Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KHẨU PHẦN ăn THỰC tế và một số yếu tố LIÊN QUAN của BỆNH NHÂN SUY TIM tại BỆNH VIỆN TIM hà nội năm 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.12 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

ĐỖ BÍCH THỦY

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KHẨU PHẦN ĂN
THỰC TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA
BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ
NỘI NĂM 2018-2019

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƯỠNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ BÍCH THỦY

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KHẨU PHẦN ĂN
THỰC TẾVÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA
BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ
NỘI NĂM 2018-2019
Chuyên ngành : Dinh dưỡng
Mã số



: 60720303

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƯỠNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Thị Phúc Nguyệt

HÀ NỘI - 2018


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADA

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ

BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

CED

Chronic energy deficiency (Thiếu năng lượng trường diễn)

HĐTL

Hoạt động thể lực

HF

Heart Failure (Suy tim)


PSTM

Phân suất tống máu

RDA

Recommended Dietary Allowances (Nhu cầu khuyến nghị)

SDD

Suy dinh dưỡng

TCBP

Thừa cân béo phì

TMHVN

Hội tim mạch học Việt Nam

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

VE

Vòng eo

VM


Vòng mông

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. Định nghĩa, phân loại, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bệnh suy tim....3
1.1.1 Định nghĩa.........................................................................................3
1.1.2. Phân loại suy tim .............................................................................3
1.1.3. Nguyên nhân suy tim ......................................................................4
1.1.4. Phân độ chức năng suy tim .............................................................4
1.1.5. Các giai đoạn trong sự tiến triển của suy tim ..................................5
1.1.6. Chẩn đoán suy tim...........................................................................5
1.1.7. Điều trị suy tim................................................................................6
1.2. Tỷ lệ mắc suy tim trên thế giới và ở Việt Nam.......................................6
1.2.1. Tỷ lệ mắc suy tim trên thế giới........................................................6
1.2.2. Tỷ lệ mắc suy tim tại Việt Nam.......................................................7
1.3. Tổng quan về dinh dưỡng cho người bệnh suy tim................................7
1.3.1. Nguyên tắc chế độ ăn suy tim..........................................................7
1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim ..................................9
1.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh.........................................10
1.4.1. Khái niệm.......................................................................................10
1.4.2. Các phương pháp, công cụ sàng lọc, đánh giá TTDD người bệnh......10
1.4.3. TTDD của bệnh nhân trong bệnh viện...........................................13
1.5. Một số yếu tố liên quan đến TTDD người bệnh...................................14

1.5.1. Khẩu phần và thói quen dinh dưỡng..............................................14
1.5.2.Môi trường và lối sống....................................................................14
1.5.3. Tuổi................................................................................................15
1.5.4. Bệnh lý đi kèm...............................................................................15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................16
2.1.Đối tượng nghiên cứu............................................................................16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................16


2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................16
2.2.1. Địa điểm.........................................................................................16
2.2.2.Thời gian.........................................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................16
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu....................................................................16
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu..................................................................17
2.3.4. Phương pháp, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu.......................17
2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu.............................................................19
2.4.1. Nội dung và định nghĩa biến số.....................................................19
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá......................................................................21
2.5. Xử lý, phân tích số liệu.........................................................................22
2.6. Các loại sai số và cách khắc phục sai số...............................................23
2.6.1 Các loại sai số.................................................................................23
2.6.2. Cách khắc phục sai số....................................................................23
2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................23
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................24
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................24
3.1.1. Phân bố bệnh nhân suy tim theo tuổi, giới.....................................24
3.1.2. Phân bố trình độ học vấn của bệnh nhân.......................................24

3.1.3. Thời gian phát hiện bệnh...............................................................25
3.1.4. Phân độ suy tim theo NYHA.........................................................25
3.1.5. Bệnh lý đi kèm...............................................................................26
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy tim...................................26
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI...................................................26
3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng theo SGA...................................................26
3.2.3. Khẩu phần thực tế của người bệnh suy tim...................................27
3.3.Một số yếu tố liên quan đến TTDD của bệnh nhân suy tim..................30
3.3.1. Thói quen dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim...............................30
3.3.2.Tần suất tiêu thụ thực phẩm của bệnh nhân suy tim.......................30
3.3.3. Mối liên quan giữa lối sống và tình trạng SDD của bệnh nhân suy tim....32


3.3.4. Mối liên quan giữa bệnh lý đi kèm và TTDD của bệnh nhân suy tim......32
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.................................................................33
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................33
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại bệnh
viện Tim Hà Nội theo BMI và SGA................................................33
4.3. Khẩu phần ăn thực tế và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân suy tim.........................................................33
DỰ KIẾN KẾT LUẬN....................................................................................34
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.

Phân bố bệnh nhân suy tim theo tuổi, giới...........................................24
Phân bố trình độ học vấn của bệnh nhân.............................................24
Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân....................................................25
Thời gian phát hiện bệnh.....................................................................25
Phân độ suy tim theo NYHA...............................................................25
Bệnh lý đi kèm....................................................................................26
Tình trạng dinh dưỡng theo BMI.........................................................26
Tình trạng dinh dưỡng theo SGA........................................................26
Mức tiêu thụ thực phẩm của người bệnh.............................................27
Cơ cấu khẩu phần của bệnh nhân suy tim............................................28
Mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị (RDA năm 2016).........................29
Thói quen dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim.....................................30
Tần suất sử dụng đồ uống....................................................................30
Tần suất sử dụng thực phẩm giàu protein, lipid...................................31
Tần suất sử dụng thực phẩm giàu glucid, chất xơ................................31

