Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 208 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

LU TIN MINH

Tổ CHứC CHíNH QUYềN ĐÔ THị
TạI CáC THàNH PHố TRựC THUộC TRUNG ƯƠNG
ĐáP ứNG YÊU CầU CÔNG NGHIệP HóA, HIệN ĐạI HóA ĐấT NƯớC

LUN N TIN S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

LU TIN MINH

Tổ CHứC CHíNH QUYềN ĐÔ THị
TạI CáC THàNH PHố TRựC THUộC TRUNG ƯƠNG
ĐáP ứNG YÊU CầU CÔNG NGHIệP HóA, HIệN ĐạI HóA ĐấT NƯớC
Chuyờn ngnh: Lý lun v Lch s nh nc v phỏp lut
Mó s: 62 38 01 01

LUN N TIN S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: GS.TS PHM HNG THI

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lƣu Tiến Minh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................9
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài liên quan đến
tổ chức chính quyền đô thị.......................................................................................9
1.2. Những công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về tổ chức
chính quyền đô thị ..................................................................................................20
1.3. Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức
chính quyền đô thị và nhiệm vụ luận án cần tiếp tục giải quyết ...........................33
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết .............................................................36

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................38
Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ TẠI
CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC .............................39
2.1. Quản lý đô thị và tổ chức chính quyền đô thị tại Việt Nam ..........................39
2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức chính quyền đô thị tại các thành
phố trực thuộc Trung ƣơng ....................................................................................55
2.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa tại các thành phố
trực thuộc Trung ƣơng ...........................................................................................61
2.4. Kinh nghiệm quốc tế ở một số mô hình tổ chức chính quyền đô thị có
giá trị nghiên cứu, xây dựng tổ chức chính quyền đô thị ở Việt Nam..................78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................85
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ TẠI
CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG THEO YÊU CẦU
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC .......................................86
3.1. Tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng theo
các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ......86


3.2. Tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố Trung ƣơng theo Hiến
pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 ...................93
3.3. Hạn chế, bất cập trong tổ chức quản lý đô thị tại các thành phố trực
thuộc Trung ƣơng theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc ..........109
3.4. Dự báo những tác động sau khi hoàn thiện mô hình tổ chức chính
quyền tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng theo yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc ...................................................................................119
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................125
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CHÍNH
QUYỀN ĐÔ THỊ TẠI CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG
ƢƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

ĐẤT NƢỚC.....................................................................................................................126
4.1. Quan điểm hoàn thiện tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực
thuộc Trung ƣơng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.........126
4.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực
thuộc Trung ƣơng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.........127
4.3. Đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc
Trung ƣơng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc..............131
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ....................................................................................147
KẾT LUẬN .............................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................152
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1PL
Phụ lục 1: SỰ KHÁC BIỆT VỀ ĐẶC TRƢNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN ...... 1PL
Phụ lục 2: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ........................................... 6PL
Phụ lục 3: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ... 15PL
Phụ lục 4: BIỂU ĐỒ VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA 5 THÀNH PHỐ TRỰC
THUỘC TRUNG ƢƠNG SO VỚI CẢ NƢỚC ............................................... 35PL


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH

: Công nghiệp hóa

CQĐP

: Chính quyền địa phƣơng


CQĐT

: Chính quyền đô thị

FDI

: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH

: Hiện đại hoá

HĐND

: Hội đồng nhân dân

Nxb

: Nhà xuất bản

UBHC

: Ủy ban hành chính

UBND


: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Số đơn vị hành ch nh tại 5 thành phố trực thuộc Trung
ƣơng (t nh đến tháng 12 2016

98

Bảng 4.1. Mô tả ma trận so sánh tổ chức chính quyền

135


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Số hiệu


Trang

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng dân số của 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng và
cả nƣớc

72

Biểu đổ 2.2: Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của 5 thành phố
trực thuộc Trung ƣơng và cả nƣớc

72

Biểu đồ 2.3: Mức đóng góp GDP của 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng
trong tổng GDP

73

Biểu đồ 2.4: Vốn FDI đăng ký lũy kế của 5 thành phố trực thuộc Trung
ƣơng và cả nƣớc (số liệu t nh đến ngày 31/12/2015)

73

Biểu đồ 2.5: Thu và chi ngân sách của 5 thành phố trực thuộc Trung
ƣơng và cả nƣớc

74

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp, dịch vụ của 5 thành phố
trực thuộc Trung ƣơng và cả nƣớc


74

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng số sinh viên Đại học, Cao đẳng của mỗi thành phố
trực thuộc Trung ƣơngvà cả nƣớc

75

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ thu nhập bình quân đầu ngƣời năm của 5 thành phố
trực thuộc Trung ƣơng

75


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 4.1. Mô hình chung khái quát: tổ chức chính quyền thành phố trực
thuộc Trung ƣơng

136

Hình 4.2. Mô hình khái quát tổ chức CQĐT tại thành phố trực thuộc
Trung ƣơng

136


Hình 4.3. Mô hình chung khái quát: tổ chức chính quyền thành phố trực
thuộc Trung ƣơng

137

Hình 4.4. Mô hình khái quát tổ chức HĐND thành phố

137

Hình 4.5. Mô hình mối quan hệ giữa các cơ quan thuộc UBHC thành phố

139

Hình 4.6. Mô hình khái quát tổ chức các cơ quan hành ch nh trực thuộc
thành phố

142

Hình 4.7. Mô hình các cơ quan đảng: khái quát quan hệ lãnh đạo tổ chức

144

Hình 4.8. Mô hình các tổ chức chính trị - xã hội: khái quát quan hệ lãnh
đạo tổ chức

