Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG máu của BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYP 2 đến KHÁM tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội THÔNG QUA ĐỊNH LƯỢNG HBA1C TRÊN máy MIỄN DỊCH a1c GEAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.6 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG MÁU CỦA
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI THÔNG QUA
ĐỊNH LƯỢNG HBA1C TRÊN MÁY MIỄN DỊCH A1C GEAR

Chủ đề tài: PGS.TS. Vũ Bích Nga

HÀ NỘI - 2018


thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
1. Tên đề tài:
Thc trng kim soỏt ng mỏu ca bnh nhõn ỏi thỏo ng typ 2 n khỏm
ti Bnh vin i hc Y H Ni thụng qua nh lng HbA1C trờn mỏy min
dch A1C GEAR

2. Thời gian thực hiện:

12

3. Cấp quản lý: Cấp cơ

tháng

sở


Từ tháng 8 năm 2018
đến tháng 8 năm 2019
4. Họ tên chủ nhiệm đề tài: V Bớch Nga
Học hàm: Phú Giỏo s
Học vị: Tin s
Chuyên môn: Ni Ni tit
Chức vụ: Vin trng
Bộ môn: Vin ỏi thỏo ng v Ri lon chuyn húa
Địa chỉ: S 1 Tụn Tht Tựng ng a H Ni
ĐT di động: 0913544622
Email:
5. Các cán bộ tham gia nghiên cứu:
1. Họ tên:Nguyn Th Ngc mai
Đơn vị: Vin ỏi thỏo ng v Ri lon chuyn húa
6. Các sinh viên tham gia nghiên cứu (nếu có):
1. Họ tên: . Lớp/tổ:
2. Họ tên: . Lớp/tổ:
7. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Thc trng kim soỏt ng mỏu ca bnh nhõn ỏi thỏo ng typ
2 n khỏm ti bnh vin i hc Y H Ni.
2. So sỏnh chớnh xỏc v ỏnh giỏ tớnh tng quan trong kt qu nh lng
HbA1C ca hai phng phỏp sc kớ lng cao ỏp trờn mỏy Tosoh G8 v
phng phỏp min dch trờn mỏy A1c Gear

1


8. Néi dung thùc hiÖn ®Ò tµi:

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. Đái tháo đường:
Bệnh đái tháo đường được mô tả từ thời cổ Hy Lạp. Bouchadat có lẽ là
người đầu tiên nhận xét và công bố tính đa dạng của bệnh cảnh lâm sàng và
trong cuốn sách xuất bản năm 1875 đã đưa ra danh từ “đái tháo đường gày”
và “đái tháo đường béo” để phân biệt hai thể bệnh chính của đái tháo đường
và coi đái tháo đường là một hội chứng hơn là một bệnh. Năm 1985, WHO
đưa ra “đái tháo đường phụ thuộc insulin” và “đái tháo đường không phụ
thuộc insulin”. Năm 1977, hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ đề nghị dùng “đái
tháo đường typ 1” và “đái tháo đường typ 2” để tránh hiểu lầm trong lựa chọn
thuốc điều trị.
1.1.1. Khái niệm:
Là tính trạng rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau được
đặc trưng bởi tăng đường huyết mạn tính cùng với tính trạng rối loạn chuyển
hóa carbohydrate, lipid và protid do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt
động của insulin hoặc kết hợp cả hai.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đái tháo đường là một hội chứng có
đặc tính biểu hiện sự tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất
hoàn toàn insulin hoặc do liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động
của insulin.
1.1.2. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại Đái tháo đường, tổ chức Y tế Thế giới đã phân
loại ĐTĐ thành các thể chính như sau:
Đái tháo đường typ 1: chiếm khoảng 10% trong các nguyên nhân của
bệnh ĐTĐ, là hậu quả của quá trình phá hủy tế bào beta đảo tụy nguyên nhân
do tự miễn. ĐTĐ typ 1 đặc trưng bởi sự thiếu hụt insulin trầm trọng, phải sử
dụng insulin ngoại sinh để kiểm soát đường máu, ngăn ngừa biến chứng hôn
mê nhiễm toan ceton và duy trì cuộc sống.
Đái tháo đường typ 2: Chiếm khoảng 90% trong các trường hợp bị
ĐTĐ. Thường gặp ở người lớn, tuy nhiên cũng có thể gặp ở một số bệnh nhân

2


trẻ. Béo phì, không hoạt động thể lực là tăng tình trạng kháng insulin liên quan
đến thiếu insulin tương đối hoặc giảm tiết insulin là đặc trưng chính của ĐTĐ
typ 2.
ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 chiếm > 95% các trường hợp mắc ĐTĐ
Đái tháo đường thai kỳ: là ĐTĐ được phát hiện lần đầu tiên khi có thai
(loại trừ các trường hợp ĐTĐ đã biết từ trước khi mang thai), thường xuất
hiện vào quý II của thai nghén.. Sau đẻ, có 3 khả năng: trở thành ĐTĐ thực
sự, trở thành rối loạn dung nạp Glucose hoặc trở về bình thường nhưng có
nguy cơ cao mắc ĐTĐ trong lần mang thai tiếp hoặc mắc đái tháo đường typ 2
trong tương lai.
Các thể đặc biệt khác của Đái tháo đường: Thiếu hụt di truyền chức
năng tế bào β: Nhiễm sắc thể 12. HNF- 1α ( thể MODY 3), nhiễm sắc thể 7.
Glucokinase (Thể MODY 3), nhiễm sắc thể 20. HNF- 4α (Thể MODY 1),
AND của ty thể. Bệnh tuyến tụy ngoại tiết: viêm tụy mạn, xơ sỏi tụy, chấn
thương tụy, cắt tụy toàn bộ, ung thư tụy, xơ nang tụy. Đái tháo đường thứ phát
sau các bệnh nội tiết: bệnh to đầu chi, hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy
thượng thận. ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất: Glucocorticoid, hormon tuyến
giáp, Thiazid, Interferon, Diazoxid, Nicotinic… ĐTĐ do nhiễm khuẩn: sởi,
quai bị, CMV…
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Theo ADA (hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ) chẩn đoán bệnh đái tháo đường khi
có một trong các tiêu chuẩn sau:
- Mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥11,1mmol/L (200mg/dl)
kèm theo các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường
- Mức glucose huyết tương lúc đói (nhịn ăn từ 8 – 14 giờ sau ăn)
≥7,0mmol/L (≥126mg/dl) trong 2 buổi sáng khác nhau.
- Mức glucose huyết tương ≥11,1mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau

nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75g Glucose.
- HbA1C (định lượng bằng phương pháp sắc kí lỏng) >6,5%
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và các dạng rối loạn dung nạp dựa
vào Glucose máu huyết tương tĩnh mạch theo ADA – 2012 :

