Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nguồn pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng ở việt nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 14 trang )

MÀU 14/KHCN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3839 /QĐ-ĐHQỌIỈN ngày 24 thángio năm 2014
cùa Giám đốc Đợi học Quốc gia Hà Nội)

ĐẠĨ HỌC QƯÓC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TÔNG KẾT
KÉT QUẢ THỤC HIỆN ĐẺ TÀI KH&CN
CẮP ĐẠI HỌC QUÓC GIA

Tên đề tài: Nguồn pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng
ở Việt Nam trong bổi cảnh xay dựng nhà nước pháp quyền
IVtã số đề tài: QG.i2.38
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

Hà Nội, 2015


PHẦN I. T H Ô N G TIN CH UN G
1.1. Tên đề tài: Nguồn pháp luật - Nhũng vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam trong
bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền.
1.2. M ã số: QG.12.38
1.3. D anh sách chủ trì, th àn h viên tham gia thực hiện đề tài
Đon vị công tác

Vai trò thực hiện đề tài

ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

Khoa Luật - ĐHQGHN



Chủ trì đề tài

2

TS. Mai Văn Thắng

Khoa Luật - ĐHQGHN

Thư ký đề tài

3

GS.TSKH. Đào Trí ú c

Khoa Luật - ĐHQGHN

Tham gia viết chuyên đề

4

GS.TS. Nguyễn Đăng Dung

Khoa Luật - ĐHQGHN

Tham gia viêt chuyên đê

5

GS.TS. Phạm Hồng Thái


Khoa Luật - ĐHQGHN

Tham gia viêt chuyên đê

6

PGS.TS. Nguyễn M inh Đoan

Trường ĐH Luật HN

Tham gia viết chuyên đề

7

TS. Đỗ Đức Minh

ĐHQGHN

Tham gia viêt chuyên đê

8

TS. Nguyễn M inh Tuấn

Khoa L uật-Đ H Q G H N

Tham gia viêt chuyên đê

9


TS. Lê Thị Phương Nga

Khoa Luật - ĐHQGHN

Tham gia viết chuyên đê

Học viện An ninh nhân dân

Tham gia viết chuyên đề

Bộ Tư pháp

Tham gia viêt chuyên đê

Trường ĐH Luật HN

Tham gia viết chuyên đề

TT

C hức d anh, học vị, họ và tên

1

10 TS. Nguyễn Văn Nam
11 TS. HỒ Quang Huy
12 ThS. Lại Thị Phương Thảo

1.4. Đon vị chủ trì: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

1.5. Thòi gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:

từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014

1.5.2. Gia hạn (nếu có):

đến tháng 12 năm 2015

1.5.3. Thực hiện thực tể:

từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 12 năm 2015

1.6. Những thay đổi so vói thuyết minh ban đầu (nếu có):
(về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhãn; Ỷ
kiến của Cơ quan quản lý)
- Thứ nhất, thay đổi số lượng chuyên đề:
+ Theo Thuyết minh đề cương, số lượng chuyên đề NCKH là 09. Mỗi chuyên đề có dự
kiến kinh phí là 8.000.000đ (Tổng là 09 X 8.000.000đ = 72.000.000đ).
+ Nay xin thay đổi, số lượng chuyên đề NCKH là 13, trong đó:

05 chuyên đề X 8.000.000đ = 40.000.000đ
08 chuyên đề X 4.000.000đ = 32.000.000đ
3

'

I

-


đ ạ i h ọ c q u ố c g i a h a nội_

; TRUNG TAM THÔNG TIN THƯ VIỆN

I

OQO&OOD05T7-T

,

1


Tổng: 40.000.000đ + 32.000.000đ = 72.000.000đ
- Thứ hai, thay đổi các chuyên gia viết chuyên đề:
+ Hầu hết các chuyên gia viết chuyên để vẫn giữ nguyên, gồm: GS.TS. Phạm Hồng Thái,
GS.TSKH. Đào Trí ú c, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan, TS. Mai Văn
Thắng, ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương, ThS. Phan Thị Lan Phương, ThS. Lê Thị Phương Nga.
+ Thay đổi những chuyên gia không tham gia viết chuyên đề so với Thuyết minh đề cương
ban đầu gồm: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Phạm Thị Duyên Thảo. Lý do: Quá bận việc công
tác và việc cá nhân.
+ Thay đổi bổ sung các chuyên gia tham gia viết chuyên đề so với Thuyết minh đề cương
ban đầu gồm:
TS. Đỗ Đức Minh - Ban Thanh Tra - ĐHQGHN.
TS. Nguyễn Minh Tuấn - Khoa Luật - ĐHQGHN.
TS. Nguyễn Văn Nam - Đại học cảnh sát.
ThS. Hồ Quang Huy - Bộ Tư pháp.
ThS. Lại Thị Phương Thảo - Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đây đều là các nhà khoa học có chuyên ngành luật, có khả năng nghiên cứu khoa học

chuyên sâu, vỉ vậy các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ được đảm bảo chất lượng.
1.7.

Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 120 triệu đồng.

PHÀN II. TỎNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên
tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:

1. Đặt vấn đề
Ở nước ta hiện nay phần lớn vẫn quan niệm nguồn pháp luật là hình thức bên ngoài của
pháp luật, là những gì chứa đựng các quy phạm pháp luật. Do đó, về mặt lý luận đa phần vẫn chỉ
thừa nhận văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành là loại nguồn chính thống duy nhất.
Tuy nhiên, nếu chỉ quan niệm nguồn pháp luật với nghĩa hẹp như vậy sẽ gây mâu thuẫn với định
nghĩa về “Pháp luật”, theo đó, “Pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự chung do nhà nước thừa
nhận hoặc ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội”. Vậy, bên cạnh
những “văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành” thì những quy tắc xử sự do nhà nước
thừa nhận là gì? Và nhà nước có sử dụng các quy tắc xử sự này để áp dụng trong những trường
họp thực tế cụ thể hay không? Với quan niệm về nguồn pháp luật theo hướng mở rộng như vậy, đề
tài sẽ nghiên cứu nguồn pháp luật dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng.
2. Mục tiêu


Việc nghiên cứu đề tài: “Nguồn pháp luật - Những vẩn đề lỷ luận và thực tiễn áp dụng ở
Việt Nam trong bổi cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền” nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu
sau đây:
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn pháp luật, cụ thể như: Khái niệm nguồn pháp
luật; nguồn pháp luật qua các giai đoạn phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam;
+ Phân tích, đánh giá khái quát các loại nguồn pháp luật ở nước ta và thực tiễn áp dụng các
loại nguồn này;

+ Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu trên, đưa ra các quan điểm và định hướng về xây
dựng hệ thống nguồn pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
3. Phưo*ng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp mang tính truyền thống như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
đề tài áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, liên ngành, luật học so sánh và dự
báo qua những tài liệu thứ cấp các nước để làm sáng tỏ các vấn đề cần được nghiên cứu trong
phạm vi đề tài.
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau
đây:
N ội dung í : Những vấn đề lý luận về nguồn pháp luật.
Nội dung này có nhiệm vụ làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò và ý nghĩa của nguồn pháp luật
trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng, và ừong các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới
nói chung; khái quát các giai đoạn phát triển của nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt
Nam; làm rõ các yếu tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển các loại nguồn pháp luật
trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua từng giai đoạn.
Nguồn pháp luật là một trong những khái niệm căn bản và quan trọng của khoa học pháp lý
nói chung. Hiện nay, vẫn có rất nhiều quan điểm của các học giả trong nước cũng như trên thế giới
bàn luận về cách hiểu khái niệm này. Một số quan điểm cho rằng, khoa học pháp lý phân hình thức
pháp luật thành: “hình thức bên trong - cấu trúc của pháp luật và hình thức bên ngoài - sự thể hiện
ra bên ngoài của pháp luật” 1. “Sự thể hiện ra bên ngoài của pháp luật” được coi, một cách tương
đối, là nguồn của pháp luật. Tuy vậy, “sự thể hiện ra bên ngoài của pháp luật” và khái niệm nguồn
pháp luật có những điểm tương đồng nhưng không phải là hoàn toàn đồng nhất. Xuất phát từ quan
điểm này, nguồn pháp luật được nhìn nhận như: “là những hình thức chính thể hiện các quy tắc bắt

