Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thực trạng điều kiện lao động và tình hình sức khỏe người lao động ngành xây dựng dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.63 KB, 100 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNN

Bệnh nghề nghiệp

ĐKLĐ

Điều kiện lao động



Lao động

MTLĐ

Môi trường lao động

NLĐ

Người lao động

SK

Sức khỏe

TĐHV

Trình độ học vấn

THNN


Tác hại nghề nghiệp

TNLĐ

Tai nạn lao động

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

VSLĐ

Vệ sinh lao động

XDDD

Xây dựng dân dụng

VLXD

Vật liệu xây dựng

YTVL

Yếu tố vật lý

YTLH

Yếu tố lý hóa


YTVKH

Yếu tố vi khí hậu


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................i
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................1
DANH MỤC HỘP...........................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1.Các khái niệm, định nghĩa trong nghiên cứu..............................................................................3

1.1.1.Xây dựng dân dụng................................................................................................................. 3
1.1.2.Điều kiện lao động................................................................................................................. 3
1.1.3.Vệ sinh lao động....................................................................................................................... 3
1.1.4.Tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp:.................................................................4
1.1.5.Tai nạn lao động:..................................................................................................................... 5
1.1.6.Bảo hộ lao động và an toàn lao động:............................................................................. 6
1.2.Điều kiện lao động trong ngành xây dựng dân dụng..................................................................6

1.2.1.Trên thế giới.............................................................................................................................. 6
1.2.2.Tại Việt Nam:............................................................................................................................ 7
Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: Công việc thường được tiến hành
ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp,địa bànlao động luôn
thay đổi, do đó ĐKLĐ của công nhân có những đặc điểm sau: .......................................7
1.3.Tình hình sức khỏe của công nhân ngành xây dựng dân dụng và một số yếu tố liên quan.....12

1.3.1.Trên thế giới:.......................................................................................................................... 12

1.3.2.Tại Việt Nam:.......................................................................................................................... 13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........18
2.1. Địa điểm nghiên cứu:................................................................................................................18
2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................20

2.3.3. Cách chọn mẫu:.................................................................................................................... 21
2.3.4. Các biến số/chỉ số nghiên cứu và kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin:.....21
2.4. Khống chế sai số trong nghiên cứu..........................................................................................25
2.5. Phân tích và xử lý số liệu..........................................................................................................25
2.6. Thời gian nghiên cứu................................................................................................................25


2

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................................................25

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................27
3.1. Thực trạng điều kiện lao động của ngành xây dựng dân dụng................................................27
3.2. Tình hình sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng dân dụng và một số yếu tố liên
quan..................................................................................................................................................39

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................55
4.1. Bàn luận về thực trạng điều kiện lao động của ngành xây dựng dân dụng.............................55

4.1.1. Nghiên cứu hồi cứu 3 năm 2009 – 2011....................................................................55
4.1.2. Bàn luận về môi trường lao động ngành xây dựng dân dụng trong nghiên
cứu điểm.............................................................................................................................................. 57
4.2. Bàn luận về tình hình sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng dân dụng và một số

yếu tố liên quan................................................................................................................................59

4.2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu phỏng vấn theo trình độ học vấn và theo
ngành nghề......................................................................................................................................... 59
4.2.2. Người lao động mắc các triệu chứng sau ngày làm việc theo ngành nghề
qua phỏng vấn.................................................................................................................................. 60
4.2.3. Mắc bệnh mạn tính............................................................................................................ 60
4.2.4. Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp theo ngành nghề................................61
4.2.5. Người lao động bị tai nạn lao động và tình hình sơ cấp cứu trong 3 năm
2009-2011........................................................................................................................................... 61
4.2.6. Mối liên quan giữa tuổi nghề và bị bệnh nghề nghiệp........................................62
4.2.7. Mối liên quan giữa tiếp xúc với các yếu tố độc hại và bị bệnh nghề nghiệp
................................................................................................................................................................. 62
4.2.8. Mối liên quan giữa chế độ lao động và bị bệnh nghề nghiệp...........................62
4.2.9. Mối liên quan giữa tuổi nghề và bị tai nạn lao động............................................63
4.2.10. Mối liên quan giữa chế độ lao động và bị tai nạn lao động.............................63

KẾT LUẬN....................................................................................................65
KIẾN NGHỊ...................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1
PHỤ LỤC.........................................................................................................6


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC HỘP


Hộp 1.Lý do không đo MTLĐ của các doanh nghiệp ngành xây dựng....33
Hộp 2.Mức độ ô nhiễm của các yếu tố độc hại trong môi trường.............34
Hộp 3.Gánh nặng và mức độ căng thẳng của công việc.............................36
Hộp 4.Điều kiện làm việc..............................................................................38
Hộp 5. Tình hình mắc bệnh nghề nghiệp....................................................43
Hộp 6.Mức độ nặng của các vụ tai nạn lao động........................................44
Hộp 7.Tuổi nghề của người lao động tại các công trình xây dựng............47


