Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm DỊCH tễ học lâm SÀNGVÀ một số yếu tố ẢNH HƯỞNG tới ĐỘNẶNG của VIÊM PHỔIDO VI KHUẨN KHÔNG ĐIỂNHÌNHCHLAMYDIA TRACHOMATIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.95 KB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ TÂM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUANẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘ
NẶNG CỦA VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN KHÔNG ĐIỂN
HÌNH
TRẺ EM DƯỚI 6 THÁNG TUỔI NHIỄM
CHLAMYDIA TRACHOMATIS

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II


HÀ NỘI – 2017
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ TÂM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘ NẶNG CỦA
VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN KHÔNG ĐIỂN HÌNH
CHLAMYDIA TRACHOMATIS
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIÊM PHỔI
TRẺ EM DƯỚI 6 THÁNG TUỔI NHIỄM
CHLAMYDIA TRACHOMATIS
Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số



: CK 62 72 16 55

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Đào Minh Tuấn

HÀ NỘI – 2017
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Đặc điểm sinh học vi khuẩn Clamydia trachomatis..............................3
1.2. Khả năng gây bệnh và dịch tễ học của C.trachomatis...........................6
1.2.1. Khả năng gây bệnh..........................................................................6
1.3. Bệnh do nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ bao gồm cả phụ nữ có thai......6
1.4. Bệnh do nhiễm C. trachomatis ở trẻ nhỏ ..............................................7
1.4.1. Cơ chế lây nhiễm C. trachomatis từ mẹ sang con...........................7
1.4.2. Viêm phổi nhiễm C. trachomatis ở trẻ dưới 6 tháng tuổi ...............8
1.4.3. Các xét nghiêm phổi trẻ em do C.trachomatis..............................10
1.5. Các nghiên cứu về viêm phổi trẻ em do C.trachomatis trên thế giới và
ở Việt Nam...........................................................................................13
1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới.........................................................13
1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam...............................................................15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............16
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................16
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu.......................16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................17

2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................18
2.2.2. Cách chọn mẫu vào nghiên cứu....................................................18


2.3. Các thông số nghiên cứu......................................................................20
2.3.1. Thu thập số liệu mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng..................20
2.3.2. Yếu tố dịch tễ học lâm sàng..........................................................20
2.3.3. Tiền sử...........................................................................................20
2.3.4. Các chỉ số lâm sàng.......................................................................21
2.3.5. Cách thức thu thập số liệu cận lâm sàng.......................................22
2.4. Phương tiện nghiên cứu........................................................................26
2.5. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu.................................................26
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu....................................................27
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ..................................................................28
3.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng viêm phổi do Clamydia trachomatis......28
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu....31
3.3. Các yếu tố liên quan tới mức độ nặng của viêm phổi nhiểm
C. Trachomatis.....................................................................................34
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................36
Bàn luận theo mục tiêu nghiên cứu.............................................................36
4.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng.............................................................36
4.2. Một số yếu liên quan đến tiên lượng nặng của viem phổi nhiễm
C. Trachomatis ở trẻ dưới 6 tháng tuổi................................................36
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................37
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.

Tỷ lệ các loại viêm phổi chung theo các nguyên nhân khác nhau...28
Đặc điểm các căn nguyên kết hợp viêm phổi do C. trachomatis.....28
Tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi C. trachomatis phân bố theo tuổi....29
Tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi C. trachomatis phân bố theo giới....29
Đặc điểm gia đình của bệnh nhân viêm phổi không điển hình...30
Đặc điểm tuổi của mẹ..................................................................30
Đặc điểm tiền sử sản- phụ khoa..................................................31
Đặc điểm, so sánh triệu chứng cơ năng khi nhập viện................31
Đặc điểm và so sánh triệu chứng thực thể..................................32
Đặc điểm về thời gian xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.........32
Đặc điểm X- quang viêm phổi nhiễm C. trachomatis................33
Đặc biến đổi công thức bạch cầu viêm phổi nhiễm C. trachomatis....33
Đặc điểm biến đổi CRP viêm phổi nhiễm C. trachomatis..........33

