Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHƯƠNG THỨC NGHĨA VỤ THANH TOÁN NGÂN HÀNG SỰ THAY THẾ HOÀN HẢO CHO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.84 KB, 18 trang )

PHƯƠNG THỨC NGHĨA VỤ THANH TOÁN NGÂN HÀNG - SỰ THAY THẾ HOÀN
HẢO CHO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THỜI ĐẠI CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
“Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng” (Bank Payment Obligations – BPO) là một phương
thức thanh toán hoàn toàn mới mẻ đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Phương
thức này được xem là cầu nối của phương thức Tín dụng chứng từ hay thanh toán bằng Thư
tín dụng (Letter of Credit - L/C) và Ghi sổ (Open Account), do đã kết hợp được những ưu thế
và hạn chế các rủi ro của hai phương thức này. Do ảnh hưởng của xu thế phát triển hoạt
động tài trợ thương mại thế giới theo hướng tập trung vào hoạt động tài trợ các chuỗi cung
ứng (Supply Chain Finance), và vào những hoạt động trên nền tảng phát triển trình độ công
nghệ thông tin cao đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm kiếm một giải pháp an toàn
và hiệu quả cho chiến lược phát triển hoạt động dịch vụ của mình, đặc biệt là dịch vụ thanh
toán và tài trợ thương mại quốc tế. BPO có thể được xem là sự lựa chọn mới hoàn hảo cho
các ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển của mình phù hợp với những biến
động của hoạt động thương mại thế giới cũng như đáp ứng được những đòi hỏi của xu thế
phát triển về công nghệ thông tin hiện nay.
Mở đầu
Thế giới đang bước vào thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó việc tự động
hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất và lưu thông được thực hiện trên các hệ
thống không thực - ảo, các hệ thống điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật
(IoT). Cuộc cách mạng này diễn ra toàn diện trên hầu khắp các lĩnh vực tiền tệ và tài chính
ngân hàng cũng như lĩnh vực thương mại quốc tế. Phương thức thanh toán BPO, phối hợp
cùng với việc sử dụng và lưu trữ chứng từ thương mại điện tử là một minh chứng rõ ràng cho
những bước phát triển trong việc truyền dữ liệu bằng điện số hóa. Cho đến năm 2016, trên
thế giới, có khoảng hơn 104 ngân hàng của 53 nhóm ngân hàng trên 41 quốc gia khác nhau
đã triển khai phương thức thanh toán BPO và gặt hái nhiều thành công. Bên cạnh đó, nhiều
ngân hàng có quy mô nhỏ hơn cũng đã chấp nhận phương thức thanh toán này, hoặc đã đăng
kí với SWIFT và lắp đặt hệ thống mạng lưới điện tín theo tiêu chuẩn ISO 20022 để chuẩn bị
đưa phương thức BPO vào hoạt động.
Tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế gắn với phương thức Nhờ thu (Collection),
Ghi sổ (Open Account), Tín dụng chứng từ (Documentary Credits), Bảo lãnh theo yêu cầu


