Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------

Vũ Văn Doanh

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG DO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG
TỰ NHIÊN
Tác giả xin
cam đoanĐẠI
luận HỌC
án nàyKHOA
là công HỌC
trình nghiên
cứu của bản thân và
không sao chép các công trình----------------------nghiên cứu khác để làm sản phẩm của riêng mình.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án có nguồn gốc tin cậy và được trích
dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản


của luận án.

Vũ Văn Doanh
Tác giả

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG DO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TỈNH NAM ĐỊNH

Vũ Văn Doanh

Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
Mã số: 62 44 03 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Doãn Hà Phong
PGS. TS. Vũ Quyết Thắng

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của bản thân và
không sao chép các công trình nghiên cứu khác để làm sản phẩm của riêng mình.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án có nguồn gốc tin cậy và được trích
dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản
của luận án.

Tác giả

Vũ Văn Doanh

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Bộ
môn Quản lý Môi trường - Khoa Môi trường, Phòng Sau đại học, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; tập thể và cá nhân, những nhà khoa
học thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
và chân thành đến:
PGS. TS Doãn Hà Phong – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến
đổi khí hậu và PGS. TS. Vũ Quyết Thắng – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội những người thầy đã hướng dẫn hết mực nhiệt tình, chỉ
dạy cho tôi, động viên trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án;
Tập thể lãnh đạo và các thầy cô Khoa Môi trường, Phòng Sau đại học,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội những người đã
giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu;
Ban giám hiệu Nhà trường, Ban lãnh đạo khoa, Các thầy cô khoa Môi
trường – trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đặc biệt là cô Lê Thị
Trinh và Nguyễn Thị Hồng Hạnh luôn động viên, giúp đỡ công tác chuyên môn để
tôi có thời gian tập trung hoàn thành luận án;
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Điều
tra Đánh giá Tài nguyên đất - Tổng cục Quản lý đất đai; Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Chi cục Biển và Hải đảo; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm
& thủy sản tỉnh Nam Định; Hội nuôi trồng thủy sản Nghĩa Hưng; Phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn; phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghĩa
Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường; Công ty TNHH một thành viên Khai

thác công trình thủy lợi Xuân Thủy đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực địa và
thu thập số liệu.
Trân trọng cảm ơn gia đình và bạn bè luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành luận án này!

iii


MỤC LỤC
_Toc515323913

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ............................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5
4. Những điểm mới của luận án .................................................................................. 5
5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của luận án ............................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 7
1.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ................................................ 7
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan .............................................................. 7
1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Việt Nam ......................... 9
1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Nam Định ...................... 11
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ..................................................... 14
1.2.1. Tác động qua lại giữa nước biển dâng và sử dụng đất .................................... 14

1.2.2. Cách tiếp cận và các đối tượng bị tác động của nước biển dâng .................... 15
1.2.3. Phương pháp đánh giá tác động của nước biển dâng ...................................... 17
1.2.4. Nghiên cứu tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu trên thế giới.. 19
1.2.5. Nghiên cứu tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu ở Việt Nam ... 22
1.3. LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ ..................................................................... 27
1.3.1. Các yếu tố cấu thành tổng giá trị kinh tế......................................................... 27
1.3.2. Phương pháp lượng giá tổng giá trị kinh tế..................................................... 30
1.3.3. Nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế đã thực hiện ở Việt Nam ....................... 31
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ... 36
1.4.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định ........................................................... 36
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 40
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 44
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 44
2.1.1. Đối tượng có khả năng bị tác động do nước biển dâng khu vực ngoài đê ...... 44
2.1.2. Đối tượng có khả năng bị tác động do nước biển dâng khu vực trong đê ...... 49
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 52

iv


2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu của luận án ......................................................................... 52
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................ 53
2.2.3. Phương pháp Delphi........................................................................................ 54
2.2.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế ............................................................ 54
2.2.5. Phương pháp bản đồ ........................................................................................ 59
2.2.6. Phương pháp lượng giá giá trị kinh tế ............................................................. 59
2.2.7. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng .............................................. 63
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 66
3.1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO NƯỚC
BIỂN DÂNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ........................................... 66

3.1.1. Cơ sở dữ liệu xây dựng quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế do nước biển dâng
................................................................................................................................... 66
3.1.2. Quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do nước biển dâng .................. 69
3.1.3. Quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng cho Nam Định ........ 72
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH ................................. 78
3.2.1. Xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nghĩa Hưng, Hải
Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường từ 2010 đến 2020 ................................................ 78
3.2.2. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do nước biển dâng theo các kịch bản đến
nhóm đất nông nghiệp ............................................................................................... 82
3.3. ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN
DÂNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH
NAM ĐỊNH .............................................................................................................. 94
3.3.1. Xây dựng công thức đánh giá thiệt hại kinh tế ............................................... 94
3.3.2. Đánh giá thiệt hại kinh tế do tác động của nước biển dâng đến 4 huyện vào
năm 2020, 2030, 2040 và 2050 theo các phương án sử dụng đất ............................. 94
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG TRONG SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC VEN BIỂN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH . 113
3.4.1. Lồng ghép, tích hợp vấn đề nước biển dâng do biến đổi khí hậu với quy
hoạch sử dụng đất .................................................................................................... 114
3.4.2. Bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh nước
biển dâng do biến đổi khí hậu ................................................................................. 118
3.4.3. Nâng cấp đê và hệ thống công trình thủy nông............................................. 124
3.4.4. Các giải pháp hỗ trợ ...................................................................................... 125
3.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA LUẬN ÁN ............................................. 128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 131

v



DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 135
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 144

