Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN một số KINH NGHIỆM tổ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰMTẠO HỨNG THÚ và NÂNG CAO kết QUẢ học tập môn TOÁN của học SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.88 KB, 33 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở
Tôi là: Đinh Thị Thanh Huyền
Sinh ngày: 08/11/1977
Nơi công tác: Trường THCS Thị trấn Me
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Toán
1.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng.

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰMTẠO HỨNG THÚ VÀ
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH THCS”.

Lĩnh vực áp dụng
Sáng kiến áp dụng trong việc giảng dạy môn Toán cho học sinh cấp Trung học
cơ sở.
Vấn đề mà sáng kiến giải quyết đó là sử dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú
và nâng cao chất lượng học tập môn Toán của học sinh Trung học cơ sở.
2. Nội dung.
a. Giải pháp cũ thường làm
a.1. Nội dung giải pháp cũ thường làm:
Chương trình Toán THCS hiện nay theo quy định chuẩn kiến thức kỹ năng của
Bộ Giáo dục và Đào tạo tuy đã có giảm tải song nhìn chung để học tốt môn Toán vẫn
là điều khó khăn đối với nhiều học sinh. Một bộ phận học sinh vẫn cho rằng môn
Toán là một môn “khô khan” không tạo được nhiều hứng thú, say mê cho các em, các
bài tập trong sách giáo khoa dạng trò chơi học tập vẫn còn ít và hình thức chưa phong phú.
Giáo viên khi giảng dạy thường rất trung thành với nội dung có trong sách giáo
khoa, chỉ đơn thuần hướng dẫn học sinh làm các bài toán dạng trò chơi đã có sẵn trong


sách giáo khoa mà chưa biết cách sáng tạo thêm trò chơi. Đặc biệt cũng chưa biết cách tổ
chức trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học.
Việc vận dụng các phương pháp dạy học đôi khi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt,
nhiều tiết học chưa tạo ra được sự lôi cuốn hấp dẫn trong giờ học, việc tổ chức các
hoạt động học tập của học sinh có khi còn mang tính hình thức, dẫn đến hiệu quả dạy
học chưa được như mong muốn.
a.2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp cũ
* Ưu điểm:
Giáo viên tiết kiệm được thời gian chuẩn bị, thời gian dạy trên lớp.
Học sinh được quan sát trực tiếp giáo viên làm trên bảng.
* Nhược điểm:


Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa hứng thú với việc học tập bộ môn Toán,
biểu hiện qua việc:
Học tập một cách thụ động, thiếu phương pháp và động cơ học tập, chưa tích
cực, chủ động tham gia vào quá trình tự tìm tòi lĩnh hội kiến thức;
Rụt rè, thiếu tự tin, ngại phát biểu ý kiến, ít tranh luận, ngại lên bảng;
Mất tập trung thậm chí làm việc riêng hoặc ngồi lì trong giờ học;
Không làm bài tập về nhà, không chuẩn bị bài mới, thiếu đô dùng học tập;
Không hồ hởi, hay căng thẳng, lo lắng khi đến giờ học, thấy học Toán là một
gánh nặng, có cảm giác sợ giờ Toán thậm chí dẫn đến hiện tượng nghỉ học với lí do
không chính đáng.
* Trước khi áp dụng sáng kiến tỉ lệ học sinh không mấy hứng thú với việc học
tập môn Toán là khá cao trên 50% ở tất cả các khối lớp, trong đó có đến 20,5% học
sinh của cả trường không thích học Toán điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
dạy học môn Toán tại đơn vị.
Có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó: do kiến thức tiền đề của
các em ở các lớp dưới không tốt (mất gốc) chiếm 29,1%; ham chơi, chưa quyết tâm
kiên trì học tập chiếm 19%; kiến thức môn Toán khó, khô khan và kém hấp dẫn chiếm

31,5% ; hoàn cảnh gia đình và điều kiện xã hội tác động chiếm 5%; giáo viên dạy khó
hiểu chiếm 16,8%; các nguyên nhân khác chiếm 3,6%.
Thực tế cho thấy nguyên nhân dẫn đến các em chưa hứng thú với việc học tập
môn Toán chủ yếu là do các em bị mất gốc và thấy kiến thức môn học khó và khô
khan kém hấp dẫn (chiếm 61,6%).
Từ thực trạng nói trên dẫn đến chất lượng học tập môn Toán còn thấp, kết quả
chất lượng môn Toán hai năm học gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi Toán là khá
khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 25%), trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu môn Toán khá cao
so với mặt bằng chung chất lượng của toàn huyện.
b. Giải pháp mới cải tiến
b.1. Giải pháp 1: Hiểu được phương pháp trò chơi trong học tập
b.1.1. Hứng thú và kết quả học tập của học sinh
Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có vai
trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói
riêng, hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng
hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, làm tăng sức làm việc ở mỗi
người. Trong họat động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh khám
phá tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học tập học sinh sẽ tập
trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó quan sát của các em trở nên nhạy bén và
chính xác, chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy
sẽ tích cực hơn, óc tưởng tượng sẽ phong phú hơn. Các em sẽ tự giác, sáng tạo, say
sưa trong quá trình tìm đến với tri thức, và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào
giải các bài tập một cách linh hoạt, sáng tạo hơn. Nhờ đó mà kết quả học tập của các


em sẽ ngày càng nâng cao, năng lực từng bước được hình thành, phát triển một cách
tích cực.
b.1.2. Nhận thức về tác dụng của trò chơi Toán học
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình
hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.

Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò
chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi,
luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến
thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học sinh
khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận
dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi. Do đó học sinh
được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong
trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh THCS, có thể nói nó quan trọng
như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và
tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức
tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi
thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ,
bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình.Vì tập thể mà
các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm
trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã
tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú
ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh
tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức
đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử
dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn
hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương
pháp giáo dục học sinh.
b.1.3. Đặc điểm của phương pháp trò chơi trong học tập
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho người học tìm hiểu một vấn
đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, những thái độ,
những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó. Trò chơi học tập là hoạt động

được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi. Trò chơi học tập có những đặc
điểm sau:
- Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học hoặc
một bài học cụ thể.
- Trò chơi học tập thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định
của một giờ học.


- Mọi người học đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong
trò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
Khác với trò chơi rèn luyện sức khỏe và giải trí, trò chơi học tập nhằm hướng
tới sự nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể
của môn học, bài học, lớp học.
b.2. Giải pháp 2: Hiểu được cách tổ chức trò chơi học tập trong tiết học Toán.
b.2.1. Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ học
Người dạy (hoặc người dạy và người học) lựa chọn trò chơi;
Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi;
Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho người học;
Chơi thử (nếu thấy cần thiết);
Người học tiến hành chơi;
Đánh giá sau trò chơi (người dạy nhận xét đánh giá, tuyên dương, kết hợp với
việc đánh giá lẫn nhau của người học);
Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
b.2.2. Những nguyên tắc khi sử dụng phương pháp trò chơi trong day học Toán.
Để trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết
kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Thiết kế trò chơi toán học sao cho phù hợp với nội dung từng bài học:
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán cấp THCS nói
riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ
thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy

toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ
mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học hoặc gợi mở
kiến thức và kỹ năng đặt học sinh vào tình huống có vấn đề có mâu thuẫn cần giải
quyết có trong bài học mới.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh của từng lớp, phù hợp với khả
năng người hướng dẫn, sự chuẩn bị của GV và cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
- Cấu trúc của trò chơi học tập:
+ Tên trò chơi
+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng
nào. Mục đích trò chơi sẽ quy định hành động trò chơi được thiết kế trong trò chơi.
+ Đồ dùng, trò chơi: Mô tả đồ dung sử dụng trong Trò chơi học tập.
+ Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người
chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.