Mối liên quan giữa lối sống và tình trạng SDD của bệnh nhân suy tim.......32
Mối liên quan giữa bệnh lý đi kèm và TTDD của bệnh nhân suy tim.........32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim (HF) là một mối lo ngại về sức khoẻ cộng đồng quốc tế với tỷ lệ
hiện mắc và chi phí y tế trực tiếp tăng lên. Hiện có khoảng 26 triệu người đang bị
suy tim trên thế giới [1]. Tại Hoa Kỳ, năm 2012 có 5,7 triệu người bị suy tim chiếm
2,2% dân số. Hàng năm có khoảng 1 triệu trường hợp nhập viện vì suy tim.Tỷ lệ tử
vong do suy tim 2011 là 1/9 trường hợp. Tần suất suy tim dự kiến đến năm 2030 sẽ
tăng 46% [2]. Tỷ lệ bệnh nhân sau 5 năm được chẩn đoán suy tim thì có tới 83%
người bệnh nhập viện ít nhất 1 lần và có tới 43% ít nhất 4 lần. Ước lượng tỷ lệ tử
vong sau 1 và 5 năm là 30% - 50% [3].
Tại Việt Nam, theo thống kê của bộ y tế năm 2005, tỷ lệ mắc và tử vong của
các bệnh tim mạch là 6,77% và 20,68% [4]. Năm nhóm bệnh lý tim mạch nhập viện
nhiều nhất lần lượt là nhóm thấp tim và các bệnh van tim do thấp (30,8%), THA
(20,4%), rối loạn nhịp tim (20,2%), suy tim 19,8% và nhóm BTTMCB (18,3%) [5].
Hiện chưa có con số thống kê chính xác nhưng dựa trên tỉ lệ mắc bệnh suy tim của
châu Âu (0,4% - 2%) thì ở nước ta có 320.000 - 1,6 triệu người bệnh suy tim cần
điều trị.
Như vậy, suy tim hiện nay đã trở thành một vấn đề rất cần được sự quan tâm
của toàn xã hội. Việc phát hiện sớm để có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời là
rất cần thiết để làm chậm lại tiến trình suy tim, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
bệnh nhân suy tim đồng thời cũng làm giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình và
cho toàn xã hội.
Theo tác giả Boagev RC (2010) cho thấy suy dinh dưỡng thường được tìm
thấy ở những bệnh nhân bị suy tim đang điều trị, chủ yếu ở giai đoạn tiến triển nhất
của bệnh, có liên quan với tăng nguy cơ biến chứng và tử vong [6]. Trên thế giới đã

có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim.
Theo nghiên cứu tại bệnh viện chuyên khoa Jimma, Ethiopia cho kết quả:
Dựa trên albumin huyết thanh và độ dày nếp gấp da có 77,8% bệnh nhân suy tim bị
suy dinh dưỡng [7]. Phát hiện này cao hơn một nghiên cứu được thực hiện tại


2

Vương quốc Anh bởi Anker, Mancini và cộng sự, cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
bệnh nhân suy tim là 16% (đánh giá giảm cân> 7,5% trong 6 tháng qua) và 24%
(dựa trên albumin huyết thanh) [8],[9]. Theo một nghiên cứu khác tại Mỹ trên một
nhóm bệnh nhân suy tim có bệnh cơ tim cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng là khoảng
50% [10].
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện dao
động khác nhau tùy theo từng loại bệnh lý, phụ thuộc vào các ngưỡng giá trị của các
công cụ đánh giá. Theo các nghiên cứu từ 2010 đến 2015 tại các bệnh viện tuyến
tỉnh và một số bệnh viện tuyến Trung ương như Bạch Mai, Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi
Trung ương, tỷ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh nằm viện khoảng 40% - 50% theo
thang đánh giá SGA. Một số trường hợp bệnh lý nặng như người bệnh phẫu thuật
gan mật tụy, người bệnh ăn qua sonde dạ dày, tỷ lệ suy dinh dưỡng có thể chiếm tới
70% [11].
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Bắc (2016) có 24,5% bệnh nhân tại
khoa Nội Tim Mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh bị SDD theo BMI và theo
SGA thỉ tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ SDD 28,1% [12].
Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa Tim mạch. Trung bình mỗi
ngày có từ 7-10 bệnh nhân nhập viện vì suy tim. Trong khi đó tình trạng dinh dưỡng
của người bệnh suy tim điều trị nội trú vẫn chưa được quan tâm. Chính vì vậy
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy tim nằm điều trị nội trú
tại bệnh viện Tim hà Nội năm 2018- 2019.

2. Mô tả khẩu phần ăn thực tế và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng của người bệnh suy tim điều trị nội trú tại bệnh viện Tim Hà Nội năm
2018 – 2019.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa, phân loại, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bệnh suy tim
1.1.1 Định nghĩa
- Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn
thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim dẫn đến tâm thất không đủ khả
năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu) [13].
- Suy tim tâm thu là suy tim có PSTM thất trái giảm, suy tim tâm trương là
suy tim có PSTM bảo tồn
1.1.2. Phân loại suy tim [13]
Phân loại

PSTM

Mô tả

1. Suy tim với
PSTM giảm

Còn gọi là suy tim tâm thu. Những nghiên cứu lâm sàng
ngẫu nhiên chính thu nhận những bệnh nhân có PSTM
≤ 40% giảm và chỉ có những bệnh nhân này những phương

pháp điều trị có hiệu quả được chứng minh đến hôm
nay.

2. Suy tim với
PSTM bảo
tồn

Còn gọi là suy tim tâm trương. Có vài tiêu chuẩn khác
nhau được sử dụng để định nghĩa suy tim PSTM bảo
tồn. Chẩn đoán suy tim tâm trương là một thử thách bởi
≥ 50% vì phần lớn là chẩn đoán loại trừ những nguyên nhân
không do tim khác gây triệu chứng giống suy tim. Đến
nay, những phương pháp điều trị hiệu quả chưa được xác
nhận.

a. PSTM bảo
tồn, giới hạn

b. PSTM bảo
tồn, cải thiện

41%
đến
49%

Những bệnh nhân này rơi vào giới hạn, hoặc ở nhóm
trung gian. Đặc điểm lâm sàng, điều trị và dự hậu tương
tự như bệnh nhân suy tim PSTM bảo tồn.

