Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án nhân dân và những vấn đề phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.02 KB, 98 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH THIN PHC

NHIệM Vụ BảO Vệ CÔNG Lý CủA TòA áN NHÂN DÂN
Và NHữNG VấN Đề PHáT TRIểN Hệ THốNG PHáP LUậT
VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC


HÀ NỘI - 2018


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH THIN PHC

NHIệM Vụ BảO Vệ CÔNG Lý CủA TòA áN NHÂN DÂN
Và NHữNG VấN Đề PHáT TRIểN Hệ THốNG PHáP LUậT
VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lý lun v Lch s Nh nc v phỏp lut
Mó s: 8380101.01

LUN VN THC S LUT HC

Giỏo viờn hng dn khoa hc: GS.TSKH O TR C



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình của cá
nhân tôi. Các kết quả được nghiên cứu trong luận văn chưa được
công bố trong bất kì công trình, văn bản nào. Tôi đã hoàn thành
đầy đủ các môn học theo đúng quy định của Khoa Luật, trường Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
Vậy, tôi làm lời cam đoan này kính mong Khoa Luật xem xét
đề nghị để tôi có thể được bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thiện Phúc


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: KHÁI NIỆM CÔNG LÝ, TIẾP CẬN CÔNG LÝ, NHIỆM
VỤ BẢO VỆ CÔNG LÝ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN......................7
1.1.

Khái niệm về Công lý........................................................................7


1.1.1.

Khái niệm công lý trong nền khoa học pháp lý thế giới......................7

1.1.2.

Khái niệm Công lý tại Việt Nam.......................................................17

1.2.

Khái niệm quyền tiếp cận công lý và nội dung quyền tiếp
cận công lý của người dân..............................................................22

1.3.

Nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án nhân dân............................26

1.4

Hoàn thiện Hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng nhiệm
vụ bảo vệ công lý của Tòa án nhân dân.......................................30

1.4.1.

Khái niệm hệ thống pháp luật...........................................................30

1.4.2.

Mối liên hệ giữa Hệ thống pháp luật với nhiệm vụ bảo vệ công
lý của Tòa án nhân dân......................................................................33


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT - CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO
QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ VÀ NHIỆM VỤ BẢO VỆ
CÔNG LÝ CỦA TÒA ÁN...............................................................36
2.1.

Hệ thống pháp luật hiện hành trước yêu cầu bảo đảm và
bảo vệ công lý...................................................................................36

2.1.1.

Vấn đề nguồn pháp luật bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ công lý của
Tòa án................................................................................................36

2.1.2.

Thực trạng hệ thống pháp luật tố tụng bảo đảm quyền tiếp cận
công lý...............................................................................................42


2.2.

Vị trí, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ công lý ở Việt
Nam hiện nay...................................................................................63

2.2.1.

Vị trí, vai trò của Tòa án trong cơ chế phân công, phối hợp và
kiểm sát quyền lực............................................................................63


2.2.2.

Thực trạng mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan khác trong
hệ thống cơ quan tư pháp..................................................................66

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
BẢO ĐẢM NHIỆM VỤ BẢO VỆ CÔNG LÝ CUẢ TÒA ÁN
NHÂN DÂN.....................................................................................69
3.1.

Đa dạng hóa các loại nguồn trong hệ thống pháp luật Việt Nam
...........................................................................................................69

3.2.

Nâng cao vai trò giải thích pháp luật của Tòa án nhân dân
...........................................................................................................72

3.3.

Đảm bảo sự độc lập của Tòa án.....................................................77

3.4.

Đơn giản hóa các thủ tục tố tụng...................................................81

KẾT LUẬN....................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................89



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các bên tham gia trong tố tụng hình sự

54

Sơ đồ 3.1: Tóm tắt thẩm quyền của 4 cấp Tòa hiện nay

79


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013 đã chỉ ra rõ con đường xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân của nước ta. Trong đó, Nhà
nước pháp quyền đầu tiên cần phải có một hệ thống pháp luật đảm bảo
được lẽ phải, sự công bằng theo nghĩa đơn giản nhất mà ta hiểu được – đó
chính là công lý.
Công lý không phải là một thuật ngữ mới xuất hiện trong các lĩnh vực
xã hội nói chung và pháp luật nói riêng. Ngay từ những ngày đầu tiên khi con
người ý thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, ý niệm về công lý đã
hình thành. Công lý đã là nguyện vọng, là mong ước của con người, được đối
xử một cách công bằng, bình đẳng. Ở thời sơ khai, nó được thể hiện ở việc
chia các nguồn lợi phẩm (hoa quả, thú hoang) theo sự đóng góp của các cá

nhân trong những buổi đi săn bắt, hái lượm. Ở thời kì trung đại, dưới sự áp
bức bóc lột của giai cấp thống trị, người ta tìm đến công lý bằng những thần
thoại, những vị thần đem lại sự công bằng. Điều này thể hiện khát khao lẽ
phải giữa những chèn ép của xã hội lúc bấy giờ. Ở thời kì cận đại, những nhà
triết gia đưa ra những triết lý về một nền pháp luật công bằng liêm chính, chỉ
khi đó Nhà nước mới có thể tồn tại.
Đối với đồng bào công giáo, ta thường thấy xuất hiện khẩu hiệu:
“Không thể có hòa bình nếu không có công lý”. Chính vì lẽ đó, Ủy ban Công
lý và Hòa bình đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập. Có thể thấy
rằng, lịch sử phát triển của xã hội cũng có mối quan hệ tác động qua lại với
lịch sử thăng trầm của công lý. Công lý vừa mang tính chất của vật chất, vừa
mang yếu tố tinh thần, vừa mang tính thế tục, vừa mang tính tôn giáo. Công lý

