, Bệnh
viện Bạch Mai đã chủ động khảo sát nhanh nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo,
chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện. Trong năm 2017 Bệnh viện Bạch
2
Mai đã tổ chức chuyển giao 16 gói kỹ thuật cho 223 học viên. Kết quả đánh
giá đầu vào và đầu ra cho thấy trước khóa học trên 70% học viên đạt kết quả
dưới trung bình nhưng sau khóa học 100% học viên đạt kết quả trên trung
bình trong đó tỷ lệ khá, giỏi đạt tỷ lệ 90%. Khảo sát sơ bộ tình trạng học viên
cho thấy 90% học viên chưa từng được đào tạo liên tục và chính quy về
chuyên ngành đang công tác. Kết quả cho thấy nhu cầu chuyển giao kỹ thuật
của các bệnh viện là rất cao, quá trình đào tạo tại Bệnh viện Bạch Mai bước
đầu đã có nâng cao chất lượng chuyên môn cho các học viên nhận chuyển
giao kỹ thuật. Tuy nhiên, để các học viên có thể triển khai thành công kỹ
thuật đã chuyển giao tại cơ sở đòi hỏi các yếu tố về trang thiết bị, cơ sở hạ
tầng, các chính sách bảo hiểm và đặc biệt là sự tư vấn, hỗ trợ của Bệnh viện
Bạch Mai trực tiếp tại cơ sở . Theo kế hoạch, cuối năm 2017 đầu năm 2018,
Bệnh viện Bạch Mai sẽ tiến hành triển khai đánh giá công tác chuyển giao kỹ
thuật tại các bệnh viện nhận chuyển giao kỹ thuật. Tuy nhiên hiện tại chưa có
một nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả cũng như các tồn tại thực sự của công
tác chuyển giao kỹ thuật tại các Bệnh viện. Từ tình hình trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng hoạt động đào tạo chuyển giao kỹ
thuật của Bệnh viện Bạch Mai năm 2017 – 2018 và một số yếu tố liên
quan”. Nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy trình đào tạo chuyển giao kỹ thuật của
Bệnh viện Bạch Mai năm 2017- 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hoạt động đào tạo chuyển giao kỹ
thuật tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2017 - 2018.
Từ đó có những khuyến nghị có cở sở khoa học và có tính khả thi
để nâng cao hoạt động đào tạo chuyển giao kỹ thuật tại Bệnh viện Bạch
Mai.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những vấn đề chung
1.1.1. Một số thuật ngữ liên quan đến hoạt động chuyển giao kỹ thuật
Theo Công văn số 1246/KCB - CĐT, ngày 04 tháng 12 năm 2009 của
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng quy
trình CGKT trong thực hiện Đề án 1816, một số khái niệm liên quan đến
CGKT bao gồm [3]:
- Đào tạo Chuyển giao kỹ thuật: Là việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật y
tế giữa các đơn vị y tế tuyến trên cho các đơn vị y tế tuyến dưới, nhằm hỗ trợ,
truyền nghề nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới.
- Kỹ thuật chuyển giao: Là những kỹ thuật, quy trình chẩn đoán và điều trị
mà đơn vị nhận chuyển giao chưa triển khai được hoặc đã triển khai nhưng cần
hoàn thiện hơn.
- Đối tượng chuyển giao: Là các kỹ thuật y tế thuộc 26 chuyên ngành,
chuyên khoa theo Quy định phân tuyến kỹ thuật, Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật
bệnh viện do Bộ Y tế ban hành.
- Kỹ thuật mới: Là kỹ thuật, quy trình chẩn đoán và điều trị lần đầu tiên
được triển khai tại bệnh viện nhận chuyển giao.
- Kỹ thuật cao: Là những kỹ thuật, quy trình chẩn đoán phức tạp đòi hỏi
trình độ và kỹ năng của người thực hiện cao hơn những kỹ thuật thông thường, đem
lại giá trị chẩn đoán cao hơn.
- Hợp đồng chuyển giao kỹ thuật: Là Hợp đồng được ký kết giữa bệnh viện
chuyển giao và bệnh viện nhận chuyển giao, trong đó thống nhất các nội dung và
điều khoản chuyển giao của hai bên.
- Biên bản thanh lý hợp đồng: Là biên bản ký kết giữa bệnh viện chuyển
giao và bệnh viện nhận chuyển giao nhằm xác nhận nội dung chuyển giao đã đạt
được các tiêu chuẩn như trong hợp đồng chuyển giao đặt ra.
- Nghiệm thu: Là quá trình kiểm tra, đánh giá, xác nhận kỹ thuật đã được
4
bệnh viện chuyển giao thành công cho bệnh viện nhận chuyển giao.
- Cán bộ nhận chuyển giao: Là những cán bộ của bệnh viện nhận chuyển
giao, được các cán bộ bệnh viện tuyến trên trực tiếp hướng dẫn để có thể triển khai
kỹ thuật hoặc hoàn thiện kỹ thuật cho bệnh viện nhận chuyển giao.