Người ta nhận thấy có một số ít bệnh nhân suy tim

PSTM bảo tồn mà trước đó có PSTM giảm. Những bệnh
nhân này có PSTM cải thiện hoặc hồi phục có thể có đặc
> 40%
điểm lâm sàng khác biệt với bệnh nhân suy tim PSTM
bảo tồn hay PSTM giảm. Cần có thêm nhiều nghiên cứu
hơn cho những bệnh nhân này.


4

1.1.3. Nguyên nhân suy tim [13]
1.1.3.1 Nguyên nhân suy tim tâm thu
- Bệnh động mạch vành: Nhồi máu cơ tim; Thiếu máu cục bộ cơ tim
- Tăng tải áp lực mạn: Tăng huyết áp; Bệnh van tim gây nghẽn
- Tăng tải thể tích mạn: Bệnh hở van; Dòng chảy thông trong tim (trái qua phải);
Dòng chảy thông ngoài tim
- Bệnh cơ tim dãn nở không TMCB: Rối loạn di truyền hoặc gia đình; Rối loạn
do thâm nhiễm; Tổn thương do thuốc hoặc nhiễm độc; Bệnh chuyển hóa; Virus
hoặc các tác nhân nhiễm trùng khác
- Rối loạn nhịp và tần số tim: Loạn nhịp chậm mạn tính; Loạn nhịp nhanh mạn
tính;
- Bệnh tim do phổi: Tâm phế; Rối loạn mạch máu phổi;
- Các tình trạng cung lượng cao
- Rối loạn chuyển hóa: Cường giáp;Rối loạn dinh dưỡng (Td: beriberi)
- Nhu cầu dòng máu thái quá (excessive blood flow requinement): Dòng chảy
thông động tĩnh mạch hệ thống; Thiếu máu mạn
1.1.3.2 Nguyên nhân suy tim tâm trương
- Bệnh động mạch vành
- Tăng huyết áp
- Hẹp van động mạch chủ

- Bệnh cơ tim phì đại
- Bệnh cơ tim hạn chế
1.1.4. Phân độ chức năng suy tim [13]
- Phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim Mạch New York (NYHA)
được sử dụng dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức
Phân độ chức năng suy tim theo NYHA


5

Không hạn chế - Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó
Độ I:

thở hay hồi hộp
Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khoẻ khi nghỉ ngơi, vận động

Độ II:

thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực
Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khoẻ khi nghỉ ngơi

Độ III:

nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.
Không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu. Triệu chứng cơ

Độ IV:

năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực,
triệu chứng cơ năng gia tăng.


1.1.5. Các giai đoạn trong sự tiến triển của suy tim [13]
Nguy cơ suy tim
Giai đoạn A
Không

nguy

Suy tim
Giai đoạn B

Giai đoạn C

Giai đoạn D

cơ Có bệnh tim thực Có bệnh tim thực Suy tim kháng trị

suy tim , không thể nhưng không thể nhưng hiện tại cần can thiệp đặc
bệnh tim thực thể có triệu chứng suy hoặc trước kia có biệt
và triệu chứng cơ tim

triệu

chứng

năng suy tim

năng suy tim




1.1.6. Chẩn đoán suy tim [13]
- Hỏi bệnh sử và khám thực thể kỹ lưỡng giúp ta có hướng chẩn đoán suy
tim. Các phương tiện cận lâm sàng như siêu âm tim, định lượng BNP hoặc NTProBNP huyết tương góp phần xác định chẩn đoán suy tim trong hầu hết các trường
hợp. Đo ECG, chụp x-quang ngực thẳng cũng cần thiết trong mọi trường hợp nghi
ngờ suy tim. Trong đó, ECG, X-quang ngực và siêu âm tim giúp lượng định độ
nặng và nguyên nhân suy tim.

Các tiêu chuẩn xác định suy tim theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Châu Âu 2012


6

Chẩn đoán suy tim tâm thu: 3 điều kiện
- Triệu chứng cơ năng
- Triệu chứng thực thể
- Giảm phân suất tống máu
Chẩn đoán suy tim tâm trương: 4 điều kiện
- Có triệu chứng cơ năng và/hoặc thực thể của suy tim
- PXTM bảo tồn (LVEF ≥ 50%)
- Tăng Natriuretic Peptide (BNP >35pg/ml và/hoặc NT-proBNP
>125 pg/ml)
- Chứng cứ biến đổi cấu trúc và chức năng của suy tim
1.1.7. Điều trị suy tim [13]
Mục tiêu điều trị suy tim là làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa nhập viện và
kéo dài đời sống.
Điều trị suy tim chia ra 4 mức độ theo giai đoạn A, B, C và D của suy tim:
Điều trị suy tim bao gồm điều trị không dùng thuốc và điều trị bằng thuốc.
Điều trị không thuốc hay thay đổi lối sống là cơ bản trong mọi giai đoạn của suy tim:
-


Hướng dẫn bệnh nhân có thể tự chăm sóc, hiểu biết về bệnh tật, triệu chứng
bệnh bắt đầu nặng hơn

-

Hiểu biết về điều trị, tác dụng không mong muốn của thuốc

-

Thay đổi lối sống: giảm cân, ngưng thuốc lá, không uống rượu, bớt mặn (bớt
natri), tập thể dục, hạn chế nước (suy tim nặng).