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa và năm tại Nam Định thời kỳ 1960
– 2014 (°C/thập kỷ) ................................................................................................ 11
Bảng 1.2. Biến đổi của lượng mưa mùa và năm tại Nam Định thời kỳ 1971 – 2014
(mm/năm) ............................................................................................................... 12
Bảng 1.3. Đặc trưng các kịch bản RCP và so sánh với kịch bản SRES ................ 13
Bảng 1.4. Mực nước biển dâng theo các kịch bản RCP cho tỉnh Nam Định ......... 14
Bảng 1.5. Phương pháp đánh giá tác động của NBD đến một số lĩnh vực ............ 18
Bảng 1.6. Tổng hợp công trình nghiên cứu liên quan tại Nam Định ..................... 24
Bảng 1.7. Tổng hợp các công trình lượng giá giá trị kinh tế ở Việt Nam ............. 32
Bảng 1.8. Diện tích, dân số và mật độ dân số các huyện nghiên cứu năm 2015 ... 40
Bảng 1.9. Tổng sản phẩm theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế tỉnh
Nam Định ............................................................................................................... 41
Bảng 1.10. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Nam Định .................................................. 41
Bảng 2.1. Tổng hợp đối tượng và nội dung tham vấn ........................................... 54
Bảng 2.2. Tổng hợp các đợt điều tra khảo sát thực tế ............................................ 55
Bảng 2.3. Phiếu điều tra phân bố theo khu vực và đối tượng điều tra ................... 57
Bảng 2.4. Phương pháp xác định giá trị kinh tế của đối tượng bị tác động ........... 60
Bảng 3.1. Mức thiệt hại cho 2 khu vực trong và ngoài đê ..................................... 68
Bảng 3.2. Đối tượng bị tác động theo 2 khu vực trong và ngoài đê tại 4 huyện ... 69
Bảng 3.3. Giá trị kinh tế trung bình của các đối tượng bị tác động do NBD tại 4
huyện so với năm 2010 .......................................................................................... 77

Bảng 3.4. Diện tích nhóm ĐNN bị tác động do NBD tại 4 huyện nghiên cứu từ
2020 đến 2050 theo bản đồ QH sử dụng đất 2020 ................................................. 84
Bảng 3.5. Diện tích nhóm ĐNN bị tác động do NBD tại 2 khu vực trong và ngoài
đê từ năm 2020 – 2050 theo bản đồ quy hoạch 2020 ............................................ 86
Bảng 3.6. Diện tích nhóm ĐNN bị tác động do NBD tại 4 huyện nghiên cứu từ
2020 đến 2050 theo bản đồ HT sử dụng đất 2015 ................................................. 87
Bảng 3.7. Diện tích ĐNN có nguy cơ ngập theo 2 khu vực trong và ngoài đê vào
các năm 2020 – 2050 dựa trên bản đồ hiện trạng 2015 ......................................... 88
Bảng 3.8. Diện tích nhóm ĐNN bị tác động do NBD tại 4 huyện nghiên cứu từ
2020 đến 2050 theo bản đồ HT sử dụng đất 2010 ................................................. 90
Bảng 3.9. Diện tích ĐNN có nguy cơ ngập được phân định theo 2 khu vực trong
và ngoài đê tại các năm 2020 – 2050 dựa trên bản đồ hiện trạng 2010 ................. 92
Bảng 3.10. So sánh diện tích nguy cơ ngập theo các phương án sử dụng đất ....... 92
Bảng 3.11. Giá trị thiệt hại kinh tế do tác động của NBD vào năm 2020 tính theo
theo bản đồ quy hoạch 2020................................................................................... 97
Bảng 3.12. Giá trị thiệt hại kinh tế do NBD vào năm 2050 tính theo bản đồ quy
hoạch sử dụng đất năm 2020 ................................................................................ 100

vii


Bảng 3.13. Giá trị thiệt hại kinh tế do NBD vào năm 2040 tính theo bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2015 ................................................................................. 104
Bảng 3.14. Giá trị thiệt hại kinh tế do NBD vào năm 2030 tính theo bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010 ................................................................................. 108
Bảng 3.15. Giá trị thiệt hại kinh tế do NBD vào năm 2020 - 2050 tính theo bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2015 cho 2 khu vực trong và ngoài đê .................... 110
Bảng 3.16. Giá trị thiệt hại kinh tế do NBD vào năm 2020 - 2050 tính theo bản đồ
quy hoạch sử dụng đất năm 2020 cho 2 khu vực trong và ngoài đê .................... 111
Bảng 3.17. Chi phí, lợi nhuận của các hình thức nuôi theo vụ (triệu đồng) ........ 119