145


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nƣớc ta hiện nay có năm đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng là
Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng
và thành phố Cần Thơ. Năm thành phố này là những đô thị loại đặc biệt, đô thị loại
một, lớn nhất, giữ vị trí, vai trò cốt yếu nhất của từng vùng, miền về kinh tế - xã hội
và an ninh quốc phòng đất nƣớc.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc có quan điểm tập trung đầu tƣ phát
triển để khai thác đúng vị thế khách quan các đô thị trực thuộc Trung ƣơng. Xác
định các đô thị này phải xứng đáng là những "cực" động lực tăng trƣởng kinh tế;
những trung tâm giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ lớn nhất; những đầu mối
giao thƣơng sôi động giữa nƣớc ta với thế giới trong thời đại công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH , mở cửa và hội nhập quốc tế.
Đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng đang phát triển nhanh và
mạnh nhất từ năm 1945 đến nay. Sự thay đổi của những đô thị này, dù lớn hay nhỏ,
nếu theo chiều hƣớng tích cực, thì đều góp phần vào việc thúc đẩy đất nƣớc phát
triển; ngƣợc lại, nếu theo chiều hƣớng tiêu cực, thì không tránh khỏi là lực cản, kìm
hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thành phố, khu vực và cả nƣớc. Các thành
phố trực thuộc Trung ƣơng có sứ mệnh đi đầu dẫn dắt và chủ đạo để cả nƣớc hoàn
thành sự nghiệp CNH, HĐH.
Hệ thống đô thị nƣớc ta hình thành sớm, những đô thị quy mô lớn cũng đƣợc
hình thành sớm, nhƣng chƣa có đủ những quy định pháp luật cụ thể về chính quyền đô
thị (CQĐT thực sự. Qua phân tích quá trình phát triển CQĐT cho thấy, mặc dù nội
dung và đối tƣợng quản lý đô thị đã thay đổi, nhƣng chúng ta vẫn áp đặt mô hình
chung tổ chức chính quyền khu vực đô thị nông thôn, thậm ch là đồng nhất đối tƣợng,
chủ thể quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng chỉ là một khái niệm chính quyền địa phƣơng
(CQĐP . Trên quan điểm biện chứng, cách thức tổ chức quản lý nhà nƣớc ở đô thị nhƣ
vậy mặc nhiên là không phù hợp, thiếu hiệu quả và đã gây ra sự cản trở nghiêm trọng
cho sự cạnh tranh của quá trình phát triển của đô thị.

1



Việt Nam chƣa có khái niệm và mô hình CQĐT cụ thể trong thực tế là một
trong những nguyên nhân cho đô thị chƣa phát triển. Những chủ trƣơng, quan điểm,
chiến lƣợc phát triển đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ƣơng của Đảng và
Nhà nƣớc đã có nhƣng chƣa đƣợc luật hóa đầy đủ bằng quy phạm cụ thể. Vì vậy,
việc xây dựng cơ sở lý luận để thiết lập tổ chức CQĐT tại các thành phố trực thuộc
trung ƣơng này vẫn là nội dung tiếp tục phải hoàn thiện về mặt khoa học pháp lý.
Trong thực tế từ góc độ khoa học pháp lý, đã có nhiều công trình, bài viết
của các học giả đã nghiên cứu hoặc đề cập đến CQĐP và CQĐT. Tuy nhiên, các
công trình đó đa số đƣợc tiếp cận với lý luận và quy định theo tinh thần của Hiến
pháp Việt Nam trƣớc 2013. Khi đó vấn đề CQĐT chƣa đƣợc đặt ra nhƣ một chủ thể
độc lập trong CQĐP nói chung. Hiến pháp năm 2013, chƣơng về CQĐP đã gợi mở
cho việc hoàn thiện CQĐT. Tại Khoản 2, Điều 111: "Cấp chính quyền địa phương
gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm
nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định". Nhƣ
vậy, trách nhiệm của khoa học pháp lý là phải xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng
để nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về CQĐT, trong đó đô thị tại các thành phố trực
thuộc trung ƣơng là một đối tƣợng cụ thể, điển hình.
Những biểu hiện bất cập của đời sống đô thị từ thực tế tại các thành phố trực
thuộc Trung ƣơng đƣợc phản ánh nhiều qua tổng kết đánh giá của Đảng, Chính phủ;
thông tin đại chúng và đặc biệt là trong các cuộc tiếp xúc cử tri, các diễn đàn hội
nghị, hội thảo về thực trạng đô thị trong giai đoạn hai thập kỷ gần đây. Những bất cập
nhƣ: vấn đề quy hoạch đô thị; phân cấp trong quản lý đô thị; giao thông đô thị; chỉnh
trang đô thị; môi trƣờng đô thị; kinh tế - văn hóa đến dân cƣ đô thị đều có bất cập đến
mức trầm trọng yêu cầu cấp thiết phải giải quyết. Tất cả những bất cập đó dẫn đến
bức xúc trong đời sống xã hội; cản trở phát triển của mỗi thành phố nếu không bắt
đầu đƣợc giải quyết, cải thiện từ vấn đề quản lý đô thị mà trung tâm là tổ chức
CQĐT. Quản lý đô thị theo nghĩa rộng hay hẹp thì vấn đề cốt lõi cần đƣợc nghiên cứu
là hoàn thiện thiết chế nhà nƣớc về tổ chức CQĐT. Mô hình tổ chức CQĐT đƣợc

nghiên cứu hoàn thiện cả mặt lý luận và thực tiễn sẽ là cơ sở quan trọng cho việc hoàn
thiện CQĐT tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng sớm cải thiện, phát triển vững