1.2. Tỷ lệ mắc suy tim trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tỷ lệ mắc suy tim trên thế giới
- Trên thế giới hiện có khoảng 26 triệu người đang bị suy tim [1]. Tại Tây Âu
tỉ lệ bệnh nhân suy tim là 3,9%, trong số đó bệnh nhân có triệu chứng là 0,4 – 2%.
Tại Châu Âu, có khoảng 10 triệu bệnh nhân suy tim với chi phí thuốc hàng tháng
lên tới trên 100$, trung bình 5-6 ngày ở bệnh viện với chi phí 5.000-10.000 đô
la/năm. Tại Berlin năm 2000, có tới 11.865 bệnh nhân phải nằm điều trị tại bệnh


7

viện do suy tim. Tại Hoa Kỳ ở độ tuổi trên 55tuổi có 870.000 trường hợp mắc suy
tim mới mỗi năm; > 65T:10/1000 dân số mắc suy tim. Tỷ lệ suy tim tăng theo tuổi:
Dưới 40T là 1% và trên 80T thì tỷ lệ này là 10%. Năm 2012 có 5,7 triệu người bị
suy tim chiếm 2,2% dân số. Tần suất suy tim dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng 46%
[2]. Theo số liệu thống kê năm 2011 tại Hoa Kỳ thì tỷ lệ tử vong sau 1 năm của
bệnh nhân suy tim là 29,6%; Tử vong sau 5 năm của bệnh nhân suy tim khoảng

50% và chi phí chăm sóc cho bệnh nhân suy tim là 30,7 tỷ đô hàng năm [14].
1.2.2. Tỷ lệ mắc suy tim tại Việt Nam
- Việt Nam là một nước đang phát triển, có những thay đổi lớn về kinh tế,
môi trường và các mô hình bệnh tật, đặc biệt là bệnh tim mạch đang ngày một gia
tăng. Theo thống kê của bộ y tế năm 2005, tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh tim
mạch là 6,77% và 20,68% [4]. Năm nhóm bệnh lý tim mạch nhập viện nhiều nhất
lần lượt là nhóm thấp tim và các bệnh van tim do thấp (30,8%), THA (20,4%), rối
loạn nhịp tim (20,2%), suy tim 19,8% và nhóm BTTMCB (18,3%)[5].
- Dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song
theo tần suất mắc bệnh của thế giới, ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người
nước ta bị suy tim.
1.3. Tổng quan về dinh dưỡng cho người bệnh suy tim
1.3.1. Nguyên tắc chế độ ăn suy tim [15]
1.3.1.1. Nguyên tắc dinh dưỡng trong bệnh suy tim còn bù:
- Bữa ăn ít, khối lượng thức ăn mỗi bữa nhỏ. Không nên uống trong bữa ăn
mà uống ngoài bữa ăn.Tránh không dùng các thứ rau gây chướng bụng đầy hơi,
thức ăn lên men. Sau khi ăn cần nghỉ 30-40 phút.
- Hạn chế số nước uống (1-1,25lit/ngày). Nếu huyết áp hạ không nên hạn chế
nhiều nước.
- Hạn chế muối tương đối. Bình thường 6g muối NaCl/24h giảm xuống còn ½
hoặc ¼.
- Bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm. Trước và sau khi ăn phải có thời gian cho
bệnh nhân nghỉ.


8

- Tránh không dùng những thức ăn khó tiêu (gia vị, thịt để dành lâu, bánh
ngọt có trứng, đồ hộp, thịt muối), thức ăn kích thích thần kinh.
- Glucid (đường) rất tốt cho cơ tim nhất là glucose rất tốt trong các bệnh của

động mạch vành và các rối loạn về nhịp tim.
- Nếu có các bệnh rối loạn dinh dưỡng như đái tháo đường, thiếu máu cần
chữa trị để khỏi ảnh hưởng đến tim. Tránh các bệnh đầy bụng, táo bón làm mệt tim.
1.3.1.2.Nguyên tắc dinh dưỡng trong bệnh suy tim mất bù
- Giảm năng lượng: năng lượng của khẩu phần không nên vượt quá
1500Kcal để nương nhẹ bộ máy tiêu hóa và giảm công việc của tim khi các chất
dinh dưỡng được hấp thu vào máu.
- Giảm số lượng protein: Vì protein làm tăng chuyển hóa cơ bản, tăng lưu
lượng máu và làm mệt tim. Không nên dùng quá nhiều chất đạm. nên dùng đạm dễ
hấp thu (trứng, sữa tốt hơn thịt)
- Glucid là nguồn năng lượng của chế độ ăn: Glucose rất tốt cho cơ tim nhất
là trong các bệnh mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim. Có thể dùng đường dễ hấp thu
như đường mật, quả ngọt rất tốt.
- Chống lại tình trạng toan của cơ thể: nên dùng các thức ăn gây kiềm có
nhiều kali lợi tiểu rất tốt như sữa, rau quả.
- Chống lại sự chướng bụng: vì nó đẩy cơ hoành lên và ảnh hưởng tới tim.
Không dùng các loại rau sống gây đầy hơi chướng bụng như rau cải, đậu đỗ, các
thức ăn lên men.
- Hạn chế các thức ăn gây kích thích thần kinh như gia vị, rượu, chè, cà phê.
Tránh dùng thức ăn khó tiêu (gia vị, thịt để dành lâu, bánh ngọt có trứng, đồ hộp, thịt
muối).
1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim [15]
1.3.2.1 Năng lượng: 25-35Kcal/kg/ngày
Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân suy tim phụ thuộc vào cân nặng thực tế,
mức độ hạn chế vận động, mức độ suy tim. Những người thừa cân hoạt động hạn chế
cần đạt và duy trì mức cân nặng phù hợp sẽ không ảnh hưởng đến cơ tim. Đối vơi