1


cũng gần tương tự như quyền con người, phải được quy định trong pháp luật,
trong trường hợp không được quy định thì những cơ quan tiến hành áp dụng
pháp luật như: Tòa án, cơ quan điều tra, viện kiểm sát... phải suy nghĩ, xem
xét để vận dụng trên thực tế,
Với mỗi quốc gia, hệ thống tư pháp trong đó có Tòa án đều đóng vai trò
rất quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, đảm bảo an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã xác
lập những cơ sở hiến định mới cho cuộc cải cách vì một nền tư pháp liêm
chính theo hướng chỉ rõ sứ mệnh trọng yếu của Tòa án là bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân. Tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013
của Việt Nam đã khẳng định rõ: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công
lý”. Nói theo cách khác thì Tòa án là nơi bảo vệ cuối cùng người dân có thể
tìm đến mà không phụ thuộc vào địa vị kinh tế hay địa vị xã hội của họ. Hậu
quả sẽ là rất nghiêm trong khi người dân không còn niềm tin vào những người

thực hiện quyền công lý, đem lại công bằng cho xã hội. Để đảm bảo cho
nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án thì cần thiết phải có một Hệ thống pháp
luật thống nhất, đầy đủ để tạo khung pháp lý cho việc bảo vệ công lý cũng
như quyền tiếp cận công lý của người dân.
Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Nhiệm vụ bảo vệ công lý
của Tòa án nhân dân và những vấn đề phát triển Hệ thống pháp luật
Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhà nước và
Pháp luật của tôi.
2. Tình hình nghiên cứu
Công lý nói chung và nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
nói riêng đã được đánh giá đúng về tầm quan trọng, lần đầu tiên trong lịch sử
lập hiến, sau 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,

2


Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), đến
nay là bản Hiến pháp năm 2013, các giá trị cơ bản của công lý và nhiệm vụ bảo
vệ công lý của Tòa án đã lần đầu tiên được khẳng định và ghi nhận. Đã có một
số tác phẩm nổi tiếng hay công trình nghiên cứu, bàn trực tiếp hoặc gián tiếp về
vấn đề công lý và nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án như:
- Cuốn sách: “The Philosophy of Law: A very short introduction” (Triết
học luật pháp) của giáo sư về Luật và Lý thuyết pháp luật của Đại học Hồng
Kông Raymond Wacks (Phạm Kiều Tùng dịch năm 2011, Nhà xuất bản Tri
thức, Hà Nội). Giáo sư đã dành toàn bộ chương 4 để đưa ra những nét cơ bản
về nhận thức về công lý, mối quan hệ giữa công lý và pháp luật. Tác giải viết:
“Lý tưởng về công lý vừa là mang tính khoa trương của những hệ thống pháp
lý nội địa và vừa khẳng định về tính phổ biến của nó, mong muốn vượt qua
chính luật pháp”.

- Đề tài: “Quyền tiếp cận công lý và vai trò của Tòa án trong việc đảm
bảo quyền này” của PGS. TS Vũ Công Giao đã nêu khái quát về khái niệm,
đặc điểm và nền tảng của quyền tiếp cận công lý. Từ đó đánh giá vai trò của
Tòa án trong việc đảm bảo quyền này. Tác giả khẳng định Tòa án chỉ là một
trong nhiều mắt xích của tiến trình thực thi quyền tiếp cận công lý, song về
bản chất, vai trò của Tòa án là rất quan trọng. Bởi xét cho cùng, trong mọi nền
tư pháp, xét xử tại Tòa án luôn là phán quyết cuối cùng có hiệu lực pháp luật
và được đảm bảo thi hành đối với các bên tranh chấp.
- Cuốn sách: “Quyền con người trong thi hành công lý” của Tòa án
nhân dân tối cao được xuất bản năm 2010 của Nhà xuất bản lao động - xã hội.
Cuốn sách gồm tổng cộng 545 trang, trong đó có 15 chương, cung cấp những
thông tin cần thiết nhằm mang lại cho người đọc mà chủ yếu là cán bộ tòa án
có kiến thức tương đối sâu sắc và toàn diện về các quyền cơ bản của con
người và việc bảo đảm các quyền này trong quá trình thực thi công lý.
- Đề tài tổng hợp cấp Nhà nước “Những vấn đề lý luận về quyền tư
3


pháp trong cơ chế quyền lực thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”do GS.TSKH. Đào Trí Úc cùng PGS.TS. Vũ Công Giao, TS.
Đặng Văn Hải, ThS. Đào Bảo Ngọc, TS. Nguyễn Hải Ninh, TS. Nguyễn Thị
Thủy cùng thực hiện. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đã thể hiện rõ yêu cầu
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền Tư pháp và vai trò kiểm soát của quyền tư pháp
mà thể hiện rõ nhất là Tòa án. Ngoài ra, đề tài cũng đã nêu đến những yêu cầu
cơ bản, các yếu tố đảm bảo để xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh
để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Công lý của bộ máy Tư pháp.
- Đề tài: “Tòa án thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân” của GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Ths.
Đặng Phương Hải trên tạp chí lý luận chính trị số 2-2015. Đề tài đã phân tích,

