Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Thông tin đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên báo chí địa phương (khảo sát báo hải phòng điện tử và quảng ninh điện tử từ 3 2016 đến 3 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

THÔNG TIN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
(FDI) TRÊN BÁO CHÍ ĐỊA PHƢƠNG
(KHẢO SÁT BÁO HẢI PHÒNG ĐIỆN TỬ VÀ QUẢNG NINH ĐIỆN TỬ
TỪ 3/2016 ĐẾN 3/2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

THÔNG TIN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI (FDI) TRÊN BÁO CHÍ ĐỊA PHƢƠNG
(KHẢO SÁT BÁO HẢI PHÒNG ĐIỆN TỬ VÀ QUẢNG NINH ĐIỆN TỬ
TỪ 3/2016 ĐẾN 3/2017)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Hà

Hà Nội - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu, khảo sát, số liệu công bố trong luận văn là chính xác, trung thực và
không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố trước đây. Nếu
sai phạm, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện Luận văn “Thông tin đầu tư trực tiếp nước (FDI) ngoài trên báo
chí địa phương (Khảo sát báo Hải Phòng điện tử và Quảng Ninh điện tử từ 3/2016
đến 3/2017)” tôi đã nhận được nhiều sự động viên, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Vũ Văn Hà,
người thày đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn
thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy/ cô đã giảng dạy lớp Cao học Báo chí khóa
2015 đã truyền dạy, cập nhật những tri thức quý báu, trở thành nền tảng vững chắc
để nghiên cứu về chuyên ngành Báo chí học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các nhà báo, các chuyên gia, nhà quản lý trong
lĩnh vực kinh tế, quản lý FDI, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, anh chị em đồng
nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp tôi có thêm kiến thức, kinh nghiệm và thông tin
cần thiết để thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót,
tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy/ cô cùng các bạn đọc
quan tâm.
Xin trân trọng cảm ơn!



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................................8
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................10
4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu .............................................................................10
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................................10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................................11
7. Kết cấu bố cục .......................................................................................................11
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI (FDI) TRÊN BÁO CHÍ ĐỊA PHƢƠNG ........................................12
1.1 Thông tin đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) .................................................12
1.1.1 Thông tin báo chí .............................................................................................12
1.1.2 Thông tin FDI trên báo chí ...............................................................................16
1.2 Ƣu thế của báo chí địa phƣơng và báo mạng điện tử trong thông tin FDI .25
1.2.1 Ƣu thế của báo chí địa phƣơng trong thông tin FDI ........................................25
1.2.2 Ƣu thế của báo mạng điện tử trong thông tin FDI ...........................................26
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nội dung và hình thức thông tin FDI
...................................................................................................................................32
1.3.1 Nội dung và hình thức thông tin FDI ...............................................................32
1.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nội dung và hình thức thông tin FDI ...38
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................44
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

(FDI) TRÊN BÁO HẢI PHÒNG ĐIỆN TỬ VÀ QUẢNG NINH ĐIỆN TỬ ...............45

1


2.1. Khái lƣợc về các cơ quan báo chí địa phƣơng đƣợc khảo sát ......................45
2.1.1 Báo Hải Phòng điện tử (baohaiphong) .............................................................45
2.1.2 Báo Quảng Ninh điện tử (baoquangninh) ........................................................46
2.2. Thông tin FDI trên báo mạng điện tử ............................................................46
2.2.1 Nội dung thông tin FDI ....................................................................................46
2.2.2 Hình thức thông tin FDI ...................................................................................74
2.3. Đánh giá ............................................................................................................81
2.3.1 Thành công .......................................................................................................81
2.3.2 Hạn chế.............................................................................................................85
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................91
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN BÁO CHÍ ĐỊA PHƢƠNG .............92
3.1. Chủ trƣơng thu hút, thúc đẩy FDI của địa phƣơng .....................................92
3.1.1 Quan điểm, định hƣớng xúc tiến đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh năm 2017 .......92
3.1.2 Quan điểm, định hƣớng xúc tiến đầu tƣ của thành phố Hải Phòng giai đoạn
2016 - 2020 ...............................................................................................................93
3.2. Một số thách thức đặt ra trong thông tin về FDI ..........................................94
3.2.1 Sự khác biệt trong chiến lƣợc ƣu tiên FDI của các địa phƣơng .......................94
3.2.2 Tiếp cận thông tin về các dự án quy hoạch, doanh nghiệp FDI .......................95
3.2.3 Hạn chế về nguồn lực .......................................................................................97
3.2.4 Vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí địa phƣơng trong thông tin FDI chƣa
đƣợc đánh giá đúng mức ...........................................................................................97
3.2.5 Khâu nghiên cứu công chúng vẫn chƣa đƣợc quan tâm thích đáng ................98
3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
(FDI) trên báo chí địa phƣơng ...............................................................................98

3.3.1 Chú trọng thông tin tuyên truyền nhận thức về FDI ........................................98
3.3.2 Đổi mới nội dung, hình thức tin bài ...............................................................100
3.3.3 Tăng cƣờng sự hợp tác, cung cấp thông tin giữa báo chí, doanh nghiệp FDI và
các ngành quản lý; nâng cao hiệu quả dự án FDI ...................................................109