Liên quan viêm phổi nhiễm C. trachomatis với phương thức sinh.....33
Liên quan của tuổi, giới với viêm phổi nhiễm C. Trachomatis
nặng.............................................................................................34
Bảng 3.16. Liên quan căn nguyên vi sinh với viêm phổi nhiểm
C.
Trachomatis nặng........................................................................34
Bảng 3.17. Liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng với mức độ nặng của
viêm phổi.....................................................................................35
Bảng 3.18: Liên quan giữa một số đặc điểm cận lâm sàng với mức độ nặng
của viêm phổi..............................................................................35


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ viêm phổi theo các nguyên nhân khác nhau......................28
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo tuổi của viêm phổi C. Trachomatis.......................29


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hình thái vi khuẩn C. trachomatis dưới kính hiển vi .......................3
Hình 1.2. Chu kỳ vòng đời của vi khuẩn C.trachomatis ..................................5
Hình 1.3: Viêm phổi trẻ em do C. trachomatis ................................................9



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là bệnh phổ biến và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ

em

tại

các

nước

đang

phát

triển.

Viêm phổi cộng đồng là một bệnh phổ biến và là nguyên nhân tử vong hàng đ
ầu ở trẻ em các nước đang phát triển [1]. Tại Việt Nam, trong những năm gần
đây, các tác nhân gây viêm phổi do vi khuẩn không điển hình nói chung đã
được đề cập và quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên viêm phổi nhiễm Chlamydia
trachomatis (C. trachomatis) còn ít được quan tâm và hầu như chưa được
nghiên cứu ở Việt Nam.
C. trachomatis là vi khuẩn gram âm thường được biết tới là tác nhân
hàng đầu gây các nhiễm trùng sinh dục. Tuy nhiên C. trachomatis còn được
biết đến là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình ở trẻ
em nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Theo nhiều báo cáo tại Mỹ, trẻ sinh ra từ các bà mẹ
bị nhiễm C. trachomatis đường sinh dục có nguy cơ viêm kết mạcmắc viêm
phổi, và các nhiễm trùng hô hấp khác lên tới 70% [2].
Viêm phổi trẻ em do nhiễm C. trachomatis thường biểu hiện bán cấp
tính với các triệu chứng hay gặp là , biêu hiện ho, khò khè, khó thở, có thể có
sốt hoặc không và thường kèm theo viêm kết mạc cấp. Các triệu chứng lâm
sàng thường biểu hiện khi trẻ được 4-12 tuần tuổi, ít khi gặp triệu chứng ở

trẻ dưới 2 tuần tuổi [3].
Theo nhiều báo cáo tỷ lệ mắc viêm phổi nhiễm C. trachomatis ở trẻ em
dao động từ 10- 30%, tùy thuộc vào quốc gia và nhóm đối tượng nghiên cứu
[4]. Nghiên cứu của Kamal Narain Mishra tại Ấn Độ năm 2011 cho thấy tỷ lệ
viêm phổi trẻ em dưới 6 tháng tuổi do C. trachomatis gặp là 32% trong đó độ
tuổi phổ biến là trẻ 4-16 tuần tuổi [2]. Một báo cáo của nhóm tác giả Brazil


2

Edna Lucia Souza, Renata Silva Girão tỷ lệ viêm phổi nhiễm C. trachomatis ở
trẻ em gặp là 9.9% [5].
Tại Việt Nam một nghiên cứu được tiến hành năm 2014 của nhóm tác
giả Lê Văn Đức, Phạm Thị Minh Hồng tại Bệnh Viện Nhi đồng 2. Nghiên
cứu được tiến hành sàng lọc trên 200 bệnh nhi tuổi dưới 6 tháng bị viêm
phổi, kết quả cho thấy có 10.2% các trường hợp viêm phổi do nhiễm C.
trachomatis [6].
Khác với các viêm phổi trẻ em do các nhóm vi khuẩn không điển hình
khác (như viêm phổi do M. pneumoniae, C. pneumoniae) lâu nay vẫn được
mô tả là viêm phổi ở trẻ lớn trong độ tuổi đi học, viêm phổi nhiễm Chlamydia
trachomatis gặp chủ yếu ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và có đặc điểm lâm sàng đặc
trưng khác biệt [2], [3], [5], [6].
Mặc dù tỷ lệ viêm phổi trẻ em do C. trachomatis chiếm tỷ lệ đáng kể
nhưng lại ít được nghiên cứu và đề cập đến trên thực tế lâm sàng.
Để góp phần làm rõ đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng
cũng như tìm hiểu các yếu tố liên quan tới viêm phổi trẻ em do C.
trachomatis chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm phổi nhiễm C.
trachomatisở trẻ em dưới 6 tháng tuổi tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương
2.