- Cán bộ chuyển giao: là những cán bộ của bệnh viện tuyến trên, có thực
hiện chuyển giao kỹ thuật.
- Chỉ tiêu thực hành cần đạt: Số lần ít nhất cán bộ nhận chuyển giao cần
thực hiện kỹ thuật thành thạo theo đúng hợp đồng ký kết chuyển giao.
1.1.2. Phân loại bệnh viện
Theo Quy chế BV ban hành tại Quyết định số 1895/1997/QĐ - BYT
ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, BVĐK được chia làm 4
hạng [4]:
- BV hạng đặc biệt là cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, với các
chuyên khoa đầu ngành được trang bị các thiết bị y tế và các máy móc hiện đại, với
đội ngũ cán bộ chuyên khoa có trình độ chuyên môn sâu và có trang bị thích hợp đủ
khả năng hỗ trợ cho BV hạng I.
- BV hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành, chữa bệnh cho nhân
dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. BV có đội ngũ cán bộ y tế có
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu,
cơ sở hạ tầng phù hợp.
- BV hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các Ngành, có đội ngũ cán bộ
chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả
năng hỗ trợ cho BV hạng III.
- BV hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế tỉnh,
thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân
một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các ngành. BV có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ
sở hạ tầng phù hợp.
5
1.1.3. Danh mục kỹ thuật
Là danh mục các thủ thuật/kỹ thuật y tế được quy định tại Quyết định số
23/2005/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 8 năm 2005 [5].
Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT được Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành
trên toàn quốc vào ngày 30/8/2005, Ban hành "Quy định Phân tuyến kỹ thuật
và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh" để áp dụng thực hiện tại các
cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập trong cả nước. Trên cơ sở
Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh
này, Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm ra quyết định phê duyệt danh mục
kỹ thuật trong khám chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập
thuộc sự quản lý về chuyên môn của Sở và các bệnh viện, phòng khám ngoài
công lập; phòng khám, trung tâm y tế có chức năng khám chữa bệnh của y tế
ngành đóng trên địa bàn; Bộ Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật khám chữa
bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện ngành.
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh được phê duyệt cho mỗi cơ sở
khám chữa bệnh sẽ là cơ sở để Bảo hiểm Y tế thanh toán và chuyển tuyến
[5].
Danh mục kỹ thuật:
- Được sắp xếp theo các chuyên khoa, chuyên ngành; theo cấp độ trung bình,
trong phạm vi chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến từ xã, huyện, tỉnh đến trungương
- Một kỹ thuật có thể do nhiều chuyên khoa, chuyên ngành thực hiện
- Danh mục kỹ thuật sẽ được sửa đổi, bổ sung hàng năm cho phù hợp với sự
phát triển chuyên môn, kỹ thuật
- Quy định Phân tuyến kỹ thuật trong khám chữa bệnh kỹ thuật cho 4 tuyến:
tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã.
Tại các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đức…không
có phân tuyến kỹ thuật, các kỹ thuật được triển khai theo nhu cầu phát triển
từng bệnh viện và đáp ứng nhu cầu của nhân dân [9].
Tại Việt Nam từ khi quyết định 23/2005/QĐ-BYT ra đời và áp dụng
đồng bộ tại tất cả các tuyến, các vùng miền là cơ sở quan trọng trong việc
phân loại bệnh viện cũng như xét duyệt định mức, quyền lợi trong việc thanh
6
quyết toán với Bảo hiểm Y tế. Tuy nhiên việc đánh giá, giám sát, hỗ trợ thực
hiện quyết định 23 chưa đồng bộ dẫn đến việc nhiều cán bộ y tế chưa biết
đến quyết định này, việc phát triển các kỹ thuật tại các chuyên khoa chưa tập
trung theo quyết định, danh mục kỹ thuật thiếu và chưa được cập nhật
thường xuyên [6].
1.1.4. Quy trình chuyển giao kỹ thuật [7]
1.1.4.1. Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
phê duyệt Đề án ‘Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ
các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh’ [8].
- Quyết định số 447/QĐ-BM ngày 1/8/2009 của Giám đốc Bệnh viện Bạch
Mai về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án ‘Cử cán bộ chuyên môn luân
phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao
chất lượng khám, chữa bệnh’ của Bệnh viện Bạch Mai [10].
- Quyết định 43/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt danh mục
và phân tuyến kỹ thuật [11].
- Công văn 2950/BYT-KCB về việc hướng dẫn xây dựng quy trình chuyển
giao kỹ thuật y tế trong thực hiện Đề án 1816 [12].
- Công văn số 754/KCB-CĐT về việc chứng nhận chuyển giao kỹ thuật và
chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ luân phiên [13].
- Công văn số 7062/BYT-KH-TC hướng dẫn về việc dự toán kinh phí thực
hiện Đề án1816 [14].
- Công văn số 5068/QĐ-BYT về việc quy định một số nội dung triển khai
thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế theo Đề án 1816 từ
năm 2013 [15].