Bảng 3.18. Chi phí, lợi ích của các hình thức nuôi theo năm (triệu đồng) .......... 120
Bảng 3.19. Lựa chọn giống lúa chịu mặn theo khu vực địa lý ............................ 122
Bảng 3.20. Các giải pháp thích ứng với BĐKH, NBD đang được áp dụng cho hoạt
động nuôi trồng thủy sản tại 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định ........................... 127
Bảng 3.21. Các giải pháp thích ứng với BĐKH, NBD đang được áp dụng cho hoạt
động sử dụng đất lúa tại 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định .................................. 127

viii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm tại các trạm hải văn .... 10
Hình 1.2. Xu thế thay đổi mực nước biển toàn Biển Đông theo số liệu vệ tinh .... 10
Hình 1.3. Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực Nam Định thời kỳ 1960 - 2014 ..... 11
Hình 1.4. Chuẩn sai mực nước trung bình năm tại trạm Hòn Dáu giai đoạn 1966 –
2013 ........................................................................................................................ 12
Hình 1.5. Chuẩn sai mực nước trung bình năm ở khu vực Nam Định theo số liệu
vệ tinh giai đoạn 1993 - 2013 ................................................................................. 13
Hình 1.6. Các thành phần của tổng giá trị kinh tế (TEV) ...................................... 27
Hình 1.7. Sơ đồ các phương pháp lượng giá giá trị kinh tế của các HST .............. 31
Hình 1.8. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định......................................................... 37
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu của luận án ................................................................ 53
Hình 3.1. Quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD đến sử dụng đất
nông nghiệp khu vực ven biển phía Bắc Việt Nam ............................................... 71
Hình 3.2. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ nguy cơ ngập .................................... 73
Hình 3.3. Mô hình cây quyết định nguy cơ ngập khu vực ngoài đê ...................... 74
Hình 3.4. Sơ đồ xác định thiệt hại kinh tế do NBD đến sử dụng ĐNN ................. 76
Hình 3.5. Xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp từ 2010 - 2020 tại huyện
Nghĩa Hưng ............................................................................................................ 79
Hình 3.6. Xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp từ 2010 - 2020 tại huyện

Hải Hậu .................................................................................................................. 80
Hình 3.7. Xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp từ 2010 - 2020 tại huyện
Giao Thủy............................................................................................................... 81
Hình 3.8. Xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp từ 2010 - 2020 tại huyện
Xuân Trường .......................................................................................................... 81
Hình 3.9. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến sử dụng ĐNN của 4
huyện vào năm 2050 theo bản đồ QHSD đất 2020 ................................................ 85
Hình 3.10. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến sử dụng ĐNN của 4
huyện vào năm 2030 theo bản đồ HTSD đất 2015 ................................................ 89
Hình 3.11. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến sử dụng ĐNN của 4
huyện vào năm 2020 theo bản đồ HTSD đất 2010 ................................................ 91
Hình 3.12. Bản đồ giá trị thiệt hại kinh tế khu vực ngoài đê do NBD tại 4 huyện
ven biển tỉnh Nam Định vào năm 2020 theo quy hoạch sử dụng đất năm 2020 ... 99
Hình 3.13. Bản đồ giá trị khu vực trong đê do NBD tại 4 huyện ven biển tỉnh Nam
Định năm 2050 theo quy hoạch sử dụng đất năm 2020 ....................................... 103
Hình 3.14. Bản đồ giá trị thiệt hại kinh tế khu vực ngoài đê do NBD tại 4 huyện
ven biển tỉnh Nam Định vào năm 2040 theo hiện trạng sử dụng đất năm 2015 .. 106
Hình 3.15. Bản đồ giá trị thiệt hại kinh tế khu vực trong đê do NBD tại 4 huyện
ven biển tỉnh Nam Định năm 2030 theo hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ........ 107

ix


Hình 3.16. Tổng giá trị thiệt hại kinh tế 4 huyện do NBD theo các phương án sử
dụng đất với mức thiệt hại K=1 và K = 0,5 ứng với khu vực ngoài đê và khu vực ở
trong đê ................................................................................................................. 112
Hình 3.17. Tổng giá trị thiệt hại kinh tế do NBD 4 huyện theo phương án sử dụng
đất với mức thiệt hại K =0,7 khu vực ngoài đê và thiệt hại K=0,3 ở khu vực trong
đê .......................................................................................................................... 113
Hình 3.18. Bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 tại 4 huyện

Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường có lồng ghép với NBD do
BĐKH................................................................................................................... 117

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
ATNĐ
Áp thấp nhiệt đới
BĐKH
Biến đổi khí hậu
DEM
Mô hình số hóa độ cao (Digital Elevation Model)
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐNN
Đất nông nghiệp
Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc
FAO
(Food and Agriculture Organization of the United
Nations)
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
HT
Hiện trạng
HST