3


Các dạng tăng
Glucose máu
ĐTĐ
Rối loạn dung
nạp Glucose máu
Suy giảm dung
nạp Glucose máu
lúc đói

Nồng độ
Thời điểm lấy máu
Glucose lúc đói
Glucose máu bất kỳ hoặc sau 2 giờ làm

Glucose tĩnh
mạch
≥7,0mmol/L

≥11,1mmol/L
nghiệm pháp dung nạp Glucose máu
Glucose máu lúc đói và
< 7,0mmol/L

Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm
7,8 – 11,1
pháp dung nạp Glucose máu
Glucose máu lúc đói và
Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm

pháp dung nạp Glucose máu
1.2. Tình hình dịch tễ học Đái tháo đường tại Việt Nam:

mmol/L
5,6 – 6,9
mmol/L
< 7,8 mmol/L

Việt Nam là một trong 21 quốc gia thuộc vùng Tây Thái Bình – khu vực
có số lượng người bệnh ĐTĐ nhiều nhất thế giới, là một quốc gia thuộc vùng
Đông Nam Á. Trong 415 triệu người mắc ĐTĐ trên thế giới thì có đến 153
triệu người thuộc vùng Tây Thái Bình Dương. Có 3,5 triệu người mắc ĐTĐ tại
Viêt Nam năm 2015 .
Tỷ lệ người mắc ĐTĐ ở Việt Nam là 5,6% năm 2015 tương tự số liệu ước
tính ở Philippines (6.0%), Myanmar (5.7%), và Thailand (6.4%) nhưng thấp
hơn so với Đài Loan (9.8%), Australia (10%), và Malaysia (10.1%) .
Tình hình mắc bệnh ĐTĐ tại Việt nam đang có chiều hướng gia tăng, đặc
biệt là tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp phát triển. Vào những năm
đầu 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ ĐTĐ ở một số thành phố lớn là Hà nội, Huế và
TP. Hồ Chí Minh chỉ vào khoảng 1– 2,5%. Đến năm 2000 một điều tra ở khu
vực nội thành của 4 thành phố lớn là Hà nội, Hải Phòng, Đà nẵng và TP. Hồ
Chí Minh cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở độ tuổi 30 – 64 là 4,0%. Năm 2002, Bệnh viện
nội tiết Trung ương tiến hành nghiên cứu ở một số vùng sinh thái cho thấy, tỷ
lệ ĐTĐ ở độ tuổi này là 4,4% ở thành phố, 2,7% ở vùng đồng bằng, 2,2% ở

vùng trung du-ven biển và 2,1% ở vùng miền núi .
Theo kết quả Điều tra lập bản đồ dịch tễ học ĐTĐ toàn quốc năm 2012
do Bệnh viện nội tiết Trung ương thực hiện, tỷ lệ ĐTĐ lứa tuổi 30 – 69 là
5,4%, vùng có tỷ lệ ĐTĐ thấp nhất là Tây nguyên (3,8%), vùng có tỷ lệ ĐTĐ
4


cao nhất là Tây nam Bộ (7,2%). Sau 10 năm, tư 2002 đến 2012, tỷ lệ bệnh
ĐTĐ tăng trên 2 lần, tư 2,7% lên 5,4%.
Tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện vẫn
rất cao (là 63,6%) so với năm 2002 (64%)
Hiện nay, cứ 20 người Việt Nam trưởng thành thì có 1 người mắc đái
tháo đường. Số người tiền đái tháo đường cao gấp 3 lần số người mắc bệnh
đái tháo đường
Biến chứng năng: loét chân, hoại tử dẫn đến cắt cụt chi, bệnh lý tim
mạch, mù lòa, suy thận thường gặp ở BN ĐTĐ. Biến chứng đó là nguyên nhân
chính gây ra cái chết và tàn tật ở BN ĐTĐ. Khoảng 53,458 người chết do
ĐTĐ năm 2015 ở Việt Nam.
Gánh nặng tử vong và tàn phế do ĐTĐ cũng rất lớn. ĐTĐ nằm trong số
10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, năm trong 10 nguyên nhân
gây tàn phế hàng đầu ở cả nam và nữ giới năm 2008 - 2014
1.3. Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ typ 2
- Trên 45 tuổi
- Chủng tộc
- Thừa cân, béo phì BMI ≥ 23, vòng eo ≥ 80 cm với nữ và ≥ 90 cm
với nam. Tỷ lệ vòng eo/ vòng hông ≥ 0,95 với nam và ≥ 0,8 với nữ.
- Ít vận động, không tập thể dục
- Có người thân bố mẹ, anh chị em ruột, con... mắc bệnh ĐTĐ
- Có tiền sử đẻ con >3,5kg hoặc tiền sử đã có lần chẩn đoán ĐTĐ
trong thời kỳ mang thai, sảy thai nhiều lần...

- Tăng huyết áp
- Rối loạn mỡ máu
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao hơn hẳn so với
các đối tượng không có yếu tố nguy cơ.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh ĐTĐ có thể phòng và quản lý
được, những người mang yếu tố nguy cơ nếu được điều chỉnh chế độ ăn uống,
tập luyện có thể tránh khỏi bệnh ĐTĐ. Người bị bệnh ĐTĐ nếu được quản lý
tốt bằng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện có thể giảm hoặc làm chậm sự xuất
hiện của các biến chứng do bệnh.
5