so sánh giữa Hiến pháp 1999 với Hiến pháp 2013, chỉ ra nhiều điểm đổi mới
quan trọng liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân
dân. Những thay đổi này nhằm tăng cường việc bảo vệ quyền làm chủ của
nhân dân, quyền con người, quyền công dân; tăng cường hệ thống tư pháp để
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và bảo đảm vị trí “tối
thượng” của pháp luật. Đồng thời phân tích những giải pháp khắc phục mặt
hạn chế của Hiến pháp 2013 để Tòa án thực sự thực hiện quyền tư pháp, bảo
vệ công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân theo tinh thần của
Hiến pháp. Nhiệm vụ cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân
dân phải tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện theo hướng đề cao hơn nữa mục
tiêu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân.
- Báo cáo: “Chỉ số công lý - Thực trạng về Công bằng và Bình đẳng
dựa trên ý kiến của người dân năm 2012” của Chương trình phát triển Liên
hiệp quốc tháng 7 năm 2013. Bài báo cáo đã giới thiệu một hướng tiếp cận
mới để đánh giá kết quả tiến trình cải cách pháp luật và tư pháp đang diễn ra

4


trên thực tế. Số liệu được thực hiện trên 21 tỉnh và thành phố dựa trên 5 nội
dung chính về bảo đảm công lý và thực thi pháp luật, bao gồm: Khả năng tiếp
cận công lý, liêm chính, công bằng, hiệu quả. Bảo đảm các quyền cơ bản.
Trong đó cũng nêu lên các hình thức khiếu kiện và tranh chấp mà người dân
thường gặp phải và đánh giá của người dân về thể chế công quyền (Tòa án)
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý trên thực tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
- Làm rõ thêm lý luận khoa học các quan điểm về công lý, quyền tiếp
cận công lý và vai trò bảo vệ công lý của Tòa án nhân dân qua các thời kì.
- Đánh giá tương đối thực trạng và vai trò các nguồn luật trong Hệ

thống pháp luật Việt Nam để đảm bảo pháp lý cho việc bảo vệ công lý và
quyền tiếp cận công lý để từ đó có thể đề ra một số giải pháp nâng cao tính
hiệu quả của hoạt động này.
- Đánh giá tương đối thực trạng nguồn pháp luật và các đảm bảo quyền
tiếp cận công lý thông qua hệ thống tố tụng được áp dụng tại Tòa án.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích để làm rõ các quan niệm chung về công lý, quyền tiếp cận
công lý, nhiệm vụ bảo vệ công lý của tòa án trên phương diện lịch sử Nhà
nước và pháp luật.
- Nghiên cứu và tìm hiểu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ
bảo vệ công lý của Tòa án ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống quan điểm lý luận về công lý trong nền khoa học pháp lý thế
giới và trong tiến trình phát triển của Việt Nam.

5


- Hệ thống nguồn luật bảo đảm pháp lý quyền tiếp cận công lý và
nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án.
- Các thủ tục tố tụng được sử dụng tại Tòa án.
- Các giải pháp phát triển hệ thống pháp luật đáp ứng nhiệm vụ của Tòa
án nhân dân trong việc bảo vệ công lý.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Công lý là một khái niệm rộng lớn cho nên với phạm vi của luận văn
thạc sĩ, đề tài tập trung nghiên cứu công lý, quyền tiếp cận công lý, nhiệm vụ
bảo vệ công lý trong tư pháp, gắn chặt với việc xét xử của Tòa án.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, cụ thể trong việc nghiên cứu, tìm

hiểu các quan điểm về công lý và nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án qua các
tài liệu sưu tầm được.
- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, diễn dịch để
phân tích làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, đồng thời kế thừa có chọn lọc
kết quả của các công trình nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến
vấn đề đang nghiên cứu.
6. Kết cấu nội dung luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương 9 tiết.

6


Chương 1
KHÁI NIỆM CÔNG LÝ, TIẾP CẬN CÔNG LÝ, NHIỆM VỤ BẢO VỆ
CÔNG LÝ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1. Khái niệm về Công lý
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, khái niệm công lý là khái niệm
được các học giả, các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu. Lẽ phải, công lý,
công bằng xã hội luôn là một đề tài giành được sự quan tâm đặc biệt.
Khái niệm công lý cần được đánh giá và xem xét trên nhiều khía cạnh,
trong khuôn khổ luận văn này tôi xin trình bày những quan điểm của mình
dựa trên sự phân tích dựa trên nền khoa học pháp lý thế giới và các giai đoạn
của xã hội Việt Nam để làm sáng tỏ khái niệm về công lý.
1.1.1.