3. Nhận xét các yếu tố liên quan đến tiên lượng nặng của viêm phổi nhiễm
C. trachomatis ở trẻ em dưới 6 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.


3


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học vi khuẩn Clamydia trachomatis
 Phân loại: C. trachomatis làthuộc một trong bốn loài trong thuộc họ
Chlamydiaceae, ba loài còn lại trong họ này là Chlamydia amydia psittasi,
Chlamydia pecorum và Chlamydia pneumoniae [5], [7].
 Về hình thái:

khi quan sát dưới kính hiển vi quang học, C.

trachomatis vi khuẩn có hình cầu hoặc hình bầu dục, kích thước khác nhau,
là vi khuẩn Gram âm có màng lipopolisaccharide.
Vì thiếu một số enzyme tổng hợp các hợp nên C. trachomatis không tự
tổng hợp được ATP và đó cũng là lý do vi khuẩn này phải ký sinh nội bào bắt
buộc, lệ thuộc vào năng lượng của tế bào túc chủ, chúng không có khả năng
sống sót bên ngoài tế bào [7].

Hình 1.1. Hình thái vi khuẩn C. trachomatis dưới kính hiển vi [8]



5

 Hệ gen của C. trachomatis: gồm phân tử DNA dài 1.042.519
nucleotide với 894 trình tự mã hóa cho protein. C. trachomatis chứa 7 đến 10
bản sao của plasmid có kích thước 7.5 kb. Trình tự nucleotide của plasmid là
trình tự bảo thủ cao (có dưới 1% nucleotide thay thế), chứa 8 khung đọc mở
(Open Reading Frame) mã hoá các gen và các kháng nguyên. Mặc dù chức
năng của plasmid còn chưa xác định hết nhưng trình tự nucleotide và sự có
mặt của plasmid trong tế bào chứng tỏ nó có vai trò quan trọng đối với vi
khuẩn C.trachomatis [7], [8].
 Các loại kháng nguyên: Chlamydia có ba nhóm kháng nguyên là
genus-specific antigen, species specific protein antigen và serotype-specific,
bản chất là gluco-lipid và là loại kháng nguyên chung của nhiều Chlamydia
khác nhau. Loại kháng nguyên này gắn liền với thân. Ngoài ra còn có kháng
nguyên loài, bản chất là protein, không chịu nhiệt và kháng nguyên của từng
týp, bản chất là protein.
Tùy theo phản ứng đối với các loại huyết thanh khác nhau, người ta phân
biệt C. trachomatiscó đến 18 týp huyết thanh khác nhau, quy thành nhóm:
+ Nhóm gây bệnh cho mắt và đường sinh dục (các týp huyết thanh từ A
cho đến K), trong đó các týp từ A đến C thường gây bệnh mắt hột nhiều hơn,
týp B và các týp từ D cho đến K thường gây bệnh ở đường niệu dục và cho trẻ
sơ sinh.
+ Nhóm gây u hạt lympho hoa liễu (lymphogranuloma venerum viết tắt
theo tiếng Anh là LGV) do các týp huyết thanh L1, L2 và L3 [8].
 Nuôi cấy: Nuôi cấy C. trachomatis nói chung còn khó thực hiện tuy có
thể nuôi cấy được trong túi lòng đỏ trứng gà, vi khuẩn nhân lên ở màng niệu


6


đệm và nhất là ở túi noãn hoàng (Sac vitellin). Ngoài ra có thể nuôi cấy C.
trachomatis vào tế bào thận khỉ, tế bào Hela hoặc tế bào thai người.
 Khả năng đề kháng: Những hóa chất diệt khuẩn và ête có khả năng
tiêu diệt nhanh chóng C. trachomatis. Nó cũng bị mất tác dụng bởi glycerin
nhưng có khả năng tồn tại ở nhiệt độ lạnh.
 Chu kỳ phát triển của C.trachomatis: trong bào tương tế bào chu kỳ
phát triển của C.trachomatis kéo dài 48-72 giờ; vòng đời của C.trachomatis
gồm 2 giai đoạn là giai đoạn; tThể cơ bản và thể lưới [7].
o Thể cơ bản (Elementary Body- EB) là những tế bào tròn có đường
kính khoảng 0.3m, nhân đậm. Thể này xâm nhập vào các tế bào theo kiểu
thực bào
o Thể lưới (Reticulate Body- RB): Sau khi xâm nhập vào tế bào
C.trachomatis chuyển hóa nhờ tế bào và tạo thành thể lưới (đường kính 1m),
sinh sản theo hình thức phân đôi kiểu trực phân khoảng 2-3 giờ một lần. Sau
đó thể lưới lại chuyển thành thể cơ bản và giải phóng khỏi tế bào thông qua
hình thức ngoại tiết bào (exocytosis). Thông thường mỗi thể lưới giải phóng
100-1000 thể cơ bản rồi tiếp tục xâm nhập vào các tế bào mới.