2


chắc và hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc trƣớc một bƣớc so với các địa
phƣơng khác trong cả nƣớc.
Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 ra đời nhằm luật hóa quy định Chƣơng
CQĐP của Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, mô hình ch nh quyền luật quy định áp
dụng cho các thành phố trực thuộc Trung ƣơng chƣa rõ nét, chƣa thiết thực. Có
những quy định giống nhau về cấp chính quyền trong mỗi đơn vị hành chính cho cả
nông thôn và đô thị; cơ cấu các cơ quan trong mỗi cấp và trong CQĐP đô thị. Nhu
cầu quản lý đô thị hiện nay hƣớng đến xây dựng chính quyền điện tử, thành phố
thông minh, nền hành chính phục vụ nhƣng thực tế tổ chức bộ máy chƣa phù hợp,
còn hạn chế, bất cập (nhƣ: hệ thống cơ quan quản lý cồng kềnh, nhiều tầng nấc, cắt
khúc); hoạt động còn trì trệ, kém hiệu lực, hiệu quả thì mục tiêu xây dựng thành phố
hiện đại, phát triển bền vững khó đạt đƣợc.
Từ nhận định và cách tiếp cận nhƣ nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu xây
dựng tổ chức CQĐT, đặc biệt là các đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng trở
thành nhu cầu cấp thiết xét trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Xây dựng hệ
thống luận cứ thuyết phục để hoàn thiện mô hình tổ chức CQĐT tại các thành phố trực
thuộc Trung ƣơng không chỉ có ý nghĩa cho sự phát triển đô thị, mà còn là nhân tố để
mỗi thành phố sớm hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc
và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Những lý do đó xác định cho
hƣớng nghiên cứu chính mà tác giả lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu của luận án "Tổ
chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu

Làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức CQĐT tại các thành phố trực
thuộc trung ƣơng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc; đánh giá thực trạng tổ
chức chính quyền độ thị tại các thành phố trực thuộc trung ƣơng, trên cơ sở đó
đƣa ra những luận cứ, quan điểm, kiến giải phƣơng hƣớng xây dựng mô hình tổ
chức CQĐT trực tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH đất nƣớc.

3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ở mức độ khái quát chung nhất thì nhiệm vụ của Luận án phải thực hiện đầy
đủ nhiệm vụ của chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật. Có nghĩa là,
những vấn đề cơ bản về đối tƣợng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu về tổ chức chính
quyền đô thị (mặt nhà nƣớc) và hệ thống pháp luật quy định về tổ chức chính quyền
đô thị (mặt pháp luật) phải đƣợc làm rõ những cơ sở hình thành, quá trình phát triển
chính quyền đô thị thông qua hệ thống các quy luật, nguyên tắc; xu hƣớng vận động
và mối liên hệ mật thiết của hai mặt vấn đề trong quá trình vận động.
Các nhiệm vụ cụ thể:
- Khảo cứu, khát quát kết quả nghiên cứu để kế thừa tri thức khoa học pháp
lý từ các công trình, tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài luận án;
- Luận giải và hệ thống hóa những nội dung lý luận về tổ chức CQĐT. Nội
dung lý thuyết về các khái niệm công cụ, phân tích mối liên hệ giữa tổ chức CQĐT
với CNH, CNH đất nƣớc và yêu cầu của CNH, HĐH đối với tổ chức CQĐT; nghiên
cứu mô hình tổ chức CQĐT của một số quốc gia trên thế giới từ đó rút ra những giá
trị tham khảo cho Việt Nam;
- Khái quát và có nhận định khách quan thực trạng tổ chức CQĐT tại các
thành phố trực thuộc Trung ƣơng nƣớc ta hiện nay qua khảo sát thực tiễn. Từ đó
phân tích nguyên nhân của những thành công, hạn chế, bất cập của mô hình hiện có;
những thách thức khi đổi mới tổ chức CQĐT;

- Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện tổ chức CQĐT ở thành phố
trực thuộc Trung ƣơng hiện nay đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hệ thống các quan điểm, tƣ tƣởng, khái niệm, bản chất
vàquy luật trên nền tảng tri thức pháp lý (trong đó có hệ thống quy phạm pháp luật
thực định làm cơ sở thiết lập nên tổ chức CQĐT tại các thành phố trực thuộc Trung
ƣơng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc. Trong quá trình nghiên cứu sẽ làm rõ
tiềm năng, lợi thế ngoài vị trí là các thành phố trực thuộc Trung ƣơng còn xem xét
đặc thù mỗi thành phố.

4


Nội dung của những vấn đề đƣợc nghiên cứu nhƣ: Các khái niệm, phạm trù
và nguồn gốc hình thành nên tổ chức CQĐT; bản chất, cơ cấu, vị trí, chức năng của
mỗi thành tố trong cơ cấu tổ chức CQĐT. Tổ chức CQĐT đƣợc nghiên cứu trên cơ
sở khoa học pháp lý và có điều kiện xã hội cụ thể của yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu năm thành phố trực thuộc
Trung ƣơng hiện nay với tƣ cách là CQĐP cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ƣơng. Để có cơ sở kế thừa các giá trị khoa học truyền thống về tổ chức CQĐT,
nguồn gốc lịch sử và cơ sở hình thành phát triển của các thành phố cũng đƣợc khái
lƣợc và phân tích.
- Về thời gian: Đề tài ƣu tiên vào những vấn đề phát sinh trong giai đoạn có
Hiến pháp Việt Nam ở thời ký bối cảnh của sự nghiệp CNH, HĐH, cách mạng công
nghiệp 4.0, nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế đang diễn ra. Để tăng phần
minh hoạ thực tiễn, nội dung khái quát về lịch sử đô thị Việt Nam cũng đƣợc đề cập
xa hơn cả các bản Hiến pháp Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Bằng cách tiếp cận truyền thống, tác giả nghiên cứu đề tài trên cơ sở phƣơng
pháp luận cơ bản của triết học Mác - Lênin về lịch sử duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử; quan điểm, lý luận của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN). Giải quyết những nội dung cụ thể, tác giả chọn
những phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp.
Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc chọn lựa áp dụng cho từng phần
nội dung:
Phƣơng pháp phân t ch và tổng hợp, phƣơng pháp thống kê đƣợc lựa chọn để
làm nổi bật các luận cứ, luận điểm đƣợc đặt ra trong luận án. Về mặt lý thuyết, qua
phân tích sẽ làm nổi bật các vấn đề mang tính quy luật; mối liên hệ tƣơng tác trong
xã hội, giá trị truyền thống văn hóa và bối cảnh cụ thể từng thành phố và Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng trong nghiên cứu quá trình hình thành,
vận động và phát triển của các đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng qua