+ Nêu lên cách chơi
+ Nếu cần thiết cho HS chơi thử.
+ Phần thưởng cho đội thắng, phạt đội thua như thế nào?
- Cách tổ chức trò chơi.
+ Thời gian tiến hành: thường từ 3 – 5 phút
+ Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.
Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri
thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.

+ Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải
mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những
học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng
cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...tuyệt đối GV không được phê bình hoặc nói nặng lời
mà phải luôn động viên các em.
Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi học sinh đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng. học
sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng, tuân thủ luật chơi.
Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều kiến thức
và thời lượng bài học.
Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho
học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi
và đánh giá sau khi chơi.
Giáo viên phải có tác phong chững chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi,
hòa đồng với hoc sinh; Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự hấp
dẫn và pha trộn ít hài hước trong mỗi trò chơi. Nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và
đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục
của trò chơi.
b.2.3. Cách lựa chọn trò chơi
Việc lựa chọn trò chơi học tập phải đáp ứng được yêu cầu mục đích dạy học.
Các trò chơi phải đặt ra cho học sinh các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung
dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí đóng góp cụ thể trong quá trình thực hiện mục
đích dạy học. Vì vậy việc lựa chọn trò chơi theo kinh nghiệm của bản thân cần đạt
được những yêu cầu sau:
Giáo viên xác định được mục tiêu của trò chơi đưa ra là gì? (Hình thành, luyện
tập, cũng cố kiến thức nào? Giáo dục kĩ năng gì? Phẩm chất gì?) điều này được xác
định dựa trên mục tiêu bài học.
Lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa với học sinh, lựa chọn
thời điểm thích hợp khi tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. Các thời điểm được tính
đến là:



- Sau khi hoàn thành một bài học: cách này có ưu điểm là kích thích được sự
hứng thú học tập của học sinh, một giờ học tránh được những suy nghĩ căng thẳng trở
thành một giờ “chơi mà học, học mà chơi” hết sức sinh động.
- Sau khi hoàn thành một chương với cách này sẽ giúp học sinh hệ thống được
kiến thức một cách sinh động và hiệu quả.
- Học vào các buổi học tự chọn, bổ trợ với cách học này sẽ giúp học sinh củng
cố, khắc sâu, phát triển, nâng cao kiến thức cho học sinh.
Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn; luật chơi đơn gỉan dễ hiểu,
dễ chơi, phải phù hợp với chủ đề bài học với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ
thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, có tác dụng khích lệ tinh thần
học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém
ngoài cuộc, đặc biệt trò chơi phải không gây nguy hiểm cho học sinh và môi trường
xung quanh.
Không nên chọn những trò chơi chỉ được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu tác
dụng giáo dục về kiến thức, phẩm chất cũng như kĩ năng học tập.
Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm
chán cho học sinh.
b.2.4. Hướng dẫn cách chơi
Trước hết, giáo viên phải chia được các đội chơi cho phù hợp, cân đối lực
lượng, hợp với yêu cầu trò chơi.
Giới thiệu trò chơi, luật chơi, quán triệt ý thức kỷ luật khi chơi. Đây là khâu rất quan
trọng, giáo viên nên giới thiệu trò chơi một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thu hút và hấp
dẫn người chơi (nếu luật chơi khó thi giáo viên có thể chơi mẫu trước).
Động viên học sinh chơi nhiệt tình, hết mình, chơi đẹp, đảm bảo nề nếp, nội
qui nhà trường.
Quan tâm đến đối tượng học sinh yếu của lớp, học sinh nhút nhát...động viên các
em, đưa ra những trò chơi phù hợp với các em để các em có hứng thú tham gia hoạt động.
b.3. Giải pháp 3: Giới thiệu một số trò chơi đã sử dụng trong tiết dạy học Toán.

(Trích phụ lục 1)
2.3.1. Trò chơi số 1: “ Chạy tiếp sức”
2.3.2. Trò chơi số 2: “nếu…thì…”
2.3.3. Trò chơi số 3: “ Ghép bìa”
2.3.4. Trò chơi số 4: “ Ô chữ”
2.3.5. Trò chơi số 5: “Sai ở đâu? Sửa thế nào?”
2.3.6.Trò chơi số 6: “Sự sắp xếp ngẫu nhiên”
2.3.7. Trò chơi số 7: “xây tường”
2.3.8. Trò chơi số 8: “Ai nhanh hơn”
2.3.9. Trò chơi số 9: “Nhanh tay, nhanh mắt”
2.3.10. Trò chơi số 10: “Thử tài ghi nhớ”.


2.3.11. Trò chơi số 11: “Ngắm đúng mục tiêu”
2.3.12.Trò chơi số 12: “Đoán ý đồng đội”
2.3.13. Trò chơi số 13: “Đuổi hình bắt chữ”
b.4. Điểm mới của sáng kiến
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở THCS theo phương
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt
động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn.
Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, việc đưa ra trò chơi
toán học để các em được học mà chơi, chơi mà học.Trò chơi toán học không những chỉ
giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức
đó.
Tôi chọn sáng kiến nghiên cứu này nhằm giúp học sinh nắm kiến thức môn
Toán ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong các giờ học toán, nâng cao chất lượng
giảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên.
Điểm mới trong việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này là sự lựa chọn các
trò chơi dạy học toán phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp trong cấp học

THCS và qua từng dạng bài, một sáng kiến mang tính mới mẻ mà từ trước tới nay ít
được vận dụng hoặc có vận dụng thì cũng đang dừng lại mang tính hình thức, chưa
thực sự mang lại hiệu quả cao.
b.5. Những ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong
giờ học
 Ưu điểm
Phương pháp trò chơi trong học tập tạo nhiều cơ hội để học sinh tham gia tích
cực, chủ động vào quá trình dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và được
phát triển một cách toàn diện vì:
- Là phương pháp giáo dục phù hợp với tuổi học sinh;
- Tạo được sự thích thú, hấp dẫn, không khí vui vẻ;
- Khi chơi học sinh sẽ bộc lộ, thể hiện mình một cách tự nhiên;
- Giúp thay đổi hình thức hoạt động và trạng thái tình cảm với việc học;
- Học sinh tiếp thu bài học một cách tích cực và tự giác;
- Tạo cơ hội giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và củng cố kiến thức;
- Giúp học sinh phát triển tâm lí, thái độ đạo đức: có trách nhiệm cao với đồng
đội tôn trọng kỷ luật của nhóm, đội và luật chơi, giúp đỡ đồng đội…
Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; bớt
khô khan nhàm chán, học sinh được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiêm,
hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi, căng
thẳng trong học tập.
Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thệ nghiệm những thái độ, hành vi. Từ đó
hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực tạo ra động cơ


tốt cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Học sinh được rèn luyện khả năng
quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống. Hình
thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp cho học sinh.
 Hạn chế