7

Hình 1.2. Chu kỳ vòng đời của vi khuẩn C.trachomatis [9]

1.2. Khả năng gây bệnh và dịch tễ học của C.trachomatis
Vi khuẩn C.trachomatis là vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc, không có
khả năng sống sót ngoài tế bào nên đường truyền chủ yếu là đường tình dục
hoặc lây từ mẹ sang con khi người mẹ mang thai bị nhiễm C.trachomatis [5],
[7].
1.2.1. Khả năng gây bệnh:
- C.trachomatis có khả năng gây nên 2 bệnh chính ở người trưởng thành

là: Bệnh viêm kết mạc do C. trachomatis hay còn gọi bệnh mắt hột và bệnh
nhiễm trùng sinh dục tiết niệu, trong đó bệnh sinh dục tiết niệu do nhiều tuýp
(D, E, F, G, H, I, J và K) gây ra, tăng nhanh số lượng người mắc [8]

- Ở Trẻ sơ sinh có thể bị mắc bệnhbên cạnh việc gây viêm kết mạc cấp,
hoặc C. trachomatis còn gây các nhiễm trùng hô hấp đặc biệt là viêm phổi do


8

do C. trachomatis khi mẹ bị mắc các nhiễm trùng đường sinh dục do C.
trachomatis nếu bị lây từ mẹ [7].
1.3. Bệnh do nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ bao gồm cả phụ nữ có thai [9]
- Viêm cổ tử cung: Hơn 50% phụ nữ nhiễm C. trachomatis có viêm cổ
tử cung nhưng không có triệu chứng. Các biểu hiện khi có triệu chứng gồm:
khí hư, chảy máu giữa kỳ kinh hay sau giao hợp. Đau bụng mơ hồ, nhất là
vùng bụng dưới (ảnh hưởng đến phần sâu của đường sinh dục). Khi khám
phát hiện chất tiết cổ tử cung mủ nhầy, niêm mạc dễ tổn thương, phù hay có
thể loét phần trong cổ tử cung.
- Viêm niệu đạo: Thường kèm viêm cổ tử cung. Triệu chứng gồm: đi
tiểu nhiều lần, tiểu dlắt nhắt, tiểu buốt và đau bụng dưới. Xét nghiệm nước
tiểu có bạch cầu nhiều nhưng không phát hiện các vi khuẩn thông thường gây
nhiễm trùng đường tiểu như tụ cầu hoại sinh. Cần gián biệt với nhiễm trùng
niệu dục do các bệnh truyền qua đường tình dục khác (STD) như lậu và
nhiễm Herpes simplex.
- Viêm quanh bao gan (hội chứng Fitzhugh-Curtis): Ít gặp; d. Do viêm
vòi trứng và buồng trứng bên phải lan lên quanh gan.
- Bệnh viêm nhiễm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease: PID) Hơn
30% phụ nữ nhiễm C. trachomatis có viêm nhiễm đường sinh dục trên, gọi là
bệnh viêm vùng chậu và có thể dẫn đến có thai ngoài tử cung hay vô sinh.