1.3.1. Tuổi
Yếu tố được xếp hàng đầu trong các yếu tố nguy cơ của bệnh. ĐTĐ typ 2
tăng dần theo tuổi và bắt đầu tăng nhanh ở lứa tuổi 45 đến 65. Ở nhóm người này
chiếm tỷ lệ 18,3% trong tổng số những người mắc bệnh ĐTĐ và có rối loạn dung
nạp Glucose. Khi cơ thể già đi thì chức năng tụy cũng suy giảm và khả năng tiết
dịch tụy cũng giảm. Trong khi đó nồng độ Glucose máu có xu hướng tăng đồng
thời làm giảm sự nhạy cảm của tế bào đích với các kích thích của insulin. Khi tế
bào tụy không còn khả năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể,
glucose máu lúc đói tăng, bệnh ĐTĐ thực sự xuất hiện.
1.3.2. Giới:
Tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 ở hai giới nam và nữ thay đổi tùy theo vùng dân
cư khác nhau. Theo Paul Zimmet, ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ
nam/ nữ là 33/1, trong khi theo Kenneth Hughes ở khu vực Trung Quốc,
Malaysia, Ấn Độ thì tỷ lệ mắc ở cả 2 giới tương đương nhau.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ
mắc ĐTĐ ở nam là 3,5%, ở nữ là 5,3%. Nghiên cứu về tình hình ĐTĐ và các
yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2002 – 2003 cho thấy không
có sự khác biệt về giới.

1.3.3. Thừa cân và béo phì:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa cân và béo phì là nguy cơ chính cho
tiền ĐTĐ. Các mô mỡ nhiều hơn đặc biệt là mỡ tạng làm tăng khả năng đề
kháng insulin của các tế bào.
1.3.4. Tiền sử gia đình đái tháo đường:
Những người có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột của mình bị ĐTĐ có nguy
cơ mắc bệnh cao gấp 4 – 6 lần những người khác. Nguy cơ này sẽ cao hơn khi
cả hai bên nội ngoại đều có người mắc bệnh ĐTĐ. Khi bố hoặc mẹ mắc ĐTĐ
thì tỷ lệ nguy cơ là 30%. Khi cả bố và mẹ mắc ĐTĐ thì tỷ lệ nguy cơ là 50%.
Trường hợp sinh đôi cùng trứng, nếu một người mắc bệnh thì người kia được
xếp vào nhóm bị đe dọa thật sự với tiền ĐTĐ và bệnh ĐTĐ.
1.3.5. Tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc đẻ con nặng cân:
Nếu người phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ hoặc có tiền sử đẻ con nặng cân trên 4
6


kg thì nguy cơ xuất hiện ĐTĐ typ 2 là lớn hơn người bình thường. Khoảng 30
– 50% những bà mẹ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ sẽ tiến triển thành ĐTĐ trong
vòng 5 – 10 năm sau khi có thai.
1.3.6. Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu:
Tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 1,5 đến 2 lần so với
nhóm không mắc bệnh ĐTĐ. ĐTĐ typ 2 và tăng huyết áp thường đi kèm với tình
trạng kháng insulin (hội chứng X, hội chứng này bao gồm: béo phì, rối loạn mỡ
máu, tăng nồng độ insulin máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Tuy nhiên mối
liên hệ giữa kháng insulin và tăng huyết áp còn chưa hoàn toàn rõ ràng.
1.3.7. Lối sống ít hoạt động thể lực:
Hoạt động thể lực sẽ giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, sử dụng hết glucose
và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, tăng tác dụng của insulin. Đây
là tác dụng cực kì quan trọng với ĐTĐ typ 2 khi mà giảm sự nhạy cảm với
insulin là cơ chế bệnh sinh chính gây tăng đường máu. Sự phối hợp giữa hoạt

động thể lực và chế độ ăn làm giảm 58% tỷ lệ mới mắc bệnh ĐTĐ.
1.3.8. Chủng tộc:
Người ta nhận thấy người gốc Phi, người gốc Á, dân thuộc các đảo Thái
Bình Dương, người gốc Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, Latinh có nhiều khả
năng phát triển bệnh ĐTĐ.
1.4. Biến chứng của bệnh ĐTĐ:
1.4.1. Biến chứng cấp tính
ĐTĐ nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến
triển nhanh chóng và sẽ xuất hiện biến chứng cấp tính dẫn đến tử vong.
1.4.1.1. Biến chứng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu
Do tình trạng tăng đường máu cao, tăng đường niệu, lợi niệu thẩm thấu
dẫn đến mất nước nặng. Khi áp lực thẩm thấu lớn hơn 320 – 330 mOsm/kg,
nước bị kéo ra khỏi các neuron của hệ thần kinh trung ương dẫn đến lú lẫn hôn
mê.
Chẩn đoán tăng áp lực thẩm thấu dựa vào: lâm sàng có triệu chứng tăng
đường huyết: mệt, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, có triệu chứng mất
7


nước: da khô, niêm mạc khô, mạch nhanh huyết áp tụt…, có triệu chứng rối
loạn ý thức. Xét nghiệm: đường máu cao, áp lực thẩm thấu >320 mOsm/kg
1.4.1.2. Biến chứng hôn mê do nhiễm toan ceton
Nguyên nhân chính do tăng các hormon gây tăng đường huyết và thiếu
hụt insulin làm tăng sản xuất Glucose, giảm chuyển hóa đường dẫn đến cơ thể
tăng ly giải lipid để tạo năng lượng cho tế bào. Quá trình này làm tăng tổng
hợp thể ceton gây toan ceton, nhiễm độc hệ thần kinh, toan chuyển hóa máu.
Chẩn đoán nhiễm toan ceton dựa vào dấu hiệu lâm sàng có triệu chứng
tăng đường huyết, rối loạn ý thức, toan chuyển hóa: buồn nôn, nôn, thở nhanh
nông, hơi thở có mùi táo thối. Xét nghiệm đường máu tăng, pH< 7,3; HCO3
<18 mmol/l, Khoảng trống anion > 12, ceton niệu (+), ceton máu (+).