- Các quy định về biểu mẫu báo cáo, tiêu chí khen thưởng của Vụ Tổ chức
cán bộ, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế.
1.1.4.2. Quy trình chuyển giao kỹ thuật
Các kỹ thuật chuyển giao được áp dụng quy trình chuyển giao kỹ thuật thực
hiện thường quy tại Bệnh viện Bạch Mai, bao gồm 6 bước, sơ đồ ở phía dưới. Đầu
tiên, Bệnh viện Bạch Mai sẽ tiến hành khảo sát thực trạng, xác định nhu cầu của
bệnh viện tuyến dưới, đồng thời đánh giá điều kiện tiếp nhận kỹ thuật được chuyển
7
giao. Sau đó lần lượt từng bước được tiến hành theo quy trình. Điều đặc biệt, tư vấn
triển khai kỹ thuật tại cơ sở sẽ được thực hiện linh động từ bước 1 đến bước 3,
không nhất định cần phải kết thúc đào tạo mới có thể triển khai kỹ thuật.
K h ảo sát th ự c trạn g , n h u cầu
B ư ớ c 1 Đ án h g iá đ iều k iện tiếp n h ận k ỹ th u ật ch u y ển g iao
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
T ổ ch ứ c k ý k ết h ợ p đ ồ n g
T ổ ch ứ c đào tạo /C G K T
T ư v ấn , h ỗ trợ triển k h ai k ỹ th u ật tại đ ơ n v ị
Đ án h g iá k ết qu ả v à n g h iệm th u ch u y ển g iao k ỹ th u ật
G iám sát, h ỗ trợ sau ch u y ển g iao k ỹ th u ật
Sơ đồ 1.1. Quy trình chuyển giao kỹ thuật
Khảo sát thực trạng, xác định nhu cầu CGKT
Căn cứ vào kế hoạch hàng năm hoặc phát sinh theo nhu cầu thực tiễn,
TDC xác định kỹ thuật cần chuyển giao sau đó phối hợp cùng chuyên khoa
tiến hành khảo sát:
- Xác định thực trạng bệnh viện và chuyên khoa cần chuyển giao kỹ thuật: cử
đoàn công tác gồm các chuyên gia và cán bộ chỉ đạo tuyến về khảo sát thực trạng trực
tiếp tại bệnh viện hoặc thông qua phiếu khảo sát.
- Xác định thực trạng và nhu cầu của cán bộ nhận CGKT.
Ký kết hợp đồng
- Xây dựng hợp đồng CGKT dựa trên sự thỏa thuận và cam kết của 2 bệnh viện.
- Tiến hành ký kết hợp đồng giữa BV tuyến trước và BV Bạch Mai.
Triển khai hoạt động CGKT
- Tùy theo đặc thù của từng kỹ thuật mà địa điểm chuyển giao có thể
thực hiện tại BV Bạch Mai hoặc BV tuyến trước hoặc cả hai.
a. Tại BV Bạch Mai:
- Tiếp nhận học viên:
8
+ Gửi giấy triệu tập cho học viên
+ Thu nhận hồ sơ của học viên: quyết định cử đi học của Bệnh viện,
công chứng các văn bằng liên quan và chứng minh thư.
- Tổ chức khai giảng lớp: Cung cấp các thông tin cơ bản về chương trình
CGKT, vai trò của học viên trong quá trình tiếp nhận và triển khai kỹ thuật. Các
biểu mẫu: Giấy mời khai giảng, Giấy mời giảng, chương trình khai giảng.
- Theo dõi giám sát: Phòng Chỉ đạo tuyến cử cán bộ chuyên trách quản lý
học viên, giảng viên thông qua Sổ điểm danh học viên và Sổ theo dõi giảng lý
thuyết và thực hành. Cán bộ phụ trách (CBPT) thường xuyên trao đổi thông tin,
kiểm tra nắm bắt tình hình triển khai, kịp thời hỗ trợ khắc phục những khó khăn.
Học viên hoàn thành chỉ tiêu thực hành theo mẫu: Sổ tay thực hành.
- Kiểm tra đánh giá: Sau khi học viên hoàn thành nội dung và hoàn thành chỉ
tiêu thực hành thì cán bộ phụ trách đào tạo của chuyên khoa có trách nhiệm phối hợp
với cán bộ phụ trách của TDC bố trí kiểm tra chất lượng học tập của học viên, bao gồm
kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành. Kết quả kiểm tra thể hiện ở Bảng điểm.
b. Bệnh viện tuyến trước:
- Gửi công văn thông báo kế hoạch và chương trình cho bệnh viện tuyến
trước và chuyên khoa liên quan.
- Tổ chức đoàn công tác trực tiếp xuống bệnh viện tuyến trước CGKT.
- Bệnh viện tuyến trước chủ động chuẩn bị cơ sơ sở vật chất, trang thiết bị,
nhân lực, bệnh nhân để tiếp nhận kỹ thuật chuyển giao.