1 Xem thêm Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2005, tr, 304

3



buộc chung được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý để áp dụng vào việc giải quyết các sự việc
trong thực tiễn pháp lỷ và lù phương (hức tồn tại trên thực tế của các quy phạm pháp luật
Mặt khác, một số nhà nghiên cứu lại khẳng định, khi nói tới nguồn pháp luật cần đề cập
đến cả nguồn nội dung và nguồn hình thức: “khi xem xét về nguồn củci pháp luậl Việt Nam hiện
nay, cần phải quan tâm cả nguồn nội dung và nguồn hình thức của n ó ”2. Theo hướng này,
“nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được các chủ thể
có thấm quyển dựa vào đỏ đế xây dựng, ban hành và giải thích pháp lu ậ t”; “nguồn hình thức của
pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi
chứa đựng, nơi có thế cungcẩp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể cỏ
thẩm quyền dựa vào đó đề giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”3.
Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nguồn của pháp luật trên thế giới.
Tuy nhiên, dù hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp thì khi nói đến nguồn pháp luật là ta muốn đề cập đến
vấn đề: từ đâu, cơ sở nào mà chúng ta vận dụng để giải quyết những vụ việc cụ thể. Theo chúng
tôi, cần phải có sự phân biệt rạch ròi giữa nguồn của pháp luật (source o f law) và nguồn gốc của
pháp luật (origin of law). Chúng tôi quan niệm rằng, nguồn của pháp luật suy đến cùng là trả lời
câu hỏi: cái gì là căn cứ được vận dụng để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể, không phải vấn đề
cơ sở nào hình thành nên pháp luật, thuộc nội hàm của một khái niệm khác là nguồn gốc của pháp
luật (origin of law). Hay nói cách khác, nguồn pháp luật là hình thức chỉnh thức thể hiện các quy
tắc bắt buộc chung được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, có giá trị pháp lý, được vận dụng
vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý.
N ội dung 2: Đảnh giá các nguồn pháp luật ở Việt Nam và giá trị, thực trạng của chúng
trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện đại.
Với nội dung này, đề tài có nhỉệm vụ làm rõ giá trị, các ưu điểm, hạn chế và thực tiễn áp
dụng các loại nguồn trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Hiện nay nguồn pháp luật chủ yếu ở Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật. Xuất phát
từ nhận định, đánh giá đúng đắn về sự phát triển đất nước giai đoạn 2005 - 2010, Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011- 2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội XI đã xác
định nhiệm vụ hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển, với nội dung
“Hoàn thiện thể chế kỉnh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh
tranh bình đẳng và cải cách hành chính”, trong những năm qua công tác xây dựng, ban hành các

văn bản quy phạm pháp luật đã ngày càng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chú trọng
nghiên cứu, thực hiện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của văn bản sau khi được
ban hành. Nhìn từ góc độ lý luận cho thấy, một trong các tiêu chí bắt buộc đối với nhà nước pháp

1 Xem thêm Giáo trình L ý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Khoa Luật,ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2005, tr. 306
2 TS. Nguyễn Thị Hồi, về khái niệm Nguồn của Pháp luật, Tạp chí Luật học, số 2/2008, tr.29
3 TS. Nguyễn Thị Hồi, về khái niệm Nguồn cùa pháp luật, Tạp chí Luật học, số 2/2008, tr. 29.

4


quyền là phải xây dựng được hệ thống pháp luật thực sự đầy đủ, đồng bộ và hoàn thiện. Do vậy,
mục tiêu nâng cao chất lượng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là một yêu cầu tất yếu,
mang tính khách quan, nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với chính các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việc ban hành Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015 vừa qua có thể xem là một bước tiến tích cực trong hoạt động
xây dựng pháp luật ở nước ta. Luật này đã thay thế cho Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủ y ban
nhân dân năm 2004. Việc ban hành Luật năm 2015 đã khắc phục được một số những hạn chế khi
cả hai Luật song song cùng tồn tại, tạo cơ sở cho việc áp dụng thống nhất trong quá trình xây
đựng, ban hành VBQPPL của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL ở trung
ương và địa phương.
Nguồn pháp luật chính thức thứ hai ở Việt nam là tập quán pháp. Tập quán pháp là loại
nguồn đã hình thành lâu đời ở Việt Nam từ trước năm 1945. Sau cách mạng chúng vẫn được sử
dụng trong một thời gian khá dài, sau dần bị mai một và ít sử dụng hơn. Năm 2005 Bộ luật Dân sự
Việt Nam đã thừa nhận tập quán là nguồn pháp luật chính thức trong một số lĩnh vực nhất định.
Tại Điều 3 Bộ luật Dân sự quy định như sau: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các
bẽn không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quản thì áp dụng quy định
tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trải với những
nguyên tắc quy định trong Bộ luật Dân sự”. Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế việc áp dụng tập