ĐẶT VẤN ĐỀ

Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp lớn trên thế giới có
hoạt động bao trùm hầu hết các lĩnh vực khác. Mặc dù đã được cơ khí hóa,
ngành xây dựng vẫn là ngành sử dụng nhiều lao động, chiếm từ 9 – 12%, có
khi tới 20% lực lượng lao động của mỗi quốc gia [1].
Cũng như Xây dựng công nghiệp và quân sự, Xây dựng dân dụng có
liên quan mật thiết tới các lĩnh vực khác nhau của khoa học kỹ thuật như:
công nghệ vật liệu xây dựng, kỹ thuật công trình và kiến trúc... Xây dựng dân
dụng- một ngành kỹ thuật lâu đời, chuyên nghiệp của xây dựng, bao gồm nhà
ở (nhà chung cư, nhà riêng lẻ) và các công trình công cộng (công trình văn
hóa, công trình giáo dục, công trình y tế) đã có đóng góp đáng kể vào những
thành tựu rất quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và ổn định
chính trị của đất nước [2].
Nhưng bên cạnh đó ngành xây dựng cũng gặp phải một số khó khăn
như: hầu hết lực lượng lao động là lao động phổ thông chưa có trình độ
chuyên môn về xây dựng; cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu còn thô sơ,
lạc hậu. Đồng thời với điều kiện lao động đặc thù, khó khăn, phức tạp, nguy
hiểm và độc hại, người lao động phải làm việc ngoài trời, trên cao, dưới sâu,
sản phẩm đa dạng, địa bàn lao động luôn thay đổi [3]. Đó là những nguyên
nhân gây ảnh hưởng không nhỏ dến sức khỏe NLĐ, đặc biệt là gây tai nạn

trong lao động và bệnh nghề nghiệp cho NLĐ, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu
quả lao động.
Hiện nay, tình hình tai nạn lao động, BNN có xu hướng tăng về số lượng
và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội năm 2011: cả nước xảy ra gần 6000 vụ tai nạn lao động làm 6.154


người bị nạn, trong đó có 574 người chết, 1.314 người bị thương nặng, tăng
6% so với năm 2010 [4]. Các lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất là
xây dựng (công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông) chiếm 51,11% tổng
số vụ tai nạn chết người; khai khoáng 12,7%; sản xuất vật liệu xây dựng 8,3%
và cơ khí chế tạo 8%. Tuy nhiên, đây được coi mới chỉ là con số thống kê “bề
nổi” theo báo cáo, còn phần “chìm” rất lớn không được các doanh nghiệp báo
cáo [5].
Tuy đã có những nghiên cứu về điều kiện lao động cũng như sức khỏe
người lao động trong ngành xây dựng, đồng thời đưa ra các giải pháp phòng
chống, nhưng phạm vi nghiên cứu còn hẹp, quy mô nghiên cứu còn nhỏ và
các nghiên cứu còn chưa thật toàn diện. Để có được bức tranh tổng thể hơn về
YHLĐ của ngành Xây dựng, trước hết là ngành xây dựng dân dụng, có thêm
cơ sở khoa học làm nền tảng cho các bước nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu:“Thực trạng điều kiện lao độngvà tình hình sức khỏe
người lao động ngành Xây dựng dân dụng, năm 2012”với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng điều kiện lao động của ngành Xây dựng dân dụng
năm 2012.
2. Mô tả tình hình sức khỏe của người lao động ngành Xây dựng dân
dụng năm 2012 và một số yếu tố liên quan.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Các khái niệm, định nghĩa trong nghiên cứu

1.1.1. Xây dựng dân dụng
Xây dựng dân dụng là một ngành kỹ thuật lâu đời, chuyên nghiệp của xây
dựng, bao gồm nhà ở (nhà chung cư, nhà riêng lẻ) và các công trình công
cộng (công trình văn hóa, công trình giáo dục, công trình y tế) [2].
Trong ngành xây dựng dân dụng có hai nghề lao động chủ yếu là:


Sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác chế biến đá, sản xuất xi măng,



gạch ngói, vật liệu chịu lửa).
Xây lắp tại các công trình xây dựng (Sửa chữa/xây mới).

1.1.2. Điều kiện lao động
ĐKLĐ là các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện
thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình
công nghệ, môi trường lao động và sự xắp xếp bố trí chúng trong không gian
và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với NLĐ tại
chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình
lao động [1].
Những đặc trưng của quá trình lao động, tính chất và cường độ lao
động, tư thế của cơ thể con người khi làm việc, sự căng thẳng của các bộ phận
cơ thể tình trạng vệ sinh môi trường sản xuất đặc trưng bởi: điều kiện vi khí

hậu, nồng độ hơi, khí, bụi trong không khí, mức độ tiếng ồn, rung động, độ
chiếu sáng.
1.1.3. Vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là một bộ môn khoa học dự phòng, nghiên cứu điều
kiện thiên nhiên, điều kiện làm việc, các yếu tố có hại trong sản xuất, các yếu


tố tâm sinh lý trong lao động và BNN. Từ đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa
tác hại nghề nghiệp đối với NLĐ [6] [7]. Do đó, nhiệm vụ chính của vệ sinh
lao động là dùng những biện pháp để cải tiến lao động, quá trình thao tác,
sáng tạo điều kiện sản xuất hoàn thiện để nâng cao trạng thái sản xuất và khả
năng lao động cho NLĐ.
Mối quan hệ đa chiều tạo nên trạng thái cân bằng động hoặc mất cân
bằng, suy giảm sức khoẻ và lao động cùng với các tác hại nghề nghiệp có thể
thể hiện qua sơ đồ sau [8]:
1.1.4. Tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp:
1.1.1.1. Tác hại nghề nghiệp [8], [3], [9].
Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và ĐKLĐ có
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng lao động, gây nên những rối loạn
bệnh lý hoặc các BNN đối với những người tiếp xúc .
Các tác hại liên quan đến quá trình sản xuất bao gồm:


Yếu tố vật lý và hóa học:
- Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: Nhiệt độ, độ ẩm
cao hoặc thấp, thông thoáng khí kém, cường độ bức xạ nhiệt quá mạnh,
các chất phóng xạ và tia phóng xạ.
- Tiếng ồn và rung động trong sản xuất
- Áp suất cao hoặc thấp, bụi và các chất độc hại trong sản xuất.