Trong quá trình chơi sẽ dễ gây ồn ào, làm ảnh hưởng đến các lớp khác.
Học sinh có thể ham vui thái quá kéo dài thời gian chơi làm ảnh hưởng đến các
hoạt động khác của tiết học.
Tác dụng giáo dục của trò chơi có thể bị hạn chế hay thậm chí phản tác dụng
nêú việc lựa chọn trò chơi không phù hợp hoặc tổ chức trò chơi không tốt.
3. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
- Hiệu quả kinh tế:
Tổ chức trò chơi trong hoạt động học tập thường khá đơn giản, không tốn kém,
không đòi hỏi nhiều kinh phí mua sắm dụng cụ học sinh lại hứng thú trong lúc chơi
tìm kiếm kiến thức cho việc học.
Giúp các em có kỹ năng khi tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà
trường như hoạt động trải nghiệm, hoạt động Ngoại khóa, kéo các em vào hoạt động
có ích trách xa những trò chơi ảo gây tốn kém tiền của gia đình, ảnh hưởng đến tâm
sinh lí như chơi Game, điện tử…
- Hiệu quả xã hội:
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ
học của học sinh.Trò chơi học tập tạo ta không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ
học mà còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.
Với những kinh nghiệm trên tôi đã góp phần nâng cao chất lượng của giờ dạy
học toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Đồng thời tạo sự say mê hứng
thú cho học sinh khi học toán và từ đó học sinh ngày càng yêu thích môn toán hơn
thông qua các trò chơi học tập.
Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học
tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá
nhau trong học tập.
Trên thực tế những giờ dạy đan xen tổ chức chò chơi toán học tôi thấy học sinh
rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến thức dần dần được các em nắm
bắt thông qua các hoạt động đó một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Ngoài những trò chơi đã giới thiệu ở trên, tôi còn tìm tòi, sáng tạo một số trò
chơi phục vụ cho một số môn học khác. Việc sáng tạo tổ chức các trò chơi tuy vất vả

nhưng tôi vẫn tìm thấy niềm vui ở trong công việc và càng thấy yêu nghề hơn bởi vì
thông qua các trò chơi, quan hệ thân thiện gắn bó giữa thầy và trò, giảm bớt áp lực đối
với học sinh, giúp các em hăng say trong học tập, không còn tránh né giáo viên mỗi
khi mắc sai lầm khuyết điểm... Học sinh cảm thấy mình sống hòa đồng gần gũi với tập
thể và tự giác sửa chữa những sai lầm khuyết điểm” (vì nhiều lúc giáo viên cũng tham
gia cùng chơi với học sinh). Tình cảm bạn bè giữa học sinh với học sinh ngày càng
gần gũi, gắn bó hơn. Những giờ học thoải mái, sôi nổi, hiệu quả ngày càng tăng. Chất
lượng học tập của các em ngày được nâng lên, hạn chế tình trạng học sinh tiếp thu kiến


thức một cách thụ động, trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải
hay mất tập trung trong học tập. Không những thế mà còn giúp học sinh nhút nhát, cá
biệt hòa mình vào tập thể. Số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày một tăng lên.
Ngoài những trò chơi trên, việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng
giúp GV tổ chức được các trò chơi hay bằng những hình ảnh sinh động và hấp dẫn
như: Rung chuông vàng, Chiếc nón kỳ diệu...đã tạo cho học sinh sự hứng thú hơn rất
nhiều trong các giờ học toán.
Dưới đây là một số bảng so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Bảng so sánh kết quả điều tra hứng thú học tập môn Toán của học sinh.
Kết quả điều tra hứng thú học tập môn Toán
của học sinh trường THCS
Bình
Không
Rất thích
Thích
thường
thích

Năm học
2016 - 2017

(151 học sinh)
Chưa thực hiện sáng
kiến
2017- 2018
(134 học sinh)
Đã thực hiện sáng kiến

SL

22

47

51

31

%

14,6

31,1

33,8

20,5

SL

35


53

28

18

%

26,1

39,6

20,9

13,4

Tôi nhận thấy rằng khi đưa các trò chơi vào các tiết học toán không những giúp
các em khắc sâu kiến thức mà còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo
đức như tình đoàn kết, thân ái, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm.Kết quả học tập
bộ môn Toán được nâng lên rõ rệt:
Bảng so sánh kết quả học tập môn Toán của học sinh
Năm học
2016 – 2017
(151 học sinh)
Chưa thực hiện sáng
kiến
2017- 2018
(134 học sinh)
Đã thực hiện sáng kiến


Giỏi

Khá

Tb

Yếu

SL

16

42

71

22

%

10,6

27,8

47

14,6

SL


29

53

52

0

%

21,6

39,6

38,8

0

Qua kết quả đạt được như trên, tôi thấy vào đợt khảo sát giữa HKII thì số học
sinh yếu đã không còn, số học sinh khá giỏi tăng rõ rệt. So với những lần khảo sát
trước thì kết quả trên là rất đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng đổi mới trong
phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả quan.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng


Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không
nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi
từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút. Do vậy người giáo viên cần có kỹ
năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát

huy được tối đa vai trò của học sinh.
Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán nói riêng, chúng ta phải
dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng
tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò
chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người giáo phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu
đáo cho mỗi trò chơi.
Qua việc nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả trong bộ môn Toán, bản thân tôi
nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho một số môn học khác. Bên cạnh
những ưu điểm nói trên thì việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán nói
trên còn mang tính phổ biến, tính khả thi cao: từ khâu chuẩn bị, thiết kế đến tổ chức trò
chơi đều khá dễ dàng cho cả thầy và trò, luật chơi đơn giản, gần gũi được chế biến từ
luật chơi của các trò chơi dân gian hoặc trò chơi trên truyền hình…sáng kiến có thể áp
dụng được cho nhiều đối tượng, cùng một lúc có thể nhiều người được chơi – được
học, rất phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lí học sinh cấp trung học cơ sở, có thể áp
dụng cho nhiều môn học, lại phù hợp với tất cả các vùng miền.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ
SỞ

Thị trấn Me, ngày 29 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn

Đinh Thị Thanh Huyền


PHỤ LỤC
Phụ lục 1.
2.3.1. Trò chơi số 1: “ Chạy tiếp sức”
Chuẩn bị:

Giáo viên chia lớp thành n nhóm( Để đảm bảo trật tự trong giờ học và quản lý
học sinh thì tôi thường chọn 4 nhóm chơi), mỗi nhóm 4 học sinh, sao cho mỗi nhóm
đều có học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình…Trong mỗi nhóm học sinh tự
đánh số từ 1 đến 4.
Giáo viên chuẩn bị 4 nội dung công việc được đánh số từ 1 đến 4. Mỗi nội dung
được phô tô thành 4 bản và cho vào một phong bì riêng.
Các công việc được chọn theo nguyên tắc: Thực hiện công việc 1 được kết quả 1, dùng
kết quả 1 để thực hiện công việc 2, dùng kết quả 2 để thực hiện công việc 3, dùng công
việc 3 để thực hiện công việc 4.
Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, phấn, bút dạ.
Cách chơi:
Tổ chức mỗi nhóm học sinh ngồi theo hàng dọc, hàng ngang hay vòng tròn
quanh 1 cái bàn tuỳ theo điều kiện riêng của lớp.
Giáo viên phát đề số 1 cho học sinh số 1 của các nhóm, đề số 2 cho học sinh số 2 ….
Khi có hiệu lệnh, học sinh số 1 của các nhóm nhanh chóng mở đề số 1, giải rồi
chuyển giá trị x tìm được cho bạn số 2 của nhóm mình. Khi nhận được giá trị x đó, học
sinh số 2 mới được phép mở đề, thay giá trị của x vào, giải phương trình để tìm y rồi
chuyển đáp số cho bạn số 3 của nhóm mình. Học sinh số 3 cũng làm tương tự … Học
sinh số 4 chuyển giá trị tìm được của t cho giáo viên.
Thời gian chơi được quy định trước (nên từ khoảng 1- 3phút), đội nào xong
trước là đội giành chiến thăng về mặt thời gian, khi hết giờ chơi giáo viên ra hiệu
lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng đánh giá, cho điểm, đội chiến thắng là
đội hết ít thời gian mà có kết quả tốt nhất.
Tác dụng:
Trò chơi này giúp các em rèn tính độc lập, tự tin, bình tĩnh trong các tình huống
có thể bị rối (đức tính này rất cần thiết khi học sinh làm bài thi hoặc kiểm tra).
Rèn luyện tính trách nhiệm, ý thức tập thể cho học sinh, rèn sự nhanh nhạy,
chính xác.
Thay vì dùng phương pháp thảo luận nhóm nhỏ thông thường thì trò chơi
“Chạy tiếp sức”sẽ giúp học sinh thảo luận nhóm một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không

bị gò ép, rập khuôn. Nhờ sự “tiếp sức” của mỗi thành viên, nhất là sự đóng góp, diễn
giải của những học sinh tích cực, học sinh khá-giỏi, các em học sinh trung bình, yếu,
kém sẽ có thêm cơ hội để nắm bắt kiến thức đã học, có cơ hội để được làm việc, được
hoạt động nhiều hơn.
Trò chơi này rất dễ chuẩn bị, dễ chơi, áp dụng được cho nhiều bài.Thường sử
dụng cho các hoạt động củng cố, luyện tập.
Áp dụng:


Ví dụ 1: Khi dạy tiết 16 “Ôn tập chương I -Đại số 9” để giúp học sinh hệ thống
kiến thức của chương, tôi đã cho học sinh chơi trò chơi với yêu cầu sau:
Điền biểu thức thích hợp vào chỗ trống (…) dưới đây:

TT
1
2
3
4
5

Nhóm (tên nhóm)
 x 0
 x = ..... (với a ≥ 0)
 2
 x a
AB = …. (với A≥ 0 và B≥ 0)
A 2 = ….....

A = …… (với A≥ 0 và B> 0)
B

A 2 .B =......... (với B≥ 0)

6

A B = .....
A B = .....

7

A
= ...
B

(Với A 0 và B 0)

Nhóm (tên nhóm)
A 2 = …….
A 2 .B =.......... (với B≥ 0)
 x 0
 x = ..... (với a ≥ 0)
 2
x

a

A B = .....
(Với A 0 và B 0)

A B = .....
A

= ...
B

AB = ….

(Với A< 0 va B 0)
(với AB ≥ 0 và B ≠ 0)
(với A≥ 0 và B≥ 0)

(Với A< 0 và B 0)
(với AB ≥ 0 và B ≠ 0)

A
= ...
B

(với A ≥ 0 và B > 0)

Ví dụ 2: (Cho tiết 46 Đại số 8 – Luyện tập)
Phong bì 1: Giải phương trình 2  x – 2   1  x  1 .
Phong bì 2: Thế giá trị x (bạn số 1 vừa tìm được) vào rồi tìm y trong phương
trình  x  3 y  x  y .
Phong bì 3: Thế giá trị của y (bạn số 2 vừa tìm được) vào rồi tìm z trong phương
trình

1
3z  1
3y 1
+
=

3
6
3

Phong bì 4: Thế giá trị của z (bạn số 3 vừa tìm được) vào rồi tìm t trong phương
1 2
 t  t  , với điều kiện t > 0.
3
Sau khi học sinh hoàn thành, nộp kết quả. Giáo viên chiếu đề bài và đáp án lên
màn hình. Cụ thể:
- Bạn số 1 giải phương trình 2  x – 2   1  x  1 được tập nghiệm là S   2 .
2
trình z  t  1 

- Bạn số 2 thế giá trị x  2 bạn số 1 vừa tìm được vào phương trình
 x  3 y  x  y và tìm y.
Ta có:  2  3 y  2  y � y  0, 5 .

- Bạn số 3 thế giá trị y  0,5 bạn số 2 vừa tìm được vào phương trình
1
3z  1
3y 1
+
=
và tìm z.
3
6
3

1

3

Ta có : 

3 z  1 3.0,5  1
2

�z .
6
3
3


- Bạn số 4 thế giá trị z 

2
bạn số 3 vừa tìm được vào phương trình
3

1 2
2
1
t  t  với điều kiện t  0 và tìm t. Ta có:  t 2  1   t 2  t  � t  2 .

3
3
3
Giáo viên xác định và công bố đội thắng cuộc.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Công thức nghiệm của phương trình bậc hai (tiết 54 - đại
số 9) để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức nghiệm, cuối tiết học

giáo viên cho học sinh chơi như sau:
z  t 2  1 

Dùng công thức nghiệm giải các phương trình bậc hai sau

Nhóm
(tên nhóm)
a/ 5x2 – x + 2 = 0

Bước

Nhóm
(tên nhóm)
b/ 4x2 – 4x + 1 = 0

Nhóm
(tên nhóm)
c/ -3x2 + x + 5 = 0

1. Xác định các hệ
số a, b, c.
2. Tính r.
3.Kết luận về số
nghiệm
của
phương trình.
4.Viết nghiệm
(nếu có).
2.3.2. Trò chơi số 2: “nếu…thì…”
Chuẩn bị:

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, chia bảng làm 3 phần như sau:

Nhóm 1
Nếu

Nhóm 2
Thì

Nếu

Nhóm 3
Thì

Nếu

Thì

Cách chơi:
Giáo viên nêu luật chơi, yêu cầu chỉ được sử dụng những kiến thức ở một phần
nào đó (trong 1 bài, trong một chương) do giáo viên yêu cầu.
Chuẩn bị các nội dung sau: cắt các tờ giấy nhỏ hình chữ nhật bằng nhau ghi
từng nội dung của cột Nếu, làm tương tự với cột Thì, rồi xếp thành 2 tập, 1 tập gồm
các nội dung nếu (đã được tráo thứ tự) và 1 tập gồm các nội dung thì (đã được tráo thứ
tự). Mỗi đội nhận 1 tập Nếu và 1 tập Thì.Khi có hiệu lệnh bắt đầu bạn số 1 dán 1 nội
dung vào cột nếu (tùy chọn 1 nội dung trog tập Nếu) rồi về chỗ, bạn số 2 tìm nội dung
Thì tương ứng trong tập Thì và lên bảng dán vào cột Thì…Cứ như thế cho đến khi có
hiệu lệnh hết giờ. Nhóm nào tạo được nhiều nhất các câu đúng thì chiến thắng.
Tác dụng:
Giúp cho học sinh nhớ lại những kiến thức cũ đã học một cách tự nhiên, hào
hứng và nhanh chóng.Mặt khác tạo cho các em sự ganh đua, cố gắng vươn lên trong

học tập.
Áp dụng:
Dùng cho các tiết ôn tập hoặc các hoạt động củng cố, kiểm tra bài cũ.