Khái niệm công lý trong nền khoa học pháp lý thế giới

Bàn về sự ra đời của công lý, các nhà nghiên cứu cho rằng trong giai
đoạn sơ khai, bán khai, xã hội tồn tại trong trạng thái mà người dân sống thưa
thớt và chiến tranh luôn rình rập, công lý còn chưa thực sự được coi là một

phẩm hạnh quan trọng của mỗi cá nhân bởi nó còn phải nhường chỗ cho
những phẩm chất quan trọng của các chiến binh như sức mạnh, lòng quả cảm,
sự khéo léo hay kỹ năng sử dụng vũ khí thuần thục. Pháp luật trong giai đoạn
đó dựa trên các giải pháp thô sơ là sử dụng “cường lực”, “bạo lực”, hay “bản
năng”, lẽ phải sẽ thuộc về kẻ mạnh hơn, khỏe hơn và “mỗi cá nhân là viên
cảnh sát của chính mình, người nào đủ mạnh thì dùng cách trả thù để xử tội
theo ý mình” [4]. Khi chế độ thành bang được thiết lập, các cá nhân phải gắn
bó, liên kết, hợp tác, bảo vệ lẫn nhau, không được có những hành vi làm
phương hại lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, trong một xã
hội văn minh, vai trò của “cường lực”, “bạo lực”, “sức mạnh” ngày càng phai
nhạt. Loài người đã nhận ra rằng không thể để cho các cá nhân tự ý định đoạt

7


phân xử, trật tự xã hội cần phải được thiết lập trên cơ sở hòa bình và công lý.
Những yêu cầu trong hình thái kinh tế -xã hội mới đó đã làm phai nhạt những
phẩm hạnh của các chiến binh và đưa công lý từng bước tiến tới vị trí trung
tâm của hệ giá trị đạo đức của xã hội cổ đại.
1.1.1.1. Thời kỳ cổ đại.
Các nhà nước và pháp luật đầu tiên hình thành trong thời kì này, do đó
ý niệm công lý cũng bắt đầu được hình thành một cách sơ khai, đơn giản.
a) Thời kì phương Tây cổ đại.
Dựa trên nền tảng của hai nền văn minh La Mã và Hy Lạp và sự phát
triển đông đảo của cư dân du mục, văn minh phương Tây cổ đại thời bấy giờ
đã có những bước phát triển nổi bật. Điều kiện tự nhiên của La Mã và Hy Lạp
vừa tạo ra nền tảng cho nền văn minh phương Tây cổ đại với những thành tựu
rực rỡ và điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố quan trọng đã mang nền văn
minh phương Tây cổ đại truyền bá khắp thế giới bằng nhiều con đường khác
nhau: chiến tranh hoặc hòa bình. Do đó, khi đi sâu tìm hiểu một định nghĩa

chính xác nhất về công lý mà chỉ tìm hiểu ở hệ thống tư tưởng, quan điểm của
các nhà tư tưởng hay các triết gia nổi tiếng ở giai đoạn này ở phương Tây thì
thật là thiếu xót. Văn minh phương Tây thời cổ đại gắn liền với các thần thoại,
truyền thuyết mà ở đó thể hiện sự kiến giải vũ trụ, con người và những khát
vọng của người dân. Công lý đối với những người dân cổ đại thời bấy giờ
chính là sự tồn tại các vị thần theo tín ngưỡng mà họ sùng bái.
Ở Hy Lạp cổ đại thời bấy giờ, Nữ thần Thémis uyên thâm là người đã
thiết lập ra quy luật, trật tự, sự ổn đinh và luật pháp trong thế gian để cai quản
và bảo đảm công lý. Tính công bằng, chính trực và thói quen nghiêm minh
của Thémis đã khiến người Hy Lạp cổ xưa khâm phục và biết ơn, tạc tượng vị
nữ thần một tay cầm cân, một tay cầm thanh kiếm, mắt bịt một băng vải để
chứng tỏ sự vô tư, không thiên vị. Theo lệnh của Zeus, nữ thần Thémis triệu
tập các cuộc họp của các vị thần ở thế giới Olympe.
8


Để theo dõi việc thi hành pháp luật còn có nữ thần Diké con của Zeus
và Thémis, Diké là vị nữ thần của chân lý, công lý, sự thật. Nữ thần chuyên
theo dõi việc thi hành và giám sát luật pháp trong thế giới loài người để báo
về cho Zeus biết những việc đổi trắng thay đen, hà hiếp, bức hại người lương
thiện, bôi nhọ công lý, xuyên tạc, che giấu sự thật. Vì thế Diké rất căm ghét
thói dối trá, không trung thực. Theo lệnh của Zeus, Diké phải chịu trách
nhiệm trừng phạt những kẻ đảo điên, ỷ thế chuyên quyền bất chấp công lý.
Nữ thần phải với thanh gươm công lý của mình, đâm trúng trái tim những kẻ
coi thường luật pháp của thần thánh. Người Hy Lạp xưa kia thường tạc tượng
Diké với cây chùy cầm tay. Nhưng rồi vị nữ thần chính trực và đức hạnh này
không thể sống nổi với người trần chúng ta được. Thời đại hoàng kim qua đi,
con người ngày càng hư hỏng, đồi bại, quay quắt, đảo điên, trắng trợn đến
mức Diké bất lực. Nữ thần bèn cùng với người bạn gái thân thiết là Liêm sỉ
(Pudeur) bay về Trời. Từ đây nữ thần đổi tên là Astrée (Thần thoại La Mã:

Virgo) nghĩa là, “ngôi sao” hoặc “tinh tú” “tinh cầu”. Như vậy có nghĩa là
công lý chân chính từ đó trở đi chỉ có thể tìm được ở bầu trời cao xa vời vợi,
lấp lánh những vì sao.
Ngày nay, Nữ thần công lý thường được biết đến với cái tên Lady Justice,
với một tay cầm cân – tượng trưng cho sự suy xét cẩn trọng và công bằng, một
tay cầm kiếm – tượng trưng cho sức mạnh cưỡng chế, và một dải băng bịt kín
đôi mắt – tượng trưng cho sự vô tư, không bị tác động bởi ngoại cảnh. Lady
Justice bắt nguồn từ việc nhân cách hóa tư pháp trong nghệ thuật La Mã cổ đại.
Từ thế kỷ II trước Công nguyên khi người La Mã thôn tính Hy Lạp, họ đã xây
dựng Nữ thần công lý - Nữ thần Justitia dựa trên hình tượng của nữ thần Diké và
nữ thần Thémis. Phần lớn giới nghiên cứu đều đi tìm nguồn gốc của biểu tượng
này ở vùng Địa Trung Hải, cái nôi của những nền văn minh rực rỡ trong lịch sử
loài người. Biểu tượng Nữ thần công lý ngày nay có nguồn gốc từ thần thoại Hy

9


Lạp và La Mã, nữ thần Justitia, trong tiếng Latin là Iustitia, là hiện thân của
công lý trong thần thoại La Mã (Roman). Bà là một trinh nữ sống giữa loài
người cho đến khi loài người trở nên tha hóa và hủ bại, buộc bà phải bay lên
trời và hóa thân thành chòm sao Xử nữ (Virgo) [43].
Trước người Hy Lạp và La Mã, người Ai Cập cổ đại đã có nữ thần
Công lý của mình. Ma’at là nữ thần tượng trưng cho các giá trị sự thật, công
bằng, công lý, trật tự, pháp luật, đạo đức trong đời sống tâm linh của người Ai
Cập cổ đại. Bà là chủ nhân của phòng phân xử với tính cách thẳng thắn, công
minh khi phán xử một sự việc.
Thật thiếu xót nếu nhắc đến nền văn minh Hy Lạp cổ đại mà không
nhắc đến những triết gia nổi tiếng như Platon hay Aristotle.... Khi nói về pháp
luật, Platon nhấn mạnh đến luật tự nhiên, công lý với nghĩa trừng phạt những
kẻ vi phạm luật tự nhiên cũng mang tính tự nhiên. Công lý làm cho người ta

nhận thấy cái sai, tâm phục khẩu phục và chấp nhận với các biện pháp trừng
phạt tương ứng với những lỗi mà mình mắc phải. Tức là kẻ làm sai cũng đồng
thuận, vui vẻ với biện pháp trừng phạt áp dụng đối với mình [10]. Đấy chính
là sự khác nhau giữa “trừng phạt” theo nghĩa hiểu thông thường và “trừng
phạt” của “công lý tự nhiên”. Theo nghĩa thông thường, trừng phạt có thể hiểu
là sự trừng phạt theo quy định của pháp luật, do nhà làm luật ban hành ra các
quy định, những người làm điều sai có thể không chấp nhận hình phạt. Trong
cuốn Bàn về Pháp luật Platon nêu ra rằng:
Nếu các người trở nên xấu xa thì sẽ phải vào chốn xấu xa, còn
nếu tốt thì sẽ vào chỗ tốt. Đó là công lý của trời, mà dù các ngươi hay
bất kỳ kẻ bất hạnh nào đó sẽ được vẻ vang khi tránh thoát; và là cái
mà quyền lực ban bố đã đặc biệt ban bố; hãy lưu tâm đến những điều
ấy, vì sẽ có ngày chúng sẽ lưu tâm đến các người [1].
Ở đây, Platon cho rằng, công lý nằm ở các vị thần. Tư tưởng này của

10


Aristotle, có những điểm giống với tư tưởng của Phật giáo phương Đông về
luật nhân quả, gieo nhân gì, gặp quả nấy, thuận theo lẽ tự nhiên [18].
Còn theo Aristotle, thì công lý được chia thành công lý “phân phối” –
cách thức phân chia thành quả làm ra để công bằng với mỗi người theo những
gì mà người đó xứng đáng được hưởng và “công lý cải tạo” - nơi mà toà án
với các quyết định của mình nhằm sửa chữa lỗi lầm do một bên gây ra đối với
bên khác [10]. Theo Aristotle thì công lý phân phối chính là điều mà các nhà
lập pháp quan tâm hàng đầu, tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng luật pháp và công
lý là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất, thậm chí trong một số thời kì
phát triển của xã hội, luật pháp đôi khi còn đối nghịch với công lý.
b) Thời kì Phương Đông cổ đại.
Lưỡng Hà là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi đã xuất hiện và phát