 Yếu tố sinh vật:
Vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc và ký sinh trùng gây bệnh.
 Tác hại liên quan đến tổ chức lao động:
- Thời gian làm việc liên tục quá dài, làm việc thông ca.
- Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe
công nhân.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi bố trí không hợp lý.
- Làm việc với tư thế gò bó.


- Sự hoạt động quá khẩn trương, căng thẳng quá độ của các giác quan và
hệ thống thần kinh, thính giác, thị giác...
 Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn.
- Thiếu hoặc thừa ánh sáng, ánh sáng không hợp lý.
- Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa
đông.
- Nơi làm việc chật chội, thiếu ngăn nắp.
- Thiếu trang thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, phòng chống hơi
khí độc.
- Thiếu trang bị phòng hộ, trang thiết bị phòng hộ không tốt, không đúng
tiêu chuẩn.
- Việc thực hiện quy tắc vệ sinh và an toàn lao động thiếu sự nghiêm
minh.
Các nhân tố trên có thể gây ra bệnh nghề nghiệp khiến NLĐ có bệnh nặng
thêm hoặc bệnh phát triển rộng, trạng thái sức khỏe của NLĐ xấu đi rất nhiều.
Ngày nay người ta đã thống kê được hơn 200.000 các hoá chất và dung môi
độc hại, gần 400 tác nhân vật lý có hại và hàng ngàn tác nhân sinh học có thể
gây hại cho người lao động. Ở nước ta cũng đang sử dụng hàng trăm các tác
nhân độc hại.
1.1.1.2. Bệnh nghề nghiệp:

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do ĐKLĐ có hại của nghề nghiệp, tác
động tới người lao động hay là sự suy yếu dần dần sức khoẻ của NLĐ, gây ra
do những điều kiện bất lợi trong sản xuất hoặc do tác dụng thường xuyên của
các chất độc lên cơ thể con người trong sản xuất [10].
1.1.5. Tai nạn lao động:
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác, do sự
tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, phá hủy
chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.


Khi NLĐ bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn
chất độc có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó
của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và trong trường hợp này cũng gọi là
tai nạn lao động [10].
1.1.6. Bảo hộ lao động và an toàn lao động:
Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề về hệ thống các
văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công
nghệ để cải tiến ĐKLĐ, nhằm:
-

Bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người trong lao động.
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói
chung, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ [3].

1.2.

Điều kiện lao động trong ngành xây dựng dân dụng.
Hiện nay trong mọi ngành nghề chúng ta phải đương đầu với hàng loạt


thách thức về an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh
tế, xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường, những yếu tố tác hại nghề nghiệp ảnh
hưởng tới sức khỏe người lao động gây bệnh nghề nghiệp là vấn đề đang
được quan tâm đặc biệt. Trong ngành xây dựng, vấn đề ô nhiễm môi trường
lao động với những tác hại nghề nghiệp nổi lên vẫn là các yếu tố truyền thống
như vi khí hậu bất lợi, bụi, ồn…Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước về môi trường lao động và điều kiện lao động của ngành xây dựng
(trong sản xuất vật liệu xây dựng như gạch ngói, xi măng, đá…; trong thi
công xây lắp tại các công trình như nhà làm việc, nhà ở, nhà hàng, khách
sạn…).
1.2.1. Trên thế giới
Theo kết quả khảo sát của Joseph A.Lamonica và cộng sự (1971) cường
độ tiếng ồn tại vị trí máy khoan bằng khí nén trong hầm: 112 – 121 dBA; Xe


vận chuyển chạy dầu Diesel: 88 – 100 dBA; Gầu xúc chạy dầu Diesel 91 –
107 dBA; Xe tải (trọng tải 15 tấn) 89 – 101 dBA [11].
Những số liệu nghiên cứu ở Croatia, Nam Phi tại các nhà máy gạch chịu
lửa cho thấy có sự tiếp xúc bụi silic vượt quá giới hạn cho phép ( Luo, Zuskin,
Rjiahans) với hàm lượng silic trong bụi cao tới 70% [12].
Theo Fua Hua [13] nghiên cứu tại Thượng Hải cho thấy nồng độ bụi trong 1
nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng rất cao 201,3 mg/m3. Ngoài ra NLĐ còn
phải tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp khác như tiếng ồn, nhiệt độ
cao, các yếu tố ecgônômi bất lợi.
Lu Wei, Wang Yao-zu và Shu Jia-hao điều tra 291 cơ sở sản xuất xi
măng (chiếm tỷ lệ 2,87% tổng số cơ sở sản xuất xi măng của toàn Trung
Quốc) với tổng số công nhân điều tra là 9012 người. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 24,9% mẫu hơi khí, 69,4% mẫu bụi và 57,1% mẫu đo các yếu tố vật lý
(như tiếng ồn, rung, vi khí hậu, chiếu sáng) không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép. Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh nghề nghiệp là 11,3% [13].