- Biến chứng khi có thai: Nhiễm C. trachomatis không điều trị khi có
thai có thể gây sinh non và trẻ sinh ra thiếu cân.
1.4. Bệnh do nhiễm C. trachomatis ở trẻ nhỏ [7]
Nếu mẹ bị nhiễm C. trachomatis đường niệu dục trong quá trìnhkhi
mang thai, 60-70% trẻ sinh ra theo đường âm đạo có nhiễm vi khuẩn này


9

trong mũi hầu, trong số đó: Viêm kết mạc chiếm 20 -50%; Viêm phổi từ 5
đến 30%.
Tỷ lệ hiện mắc (prevalence) C. trachomatisChlamydia ở phụ nữ mang
thai vào khoảng 2-20%, tùy quốc gia [4].
1.4.1. Cơ chế lây nhiễm C. trachomatis từ mẹ sang con: [7], [9], [10]
Sự lây nhiễm C. trachomatis từ mẹ sang con xảy ra trong thời kỳ chu
sinh,. cCụ thể là:
- Trẻ trực tiếp nhiễm C. trachomatis từ dịch âm đạo của mẹ vào
đường hô hấp và kết mạc mắt khi sinh thường. KĐây là kiểu lây kiểu
lây truyền phổ biếnnày và chiếm thực tế đa số các trường hợp viêm phổi
sơ sinh do nhiễm C. trachomatis được báo cáo là do sinh thường. .
- Vỡ ối sớm: một số báo cáo của các tác giả trên thế giới cho thấy nhiều
trường hợp trẻ sơ sinh mắc viêm phổi do C. trachomatis mặc dù được sinh
mổ. Nguyên nhân được nhiều tác giả đề cập và được chấp nhận là do hiện
tượng vỡ ối sớm, vi khuẩn lây ngược dòng lên cho thai nhi qua màng ối và
dịch ối chính vì thế. Vì thế, trẻ vẫn nhiễm dù được mổ lấy thai [7], [9], [10].
- Qua nhau thai: Rất hiếm gặp. Nhưng đã có báo cáo trẻ được mổ lấy thai
và không bị vỡ ối sớm mà vẫn bị nhiễm C. trachomatis từ mẹ. [10].
Thực tế nghiên cứu của tác giả Kamal Narain Mishra năm 2011 [2] khi
nghiên cứu tỷ lệ mắc viêm phổi do C. trachomatis ở trẻ dưới 6 tháng tuổi cho
kết quả: tỷ lệ viêm phổi C. trachomatis là 24% (12/50 trẻ); trong đó 2/12

(16%) trẻ sinh mổ; và 10/38 sinh thường thườngvà, kết quả cho thấy cho thấy
sự khác biệt là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê..
1.4.2. Viêm phổi nhiễm C. trachomatis ở trẻ dưới 6 tháng tuổi [3], [7], [10]


10

Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu, có từ 5% đến 30% các trẻ sinh ra từ
mẹ có nhiễm C. trachomatis ở âm đạo - cổ tử cung bị viêm phổi trong 6 tháng
đầu đời., T trong đó một nửa có kèm theo viêm kết mạc đi kèm cùng do C.
trachomatis [8], [10], [11]..
 Ủ bệnh: các nhiễm trùng do C. trachomatis ở trẻ sơ sinh có thời gia ủ
bệnh Đa sốtrung bình từ 4-12 tuần kể từ khi sinh ra hiếm khi c. Có trường hợp
chỉ 2 tuần tuổi [2], [3], [6].
 Triệu chứng lâm sàng
+ Ho và tắc mũi nhưng thường không có chất tiết ở mũi, trừ một số ít
trường hợp; h. Ho khúc khắc từng tiếng một và xảy ra đột ngột.
+ Thở nhanh
+ Hay gặp viêm kết mạc kèm theo.
+ Có thể kèm viêm tai giữa.
+ Không sốt hay có sốt nhẹ .
+ Phổi có ran, nhưng ít khi gặp ran rít
+ Gan, lách dễ sờ thấy .
+ Ở trẻ đẻ non có thể có những cơn ngưng thở.
Theo nghiên cứu của Chun-Jen Chen, Keh-Gong Wu và công sự [3] tỷ lệ
các triệu chứng gặp ở trẻ viêm phổi nhiễm C. trachomatis: ho là triệu chứng
chính, thấy ở 100% các trường hợp trong đó chủ yếu ho lọc sọc đờm; thở
nhanh gặp ở 83% số trẻ, viêm mũi họng 67%; viêm kết mạc 33%; sốt chỉ gặp
ở 28% bệnh nhi.
 Cận lâm sàng