triển những xã hội tri thức đầu tiên ngay từ khoảng nửa sau thiên niên kỷ IV
Trước công nguyên. Người có công xây dựng Vương triều Babilon thành
quốc gia hùng mạnh, thống nhất cả khu vực Lưỡng Hà là vua Hammurabi
(1792-1750 Trước công nguyên). Bằng các biện pháp vũ lực, ngoại giao khôn
khéo và kiên quyết, vua Hammurabi đã lần lượt chinh phục các quốc gia lân
bang. Vùng đất Lưỡng Hà rộng lớn, thống nhất đó được gọi là Babilon. Thời
kỳ tồn tại của Vương quốc Babilon (1894-1595 Trước công nguyên) là thời
kỳ huy hoàng nhất của lịch sử Lưỡng Hà. Hammurabi là ông vua đầu tiên của
Lưỡng Hà chế định một bộ luật thành văn hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất
cho toàn khu vực Lưỡng Hà với tên gọi Bộ luật Hammurabi.
Có thể nói, Bộ luật Hammurabi là văn bản viết thời cổ đại đề cập khá
rõ nét các tư tưởng, niềm tin, nhu cầu và khát vọng về công lý của con người
thời cổ đại. Phần trên bia luật Hammurabi có chạm hình của vua Hammurabi
đang đứng trang nghiêm trước thần Mặt trời, ánh sáng và xét xử (Samat).
Thiết lập công lý, bảo vệ công lý, đề cao hạnh phúc, chính nghĩa và công

11


bằng là tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ bộ luật. Cụm từ “công lý” được sử
dụng xuyên suốt phần mở đầu và phần kết luận của bộ luật. Công lý như ánh
sáng mặt trời cần phải “soi đến dân đen, tỏ ánh sáng khắp mặt đất”. Ngay tại
phần mở đầu của Bộ luật, vua Hammurabi khẳng định sứ mệnh và mục tiêu
của mình trong việc cai quản đất nước, đồng thời khẳng định quyền của người
dân được sống trong một chế độ công bằng, có trật tự:
Tại phần kết luận của Bộ luật, một lần nữa vua Hammurabi tiếp tục
nhấn mạnh đến những giá trị chân chính của bộ luật, một bộ luật dựa trên một
nền tảng công lý chân chính: “Đây là pháp luật công lý (law of justice) do vua
Hammurabi bách thắng đặt ra để đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền
thống trị nhân từ” [31].

Bộ luật Hamurabi xác định ý nghĩa, mục tiêu của công lý được đặt ra
là “vì hạnh phúc loài người”. Bộ luật đã nhấn mạnh việc thiết lập công lý là
việc “phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo
pháp luật, làm cho kẻ mạnh không ức hiếp kẻ yếu”. Công lý được định ra
để “đình chỉ phân tranh làm cho đất nước được hưởng hòa bình, nơi ăn chốn ở
của nhân dân được che chở, không có gì phải lo âu sợ hãi” [31]. Công lý được
đặt ra “để cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, để cho người cô quả có nơi nương
tựa, để cho toà án trong nước tiện việc xét xử, để cho sự tuyên án trong nước tiện
việc quyết định, để cho những kẻ được trình bày chính nghĩa” [4]. Như vậy,
mục tiêu cơ bản của công lý là ngăn chặn kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu mà hàm ý là
sự đe doạ đáp lại mạnh mẽ yếu thế với những người tận dụng sự yếu thế của
người khác. Công bằng xã hội là bảo vệ người yếu thế trước những đối xử không
công bằng như về địa vị pháp lý, quyền tài sản và các điều kiện kinh tế khác.
Với niềm tin tuyệt đối vào công lý, vua Hammurabi khẳng định:
Trẫm khắc những lời vàng ngọc của trẫm lên cột đá của trẫm
trước bức tượng của trẫm cũng tức là bức tượng của một vị vua của
công lý và “Nếu có người dân tự do nào đi kiện mà bị oan khuất thì
12


đến trước bức tượng của trẫm tức là đến trước bức tượng của vị vua
công lý đọc cái cột đá mà trẫm đã khắc chữ, lắng nghe những lời
vàng ngọc của trẫm, để cột đá của trẫm làm rõ vụ án cho người đó
để người đó được xử xét một cách công bằng [31].
Tuy nhiên, nguyên tắc công lý trong bộ luật này với cách hiểu là áp
dụng hình phạt ngang bằng với thiệt hại mà kẻ phạm tội gây ra cũng được
áp dụng một cách triệt để, tàn khốc và cứng nhắc một cách cực đoan tại bộ
luật. Nguyên tắc hình phạt ngang bằng (Talion) này bắt nguồn từ tập quán trả
thù nguyên thủy, cho phép người trong thân tộc người bị hại đi truy tìm và trả
thù kẻ làm hại người trong dòng tộc họ. Cuốn sách “Nguồn gốc văn minh”

của Will Durant đưa ra một ví dụ sinh động về cách phạt vạ khá tỉ mỉ, cẩn
thận, của người Abysinie trong giai đoạn này như sau: “Nếu một đứa nhỏ trên
cây té xuống đúng vào một đứa bạn của nó và làm cho đứa nhỏ chết thì mẹ
của đứa chết có quyền sai một đứa khác leo lên cây rồi buông tay cho té
xuống đúng đầu đứa phạm tội”. Trong bộ luật Hammurabi, Điều 196 Bộ luật
quy định: “Kẻ nào làm hỏng mắt của người dân tự do, kẻ đó sẽ bị người ta
chọc mù mắt”. Điều 197 Bộ luật quy định; “Kẻ nào đánh gãy tay của một
người tự do, người ta sẽ đánh gãy tay của hắn”. Điều 230 Bộ luật quy định:
“Người thợ xây xây nhà không cẩn thận làm đổ nhà chết con chủ nhà thì phải
giết con người thợ xây”…
Có thể nói mặc dù những tư tưởng tiến bộ tuy nhiên công lý trong giai
đoạn xã hội sơ khai này chỉ được hình thành dựa trên những truyền thuyết, thần
thoại. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng đây chính là những viên gạch đầu tiên
để xây dựng những bộ luật thành văn hoàn chỉnh tại thời điểm hiện tại.
1.1.1.2. Thời kì Trung đại
Augustine là một triết gia thời trung cổ. Nói về công lý, ông có một câu
nói rất nổi tiếng là “Nếu không có công lý, nhà nước sẽ là gì nếu không phải
là một băng cướp có tổ chức?”, Augustine không đồng ý với bất cứ khái niệm