Kết quả thống kê của Viện NIOSH (1988- 1990) tại Mỹ, trong ngành
xây dựng bao gồm cả sản xuất vật liệu xây dựng có 15,6- 24% công nhân tiếp
xúc với mức tiếng ồn trên 85 dBA.
1.2.2. Tại Việt Nam:
Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: Công việc thường được
tiến hành ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp,địa
bànlao động luôn thay đổi, do đó ĐKLĐ của công nhân có những đặc
điểm sau:
- Chỗ làm việc của CN luôn thay đổi ngay trong phạm vi một côngtrình,
phụ thuộc vào tiến độ xây dựng, do đó ĐKLĐ cũng thay đổi theo.
- Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (như
thi công đất, bê tông, vận chuyển vật liệu), mức độ cơ giới hóa thi công


còn thấp nên phần lớn công việc và CN phải làm thủ công, tốn nhiều
công sức và năng suất lao động thấp, yếu tố rủi ro còn nhiều.
- Có nhiều công việc buộc người CN phải làm việc ở tư thế gò bó, nhiều
công việc phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm, lại có
những việc làm ở sâu dưới đất, dưới nước nên có nhiều nguy cơ tai nạn.
- Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm (bụi, hơi,
khí độc, tiếng ồn) nhiều công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng
xấu của khí hậu, thời tiết như nắng gắt, mưa gió làm ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe NLĐ.
- Do địa bàn luôn thay đổi nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thường
là tạm bợ, công tác vệ sinh lao động chưa được quan tâm đúng mức.
Chính những yếu tố đó cũng là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây
ốm đau, bệnh tật và tai nạn cho NLĐ.
- Người lao động chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên trong xử lý
công việc, xử lý tình huống còn lúng túng, thậm chí thao tác sai dẫn đến
tai nạn lao động.

Qua phân tích như trên ta thấy rằng ĐKLĐ trong ngành xây dựng có
nhiều khó khăn phức tạp, nguy hiểm và độc hại, cho nên phải hết sức quan
tâm đến cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động
trong quá trình lao động [3].
1.1.1.3. Vi khí hậu:
Theo Trình Công Tuấn và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của môi
trường lao động lên sức khỏe 183 công nhân công ty đá ốp lát và xây dựng
Bình Định (2002) cho kết quả vi khí hậu vào mùa nóng tháng 7 là không đảm
bảo về chỉ tiêu nhiệt độ (nhiệt độ dao động từ 31,0-37,0 độ C (trung bình 32,2
± 2,25)), độ ẩm tương đối của không khí đều trong giới hạn cho phép dao
động từ 57-56%, tốc độ gió dao động từ 0,1-1,5 m/s (trung bình 0,88 ± 0,67
m/s), 2/5 mẫu đo không đạt chỉ tiêu về mức độ thông thoáng gió [14].


Theo Nguyễn Thị Thu và cộng sự (2007) thì CN phải chịu đựng một
môi trường lao động có vi khí hậu nóng. CN tại phân xưởng lò nung nhà máy
xi măng Bỉm sơn trong ca lao động, nhiệt độ của lò là 1450°C. Nhiệt độ
không khí nơi làm việc lên tới 40,3°C(1998); trong khi đó ở công ty sứ Thái
Bình là 38,2°C(2001) [15].
Lưu Minh Châu và cộng sự (2007) nghiên cứu ĐKLĐ, những yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tật, sức khỏe CN thi công hầm đường bộ Hải
Vân thì nhiệt độ không khí trong hầm cao hơn TCCP, nhiệt độ tại vị trí đo
trong hầm cách cửa hầm 1300 → 1800m là cao nhất 35.2 ± 1.1 oC, độ ẩm
tương đối rất cao, cao nhất là 87.6 ± 0.5% tại vị trí đo cách cửa hầm ≤ 100m
và tốc độ lưu chuyển không khí rất thấp phụ thuộc vào hệ thống gió nhân tạo
thấp nhất là ở vị trí đo trong hầm cách cửa hầm tử 100 → 600m ở mức 0.7 ±
0.6m/s [16].
NC của Đào Phú Cường và cộng sự về môi trường làm việc tại một số
cơ sở cơ khí vừa và nhỏ ở Nam Định (2008) cho thấy có 79,1% mẫu độ ẩm,
43,6% mẫu nhiệt độ không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và 58,8% số CN

cho rằng môi trường làm việc nóng [17].
Theo Lê Thị Thu Hằng và cộng sự (2010), NC về môi trường lao động
và tình hình sức khỏe công nhân nhà máy xi măng Bút Sơn Hà Nam: nhiệt độ
tại nhà máy vượt TCCP ở mức cao. Nhiệt độ cao nhất là xưởng xi măng
(38.69 ± 3.51oC). Bên cạnh đó yếu tố độ lưu thông gió ở mỗi khu vực sản
xuất cũng không đạt TCCP nhưng ở mức thấp: tốc độ lưu thông gió ở mức
0.1m/s. Độ ẩm tại nơi làm việc của nhà máy đạt TCCP [11].
1.2.2.2. Ánh sáng và tiếng ồn:
Theo Trình Công Tuấn và cộng sự (2002) đo tiếng ồn tại công ty đá ốp
lát và xây dựng Bình Định cho kết quả: Hầu hết tại các điểm đo cường độ
tiếng ồn đều vượt quá TCCP (90dBA), với cường độ tiếng ồn cao như thế thì


công nhân phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn trong một thời gian dài,
hậu quả khó tránh khỏi là công nhân sẽ mắc bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng
ồn [14].
Theo Trần Văn Huy và cộng sự (2005) tiếng ồn với cường độ 50 dBA
gây giảm hiệu suất làm việc nhất là lao động trí óc, với mức ồn 70 – 80 dBA
gây đau đầu, mệt mỏi, giảm khả năng chú ý, tư duy, trí nhớ [18].
Cũng theo Lưu Minh Châu và cộng sự (2007) nghiên cứu ĐKLĐ,
những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tật, SKCN thi công hầm đường bộ
Hải Vân thì có vị trí không đạt tiêu chuẩn (74.9%) với độ rọi sáng rất thấp
trung bình của số mẫu không đạt TCCP, độ rọi sáng chỉ là 46.2 Lux và ở tất cả
các vị trí đo tiếng ồn đều vượt TCCP, có vị trí tiếng ồn vượt TCCP 12.3 → 15
dBA [16].
Cũng theo Đào Phú Cường và cộng sự (2008), có tới 86,8% mẫu ánh
sáng, 83,1% mẫu tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ ở Nam
Định không đạt TCCP. Tiến hành khảo sát ý kiến của CN về ĐKLĐ tại các cơ
sở sản xuất trên thì 67% số CN phàn nàn về môi trường làm việc ồn [17].
Theo Nguyễn Thị Toán và cộng sự (2002) NC tình hình sức nghe của