2


3.3.4 Nâng cao chất lƣợng đội ngũ ngƣời làm báo .................................................110
3.3.5 Tổ chức, kiện toàn lại mô hình tòa soạn báo mạng điện tử ...........................110
3.3.6 Đầu tƣ nguồn lực tài chính, phƣơng tiện tác nghiệp ......................................111
3.3.7 Đầu tƣ cho chuyên mục riêng về FDI có phiên bản tiếng nƣớc ngoài...........111
3.3.8 Liên kết, hợp tác truyền thông với các cơ quan báo chí trong và ngoài nƣớc
.................................................................................................................................112
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................113
KẾT LUẬN .............................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BIÊN BẢN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SÂU
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN FDI
PHỤ LỤC 3: BẢNG HỎI ANKET

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DDDCI: Department and District Competitiveness Index - Chỉ số điều
hành cấp sở, ngành, địa phƣơng
FDI

: Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài


KCN : Khu công nghiệp
KKT : Khu kinh tế
ODA : Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
PCI

: Province Competitiveness Index - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh
TTHC: Thủ tục hành chính
UBND: Ủy ban nhân dân

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1/ Biểu đồ 2.1

: Số tin, bài theo các chủ đề chính

2/ Biểu đồ 2.2

: Tỉ lệ thông tin tiềm năng đầu tƣ vào các lĩnh vực

3/ Biểu đồ 2.3

: Số tin, bài về thông tin môi trƣờng đầu tƣ

4/ Biểu đồ 2.4


: Các yếu tố quyết định FDI

5/ Biểu đồ 2.5

: Tỉ lệ thông tin chủ trƣơng, chính sách FDI

6/ Biểu đồ 2.6

: Tỉ lệ thông tin giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án

7/ Biểu đồ 2.7

: Tỉ lệ nội dung thông tin về lao động - việc làm

8/ Biểu đồ 2.8

: Tỉ lệ tin, bài về xúc tiến đầu tƣ với các quốc gia,
vùng lãnh thổ

9/ Biểu đồ 2.9

: Tỉ lệ thông tin về bảo vệ môi trƣờng trong thực hiện
FDI

10/ Biểu đồ 2.10

: Tỉ lệ các thể loại thông tin FDI

11/ Biểu đồ 2.11


: Tỉ lệ nguồn đăng tải

12/ Biểu đồ 2.12

: Đánh giá chất lƣợng nội dung thông tin FDI

13/ Biểu đồ 2.13

: Đánh giá chất lƣợng hình thức thông tin FDI

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ ở tất cả các
quốc gia và vùng lãnh thổ, việc hợp tác kinh tế, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đem lại
nhiều lợi ích cho nền kinh tế của các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không chỉ bổ sung nguồn vốn, khoa học công
nghệ, cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế cho các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ mà còn tạo ra
động lực để nâng cao năng lực con ngƣời, kích thích sự phát triển hạ tầng, cải cách
thể chế, hệ thống pháp luật theo sự đòi hỏi của quốc tế, thúc đẩy doanh nghiệp trong
nƣớc phát triển. Song FDI cũng đang nảy sinh không ít vấn đề tiêu cực ảnh hƣởng
lớn đến sự phát triển bền vững. Từ tính hai mặt của FDI đặt trong bối cảnh cạnh
tranh khốc liệt về lĩnh vực này giữa các quốc gia, các địa phƣơng thì việc thông tin
FDI nhƣ thế nào để vừa đảm bảo thu hút FDI vừa đảm bảo phát triển bền vững trở
thành vấn đề cấp thiết. Do đó, thông tin báo chí về FDI đòi hỏi phải có những bƣớc
tiến mới, nhạy bén và sáng tạo hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thông tin FDI
trên báo chí ở góc độ địa phƣơng trở thành đề tài có ý nghĩa lý luận sâu sắc.
Thời gian qua, báo mạng điện tử địa phƣơng ở Việt Nam đã đóng góp quan

trọng vào việc thu hút FDI cho các tỉnh/thành; cùng chính quyền, doanh nghiệp và
ngƣời dân tại địa bàn giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thu hút FDI.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thông tin báo chí còn bộc lộ khá nhiều
hạn chế. Về nội dung, thông tin về môi trƣờng đầu tƣ, chính sách, hƣớng dẫn quy
trình thủ tục pháp lý... dành cho các nhà đầu tƣ còn chƣa thực sự đầy đủ. Báo chí
chƣa có nhiều thông tin tham vấn, phản biện dành cho các nhà quản lý, thông tin
liên quan đến ngƣời dân nhƣ thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng… Những mặt
trái của FDI báo chí phản ánh chƣa toàn diện, khách quan, đầy đủ. Đó là vấn đề: ô
nhiễm môi trƣờng (vụ công ty Vedan, Formosa Hà Tĩnh...), chuyển giá, ép giá, hối
lộ, tham nhũng, thất thoát tài nguyên, nhập khẩu công nghệ lạc hậu, đe dọa an ninh
quốc gia. Nguyên nhân một phần không nhỏ là do hạn chế về nhận thức, năng lực,