- Phòng chỉ đạo tuyến cử cán bộ chuyên trách cùng cán bộ phụ trách tuyến
trước thường xuyên trao đổi thông tin, kiểm tra nắm bắt tình hình triển khai, kịp
thời hỗ trợ khắc phục những khó khăn.
- Kiểm tra đánh giá: Sau khi học viên hoàn thành nội dung và chỉ tiêu kỹ
thuật CBPT tổ chức đoàn công tác xuống tuyến trước đánh giá kết quả CGKT.
c. Cấp chứng chỉ:
- CBPT đề xuất lãnh đạo BV Bạch Mai cấp chứng chỉ cho học viên hoàn
thành khóa học và đủ điều kiện để nhận chứng chỉ theo thông tư 22-BYT/2013 [16].
Tư vấn, hỗ trợ CGKT tại đơn vị
- Bệnh viện Bạch Mai thông báo kết quả sau thời gian đào tạo với Bệnh viện
nhận chuyển giao kỹ thuật.
- Thường xuyên tư vấn, giám sát, tư vấn hỗ trợ triển khai hiệu quả và an toàn
kỹ thuật được chuyển giao.
9
- Bệnh viện Bạch Mai sẽ cử đoàn cán bộ trực tiếp xuống đánh giá, rút kinh
nghiệm và tư vấn phát triển kỹ thuật phù hợp với tình hình của đơn vị khi có yêu cầu.
- Bệnh viện tuyến trước định kỳ báo cáo việc triển khai kỹ thuật.
- Phối hợp phương tiện thông tin đại chúng đưa tin bài nhằm quảng bá và lưu
giữ những hình ảnh về hoạt động CGKT.
- Bước này có thể được thực hiện luôn trong giai đoạn đào tạo/CGKT.
Đánh giá kết quả và nghiệm thu chuyển giao kỹ thuật
- Đánh giá: CBPT tổ chức đoàn công tác đánh giá khả năng thực hiện độc lập
kỹ thuật được chuyển giao tại bệnh viện tuyến trước.
- Thanh lý hợp đồng: sau khi đánh giá bệnh viện tuyến trước đã độc lập triển
khai được kỹ thuật thì CBPT phối hợp với bệnh viện tuyến trước tiến hành thanh lý
hợp đồng giữa hai bệnh viện.
Giám sát, hỗ trợ sau chuyển giao kỹ thuật
BV Bạch Mai sẽ đồng hành và đôn đốc đơn vị tiếp nhận tiếp tục duy
trì và phát triển kỹ thuật đã được chuyển giao.
1.2. Tổng quan về hoạt động đào tạo chuyển giao kỹ thuật
1.2.1. Trên thế giới
Phân bố nhân lực y tế không đồng đều giữa các vùng, các miền, giữa
thành thị và nông thôn, đặc biệt là với các chức danh chuyên môn cao hiện
đang là vấn đề nổi cộm tại nhiều quốc gia trên thế giới không phân biệt thể
chế chính trị hay trình độ phát triển kinh tế xã hội. Theo báo cáo của Tổ chức
Y tế thế giới năm 2006, trên phạm vi toàn cầu chỉ có chưa đến 55% dân số
sống ở thành thị nhưng đã có tới 75% bác sỹ, 60% điều dưỡng và 58% cán
bộ y tế ở các chức danh chuyên môn khác [17]. Nguồn nhân lực y tế vốn
không đủ về số lượng lại đang có sự dịch chuyển bất hợp lý theo 3 xu hướng:
từ vùng khó khăn sang vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn, từ
các cơ sở y tế công lập sang các cơ sở y tế tư nhân, từ trong nước racác nước
trong khu vực và thế giới [18], [19]. Bởi vậy thiếu nhân lực y tế là tình trạng
phổ biến tại các cơ sở y tế tuyến dưới, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng
xa.
Trong nhiều thập kỷ qua, Chính phủ các nước đều đã và đang nỗ lực
tìm kiếm hoặc thực thi các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên. Theo
10
Grobler, có 4 nhóm giải pháp mà các nước đã triển khai can thiệp; bao gồm:
nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo; nhóm giải pháp về tài chính, nhóm
giải pháp về quy chế và nhóm giải pháp mang tính hỗ trợ.
Chính sách cử nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao luân phiên về
công tác ở tuyến dưới, ở vùng đô thị nhưng ít có dịch vụ (underserved urban
area), vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… đã được nhiều quốc gia trên thế
giới vận dụng. Theo cách phân loại của Grobler [18], chính sách này có thể
thuộc nhóm giải pháp thứ ba nếu được quy định dưới dạng chủ trương tăng
cường ngắn hạn của Chính phủ hay được luật hóa là trách nhiệm dân sự/xã
hội của thày thuốc song cũng có thể thuộc nhóm giải pháp thứ nhất nếu là
chính sách của một số trường y nhằm mục đích tạo môi trường thực hành gần
gũi, tạo sự quan tâm và định hướng về vùng sâu vùng xa công tác cho sinh
viên.