Ví dụ:( Cho tiết 52 hình học - Ôn tập chương III)
- Giáo viên chọn 3 nhóm.Chuẩn bị và cách chơi như nêu trên. Nội dung các
mảnh giấy nhỏ như bảng 1.
- Giáo viên nêu yêu cầu: Dùng các kiến thức của bài “ Khái niệm hai tam giác
đồng dạng” và “Các trường hợp đồng dạng của tam giác; tam giác vuông”, hãy lần
lượt lên hoàn thiện bảng.
- Sau khi học sinh thực hiện, giáo viên đưa kết quả lên màn hình.
Kết quả đúng (bảng 1).
Bảng 1

Nếu
Thì
A’B’C’ đồng dạng với rABC
rABC đồng dạng với rA’B’C’.
rA’B’C’ đồng dạng với rA”B”C” và rA’B’C’ đồng dạng rABC.
rA”B”C” đồng dạng vớirABC
Ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của Hai tam giác đó đồng dạng.
tam giác kia
Hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh Hai tam giác đó đồng dạng.
của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp
cạnh đó bằng nhau
Hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai Hai tam giác đó đồng dạng.
góc của tam giác kia
Cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam Hai tam giác vuông đó đồng dạng.
giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và cạnh

góc vuông của tam giác vuông kia
Giáo viên xác định và công bố nhóm thắng cuộc.
2.3.3. Trò chơi số 3: “ Ghép bìa”
Chuẩn bị:
- Dùng 8 tấm bìa.
- 4 tấm, mỗi tấm ghi 1 vế của mệnh đề đúng.
- 4 tấm còn lại, mỗi tấm ghi vế kia của 1 mệnh đề tương ứng.
Cách chơi:
- Mỗi đợt chơi có 8 học sinh tham gia, mỗi người chơi lấy một tấm bìa (Không được
lật mặt tấm bìa lên khi chưa có hiệu lệnh).
- Giáo viên phát hiệu lệnh bắt đầu, tất cả giơ cao tấm bìa mình có và 2 bạn có hai tấm
bìa xếp thành một câu đúng tìm cạnh nhau nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
- Sau khi học sinh thực hiện xong cuộc chơi giáo viên yêu cầu học sinh khác đọc các
câu đúng và sửa các câu sai.
Tác dụng:
- Phát huy sự linh hoạt, nhanh nhẹn của học sinh.
- Rèn tư duy quan sát của học sinh.
- Tạo sự hứng thú, ganh đua trong học tập cho học sinh.
Áp dụng:
Dùng cho các hoạt động kiểm tra bài cũ, củng cố, luyện tập.
Ví dụ: (Dùng cho tiêt 19 hình học – Luyện tập)


Giáo viên chuẩn bị 8 tấm bìa.
+ 4 tấm, mỗi tấm ghi một trong các câu sau:
1, Tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng 3cm.
2, Tập hợp các điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng AB cố định.
3, Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều 2 cạnh của góc đó.
4, Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng 3 cm.
+ 4 tấm còn lại, mỗi tấm ghi một trong các câu sau:

1, Là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
2, Là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 3cm.
3, Là đường tròn tâm A bán kính 3cm.
4, Là tia phân giác góc xOy.
Giáo viên cho các em xếp kề hai tấm bìa hợp lý để được 4 mệnh đề đúng.Giáo
viên xác định cặp thắng cuộc sau đó cho học sinh khác đọc to 4 mệnh đề đó, yêu cầu
học sinh ghi nhớ.
2.3.4. Trò chơi số 4: “ Ô chữ”
Chuẩn bị:Giáo viên chuẩn bị 2 bảng:
Bảng 1

Kết quả 1

Kết quả 2

………..

Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
………….
Câu hỏi k

Chữ cái 1
Chữ cái 2
………….
Chữ cái k

Kết quả k

Bảng 2


Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát mỗi nhóm một phiếu đã in bảng 1.
- Giáo viên chiếu yêu cầu và bảng 2 lên màn hình đồng thời phát hiệu lệnh bắt
đầu cuộc chơi. Thời gian khoảng 5 phút.
- Học sinh lần lượt thực hiện các câu hỏi ở bảng 2. Tìm ra kết quả của mỗi câu
hỏi đối chiếu với chữ cái cùng dòng rồi điền chữ cái đó vào ô dưới kết quả tương ứng,
làm xong học sinh nộp phiếu cho giáo viên.
- Giáo viên thu phiếu của các nhóm.
- Giáo viên công bố nội dung của các phiếu.
Nhóm nào đúng nhất và có thời gian hoàn thành ít nhất sẽ giành chiến thắng.
Tác dụng:
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Tạo không khí thi đua trong lớp.
- Rèn tính đoàn kết phối hợp trong học tập.
- Qua trò chơi học sinh được ôn lại một số các khái niệm cơ bản đã học và có
thêm một kiến thức mới, biết thêm được nhà toán học nổi tiếng trên thế giới, địa danh,
đức tính quý báu….


Áp dụng:
 Áp dụng cho các hoạt động củng cố, luyên tập hoặc ôn tập cuối chương.
Ví dụ 1: (Dùng trong tiết 19 Đại số - Ôn tập chương I)
Thực hiện các phép tính sau, rồi điền chữ cái cùng dòng với biểu thức đó vào
bảng 1 cho thích hợp.Sau khi thêm dấu, em sẽ tìm ra được tên khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước của Ninh Bình.

 25 x


Phép tính

5

– 5 x  10 x  : 5 x
4

2

Chữ cái
2

L

5 x 2  3x 2  7 x  2 

 2x

V

 3 x   5 x 2 – 2 x  1

N

�1

�1

� x  8y �
� x  8y �

�5

�5


O

2

� 3 1�
8x  �

8�

 6 x3 – 7 x2 – x  2  :  2 x  1

A
G

Bảng 1:

1�
1�

� 2
2x  �

�4 x  x  �
2�
4�




15 x 4 – 35 x 3  10 x 2

1 2
x – 64 y 2
25

5 x3 – x 2  2

10 x 4 – 19 x3  8 x 2 – 3 x

3x 2 – 5 x  2

10 x 4 – 19 x 3  8 x 2 – 3 x

Sau khi học sinh thực hiện, nộp phiếu, giáo viên chiếu kết quả lên màn hình.

Phép tính

Chữ cái

3

L

 25x – 5 x  10 x  : 5x  5 x – x  2
5 x  3 x  7 x  2   15 x – 35 x  10 x
 2 x  3x   5x – 2 x  1  10 x – 19 x  8x

5

2

4

2

2

2

4

2

2

2

3

4

2

3

V
2


– 3x

N

�1

�1
� 1 2
x

8
y
x – 64 y 2


� x  8 y �=
�5

�5
� 25
1�
1�
� 3 1� �
� 2
8 x  � �
2x  �
4x  x  �



8� �
2�
4�



 6x

3

O
A

– 7 x 2 – x  2  :  2 x  1  3x 2 – 5 x  2

G

Điền vào bảng 1 như sau:

15x4 – 35x3 + 10x2
V

1�
1�

� 2
2x  �

�4 x  x  �
2�

4�


A

10x4 – 19x3 + 8x2 – 3x
N


5x3 – x2 + 2

1 2
x – 64y2
25

10x4 – 19x3 + 8x2 – 3x

3x2 – 5x + 2

L
O
N
G
Dạy học tích hợp: Giáo viên có thể giới thiệu một vài nét về Đầm Vân Long
như sau: Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng
châu thổ Bắc Bộ với diện tích khoảng 3500 ha. Khu bảo tồn này nằm ở phía đông bắc
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.Vân Long được đưa vào khai thác du lịch từ năm
1998 và hiện là một trọng điểm du lịch của Quốc gia Việt Nam, là nơi sở hữu 2 kỷ lục
của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam năm 2010 đó là: "Nơi có số lượng cá thể voọc
mông trắng nhiều nhất" và "Nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất".Năm 1999, nơi đây trở

thành khu bảo tồn thiên nhiên, được ghi trong danh sách các khu bảo vệ đất ngập nước
và danh mục hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Đây cũng là nơi diễn ra một
số cảnh quay bộ phim bom tấn của Hollywood đó là bộ phim Kong: Skull Island.
 Trò chơi này có thể áp dụng cho một số bài liên quan đến các khái niệm.
Ví dụ 2:
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bảng kẻ ô có thể gắn các miếng bìa chữ hoặc
số lên. Đồ dùng này còn có thể sử dụng cho bài số nguyên tố, hợp số ở lớp 6 ( Sàng số
nguyên tố).
Cách chơi: Có thể cho học sinh toàn lớp chơi. Học sinh được tổ chức chơi như các trò chơi
ô chữ.

1
H
Ơ
P
S
Ô
2
T
Â
P
R
Ô
N
G
3
G
I
A
O

H
O
A
N
4
K
Ê
T
H
Ơ
P
5
S
Ô
N
G
U
Y
Ê
N
T
Ô
6
X
7
S
Ô
T
Ư
N

H
I
Ê
N
8
V
E
N
9
N
Các từ hang ngang:
1. Tên gọi chung của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.
2. Tên gọi của tập hợp không có phần tử nào cả.
3. Công thức a + b = b + a thể hiện tính chất này.
4. Công thức ( a . b ) . c = a .( b . c) thể hiện tính chất này.
5. Tên gọi của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
6. Chữ cái được dùng làm kí hiệu cho một phép toán.
7. Tên gọi chung cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, …
8. Đây là một loại biểu đồ để biểu diễn tập hợp.
9. Đây là kí hiệu của tập hợp số tự nhiên.
Lưu ý các từ hàng ngang không viết dấu.
Từ hàng dọc: Ơ-ra-tô-xten.


Sau đó giáo viên có thể giới thiệu ông là nhà toán học cổ Hi Lạp, là người đã
phát minh ra cách “sàng” số nguyên tố được gọi là “sàng Ơ-ra-tô-xten”.
2.3.5. Trò chơi số 5: “Sai ở đâu? Sửa thế nào?”
Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài toán có lời giải sai ở một vài bước trên bảng
phụ (bố trí những chỗ sai là những sai lầm mà học sinh thường hay mắc phải khi làm

kiểu bài này).
Cách chơi:
- Tùy vào lúc thích hợp của tiết học, giáo viên đưa các bài toán có lời giải như
đã nói ở trên lên bảng chính.
- Các đội thảo luận trong vài phút phút để truy tìm ra chỗ sai của bài giải và
đưa ra phương án sửa sai. Đội tìm ra và có phương án sửa sai nhanh nhất sẽ trình bày
đáp án, nếu chưa đúng các đội sau có quyền xin trả lời, khi nào lời giải đã đúng thì trò
chơi dừng lại. Giáo viên yêu cầu những đội có câu trả lời đúng chỉ ra nguyên nhân sai
lầm từ đó nhấn mạnh để cả lớp rút kinh nghiệm.
- Đội chiến thắng là đội tìm ra nhanh nhất những chỗ sai, chỉ ra nguyên nhân
sai và sửa lại cho đúng.
Tác dụng của trò chơi:
- Thông qua việc suy nghĩ, lập luận, thảo luận để tìm ra chỗ sai (học sinh
thường mắc phải) trong lời giải của một bài toán đã có lời giải sẵn, từ đó giúp học sinh
nắm chắc và hiểu đúng, hiểu sâu sắc kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng trình bày.
- Rèn luyện tư duy khoa học biện chứng, kỹ năng đánh giá, lập luận.
- Trò chơi này dễ chơi, dễ chuẩn bị và áp dụng dược trong nhiều tiết dạy.
Áp dụng:
Ví dụ 1:
Khi dạy (Tiết 16, 17- Đại số 9), để giúp khắc sâu kiến thức và tránh một số sai
lầm thường mắc phải khi giải toán về căn bậc hai, giáo viên có thể cho học sinh chơi
theo luật chơi trên với các bài giải như sau:
a/ Rút gọn biểu thức: A 

2
x 2  2 x  1 ; x �1
x 1

Giải


A

2
x 2  2 x  1 ; x �1
x 1

A=

2
2
2
 x 1 
 x  1  2 . Vậy A = 2
x 1
x 1

Sai lầm ở đây là sai lầm khi áp dụng HĐT

A=

A 2 = |A| (Lời giải đúng là

2
2
2
x  1 =
x  1 Vậy A = 2 nếu x> -1 hoặc A = -2 nếu x< -1)

x 1
x 1

b/ Tìm x biết
16 x  16 - 9 x  9 + 4 x  4 + x  1 = 16 (*)
Giải:


Ta có : (*) � 4 x  1 -3 x  1 + 2 x  1 +
� 4 x  1 = 16 �

x  1 = 16

2
2
x  1 =4  ( x  1 ) = 4  16 =

( x  1) 2

�x  1  16
�x  15
��
x  1  16
x  17



 16  x  1 � �

Vậyx = 15; x = -17.
Sai lầm ở đây là khi áp dụng

 A


2

 A2 đã không nêu ĐK của biểu thức A ≥

0, đây là một lỗi mà học sinh rất hay mắc phải, nên trong quá trình giảng dạy GV
thường xuyên phải nhắc nhở HS.









c/ Tìm x, biết: 4  17 .3x  3 4  17 .
Giải :
(4  17). 3 x  3(4  17)  3x< 3 (chia cả hai vế cho 4- 17 )

 x< 3 . Vậy x < 3 .
3
3

Sai lầm khi chia (hoặc nhân) cả hai vế của BĐT với cùng một âm mà không đổi
chiều BĐT.
d/ Tìm giá trị nhỏ nhất của : M = x + x
Giải: Ta có A= x +

x = (x+ x +


1
1
1
1
) - = ( x + )2 ≥ 4
4
2
4

1
4

Vậy min A = - .
Sai lầm ở đây là sau khi chứng minh được A ≥ nào (nếu làm tiếp ta thấy A = -

1
1
chưa chỉ ra A = - xảy ra khi
4
4

1
1
1
khi x = - vô lí) nên A = - không phải là GTNN.
4
2
4


(Lời giải đúng là: Để tồn tại x thì x ≥0, do đó A = x + x ≥ 0 hay GTNN của A = 0
khi và chỉ khi x = 0).
Vây trò chơi đã nhẹ nhàng giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức vừa
học,tránh những sai lầm thường mắc phải. Mức độ cao hơn có thể cho học sinh tự thiết
kế trò chơi theo luật chơi trên để tự chơi với nhau theo từng bài tập cụ thể.
2.3.6.Trò chơi số 6: “Sự sắp xếp ngẫu nhiên”
Trò chơi này được áp dụng sau khi học sinh học bài định lí trong chương trình
hình học lớp 7.Từ đó có thể áp dụng cho tất cả các bài có các định lí, tính chất trong
chương trình hình học từ lớp 7 trở đi.
Chuẩn bị: những mẫu giấy ghi sẵn từ “Nếu” hoặc từ “thì”.
Cách chơi: Chia làm 2 đội:
Đội 1: Điền nội dung sau chữ “nếu” ( nội dung liên quan đến các định lí, tính
chất đã học).