1.4.2. Biến chứng mạn tính:
1.4.2.1. Biến chứng vi mạch:
a. Biến chứng mắt ĐTĐ
Xuất hiện 5 năm sau bị ĐTĐ typ 1 và có thể xuất hiện ngay khi chẩn
đoán ĐTĐ typ 2. Biến chứng nặng nhất là bệnh võng mạc tăng sinh do đái
tháo đường. Các biến chứng mắt bao gồm bệnh võng mạc tăng sinh, bệnh
võng mạc không tăng sinh, đục thủy tinh thể, glocoma …
b. Biến chứng thận ĐTĐ
Biến chứng thận ở bệnh nhân mắc ĐTĐ thường gặp bệnh cầu thận ĐTĐ
tiến triển qua nhiều gia đoạn, giai đoạn đầu không triệu chứng, giai đoạn
Albumin niệu vi thể, giai đoạn Albumin niệu đại thể, dẫn đến suy thận, bệnh
thận giai đoạn cuối. Ngoài ra còn có thể gặp biến chứng viêm hoại tử nhú
thận, tổn thương thận mất bù sau tiêm thuốc cản quang
1.4.2.2. Bệnh lý mạch mạch máu lớn:
Xơ vữa mạch máu sớm lan rộng và ảnh hưởng đến các mạch máu. Các
biến chứng mạch lớn bao gồm biến chứng mạch vành, mạch não, bệnh động
mạch ngoại vi, tăng huyết áp…Nguy cơ mắc các bệnh ở người ĐTĐ tăng gấp
2 – 3 lần người không mắc ĐTĐ và có thể diễn biến âm thầm không có triệu
chứng lâm sàng điển hình.
1.4.2.3. Biến chứng thần kinh
8


Bao gồm biến chứng thần kinh ngoại biên, bệnh lý đơn dây thần kinh và
bệnh lý thần kinh tự động.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên phổ biến hơn, thường đối xứng 2 bên, biểu
hiện gồm tê bì, dị cảm, tăng cảm giác và đau. Đau thường ở sâu, rất dữ dội,
tăng lên về đêm. Giai đoạn sau bệnh nhân có thể bị mất cảm giác. Tổn thương
nặng dẫn đến hình thành bàn chân Charcot.
Bệnh lý đơn dây thần kinh ít gặp hơn. Đột ngột xuất hiện liệt thần kinh

sọ, liệt cổ tay, bàn chân…thường tự phục hồi sau 6 – 8 tuần.
Bệnh lý thần kinh tự động gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nhưng phổ
biến ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 hơn typ 2. Một số biểu hiện thường gặp: liệt dạ
dày gây đầy bụng chậm tiêu, liệt thực quản gây khó nuốt, liệt đại tràng gây táo
bón hoặc ỉa chảy, đờ bàng quang, liệt dương, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp
tim.
1.4.2.4. Biến chứng xương khớp:
Thường gặp ở người trẻ gây biến dạng bàn tay do biến đổi (đường hóa)
collagen và các protein khác ở mô liên kết, gãy xương, mất chất khoáng.
1.4.2.5. Biến chứng bàn chân người ĐTĐ:
Tổn thương bàn chân bắt đầu ở những ngón chân, ô mô ngón bị mất cảm
giác đặc biệt những nơi ngón đã bị biến dạng và/ hoặc thiếu máu. Những ngón
chân dễ bị chấn thương, hình thành cục chai, ổ loét, nhiễm khuẩn và hoại tử.
tổn thương thần kinh gây giảm tiết mồ hôi, khô da, người bệnh dễ nứt nẻ, loét
và hoại tử
1.4.2.6. Biến chứng nhiễm khuẩn:
Là biến chứng thường gặp ở người bệnh ĐTĐ. Ở da, niêm mạc thường
gặp mụn nhọt, viêm cơ, viêm lợi. Ở đường hô hấp hay gặp lao phổi, viêm
phổi. Ở hệ tiết niệu – sinh dục: viêm bàng quang, niệu đạo, viêm đài bể thận
 suy thận, viêm âm đạo phần phụ….
1.5. Mục tiêu kiểm soát đái tháo đường:
1.5.1. Mục tiêu kiểm soát bệnh đái tháo đường:
- Mục tiêu đều trị là giảm bớt được các triệu chứng, đạt được kiểm
soát đường máu, phòng biến chứng cấp và mạn tính của bệnh đái tháo
đường.
9


- Mục tiêu đường máu:
+ ĐM lúc đói 4 – 7 mmol/l, đường máu sau ăn 2 giờ 7 – 10 mmol/l.

+ ĐM ở mức 8 – 14 mmol/l đối với những bệnh nhân già có khuynh
hướng dễ bị hạ đường huyết, nhiều bệnh lý đi kèm
- Mục tiêu HbA1C
+ HbA1C yêu cầu ở hầu hết bệnh nhân < 7% có thể làm giảm biến cố
mạch máu nhỏ và nếu được thực hiện ngay sau khi chẩn đoán có thể
làm giảm biến cố mạch máu lớn về lâu dài.
+ Đối với bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ngắn, kỳ vọng sống dài,
không có bệnh lý tim mạch mục tiêu HbA1C đặt ra: 6- 6,5% nếu
mục tiêu này có thể đạt được mà không gây hạ đường huyết hoặc
tác dụng phụ.
+ Đối với bệnh nhân có tiền sử hạ đường huyết nặng, kỳ vọng sống
ngắn, có nhiều biến chứng, bệnh lý đi kèm hoặc BN mà mục tiêu
điều trị khó đạt được dù được tư vấn, giáo dục kỹ, phối hợp nhiều
loại thuốc kể cả insulin mục tiêu HbA1C 7,5- 8%
1.5.2. HbA1C
1.5.2.1. Định nghĩa – nguồn gốc:
Glucose kết hợp với hemoglobin (Hb) liên tục và gần như không hồi phục
trong suốt đời sống của hồng cầu. Khi nồng độ glucose máu tăng cao hơn mức
bình thường trong thời gian đủ dài, glucose sẽ phản ứng với Hb mà không cần
sự xúc tác của enzym. Phản ứng xẩy ra trong hồng cầu, glucose sẽ phản ứng
với Hb tạo thành hemoglobin bị glycosyl hóa.
Trong hồng cầu có 3 loại Hb: HbA1 chiếm 97- 99%, HbA2 chiếm 1 –
3%. HbF ở bào thai khi sinh ra chỉ còn vết. HbA1 có 3 nhóm HbA1a là
hemoglobin bị glycosyl hóa bởi fructo- 6- phosphas, HbA1b là hemoglobin bị
glycosyl hóa bởi fructo- 1,6- diphosphas và HbA1c là hemoglobin bị glycosyl
hóa bởi glucose trong đó HbA1c chiếm 80%. Để biểu thị hemoglobin bị
glycosyl hóa người ta định lượng phần HbA1c bị glycosyl hóa, gọi tắt là
HbA1c, tính ra đơn vị %.
Nồng độ HbA1c sẽ tương quan thuận với nồng độ glucose huyết tương
trung bình trong vòng 6 đến 12 tuần trước đó. Vì vậy bằng cách định lượng