CN tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, kết quả cho thấy công nhân
phải tiếp xúc với tiếng ồn cao từ 86 – 103 dBA ở các công đoạn như khoan
đá, nghiền đá, xi măng, dập gạch [19].
Kết quả NC về môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân
nhà máy xi măng Bút Sơn Hà Nam của Lê Thị Thu Hằng và cộng sự (2010),
cho thấy tiếng ồn trong các phân xưởng của nhà máy vượt TCCP ở mức cao:
cao nhất là xưởng xi măng (88.59 ± 7.19dBA). Ánh sáng tại vị trí làm việc
cũng không đạt TCCP nhưng ở mức thấp: độ chiếu sáng thấp nhất là xưởng
nguyên liệu (58.33 ± 17.85 Lux) [11].
1.1.1.4. Bụi và hơi khí độc:


Theo Trình Công Tuấn và cộng sự (2002) đo nồng độ bụi toàn phần và
bụi hô hấp tại công ty đá ốp lát và xây dựng Bình Định cho kết quả: Nộng độ
bụi toàn phần tại tất cả các vị trí làm việc của công nhân đều vượt quá TCCP.
Cũng như vậy hầu hết các mẫu đo bụi hô hấp đều vượt quá TCCP, nồng độ
bụi hô hấp trong MTLĐ đo được ở các vị trí công nhân đang làm việc tại
công ty vào khoảng từ 1,1- 3,7 mg/m3 [14].
Theo Lưu Minh Châu và cộng sự (2007) nghiên cứu ĐKLĐ, những yếu
tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tật, sức khỏe CN thi công hầm đường bộ Hải
Vân thì hàm lượng bụi silic tự do trong bụi cao 38.4 ± 7.4%. Tỷ lệ bụi hô
hấp/bụi toàn phần từ 44.3% → 58.1%. Nồng độ bụi vượt TCCP nhiều lần.
Nồng độ bụi hô hấp cao nhất 32.5mg/m3, bụi toàn phần 68.5mg/m3 [16].
NC của Đào Phú Cường và cộng sự (2008), theo kết quả khảo sát ý
kiến CN tại các cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ ở Nam Định có 33,5% số
CN cho rằng họ cảm thấy môi trường lao động có hơi khí độc.
NC phân bố dịch tễ học vùng nguy cơ cao của bệnh bụi phổi-silic tại
miền trung Việt nam của Viên Chinh Chiến, Phùng Thanh Tú và cộng sự
(2008), kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu bụi vượt tiêu chuẩn cho phép là 55,7 %
trong đó bụi hô hấp là 56,7 % và bụi toàn phần là 54,3 %. Trọng lượng trung

bình của bụi hô hấp là 2,4 ± 0,16 mg/m3, và của bụi toàn phần là 11,4 ± 1,7
mg/m3. Hàm lượng Silic trung bình là 52,7 ± 2,6 %, tỷ lệ mẫu bụi có hàm
lượng Silic tự do cao hơn 50 % là 67,8 %. Tỷ lệ công nhân tiếp xúc là 70,4%
và tỷ lệ tiếp xúc với bụi có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép là 26,4 % [20].
Theo NCcủa Lê Thị Thu Hằng và cộng sự (2010) về môi trường lao
động và tình hình sức khỏe công nhân nhà máy xi măng Bút Sơn Hà Nam, kết
quả cho thất nồng độ bụi trong các phân xưởng của nhà máy vượt TCCP ở
mức cao: bụi trong lượng cao nhất là xưởng nguyên liệu (6.04 ± 3.47mg/m3).


Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động của các đơn vị ngành xây
dựng ( Do Bệnh viện Xây dựng thực hiện). Kết quả đo cho thấy tỷ lệ các mẫu
đo vượt TCVS cao nhất là tiếng ồn (20,9- 30,4%).
Về vấn đề ecgônômi, qua khảo sát điều kiện lao động xây dựng nhà cao
tầng của công ty LIGOGI cho thấy yếu tố nguy cơ chính là chịu ảnh hưởng
của điều kiện lao động ngoài trời và trên cao, ở những vị trí lơ lửng không có
che chắn có nguy cơ ngã cao. Nhiều tư thế lao động xấu và gò bó, nhất là
công việc ghép cốt pha [21].
1.3.

Tình hình sức khỏe của công nhân ngành xây dựng dân dụng và
một số yếu tố liên quan.

1.3.1. Trên thế giới:
Nghiên cứu ở Malaysia cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic ở
công nhân khai thác đá là 25% và 36% ở người làm bia mộ [22].
Những nghiên cứu khác về tình hình mắc bệnh phổi silic cho thấy đây là
bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh phổi nghề nghiệp: ở Nigeria số CN
mắc căn bệnh này lên tới 39%, còn ở Ấn Độ bệnh phổi silic gặp ở 35% CN
cắt đávà 18% ở CN đập đá [15].