5


các giai đoạn lịch sử; đặt các nghiên cứu gắn với bối cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể.
Phƣơng pháp logic đƣợc thể hiện quán xuyến quá trình nghiên cứu, chi phối đến lựa
chọn nội dung, kết cấu tổng quan cũng nhƣ xử lý từng vấn đề cụ thể của đối tƣợng
nghiên cứu để rút ra bản chất, hiện tƣợng và các quy luật hình thành và phát triển
của đô thị và quản lý đô thị ở Việt Nam.
Phƣơng pháp Xã hội học đô thị và điều tra Xã hội học đã đƣợc vận dụng
nghiên cứu ở các đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Hai hình thức chủ
yếu mang tính kỹ thuật đƣợc sử dụng phổ biến ở đây là phƣơng pháp phỏng vấn sâu
và phƣơng pháp điều tra mẫu. Điều tra mẫu đƣợc tiến hành gắn liền với thiết kế
bảng hỏi Phiếu trƣng cầu ý kiến. Nội dung bao gồm hệ thống các câu hỏi mang tính
giả thuyết theo phƣơng án phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Quy mô, địa bàn khảo
sát lựa chọn có đến tính hợp lý, yêu cầu lựa chọn phạm vi, đối tƣợng để đảm bảo

tính tập trung, tính khách quan của kết quả điều tra. Trong xử lý kết quả điều tra, đề
tài tận dụng tối đa sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng, đặc biệt là chƣơng trình
thống kê kinh tế - xã hội SPSS.
Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng nhằm thu thập các thông tin, ý kiến
đánh giá của những ngƣời có kinh nghiệm về đô thị và quản lý đô thị, bao gồm cả
các nhà khoa học và các nhà quản lý. Ngoài giá trị thu thập thông tin, phƣơng pháp
này còn cho phép xác minh, kiểm chứng mức độ tin cậy của các thông tin có đƣợc
thông qua kênh thu thập, phân tích hồ sơ, các phiếu điều tra và phỏng vấn.
Trong quá trình nghiên cứu, căn cứ vào đối tƣợng nghiên cứu cụ thể, tác giả
chọn một hoặc nhiều phƣơng pháp cho phù hợp; đối tƣợng nghiên cứu luôn đƣợc
đặt trong mối quan hệ tổng thể để có nhận định khách quan, toàn diện toàn bộ quá
trình hình thành, quy luật vận động, các chiều tác động ở đô thị tại các thành phố
trực thuộc Trung ƣơng. Vì vậy, phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành cũng đƣợc sử
dụng nhƣ một phƣơng pháp chủ công của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu đề tài "Tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực
thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" nhằm
đến những cống hiến về mặt lý luận và thực tiễn khoa học pháp lý nhƣ sau:

6


Thứ nhất, trên cơ sở nền tảng lý luận của các vấn đề liên quan đến chủ đề tổ
chức CQĐT đƣợc phân tích, liên hệ và hệ thống nhƣ: tổ chức, các nguyên lý về tổ
chức, CQĐP, CQĐT, quản lý đô thị, tổ chức CQĐT, yêu cầu của CNH, HĐH với
việc hoàn thiện Tổ chức CQĐT (cả mặt nhà nƣớc và pháp luật). Khái niệm về tổ
chức CQĐT tại các thành phố trực thuộc trung ƣơng. Kết quả nghiên cứu tổng quan
các công trình khoa học có liên quan đến đề tài đƣợc hệ thống làm nguồn dữ liệu
khoa học quan trọng cho quá trình tiếp tục nghiên cứu khác.
Thứ hai, luận án đƣa ra những khuyến nghị khoa học nhằm hoàn thiện chính

quyền đô thị và pháp luật về tổ chức CQĐT tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc. Những quan điểm, giải pháp xây dựng mô
hình tổ chức CQĐT đƣợc phân tích làm cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng mô hình
tổ chức CQĐT cụ thể của các thành phố trực thuộc Trung ƣơng hiện nay. Mô hình tổ
chức chính quyền đƣợc đề xuất hƣớng đến các tiêu chí cụ thể của một thành phố hiện
đại ngày nay là: thành phố thông minh hơn; chính quyền điện tử; nền hành chính
phục vụ; đô thị văn minh, xanh, sạch và phát triển bền vững.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần làm phong phú thêm những nhận thức khoa học về CQĐT
nói chung và tổ chức CQĐT tại thành phố trực thuộc Trung ƣơng trƣớc yêu cầu
CNH, HĐH đất nƣớc nói riêng. Luận án cũng hy vọng là nguồn tham khảo hữu ích
cho các nhà khoa học, quản lý để tiếp tục hoàn thiện khái niệm, quan niệm về đô thị
và quản lý nhà nƣớc về đô thị trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, từ yêu cầu thực tiễn,
mô hình tổ chức CQĐT do tác giả đề xuất nhƣ bƣớc gợi mở ban đầu cho quá trình
hoàn thiện cơ sở lý luận về CQĐT tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là tài liệu nghiên cứu có giá trị tham khảo, phục vụ cho những ngƣời
học tập và giảng dạy về tổ chức bộ máy nhà nƣớc, cụ thể cho trƣờng hợp CQĐP,
CQĐT. Mô hình tổ chức CQĐT đƣợc đề xuất là một nguồn tham khảo cho việc
nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật và triển khai trong thực tế mô
hình tổ chức CQĐT tại thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong giai đoạn hiện nay.

7


7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội
dung của luận án gồm 4 chƣơng:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Lý luận về tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc
Trung ƣơng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Chương 3: Thực trạng tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực
thuộc Trung ƣơng theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Chương 4: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện tổ chức chính quyền đô thị tại
các thành phố trực thuộc Trung ƣơng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc.