10


HbA1c thầy thuốc có thể nhận định được nồng độ glucose máu trung bình
trong vòng 2-4 tháng trước đó của bệnh nhân, cho phép đánh giá hiệu quả quá
trình điều trị bệnh tiểu đường.
1.5.2.2. Hemoglobin và sự glycosyl hóa hemoglobin
Hiện tượng Glycosyl hóa được biết đến từ hơn 100 năm nay với tên gọi
“sự nhuộm nâu” hay “phản ứng Mallard”. Những bằng chứng đầu tiên việc Hb
bị glycosyl hóa vào năm 1955, khi người ta phát hiện ra có một lượng nhỏ Hb
có thể tách ra từ HbA bởi sự dịch chuyển khác biệt về điện tích trong tấm hồ
tinh bột. Ba năm sau bằng sắc ký lỏng cao áp, người ta đã chiết tách được ba
loại protein nhân hem là HbA1a, HbA1b, HbA1c. Những dấu hiệu đặc điểm
đầu tiên về hemoglobinA1c được mô tả bởi Kunsell, Huisman nhưng đến hơn
10 năm sau năm 1969, Rahbar tìm ra một loại protein bất thường khi điện di
máu của những bệnh nhân đái tháo đường được xác định là HbA1c thì ý nghĩa
lâm sàng của xét nghiệm này mới được ghi nhận.
Hemoglobin A1c đã được chấp nhận như một chỉ số đánh giá mức độ
kiểm soát đường huyết từ giữa những năm 1970.. Bunn, Koenig và cộng sự tại
đại học Rockefeller đã thiết lập nhận dạng HbA1c như glycation hóa học của
N-terminal lysin và valines của hemoglobin A, phản ứng không thể đảo ngược
. Tuy nhiên sự glycosyk hóa Hb có thể diễn ra ở những chuỗi khác ngoài đầu
tận amin của chuỗi β như là ở acid amin valin đầu tận amin chuỗi α và acid
amin lysin chuỗi α hoặc β. Những Hb bị glycosyk hóa này được gọi với tên
“Glycated HbA0” hay “Total glycated Hb (GHb)”. Nhưng trên tất cả, HbA1C
vẫn là chỉ số có ý nghĩa nhất.
Bảng 1.2. Tổng hợp các dạng HbA
HbA
HbA0
HbA1

GHb

Chứa 2 chuỗi α và 2 chuỗi β, 95-97% là HbA
Hb không bị glycosyl hóa 90%
Hb bị glycosyl hóa, gồm HbA1a, HbA1b, HbA1c (4-6%)
HbA1 và những sản phẩm gắn cacbohydrat của Hb nói chung
Bảng 1.3. Tổng hợp các dạng HbA1

HbA1a1
HbA1a2
HbA1b
HbA1c

Fructose -1,6- diphosphat gắn với đầu amin tận chuỗi β
Fructose -6- diphosphat gắn với đầu amin tận chuỗi β
Có acis pyruvic gắn với đầu amin tận chuỗi β
Có glucose gắn với đầu amin tận chuỗi β
11


Các nghiên cứu đã được thiết kế như nghiên cứu đái tháo đường anh
(UKPDS) nhằm nghiên cứu, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa kiểm soát
đường huyết và nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Kiểm soát đường
huyết đạt mục tiêu trong thời gian dài giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu
đường .
Một vài năm trước, nghiên cứu quốc tế “A1c Devired Average Glucose”
(ADAG) được bắt đầu và đánh giá mối quan hệ giữa HbA1c và glucose trung
bình. Nghiên cứu được áp dụng công nghệ hiện đại đặc biệt là theo dõi glucose
liên tục (GGM), ở nhiều đối tượng. Kết quả hemoglobin A1C có mối tương
quan chặt chẽ với glucose hơn so với các kết quả trước đó .

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện trong phòng xét nghiệm lâm sàng chất
lượng cao, được chuẩn hóa theo chương trình tiêu chuẩn Glycohemoglobin
quốc gia (NGSP) theo phương pháp sắc ký lỏng cao áp cho kết quả chính xác,
độ tin cậy cao được nhiều nghiên cứu thừa nhận và được sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên hiện nay một số phương pháp xét nghiệm tại chỗ đã được xác nhận
đáng tin cậy có thể cho biết kết quả ngay lập tức .
Hiện nay trên thế giới có hơn 30 phương pháp xét nghiệm HbA1c dựa
trên 2 nguyên lý chính:
- Sự khác biệt về điện tích: Trao đổi ion sắc kí lỏng cao áp, điện di
- Sự khác biệt về cấu trúc: Ái lực Bronate; miễn dịch, enzym.
Các kỹ thuật định lượng HbA1c:
- Kỹ thuật sắc kí lỏng cao áp trao đổi ion (HPLC): phân tách các loại Hb
dựa trên sự khác nhau về điện tích của chúng. Mẫu được bơm tự động hoặc
bằng tay vào cột chứa Resin hoặc gel có các nhóm chức điện tích trái dấu với
các phân tích. Dung dịch đệm với lực ion tăng dần chảy qua cột đẩy các loại
Hb ra. Phần Hb được phân tách lần lượt đi qua các đầu dò, mật độ quang được
đo bằng quang phổ kế. Phần mềm tích hợp sẽ xử lý số liệu và tính toán kết
quả. Hiện nay sử dụng máu toàn phần, HPLC là phương pháp có độ chính xác
cao và có khả năng phát hiện sự có mặt của các biến thể của Hb.
- Điện di: Phân tách các loại Hb dựa trên sự khác nhau về điện tích, mẫu
thử được đặt trên gel agarose, đặt trong một điện trường, các loại Hb di
12


chuyển và được phân tích.
- Sắc kí ái lực Boronate: Borat được gắn trên một matrix trơ không tan.
Borat tương tác chọn lọc với các nhóm cis- diol có mặt trong phân tử đường
như glucose. GHb được giữ lại trong khi Hb không glycosyl hóa sẽ bị rửa.
- Miễn dịch: Sử dụng kháng thể để nhận biết nhóm tận amin được glycosl
hóa của chuỗi beta