Điếc nghề nghiệp cũng là một trong những bệnh nghề nghiệp phổ biến,
hay gặp nhất là điếc do ồn. Theo một nghiên cứu ở Astralia tỷ lệ điếc nghề
nghiệp của CN nước này là 7% [15].
Theo Trung tâm bảo vệ quyền lợi người lao động Mỹ, chi phí phải trả
cho bảo hiểm ốm đau và tử vong do nghề nghiệp của ngành xây dựng cao
nhất trong tất cả các ngành công nghiệp, cao hơn các ngành công nghiệp khác
23% [23].
Tỷ lệ tử vong do bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp ở công nhân ngành
xây dựng đứng thứ 3 trong 10 ngành công nghiệp hàng đầu ( như Úc, Mỹ,
Nhật, Đức, Thụy Điển, Hà Lan) là 13,9/ 100.000 công nhân. Các nguyên nhân


dẫn đến tử vong và tổn thương được thống kê là ngã từ trên cao, tai nạn do sử
dụng công cụ lao động, tiếp xúc với các yếu tố độc hại nguy hiểm ( bụi silic,
bụi amiăng, hơi chì, rung, ồn…), điện giật, tai nạn khi đào đường hầm. Ngoài
ra còn nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại không gây chết người nhưng để lại
hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người lao động như các
stress, căng thẳng thần kinh- tâm lý[23].
Tại Ấn Độ, theo Durvasula (1990), ước tính 150 người chết mỗi năm
và 3500 người đã chết trong vòng 25 năm vì bệnh bụi phổi – silic trong công
nhân làm việc ở các mỏ đá mà ở đó tình trạng thông gió kém. Prakash Tyagi
(2001) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở các mỏ đá trong vùng tây
Rajasthan Ấn Độ là rất phổ biến.
Trong nghiên cứu của Hossein Kakooei (2010), ảnh hưởng của bụi xi
măng lên chức năng phổi của công nhân tại một số nhà máy xi măng ở Iran,
kết quả cho thấy 35,7% số công nhân tiếp xúc trực tiếp với bụi có các rối
loạn chức năng hô hấp so với 5,7% số công nhân không tiếp xúc trực tiếp.
Phân tích thống kê chỉ ra rằng những công nhân tiếp xúc trực tiếp với bụi biểu
hiện sự suy giảm đáng kể chức năng hô hấp khi so sánh với những công nhân
không tiếp xúc trực tiếp [13].

1.3.2. Tại Việt Nam:
Nghiên cứu của GS. Lê Trung và cộng sự (2004) trong đề tài nhánh cấp
Nhà nước cho thấy trong ngành xây dựng, vấn đề ô nhiễm môi trường lao
động, tác hại nghề nghiệp nổi lên vẫn là các yếu tố truyền thống như vi khí
hậu bất lợi, bụi, tiếng ồn…Các bệnh nghề nghiệp chủ yếu là bệnh bụi phổisilic (35,37% trong sản xuất vật liệu chịu lửa, 19% trong sản xuất gạch ngói,
16,1% trong khai thác đá), bệnh điếc nghề nghiệp trong khai thác đá là 10,6%,
xi măng 9,7%; bệnh da nghề nghiệp trong sản xuất xi măng là 40,1%, khai
thác đá là 35,8%... Khi nghiên cứu chức năng hô hấp ở công nhân khai thác,
chế biến đá Bình Định cho thấy: Tỷ lệ công nhân có rối loạn chức năng hô


hấp là 30,4%, trong đó hội chứng hạn chế là 18,1%, hội chứng tắc nghẽn là
1,4% và hội chứng hỗn hợp là 10,9%. Tỷ lệ công nhân có rối loạn chức năng
hô hấp tăng theo tuổi đời, tuổi nghề [21].
Theo nghiên cứu của Lê Thị Hằng (2007) ở công nhân sản xuất vật liệu
xây dựng cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic là 3,8% và khác nhau ở
các nhóm nghề, cao nhất là nhóm nghề khai thác đá và sản xuất vật liệu xây
dựng [24].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái và Đỗ Hàm về công nhân nhà
máy xi măng La Hiên – Thái Nguyên sau 6 năm sản xuất 1999 – 2005 chỉ ra
tỷ lệ bệnh đường hô hấp ở công nhân nhà máy này năm 2005 (5,06%) cao hơn
so với năm 1999 (2,02%) và bệnh bụi phổi Silic tăng lên đáng kể sau 6 năm
sản xuất từ 0,16% (năm 1999) tăng lên 1,26% (năm 2005).
Phan Bích Hòa và Đỗ Hàm, nghiên cứu trên công nhân nhà máy xi
măng La Hiên,Thái Nguyên năm 2008. Kết quả cho thấy tỷ lệ công nhân có
sức khỏe tốt giảm, sức khỏe kém tăng lên so với năm 2005 (Loại IV &V:
5/10,15). Một số chứng bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường vẫn có tỷ
lệ cao: bệnh hô hấp (3-5%), tai mũi họng 68-69%.
Theo Lưu Minh Châu (2007) nghiên cứu ĐKLĐ, những yếu tố nguy cơ
ảnh hưởng đến bệnh tật, SKCN thi công hầm đường bộ Hải Vân thì các bệnh

chiếm tỉ lệ cao là bệnh răng hàm mặt (41.9%); bệnh tai mũi họng (34.5%);
mắt (10.5%); da liễu (14.5%) [16].
Theo Nguyễn Thị Toán và cộng sự (2002) nghiên cứu tình hình sức
nghe của CN tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, kết quả cho thấy tỷ
lệ điếc nghề nghiệp là 10,07 % trong đó ngành khai thác đá là 16,46 %;
ngành sản xuất gạch chịu lửa 7,29 %; ngành sản xuất xi măng 6,45 %. Các
triệu chứng thu được qua phiếu phỏng vấn như sau: 97,6 % thợ khoan đá bị ù
tai, thợ nghiền đá là 85,7 %, thợ dập gạch là 88,9 %, và thợ đóng bao là 50,8