6


lạm dụng chức quyền, lợi ích nhóm, địa phƣơng. Về hình thức, bức tranh thông tin
FDI trên báo chí chƣa thực sự sinh động, rõ nét. Đôi khi báo mạng điện tử còn quá
nhấn mạnh vào hạn chế của FDI, cách thể hiện chƣa khách quan, cơ cấu, bố cục tin
bài chƣa hợp lý, xây dựng chuyên mục cho FDI chƣa thƣờng xuyên. Nhƣ vậy, việc
tiếp cận, nghiên cứu thông tin FDI trên báo mạng điện tử địa phƣơng còn mang cả ý
nghĩa thực tiễn rõ rệt.
Để nghiên cứu thông tin FDI ở góc độ báo chí địa phƣơng, tác giả lựa chọn
khảo sát báo Hải Phòng điện tử và Quảng Ninh điện tử bởi:
Thứ nhất, trong một thập kỉ trở lại đây, làn sóng FDI ở Việt Nam đang có xu
hƣớng đổ vào khu vực Bắc Bộ vì đây là khu vực có nguồn dân cƣ - lao động dồi
dào và có trình độ; cơ sở hạ tầng với mạng lƣới giao thông, điện, nƣớc có chất
lƣợng hàng đầu trong cả nƣớc; thị trƣờng tiêu thụ lớn, cơ sở khai thác lãnh thổ lâu
đời. Hải Phòng và Quảng Ninh là hai tỉnh thành phía Bắc, thuộc khu vực Đồng bằng
sông Hồng; nằm ở khu vực ven biển, vị thế chiến lƣợc đối với sự phát triển kinh tế
của khu vực phía Bắc; là một bộ phận quan trọng trong tam giác tăng trƣởng kinh tế

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là khu vực kinh tế động lực hƣớng biển có tầm
quan trọng đối với sự phát triển chung của cả miền Bắc, trong khu vực hợp tác “hai
hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”. Nghị quyết số 54- NQ/TƢ, ngày 14
- 9 - 2009 về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Đồng
bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 đã nhấn mạnh vai trò
cuả việc hình thành các trung tâm kinh tế lớn tại Hải Phòng và Quảng Ninh.
Thứ hai, cả hai địa phƣơng trong thời gian gần đây có những đột phá vƣợt trội
về thu hút FDI. Quảng Ninh luôn đứng top 5 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh,
đặc biệt năm 2016 vƣơn lên vị trí á quân, trở thành “ngôi sao cải cách” với nhiều
thành tựu nổi bật trong xúc tiến đầu tƣ. Hải Phòng sau nhiều năm với PCI đứng ở
gần cuối bảng xếp hạng thậm chí có lúc chỉ số PCI còn tụt hạng thì bất ngờ năm
2016 trở thành tâm điểm của cả nƣớc bởi việc thu hút FDI đạt tới 2,9 tỉ USD – đứng
đầu cả nƣớc. Hải Phòng đƣợc những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tên tuổi chọn mặt gửi
vàng và thực tế đã làm ăn kinh doanh khá thành công nhƣ: Bridgestone, Fuji Xerox,

7


Rent-A-Port, LG Electronics, LG Display… Mặc dù vậy, so với tiềm năng và lợi
thế cạnh tranh động của hai địa phƣơng thì việc thu hút FDI vẫn chƣa tƣơng xứng.
Cho nên việc thông tin quảng bá, xây dựng hình ảnh địa phƣơng trên báo chí cần
đƣợc khẩn trƣơng nghiên cứu, triển khai khoa học hơn.
Thứ ba, cùng khảo sát hai địa phƣơng có nhiều tƣơng đồng về vị trí, tiềm
năng, nội lực và xuất phát điểm gần nhƣ ngang nhau trong phát triển kinh tế, du
lịch, đô thị để thấy báo chí hai địa phƣơng này sẽ thông tin giống và khác nhau nhƣ
thế nào, có thành tựu gì để học hỏi và hạn chế nào cần khắc phục trong quá trình
thông tin những vấn đề nóng hổi về FDI của địa phƣơng.
Thứ tư, chọn khảo sát báo mạng điện tử vì đây loại hình báo chí đang phát
triển mạnh, lƣợng công chúng trong và ngoài nƣớc tăng nhanh nên các loại hình báo
chí khác đều có xu hƣớng có thêm loại hình báo mạng điện tử. FDI là lĩnh vực

mang tính toàn cầu mà báo mạng điện tử lại có ƣu thế hội nhập quốc tế cao nhất.
Tựu chung lại, xuất phát từ tầm quan trọng của FDI, thông tin FDI, những hạn
chế còn tồn tại về thông tin FDI trên báo chí, những ƣu thế, tiềm năng độc đáo của
Hải Phòng và Quảng Ninh, sự đóng góp của thông tin báo chí trong phát triển kinh
tế xã hội tại các địa phƣơng, ƣu thế của báo mạng điện tử, tác giả lựa chọn vấn đề
"Thông tin đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên báo chí địa phương (khảo sát
báo Hải Phòng điện tử và Quảng Ninh điện tử từ 3/2016 đến 3/2017)".
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Sau 30 năm mở cửa, thu hút FDI đến nay lĩnh vực này luôn luôn đƣợc giới
nghiên cứu quan tâm. Một số công trình dƣới góc độ báo chí là:
- Vũ Thiên Hƣơng (1996). Thông tin về vấn đề đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam trên báo Đầu tư nước ngoài 1994 - 1995, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí,
Trƣờng Đại học KHXH&NV. Khóa luận đã bƣớc đầu làm rõ vai trò FDI, trình bày
thực trạng thông tin FDI trên cả phƣơng diện nội dung và hình thức thông tin, nêu
một số giải pháp góp phần báo Đầu tƣ thực hiện tốt hơn thông tin về FDI.
- Bùi Phƣơng Thảo (2002). Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong
những năm gần đây qua sự phản của Báo chí (Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt

8


Nam, tạp chí Kinh tế dự báo từ năm 2000 đến nay), Khóa luận tốt nghiệp, Khoa
Báo chí, Trƣờng Đại học KHXH&NV. Khóa luận này đã phản ánh đƣợc tình hình
biến động của nguồn vốn FDI, bƣớc đầu làm rõ đƣợc vai trò báo chí thông tin tuyên
truyền về vần đề này tuy còn sơ lƣợc.
- Vƣơng Tuấn Anh (2002). Thông tin đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên
báo chí (Khảo sát trên báo Đầu tư, báo Thời báo Kinh tế và Tạp chí Vietnam
Economic News 9 tháng cuối năm 2001 - 3 tháng đầu năm 2002), Khóa luận tốt
nghiệp, Khoa Báo chí, Trƣờng Đại học KHXH&NV. Trên cơ sở khảo sát các tin bài
trên các báo, tác giả khóa luận đã nêu bức tranh tổng thể tuyên truyền về FDI trên

báo chí, đề cập mặt đƣợc và chƣa đƣợc và nêu những giải pháp góp phần nâng cao
chất lƣợng thông tin trên các báo khảo sát.
- Nguyễn Thị Hồng Vân (2009), Báo chí với vấn đề đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam (Khảo sát Báo Đầu tƣ, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Lao động,
2007 - 2008), Luận văn Thạc sĩ, Khoa Báo chí, Trƣờng Đại học KHXH&NV. Luận
văn nghiên cứu: Đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và
vai trò của báo chí về lĩnh vực này; Hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt
Nam qua phản ánh của báo chí giai đoạn 2007 – 2008; Giải pháp nâng cao chất
lƣợng, hiệu quả của báo chí về vấn đề đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
- Nguyễn Thị Huyền Thƣơng (2013). Hình ảnh truyền thông của doanh
nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ báo chí học Trƣờng Đại học KHXH&NV. Luận văn này khảo sát 3 trang báo
mạng điện tử là: VnExpres.net, Vneconomy.vn và Dddn.com.vn (từ 7/2011 đến
6/2012). Đề tài đã làm rõ: Mối quan hệ giữa hình ảnh truyền thông của doanh
nghiệp và báo mạng điện tử; Đánh giá chung việc thể hiện hình ảnh truyền thông
của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử hiện nay;
Cách thức thể hiện thông điệp trên báo mạng điện tử của doanh nghiệp FDI trong
lĩnh vực ô tô, xe máy và đề xuất giải pháp nâng cao hình ảnh truyền thông của các
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy.

9


Các công trình nghiên cứu về FDI dƣới góc độ báo chí nêu trên ở mức độ nhất
định cũng đã nêu đƣợc thực trạng thông tin FDI trên các báo thuộc diện khảo sát tại
những thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, các công trình kể trên về thời gian khảo sát đã
cũ và đối tƣợng, phạm vi khảo sát cũng khác biệt với đề tài mà tác giả sẽ tiến hành.
Nói cách khác, đề tài luận văn không có sự trùng lặp. Nhƣ vậy, nghiên cứu về FDI
trên báo chí địa phƣơng mà cụ thể là trên báo Hải Phòng điện tử và Quảng Ninh
điện tử là vấn đề chƣa từng đƣợc nghiên cứu. Đề tài hứa hẹn sẽ có những đóng góp

cho lý luận khoa học báo chí cũng nhƣ hoạt động thực tiễn tại các cơ quan báo chí.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lƣợng thông tin FDI, tăng uy tín và
lƣợng độc giả cho báo chí địa phƣơng; góp phần thu hút FDI chất lƣợng cao, phát
triển bền vững cho các địa phƣơng.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận thông tin FDI trên báo chí, cụ thể là tổng quan về FDI,
thông tin báo chí, vai trò của báo chí địa phƣơng và báo mạng điện tử, các yếu tố
quyết định chất định thông tin FDI.
- Phân tích thực trạng nội dung và hình thức thông tin về FDI trên báo chí.
- Chỉ ra nguyên nhân thành công và hạn chế, thách thức khi thông tin FDI.
- Đề xuất biện pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về FDI.
4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thông tin về FDI trên báo mạng điện tử địa phƣơng.
Phạm vi nghiên cứu: Để đảm bảo tính khoa học và khả năng thực tế trong
triển khai vấn đề nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung (giới hạn) nội dung vào khảo sát
2 tờ báo mạng điện tử là Hải Phòng điện tử và Quảng Ninh điện tử trong 1 năm (từ
3/2016 đến 3/2017).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về báo chí,
kinh tế chính trị, bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về báo chí và FDI thông
qua Luật báo chí 2016, Luật Đầu tƣ 2014, các nghị quyết, chỉ thị…

10


5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chọn lọc và nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến báo chí và FDI nhƣ: sách, giáo trình, bài phát biểu, tham luận, bài báo,
website, nghị định, nghị quyết, các văn bản do Đảng và Nhà nƣớc, UBND

tỉnh/thành phố ban hành...
- Phương pháp phân tích nội dung: Lập phiếu khảo sát để thống kê, phân
tích, so sánh các dữ liệu tin, bài trên báo Hải Phòng điện tử và Quảng Ninh điện tử
dựa trên cơ sở lý luận.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện 8 cuộc phỏng vấn: 2 lãnh đạo cơ
quan quản lý về đầu tƣ nƣớc ngoài, 2 lãnh đạo cơ quan báo chí, 2 nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài, 2 phóng viên ban kinh tế của báo mạng điện tử.
- Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi anket): Lập và phát 400 phiếu
cho công nhân làm việc tại khu vực FDI và ngƣời dân địa phƣơng tại Hải Phòng và
Quảng Ninh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài sẽ làm rõ hơn những vấn đề chung về FDI trên báo
chí địa phƣơng nhƣ: khái niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến việc thông tin FDI.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có giá trị tham khảo đối với ngƣời làm báo ở
địa phƣơng, báo mạng điện tử khi thông tin về FDI; các nhà lãnh đạo, quản lý kinh
tế quan tâm đến truyền thông về FDI.
7. Kết cấu bố cục
Luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Những vấn đề chung về thông tin đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
(FDI) trên báo chí địa phƣơng
- Chƣơng 2: Thực trạng thông tin đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trên báo
Hải Phòng điện tử và Quảng Ninh điện tử.
- Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài (FDI) trên báo chí địa phƣơng.