8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài liên quan
đến tổ chức chính quyền đô thị
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến chính quyền đô thị, xã
hội đô thị hóa và phát triển kinh tế - hội đô thị
Tác giả Liên Ngọc Minh trong cuốn Lý luận và thực tiễn quản lý đô thị, Nxb
Kinh tế thời đại, Bắc Kinh, 2009, cho rằng, quản lý đô thị nói chung và quản lý xã
hội đô thị nói riêng vừa là một vấn đề có lịch sử lâu đời vừa là vấn đề luôn có tính
mới trong mọi thời đại. Cuộc cách mạng công nghiệp đã khởi đầu cho tiến trình đô
thị hóa mạnh mẽ diễn ra, đồng thời nó cũng đem lại cho xã hội đô thị hàng loạt các
vấn đề phát sinh nhƣ: dân số, giao thông, ô nhiễm môi trƣờng, bạo loạn xã hội, phát
triển kinh tế, dịch vụ xã hội, phúc lợi xã hội… Những vấn đề phát sinh thuộc quy
luật khách quan đặt ra cho mọi đô thị đều phải nghiên cứu để tìm ra phƣơng pháp
quản lý cho phù hợp. Những câu hỏi trong cuốn sách cũng gợi mở: thành thị nhƣ
thế nào mới là "thành thị lý tƣởng?" Làm sao để xây dựng và quản lý các vấn đề xã
hội mới phát sinh? Theo tác giả lý giải, muốn xã hội đô thị phát triển thì Nhà nƣớc

đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và định hƣớng. Tuy nhiên, cơ sở định
hƣớng, tiến tới các thiết chế quản lý đô thị thì phải bám sát và xuất phát từ tình hình
thực tiễn kinh tế - xã hội, đặc thù của mỗi đô thị và đặc biệt là trƣờng hợp cụ thể của
các đô thị lớn.
Tài liệu của tác giả Liên Ngọc Minh đã đƣa ra những phân tích và nhận định
có liên hệ với đô thị hóa ở Việt Nam. Bên cạnh hệ thống đô thị ở Việt Nam đã có
nhiều chuyển biến tích cực; đô thị hóa tăng nhanh ở các khu vực xung quanh các
thành phố lớn, lan tỏa và phân bố đồng đều hơn trên cả nƣớc; là những bất cập cần
xem xét xử lý nếu muốn trách sự lãng phí và bất ổn xã hội. Những bất cập đƣợc đƣa
ra, nhƣ: việc sử dụng đất đai chƣa hiệu quả, hạ tầng đô thị chƣa đáp ứng nhu cầu
của ngƣời dân, tính cạnh tranh của các đô thị không cao… Những bất cập trên đang

9


gây ra tác động tiêu cực đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân và sản lƣợng kinh
tế của khu vực đô thị. Đó là những thách thức mà CQĐT phải đủ năng lực để lãnh
đạo và đối phó tình huống mới, hạn chế bất lợi cho quá trình đô thị hóa.
Trong cuốn Lý luận và thực tiễn quản lý đô thị, Nxb Văn hiến khoa học xã
hội, 2013, của tác giả Tống Nghênh Xƣơng lại thiên về việc tổng kết, kế thừa những
kinh nghiệm và tƣ tƣởng quản lý đô thị trong quá trình đô thị hóa. Ý tƣởng của tác
giả cho rằng, việc hoàn thiện một mô hình tổ chức CQĐT trong quá trình đô thị hóa
thì phải kế thừa một cách linh hoạt kinh nghiệm của các đô thị phát triển các nƣớc
công nghiệp phát triển, kết hợp với tình hình thực tiễn Trung Quốc. Những vấn đề
quản lý quy hoạch đô thị, quản lý kinh tế, quản lý dân số, quản lý môi trƣờng, quản
lý dịch vụ xã hội, quản lý khu đô thị, quản lý phúc lợi xã hội… luôn đƣợc các nƣớc
công nghiệp phát triển thực hành tốt thì cần nghiên cứu áp dụng ngay trong thực
tiễn mới đảm bảo có xã hội đô thị phát triển bền vững.
Tác phẩm Quá trình hình thành những thành phố trung tâm kinh tế thế giới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, của tác giả Thái Lai Hưng lƣợc sử khá chi

tiết quá trình hình thành phát triển các đô thị lớn trên thế giới - những trung tâm
kinh tế thế giới. Từ đó, tác giả rút ra nhận định về quy luật hình thành các đô thị
lớn. Tác giả cho rằng, kinh tế vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho đô thị phát triển;
không một quốc gia phát triển nào mà lại không có một hoặc nhiều đô thị là trung
tâm kinh tế thế giới.
Việc quy hoạch các thành phố lớn của Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ, mục
tiêu trở thành trung tâm kinh tế của vùng, quốc gia và khu vực hoặc quốc tế trong
tƣơng lai. Nội dung đáng có giá trị tham khảo cao liên quan đến quy hoạch và xây
dựng CQĐT, đó là, để trở thành thành phố trung tâm cần có ba đặc trƣng: là trung
tâm tiền tệ; trung tâm thông tin quốc tế và trung tâm văn hóa quốc tế. Tác giả đã
đƣa ra các tiêu ch để phân tích, làm rõ các chức năng đó. Cụ thể về chức năng
trung tâm kinh tế, có thể đƣợc xác định bằng bốn tiêu chí: trung tâm tiền tệ quốc tế;
trung tâm của ngành chế tạo; hải cảng quốc tế quan trọng; cảng hàng không quốc tế
quan trọng. Theo tác giả, cách mạng khoa học - kỹ thuật là động lực chủ yếu. Cách
mạng khoa học - kỹ thuật là cách mạng công nghiệp đã tạo nên những ngành sản