Đội 2: Điền nội dung sau chữ “thì” ( nội dung liên quan đến các định lí, tính
chất đã học).
Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội 1 với một tờ giấy của đội 2 xem
mệnh đề tạo thành có đúng không.
Tác dụng:Trò chơi này giúp các em khẳng định được những mệnh đề đúng
chính là những định lí, tính chất đã học, còn với những mệnh đề sai các em sẽ có một
trận cười rất sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học.
Áp dụng:
Ví dụ: Bài “Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác” – Hình học
Đội 1

Nếu

Tam giác ABC có AB < AC
…..


Đội 2

Thì Góc C < góc B
Góc A > góc B
Cạnh AB > AC
….

2.3.7. Trò chơi số 7: “xây tường”
Trò chơi này được lấy theo bài tập 53 sách giáo khoa lớp 6 tập 2 trang 30.
Trò chơi này được sử dụng trong các bài giảng về các phép toán cộng, trừ,
nhân, chia trong N, trong Z, trong Q, trong R. Tùy theo từng bài giáo viên có thể đưa
ra quy tắc “xây tường” khác nhau
Chuẩn bị: Giáo viên có thể chuẩn bị một tờ giấy to có kẻ sẵn các viên gạch như
hình 9 Sgk trang 30 để học sinh lên điền nội dung thích hợp. ( nhứng tính thẩm mỹ
chưa cao, ít gây hứng thú cho học sinh).
Giáo viên có thể chuản bị các viên gạch màu gắn nam châm lên bảng ( sử dụng
các miếng nhựa dán giấy màu lên có dính nam châm ở phòng đồ dùng các trường đều
có hoặc sử dụng nhựa ghép hình của học sinh mẫu giáo làm các viên gạch, đặc biệt
giáo viên có thể sử dụng được nhiều lần)
Cách chơi: Chia làm 2 đôi (2 nội dung tương tự). Mỗi đội khoảng 3 đến 4 học
sinh lần lượt lên điền kết quả)
Ví dụ: Bài luyện tập về phép cộng phân số ( Số học 6)
Bài phép trừ phân số, phép nhân phân số, cộng số nguyên, trừ số nguyên, nhân
số nguyên…


Giáo viên cho sẵn hàng gạch phía dưới. Học sinh lên lần lượt cầm từng viên
gạch xây chồng lên trên theo quy tắc viên gạch trên bằng tổng hai viên gạch dưới kề
với nó. ( số trên viêng gạch là tùy ý giáo viên và yêu cầu tính tổng hay hiệu, tích… là

theo yêu cầu cuả bài dạy)
Tác dụng: Trò chơi này yêu cầu các em phải vận dụng khả năng tính toán
nhanh, chính xác, khéo léo thì mới có thể chiến thắng.
2.3.8. Trò chơi số 8: “Ai nhanh hơn”
Trò chơi này được phát triển từ trò chơi “cướp cờ” mà các em vẫn được chơi từ
nhỏ.Tôi đã vận dạng vào giờ dạy Toán để tạo hứng thú cho các em, và hầu như các em
đều đã biết luật chơi nên việc tổ chức đem lại hiệu quả tốt.
Giáo viên có thể sử dụng trong nhiều bài dạy với yêu cầu mỗi lần lên cờ là một
yêu cầu khác nhau.
Đa số các bài đố vui trong sách giáo khoa đều có thể được sử dụng làm trò chơi
Ví dụ 1: Bài “Phép cộng phân số” chương trình số học 6.
Giáo viên có thể lấy mẫu bài 48 sách giáo khoa 6 tập 2 trang 28
Chuẩn bị: những miếng bìa màu biểu hiện rất nhiều các phân số dạng như hình
8 Sgk trang 28 tập 2

Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được 1/4 hình chữ nhật…
Cách chơi: Chia làm 2 đôi, mỗi đội từ 3 đến 4 học sinh
Yêu cầu mỗi lần 1 học sinh ở mỗi đội lên chọn các tấm bìa theo yêu cầu của
người chủ trò. (yêu cầu lấy dạng như bài 48 Sgk trang 28 tập 2)
Tác dụng: Vẫn như các bài toán tính bình thường nhưng nếu tổ chức thành trò
chơi đã giúp cho học sinh cảm thấy thích làm bài hơn, nhu cầu phải tính thật nhanh và
chính xác cao hơn thì mới có thể thắng được đội bạn và đấy cũng là một thành công
lớn nhất trong hoạt động giảng dạy toán học.
Ví dụ 2:Tiết91 “Luyện tập các phép tính về phân số và số thập phân với sự trợ
giúp của máy tính cầm tay: CASIO, Vinacal,…
Giáo viên chuẩn bị nội dung như sau, có thể các chữ cái N, H, I … giáo viên có
thể cho các miếng bìa màu đính vào đó. Các em sử dụng máy tính cầm tay tính và
nhanh chân lên viết hoặc bóc miếng bìa đính vào ô kết quả tương ứng bên dưới. Kết
thúc trò chơi đội nào viết được nhiều chữ cái đúng là đội thắng cuộc, và được quyền
trả lời ô chữ, nếu sai sẽ danh quyền trả lời cho học sinh bất kì trong lớp.



Đây là quê nội của của Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)?
U 5 3 9
1 3 2

 
5 10 5
1 1 1
 
H
6 4 3
1
3 2
 
P
20 10 5
6 2 1
O
 
1 10 5
X 311
4 2 5
9
11
20
63
N

5

18

5



2



4

2 3 5
  
3 4 6
2 5 1
A
 
9 18 3
1 5
2
I  

7 14 28
1 2
G  
9 7
S

3

10

1
4

13
20

2
7

11
63

6

3
10

19
4

KẾT QUẢ:

9
20

2
7


X

A

5
18

3
10

G

I

2
7

A

1
4
P

H

13
20

11
63


6
U

19
4

O

N

G

3
10

Dạy học tích hợp: Giáo viên có thể giới thiệu vài nét về tuổi thơ của vua Đinh
Tiên Hoàng. Đinh Bộ Lĩnh sinh vào ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22
tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia
Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng
của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh
theo mẹ về quê ngoại (Gia Thủy, Nho Quan) ở, vẫn nương nhờ người chú ruột là Đinh
Thúc Dự ở quê nội gần đó. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy,
ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn
đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh
Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.
2.3.9. Trò chơi số 9: “Nhanh tay, nhanh mắt”
Trò chơi này được áp dụng được gần như tất cả các bài trong chương trình toán
học THCS.
Tác dụng của trò chơi:

- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát cho học sinh.
- Học sinh củng cố kiến thức (chủ yếu ở mức độ nhận biết) một cách nhẹ
nhàng, tích cực, vui tươi.