Kinh nghiệm luân phiên nguồn nhân lực y tế về tăng cường cho tuyến
dưới của các nước trên thế giới đã được tổng kết và giới thiệu trong 3 tài liệu
tổng quan gồm: Tổng quan hệ thống (thuộc Cochrane database of systematic
review) do Grobler và cộng sự tiến hành có tên gọi “Giải pháp nhằm tăng tỷ lệ
cán bộ y tế làm việc ở nông thôn và vùng ít có dịch vụ y tế” [18]; đã chọn lựa
và sử dụng các nghiên cứu có liên quan phát hành từ năm 1966 đến tháng 7
năm 2007; tổng quan của tổ chức AusAIDSdo Henderson và Tulloch tiến hành
có tên gọi “Các chính sách nhằm khuyến khích và giữ chân cán bộ y tế ở các
nước châu Á và Thái Bình Dương”; đã sử dụng thông tin phát hành trên các cơ
sở dữ liệu, các trang web, báo cáo của một số quốc gia, các cơ quan của Liên
Hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ từ năm 1998 đến 2007 và tổngquan
kinh nghiệm tại các nước đang phát triển (narrative review) do Lehmann và
cộng sự tiến hành có tên gọi “Các chính sách nhằm thu hút cán bộ y tế công
tác ở nông thôn thuộc vùng xa tại các nước thu nhập thấp và trung bình” [20].
1.2.2. Khung lý thuyết chuyển giao
Các bước
BV tuyến trên
BV tuyến dưới
11
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Khảo sát, đánh giá và xác định lại
năng lực và nhu cầu của các BV tuyến
dưới
Xác định danh mục kỹ thuật
chuyển giao
Xem xét KHCGKT của BV
tuyến dưới và ký hợp đồng
CGKT
Tổ chức đào tạo CGKT tại BV
tuyến trên (Phase 1)
Rà soát, xác định nhu cầu nâng
cao năng lực chuyên môn
Xác định danh mục kỹ thuật
chuyển giao và đề xuất phê
duyệt KHCG
Ký hợp đồng CGKT
Cử cán bộ tham gia đào tạo
CGKT tại BV tuyến trên
Bước 5
CGKT tại BV tuyến dưới (Phase
2)
Tiếp nhận CGKT tại BV
tuyến dưới
Bước 6
Giám sát hỗ trợ CGKT tại BV
tuyến dưới (Phase 3)
Tiếp nhận hỗ trợ sau CGKT
tại BV tuyến dưới
Bước 7
Thanh lý hợp đồng CGKT
Bước 8
Xem xét và phê duyệt đề xuất bổ sung
danh mục KTCG của BV tuyến dưới
Thanh lý hợp đồng CGKT
Đề xuất bổ sung danh mục kỹ
thuật chuyển giao (nếu có)
1.2.3. Tại Việt Nam
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, việc bắt buộc thực hiện nghĩa vụ
xã hội về công tác tại địa bàn miền núi, vùng khó khăn ngay sau khi sinh
12
viên tốt nghiệp đã được áp dụng đối với một số ngành như: giáo dục, y tế,
giao thông, bưu điện… Cũng vào thời điểm này, ngành y tế đã ban hành
những quy định về chỉ đạo tuyến với sự trợ giúp thường xuyên của các cơ sở
y tế tuyến trên đối với các cơ sở y tế tuyến dưới [21].
Trước những khó khăn, bất cập của các cơ sở y tế tuyến dưới, đặc biệt
là ở vùng sâu, vùng xa; từ năm 2000, tại lễ kỷ niệm 45 năm ngày Thày thuốc
Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phát động cuộc vận động “Tăng cường cán
bộ y tế về cơ sở công tác”. Đây là cuộc vận động lớn trong toàn Ngành kéo
dài từ năm 2000 đến năm 2005. Cán bộ tăng cường về cơ sở phần đông là
bác sỹ theo chế độ biệt phái. Thời gian công tác tại cơ sở trung bình 6
tháng/người/đợt. Nhiệm vụ chủ yếu của cán bộ tăng cường là đào tạo cho
tuyến cơ sở theo phương thức cầm tay chỉ việc và trực tiếp đảm nhận vị trí
then chốt trong khám chữa bệnh [22]. Đầu năm 2002, Bộ Y tế đã tổ chức hội
nghị sơ kết 2 năm thực hiện cuộc vận động. Kết quả thu được cho thấy, hầu
hết các đơn vị trong toàn Ngành đã tích cực hưởng ứng và nhiệt tình tham
gia. Trong 2 năm đã có 2.754 lượt cán bộ tăng cường về cơ sở trong đó có
942 lượt cán bộ tuyến TƯ tăng cường về tuyến tỉnh; 710 lượt cán bộ tuyến
tỉnh tăng cường cho 115 huyện; 1.102 cán bộ tuyến huyện tăng cường cho
977 xã góp phần tăng tỷ lệ số xã có bác sỹ từ 33,86% (tháng 12/1999) lên
52,68% (tháng 6/2001)[22].