quán cũng chưa nhiều và còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc áp dụng tập quán được thực hiện nhiều
là ở các tỉnh vùng núi và đối với các vụ việc liên quan đến đồng bào các dân tộc ít người. Trong
nhiều vụ các bản án hoặc quyết định được ban hành dựa ữên tập quán đã bị Viện Kiểm sát hoặc
Tòa án cấp phúc thẩm bác bỏ. Lý do của việc áp dụng hạn chế nguồn tập quán là vì việc quy định
áp dụng tập quán cũng chưa thực sự rõ ràng, nhất là đối với trường hợp có nhiều tập quán cùng
điều chỉnh một vấn đề không có dự liệu sẽ ưu tiên tập quán nào.
Đối với tiền lệ pháp, trong lịch sử chúng ta đã từng áp dụng pháp luật tiền lệ, nhất là giai
đoạn đầu khi hệ thống các nguồn luật Việt Nam còn hạn chế. Chẳng hạn, tại Thông tư 442/TTg
ngày 19/1/1955 của Chính phủ và Thông tư 19-VHH ngày 30/6/1955 của Bộ Tư pháp; Chỉ thị
772/TATC ngày 10/7/1959 của TANDTC và một số văn bản pháp luật khác đều có đề cập tới việc
áp dụng án lệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, những năm sau này khi hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật được củng cố đầy đủ hơn thì án lệ gần như không được đề cập đến như một loại nguồn pháp
luật chính thức ở Việt Nam nữa. Suốt một thời gian dài, án lệ hay tiền lệ pháp chưa được coi là
nguồn chính thức của pháp luật Việt Nam, nhưng trên thực tế với những phương thức và cách thức
khác nhau, “án lệ” đã hiện diện trong những quyết định, phán quyết của hệ thống tòa án nhân dân.
Cùng với sự ra đời của của Nghị quyết số 48 -N Q /TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW năm 2005
của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đàng cộng sản Việt Nam về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp, án lệ cũng như tập quán pháp đang có những
5


động lực cho sự pháp triến: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập
quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tẳc của cúc hiệp hội nghề nghiệp góp phần bổ sung và
hoàn thiện pháp luật... ” (Nghị quyết số 48-NQ/TW) và ‘T ờ ạ án nhân dân tối cao có nhiệm vụ
tổng kết kình nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phái triển án lệ...” (Nghị quyết số 49NỌ/TW). Và gần đây nhất, với sự ra đời của Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015
về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng ản lệ sẽ là phương thức hiệu quả đề khắc phục các
khiếm khuyết cùa pháp luật, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử, tạo lập tính
ôn định, minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của Tòa án, qua đó có tác dụng hướng
dẫn các hành vi ứng xử không chỉ đối với các bên trong vụ án, mà còn đối vói cả cộng đồng xã


Đối với một số loại nguồn pháp luật khác như Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài.
Đối với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia đã được sử dụng khá nhiều, nhất
]à trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ môi trường. Việt Nam cũng đã từng bước
thửa nhận sự ưu tiên áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế so với luật trong nước.
Đối với pháp luật nước ngoài Việt Nam cũng từng bước áp dụng trong điều kiện mờ cửa,
họp tác quốc tế ngày càng diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các tư tưởng, học thuyết pháp lý. Đây là loại nguồn được sử dụng khá nhiều ở Việt Nam.
Thường thì các tư tưởng, quan điểm pháp luật chủ yếu là đường lối, chủ trương của Đảng Cộng
sản, các tư tưởng, học thuyết pháp lý mà chủ yếu là Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh được thường xuyên viện dẫn như những tư tưởng chỉ đạo để xây dựng phảp luật và giải
thích các quy định pháp luật.
Quy tắc của các hội nghề nghiệp. Quy tắc của các hội nghề nghiệp hầu như không được
coi là nguồn của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn, Điều lệ mẫu của Hợp
tác xã nông nghiệp 1969 cũng được coi là nguồn pháp luật Việt Nam. Hiện nay thì loại nguồn này
hầu như không tồn tại.
Nội dung 3: Quan điểm và giải pháp nhằm tạo lập nguồn pháp luật Việt Nam đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
Nội dung này có nhiệm vụ xác định các yêu cầu nhằm tạo lập nguồn pháp luật Việt Nam
đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền; đồng thời đề xuất các kiến nghị, đề xuất nhằm
hoàn thiện các nguồn hiện hành của pháp luật trong hệ thống pháp luật nước ta và áp dụng các
nguồn mới đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và thực hiện hội nhập sâu rộng hơn với
thể giới trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Để phù hợp với chủ trương đó đòi hỏi hệ thống pháp luật
cũng phải thích ứng nhằm kịp thời điều chỉnh, giải quyết tốt hơn các quan hệ xã hội, đặc biệt là
6


các quan hệ mới phát sinh. Một trong những vấn đề quan trọng đó là làm sao phải tạo lập nguồn
pháp luật Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp bách trên. Việc tạo lập nguồn pháp luật Việt