13


“thiên mệnh” nào của kẻ cai trị. Ông cũng không tin rằng sự lập pháp hay
nghị định nên được thông qua mà không có sự bàn thảo. Ông nói “Luật bất
công không phải là luật”.
Còn đối với Martin Luther là nhà thần học người Đức, nhà cải cách tôn
giáo. Thần học Luther đã thách thức thẩm quyền của Giáo hoàng Đức khi rao
giảng rằng Kinh Thánh là nguồn vô ngộ (không sai lầm) duy nhất của địa vị
tư tế, thẩm quyền tôn giáo và được dành cho tất cả tín hữu (không chỉ dành
riêng cho giới tăng lữ) [10]. Theo Luther, con người chỉ có thể được cứu rỗi

bởi sự ăn năn và bởi đức tin tiếp nhận Đấng cứu thế là Chúa Giêsu, mà không
cần thông qua vai trò trung gian của Giáo hội. Thần học Luther đã trở thành ý
thức hệ dẫn đường cho cuộc Cải cách Kháng Cách và thay đổi lịch sử nền văn
minh phương Tây thời bấy giờ. Theo quan điểm của ông, công lý là thứ nhất
thời và cuối cùng cũng sẽ đi đến kết thúc nhưng lương tâm là vĩnh cửu và sẽ
không bao giờ lụi tàn.
Theo triết lý của Thomas Aquinas – nhà triết học người Italia, thực tế
những đạo luật do con người tạo ra có thể công bằng hay không công bằng.
Công lý là một khái niệm cơ sở, có nội hàm rộng hơn khái niệm về luật
pháp. Giá trị của công lý là cung cấp những tiêu chí cơ bản, quan trọng để
thẩm định, đánh giá các đạo luật thực định. Luật pháp là luật được định hình
dưới dạng văn bản, thể chế hoá lẽ phải bằng lý luận thực tế. Do quan niệm
về lẽ phải được cụ thể hoá dưới dạng quy định pháp lý, áp đặt lên mỗi cá
nhân và được xã hội thực thi, nó trở thành một nghĩa vụ luật pháp mà nếu
như phớt lờ, người ta có thể bị trừng phạt. Trong khi hiệu lực của luật pháp
dựa trên cơ sở sự cưỡng chế của xã hội (pháp chế), quy luật tự nhiên “bất
thành văn”, thông qua mệnh lệnh của lương tâm, đòi hỏi chúng ta tuân theo
các nguyên tắc luân lý. Vì thế, quy luật tự nhiên có liên quan đến nghĩa vụ
đạo đức hơn là nghĩa vụ luật pháp.

14


1.1.1.3. Thời kỳ cận đại
Ở thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều nhà triết học nổi tiếng với những
quan điểm khác nhau về công lý.
Thomas Hobbes khi bàn về thỏa ước xã hội đã nói thân phận con người
trước khi có thỏa ước xã hội trong tình trạng tự nhiên của mình là “nghèo khổ,
đơn độc, đáng tởm, tàn bạo và ngắn ngủi”. Theo ông luật tự nhiên dạy con
người sự cần thiết phải tự bảo tồn: chính quyền và luật pháp là cần thiết nếu

chúng ta cần phải bảo vệ trật tự và an ninh. Vì thế con người cần phải từ bỏ sự
tự do tự nhiên vốn có để tạo ra một xã hội ổn định trật tự. Triết lý của Hobbes
đặt trật tự lên trên công lý là có phần độc đoán.
Hoặc đối với nhà triết học người Pháp Jean Jacques Rousseau trong
tác phẩm Khế ước xã hội, ông viết: “Đức Chúa Trời là nguồn gốc duy nhất
của công lý. Mọi công lý đến từ Đức Chúa Trời, nhưng nếu chúng ta biết
cách tiếp nhận nguồn công lý cao siêu như vậy thì chúng ta sẽ chẳng cần đến
Luật pháp và Chính phủ” [14]. Điều tất yếu là phải có một loại công lý từ lý
trí mà ra và có tính phổ cập đến tất cả mọi người; nhưng muốn được đông
đảo mọi người chấp nhận thì công lý này phải có tính công bằng giữa người
với người. Những luật pháp của công lý thiên nhiên vì thiếu c ơ chế bảo đảm
hiệu lực thi hành là các chế tài nên không có hiệu quả với con người. Do đó
pháp luật của công lý thiên nhiên có thể sẽ gây hại người tốt và làm lợi cho
kẻ xấu, vì người tốt thì tôn trọng luật pháp với tất cả mọi người, trong khi kẻ
xấu thì lại bất tuân luật lệ.
1.1.1.4. Thời kỳ hiện đại
Trong xã hội hiện đại, những giải thích về công lý thường tập trung vào
việc làm thế nào để xã hội có thể phân phối một cách công bằng nhất những
phúc lợi và gánh nặng trong đời sống xã hội.
Trong cuốn Công lý: Đâu là việc đúng nên làm? (Justice: What’s the