11


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) TRÊN BÁO CHÍ ĐỊA PHƢƠNG

1.1 Thông tin đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
1.1.1 Thông tin báo chí
1.1.1.1 Thông tin
Lịch sử tồn tại và phát triển của ngƣời đã chứng minh thông tin luôn là một
phần thiết yếu phục vụ cho cuộc sống. Trong xã hội hiện đại, thông tin ngày càng
quan trọng, trong một số trƣờng hợp nó có ý nghĩa sống còn với con ngƣời. Khái
niệm thông tin đã đƣợc nhắc tới từ những thế kỷ trƣớc trong nhiều ngành khoa học
với cách định nghĩa từ đơn giản đến hàn lâm:
- Theo tiếng Latinh - Informatio nghĩa là thông báo, tóm tắt, giải thích.
- Theo quan điểm Triết học: Thông tin là một phạm trù triết học, phản ánh sự
vận động, tƣơng tác của các hiện tƣợng, sự vật; là cái đa dạng đƣợc phản ánh.
- Trong lĩnh vực Tin học: Thông tin là các kích thích có ý nghĩa trong một số
ngữ cảnh cho ngƣời nhận. Khi thông tin đƣợc nhập và lƣu trữ trong máy tính thì
đƣợc gọi là dữ liệu. Sau khi xử lý (nhƣ định dạng, in), dữ liệu đầu ra đƣợc hiểu là
thông tin.
- Nhà điều khiển học Wiener: Thông tin là từ ý tƣởng của nó gắn với các vấn
đề của các quyết định, truyền thông và kiểm soát.
- Nhà khoa học Claude Shannon: Thông tin nhƣ một thƣớc đo thuần túy định
lƣợng trao đổi giao tiếp.
- Nhà khoa học E. Pietch: Thông tin là một sản phẩm mà với ý nghĩa, công
dụng của nó có thể xem ngang hàng với trữ lƣợng nguyên liệu của nƣớc đó.
- Trong lĩnh vực quản lý: Thông tin là hệ thống tri thức đƣợc thu thập và xử lý
để phục vụ cho việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết
định.
- Theo từ điển tiếng Việt: Thông tin (động từ) là truyền tin cho nhau để biết;
(danh từ) là điều đƣợc truyền đi cho biết, tin truyền đi.

12



- Theo từ điển tiếng Anh: Thông tin là sự chuyển giao tri thức để tăng thêm sự
hiểu biết hay điều mà ngƣời ta đánh giá hoặc nói đến, là tin tức, tri thức.
Ở mỗi ngành khoa học, khái niệm thông tin đem lại những góc nhìn khác
nhau. Song có thể tiếp cận khái niệm này một cách cơ bản nhƣ sau:
Thông tin là tổng thể các tri thức, thông báo, tin tức về sự vật, hiện tượng
tồn tại trong các hình thức nhất định, đem lại sự hiểu biết và giúp ra các quyết
định.
Trong lĩnh vực báo chí, thông tin đƣợc coi là chức năng hàng đầu của báo chí.
Xét theo nghĩa hẹp, “thông tin” đƣợc hiểu là các tin tức ngắn gọn chỉ đơn thuần
thông báo về các vấn đề sự kiện vừa mới xảy ra mà không bình luận, phân tích,
đánh giá vấn đề.
Xét theo nghĩa rộng, “thông tin” đƣợc bắt nguồn từ toàn bộ nội dung và hình
thức tác phẩm báo chí mà công chúng tiếp nhận. Từ đó, dƣới góc độ cá nhân, công
chúng tiếp thu, cảm nhận, nắm bắt đƣợc vấn đề rồi đánh giá, chọn lọc, thừa nhận,
tạo sự chuyển biến trong nhận thức, tiến tới mức độ cao hơn là tiếp tục sử dụng tin
tức để tìm hiểu, mở rộng, đào sâu, phát triển, làm sáng tỏ, phản biện, phổ biến…
nhằm hình thành các giá trị về đạo đức, tri thức, nhân sinh quan, thế giới quan ở
mức độ khác nhau cho bản thân và xã hội. Thông tin báo chí phải hiểu theo nghĩa
rộng mới kiến giải đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa nhà báo
- tác phẩm - công chúng.
Nhƣ vậy thông tin là các sự kiện đem lại hiểu biết cho con ngƣời thông qua
các phƣơng tiện, hình thức biểu diễn thông tin. Thông tin ẩn chứa mọi mặt của đời
sống xã hội nhƣng nó chỉ trở nên có ý nghĩa, giá trị khi nó nhìn nhận thấu đáo, phân
tích kỹ lƣỡng, đƣợc phổ biến rộng rãi, sử dụng đem lại kết quả.
1.1.1.2 Thông tin báo chí
Thông tin nói chung và thông tin báo chí nói riêng đều nhằm thỏa mãn nhu
cầu của con ngƣời vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Trong lĩnh vực báo chí, thông
tin đƣợc coi là chức năng cơ bản nhất. Bởi lẽ, con ngƣời tiếp nhận thông tin để thay
đổi trạng thái ý thức, tạo sự chuyển biến trong nhận thức. Thông tin cùng với sự lớn