1


(Demand Guarantee), Tín dụng Dự phòng (Standby Credit) gần 2 thế kỷ qua được thực hiện
dựa trên cơ sở giao dịch chứng từ văn bản (Paper documents) truyền thống đã hạn chế sự
phát triển của thương mại thế giới như tốc độ thanh toán chậm, chi phí chứng từ tốn kém, rủi
ro trong thanh toán nhiều, nghĩa vụ thanh toán chưa gắn liền với việc cung ứng và thu hồi
vốn tài trợ của ngân hàng, chưa tạo nên các chuỗi tài trợ và thanh toán gắn kết với nhau
v.v… Chính vì những hiện trạng đó, các giới thương mại, logistics, ngân hàng và tài chính
thường cho rằng thương mại và tài chính quốc tế dựa trên nền tảng giao dịch bằng chứng từ
văn bản đã lỗi thời, phải sớm thiết kế được một phương thức thanh toán và tài trợ thương
mại kiểu mới, hiện đại và thích hợp với giao thương và tài chính của thời đại công nghệ kỹ
thuật số, điện toán đám mây và đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phương thức
đó là Các nghĩa vụ Thanh toán Ngân hàng – (Bank Payment Obligations), gọi tắt là BPO,
được điều chỉnh bởi Các Quy tắc thống nhất đối với các Nghĩa vụ thanh toán Ngân hàng URBPO (Uniform Rules for Bank Payment Obligations) do Phòng thương mại quốc tế (ICC)
tại Paris ban hành tháng 4/2013.
Trong điều kiện phát triển về công nghệ như hiện nay, BPO được hứa hẹn sẽ trở thành
“phương thức thanh toán của thế kỉ 21”. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều các
ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng phương
thức thanh toán này. Nếu như các NHTM Việt Nam không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng ngay từ
bây giờ để đưa phương thức thanh toán này vào triển khai thì sẽ có nguy cơ mất đi một
lượng lớn khách hàng và hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam cũng có khả năng mất
đi nhiều đối tác quan trọng. Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về BPO, quy trình thực hiện
BPO, điều kiện áp dụng BPO và ưu điểm của phương thức BPO trong tương quan so sánh
với phương thức L/C hiện đang sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam là rất cần thiết để hiểu rõ
phương thức thanh toán này trước khi áp dụng vào thực tế.
1. Bối cảnh ra đời của phương thức BPO
Theo thống kê của SWIFT, tỷ trọng thanh toán của các phương thức thanh toán trong
thương mại thế giới rất không đều nhau, hầu hết rơi vào phương thức Ghi sổ (O/A), một tỷ
trọng rất nhỏ thuộc về các phương thức thanh toán còn lại. Năm 2016, phương thức thanh

toán Ghi sổ chiếm tới 70% tổng lượng thanh toán thương mại thế giới, tỷ trọng của L/C chỉ
chiếm 15%. Dự báo vào năm 2020, tỷ trọng này còn thay đổi hơn nhiều, O/A vào khoảng
90%, còn 10% thuộc về các phương thức còn lại như L/C, nhờ thu (Collection)… trong đó
2


phương thức L/C chiếm khoảng 6-7%. Trong năm 2015, khu vực Châu Á và Thái Bình
Dương phát hành trên 3,7 triệu L/C và nhận thông báo gần 5 triệu L/C, khu vực Bắc Mỹ bình
quân khoảng 1 triệu, Châu Âu và khu vực đồng EUR phát đi 1.001.084 L/C, nhận về
403.452 L/C và khu vực Trung và Mỹ La tinh thấp rất nhiều 124.435 L/C phát đi, nhận về
90.749 L/C. Một đặc điểm là trị giá bình quân một L/C trên dưới 450.000 USD, trong khi đó,
trị giá bình quân một đơn đặt hàng thanh toán theo Open Account là trên dưới 2-3 triệu USD.
(Nguồn: 2016 Rethinking trade and finance SWIFT)
Xu hướng chung trên thế giới là như vậy, tuy nhiên, theo khảo sát của ICC, khu vực
vẫn sử dụng L/C nhiều nhất là các nước Châu Á và Thái Bình Dương. Trong năm 2015, khu
vực này phát hành và thông báo L/C gấp 4,2 lần các quốc gia Bắc Mỹ; 6,1 lần các nước khu
vục đồng EUR; 10 lần các quốc gia Trung Đông; 18 lần các quốc gia Châu Phi và 40 lần các
nước Trung và Mỹ La Tinh.
Như vậy, hai phương thức Ghi sổ và L/C chiếm gần trọn tổng lượng thanh toán trong
thương mại thế giới. Tuy nhiên, các giao dịch bằng phương thức Ghi sổ chỉ phù hợp đối với
các đối tác đã giao dịch thời gian dài, giao dịch trong nội bộ hệ thống, tập đoàn… nên vẫn
tồn tại nhu cầu sử dụng L/C với chức năng là một cam kết của bên thứ ba (Ngân hàng). Đối
với giao dịch của các đối tác mới, khi hai bên người bán và người mua chưa thể tin tưởng
nhau, BPO ra đời để cân bằng cả hai nhu cầu này. BPO được tích hợp từ hai phương thức
này nhằm kế thừa được tính đảm bảo chắc chắn trong thanh toán của phương thức Tín dụng
chứng từ và khai thác hiệu quả được độ “mở” trong giao dịch của phương thức Ghi sổ, đặc
biệt phương thức Ghi sổ còn dành cho người mua quyền định đoạt chứng từ về quyền sở hữu
thương mại trực tiếp từ người bán không thông qua khâu trung gian như phương thức thanh
toán bằng L/C.
2. Phương thức thanh toán “BPO” là gì?