Hệ sinh thái
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
IPCC
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
KNK
Khí nhà kính
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
LATS
Luận án tiến sĩ
NBD
Nước biển dâng
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
NPV
Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value)
NSVSMT
Nước sạch, vệ sinh môi trường
QCCT
Quảng canh cải tiến
QH
Quy hoạch
Đường nồng độ khí nhà kính đặc trưng
RCP
(Representative Concentration Pathways)
RNM
Rừng ngập mặn
TNMT

Tài nguyên và Môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations
UNDP
Development Programme)
Viện KHKTTVBĐKH Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
XNM
Xâm nhập mặn
WB
Ngân hàng Thế giới (World Bank)

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2013 đã công bố giá
trị mực nước biển dâng trung bình toàn cầu do biến đổi khí hậu vào năm 2100 dao
động từ 36 – 71 cm với kịch bản phát thải khí nhà kính trung bình thấp RCP4.5;
52 – 98 cm với kịch bản phát thải khí nhà kính cao RCP8.5 [109].
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng 2016 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã ước tính, nếu mực nước biển dâng 100 cm thì khoảng 16,8% diện
tích Đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập. Theo đó Nam Định là một trong
hai tỉnh (cùng với Thái Bình) có nguy cơ ngập cao nhất với khoảng 58,0% diện
tích toàn tỉnh [8].
Tỉnh Nam Định có vị trí quan trọng ở Đồng bằng Sông Hồng với địa hình
tương đối bằng phẳng, Phía Đông bắc tỉnh tiếp giáp sông Hồng, phía Tây Nam là
sông Đáy và có đường bờ biển gần 80km nên rất thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản. Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng sản phẩm

(GDP) trong tỉnh trung bình đạt 31.392,5 tỷ đồng, trong đó ngành nông, lâm, thủy sản
chiếm 24%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 41%; dịch vụ thương mại chiếm
35% [53]. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, bên cạnh điều kiện thuận lợi về
điều kiện tự nhiên, tỉnh Nam Định cũng tiềm ẩn những rủi ro thiên tai như bão,
nước dâng, lũ, triều cường...
Đối với khu vực đồng bằng gần biển như tỉnh Nam Định, mực nước biển
dâng ảnh hưởng lớn đến tình hình sử dụng đất ven biển, đặc biệt đối với đất nông
nghiệp. Năm 2013, diện tích đất bị ngập trong toàn tỉnh là 34.020 ha, tập trung
phần lớn ở các huyện ven biển Nghĩa Hưng, Giao Thủy và Hải Hậu với diện tích
17.991 ha [71]. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng 2016, nếu nước
biển dâng 100 cm, diện tích nguy cơ ngập các huyện ven biển như: huyện Hải Hậu
67,34%; Giao Thủy 64,6%; Nghĩa Hưng 81,61% và Xuân Trường 59,3% [8]. Theo
số liệu quan trắc từ các đơn vị quản lý, phạm vi xâm nhập mặn do nước biển dâng
đang có xu hướng mở rộng làm suy giảm và ảnh hưởng đến diện tích hệ sinh thái
rừng ngập mặn [14]. Ngoài ra, nước biển dâng có thể làm giảm khả năng chống

1


chịu của các công trình thủy lợi do thay đổi các đặc trưng động lực học cửa sông,
ven biển như mực nước, dòng chảy, sóng,... [66].
Từ thực trạng trên cho thấy, việc đánh giá tác động và xác định được thiệt
hại kinh tế của nước biển dâng do tác động của nước biển dâng đến khu vực Đồng
bằng sông Hồng nói chung và các tỉnh ven biển nói riêng như Nam Định là rất cần
thiết nhằm giúp cho các địa phương chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và
nước biển dâng nhằm đáp ứng chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu.
Nhiều nghiên cứu đánh giá thiệt hại kinh tế - xã hội do biến đổi khí hậu, đặc
biệt là nước biển dâng đã được thực hiện trên thế giới cũng như khu vực, nhóm
quốc gia, ngành lĩnh vực hay các quốc gia cụ thể như Mỹ, Singgapore, Indonesia...
điển hình như một số nghiên cứu sau: Susmita Dasgupta và nnk (2007) về tác