9


người bệnh béo phì, chế độ ăn thiếu năng lượng (1000-1500kcal/ ngày) sẽ giảm tác
hại đến tim và dễ dàng giảm cân nặng. Trong thường hợp người bệnh suy tim nặng,
nhu cầu năng lượng cần tăng thêm 30-50% mức cơ sở bởi vì tăng năng lượng tiêu hao
của tim và phổi. Người bệnh với tim suy mòn đòi hỏi nhu cầu năng lượng tăng (1,61,8 lần mức tiêu hao năng lượng lúc nghỉ ngơi) để đảm bảo tình trạng dinh dưỡng tốt.
1.3.2.2. Đạm:
Đối với bệnh nhân có thiếu hụt đạm và lâm sàng ổn định thì lượng đạm ít nhất
1,37g protein/ kg và bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng bình thường thị 1,12g
protein/kg để đảm bảo các thành phần cấu tạo cơ thể và hạn chế hậu quả tăng dị hóa.Các
nghiên cứu đều cho thấy ở bệnh nhânsuy tim đều cần protein cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với người không mắc bệnh tim, bằng cách đo cân bằng nitrogen âm tính.
1.3.2.3. Lipid: 15-20% tổng năng lượng.
1.3.2.4. Muối:
Với bệnh nhân bị suy tim, lượng muối < 2000mg/ ngày. Hạn chế muối làm
giảm triệu chứng lâm sàng (phù, mệt) và chất lượng cuộc sống.
Bệnh nhân suy tim trung bình và nặng có thể yêu cầu natri được hanh chế tới
mức 1g/ngày. Trong một số hiếm trường hợp người bệnh cần bữa ăn hạn chế Natri
tới 500mg/ngày, tuy nhiên thời gian hạn chế nên ngắn bởi vì bữa ăn khó thực hiện
và không đủ các chất dinh dưỡng. Có thể duy trì một bữa ăn cao natri và tăng sử
dụng thuốc lợi tiểu. Vì vậy trên thực tế kết hợp giữa một bữa ăn này và thuốc lợi
tiểu cho kết quả tốt.
1.3.2.5. Dịch:
Dao động trong khoảng 1,4-1,9 lít/ ngày phụ thuộc tình trạng lâm sàng (phù, mệt,
thở ngắn..). Hạn chế dich sẽ cải thiện triệu chứng lâm sàng và chất lượng cuộc sống.
1.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh.
1.4.1. Khái niệm:
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và
hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [7]. Đánh giá tình
trạng dinh dưỡng là xác định chi tiết, đặc hiệu và toàn diện tình trạng dinh dưỡng



10

người bệnh. Đánh giá TTDD là cơ sở cho hoạt động tiết chế dinh dưỡng. Quá trình
đánh giá TTDD giúp xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân và
cũng là cơ sở cho việc theo dõi các can thiệp về dinh dưỡng cho người bệnh.
Đánh giá TTDD bệnh nhân giúp cho việc theo dõi diễn biến bệnh trong quá
trình điều trị, tiên lượng bệnh tật cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng.
Không có một giá trị riêng biệt nào của các kỹ thuật đánh giá TTDD có ý nghĩa
chính xác cho từng bệnh nhân, nhưng khi thực hiện nó giúp cho các bác sỹ lâm sàng
chú ý hơn đến tình trạng dinh dưỡng, giúp gợi ý để chỉ định thực hiện thêm các xét
nghiệm cần thiết. Việc phát hiện sớm tình trạng thiếu dinh dưỡng giúp xây dựng
chiến lược hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời hơn là khi bệnh nhân rơi vào tình trạng suy
kiệt dinh dưỡng quá nặng mới can thiệp [16].
1.4.2. Các phương pháp, công cụ sàng lọc, đánh giá TTDD người bệnh.
1.4.2.1.Nhân trắc dinh dưỡng
­ Đây là phương pháp đo các thay đổi về giải phẫu học có liên quan đếnthay
đổi về tình trạng dinh dưỡng. Các nhóm kích thước nhân trắc bao gồm: khối lượng
cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng; các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều cao; cấu
trúc cơ thể, các dự trữ về năng lượng và mô mỡ như tỷ trọng mỡ cơ thể… Cân nặng
là thông số  được sử  dụng thường xuyên nhất trong thực hành lâm sàng. Các thay
đổi ngắn hạn phản ánh sự  cân bằng dịch. Các thay đổi dài hạn có thể  phản ánh sự
thay đổi toàn bộ trong khối mô thực nhưng không cung cấp thông tin về sự thay đổi
thành phần cấu tạo. Giảm cân không chủ ý trong vòng 3­6 tháng qua là một chỉ số
có giá trị trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
­ BMI là chỉ số tiên đoán quan trọng về tử vong ở người bệnh nằm viện. BMI
thấp là yếu tố  nguy cơ tăng biến chứng và tử  vong  ở  người bệnh nằm viện. Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy người bệnh thiếu dinh dưỡng có nguy cơ tử vong nhiều hơn
so với người bệnh có cân nặng bình thường, đặc biệt là đối với người bệnh đang
điều trị hồi sức tích cực. Giảm cân nặng thường phối hợp với mất protein của cơ thể
và giảm các chức năng sinh lý quan trọng [17].