%. 85,4 % thợ khoan đá nghe kém; tỷ lệ này ở thợ nghiền đá, thợ dập gạch,
và thợ đóng bao là 81 %, 77,8 % và 50 %. 78 % thợ khoan đá bị đau đầu, tỷ
lệ này ở thợ nghiền đá là 85,7 %, thợ dập gạch 87,1 %, và thợ đóng bao 50,0
%. 9,8 % thợ khoan đá, 14,3 % thợ nghiền đá, 15,3 % thợ dập gạch và 2,5
% thợ đóng bao thường xuyên sử dụng nút tai [19].
Theo nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở
công nhân sản xuất vật liệu xây dựng của Lê Thị Hằng và cộng sự (2008), kết
quả cho thấy: nồng độ bụi silic cao hơn nồng độ tối đa cho phép. Tỷ lệ mắc
bệnh bụi phổi-silic là 7,8 % gồm các thể bệnh từ 1/0p đến 2/1q. Ngoài ra, có
77 trường hợp bụi phổi-silic 0/1p (6,4 %) [24].
Theo Nguyễn Thị Hồng Tú, Lương Mai Anh và cộng sự (2008), kết quả
phân tích tình hình thương tích do lao động ở Việt Nam cho thấy: trong các
ngành công nghiệp, trung bình hàng năm có 4.639 tai nạn tại nơi làm việc làm
2.617 người bị thương năng và 499 trường hợp tử vong. Các ngành công
nghiệp có tỷ lệ tử vong cao là xây dựng, khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây
dựng và cơ khí. Thương tích do lao động chiếm 5,5% số trường hợp tử vong
do mọi nguyên nhân thương tích. 85% trường hợp tử vong do lao động là nam
giới, 71% là ở nhóm tuổi từ 15-34 tuổi [25].
Kết quả nghiên cứu môi trường lao động và tình hình sức khỏe công
nhân nhà máy xi măng Bút Sơn Hà Nam của Lê Thị Thu Hằng và cộng sự

(2010), cho thấy CN mắc những bệnh thông thường khác nhau, cao nhất là tai
mũi họng (49.62%), răng hàm mặt (47.54%), mắt (21.4%), tiêu hóa (13.83%),
phụ nữ với bệnh phụ khoa chiếm tỷ lệ đáng kể (25.37%).Có 2 BNN mà CN ở
đây mắc, tỷ lệ đáng quan tâm: Bệnh bụi phổi silic (2.46%) và điếc nghề
nghiệp (0.19%) [11].
Nguyễn Thị Toán nghiên cứu về công nhân ở một số cở sở vật liệu xây
dựng: tỷ lệ điếc nghề nghiệp là 10,07%. Các triệu chứng gặp ở công nhân là ù


tai (97,6% thợ khoan đá, 85,7% thợ nghiền đá, 88,9% thợ dập gạch và 50,8%
thợ đóng bao bì bị ù tai).
Khảo sát mới đây của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật –Bảo hộ lao
động về tình hình sức khỏe và bệnh nghề nghiệp (BNN) của 550 công nhân
tại 28 công trường xây dựng ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam, kết quả cho
thấy: Dù thời gian làm việc trung bình 8,19 giờ/người/ngày, nhưng có đến
24,5% công nhân cảm thấy căng thẳng trong giờ làm việc. Các triệu chứng
đau mỏi thường gặp trong khi làm việc là mệt mỏi (40,79%), đau đầu
(28,57%), đau thắt lưng (19,25%) và chóng mặt (17,06%). Tỷ lệ công nhân
cảm thấy mệt mỏi sau giờ làm việc chiếm 21,1%, đặc biệt có 23,03% cảm
thấy nhanh mệt hơn so với vài năm trước.
Theo GS.TS. Lê Vân Trình Viện trưởng viện NCKHKT-BHLĐ, các
triệu chứng trên không chỉ bắt nguồn từ cường độ làm việc căng thẳng, mà
còn do công nhân cùng lúc phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như bụi
(70,3%), tiếng ồn (70,1%) và nóng (66,2%), chưa kể các yếu tố khác như
phóng xạ, hóa chất.
Theo số liệu thống kê của Sở LĐ-TB-XH TPHCM, trong 5 năm (20062010), TPHCM xảy ra 4.020 vụ TNLĐ, trong đó có 496 vụ TNLĐ chết người.
Tỉ lệ TNLĐ chết người ở lĩnh vực xây dựng luôn cao nhất so với các lĩnh vực
khác và tăng đột biến từ 45% trong năm 2008 lên 62% trong năm 2009 và tiếp
tục tăng lên 65% trong năm 2010. Số người chết do TNLĐ từ năm 2006-2010
là 505 người, trong đó lĩnh vực xây dựng có 242 người chết. Tính ra, trung

bình mỗi tuần có một CN xây dựng tử nạn. Hiện nay, tình hình tai nạn lao
động, BNN có xu hướng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo
thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2011: cả nước xảy
ra gần 6000 vụ tai nạn lao động làm 6.154 người bị nạn, trong đó có 574
người chết, 1.314 người bị thương nặng, tăng 6% so với năm 2010. Các lĩnh


vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất là xây dựng (công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông) chiếm 51,11% tổng số vụ tai nạn chết người; khai khoáng
12,7%; sản xuất vật liệu xây dựng 8,3% và cơ khí chế tạo 8%. Tuy nhiên, đây
được coi mới chỉ là con số thống kê “bề nổi” theo báo cáo, còn phần “chìm”
rất lớn không được các doanh nghiệp báo cáo.