13


mạnh không ngừng hệ thống báo chí đã trở thành quyền lực, sức mạnh trên mặt trận
đấu tranh tƣ tƣởng, có sự ảnh hƣởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế xã hội, khoa
học công nghệ, làm thay đổi, cải biến con ngƣời, làm dung hòa, rút ngắn sự khác
biệt về văn hóa, kiến thức, kỹ năng.
Ở nƣớc ta, báo chí là phƣơng tiện thông tin có mục đích với khả năng tác động
mạnh mẽ, sâu rộng và liên tục đến mọi giai tầng trong xã hội nhằm thuyết phục,
hƣớng dẫn, tập hợp công chúng xã hội giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình
phát triển, phát huy sức mạnh toàn dân, tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Với ý nghĩa đó, nhà báo phải thƣờng xuyên sáng tạo, đón bắt sự
kiện, dự báo xu hƣớng của các hiện tƣợng trong đời sống xã hội, lựa chọn hình
thức, phƣơng pháp truyền tải thông tin phù hợp, hiệu quả nhất để cho ra đời những
tác phẩm báo chí đƣợc công chúng tiếp nhận và thừa nhận. Cho nên, tác phẩm báo
chí chỉ trở nên có giá trị khi chứa đựng thông tin chất lƣợng tốt, mang lại tri thức và
đƣợc công chúng sử dụng. Vậy chất lƣợng, giá trị của thông tin báo chí đƣợc thể
hiện qua các yếu tố:
- Tính chân thực, khách quan, có thông điệp rõ ràng, gắn với lợi ích của công
chúng. Điều kiện tiên quyết để thông tin có giá trị là khi nó phản ánh sự thật, trách
nhiệm của nhà báo là tôn trọng cái có thật và tôn trọng công chúng.
- Tính thời sự, nhanh chóng, kịp thời: Tốc độ đƣa tin đƣợc tính từ khi sự kiện
vừa xảy ra, trải qua khâu khai thác, xử lý, sản xuất cho tới lúc đăng tải và đến đƣợc
với công chúng. Các cơ quan báo chí luôn cạnh tranh gay gắt về điều này, và ngƣời
nào đi trƣớc sẽ luôn đƣợc công chúng “ƣu tiên”, giành phần thắng trong cuộc chạy
đua chiếm lĩnh lƣợng ngƣời đọc, ngƣời nghe, ngƣời xem. Chính vì vậy, kỹ thuật và
công nghệ làm báo tại bất kỳ cơ quan báo chí nào cũng cần phải đổi mới, cập nhật
liên tục để luôn là ngƣời đi tiên phong cung cấp những thông tin mới mẻ, nóng hổi,
đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, đón đợi.
- Tính tƣờng minh, dễ hiểu, hàm súc: Thông tin báo chí hƣớng tới đối tƣợng là

đông đảo công chúng xã hội, mọi tầng lớp nhân dân ở các trình độ, kiến thức và
quan điểm xã hội khác nhau. Để tiếp nhận hiệu quả nhất, thông tin đƣa ra cần rõ

14


ràng, dễ nắm bắt, đem lại sự hiểu biết thống nhất cho công chúng. Đồng thời, để
hiểu tƣờng tận, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, cách thể hiện thông tin phải đƣợc
hệ thống một cách trọn vẹn trong một chỉnh thể cô đọng, súc tích nhất. Tóm lại là,
thông tin cần ngắn gọn mà vẫn đủ ý.
- Tính gần gũi, hữu dụng (về không gian địa lý, lợi ích, sự liên đới): Công
chúng có xu hƣớng quan tâm nhiều đến những gì xảy ra ở gần nơi họ sinh sống, làm
việc bởi nó thân quen, gắn liền với cuộc sống của họ. Do vậy, những thông tin về sự
kiện xảy ra tại địa phƣơng thƣờng đƣợc ngƣời dân ở nơi đó quan tâm trƣớc tiên.
Trong nhiều trƣờng hợp, những thông tin này liên quan trực tiếp đến lợi ích của bản
thân, gia đình và địa phƣơng họ. Đó là nhu cầu chung của mỗi cá thể tiếp trong tiếp
nhận thông tin: từ gần đến xa, từ tỉnh thành tới trung ƣơng, từ trong nƣớc đến quốc
tế. Những thông tin hợp thời là những tin tức làm thỏa mãn nhu cầu, mối quan tâm,
chờ đón của công chúng. Nhà báo cần quan tâm đến nhu cầu, quyền lợi chính đáng
về thông tin của công chúng để kết hợp hải hòa việc cập nhật các mảng thông tin đa
dạng, phong phú, có sự định hƣớng tới các vấn đề quan trọng, cấp bách, có lợi cho
ngƣời dân và sự phát triển chung của xã hội.
- Tính độc đáo, mới lạ và sáng tạo trong phƣơng thức thể hiện thông tin: Một
sự kiện từ rất nhỏ cho tới vụ việc lớn lao, nổi cộm đều không nằm ngoài sự “nghe
ngóng” của báo giới. Yếu tố “lạ” luôn tạo sự hứng thú, tò mò cho công chúng. Vì
thế, cùng một vấn đề đƣợc nhiều cơ quan báo chí đƣa tin nhƣng cách độ tiếp cận lại
khác nhau. Mở rộng vấn đề ở khía cạnh nào, hƣớng đến đối tƣợng tiếp nhận nào lại
là sự linh hoạt, nhạy bén, năng lực riêng của mỗi nhà báo. Điều này tạo ra sự khác
biệt và góp phần phân chia mức độ uy tín, vị thế của các cơ quan báo chí với công
chúng.