15


right thing to do?) của giáo sư Đại học Havard Hoa Kỳ Michael J. Sandel.
Giáo sư cho rằng câu hỏi một xã hội có công bằng hay không chính là câu hỏi
về cách phân phối những điều chúng ta được hưởng thụ: Sự giàu có và thu
nhập; quyền lợi và trách nhiệm; quyền lực và cơ hội; chức vụ và danh dự.
Một xã hội công bằng phân phối những thứ này đúng cách cho mỗi người
nhận đúng phần họ xứng đáng được hưởng [25].

Trong tác phẩm Triết học luật pháp Giáo sư danh dự về Luật và Lý
thuyết pháp luật ở trường Đại học Hồng Kông - Giáo sư Raymond Wacks,
đưa ra một vài quan điểm về công lý, được trình bày như sau:
Công lý trong bất kỳ tình huống nào, không thể là một khái
niệm đơn giản, Công lý giữa những cá nhân với nhau cũng có phần
khó giải quyết so với sự thách thức của công bằng xã hội: sự tạo
dựng những thể chế chính trị và xã hội để chia phần chiếc bánh một
cách công bằng [17].
Những giá trị ưu việt, bền vững của công lý tiếp tục được bồi đắp và
làm sâu sắc hơn trong quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại. Về cơ
bản, các tư tưởng, học thuyết về công lý đều cho rằng công lý là điều kiện tiên
quyết cho cuộc sống tốt đẹp và cuộc sống tốt đẹp hơn và đây chính là điều mà
công lý hướng tới. Nội dung cốt yếu nhất của công lý là hoàn lại, trả lại cho
mọi người cái mà họ có quyền được hưởng và là mệnh lệnh để ngăn chặn một
người chiếm đoạt thứ mà thuộc về người khác hoặc ngăn chặn việc chiếm
đoạt những thứ gì thuộc về mình. Công lý còn được quan niệm như một hình
thức đạo đức luân lý phổ biến mà bất cứ ai cũng phải tuân thủ. Do đó, nghĩa
vụ đầu tiên của mỗi cộng đồng xã hội là phải bảo vệ và công nhận các giá trị
nền tảng của công lý.
Như vậy, các tư tưởng, học thuyết về công lý cho rằng thiên chức của
công lý là nuôi dưỡng, bồi đắp một trật tự nội tại trong mỗi cá nhân mà ở

16


đó nguyên tắc của lẽ phải và sự khôn ngoan phải đứng trên mọi sự xô đẩy
và cảm xúc của con người. Công lý có vai trò quan trọng trong việc tiết
chế, giữ cho mỗi thành viên của xã hội không có hành vi làm phương hại
đến người khác. Một điểm cũng cần nhấn mạnh là trong khi các phẩm hạnh
khác giúp con người tự hoàn thiện trong mối quan hệ với chính mình (lòng

quả cảm, sự khiêm tốn…) thì công lý lại giúp phát triển những phẩm chất
thúc đẩy mối quan hệ trong cuộc sống của một người với người khác. Vì
vậy, công lý là phẩm hạnh quan trọng giữ cho mỗi thành viên xã hội gắn bó
chặt chẽ vì lợi ích chung của toàn thể xã hội. Để đảm bảo sự ổn định và
phát triển, những đức hạnh tử tế, nhân văn và ấm áp, mà trong đó công lý
chiếm một vị trí đặc biệt ưu tiên, cần phải được lan tỏa sâu rộng và mạnh
mẽ trong mỗi cộng đồng xã hội.
1.1.2. Khái niệm Công lý tại Việt Nam
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, khát vọng công lý của người dân từ
ngàn năm qua đã đúc kết trở thành trong những tục ngữ, thành ngữ phê phán
thói hư tật xấu của đội ngũ quan lại phong kiến thời bấy giờ như: Đất thấp trời
cao (Hoàn cảnh trớ trêu, người có địa vị thấp kém khó có thể giãi bày, kêu oan
với những người cầm quyền); Nén bạc đâm toạc tờ giấy (Công lý bị đồng tiền
chi phối); Quan châu có quyền đốt đuốc, thiên hạ không được thắp đèn (Nhận
xét về sự bất bình đẳng giữa kẻ có chức quyền và nhân dân); Quan thấy kiện
như kiến thấy mỡ (Nhận xét về nạn tham nhũng của quan lại phong kiến) [4]
… Có thể nói rằng, công lý, lẽ phải và sự công bằng đã trở thành ước mơ,
khát vọng từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam.
Năm 1919 tại bản “Yêu sách nhân dân An Nam”, những giá trị của một
nền công lý chân chính, đích thực, nhân văn, vì con người cho nhân dân Việt
Nam xuất hiện và được truyền bá về Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc thay mặt
hội những người yêu nước An Nam gửi đến trưởng đoàn các nước tham dự

17


×