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu:


Hồi cứu số liệu đã được tiến hành ở 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc,
nhưng vì lý do riêng một số tỉnh/thành phố đã không hợp tác được trong
nghiên cứu, vì vậy thực tế nghiên cứu đã được tiến hành chỉ ở 39
tỉnh/thành phố, cụ thể trình bày trong bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1. Danh sách các tỉnh/thành phố đã tiến hành hồi cứu số liệu
Tên tỉnh/thành phố (n=39)
Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam


Bắc Kạn

Bình Định

Bạc Liêu

Bắc Giang

Đà Nẵng

Bến Tre

Điện Biên

Đắc Nông

Bình Dương

Hà Giang

Gia Lai

Bình Thuận

Hà Nam
Hà Nội (BVXD)
Hà Nội (TT BVSKLĐ - MT)
Hà Nội (TTYTGTVT)

Hà Tĩnh


Cà Mau

Quảng Ngãi

Cần Thơ

Hưng Yên

Thừa Thiên Huế

Đồng Nai

Lai Châu

Tây Nguyên

Đồng Tháp

Lạng Sơn

Kiên Giang

Lào Cai

Khánh Hòa

Phú Thọ

Kon Tum


Sơn La

Ninh Thuận

Thái Bình

Tây Ninh

Thái Nguyên

Trà Vinh

Vĩnh Phúc

Sóc Trăng

Yên Bái
16

8

15




Nghiên cứu điểm được tiến hành tại 6 tỉnh/thành phố, đó là: Hà Nam,
Thanh Hóa, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh
và Đồng Nai;Ứng với 3 vùng miền Bắc - Trung - Nam của cả nước.


 Trên cơ sở 2 nghề lao động chủ yếu trong ngành Xây dựng dân dụng là
sản xuất Vật liệu xây dựng và Thi công xây lắp, chúng tôi chọn chủ
đích mỗi tỉnh/thành phố 5 cơ sở vào nghiên cứu (trong đó có 3 cơ sở
sản xuất VLXD và 2 cơ sở Thi công xây lắp). Như vậy tổng số đã chọn
30 cơ sở tại 6 tỉnh/thành phố trên vào nghiên cứu. Tuy nhiên trong quá
trình triển khai tại các tỉnh/thành phố đã gặp không ít khó khăn. Mặc dù
các TT YTDP các tỉnh/thành phố đã liên hệ với các cơ sở sản xuất và
các công trình thi công xây lắp, nhưng khi đoàn nghiên cứu đến thì có
một số cơ sở đã biện lý do từ chối không tiếp đoàn, vì vậy thực tế
chúng tôi đã triển khai nghiên cứu được tại 23 cơ sở sản xuất và công
trình thi công xây lắp của 6 tỉnh/thành phố.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm:
- Điều kiện lao động và môi trường lao động của công nhân ngành Xây
dựng dân dụng.
- Người lao động trong ngành Xây dựng dân dụng.
- Cán bộ quản lý (gồm cán bộ lãnh đạo quản lý; cán bộ phụ trách công
tác ATVSLĐ và cán bộ phụ trách công tác Y tế) tại 6 tỉnh/thành phố
nghiên cứu điểm.
- Sổ sách, hồ sơ sức khỏe của công nhân ngành Xây dựng dân dụng.
- Các văn bản, chính sách, chế độ về CSSK cho người lao động trong
ngành xây dựng.


20

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng, có hồi

cứu số liệu.
2.3.2.Cỡ mẫu và chọn mẫu:
• Số liệu hồi cứu: Đã gửi phiếu thu thập số liệu của toàn bộ 63 tỉnh/thành
phố trên toàn quốc, nhưng thực tế do điều kiện khách quan chỉ thu được
báo cáo của 39 tỉnh/thành phố.
• Nghiên cứu cắt ngang:
 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượngđược tính theo công thức:

n = Z(12 −α/2)
Trong đó:

p(1 − p)
d2




n: Cỡ mẫu (Tổng số đối tượng cần điều tra).
α: Mức ý nghĩa thống kê là xác suất của việc mắc sai lầm loại 1, lấy α =





0,05 ứng với độ tin cậy 95%.
Ζ1−α / 2 = 1,96 tương ứng với α = 0,05.
p: Tỷ lệ NLĐ mệt mỏi sau giờ làm việc= 8,0 % [26].
d: Độ chính xác tuyệt đối của p (Sai số tối đa cho phép so với trị số




thực trong quần thể). Chọn d = 0,02.
Thay vào công thức tính được n = 707, thực tế chúng tôi đã nghiên cứu

được 712 người lao động.
 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính: tại mỗi cơ sở phỏng vấn sâu 3 cán
bộ quản lý (bao gồm 01 cán bộ lãnh đạo doanh nghiêp, 01 cán bộ phụ
trách công tác ATVSLĐ và 01 cán bộ phụ trách công tác Y tế), như vậy
tổng số là 3CBQL x 5CSNC x 6 tỉnh/thành phố = 90 cuộc PVS.
Thực tế có một số doanh nghiệp không có cán bộ phụ trách Y tế riêng mà
một người phụ trách cả Y tế và ATVSLĐ, hoặc cán bộ lãnh đạo doanh
nghiệp kiêm phụ trách ATVSLĐ nên chúng tôi đã tiến hành được 82
cuộc PVS.


×