11

+ Công thức máu: bạch cầu có thể bình thường hoặc tăng nhẹ; Tăng bạch
cầu ưa axit (300-400/mm3) có thể được xem là dấu hiệu đặc trưng của bệnh
[2], [7], [11].
+ Khí máu: hạ oxy máu nhẹ đến vừa; có thể kéo dài hàng tuần dù đã hết
nhiễm trùng cấp.
+ X quang phổi: phổi tăng sáng hai bên, đối xứng, thâm nhiễm khoảng kẽ.
+ Theo nghiên cứu của các tác giả Kamal Narain Mishra; Chun-Jen
Chen [2], [3] đa số các trường hợp viêm phổi trẻ em nhiễm C. trachomatis
đều có tăng bạc cầu ái toan > 300.mm3; hình ảnh X quang phổi điển hình là
hình ảnh tổn thương thâm nhiễm khoảng kẽ phổi, đối xứng hai bên.

Hình 1.3: Viêm phổi trẻ em do C. trachomatis [11]

1.4.3. Các xét nghiêm phổi trẻ em do C. tC. trachomatis


12

 Nuôi cấy vi khuẩn: Nuôi cấy
 : Để phát hiện C. trachomatis, người ta có thể dùng biện pháp nuôi
cấy để chờ chờ vi khuẩn gia tăng số lượng. Do C. trachomatis không phát
triển ngoài tế bào nên không thể nuôi cấy theo phương pháp thường
dùng mà phải tiến hành nuôi cấy trên các tế bào như McCoy hoặc Hela
229, tế bào nhau thai [4].
- Trong viêm phổi nhiễm C.trachomatis bệnh phẩm là đờm, dịch tiết
đường hô hấp.

- Đối với bệnh mắt hột, người ta lấy nang bằng cách nạo các nang rồi cấy
vào các tế bào nhau thai người để phát hiện các hạt vùi trong nguyên sinh chất
của tế bào.
- Đối với bệnh viêm sinh dục– tiết niệu: lấy mủ chất tiết niệu đạo (nam
giới); chất tiết cổ tử cung, âm đạo (nữ giới) nuôi cấy trong môi trường có
chứa tế bào McCoy hoặc Hela 229 ở 37 0C - 5% CO2. Quan sát tính chất xâm
nhiễm sau 48 giờ nuôi cấy và phát hiện C. trachomatis bằng kỹ thuật miễn
dịch huỳnh quang: ủ với kháng thể đánh dấu huỳnh quang đặc hiệu cho kháng
nguyên vỏ lipopolysaccharide (LPS) hoặc protein màng (major outer
membrane protein- MOMP).
Cấy vi khuẩn Xét nghiệm này được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong
nhóm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng C. trachomatis vì có độ đặc hiệu
rất cao (100%), cho phép lưu giữ vi khuẩn làm kháng sinh đồ và phát
hiện được chủng kháng thuốc. Nhược điểm của phương pháp này là đòi
hỏi thời gian dài, chi phí lớn, kỹ thuật phức tạp và khó hơn: phải bảo đảm vi


13

khuẩn còn sống trong quá trình vận chuyển đến phòng thí nghiệm, đội
ngũ cán bộ thành thạo về nuôi cấy tế bào. Bên cạnh đó xét nghiệm này có
độ nhạy thấp (70-85%), thấp hơn so với khuếch đại nucleic acid (nucleic
acid amplification tests– NAATs) và các phương pháp khác như Kỹ thuật
miễn dịch gắn enzyme (phát hiện kháng thể IgM kháng C.trachomatis) [4],
[14].
Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang trực tiếp (direct fluorescent
antibody- DFA) [11]
Phương pháp này sử dụng kháng thể đơn dòng hay đa dòng đặc hiệu
được đánh dấu huỳnh quang để phát hiện trực tiếp kháng nguyên vỏ LPS hay
kháng nguyên mã hóa protein màng MOMP.

Mẫu bệnh phẩm được thu thập, mẫu được đánh dấu tên và địa chỉ bệnh
nhân. Sau đó, mẫu được phết nhẹ nhàng lên lam kính và được cố định ngay
lập tức bằng methanol. Sau khi được làm khô trong không khí từ 2 đến 3 phút,
lam kính được vận chuyển đến phòng thí nghiệm, nhuộm bằng kháng thể
đánh dấu huỳnh quang đặc hiệu với C.trachomatis. Kháng thể liên kết đặc
hiệu với C.trachomatis có trong mẫu. Tiếp đó là bước rửa để loại bỏ những
kháng thể không liên kết. Quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang, mẫu
dương tính C.trachomatis dạng cơ bản màu xanh táo tương phản với màu đỏ
đất của tế bào.
Xét nghiệm áp dụng được cho nhiều loại mẫu khác nhau, không yêu cầu
vi khuẩn còn sống, đòi hỏi kỹ năng xét nghiệm vừa phải, thích hợp chẩn đoán
trên các đối tượng có nguy cơ cao. Sự thành công của kỹ thuật miễn dịch
huỳnh quang phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Có kháng thể đánh dấu huỳnh
quang đặc hiệu với C.trachomatis, đủ kháng thể để kết hợp, kính hiển vi
huỳnh quang chất lượng tốt. Kỹ thuật này không thích hợp cho số lượng mẫu