Nam trong điều kiện xây dựng N hà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế cần được tiến hành theo
những định hướng cơ bản sau: Việc tạo lập nguồn pháp luật Việt Nam trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế cần tiến hành theo những định hướng cơ bản sau:
Thủ nhất, củng cổ, hoàn thiện những loại nguồn pháp ỉuật hiện có, nhất là đối với nguồn
văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời nghiên cứu ph á t triển đa dạng các loại nguồn pháp luật
cho phù hợp với điều kiện mới.
Đối với nguồn văn bản quy phạm pháp luật (sau đây xin phép gọi là VBQPPL), thành công
rất lớn của Nhà nước trong thời gian qua là ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015. Luật này đã thay thế cho Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật Ban hành
VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004. Việc ban hành Luật năm 2015 đã khắc phục được một số
những hạn chế khi cả hai Luật song song cùng tồn tại, tạo cơ sở cho việc áp dụng thống nhất
trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành
VBQPPL ở trung ương và địa phương. Tuy nhiên dù đẩ có Luật, nhưng vấn đề đặt ra là cần thực
hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của Luật Ban hành VBQPPL. Ví dụ, khi xây dựng các
VBQPPL eần thực hiện khâu đánh giá tác động văn bản, tham vấn ý kiến góp ý của xã hội, văn
bản cần được thẩm tra đầy đủ. Các văn bản khi ban hành cần đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý,
đảm bảo tính khả thi.
Đối với nguồn tập quán, những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ở
nước ta nhiều tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp đã được khôi phục, đặc biệt là chủ trương
xây dựng hương ước mới càng làm cho tập tục có điều kiện phát triển và phát huy vai trò trong đời
sống xã hội. "Sự xuất hiện trở lại của hương ước (hương ước mới) đang đóng góp nhất định vào
quá trình quản lý và dân chủ hoá ở nông thôn nước ta hiện nay"^\ Để phát huy hơn nữa vai trò
tích cực của tập tục trong đời sống xã hội hiện nay, thì Nhà nước ta nên tiến hành sưu tầm, tập hợp
hoá các tập tục được xem là quan trọng, có giá trị đang tồn tại trong khắp các miền của đất nước.
Trên cơ sở đó chọn lọc để giữ gìn, phát huy những tập tục tốt đẹp, loại trừ những tập tục có hại,
đồng thời tác động để hình thành những tập tục mới phù hợp với đời sống, bản sắc văn hoá của
dân tộc trong thời đại mới. Đồng thời cũng cần có hướng dẫn cụ thể hơn về điều kiện, nguyên tắc
áp dụng tập quán.
Đối vói nguồn án lệ, dấu ấn đáng ghi nhận nhất trong thòi gian vừa qua là việc Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy

trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Đây sẽ là phương thức hiệu quả để khắc phục các khiếm
khuyết của pháp luật, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử, tạo lập tính ổn
định, minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của Tòa án, qua đó có tác dụng hướng dẫn
(1) Văn phòng Quốc hội, Nghiên cứu lập pháp " H ương ước" số 8- 8/2003, tr. 63

7


các hành vi ứng xử không chỉ đối với các bên trong vụ án, mà còn đối với cả cộng đồng xã hội.
Tuv đã có căn cứ pháp lý để coi án lệ là một loại nguồn trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhưng
chúng ta cần tiếp tục nâng cao hiểu biết về chức năng, vai trò của án lệ trong văn hóa pháp lý ở
nước ta. Chỉ khi nào các luật sư, thẩm phán và một số chủ thể khác có thói quen sử dụng án lệ khi
giải quyết vụ việc thì lúc đó án lệ mói có vị thế vững chắc trong các nguồn luật của Việt Nam.
Đối với nguồn pháp luật quốc tế, Việt Nam có tham gia vào việc tạo lập pháp luật quốc tế
và pháp luật quốc tế cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình áp dụng pháp luật tại nước ta. Tuy
vậy, một khía cạnh cần phải nghiên cứu đó là mối quan hệ về hiệu lực áp dụng của pháp luật quốc
tế so với các nguồn khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam như thế nào.