động của nước biển dâng đối với các quốc gia đang phát triển, đã đưa ra danh
sách 10 quốc gia bị tác động khi mực nước biển dâng lên 1m trong đó diện tích
đất của Việt Nam chịu ảnh hưởng khoảng 5,17%, tương ứng với 10,79% dân số
bị tác động, tổn thất 10,21% GDP; Hay nghiên cứu của Wei- Shiuen và Robert về
tác động của NBD đến Singapore. Theo nghiên cứu đã tính toán chi phí xây dựng
và bảo trì các đê, kè để bảo vệ bờ biển phụ thuộc nhiều vào kịch bản NBD, khoảng
0,3 triệu USD vào năm 2050 và 0,9 triệu USD vào năm 2100 theo kịch bản nước
biển dâng 0,2 m. Tuy nhiên, theo kịch bản nước biển dâng 0,87 m, chi phí xây
dựng và bảo trì lên đến 5,7 triệu USD vào năm 2050 và 16,8 triệu USD vào năm
2100; Akhmad và nnk (2009) đã phân tích hiệu quả kinh tế của chiến lược thích
ứng với NBD ở Indonesia. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp GIS để xác
định ảnh hưởng nước biển dâng đến nông nghiệp với mức dâng từ 0,5 – 1,0m tại
6/13 tỉnh bị tác động ở Indonesia. Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
3 lần xây dựng và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt
Nam từ năm 2009 đến 2016. Bên cạnh đó còn có nhiều nghiên cứu khác như tác
động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực, ngành và khu vực khác nhau như tác
động của biến đổi khí hậu đến kinh tế; hay nghiên cứu tác động của biến đổi khí
hậu - nước biển dâng trên địa bàn một số tỉnh ven biển như Cà Mau, Thừa Thiên
Huế... Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các tác động mang tính chất
định tính, số ít trong nghiên cứu đã định lượng được mức độ thiệt hai, tuy nhiên
phạm vi quy mô quá rộng, kịch bản nước biển dâng chưa phù hợp với điều kiện
2


nước ta, phương án sử dụng và biến động về đất chưa được tính tới trong các
nghiên cứu.
Thực tế, có nhiều phương pháp tính toán thiệt hại kinh tế nói chung và của
nước biển dâng nói riêng đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và các nước trong
khu vực nhưng vẫn còn rất hạn chế trong thực tiễn vận dụng các phương pháp này
ở nước ta (như chưa xác định mức thiệt hại cho các đối tượng và khu vực khác

nhau do tác động của nước biển dâng). Do vậy, xác định các đối tượng bị tác động
của nước biển dâng, chọn lọc và vận dụng các phương pháp tính toán thiệt hại
kinh tế phù hợp để đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí
hậu có vai trò quan trọng và cần được thực hiện để hoàn thiện cơ sở khoa học về
nghiên cứu đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu tới
đất nông nghiệp.
Thời gian gần đây, vấn đề tổn thất và thiệt hại (Loss and Damage) đã được
quan tâm hơn khi cơ chế quốc tế Warsaw được thành lập (2013) và Thỏa thuận
Paris về biến đổi khí hậu được thông qua (2015). Ở nước ta, Quyết định số
2053/QĐ-TTg “Phê duyệt chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu” và Quyết định
672/QĐ- BTNMT “Ban hành kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí
hậu” đã đề cập tới vấn đề “đánh giá mức độ rủi ro, tính dễ bị tổn thương, các giải
pháp cho tổn thất và thiệt hại’’.
Từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài “Đánh giá thiệt hại kinh tế của
nước biển dâng do Biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam
Định” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm xác định tác động của nước biển
dâng do biến đổi khí hậu tới sử dụng đất nông nghiệp một cách định lượng. Khi
luận án này được hoàn thành sẽ cung cấp cơ sở khoa học và phương pháp luận xác
định đối tượng bị tác động, giá trị thiệt hại kinh tế của nhóm đất nông
nghiệp...Việc xác định được giá trị thiệt hại kinh tế của đất nông nghiệp làm cơ sở
cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần quan
trọng phục vụ hiệu quả công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến
đổi khí hậu.

3


2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu: - Xây dựng được quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế của nước
biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực ven biển

miền Bắc Việt Nam;
- Áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị bị thiệt hại trong
sử dụng đất nông nghiệp do nước biển dâng tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định;
- Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng
trong sử dụng đất nông nghiệp trước bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới
tỉnh Nam Định ngày càng rõ nét.
Nội dung nghiên cứu:
Với mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên thế giới,
Việt Nam và tỉnh Nam Định; tổng quan về lượng giá giá trị kinh tế; điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất nông nghiệp tại Nam Định trong thời gian
gần đây trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
- Xây dựng quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng
do biến đổi khí hậu tới sử dụng đất nông nghiệp khu vực ven biển miền Bắc
Việt Nam;
- Áp dụng quy trình tổng hợp xây dựng được bộ dữ liệu đánh giá thiệt hại
kinh tế cho Nam Định, hệ thống bản đồ nguy cơ ngập, bản đồ tác động của nước
biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định;
- Xác định được các đối tượng bị tác động và định lượng giá trị thiệt hại
kinh tế do tác động của nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp tại các huyện
ven biển tỉnh Nam Định;
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thích ứng với nước biển dâng do biến
đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định,
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đặc biệt là
nhóm giải pháp lồng ghép, tích hợp vấn đề nước biển dâng do biến đổi khí hậu với
quy hoạch sử dụng để xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến
2050