- Enzym: Dựa trên phản ứng của enzyme đặc hiệu với valin glycosyl hóa
đầu amin để nhận biết Hb glycosyl hóa.
1.5.2.3. Mục đích của xét nghiệm HbA1c
- Theo dõi tuân thủ điều trị và mức độ kiểm soát nồng độ glucose
máu dài hạn ở bệnh nhân đái tháo đường
- Đánh giá hiệu quả điều trị
- Tiên lượng sự xuất hiện và tiến triển của biến chứng vi mạch do
đái tháo đường.
- Có thể được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường.
Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi thời gian lấy máu, loại thức
ăn, tình trạng gắng sức...
1.5.2.4. Giá trị bình thường HbA1C
Theo khuyến cáo ADA 2012
- Người lớn không mắc bệnh đái tháo đường: <5,7%
- Tăng nguy cơ mắc ĐTĐ: 5,7-6,4%
- Người lớn bị ĐTĐ: ≥ 6,5%
1.5.2.5. Các yếu tố làm ảnh hưởng xét nghiệm HbA1c
a. Tăng nồng độ hemoglobin bị glycosyl hóa:
- HbF bào thai nhiều hơn mức bình thường (0,5%)
- Nghiện rượu
- Ngộ độc chì và opiat
- Suy thận mạn
- Tăng nồng độ triglycerid
- Điều trị bằng salicylat
13


- Bệnh đái tháo đường mới được phát hiện hoặc kiểm soát kém
b. Giảm nồng độ hemoglobin bị glycosyl hóa:
- Thiếu máu mạn tính

- Suy thận mạn
- Thời gian hồng cầu bị rút ngắn (thiếu máu tan máu, Hồng cầu
hình liềm...), bệnh lý hemoglobin
- Có thai
- Sau cắt lách
- Sau truyền máu
- Sau dùng liều lớn vitamin C hoặc E
1.5.2.6. Các phương pháp khác đánh giá đường máu dài hạn:
Các phương pháp khác để đánh giá đường máu dài hạn được phát triển
qua nhiều năm trong đó phép thử fructose được biết đến nhiều nhất. Xét
nghiệm fructose đo glycation của tất cả protein huyết thanh. Thực tế, albumin
chiếm phần lớn protein trong máu nên xét nghiệm thực tế đo lường albumin
glycosin hóa. Tuy nhiên đời sống Albumin khoảng 2 tuần (ngắn hơn so với
hồng cầu 100-120 ngày) do đó xét nghiệm fructosamin phản ảnh lượng đường
trong máu trong thời gian ngắn hơn này, có thể sử dụng trong trường hợp
mang thai, các trường hợp HbA1c không có hiệu lực. Xét nghiệm này không
được chuẩn hóa nên không được sử dụng rộng rãi.
Một phương pháp nữa là định lượng 1,5 anhydroglucitol (1,5-AG) huyết
thanh. Nguyên lý của phương pháp là trong bệnh đái tháo đường, độ lọc
glucose cầu thận tăng, tái hấp thu 1,5-AG giảm, nước tiểu tăng bài tiết 1,5-AG
và nồng độ 1,5-AG huyết thanh giảm. Tuy nhiên phương pháp chưa có nhiều
nghiên cứu kiểm tra .
1.6. Phương pháp đo giá trị HbA1C bằng máu mao mạch
1.6.1. Công cụ sử dụng: Máy A1c Gear do công ty SAKAE Nhật Bản sản xuất.
1.6.1.1. Giới thiệu chung:
A1c GEAR là một thiết bị điện tử để bàn hoàn toàn tự động sử dụng
thuốc thử chuyên dụng đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế: IEC, CLSI, ISO 2007 .
14



Máy có trọng lượng 8,5 kilogram, kích thước 230mm x 280mm x 290mm xét
nghiệm dựa trên mẫu 1µL máu toàn phần, có thể làm 3 test đồng thời, cho kết
quả sau 6 phút.

Bộ kit thuốc thử xét nghiệm bao gồm: hộp thuốc thử được chứa đầy
thuốc thử: latex (ô R1), kháng thể (ô R2) và dung dịch pha loãng, đầu pipet,
và dụng cụ lấy máu mao mạch. Ô R1 chứa latex, triethanilamine, sodium
hydrogen carbonate, sodium azide. Ô R2 khay thuốc thử chứa kháng thể chuột
đơn giòng chống HbA1c người, kháng thể dê chống IgG chuột, sodium clorid.
Kit thuốc thử cần được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8ºC (36-46ºF) và phải sử dụng
ngay khi mở.

15


1.6.1.2. Phương pháp xét nghiệm:
Hệ thống A1c GEAR chỉ sử dụng cho phép đo định lượng phần trăm
hemoglobin A1c (%HbA1c) từ máu mao mạch đầu ngón tay hoặc máu toàn
phần tĩnh mạch đã được chống đông bằng EDTA hoặc NAF bằng phản ứng
kháng nguyên – kháng thể hay cụ thể là phương pháp đo độ đục miễn dịch gắn
latex (Latex Agglutination Immunology Turbidimetric). Toàn bộ hệ thống A1c
GEAR được cấp sáng từ hệ thống đèn LED 660 mm trong suốt quá trình đo
lường giá trị HbA1C, thiết bị định lượng giá trị HbA1C trong tổng số
hemoglobin toàn phần dựa trên sự thông số thuốc thử và sự thay đổi ánh sáng
hấp thụ gây ra bởi phản ứng kháng nguyên – kháng thể. Mục đích nhằm theo
dõi mức độ kiểm soát nồng độ đường máu của bệnh nhân đái tháo đường,
không được sử dụng để sàng lọc hay chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

16



Quy trình xét nghiệm:

1.6.1.3. Chống chỉ định
- Phương pháp xét nghiệm này không được sử dụng để theo dõi
hằng ngày mức độ kiểm soát đường máu
17