10


xuất mới, chủ lực; các ngành sản xuất chủ lực mới này đã thúc đẩy toàn bộ nền kinh
tế phát triển liên tục với tốc độ cao. Nội dung này phù hợp với quan điểm phát triển
các đô thị Việt Nam phải gắn liền với sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
Năm 2016, tập tài liệu báo cáo quốc gia với "Hội nghị của Liên hợp quốc về
nhà ở và phát triển đô thị bền vững" của tổ chức UN-Habitas (Chƣơng trình định cƣ
Con ngƣời của Liên hợp quốc tại Việt Nam) xuất bản tháng 8/2016 có giá trị thông
tin khoa học thực tiễn, cung cấp thông tin góp phần cho việc hoạch định, xây dựng
chiến lƣợc phát triển khu vực xã hội đô thị Việt Nam hƣớng đến bền vững. Nội
dung tài liệu tổng hợp, khái quát dữ liệu từ thực tế các chủ đề nhƣ: vấn đề nhân
khẩu học đô thị, kinh tế đô thị, giảm nghèo và các chính sách xã hội, nhà ở, tiếp cận
và dịch vụ đô thị, môi trƣờng và đô thị hóa, quy hoạch và quản lý đô thị, cuối cùng

là quản trị và pháp luật về đô thị. Các nội dung đƣợc khái quát cho mục đ ch "đánh
giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, phân tích các vấn đề tồn
tại và các thách thức mới để đưa ra định hướng cho quá trình đô thị hóa trong
tương lai" (Lời nói đầu của tài liệu . Đặc biệt, tài liệu có nội dung phân tích và nhấn
mạnh ba vấn đề then chốt đề xuất trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đô thị,
cụ thể: Nhà và đất cho người nghèo; Dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng thân thiện với
môi trường; và Quản lý đô thị và quy hoạch đô thị. Trong quản lý và quy hoạch đô
thị, có điểm nhấn nhận định quan trọng: với sự tham gia của cộng đồng sẽ thúc đẩy
quá trình đô thị hóa bền vững [25].
1.1.2. Nhóm các tác giả, công trình nghiên cứu về quản trị công khu vực
đô thị và phân cấp trong chính quyền đô thị
Một cuốn sách rất đáng tham khảo, nghiên cứu vì những lập luận sắc bén;
nhiều ví dụ minh họa; những phân tích, liên hệ vừa toàn diện vừa sát thực với điều
kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành
năm 2003 với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Tác giả của cuốn sách là
S.Chiavo-Campo và P.S.A.Sundaram do nhóm dịch giả Việt Nam chuyển ngữ từ
tiếng Anh, sách tham khảo có tựa đề: Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công
trong một thế thế giới cạnh tranh.
Tập sách dày đến gần 900 trang, tại Lời nói đầu và cảm ơn của cuốn sách có

11


đoạn giới thiệu cô đọng về giá trị tƣ tƣởng (tƣ tƣởng này có liên hệ với quá trình
công nghiệp hoá của Việt Nam hiện nay) của cuốn sách:
Việc thực hiện Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính là một
quá trình phức tạp và đòi hỏi cao nhƣng lại cực kỳ quan trọng, Nhiều
nƣớc, dù nhỏ hay lớn, công nghiệp hóa hoặc đang phát triển, đều trải qua
quá trình này để đƣa nền hành chính của mình đáp ứng đƣợc những kỳ
vọng của ngƣời dân và doanh nghiệp. Về vấn đề này, kinh nghiệm các

nƣớc trong và ngoài khu vực đều rất hữu ích [6, tr. vii].
Cuốn sách vừa có giá trị tổng kết quá trình khảo nghiệm các mô hình quản
lý, vừa có những khuyến nghị cho những chi tiết rất hữu ích, cho việc xây dựng các
thiết chế quản lý tại khu vực: nông thôn, đô thị; các cơ chế quản lý cần phải thiết lập
cho mỗi đô thị lại rất gần gũi với trình độ khoa học quản lý và bối cảnh xã hội Việt
Nam. Điểm rút ra từ cuốn sách này gồm các vấn đề:
(i) Những nội dung tài liệu, công trình khoa học bàn về cơ cấu tổ chức của
chính quyền cấp dưới và CQĐP: Lời tựa của bài có viết một câu nói nổi tiếng của
Ali Pasha 1871: "Trách nhiệm trong tổ chức chính quyền phải được quy định rõ
ràng và các lĩnh vực hoạt động phải được phân biệt rạch ròi". Từ cuối thế kỷ 19 đã
có những nhận định bất hủ về quan điểm xây dựng CQĐP nhƣ vậy, bài học đối với
S.Chiavo-Campo và P.S.A.Sundaram tạo nên những giá trị hữu ích cho sự nghiệp
phát triển của Việt Nam ngày nay.
Nhóm tác giả đƣa ra khái niệm: "Chính quyền địa phương thường được hiểu
là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho công dân tại cấp
trung gian thấp và thấp nhất" [6, tr. 148]. Đây là một quan điểm khá thiết thực cho
chúng ta liên hệ nghiên cứu một tổ chức CQĐT có chức năng ch nh là cung cấp các
dịch vụ công và xây dựng nền hành chính phục vụ tại khu vực đô thị.
Trong bài viết cũng có nhận định khái quát quan trọng để khi chúng ta tiếp
thu kinh nghiệm quốc tế về vấn đề tự quản địa phƣơng:
Tại một số nƣớc (ví dụ, ở Italia với mô hình thành phố - bang và
tại nhiều nƣớc Châu Âu khác , các đơn vị chính quyền địa phƣơng đã có
quyền tự trị từ rất lâu trƣớc khi các quốc gia đó đƣợc thành lập với cơ