4



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nhóm đất nông nghiệp gồm: đất trồng lúa, nuôi
trồng thủy sản, làm muối và rừng ngập mặn bị tác động của nước biển dâng tại 4
huyện ven biển. Ngoài ra, hệ thống đê biển và công trình thủy nông chống xâm
nhập mặn cũng được nghiên cứu nhằm hạn chế tác động của nước biển dâng và
nâng cao khả năng thích ứng đối với sử dụng đất nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về thời gian: Tính toán thiệt hại các đối tượng bị tác động của
nước biển dâng do biến đổi khí hậu với giả thuyết diện tích nguy cơ ngập sẽ bị
giảm giá trị kinh tế ở một số mốc thời gian từ 2020 – 2050 theo giá trị quy đổi
năm 2010.
Phạm vi không gian: 4 huyện của tỉnh Nam Định, gồm Nghĩa Hưng, Hải
Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường.
4. Những điểm mới của luận án
(1). Xây dựng được quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế có cơ sở khoa học
và thực tiễn để xác định mức độ ảnh hưởng của nguy cơ ngập lụt do nước biển
dâng đối với đất nông nghiệp dựa trên điều kiện tự nhiên và hoạt động của người
dân ở 2 khu vực trong và ngoài đê tại 4 huyện nghiên cứu;
(2). Lần đầu định lượng được thiệt hại kinh tế do tác động của nước biển
dâng đến sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định;
(3). Đề xuất được các giải pháp thích ứng một cách chủ động với nước biển
dâng do biến đổi khí hậu đặc biệt là nhóm giải pháp về xây dựng bản đồ định
hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2050 có lồng ghép, tích hợp với biến đổi
khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động ngày càng rõ nét.
5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của luận án
Tác động của NBD do BĐKH đối với khu vực đồng bằng ven biển là một
trong những thách thức lớn ở thế kỷ 21 tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá
ảnh hưởng của NBD đến đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định – một tỉnh có tỷ trọng
nông nghiệp cao ở Đồng bằng sông Hồng - vừa có ý nghĩa về lý luận vừa có nghĩa

về mặt thực tiễn:
(1). Cung cấp cơ sở khoa học và phương pháp luận đánh giá thiệt hại kinh
của NBD do BĐKH đến sử dụng đất nông nghiệp;
5


(2). Xây dựng được quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế của NBD
do BĐKH cho khu vực miền Bắc Việt Nam; và áp dụng thử nghiệm các phương
pháp lượng giá giá trị kinh tế để xác định thiệt hại tới sử dụng đất nông nghiệp do
NBD tại 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định từ 2020 đến năm 2050;
(3). Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện địa
phương, hỗ trợ ra quyết định về sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp có tính đến yếu
tố BĐKH trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nam Định,
góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tại Việt
Nam;
(4). Cung cấp quy trình, hệ phương pháp khoa học xác định mức độ ảnh
hưởng của nguy cơ ngập lụt do NBD đến nhóm đất nông nghiệp phù hợp với các
địa phương có điều kiện tự nhiên tương đồng với tỉnh Nam Định.

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan
Nước biển dâng (NBD): là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu,
trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão... NBD tại một vị trí nào đó có
thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt
độ của đại dương và các yếu tố khác [4,5, 6, 8].
Ngập lụt: là hiện tượng mặt đất bị ngập nước do ảnh hưởng của mưa lớn,

lũ, triều cường, NBD. Nguy cơ ngập lụt được xác định qua xác suất xảy ra ngập và
những hậu quả của nó. Nguy cơ ngập lụt là khả năng hoặc xác suất xảy ra ngập lụt
ở các mức độ khác nhau [99].
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu: là nghiên cứu xác định các ảnh
hưởng của BĐKH đến môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương.
Ngoài các ảnh hưởng bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi [69].
Tổng giá trị kinh tế: (TEV) là cơ sở của việc lượng giá các giá trị môi
trường và cả tài nguyên thiên nhiên, hoặc TEV là tổng hợp tất cả các dạng giá trị
có liên quan đến một tài nguyên, hàng hóa, hay dịch vụ môi trường [78].
Theo Bolt và nnk (2005), TEV được tính theo công thức sau:
TEV = UV + NUV = DUV + IUV + OV + EV+ BV

(1.1)

Trong đó: TEV (total economic value): tổng giá trị kinh tế; UV (use
value): giá trị sử dụng; NUV (non use value): giá trị không sử dụng; DUV (direct
use value): giá trị sử dụng trực tiếp; IUV (indirect use value): giá trị sử dụng gián
tiếp; OV (option value): giá trị lựa chọn; EV (existence value): giá trị tồn tại; BV
(bequest value): giá trị lưu truyền.
Khái niệm về tổn thất và thiệt hại do BĐKH
Tổn thất - Mất mát (Loss): Tác động không thể phục hồi do BĐKH
Thiệt hại (Damage): Tác động có thể phục hồi do BĐKH
Tổn thất và thiệt hại: Những tác động của BĐKH mà con người không thể
đối phó hoặc thích ứng [11].