11
1.4.2.2. Công cụ đánh giá chủ quan toàn diện SGA (Subjective Global Assessment):
- Công cụ đánh giá toàn diện đối tượng (SGA) được xây dựng bởi Detsky và
cộng sự trong những năm 1980. SGA là công cụ duy nhất được Hiệp hội Dinh
dưỡng đường miệng và đường tĩnh mạch của Mỹ (ASPEN) khuyến cáo sử dụng.
SGA thường được dùng để dánh giá TTDD người bệnh khi nhập viện trong vòng
48h.Công cụ SGA là công cụ đánh giá “nhẹ nhàng”, không tốn kém, nhạy, tin cậy
và đặc hiệu áp dụng cho bệnh nhân dưới 65 tuổi [15].
1.4.2.3.Công cụ đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (MNA).
Công cụ “Đánh giá dinh dưỡng tối thiểu” (Mini – Nutritison Assessment)
được xây dựng nhằm đánh giá nhanh và hiệu quả để sàng lọc dinh dưỡng ở người
già. MNA áp dụng cho bệnh nhân trên 65 tuổi, tương tự như phương pháp SGA tính
điểm để xác định bệnh nhân nguy cơ suy dinh dưỡng [15].
1.4.2.4. Công cụ sàng lọc dinh dưỡng phổ cập (Malnutrition Universal Screening
Tool-MUST):
Đây là công cụ sàng lọc dinh dưỡng được xây dựng để xác định tình trạng
dinh dưỡng người trưởng thành. MUST xác định tình trạng thiếu năng lượng trường
diễn (BMI), tình trạng thay đổi (giảm cân không mong muốn) và hiện trạng của
bệnh tật có tính cấp tính dẫn đến không có khẩu phần ăn > 5 ngày. Công cụ MUST
được xây dựng để sử dụng cho tất cả các đối tượng trưởng thành, người bệnh nội,
ngoại trú, đa khoa, cộng đồng.MUST là công cụ được cấu thành bởi 5 bước để xác
định SDD, nguy cơ SDD của người trưởng thành và bao gồm hướng dẫn xử trí dinh
dưỡng [18]
1.4.2.5. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào các xét nghiệm:
Albumin huyết thanh: Là một chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá dự
trữ protein nội tạng. Albumin có ý nghĩa lớn trong đánh giá các trường hợp thiếu
dinh dưỡng mạn tính. Albumin <3.5g/dl được coi là bất thường. Chỉ tiêu này không
nhạy để đánh giá sự thay đổi ngắn hạn về tình trạng protein do thời gian bán huỷ từ

14 đến 20 ngày; Albumin huyết thanh đều được bù rất lớn để giảm dị hoá; Có sự tái
phân bố albumin từ ngoại bào vào nội bào.


12

Prealbumin: là một protein vận chuyển hocmon thyroid và nó tồn tạitrong
tuần hoàn như một retinol-binding - protein (RBP)- prealbumin phức hợp. Chu kỳ
của protein này nhanh với thời gian bán huỷ là 2-3 ngày. Prealbumin được tổng hợp
tại gan và thoái hoá một phần ở thận. Khi người bệnh suy dinh dưỡng protein năng
lượng, mức độ prealbumin và dự trữ nuôi dưỡng giảm. Tuy nhiên, prealbumin còn
giảm trong nhiễm trùng và đáp ứng với cytokine và hocmon. Tổn thương thận gây
tăng prealbumin, trong khi tổn thương gan lại gây giảm. Mặc dù prealbumin đáp
ứng với sự thay đổi về dinh dưỡng nhưng nó còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố
nặng của bệnh [19]
1.4.2.6.. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào khám lâm sàng:
Một số dấu hiệu lâm sàng của màu da, niêm mạc, mắt, môi, lưỡi…. có thể
phản ánh các triệu chứng thiếu đặc hiệu một số loại vitamin và chất khoáng [18].
1.4.2.7. Phương pháp điều tra khẩu phần ăn thực tế:
Các phương pháp chính là phương pháp hỏi ghi 24h, điều tra tần xuất tiêu
thụ lương thực, thực phẩm. Đây là một phương pháp sử dụng để phát hiện sự bất
hợp lý (thiếu hụt hoặc thừa) dinh dưỡng ngay ở giai đoạn đầu tiên. Thông qua việc
thu thập, phân tích các số liệu về tiêu thụ lương thực thực phẩm và tập quán ăn uống
từ đó cho phép rút ra các kết luận về mối liên hệ giữa ăn uống và tình trạng sức
khoẻ [20].
1.4.2.8. Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong:
Sử dụng các thống kê y tế để tìm hiểu về mối liên quan giữa tình hình bệnh
và TTDD [21].
Ở nghiên cứu này chúng tôi thực hiện đánh giá TTDD qua chỉ số nhân trắc,
điều tra khẩu phần ăn thực tế và sử dụng công cụ SGA bởi những ưu điểm trong

thực hành lâm sàng như dễ sử dụng và giúp phát hiện sớm tình trạng cũng như nguy
cơ SDD.
1.4.3. TTDD của bệnh nhân trong bệnh viện
1.4.3.1. Trên thế giới
Tỷ lệ SDD bệnh viện trên thế giới dao động trong khoảng 20 – 50% tùy theo
quốc gia và chuyên khoa với tỷ lệ trung bình khoảng 42%. Ở các nước có thu nhập


13

bình quân cao, tỷ lệ SDD vào khoảng 30%; 32% ở Úc và Newzealand; 31,4% ở Mỹ
và các nước châu Âu; 34% ở Thụy Điển và 24% ở Áo [22]
1.4.3.2. Tại Việt Nam
- Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng có tới 60% người bệnh ở Việt Nam
bị suy dinh dưỡng khi nằm viện. Đặc biệt, nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai năm
2006, trong số 308 người bệnh điều trị ở khoa Tiêu hóa và khoa Nội tiết, thì có đến
71,9% bị suy dinh dưỡng. Tại các khoa hệ nội tỷ CED theo BMI là 25,2% [11].
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy tại bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên năm 2012 là 17,9% [23].
- Theo một nghiên cứu khác của Nguyễn Đỗ Huy (2015) tại 3 bệnh viện: Đa
khoa Đắc Lắc, Hữu Nghị Đồng Hới và bệnh viện 175 – TP Hồ Chí Minh cho thấy
tỷ lệ SDD theo BMI lần lượt là 10%, 25% và 16,1%. Trong đó khoa Tim mạch tỷ lệ
này là 17,1% [24]
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lâm, khoảng 50% người bệnh đã có biểu
hiện suy dinh dưỡng ngay khi nhập viện nhưng chỉ 12,5% người bệnh được phát hiện
có SDD. Tỷ lệ SDD tại bệnh viện đa khoa Hải Dương năm 2009 là 21,5% [25]
1.4.3.3. TTDD của bệnh nhân suy tim.
Một số nghiên cứu cho thấy suy dinh dưỡng thường được tìm thấy ở những
bệnh nhân bị suy tim đang điều trị, chủ yếu ở giai đoạn tiến triển nhất của bệnh, có
liên quan với tăng nguy cơ biến chứng và tử vong [6].