1.2.4. Thực trạng hiệu quả Đào tạo/Chuyển giao kỹ thuật
Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ y tế các tỉnh thông quá các Đề án, Dự án,
chương trình như: Chương trình chỉ đạo tuyến, Chương trình Tăng cường
cán bộ về cơ sở; Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án 47/930, Dự án
Hỗ trợ Y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng Sông Hồng (NORRED), Dự
án Hỗ trợ Y tế các tỉnh miền núi phía Bắc (NUP), Dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh
Bắc Trung bộ, Dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Các Dự
án hợp tác với JICA/JBIC: DA tăng cường năng lực BVBM; DA BSP; DA
tăng cường chất lượng nguồn nhân lực khám chữa bệnh giai đoạn 20102015; Dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh Tây Bắc; Dự án hỗ trợ các BV tỉnh/ vùng,
Các chương trình mục tiêu Quốc gia…
13
Với chức năng là tuyến kỹ thuật cao nhất, BV Bạch Mai có vai trò đặc
biệt quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực y tế. Đặc biệt, trong nhiều năm
qua, bệnh viện đã chú trọng và phát triển loại hình đào tạo liên tục gắn liền
với công tác chỉ đạo tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và
hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Địa bàn đào tạo của
BV Bạch Mai tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với trên 500 cơ sở
khám chữa bệnh từ tuyến trung ương đến cơ sở, trọng tâm là các BVĐK tỉnh
thành phía Bắc; gồm các BV tuyến TW, BVĐK tỉnh thành, BV chuyên khoa,
BV ngành, BVĐK khu vực, BV huyện, phòng khám với các đối tượng học
viên là cán bộ y tế các trình độ từ điều dưỡng, kỹ thuật viên y, bác sĩ, bác sĩ
chuyên khoa 1, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, tiến sĩ y khoa hiện đang trực
tiếp làm công tác khám chữa bệnh, quản lý bệnh viện tại các cơ sở y tế trong
cả nước, trọng tâm là cán bộ thuộc BV Bạch Mai và các BVĐK tỉnh/thành
phía Bắc.
Số liệu tổng hợp về đào tạo nhân lực y tế của Bệnh iện Bạch Mai đã
thực hiện từ năm 1999 đến nay đã cho thấy thành quả và vị thế của Bệnh
viện trong công tác đào tạo cũng như nhu cầu cần đào tạo quá lớn.
Bảng 1.1. Số liệu tổng hợp về đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai
(Giai đoạn 1999 -2016)
STT
Đối tượng - loại hình đào tạo
Số học viên
1.
Tổ chức 2.762 khoá đào tạo liên tục
127.573
2.
Tổ chức đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành (BS nội
194
trú, BSCK I, BSCK II)
3.
Đào tạo luân vòng
979
4.
Quản lý học viên chính quy từ Trường Đại học Y Hà Nội và
35.804
các cơ sở đào tạo khác gửi đến thực tập tại BV Bạch Mai:
Sinh viên y, BS nội trú, BS chuyên khoa định hướng, CKI,
CKII, cao học, tiến sỹ
Quyết định 1816/QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Y tế [15] thực chất là sự tiếp nối của cuộc vận động lớn trong toàn ngành
trước đây, song đã được nâng lên một tầm cao mới bằng một văn bản chỉ đạo
thống nhất trong toàn Ngành, trong đó xác định rõ cách thức triển khai thực
hiện và các điều kiện hỗ trợ kèm theo. Với mục đích cử cán bộ có trình độ
14
chuyên môn cao từ tuyến trên xuống tăng cường tại tuyến dưới theo nguyên
tắc bệnh viện Trung ương tăng cường xuống tuyến tỉnh, tỉnh xuống huyện,
huyện xuống xã. Sau 9 tháng triển khai, Viện Chiến lược và Chính sách y tế
đã tiến hành “Đánh giá 9 tháng triển khai thực hiện Đề án 1816 và đề xuất
các giải pháp hoàn thiện” [23]. Kết quả cho thấy: nhìn chung các bệnh viện
đã cử cán bộ đi luân phiên ở cả 3 tuyến đều có khả năng đáp ứng về dịch vụ
lâm sàng theo phân tuyến kỹ thuật cao hơn so với dịch vụ cận lâm sàng: 93%
và 91% tại tuyến trung ương; 85,9% và 78,1% tại tuyến tỉnh; 75% và 71% tại
tuyến huyện, 1.794 CB có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được luân phiên
từ BV tuyến trên về làm việc tại BV tuyến dưới, các bệnh viện tuyến trung
ương đã chuyển giao cho tuyến dưới 80 kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng.
Số liệu tương ứng đối với bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến huyện là:
110 và 90, số lượng bệnh nhân bình quân/ngày/bệnh viện tuyến tỉnh tăng từ
404 lên 416, tuyến huyện cũng tăng từ 201 lên 234, số ngày điều trị bình
quân/bệnh nhân của bệnh viện tuyến tỉnh giảm từ 7,6 xuống 7,2; của bệnh viện
tuyến huyện giảm từ 14,1 xuống 13,9 [23].