về cơ bản thì pháp luật

quốc tế có giá trị cao hơn luật nội địa của Việt Nam, trừ Hiến pháp. Do đó, Luật cũng cần phải sửa
và thể hiện chính xác hơn vấn đề nào thuộc chức năng cùa cơ quan nào. Bởi lẽ, điều ước có hiệu
lực cao hơn luật của quốc hội, nhưng văn bản của các cơ quan khác không thể có giá trị pháp lý
cao hơn các luật của Quốc hội. Khi ban hành văn bản nội địa thì không được cản trớ việc thực
hiện điều ước. Việc tạo lập nguồn pháp luật quốc tế, kí kết, gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt các
điều ước quốc tế cần phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Đối với nguồn là các tư tưởng, học thuyết pháp lý. ở Việt Nam hiện nay Đảng cộng sản
Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội một cách toàn diện. Đường lối chính sách của
Đảng là những quan điểm, những phương hướng chung nhất, có tính chất chiến lược đối với sự
phát triển của nhà nước và xã hội trên các lĩnh vực trọng của đời sống xã hội trong đối nội cũng

như đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, đối với đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản, tư
tưởng, quan điểm pháp lý của Chủ nghĩa Mác- Lênin và Tự tưởng Hồ chí Minh chỉ nên coi là căn
cứ để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật hoặc định hướng đường lối giải quyết vấn đề. Hạn
chế tới mức thấp nhất việc áp dụng trực tiếp loại nguồn này trong các hoạt động pháp lý cụ thể.
Thứ hai, làm rõ moi quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật, thứ tự ưu tiên áp dụng để các
tổ chức và cá nhân thuận lợi và thong nhất hơn trong việc áp dụng chính xác các nguồn luật.
Khi đã đa dạng hóa các nguồn luật sẽ xảy ra tình huống cùng một quan hệ xã hội nhưng có
thể có nhiều quy định pháp luật cùng điều chỉnh và việc áp dụng chúng có thể đẫn đến những hệ
quả pháp lý khác nhau. Do vậy, nếu có hai hay nhiều quy phạm pháp luật của cùng một loại nguồn
hoặc thuộc các loại nguồn khác nhau cùng có thể áp dụng để giải quyết một vấn đề thực tiễn và
cho ra những hệ quả pháp lý khác nhau, thì cần phải xây dựng một số quy tắc nhằm xác định quy
phạm nào nên được ưu tiên áp dụng. Nếu các quy phạm nằm trong các văn bản pháp luật thành
văn khác nhau, nguyên tắc xử lý mâu thuẫn đã được quy định trong luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật. Cụ thể là:
- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một
vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn.
- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ
8


quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
- Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân cùng cấp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
cùa hội đồng nhân dân.
- Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lí
hoặc quy định trách nhiệm pháp lí nhẹ hon đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực
thì áp dụng văn bản mới.
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động rà soát, hệ thống hóa pháp luật nhằm tạo ra nhiều bộ luật, bộ
pháp điển phục vụ các hoạt động pháp luật một cách nhanh chỏng, thuận lợi và hiệu quả hon.
Đe có được một hệ thống pháp luật với các nguồn luật phù họp có tính khả thi và đạt hiệu

quả cao cần phải thường xuyên tiến hành rà soát hệ thống pháp luật hiện hành theo từng lĩnh vực,
có đánh giá, tổng kết để đưa ra những định hướng cho việc xây dựng pháp luật tập trung vào
những lĩnh vực then chốt, phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kịp thời phát hiện
những điểm mâu thuẫn, chồng chéo và những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật để khắc phục làm
cho hệ thống pháp luật trở nên hoàn thiện hơn. Từ đó, tăng cường công tác hệ thống hoá pháp luật,
cần đặc biệt chú trọng tới pháp điển hoá pháp luật để tạo ra nhiều bộ luật, bộ pháp điển có tính
thống nhất và giá trị pháp lý cao. Công tác hệ thống hóa quy phạm pháp luật cần được tiến hành
cẩn trọng, tỉ mỉ, khoa học, đòi hỏi những người làm công tác này không chỉ đom thuần dựa trên
những kiến thức pháp lý mà phải sử dụng cả những tri thức kinh tế, xã hội học, tâm lý học...
Thứ tư, không ngùng xây dựng, hoàn thiện hệ thong pháp luật cho phù hợp với điều kiện