Theo nghiên cứu tại bệnh viện chuyên khoa Jimma, Ethiopia cho kết quả:
Dựa trên albumin huyết thanh và độ dày nếp gấp da có 77,8% bệnh nhân suy tim bị
suy dinh dưỡng [7]. Phát hiện này cao hơn một nghiên cứu được thực hiện tại
Vương quốc Anh bởi Anker, Mancini và cộng sự, cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
bệnh nhân suy tim là 16% (đánh giá giảm cân > 7,5% trong 6 tháng qua) và 24%
(dựa trên albumin huyết thanh) [8],[9]. Theo một nghiên cứu khác tại Mỹ trên một
nhóm bệnh nhân suy tim có bệnh cơ tim cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng là khoảng
50% [10].


14

1.5. Một số yếu tố liên quan đến TTDD người bệnh
1.5.1. Khẩu phần và thói quen dinh dưỡng.
Tình trạng dinh dưỡng ảnh hưởng bởi khẩu phần và thói quen dinh
dưỡng. Một chế độ ăn thiếu hụt hay dư thừa năng lượng đều ảnh hưởng đến
tình trạng dinh dưỡng.Người ta nhận thấy suy dinh dưỡng là vấn đề phổ biến ở
những bệnh nhân nhập viện và chiếm tỷ lệ 25- 40% bệnh nhân điều trị nội trú tại
bệnh viện [26]. SDD là kết quả của việc cung cấp chất dinh dưỡng không đủ hoặc
không có khả năng hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng qua đường ăn uống.
SDD sẽ làm giảm chức năng nhận thức, khả năng hoạt động của cơ thể; chức năng
của hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, khả năng đề kháng, làm lành vết thương
đều bị ảnh hưởng.Từ đó kéo theo việc chữa trị, quá trình hồi phục của người bệnh
bị kéo dài, khả năng tử vong tăng lên [11].
1.5.2.Môi trường và lối sống
- Hoạt động thể lực: Nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng tỷ lệ béo phì
gia tăng thừa cân và béo phì song hành cùng với hiện tượng giảm hoạt động thể lực
và lối sống tĩnh tại như ít đi bộ, xe đạp, ít hoạt động thể thao nhưng lại tăng thời
gian xem tivi và ngồi làm việc tĩnh tại [27]. Người có hoạt động thể lực thường
xuyên duy trì mức giảm cân trong một thờigian dài hơn mức giảm cân của người chỉ

phụ thuộc vào việc kiểm soát khẩu phần ăn đơn thuần [28],[29]. Nghiên cứu của Kimm
SY và cộng sự đã chỉ ra rằng những người có hoạt động thể lực trung bình ít nhất 30
phút/ngày và 5ngày/tuần có BMI thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với những
người ít hoạt động thể lực [30]. Ngoài ra, các yếu tố như ăn nhanh, ăn quá no cũng làm
tăng nguy cơ béo phì. Một nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2013, cũng đã chỉ ra thói
quen ăn nhanh có liên quan đến béo phì và nguy cơ tim mạch [31].
- Thuốc lá: Bỏ hút thuốc lá thường gắn liền với tăng cân, điều này xảy ra
là do hội chứng cai nicotin sau khi ngừng hút thuốc. Đối với một số người, nó
có thể dẫn đến tăng cân và đôi khi trở nên béo phì. Tuy nhiên, bỏ thuốc lá là
một lợi ích lớn cho sức khỏe hơn là tiếp tục hút thuốc lá [32].


15

- Rượu bia: Nghiên cứu Trung Quốc năm 2014 đã chỉ ra rằng bệnh nhân
có thói quen sử dụng rượu, bia làm tăng nguy cơ béo phì, béo bụng và bệnh tim
mạch [33].
- Môi trường sống: Tình trạng đô thị hóa và lối sống công nghiệp đã tác
động mạnh mẽ đến tỷ lệ thừa cân béo phì trong cộng đồng, đặc biệt là ở vùng
nội thành. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở thành thị cao
hơn nông thôn [34],[35].
1.5.3. Tuổi:
Tình trạng thiếu hoặc thừa năng lượng xảy ra ở các độ tuổi khác nhau là khác
nhau. Thừa cân béo phì thường xảy ra khi già đi vì sự thay đổi hormon kết hợp với
lối sống ít hoạt động [36].
1.5.4. Bệnh lý đi kèm
Bệnh nhân khi mắc đồng thời nhiều bệnh cùng lúc thì càng ảnh hưởng đến
tình trạng dinh dưỡng. Suy tim khi mắc đồng thời với bệnh của phổi như COPD thì
tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đáng lo ngại. Suy tim đồng thời suy thận
cũng là một vấn đề dinh dưỡng đáng quan tâm.