12


cấu tổ chức chính quyền nhƣ hiện nay và do đó, không cần có sự phân
cấp thẩm quyền từ cấp chính quyền cao hơn cho các đơn vị này. Ngƣợc
lại, các nƣớc đang phát triển lại bắt đầu từ việc xây dựng chính quyền

trung ƣơng vững mạnh sau khi giành đƣợc độc lập, và nhìn chung, thói
quen quản lý, điều hành các địa phƣơng thƣờng không có truyền thống
ăn sâu, bám rễ lâu dài [6, tr. 149].
Nhƣ vậy, sự chậm trễ trong việc hoàn thiện CQĐP, CQĐT tại Việt Nam cũng
không nằm ngoài thực tế nhận định chung nhƣ vậy. Quan trọng hơn, việc tự chủ, tự
quản của mỗi CQĐP nói chung và CQĐT nói riêng của chúng ta cũng chƣa có truyền
thống thuộc nhóm các nƣớc "mạnh" về chính quyền trung ƣơng thành lập trƣớc.
Khi bàn "chính quyền địa phương phải làm gì, người nào làm việc đó và
bằng nguồn lực nào…", tác giả trong cuốn sách nêu ra các dịch vụ công của đô thị ở
hầu hết các nƣớc bao gồm:
Thu gom rác và xử lý chất thải; cấp và thoát nƣớc; dịch vụ môi
trƣờng, bảo dƣỡng hệ thống đèn đƣờng, công viên và khu vui chơi giải
trí; dịch vụ y tế và giáo dục cơ bản; một số phúc lợi xã hội; giao thông
nội thị; quy hoạch đô thị và bộ máy cƣỡng chế; công trình công cộng và
nhà ở; cứu hỏa, tìm kiếm cứu nạn và ác dịch vụ khẩn cấp khác; quy định
về giao thông [6, tr. 156].
Từ các dịch vụ công phổ biến nhƣ vậy, các tác giả cũng đƣa ra nhận định
rằng, ở các nƣớc thuộc nhóm Châu Âu lục địa và cả ở Nhật Bản có quy định pháp
luật trao "thẩm quyền chung" cho các chính quyền thành phố theo nguyên tắc: "các
thành phố tự quản có thể làm bất kỳ việc gì có lợi cho công dân địa phương mình và
không thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương" [6, tr. 157]. Theo quan điểm
này, nguyên tắc lựa chọn lợi ích cho dân chúng làm mục tiêu phục vụ của chính
quyền nhà nƣớc để từ đó phân công, phân cấp làm quan trọng. Trong khi, một số
quốc gia lại xuất phát từ quan điểm tập quyền trung ƣơng, tức là quyền lực đƣợc
xuất phát tập trung từ trung ƣơng và từ đó phân công, phân cấp.
(ii) Những nội dung trong tài liệu, công trình khoa học bàn về thành phố và
đô thị: Một điều đáng lƣu ý trong quan điểm tiếp cận về quản lý đô thị của các tác

13



giả là có sự phân biệt giữa "đô thị" (Urban) và "thành phố tự quản" (Municipal) là
khác nhau. Sự phân biệt này đƣợc tiếp cận bởi quan niệm về trách nhiệm với xã hội
đô thị. Theo cách phân t ch này, đô thị và thành phố là khác nhau cơ bản, theo đó là
CQĐT và chính quyền thành phố cũng khác nhau. Việc cung cấp dịch vụ của thành
phố tự quản là do một thực thể hành chính thực hiện. Trong khi các dịch vụ đô thị
có thể và thƣờng đƣợc nhiều tổ chức không nhất thiết phải là cơ quan hành ch nh
thực hiện. Và điều kết của tác giả có sự trùng lặp với quan niệm thực tế ở Việt Nam
cùng nhiều quốc gia hiện nay: "Tuy nhiên, tại nhiều nước khác nhau, chính quyền
địa phương luôn được xem là đồng nghĩa với chính quyền thành phố" [6, tr. 157].
Việc quy định về thành phố tự quản cũng rất khác nhau, gồm có hình thức
theo luật và hình thức ủy quyền. Tại các nƣớc ở Châu Phi, Châu Á, Đông Âu và Mỹ
La tinh đƣợc quy định bởi Hiến pháp. Nhƣng Hoa Kỳ và Vƣơng quốc Anh và bắc
Ailen lại không quy định ở Hiến pháp. Pháp luật ở mỗi nƣớc cũng có những quy định
khác nhau về cơ cấu của thành phố tự quản. Lý do làm căn cứ cho những quy định này
là từ lịch sử, địa lý, văn hóa, đặc điểm dân cƣ và có thể do quy mô thành phố cỡ
lớn, vừa hoặc nhỏ.
Công trình nghiên cứu về CQĐT còn nhiều thông tin bàn xoay quanh về cơ
chế tự quản; các đơn vị cấp dƣới của chính quyền, mối liên hệ giữa chính quyền
thành phố với các đô thị và đơn vị tự quản theo thẩm quyền.
(iii) Những nội dung trong tài liệu, công trình khoa học bàn về đô thị quy mô
lớn: Trong bài viết, các tác giả cũng bình luận một số kinh nghiệm từ các nƣớc có
thành phố quy mô lớn (ví dụ nhƣ Bangkok đóng góp đến 36%, Manila 24%, Tokyo
36% vào tổng sản phẩm quốc gia kèm theo là dân số, diện t ch… lớn). Các thành
phố lớn ngày càng tham gia vào mạng lƣới toàn cầu về trao đổi kiến thức, văn hóa,
kinh tế và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, một số hạn
chế cũng đƣợc lƣu ý cho việc quy hoạch các thành phố đƣợc xếp vào quy mô lớn
nhƣ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Những bất cập mang tính
phổ biến, thƣờng xuyên và dẫn đến nghiêm trọng cho xã hội, chính quyền và dân
chúng nhƣ: sự gia tăng bần cùng hóa một bộ phận cƣ dân đô thị, bệnh dịch, sự giảm

sút các dịch vụ cơ bản, tình trạng nhà ổ chuột, thiếu hụt phƣơng tiện giao thông, ô