14

lớn và đối tượng có nguy cơ thấp, độ nhạy thấp hơn NAATs và độ đặc hiệu
thấp hơn nuôi cấy tế bào [12].

Kỹ thuật khuếch đại nucleic acid (nucleic acid amplification tests–
NAATs) [15]
NAATs là kỹ thuật sinh học phân tử đã được ứng dụng rộng rãi trong y
học để phát hiện sự tồn tại của các vi sinh vật trong các mẫu bệnh phẩm, độ
nhạy trên 90%, độ đặc hiệu tương đương với nuôi cấy tế bào. Kỹ thuật
NAATs có ưu điểm là có thể áp dụng ở những nơi không có khả năng nuôi
cấy, xét nghiệm không đòi hỏi vi khuẩn còn sống, thời gian xét nghiệm ngắn
(trong 1 ngày).

Xét nghiệm này độ nhạy trên 90%, độ đặc hiệu tương đương với nuôi
cấy tế bào, có ưu điểm là có thể áp dụng ở những nơi không có khả năng nuôi
cấy, không đòi hỏi vi khuẩn còn sống, thời gian xét nghiệm ngắn (trong 1
ngày). Nhược điểm của xét nghiệm này là yếu tố ngoại nhiễm cao, tuy vậy có
thể tránh bằng cách sử dụng đầu côn lọc và dùng enzyme uracil- Nglycosylase trong phản ứng.

 Kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme (enzyme immunoassays– EIAs)
[12], [13], [14].
Phương pháp này dựa trên phản ứng hóa miễn dịch giúp phát hiện kháng
thể IgM và IgG kháng C.trachomatis. Kỹ thuật dựa trên nguyên lý miễn dịch
gắn enzzym, phản ứng ngưng kết kháng nguyên- kháng thể đặc hiệu. Phức hợp
kháng nguyên - kháng thể sẽ hoạt hóa enzyme chuyển cơ chất không màu thành
có màu, phát hiện được bằng phản ứng tạo màu hay đo bằng quang phổ kế.


15

Khi mẫu xét nghiệm được thêm vào màng, kháng nguyên của
C.trachomatis sẽ gắn với kháng thể được phủ sẵn trên màng. Sau đó bổ sung
kháng thể đặc hiệu với C.trachomatis liên kết với kháng nguyên đã được bắt
giữ bởi kháng thể trên màng. Dung dịch enzyme được thêm vào sẽ liên kết
với kháng thể đặc hiệu của C.trachomatis. Bước tiếp theo là rửa để loại bỏ các
thành phần không gắn với màng. Bổ sung cơ chất đặc hiệu với enzyme vào
màng. Nếu có kháng nguyên, cơ chất phản ứng với enzyme tạo sự thay đổi
màu sắc phát hiện và đo được bằng máy quang phổ kế.
 Xét nghiệm này có nhiều ưu điểm: hiệu quả với quy mô sàng lọc lớn,
không đòi hỏi vi khuẩn còn sống, rẻ tiền hơn nuôi cấy và yêu cầu kỹ năng xét
nghiệm vừa phải. Tuy vậy nó có nhược điểm là không sử dụng được với nhiều
loại mẫu lấy từ đại tràng, dịch tiết cơ quan hô hấp và âm đạo do giảm độ nhạy
và độ đặc hiệu với các mẫu này. Xét nghiệm này có độ độ đặc hiệu thấp hơn