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ, tình hình thế giới và trong
nước có nhiều thay đổi dẫn đến nhiều vẩn đề thuộc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
còn đang trong quá trình hình thành, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên việc xây dựng pháp
luật là hết sức khó khăn. Nó đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy pháp lý, nghiên
cứu một cách sâu sắc, toàn diện, đầy đủ các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, tình
hỉnh, điều kiện và những biến động trên thế giới, nhận thức đánh giá đầy đủ, chính xác các giá trị
xã hội của pháp luật từ đó mới có thể đưa ra được những tư tưởng, quan điểm pháp lý phù họp cho
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật của đất nước trong điều kiện hiện tại và tương lai.
5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Đe tài đăng ký sản phẩm là các báo cáo chuyên đề, 01 báo cáo tổng quan kết quả nghiên
cứu của Đe tài và các kiến nghị của Đe tài bao gồm đầy đủ các nội dung nghiên cứu của Đề tài;
phản ánh rõ các quan điểm khoa học; số liệu điều tra xã hội học, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế;
kinh nghiệm lịch sử trong việc xây dựng hệ thống nguồn pháp luật phù hợp với tình hình Việt
Nam.


Đe tài cũng đăng ký 02 bài báo đăng tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước. Trên thực
tể đã có 02 bài báo đăng tạp chí Nghiên cứu lập pháp với nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu
đề tài và đạt chất lượng tốt.

K ết luận, đề tài đã hoàn thành đầy đủ về số lượng các sản phẩm đăng ký với chất lượng
đảm bảo.
6. Tóm tắ t kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Đe tài “Nguồn pháp luật - Những vấn đề lý ỉuận và thực liễn áp dụng ở Việt Nam trong bổi
cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền”, Mã số: QG. 12.38, do ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương chủ
trì về mặt nội dung đã giải quyết được các vấn đề sau đây: (1) Làm rõ một số vấn đề lý luận về
nguồn pháp luật, cụ thể như: Khái niệm nguồn pháp luật; Khái quát nguồn pháp luật trong các hệ
thống pháp luật cơ bản trên thế giới; Hệ thống nguồn pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát
triển; (2) Phân tích, đánh giá khái quát các loại nguồn pháp luật ở nước ta và thực tiễn áp dụng các
loại nguồn này; (3) Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu trên, đưa ra các quan điểm và định hướng
về xây dựng hệ thống nguồn pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam.
v ề mặt sản phẩm, Đe tài đã hoàn thành có chất lượng tốt 01 báo cáo tổng quan kết quả
nghiên cứu của Đe tài; các báo cáo chuyên đề và các kiến nghị của Đe tài bao gồm đầy đủ các nội
dung nghiên cứu của Đe tài; phản ánh rõ các quan điểm khoa học; số liệu điều tra xã hội học,
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế; kinh nghiệm lịch sử trong việc xây dựng hệ thống nguồn pháp
luật phù hợp với tình hình Việt Nam; Đề tài đã đăng ký và hoàn thành việc đăng 02 bài báo trên
tạp chí Nghiên cứu lập pháp với nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu đề tài và đạt chất lượng
tốt.
Research subject: “Legal sources: Theoretical and practical issues applied in Vietnam in
the context of the building up of the jurisdictional State”, Code: GQ.12.38, hosted by Msc. Nguyen
Thi Hoai Phuong in terms of content, has addressed the following matters: ,(1) Clarify some
theoretical issues on legal sources, in particular the Concept o f legal sources; An overview o f legal
sources in some íundamental legal systems in the world; And, Vietnam’s legal sources system
through the development stages; (2) Analysẹ and assess on broad terms the legal sources system in
Vietnam and the practical application o f these legal sources; (3) On the basis o f the above
research, set out viewpoints and orientations for the setting up o f a legal sources system that can
meet the demand for a jurisdictional State in Vietnam.
In terms of output, the reseach has completed a good quality overview report on the results
o f the Research; delivered thematic reports and recommendations of the Research which cover in

full the research matters o f the Research; provided a clear-cut reílection o f scientiíic viewpoints;
sociological survey data; intemational practice study; historical experiences in the process of
building legal sources that are compatible with the Vietnamese situation; The Research has also


registered and published two articles in the Legislative Joumal with content suitable with the
orientation for the research matter which has achieved good writing quality.
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KÉT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐÈ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
TT
1