16

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu.
Tất cả các bệnh nhân suy tim nhập viện điều trị tại bệnh viện Tim Hà Nội từ
tháng 9/2018 đến tháng 3/2019.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân vào viện có chẩn đoán bệnh là suy tim trong vòng 48h.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân đang có tình trạng nặng như hôn mê, đột quỵ não, có thai.
- Bệnh nhân có bệnh lý về tâm thần, khiếm khuyết về ngôn ngữ hoặc thính
lực… không thể áp dụng được các biện pháp thu thập số liệu nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
2.2.1. Địa điểm: Các khoa lâm sàng của bệnh viện Tim Hà Nội cụ thể khoa Nội,
khoa Quốc Tế, khoa HSTC, khoa TMCH, khoa CBMM.
2.2.2.Thời gian:
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2019
- Thời gian thu thập số liệu thừ tháng 9/2018 đến tháng 3 năm 2019.
2.3.Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1.Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2.Chọn mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức
Trong đó:
- n: Số lượng mẫu (số bệnh nhân cần điều tra)
- Z1-α/2 : Hệ số tin cậy Z1-α/2 tương ứng với độ tin cậy 95% = 1,96



17

- p: là tỷ lệ bệnh nhân tim mạch bị suy dinh dưỡng lấy p = 0.245 là tỷ lệ suy
dinh dưỡng (24,5%) theo nghiên cứu tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa
Khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2016 [12].
- : Là sai số tương đối lấy = 0,3
- : là sai số tin cậy, = 0,05
- Thay vào công thức tính được n= 138. Lấy dự phòng 10% bỏ cuộc ta được
cỡ mẫu là 151 bệnh nhân.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là suy
tim nhập viện điều trị trong 48h đầu cho đến khi đủ số mẫu.
2.3.4. Phương pháp, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu.
Xem danh sách bệnh nhân vào viện tại các khoa xác định bệnh nhân có chẩn
đoán suy tim nhập viện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018.
2.3.4.1. Phỏng vấn:
- Phỏng vấn, thu thập từ bệnh án các thông tin về nhân chủng học (tuổi, giới),

nghề nghiệp, nơi cư trú, chẩn đoán bệnh, thời gian mắc bệnh, mức độ nặng của
bệnh, phân độ suy tim, nguyên nhân suy tim, bệnh lý kèm theo.
- Phỏng vấn thói quen ăn uống, hoạt động thể lực bằng bộ câu hỏi đã thiết kế
theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Tim Mạch Việt Nam.
2.3.4.2. Điều tra khẩu phần bằng phương pháp hỏi ghi 24h.
- Hỏi ghi tất cả những thực phẩm kể cả đồ uống được đối tượng ăn uống trong
1 ngày hôm trước kể từ lúc ngủ dậy buổi sáng cho tới lúc đi ngủ buổi tối.
- Không hỏi những ngày có sự kiện đặc biệt: giỗ, tết, liên hoan…Bắt đầu từ
bữa ăn gần nhất rồi hỏi ngược dần theo thời gian. Mô tả chi tiết tất cả thức ăn, đồ
uống đã được đối tượng tiêu thụ, kể cả cách chế biến, tên thực phẩm, tên hãng thực
phẩm nếu là những thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, đồ đóng gói.

- Sử dụng album ảnh các món ăn thông dụng của Viện Dinh dưỡng để đối
tượng nhớ lại chính xác khi phỏng vấn.. Mặt khác điều tra viên phải biết các đơn vị
đong, đo ở địa phương để so sánh với đơn vị chung khi cần thiết.
- Tránh những câu hỏi gợi ý hoặc điều chỉnh câu trả lời của đối tượng.


18

- Điều tra viên phải có thái độ thông cảm, ân cần, cởi mở...nhằm tạo cho đối
tượng cảm giác yên tâm, gần gũi đẻ có thể trả lời một cách thỏa mái, chính xác.
- Phải luôn có trạng từ (bao nhiêu ?...) hoặc tính từ (nào?...) trong khi đặt câu
hỏi về các thức ăn đã được tiêu thụ.
2.3.4.3. Đánh giá TTDD.
* Đánh giá TTDD theo các số đo nhân trắc.
- Đo các chỉ số: cân nặng, chiều cao, vòng eo, vòng mông
- Thời điểm thu thập: Trong vòng 48h sau khi bệnh nhân nhập viện.
+ Cân: Sử dụng cân TANITA có độ chính xác 100g. Kiểm tra và hiệu chỉnh
cân trước khi thực hiện cân đối tượng.
Kỹ thuật: Cân người bệnh vào buổi sáng. Khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất.
Người bệnh đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng đổ đều
cả hai chân. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân
bằng số 0. Kết quả được ghi với một số lẻ.
+ Đo chiều cao đứng: Đo bằng thước đo stadiome theo phương pháp của tổ
chức Y tế thế giới (mức chính các ghi được 0,1cm).
Kỹ thuật: Đối tượng bỏ guốc dép, bỏ mũ và các trang sức khác nếu cóảnh
hưởng tới đo chiều cao, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, bụng chân, mông,
vai và đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng (năm điểm chạm), mắt
nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên
mình. Kéo thước từ trên xuống dần, khi thước áp sát đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết
quả. Chiều cao được ghi bằng m với một số lẻ.

+ Đo vòng eo, vòng mông bằng thước dây không co giãn
Kỹ thuật: Đo vòng eo (VE) (cm) và vòng mông (VM) (cm): Đo bằng thước
dây không co giãn, kết quả được ghi theo cm với 1 số lẻ. Đối tượng nghiên cứu
đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng chiều rộng ngang hai vai, tư thế đối xứng, VE
được đo ở mức tương ứng với điểm giữa của bờ dưới xương sườn 12 với bờ trên mào
chậu trên đường nách giữa, thời điểm bệnh nhân thở ra hết, vòng dây thước song
song với mặt phẳng ngang. VM được đo tại vùng to nhất của mông, ở mức ngang 2


×