- Không nên dùng để thay thế test đường máu mao mạch
- Không nên dùng trong một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt:
bệnh nhân có đời sống hồng cầu ngắn, phụ nữ có thai, một số bệnh thiếu
máu cấp tính và mạn tính
- Các bệnh rối loạn Hemoglobin có thể ảnh hưởng kết quả xét
nghiệm: Hb C, Hb D, Hb E, Hb F, Hb S.
1.7. Đánh giá phương pháp về mặt kĩ thuật
So sánh hai phương pháp tức là đánh giá hai phương pháp trên cùng một
phương diện nào đó, vậy nên, so sánh hai phương pháp về mặt kỹ thuật là
đánh giá thông số kỹ thuật của từng phương pháp và so sánh với nhau.
Một phương pháp xét nghiệm được coi là tin cậy khi nó đạt đủ hai yếu tố
là độ chính xác và độ tin cậy chấp nhận được. Nói cách khác: độ tin cậy = độ
chính xác + độ xác thực.
1.7.1. Sai số toàn bộ cho phép
1.7.1.1. Sai số phân tích toàn bộ (Sai số toàn bộ)
Năm 1974, Westgard, Carey, và Wold giới thiệu các khái niệm về sai số
phân tích toàn bộ (Total Analytic Error – TAE) với nỗ lực cung cấp một con
đường tiếp cận tới sự chấp nhận một phương pháp. Vào thời điểm đó, trong
quá trình thực hành, các phòng thí nghiệm đã cân nhắc tới độ chính xác (độ
không chính xác) và độ xác thực (độ không đúng, độ lệch) như là những thành
phần riêng tạo nên sai số và thiết lập sự chấp nhận của riêng họ.

Để đưa khái niệm vào thực tế, các tác giả khuyến cáo rằng phòng thí
nghiệm tính toán toàn bộ sai số bằng cách kết hợp các kết quả đánh giá độ
lệch từ một nghiên cứu thực nghiệm so sánh và đánh giá độ chính xác. Theo
đó, sai số toàn bộ được tính như sau:
Sai số toàn bộ = Độ lệch (bias) + 2SD
Sau khi Westgard, Carey, và Wold đề xuất những định nghĩa này, một số
nhà phân tích cho rằng có những thành phần bổ sung của sai số cần được xem
xét, chẳng hạn như yếu tố nhiễu ảnh hưởng đến các mẫu bệnh nhân, đôi khi được
gọi là sai số ngẫu nhiên. Vì vậy, Krouwer đề nghị một đánh giá trực tiếp của sai
số toàn bộ thu được bằng cách so sánh với một phương pháp tham chiếu.
Ngày nay, các nhà sản xuất thuồng có những tuyên bố về độ chính xác và
18


độ lệch nhưng không có sai số toàn bộ. Vì vậy, các phòng thí nghiệm lâm sàng
phải có những ước tính cá nhân về độ chính xác và độ lệch để xác minh tuyến
bố của nhà sản xuất.
1.7.1.2. Sai số toàn bộ cho phép
Mục đích của việc đưa ra thông số sai số toàn bộ cho phép nhằm đánh
giá chất lượng của quy trình xét nghiệm, giá trị thực tế của nó phụ thuộc vào
việc so sánh với một yêu cầu chất lượng cho định hướng sử dụng kết quả xét
nghiệm. Nói cách khác, sai số toàn bộ cho phép đề cập đến số lượng sai số
được cho phép mà có thể lý giải được kết quả xét nghiệm.
Các chuyên gia phòng thí nghiệm có thể tìm thấy các khuyến nghị cho
sai số toàn bộ cho phép trong nhiều chương trình quốc gia và quốc tế. Ngoài
ra, Ricos và các đồng nghiệp ở Tây Ban Nha đã phát triển một cơ sở dữ liệu
cho mục tiêu sinh học. Cơ sở dữ liệu này bao gồm hơn 300 xét nghiệm dựa
trên các nghiên cứu được công bố về biến thiên sinh học (biologic và
variation). Nó cũng cung cấp các khuyến nghị cho SD cho phép, độ lệch cho
phép, và sai số toàn bộ sinh học.

Theo đó, xét nghiệm định lượng HbA1c là một xét nghiệm ổn định, có độ
biến thiên sinh học thấp. Sai số toàn bộ cho phép của xét nghiệm này là 4.3%.
1.7.2. Độ chính xác
Độ chính xác được biết đến như độ lặp lại, khảo sát độ chính xác được
xem như là thực nghiệm đầu tiên đánh giá một phương pháp. Một phương
pháp không chính xác thì nó có thể không xác thực, do vậy nếu phương pháp
không chính xác thì không cần phải tiến hành tiếp các thực nghiệm đánh giá
khác nữa.
Độ chính xác bao gồm 3 loại :
- Độ chính xác trong một lần chạy (có thể gọi là độ chính xác ngắn
hạn): là mẫu được chạy liên tục trong một lứa, ở 1 thời điểm.
- Độ chính xác giữa các lần chạy hay độ chính xác trong ngày : là
mẫu được chạy nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.
- Độ chính xác dài ngày (có thể gọi là độ chính xác dài hạn) : là
mẫu chạy lặp lại nhiều lần trong nhiều ngày. Đây là thông số tốt nhất
cho đánh giá độ chính xác nói chung.
19


Phần lớn các xét nghiệm hóa sinh nên có CV dưới 5%. Khảo sát độ chính
xác nên tiến hành ở các mẫu có nồng độ cao, trung bình, thấp.
Khảo sát độ chính xác ngắn hạn là đặt ra % CV cho phép, % CV có thể
tìm thấy trong hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc trong giới hạn tiêu chuẩn
được định sẵn. Độ chính xác ngắn hạn là %CV phải nhỏ hơn 25% sai số toàn
bộ cho phép.
Xét nghiệm định lượng HbA1c có độ biến thiên snh học thấp, sai số toàn
bộ cho phép là 4,3% thì điều kiện của độ chính xác ngắn hạn là %CV nhỏ
hơn25% sai số toàn bộ cho phép là 1.075%
Khảo sát độ chính xác dài hạn nên được tiến hành trong thời gian ít nhất
5 ngày. Tiến hành chạy lại mẫu hằng ngày, kết quả thu được dùng để tính toán

các thông số SD, SV, giá trị trung bình. Độ chính xác dài hạn là %CV phải nhỏ
hơn 33% sai số toàn bộ cho phép.
1.7.3 Độ xác thực
Khi so sánh 2 phương pháp với nhau, một cách đơn giản có thể tiến hành
bằng thực nghiệm so sánh các mẫu bệnh phẩm. Một số mẫu bệnh phẩm nhất
định được định lượng song song trên cả hai phương pháp và so sánh kết quả
thu được bằng các thuật toán thống kê xem kết quả thu được từ 2 phương
pháp có tương quan nhau hay không
Thực nghiệm đòi hỏi tối thiểu 40 mẫu. các mẫu bệnh phẩm phải đặc
trưng cho dải nồng độ rộng, ít nhất 50% giá trị nằm ngoài khoảng tham chiếu.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Đại học Y - Trường đại học Y
Hà Nội, Viện Đái tháo đường và Rối Loạn chuyển hóa
Thời gian thu thập số liệu từ 08/2018 đến 6/2019
2.2. Đối tượng nghiên cứu
20


Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Đại học Y Hà
Nội, Viện Đái tháo đường và Rối Loạn chuyển hóa
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Hội
Nội tiết Việt Nam năm 2018 dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau: [18]
+ Glucose huyết tương lúc đói ≥7mmol/l. Bệnh nhân phải nhịn ăn
(không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc) ít nhất 8 giờ hoặc:
+ Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp

Glucose bằng đường uống 75g ≥ 11,1 mmol/l
Nghiệm pháp dung nạp được thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức
y tế thế giới. Bệnh nhân được nhịn đói qua đêm từ 8-14 giờ trước khi làm
nghiệm pháp, hòa tan 75g glucose khan trong 250-300 ml n ước, uống
trong 5 phút; trong 3 ngày trước làm nghiệm pháp bệnh nhân ăn chế độ
ăn giàu carbohydrat.
+ HbA1c ≥ 6,5% xét nghiệm được thực hiện trong phòng xét nghiệm
được chứng nhận NGSP
+ Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng Glucose huy ết,
glucose huyết tương ở thời điểm bất kì ≥ 11,1 mmol/l.
Nếu không có triệu chứng của tăng glucose máu rõ ràng các xét
nghiệm chẩn đoán số 1,2,4 cần được thực hiện lần 2 để xác định chẩn
đoán.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- - Bệnh nhân ĐTĐ typ 1
- - Bệnh nhân đái tháo đường thứ phát: u tủy thượng thận, HC cushing…
- - Bệnh nhân có thai
- - Bệnh nhân có các bệnh cấp tính: sốt cao, viêm phổi, rối loạn điện giải….
- - Bệnh nhân mắc các bệnh máu cấp và mạn tính
- - Bệnh nhân không có khả năng hợp tác và không đồng ý tham gia nghiên
cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
21


- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
- Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập thông tin dựa vào các thông tin được ghi nhận bằng khám bệnh,
bằng bệnh án nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vào thời gian từ
tháng 8/2018 – 06/2019

2.4. Phương pháp thu thập thông tin:
- Thủ tục hành chính: Chuẩn bị đầy đủ các công văn, tài liệu tuyên
truyền, phiếu khám.
- Hỏi bệnh
- Khám lâm sàng: Đo các chỉ số nhân trắc: bệnh nhân được đo chiều cao,
vòng bụng, vòng eo, cân nặng vào buổi sáng khi đói bằng thước đo tính bằng
mét, sai số 0.5cm và cân bàn đặt ở vị trí ổn định kết quả tính bằng kilogam
- Xét nghiệm được thực hiện tại labo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Định
lượng Glucose, lipid máu, ure, creatinin máu bằng máy Cobas 41 và HbA1C
bằng máu tĩnh mạch thực hiện trên máy Tosoh G8 bằng phương pháp sắc kí
lỏng cao áp (HPLC)
- Trong quá trình nghiên cứu đều sử dụng cùng một loại thiết bị đo
HbA1C bằng máu mao mạch “A1c Gear & MEDIDAS HbA1C” do công ty
Sakae Nhật Bản sản xuất. Máy xét nghiệm sử dụng 1µL máu toàn phần, công
nghệ sử dụng là công nghệ phương pháp đo độ đục miễn dịch gắn latex (Latex
Agglutination Immunology Turbidimetric) hoàn toàn tự động, khoảng giá trị
kết quả HbA1C từ 4,0 – 12,0%, thời gian ra kết quả là 6 phút.

22


- Bộ kit thuốc thử xét nghiệm bao gồm: hộp thuốc thử được chứa đầy
thuốc thử: latex (ô R1), kháng thể (ô R2) và dung dịch pha loãng, đầu
pipet, và dụng cụ lấy máu mao mạch. Ô R1 chứa latex, triethanilamine,
sodium hydrogen carbonate, sodium azide. Ô R2 khay thuốc thử chứa
kháng thể chuột đơn giòng chống HbA1c người, kháng thể dê chống
IgG chuột, sodium clorid. Kit thuốc thử cần được bảo quản ở nhiệt độ 2
- 8ºC (36-46ºF) và phải sử dụng ngay khi mở.

- Quy trình xét nghiệm:

23


Máu mao mạch được mao dẫn vào mao quản dụng cụ chứa mẫu. Đặt pipet,
dụng cụ chứa mẫu vào khay kit thuốc thử. Sau đó đặt toàn bộ khay kít thuốc
thử vào máy xét nghiệm, máy tự động phân tích và chạy kết quả. Kết quả
được hiển thị %HbA1c ở dang 1 chữ số thập phân s au dấu phẩy.
Bảng: So sánh nguyên lý hoạt động của 2 hệ thống máy trong định lượng
HbA1c
Mẫu

Máy Tosoh G8
Máu toàn phần chống đông

Máy HbA1c Gear
Máu mao mạch

Nguyên lý

bằng EDTA
Phương pháp sắc kí lỏng cao áp: Phương pháp đo độ đục miễn
Phân tách các loại Hb dựa trên dịch :
sự khác nhau về điện tích của Sử dụng kháng thể để nhận
chúng. Mẫu được bơm tự động biết nhóm tận amin được
hoặc bằng tay vào cột chứa glycosl hóa của chuỗi beta
Resin hoặc gel có các nhóm Toàn bộ hệ thống A1c GEAR
chức điện tích trái dấu với các được cấp sáng từ hệ thống
phân tích. Dung dịch đệm với đèn LED 660 mm trong suốt
lực ion tăng dần chảy qua cột quá trình đo lường giá trị
24



×