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế phối hợp với
Cục Quản lý Khám chữa bệnh tiến hành nghiên cứu "Đánh giá kết quả triển
khai thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008 - 2011" [21], kết quả cho thấy: Sau 3
năm triển khai Đề án có 5.101 kỹ thuật thuộc 26 chuyên ngành đã được cán bộ
y tế của các bệnh viện tuyến trung ương chuyển giao cho tuyến dưới, 1.702 kỹ
thuật được các bộ y tế bệnh viện tuyến tỉnh chuyển giao cho tuyến huyện. Có
tới 90% số kỹ thuật được chuyển giao đã được tuyến dưới vận hành và duy trì
ổn định, 7,4% cần tiếp tục hỗ trợ và 2,6% tuyến dưới không thực hiện được. Số
lượt bệnh nhân vượt tuyến bình quân/tháng đối với bệnh viện tỉnh đã giảm được
20% so với trước khi triển khai thực hiện Đề án, tỷ lệ tương ứng với bệnh viện
huyện là 40%, một số bệnh viện tuyến trên còn thụ động trong khảo sát, lập kế
hoạch hỗ trợ cho tuyến dưới còn thiếu sát sao, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế
và đơn vị nhận chuyển giao còn thụ động, chưa chủ động chuẩn bị cơ sở vật
chất, trang thiết bị để tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao…[21].
15
Nghiên cứu của Bệnh viện Bạch Mai tiến hành nghiên cứu "Đánh giá
kết quả chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện trong phạm vi Đề án 1816
của Bệnh viện Bạch Mai năm 2010", kết quả cho thấy: Có 217 kỹ thuật được
ký kết chuyển giao trong đó có 178 kỹ thuật (chiếm 82,3%) được ký thanh lý
hợp đồng, 33 kỹ thuật vượt tuyến, 28 kỹ thuật mới, 1054 lượt cán bộ của
bệnh viện tỉnh được nhận kỹ thuật chuyển giao (tỷ lệ bác sĩ chiếm 33,7% và
tỷ lệ điều dưỡng/kỹ thuật viên là 66,3%); khó khăn chủ yếu dẫn đến không
triển khai được kỹ thuật chuyển giao là không có bệnh nhân hoặc ít bệnh
nhân hoặc cơ sở vật chất không đáp ứng…[2].
1.3. Tổng quan về khó khăn, thuận lợi
Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở hầu hết các bệnh viện
tuyến huyện thiếu và yếu là nguyên nhân quan trọng gây khó khăn trong công tác
chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên. Bác sỹ Lê Trọng Sanh, Phó Giám đốc
Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Trên cả lĩnh vực nội khoa và ngoại khoa, việc
chuyển giao kỹ thuật hết sức khó khăn. Đối với lĩnh vực nội khoa, việc chuyển giao
chủ yếu là giúp các y, bác sĩ trau dồi chuyên môn, truyền kinh nghiệm chẩn đoán
bệnh và hướng dẫn, đào tạo sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ để chẩn đoán đúng
bệnh. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị, kê đơn thuốc phù hợp, điều trị hiệu quả. Tuy
nhiên, để đào tạo được bác sĩ đạt được chuyên môn tốt, đọc chuẩn kết quả chẩn
đoán là việc làm không phải một sớm một chiều. Còn với lĩnh vực ngoại khoa, công
việc lại phức tạp hơn nhiều vì ngoài đòi hỏi chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị còn
phải thông qua phẫu thuật. Để thực hiện được một ca phẫu thuật đòi hỏi phải đào
tạo cho cả một êkip ít nhất 5 người trở lên. Ngoài ra, phải có trang thiết bị, dụng cụ
phẫu thuật phù hợp, đặc biệt yêu cầu bác sĩ đáp ứng tốt chuyên môn, tay nghề. Tuy
nhiên, hầu hết các bệnh viện tuyến huyện chưa đáp ứng tốt các yêu cầu [22].
Việc chuyển giao đã khó, điều đáng nói là sau khi được chuyển giao,
vì lý do thiếu nhân lực, nhiều bệnh viện đã không thể duy trì thực hiện được
các gói kỹ thuật, lãng phí cả về thời gian, công sức đào tạo, điển hình như tại
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Phước. Nhằm góp phần nâng cao trình độ,
16
tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ, cũng như chất lượng khám, điều trị, năm
2009, Bệnh viện Đa khoa Ninh Phước cử 2 bác sĩ đi đào tạo, học tập kinh
nghiệm mổ bắt con tại Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đa
khoa tỉnh. Để giúp các bác sĩ được đào tạo phát huy năng lực chuyên môn,
năm 2010, Bệnh biện Đa khoa tỉnh đã cử bác sĩ trực tiếp xuống cơ sở chuyển
giao, đào tạo êkip mổ gồm 5 y, bác sĩ thực hiện gói kỹ thuật mổ bắt con…
Với sự hỗ trợ của bác sỹ tuyến trên, Bệnh viện Đa khoa Ninh Phước đã thực
hiện được 10 ca phẫu thuật. Tuy nhiên, đến năm 2012, một bác sỹ gây mê
hồi sức của bệnh viện được luân chuyển về công tác nơi khác. Thiếu bác sỹ
gây mê, không có người thay thế, từ đó đến nay, bệnh viện không thể thực
hiện thêm bất cứ ca phẫu thuật nào [22].