7


Thiên tai: là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người,
tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão,

áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc
dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng
nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên
tai khác [36].
Rủi ro thiên tai: Những tổn thất tiềm ẩn về tính mạng, tình trạng sức khỏe,
các hoạt động sinh kế, tài sản và các dịch vụ do thiên tai gây ra cho một cộng đồng
hoặc một xã hội cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định [36].
Thiệt hại do thiên tai: là những tác động của các loại hình thiên tai ảnh
hưởng đến con người, động vật nuôi ở các mức độ khác nhau; làm phá hủy hoặc
hư hỏng về vật chất, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội
xảy ra trong hoặc ngay khi thiên tai xảy ra [1].
Mức thiệt hại của thiên tai: theo Thông tư 43/2015/TTLT- BNNPTNTBKHDT, được chia làm 4 mức sau: 1.Thiệt hại hoàn toàn: là những vật chất bị
mất trắng hoặc bị phá hủy, hư hỏng trên 70% không thể khôi phục lại. 2. Thiệt hại
rất nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 5070%. 3. Thiệt hại nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư
hỏng từ 30-50%. 4. Thiệt hại một phần: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc
bị hư hỏng dưới 30% [1].
Đất nông nghiệp (ĐNN): Theo Luật đất đai (2003, 2013), là đất được xác
định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Căn cứ mục đích sử
dụng, ĐNN được chia thành các loại đất như sau: (a) Đất trồng cây hàng năm gồm
đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; (b) Đất trồng cây lâu năm; (c) Đất
rừng sản xuất; (d) Đất rừng phòng hộ; (đ) Đất rừng đặc dụng; (e) Đất nuôi trồng
thuỷ sản; (g) Đất làm muối; (h) ĐNN khác theo quy định của Chính phủ [35].
Sử dụng ĐNN: là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn, để sản xuất
nông nghiệp tạo ra lợi ích, tuỳ vào mức độ phát triển kinh tế - xã hội, ý thức của
loài người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng ĐNN được mở
rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái [15,47].

8



Thích ứng với BĐKH: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người
đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do
nó mang lại [13].
Thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái (EbA): là sử dụng đa dạng sinh
học và dịch vụ HST như một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể để giúp
cho con người thích ứng được với các tác động bất lợi từ BĐKH [94].
Sáng kiến về nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) là mô hình thích
ứng với BĐKH trong nông nghiệp theo hướng đảm bảo tăng năng suất và thu
nhập, nâng cao tính chống chịu bền vững của các hệ sinh thái, nguồn sinh kế cho
nông dân và giảm/loại trừ phát thải khí nhà kính (KNK) đang được nhiều quốc gia
chú trọng phát triển. Trong đó tập trung phát triển các mô hình nông nghiệp thông
minh thích ứng với BĐKH, được coi là hướng phát triển đem lại “3 lợi ích kép”
(triple win) cho nông nghiệp, khí hậu và an ninh lương thực gồm (i) tăng năng suất
và thu nhập; (ii) cải thiện khả năng thích ứng về sinh kế và hệ sinh thái; và (iii)
giảm và loại trừ phát thải KNK [86].
1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Việt Nam
Theo Bộ TNMT (2016), trong thời kỳ 1958 - 2014, nhiệt độ có xu thế tăng
tại hầu hết các trạm quan trắc với nhiệt độ trung bình năm trên cả nước tăng khoảng
0,62oC (khoảng 0,10oC/thập kỷ). Mực nước biển tại các trạm hải văn của Việt Nam
có xu hướng tăng rõ rệt với mức tăng khoảng 2,45 mm/năm. Trong thời kỳ 19932014, mực nước biển trung bình tại các trạm hải văn đều có xu thế tăng với mức độ
tăng trung bình khoảng 3,34 mm/năm (Hình 1.1).

9


Hình 1.1. Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm tại các trạm hải văn
(Nguồn: Bộ TNMT, 2016)


Theo số liệu vệ tinh, trong giai đoạn 1993 - 2014, mực nước trung bình toàn
Biển Đông biến đổi với tốc độ khoảng 4,05 ± 0,6 mm/năm, cao hơn so với tốc độ
tăng trung bình toàn cầu trong cùng giai đoạn (3,25 ± 0,08 mm/năm). Tính trung
bình cho toàn dải ven biển Việt Nam, mực nước biển tăng khoảng 3,50 ±
0,7mm/năm. Khu vực ven biển Trung Bộ tăng mạnh nhất với tốc độ tăng khoảng
trên 4mm/năm; khu vực ven biển vịnh Bắc Bộ có mức tăng thấp hơn, khoảng
2,5 mm/năm (Hình 1.2).

Hình 1.2. Xu thế thay đổi mực nước biển toàn Biển Đông giai đoạn 1993 -2014
theo số liệu vệ tinh
(Nguồn: Bộ TNMT, 2016)

10


1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Nam Định
a. Nhiệt độ
Theo hình 1.3 biểu diễn biến trình nhiệt độ trung bình năm từ số liệu khí
tượng tại 04 trạm ở khu vực Nam Định và lân cận cho thấy, nhiệt độ trung bình
thời kỳ 1960 - 2014 dao động từ 22,90C đến 24,60C. Ở thời kỳ này, nhiệt độ trung
bình năm tại Nam Định tăng 0,130C/thập kỷ.