- Trò chơi này rất dễ chơi, dễ thiết kế lại phù hợp với nhiều đối tượng học sinh,
đặc biệt có tác dụng rất tốt cho học sinh trung bình và yếu.
Chuẩn bị: Những miếng bìa mica các mầu có gắn sẵn các nam châm. Với
những miếng bìa này giáo viên có thể ghi tất cả các nội dung cần học sinh quan tâm.
Dụng cụ này có thể sử dụng rất nhiều lần.Giáo viên cũng có thể chuẩn bị sẵn một số
nội dung kiến thức cần kiểm tra (bằng chữ hoặc hình vẽ) để đưa lên màn hình máy
chiếu (hoặc bảng phụ).
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
Cách chơi:- Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên màn hình.
- Yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những số, những vấn đề liên quan
đến bài học vào bảng nhóm.
- Trong vài phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số,…(ghi lên bảng
nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Ví dụ: Bài luyện tập về cộng hai số nguyên cùng dấu (Số học 6)
Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau:

2

1

-16

-4
-2
-1


16

-3

-7

7

0

-10

-15
9

3

Câu hỏi:
1. Tìm số đối của -3
2. Tìm số đối của 16
3. Tìm số đối của | -15 |
4. Tìm các số có giá trị tuyệt đối bằng 7
5. Tìm số liền sau của số -11
6. Tìm số liền trước của số -3
7. Tìm các số nguyên x thỏa mãn -2 ≤ x < 3
8. ….
Ví dụ 2: Khi dạy xong bài:“Tứ giác nội tiếp” (Tiết 48 – Hình học 9), giáo viên
cho học sinh các nhóm tìm ra những tứ giác nội tiếp được đường tròn trong các hình
sau (đưa hình vẽ lên màn hình hoặc bảng phụ): hình thang, hình thang vuông, hình

thang, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, tứ giác có
hai đường chéo bằng nhau, tứ giác có hai đường chéo vuông góc,….
Đội chiến thắng là đội tìm ra nhiều và chính xác hơn các tứ giác nội tiếp đường tròn.


Như vậyhọc sinh lại có thêm một trò chơi lí thú, trò chơi này các em cũng có
thể tự làm và tự tổ chức chơi với nhau và có thể áp dụng cho tất cả các môn học.Qua
trò chơi này các em rèn khả năng nghe tốt, phản xạ nhanh và đặc biệt đây là một cách
thú vị để các em rèn luyện về các phần của bài học.
Giáo viên có thể lấy dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết làm trò chơi loại này
bằng cách phần nội dung cần điền giáo viên ghi sẵn ra các tấm bìa mica úp xuống sau
đó cho các đội chơi lần lượt lên lật lên và thật nhanh gắn vào chỗ trống cho đúng.
Ví dụ 3: Bài cộng hai số nguyên cùng dấu (Số học 6)
Chia làm hai đội chới, mỗi đội 3 học sinh lên lần lượt lật từng miếng bìa để
ghép vào đúng chỗ trên bảng.
Đội 1:
1. Tổng của 3 số nguyên âm là một số nguyên âm
2. Tổng của 5 số nguyên dương là một sô nguyên dương
3. ( – 13) + ( - 17) = - 30
4. | - 15 | + 5 = 20
5. Giảm 50C tức là cộng với - 5
Đội 2:
1) Tổng của n số nguyên dương là một sô nguyên dương
2) Tổng của n số nguyên âm là một số nguyên âm
3) ( + 13) + ( + 17) = + 30
4) | - 15 | + 35 = - 20
5) Tăng 50C tức là cộng với 5
2.3.10. Trò chơi số 10: “Thử tài ghi nhớ”.
Tác dụng của trò chơi:
Rèn luyện trí nhớ, tạo niềm vui thích , hăng say, tích cực học tập cho các cho

các em học sinh.
Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số nội dung kiến thức cần thiết liên quan đến bài
học(Đưa vào máy tính hoặc ghi sẵn lên bảng phụ).
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ
Cách chơi:
- Giáo viên đưa nội dung cần thử trí nhớ lên màn hình (hoặc treo bảng phụ) cho
các nhóm quan sát trong vòng vài giây đến vài chục giây, sau đó giáo viên cất bảng
phụ (chuyển Slides).
- Giáo viên yêu cầu em hãy ghi lại những nội dung mà mình đã nhìn thấy.
- Học sinh các nhóm thi nhau ghi lên bảng nhóm của nhóm mình
- Nhóm có nội dung ghi lại đúng và được nhiều hơn là nhóm giành chiến thắng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài bài Ôn tập chương I (Tiết 16 – Hình học 9), giáo viên có
đưa các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông, một số tính chất của các
tỉ số lượng giác, các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông (kèm theo hình vẽ).
Cho học sinh chơi theo luật chơi như đã nêu ở trên.


Ví dụ 2: Áp dụng cho các tiết học: Diện tích hình bình hành, Diện tích hình thang,
Hình vuông, Hình hộp chữ nhật, Hình lập phương, Ôn tập về hình học cuối năm....)
Mục đích:Giúp học sinh nhớ lâu các công thức tính chu vi, diện tích các hình
chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi...Từ đó vận dụng linh hoạt, kết hợp
với kỹ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích của hình với số đo cho trước …Phát
triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Thay vì yêu cầu tính hay nêu công thức giáo
viên có thể thay đổi dưới dạng trò chơi với những câu thơ để học sinh dễ nhớ và tạo
hứng thú, phát triển khả năng sáng tạo của các em.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một cây cảnh đặt lên bàn giáo viên làm cây hoa.
Treo sẵn trên cây các bông hoa được cắt bằng giấy màu trong có ghi nội dung câu hỏi.
(Tuỳ theo nội dung bài học để giáo viên chọn nội dung ghi trong hoa).
Ví dụ: Khi dạy các tiết: “Ôn tập hình học” ở cuối năm giáo viên có thể chọn

một trong số các nội dung:
1. Muốn tìm diện tích hình vuông
Một cạnh nhân bốn ra ngay khó gì?
Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên nêu cách tính diện tích hình vuông đúng hay sai ?
Hãy tính nhẩm nhanh diện tích hình vuông mà cạnh bằng 30m?
1. Đố bạn điền tiếp những từ thích hợp và chỗ trống trong bài thơ sau :
Diện tích chữ nhật là gì ?
Lấy dài…………..tức thì ra ngay.
Chu vi chữ nhật dễ thay.
Lấy ……………nhân hai là thành.
2. Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta mang......vào
Rồi đem ....với chiều cao
......lấy nửa thế nào cũng ra.
3. Một hình lập phương có độ dài cạnh 5cm .
Bạn A nói: Diện tích xung quanh hình lập phương bằng 125 cm2
Bạn B nói: 125 cm2 là diện tích toàn phần của hình lập phương.
Theo bạn ai nói đúng?ai nói sai? vì sao?
9cm
4. Hình bên tên gọi là gì?
6cm
Chu vi, diện tích em thì tính mau?
Thời gian chơi: 3 - 5 phút
Cách chơi: Chơi thi đua giữa cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa và đọc
to, rõ ràng nội dung câu hỏi cho cả lớp cùng nghe sau đó mới trả lời kết quả. Nếu bạn
hái hoa trả lời chính xác, diễn đạt trôi chảy, gọn gàng, các bạn ở dưới lớp vỗ tay thật to
để cổ vũ cho bạn. Nếu bạn trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, thì lớp
vẫn vỗ tay khuyến khích bạn song nhỏ và ngắn hơn. Nếu bạn trả lời sai giáo viên gợi ý
vẫn không trả lời được thì phải nhảy cò cò về chỗ.
2.3.11. Trò chơi số 11: “Ngắm đúng mục tiêu”



×