Tương tự, năm 2010, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Sơn cũng
được Bệnh viện Đa khoa tỉnh chuyển giao thành công gói kỹ thuật mổ bắt
con. Sau chuyển giao, bệnh viện đã tự phẫu thuật được 8 trường hợp. Tuy
nhiên, sau một thời gian ngắn, cũng vì lý do bác sĩ gây mê được luân chuyển
công tác nên bệnh viện cũng không duy trì được thực hiện gói kỹ thuật này.
Để thực hiện tốt Đề án 1816, dự kiến từ nay đến cuối năm, Bệnh viện Đa
khoa tỉnh sẽ tổ chức khảo sát nhu cầu và tiến hành chuyển giao một số gói kỹ
thuật cho Bệnh viện Đa khoa Ninh Phước. Tuy nhiên, để việc chuyển giao
các gói kỹ thuật đạt hiệu quả cao, lâu dài, điều quan trọng nhất là các bệnh
viện tuyến huyện cần được đầu tư, hoàn thiện cả về nhân lực, cơ sở vật chất,
có thể tiếp nhận được nhiều gói kỹ thuật cao, phức tạp, qua đó từng bước
nâng cao chất lượng, giúp giảm tải cho bệnh viện tuyến trên và đáp ứng nhu
cầu khám và điều trị của người dân ngay tại cơ sở [22].
Hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật cho y tế tuyến dưới đang được
các đơn vị y tế của tỉnh Quảng Ninh tích cực thực hiện. Việc làm này giúp nâng
cao năng lực chuyên môn cho y tế tuyến huyện, giảm tải cho các bệnh viện
tuyến tỉnh, còn người dân được hưởng lợi vì được sử dụng dịch vụ y tế tốt hơn ở
ngay gần nhà [24].
17
Với chủ trương đưa kỹ thuật cao mà tuyến dưới còn yếu hoặc thiếu,
các bệnh viện trực tuyến tỉnh của Quảng Ninh đang rất nỗ lực để chuyển giao
hiệu quả cho tuyến dưới. Theo đó, năm 2017, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh
viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh... đã xây
dựng kế hoạch chuyển giao kỹ thuật, cử chuyên gia hỗ trợ chuyên môn cho
các Trung tâm y tế huyện. Những kỹ thuật được chuyển giao như phẫu thuật
nội soi, gây mê, hồi sức cấp cứu, ngoại ổ bụng, chấn thương tại các trung
tâm y tế... Để việc chuyển giao đạt hiệu quả, các bệnh viện tiếp nhận các bác
sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng từ tuyến dưới về bệnh viện đào tạo “cầm tay,
chỉ việc” từ 3 đến 9 tháng tùy theo chuyên ngành. Thông qua các đợt chuyển
giao, nhiều trung tâm y tế đã đưa vào ứng dụng những kỹ thuật cao. Đơn cử
như TTYT huyện Hải Hà với sự trợ giúp của các bác sĩ của Bệnh viện Sản
Nhi Quảng Ninh, TTYT huyện Hải Hà đã mổ nội soi thành công cho 5 bệnh
nhân bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung bị vỡ và bệnh
nhân bị sỏi túi mật. Đây là bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng thành
tựu y học hiện đại vào hoạt động điều trị, chữa bệnh cho bệnh nhân tại tuyến
huyện. Việc TTYT huyện Hải Hà đưa hệ thống mổ nội soi hiện đại có chức
năng phẫu thuật nội soi ổ bụng và phẫu thuật nội soi sản khoa nhằm giúp cho
các bệnh nhân được chữa trị ngay tại cơ sở. Qua đó góp phần giảm chi phí đi
lại, ăn ở cho bệnh nhân và giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên. BS.
Nguyễn Đông Thanh - Giám đốc TTYT huyện Hải Hà cho biết, nhiều năm
nay, TTYT huyện Hải Hà đã triển khai nhiều kỹ thuật mới như: điều trị cho
bệnh nhân suy thận, mổ nội soi, chụp cắt lớp... tại đơn vị, qua đó giảm thiểu
được bệnh nhân chuyển tuyến và giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Còn tại
TTYT huyện Vân Đồn, người dân ở đây cũng rất phấn khởi khi được các bác
sĩ với trình độ cao và máy móc hiện đại điều trị mà không phải chuyển đi xa.
Chị N.T.N. (ở xã Hạ Long, Vân Đồn) - người được các bác sĩ TTYT huyện
Vân Đồn cứu sống một cách ngoạn mục cho biết, chị nhập viện do bị ngã
rách đầu và đau bụng, với hiện tượng đó thì cũng không phải ca nặng. Tuy