nuôi cấy tế bào [14].
1.5. Các nghiên cứu về viêm phổi trẻ em do C.trachomatis trên thế giới và
ở Việt Nam
1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới
 Tại Châu Á: Nghiên cứu của các tác giả Kamal Narain Mishra tại Ấn
độ năm 2011 cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi viêm phổi nhiễm
C.trachomatis chiếm tỷ lệ khác cao tới 24 %; Trong đó tỷ lệ trẻ nam và nữ
tương đương nhau [2]. Lứa tuổi trẻ mắc viêm phổi nhiễm C.trachomatis phổ
biến từ 2- 4 tháng tuổi; không có sự khác biệt về nguy cơ giữa trẻ sinh thường
và sinh mổ.
Nhóm nghiên cứu Đài Loan Chun-Jen Chen, Keh-Gong Wu tiến hành
sàng lọc viêm phổi nhiễm C.trachomatis ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi tại Trung
Tâm Taipei Veterans General Hospita trong 4 năm từ 2001-2005 thu được kết


16

quả: 60 trẻ mắc viêm phổi nhiễm C.trachomatis trên tổng số 336 trường hợp
được sàng lọc, chiếm tỷ lệ ~ 18% (60/336) [3].
Cả hai tác giả đã khuyến cáo với viêm đường hô hấp dưới ở trẻ dưới 6
tháng tuổi, ngoài các nguyên nhân gây viêm phổi kinh điển, các bác sỹ lâm
sàng nên để ý tới việc phát hiện viêm phổi nhiễm C.trachomatis. Ngoài ra,
các tác giả Đài Loan khuyến cáo nên đưa xét nghiệm phát hiện kháng thể
kháng C.trachomatis (IgM) vào xét nghiệm thường quy ở trẻ dưới 6 tháng
tuổi có viêm đường hô hấp dưới [3].
- Các nghiên cứu của Châu Âu và Mỹ: các nghiên cứu đều cho thấy tỷ
lệ trẻ viêm phổi nhiễm C.trachomatis thấp hơn dao động từ 5- 22%.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Brazil: Edna Lucia Souza [5], tiến hành
nghiên cứu trên 151 trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện điều trị viêm
phổi trong vòng 12 tháng tai Trung tâm nhi khoa Hosannah de Oliveira

(Brazil), xét nghiệm kháng thể IgM kháng C.trachomatis cho kết quả 15
trường hợp có IgM dương tính chiếm 9.9%. Tuổi phát hiện trung bình là 8-12
tuần tuổi; 92% các trường hợp có tổn thương trên X quang phổi. Đồng nhiễm
vi khuẩn khác hoặc vi rút là yếu tố làm nặng thêm viêm phổi nhiễm
C.trachomatis.
Báo cáo của tác giả Kei Numazaki, Mark A. Weinberg, Jane McDonald
[7]: viêm phổi trẻ em nhiễm C.trachomatis hiếm khi phát hiện ở trẻ dưới 2
tuần tuổi. Đa phần các trường hợp đều diễn ra sau 1-2 tuần ho, sổ mũi; trên
90% các trường hợp không có sốt; khoảng 50% trẻ viêm phổi nhiễm
C.trachomatis có kèm theo viêm kết mạc. Các biến đổi cận lâm sàng được ghi
nhận: tăng bạch cầu ái toan; đa phần cả IgG và IgM kháng C.trachomatis đều
dương tính. Trên phim chụp XQ phổi có hình ảnh thâm nhiễm hai bên dạng
viêm phổi kẽ [7].


17

Các tác giả Eszter Balla and Fruzsina Petrovay của Trung tâm dịch tễ
Quốc gia Hungary trong một báo cáo năm 2012 cho biết tỷ lệ viêm đường hô
hấp do C.trachomatis ở trẻ sơ sinh là 7.7% [10].

1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
- Các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến nhiễm trùng hô hấp ở trẻ
em do C.trachomatis còn tương đối khiêm tốn. Đến nay theo chúng tôi biết
mới chỉ có một nghiên cứu của các tác giả Lê Văn Đức, Phạm Thị Minh Hồng
Bệnh Viện Nhi Đồng 2 [6], tiến hành nghiên cứu từ 5/2012 đến 12/2012. Kết
quả sàng lọc trên 200 trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện vì viêm
phổi; kết quả cho thấy 21 trẻ viêm phổi có IgM kháng C.trachomatis dương
tính chiếm 10.5%. Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 2,5 ± 1,3 tháng; phần lớn
trẻ có ho dai dẳng, viêm kết mạc, sốt nhẹ hoặc không sốt.



×