Hình 1.3. Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực Nam Định thời kỳ 1960 - 2014
(Nguồn số liệu: Trung tâm thông tin và Dữ liệu KTTV)

Mức tăng nhiệt độ giữa các mùa trong năm là rất khác nhau như bảng 1.1.
Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa đông thời kỳ từ 1960 đến 2014 là nhỏ nhất
(0,1°C/thập kỷ) và mùa xuân là lớn nhất (0,15°C/thập kỷ).
Bảng 1.1. Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa và năm tại Nam Định thời kỳ
1960 – 2014 (°C/thập kỷ)

Trạm
Nam Định

Đông

Xuân



Thu

(XII – II)

(III – V)

(VI – VIII)

(IX – XI)

0,1

0,15

0,14

0,13

Năm
0,13


(Nguồn số liệu: Trung tâm thông tin và Dữ liệu KTTV)

b. Lượng mưa
Tại trạm Nam Định, lượng mưa năm trong thời kỳ 1960 - 2014 giảm trung
bình 5,3 mm/năm. Trong đó, lượng mưa mùa thu giảm nhiều nhất với mức giảm
trung bình 4,1 mm/năm như thống kê tại bảng 1.2.

11


Bảng 1.2. Biến đổi của lượng mưa mùa và năm tại Nam Định thời kỳ
1971 – 2014 (mm/năm)
Trạm

Đông
(XII – II)

Nam Định

-0,5

Xuân



(III – V) (VI –VIII)
0,2

-0,9


Thu
(IX – XI)
-4,1

Năm
-5,3

(Nguồn số liệu: Trung tâm thông tin và Dữ liệu KTTV)

c.Mực nước biển
Do khu vực Nam Định không có trạm hải văn nên số liệu mực nước tại
trạm hải văn Hòn Dáu được lựa chọn đại diện cho xu thế của mực nước tại khu
vực biển Nam Định. Hình 1.4 thể hiện chuẩn sai mực nước trung bình năm tại
trạm Hòn Dáu giai đoạn 1966 - 2013.

Hình 1.4. Chuẩn sai mực nước trung bình năm tại trạm Hòn Dáu giai đoạn
1966 – 2013
(Nguồn số liệu: Trung tâm thông tin và Dữ liệu KTTV)

Theo hình 1.4, mực nước tại khu vực Nam Định tăng với tốc độ trung bình
1,95 mm/năm. Nếu tính trong thời kỳ 1993 - 2013, mực nước biển trung bình khu
vực Nam Định tăng với mức tăng trung bình 2,94 mm/năm. Hình 1.5 biểu diễn
chuẩn sai mực nước trung bình năm tại khu vực Nam Định theo số liệu vệ tinh giai
đoạn 1993 - 2013. Theo đó, mực nước tại khu vực Nam Định giai đoạn 1993 2013 tăng với tốc độ trung bình là 2,9 mm/năm, khá tương đồng với mức tăng tại
trạm Hòn Dáu trong cùng giai đoạn.

12


Hình 1.5. Chuẩn sai mực nước trung bình năm ở khu vực Nam Định theo số

liệu vệ tinh giai đoạn 1993 – 2013
(Nguồn số liệu: />
d. Kịch bản NBD cho Nam Định
Năm 2016, Bộ TNMT đã công bố kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam.
Trong đó, kịch bản NBD chi tiết cho 28 tỉnh ven biển, quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa được xây dựng dựa trên kịch bản phát thải chuẩn hay đường nồng độ
khí nhà kính đại diện (Representative Concentration Pathways – RCP) nhằm thay
thế cho các kịch bản SRES, bao gồm 4 kịch bản: RCP8.5, RCP6.0, RCP4.5 và
RCP2.6. Bảng 1.3 trình bày các đặc trưng của kịch bản RCP, mức tăng nhiệt độ so
với thời kỳ tiền công nghiệp và so sánh với kịch bản SRES [4,6,7,8].
Bảng 1.3. Đặc trưng các kịch bản RCP và so sánh với kịch bản SRES
Nồng độ Tăng nhiệt độ
Bức xạ tác CO2tđ toàn cầu (oC) vào
Đặc điểm đường
RCP
động
năm
năm 2100 so với phân bố cưỡng bức
năm 2100 2100
thời kỳ cơ sở
bức xạ tới năm 2100
(ppm)
(1986 - 2005)
2
RCP8.5 8,5 W/m
1370
4,9
Tăng liên tục

Kịch bản

SRES
tương đương
A1F1

RCP6.0

6,0 W/m2

850

3,0

Tăng dần rồi ổn định

B2

RCP4.5

4,5 W/m2

650

2,4

Tăng dần rồi ổn định

B1

RCP2.6


2

Đạt cực đại 3,1 W/m2

Không có

rồi giảm

tương đương

2,6 W/m

490

1,5

(Nguồn: Bộ TNMT, 2016)

Theo ước tính của Bộ TNMT (2016), với kịch bản nồng độ KNK thấp
(RCP2.6), vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định
có khả năng dâng khoảng từ 14 – 32 cm; đến cuối thế kỷ 21, mực NBD trong
khoảng từ 27 – 66 cm. Với kịch bản nồng độ KNK trung bình thấp (RCP4.5), vào
13


×