2

Tên sản phấm
Báo cáo chuyên đề, Báo cáo
tổng quan kết quả nghiên cứu
của Đe tài và kiến nghị của
Đe tài bao gồm đầy đủ các
nội dung nghiên cứu của Đề
tài.
Bài báo đăng trên tạp chí
chuyên ngành

Đăng ký

Đạt được

1


1

2

2

3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Ghi địa chỉ
và cảm on
sự tài trợ
Sản phẩm
TT
của
ĐHQGHN
đúng quy
đinh
1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus
1.1
1.2
2
Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản
2.1
2.2
3
Đăng ký sở hữu trí tuệ
3.1
3.1
4
Bài báo quôc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus

4.1
4.2
5
Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa hc)C chuyên
ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội ng lị quốc tế
5.1 PGS.TS. Nguyên Minh Đoan; Tạo
Đã in
lập nguồn pháp luật đáp ứng yêu
cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền và hội nhập quốc tế;
Nghiên cứu lập pháp, số 23 (255),
12/2015,3-10
5.2 GS.TSKH. Đào Trí Uc; An lệ:
lịch sử, hiện tại và triển vọng phát
triển ở Việt Nam; Nghiên cứu lập
Tình trạng
(Đã in/ châp nhận in/ đã nộp
đơn/ đã được chấp nhận đơn
hợp lệ/ đã được cấp giấy xác
nhận SH TT/ xác nhận sử
dụng sản phẩm)

Đánh giá
chung
(Đạt,
không
đạt)

Đạt


11


pháp, sô 10 (290), 5/2015, 16-20

6 Báo cáo khoa học kiên nghị, tư vân chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng
6.1
6.2
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ
sở ứng dụng KH&CN
7.1
7.2

Ghi chú:
Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự
công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chỉ ISI/Scopus>
Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cảo KH, sách chuyên khảo...) chỉ đươc chấp nhân
nếu cỏ ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định.
Bản phô tô toàn văn các ẩn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo.
Riêng sách chuyên khảo cần cỏ bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số
xuất bản.
3.3. Kết quả đào tạo

TT

Họ và tên

Thòi gian và kinh phí
tham gia đề tài

(sổ tháng/sổ tiền)

Công trình công bổ liên quan
(Sản phẩm KHCN, luận án, luận
văn)

Đã bảo vệ

Nghiên cứu sinh
1
Hoc viên cao hoc
1
Ghi chú:
Gửi kèm bản photo trang bìa ỉuận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
Cột công trình công bổ ghi như mục 77/. 1.
PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ
TÀI
TT

Sản phâm

1

Bải báo công bô trên tạp chí khoa học quôc tê theo hệ thông
ISI/Scopus
Sách chuyên khảo được xuât bản hoặc ký hợp đông xuât
bản
Đăng ký sở hữu trí tuệ
Bài báo quôc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus

Sô lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,
tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa

2
3
4
5

Số lượng
đăng ký

Số lượng đã
hoàn thành

2

2
12


6
7
8
9

học đăng trong kỷ yêu hội nghị quôc tê
Báo cáo khoa học kiên nghị, tư vân chính sách theo đặt
hàng của đon vị sừ dụng
Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định
chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN

Đào tao/hô trơ đào tao NCS
Đào tạo thạc sĩ

PHẢN y . TÌNH HÌNH s ử DỤNG KINH PHÍ
TT
A
1
2
3
4
5
6
7
8
B

'1
2

Nội dung chi
Chi p h í trực tiêp
Thuê khoán chuyên môn
Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..
Thiêt bị, dụng cụ
Công tác phí
Dịch vụ thuê ngoài
Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ, nghiệm
thu
In ấn, Văn phòng phẩm
Chi phí khác

Chi p h ỉ gián tỉêp
Quản lý phí
Chi phí điện, nước
TẮ

Tông sô

Kinh phí
được duyệt
(triệu đồng)

Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)

102
79
0
0
0
0
17

102
79
0
0
0
0
17


6
0
18
18
0
120

6
0.
18
18
0
120

Ghi chú

PHẦN V. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực
hiện ở các cẩp)
PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)

H à Nội, ngày
Đơn vị chủ trì đề tài
(Thủ trưởng đơn vị kỷ tên, đóng dấu)

ẤẲ

tháng. !ỈẤ. năm

fi20.il


Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)

"/T CHỦ NHIỆM KHOA
PHÓ CHỦ NHIỆM

13



×