- Tính nhân văn, hƣớng thiện: Thông tin phải đảm bảo phù hợp với các giá trị
văn hóa quốc gia, tôn trọng đạo lý của dân tộc; biểu dƣơng, tôn vinh cái tốt đẹp, cao
cả; phê phán, tẩy chay cái xấu; định hƣớng con ngƣời và xã hội đến cái chân, thiện,
mỹ.
Thông tin báo chí thƣờng đƣợc khu biệt thành các nhóm sau:

15


- Thông tin thời sự - chính trị: Loại thông tin này chiếm thời lƣợng lớn trong
thông tin báo chí, hƣớng tới đối tƣợng là đông đảo quần chúng nhân dân với mục
đích chính trị.
- Thông tin tƣ vấn, chỉ dẫn: Đề cập các vấn đề, sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt
cho nhóm công chúng nhất định.
- Thông tin giải trí: Nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về các lĩnh vực văn hóa,
văn nghệ, thể thao…
- Thông tin quảng cáo: Truyền thông, quảng bá về các loại sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ dƣới nhiều hình thức.
1.1.2 Thông tin FDI trên báo chí
1.1.2.1 FDI
a/ Tổng quan về FDI
FDI là một loại hình đầu tƣ quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển
tƣ bản giữa các quốc gia. Nhiều định nghĩa về FDI đƣợc các tổ chức kinh tế quốc tế
và luật pháp các nƣớc đƣa ra:
* Tổ chức Thƣơng mại thế giới – WTO (World Trade Organization): Đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc chủ đầu tƣ)
có đƣợc một tài sản ở một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với quyền quản lý
tài sản đó. Phƣơng diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trƣờng hợp, cả nhà đầu tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó quản lý ở
nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ thƣờng

hay đƣợc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản đƣợc gọi là “công ty con” hay “chi
nhánh công ty”.
* Tổ chức hội nghị Liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển – UNCTAD
(United Nations Conference on Trade And Developement): FDI là hoạt động đầu tƣ
bao gồm mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một
thực thể thƣờng trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc công ty mẹ nƣớc
ngoài) đối với một doanh nghiệp thƣờng trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế

16


của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI), doanh nghiệp liên doanh hoặc chi
nhánh nƣớc ngoài [4,tr.20,21].
* Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD): FDI phản ánh mục đích thu
đƣợc lợi nhuận lâu dài của một thực thể thƣờng trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tƣ
trực tiếp) tại một thực thể thƣờng trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà
đầu tƣ (doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp). FDI bao gồm mọi giao dịch ban đầu và các
giao dịch vốn về sau giữa hai thực thể đó; cũng nhƣ giữa các doanh nghiệp liên
doanh, kể cả hợp nhất và không hợp nhất [4,tr. 22].
* Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF (International Money Fund): đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài là hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ lâu
dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh
thế nƣớc chủ đầu tƣ, mục đích của chủ đầu tƣ là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp.
* Ngân hàng thế giới (World Bank): đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là dòng vốn
đầu tƣ ròng để thu đƣợc lợi ích quản lý lâu dài (từ 10% trở lên cổ phiếu có quyền
biểu quyết) trong một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế không phải là
nhà đầu tƣ. Đây là tổng vốn cổ phần, tái đầu tƣ thu nhập, vốn dài hạn khác và vốn
ngắn hạn nhƣ thể hiện trong cán cân thanh toán.
* Luật Đầu tƣ 2005 của Việt Nam: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là việc nhà đầu

tƣ nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành
các hoạt động đầu tƣ [4,tr. 24].
* Luật Đầu tƣ 2014 khái niệm “đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp” ở nƣớc ta
đã đƣợc thay thế bằng khái niệm “đầu tƣ kinh doanh”. Tuy nhiên, các khái niệm về
FDI, hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi.
Nhƣ vậy, có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài
hạn của các tổ chức, cá nhân nước này vào nước khác bằng việc trực tiếp góp
vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào để thành lập doanh nghiệp hoặc
kiểm soát doanh nghiệp nhằm kinh doanh có lợi nhuận.
Đặc điểm chủ yếu của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài:

17


Một là, FDI gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tƣ (tiền, các tài sản khác giữa
các quốc gia) do đó lƣợng tiền và tài sản giảm đi ở nền kinh tế nƣớc đi đầu tƣ và
tăng lên ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
Hai là, FDI đƣợc tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp
mới, hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh, doanh nghiệp hiện có,
mua cổ phiếu ở mức khống chế hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển
nhƣợng doanh nghiệp.
Ba là, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tƣ hoặc cùng sở
hữu vốn đầu tƣ với một tỉ lệ nhất định đủ mức để trực tiếp tham gia quản lý hoạt
động của doanh nghiệp.
Bốn là, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tƣ của tƣ nhân nhằm thu lợi nhuận cao
nhất có thể, chịu sự điều tiết của quan hệ thị trƣờng trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh
hƣởng bởi các mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia.
Năm là, nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tham gia kiểm soát, điều hành quá
trình đầu tƣ và kinh doanh của doanh nghiệp.
Sáu là, FDI chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.

Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo Luật Đầu tƣ 2014 do Quốc
hội nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 7 năm 2015:
Thứ nhất, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo hình thức đầu tƣ thành lập tổ chức
kinh tế (Điều 22).
Thứ hai, đầu tƣ theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ
chức kinh tế (Điều 24).
Thứ ba, đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ (gọi là hợp đồng PPP – Public Private Partner) là hợp đồng đƣợc ký kết giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và
nhà đầu tƣ, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng mới hoặc cải
tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung
cấp dịch vụ công (Điều 27).

18


Thứ tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi là họp đồng BCC – Business
Cooperation Contract) là hợp đồng đƣợc ký giữa các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với nhà
đầu tƣ trong nƣớc hoặc Chính phủ nƣớc sở tại nhằm hợp tác kinh doanh phân chia
lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (Điều 8).
b/ Tác động của FDI đối với sự phát triển của địa phƣơng
* Đóng góp tích cực của FDI
FDI bổ sung nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, đóng góp đáng kể vào ngân sách
Nhà nƣớc, đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng kinh tế. Sự vận động của GDP có sự gắn bó
chặt chẽ với vốn FDI. Khả năng tăng trƣởng kinh tế của nƣớc ta có sự đóng góp
đáng kể của FDI. Theo Bộ Trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Trần Hồng Hà,
khu vực FDI đóng góp 70% vào tốc độ tăng trƣởng, 70% kim ngạch xuất khẩu, 59%
kim ngạch nhập khẩu của nƣớc ta hiện nay.

Kinh tế đầu tư nước ngoài chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư phát triển tại Hải Phòng
Nguồn:Cục Thống kê Hải Phòng năm 2017

FDI làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc.
Bình quân FDI của các địa phƣơng đóng góp khoảng 30 - 40% tốc độ tăng trƣởng,
một số nơi còn lên tới 70 – 80%. Điển hình là Vĩnh Phúc từ một tỉnh nghèo, thuần
nông, nông nghiệp chiếm hơn 50% trong cơ cấu kinh tế thì đến 3 tháng đầu năm
2016 tổng thu ngân sách nhà nƣớc từ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt
gần 6.000 tỉ đồng, chiếm 79% tổng thu trên địa bàn tỉnh.

19


FDI tạo ra một số lƣợng lớn việc làm cho lao động có kỹ thuật cao với mức
lƣơng cao hơn nhiều so với mức trung bình của xã hội. Số lƣợng lao động trong
doanh nghiệp FDI ngày càng tăng mạnh. Năm 1990 tỉ lệ lao động khu vực FDI
chiếm 0,04% lực lƣợng lao động cả nƣớc thì đến năm 2015 lên tới 4,2% với 2,2
triệu lao động, chƣa kể 2,5 triệu lao động gián tiếp. Chất lƣợng lao động cũng tăng
lên đáng kể bởi ngƣời lao động có điều kiện đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên
về trình độ khoa học, quản lý… phù hợp với công nghệ và phƣơng thức kinh doanh
tiên tiến.
FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa -hiện
đại hóa, phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm mới (bao gồm cả hàng tiêu
dùng thông thƣờng và hàng cao cấp đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng tại thị trƣờng
trong nƣớc) giúp ổn định thị trƣờng và giá cả. Cụ thể là:
- FDI trong công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng hơn 50%, hình thành một
số ngành công nghiệp chủ lực tại địa phƣơng: khai thác dầu khí (liên doanh dầu khí
Việt - Xô - Vietsovpetro tại Bà Rịa - Vũng Tàu), công nghiệp ô tô (công ty Honda
Việt Nam tại Vĩnh Phúc), điện tử (công ty LG Electronics tại Hải Phòng), dệt may,
da giày…
- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao chất lƣợng, giá trị
hàng hóa nông sản, phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao.
- FDI thúc đẩy xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, đƣa nƣớc ta ra

khỏi tình trạng nhập siêu trong nhiều năm. Đến năm 2015 xuất khẩu trong khu vực
FDI đạt gần 80 tỉ USD chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Đáng
mừng là vài năm trở lại đây khu vực này còn tạo ra xuất siêu.

20


Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế

Nguồn: Tổng Cục thống kê

- FDI nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, giúp nƣớc ta có cơ hội,
điều kiện để tiếp cận với công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực: dầu khí, viễn thông,
tin học, cơ khí chế tạo, quang cơ – điện tử nhƣ Công ty TNHH Muto, Nidec, Tosok,
Nissei… ; nghiên cứu, phát triển, thiết kế các vi mạch và các chức năng cho IC bán
dẫn nhƣ Công ty TNHH Renesas…
- Thông qua việc liên kết sản xuất với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong
nƣớc đƣợc tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ để tự sản xuất.
* Tác động tiêu cực từ FDI
Song song với những kết quả nổi bật trên thì FDI vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn
chế, cụ thể là:
Vấn đề sử dụng lao động: Lao động trong FDI sử dụng nhân công trình độ
thấp, tuổi đời trẻ, cường độ làm việc cao, chế độ bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập.
Mặc dù FDI tạo ra hàng triệu việc làm, cải thiện đời sống của ngƣời lao động
nhất là lao động vốn xuất phát từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, số lƣợng nhiều
nhƣng chất lƣợng và sự ổn định lâu dài lại là điều không dám chắc. Việc nâng cao
tay nghề, chuyên môn cho ngƣời lao động chƣa đƣợc nhà đầu tƣ quan tâm đúng
mức. Lợi nhuận là tối quan trọng nên họ khai thác triệt để lao động trẻ, đóng bảo
hiểm xã hội thấp, mức lƣơng so với cƣờng độ lao động chƣa hợp lý. Ngƣời lao động


21


×