Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Một số lưa ý về đất nước Indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 16 trang )

VĂN HÓA INDONESIA

Healthy Sport Airline


I.Giới thiệu về Indonesia.
II.Văn hóa phong tục tập quán.
III.Văn hóa lễ hội.
IV. Văn hóa giao tiếp.
V. Đặc điểm cách thức làm việc nhóm.


I. Giới thiệu về Indonesia.
Tên đầy đủ: Cộng hòa Indonesia.
Thủ đô: Jakarta.
Quốc khánh: 17/8/1945.
Vị trí địa lý: Thuộc Đông Nam Á và là quần đảo nằm giữa Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương.
Đặc điểm địa hình, khí hậu: gồm 13.487 hòn đảo(300 hòn đảo có người
sinh sống). Hơn 2/3 lãnh thổ là rừng mưa nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới xích
đạo.
Diện tích: 1.919.440km2.
Dân số: Khoảng 260 triệu người.


II. Văn hóa phong tục tập quán.
1.Kebaya – trang phục truyền thống Indonesia.
-Tên Kebaya bắt nguồn từ ngôn ngữ Ả – rập, Kaba có nghĩa là “ trang
phục” và được du nhập vào Indonesia bằng ngôn ngữ Bồ Đào Nha, kể từ đó
Kebaya bắt đầu xuất hiện để chỉ cho kiểu trang phục áo – váy.
-Kebaya gồm cổ áo trước mở rộng, tay áo dài, một chiếc áo ôm sát cơ thể,


chất liệu mỏng nhẹ như tơ lụa hay cotton mỏng… kèm theo là những họa
tiết hoa lá được in hoặc dệt trên vải.


2. Văn hóa tặng quà của người Indonesia.
-Đối với người Indonesia gốc Trung Quốc thì thực phẩm là món quà tặng phổ biến nhất. Bởi họ quan niệm rằng thực
phẩm là món quà cảm ơn, thể hiện lòng chân thành.
-Nếu bạn tặng hoa, thì nhớ không tặng số lượng hoa lẻ vì như vậy là thể hiện điềm không may mắn.
-Những món quà tránh tặng đó là dao kéo, đồ vật sắc nhọn, thể hiện sự đổ vỡ, cắt đứt một mối quan hệ.


3.Một số điều cấm kỵ ở Indonesia.
- Du khách không đeo dép mặc quần soóc, áo dây được coi là không lịch sự
đối với người dân ở indonesia.
- Ở những nơi thờ phụng mọi người phải xin phép và những nghi lễ mà bạn
bắt gặp đang được tiến hành thì phải đảm bảo rằng bạn đã được ăn mặc lịch
sự.
- Hãy cởi giầy trước khi vào các nhà thờ, hay vào nhà ai đó đây là phép lịch
sự tối thiểu.


III.Văn hóa lễ hội.
-Đa số các lễ hội ở Indonesia là đều bắt buộc với người theo đạo, phổ biến nhất là đối với người Hồi giáo và Hindu
giáo..
-Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều được chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi bắt đầu.


1.Lễ hội Ramadan.

-Lễ hội Ramadan là dịp lễ kéo dài suốt tháng 9 theo

lịch Hồi giáo. Nhiều người gọi Ramanda một cách
đơn giản là “tháng nhịn ăn” hoặc “tháng ăn chay”.
-Trong lễ hội này, người dân cầu nguyện, rửa tội,
nhịn ăn, uống, nhịn hút thuốc… từ lúc mặt trời mọc
đến lúc mặt trời lặn.


-Họ vào nhà thờ đọc kinh Coran, cầu nguyện
những điều tốt lành và làm những việc thiện cho
xã hội.
-Sau khi cầu nguyện xong, họ sẽ dùng bữa chay
cùng nhau như chia sẻ phước lành.


2. Lễ hội Nyepi( ngày của sự im lặng).
- Là lễ hội của người theo đạo Hindu ở Indonesia, sinh sống chủ yếu tại Bali.


Trong ngày này, tất cả mọi người đều tuân theo 4 KHÔNG
– Không ánh sáng.
– Không làm việc.

Đội tuần tra đi tuần để
chắc chắn người dân làm

– Không di chuyển.
– Không vui chơi, giải trí và giữ chay tịnh/nhịn ăn hoàn toàn.

đúng theo qui định.



-Buổi tối trước 1 ngày lễ hội Nyepi diễn ra: Người dân tham gia cuộc diễu hành của quái vật khổng lồ dữ tợn,
tượng trưng cho linh hồn quỷ dữ trên các đường phố cùng tiếng cồng chiêng và các nhạc cụ. Và họ sẽ tiến hành
nghi lễ theo kiểu tạo nên những tiếng ồn để doạ ma quỷ.


IV. Văn hóa giao tiếp.
1.Các ngôn ngữ giao tiếp.
-Có hơn 300 thứ tiếng được sử dụng, trong đó ngôn ngữ chính là tiếng
Indonesia. Bên cạnh đó, người dân thường sử dụng tiếng địa phương
như tiếng mẹ đẻ.
-Tuy nhiên, người Indonesia lại đang gặp phải khó khăn đối với chính
ngôn ngữ của nước mình.


2.Ngôn ngữ cơ thể và hành vi.
-Người indonesia khi thấy người lớn thường hạ thấp cổ hay vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng.
-Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải hoặc 2 tay.
-Không được chống nạnh, không mang kính mát khi nói chuyện với người Indonesia vì như thế là không lịch sự và bị xem như là có thái độ coi khinh.
-Không được bỏ tay vào túi quần, vì như thế bị xem là kiêu ngạo.
-Khi bắt tay cần vừa phải, không nắm chặt qúa cũng không buông lơi, không giữ tay quá lâu.


V. Đặc điểm cách thức làm việc nhóm.
-Làm việc nhóm với tốc độ nhàn nhã, không vội vàng. Coi trọng sự
kiên nhẫn.
-Làm việc dựa theo thực tế và lý trí. Nhưng khi báo cáo lên cấp trên,
họ có xu hướng chỉ báo điều hay điều tốt.
-Làm những gì có thể làm trước. Sau đó mới tuân theo kế hoạch.
-Nếu ở Việt Nam việc xảy ra mâu thuẫn trong làm việc nhóm là tất

yếu thì ở Indonesia bằng mọi giá họ phải tránh gây hấn và xung đột.




×