14


nhiễm môi trƣờng, tội phạm và bạo lực... Vì tính chất, vị trí, vai trò của thành phố
lớn trong sự nghiệp kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia; không một đất nƣớc nào
không thể không quan tâm đến việc cải thiện chính sách quản lý và nâng cao năng
lực quản trị đô thị để giảm thiểu những hạn chế, bất cập song hành với tăng trƣởng,
phát triển đô thị.
1.1.3. Nhóm các tác giả, công trình nghiên cứu về quản trị vùng đô thị từ
góc độ thực tiễn
Quá trình sƣu tầm tài liệu của thời kỳ hiện đại, tác giả quan tâm tập tài liệu
nghiên cứu của nhóm tác giả viết cho Hội thảo EASUR, World Bank, Bắc Kinh vào
tháng 01/2006. Tập bài viết có tựa đề: Mô hình quản lý vùng đô thị ở Trung Quốc
(ƣu tiên hành động trong bối cảnh Trung Quốc đang phát triển năng động và các
kinh nghiệm quốc tế). Tác giả gồm: Douglas Webster là Giáo sƣ của Phân viện
Nghiên cứu Toàn cầu thuộc Trƣờng Đại học Bang Arizona, Hoa Kỳ; Jianminh Cai
là Giáo sƣ của Viện Địa chất và Tài nguyên Thiên nhiên thuộc Viện Khoa học Hàn
lâm Trung Quốc và bà Chuthatip Maneepong là Trợ lý Giáo sƣ của Phân viện Quản
lý công nghệ thuộc Trƣờng Đại học Shinawatra, Thái Lan. Tập tài liệu đƣợc tác giả
khai thác của cộng sự tại cơ quan hỗ trợ cải cách hành chính UNDP Việt Nam và
dùng làm chuyên đề chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Tập tài liệu là kết quả nghiên cứu công phu của các tác giả về các nội dung:
(i) khảo cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý vùng đô thị, tại các nƣớc trong khu vực
Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á; (ii Những khảo sát nghiên cứu quản lý vùng đô thị
của Trung Quốc: thực trạng, vấn đề và ý nghĩa ch nh sách. Quan trọng nhất là theo
tác giả, những khảo cứu để lại bài học cho nghiên cứu quy hoạch, quản lý vùng đô
thị Việt Nam ngày nay nhƣ sau:
(i) Những khái niệm quan tâm. Nhóm tác giả có quan điểm, phân t ch độc

đáo xoay quanh vấn đề quản lý đô thị và CQĐT. Điều nổi bật là: Quản lý không
phải chính quyền. Các tác giả chỉ quan tâm đến: các tổ chức cơ quan (dù là thuộc
Chính phủ hay phi Chính phủ) có ảnh hƣởng tới toàn bộ khu vực vùng đô thị, đặc
biệt trong phối hợp chiều ngang (liên ngành). Nói cách khác, "chúng ta không quan
tâm đến vô vàn các sáng kiến của Chính phủ được thực hiện trong phạm vi một

15


vùng đô thị, mà chúng ta chú trọng tới những thể chế nhằm cải thiện toàn diện hoạt
động của vùng đô thị" [26].
Theo quan niệm này, quản lý vùng đô thị bao gồm ba bộ phận chủ lực: (i)
Những thể chế chính quyền chính thống; (ii Tƣ nhân, thƣờng là các công ty, các cơ
quan; (iii) Không gian giữa các yếu tố này, đó là xã hội. Nhƣ vậy, theo nhóm tác
giả, quản lý đô thị về mặt chủ thể và đối tƣợng thì có chủ thể rộng hơn nhiều so với
quan niệm thông thƣờng (do Nhà nƣớc - Chính phủ thực hiện . Đây là một quan
niệm phù hợp với quản lý đô thị ở thời kỳ xã hội phát triển và phổ biến hầu hết các
nƣớc trên thế giới. Quản lý vùng đô thị nếu chỉ riêng Chính phủ thực hiện đƣợc gọi
là quản lý vùng đô thị một bên tham gia.
Điểm tƣơng đồng cho Việt Nam là ở Trung Quốc có các vùng đô thị lớn, trong
phạm vi thuộc tỉnh, tức là việc xây dựng vùng đô thị thƣờng nằm trong quy mô nhỏ
hơn phạm vi quản lý của CQĐP đó. Hệ thống vùng đô thị bao gồm các quận nội
thành (thường là các thành phố), các thành phố thuộc tỉnh và một số huyện nông
thôn. Chúng ta xác định các vùng đô thị bao gồm nhiều đơn vị hành chính địa
phương, trong đó mỗi đơn vị này có quy mô dân số khoảng hơn 1,5 triệu người [26].
Vùng đô thị mở rộng hay vùng đại đô thị, theo các tác giả là "những hệ thống
vùng đô thị mở rộng bao gồm nhiều vùng đô thị có liên kết về mặt kinh tế, dòng lưu
chuyển người, liên kết giữa các ngành công nghiệp, mô hình giải trí…" [26].
Để có những lý giải cho chính kiến tại công trình nghiên cứu của mình, các
tác giả đã đƣa ra hàng loạt khái niệm và cố gắng mô tả nội hàm sao cho tìm đƣợc

những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa quản lý đô thị của các nƣớc có bề dày
lịch sử đô thị và đô thị phát triển để áp dụng cho trƣờng hợp cụ thể là Trung Quốc.
(ii) Những kinh nghiệm cho Trung Quốc có thể làm bài học tham khảo cho
Việt Nam khi chủ trương quy hoạch phát triển thành vùng đô thị tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Việc thực hiện chủ trƣơng phát triển vùng đô thị thì cần
thiết nhất cho việc mở rộng là sự chuẩn bị đối phó với những phản kháng do lợi ích
mất đi từ thay đổi. Bài học của Toronto, Seoul và Bangkok có chính quyền vùng
khá mạnh và hiệu quả nhƣng tất cả các thành phố này đều có hơn 45% dân số sống
bên ngoài ranh giới thành phố trung tâm. Nhƣ vậy, việc đầu tiên cho phát triển vùng

16


×