Ngày 17/4/2013, tại Lisbon (Bồ Đào Nha), Phòng Thương Mại Quốc tế (ICC) đã
thông qua Các Quy tắc thống nhất đối với Nghĩa vụ thanh toán Ngân hàng, phiên bản 1.0
(URBPO 1.0 ICC 2013), có hiệu lực áp dụng từ 1/7/2013, nhằm điều chỉnh phương thức Các
Nghĩa vụ thanh toán Ngân hàng (BPO), một phương thức thanh toán mới được cho là sản
phẩm tài trợ thương mại của thế kỷ 21.
Theo điều khoản 3 URBPO 1.0 ICC 2013, “Các Nghĩa vụ Thanh toán Ngân hàng”
hay “BPO” là một cam kết độc lập và không thể hủy ngang của một Ngân hàng có Nghĩa vụ
3


(Obligor Bank) sẽ thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán về sau và trả tiền khi đáo hạn
một số tiền nhất định cho Ngân hàng tiếp nhận (Recipient Bank) sau khi xuất trình tất cả các
Bộ dữ liệu do Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập yêu cầu và cho kết quả So khớp phù hợp
hoặc đã chấp nhận so khớp không phù hợp theo đúng quy định”.
Khái niệm BPO nói trên tương tự như khái niệm Tín dụng chứng từ, nếu có khác, chỉ
khác những nội dung cơ bản sau đây:
- Ngân hàng phát hành BPO là Ngân hàng có Nghĩa vụ (Obligor Bank), Ngân hàng này có
thể là Ngân hàng Người mua và hoặc cũng có thể là một ngân hàng khác; ngược lại, trong
thanh toán bằng L/C, ngân hàng phát hành (Issuing Bank) chỉ có thể là Ngân hàng của Người
mua;
- Ngoài là một cam kết không thể hủy ngang giống như L/C, BPO còn là một cam kết độc
lập;
- Ngân hàng phát hành BPO thanh toán hay cam kết thanh toán cho Ngân hàng Tiếp nhận
BPO (Recipient Bank), không cam kết thanh toán hay thanh toán trực tiếp cho người bán;
- Điều kiện thanh toán và hoặc cam kết thanh toán là so khớp Bộ dữ liệu thương mại số
(Digital Commercial Data Set) phù hợp với Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập (Established
Baseline) thay vì so khớp chứng từ thương mại văn bản (Paper Commercial Documents)
xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C;
- Việc so khớp Bộ dữ liệu thương mại số được tiến hành bằng máy TMA, không bằng tay,
mắt thường như so khớp các Chứng từ thương mại với các điều kiện, điều khoản L/C trong

phương thức Tín dụng chứng từ;
- BPO là một cam kết độc lập, do đó, không thể chuyển nhượng BPO, ngược lại, L/C có thể
chuyển nhượng, nếu như L/C không ngăn cấm;
- Không gian pháp lý của BPO là B2B (Obligor Bank-to-Recipient Bank), còn của L/C là
B2C (Issuing Bank-to- Beneficiary Customer);
- URBPO1.0 2013 là một tập quán thương mại quốc tế của ICC dùng để điều chỉnh BPO,
thay vì UCP 600 ICC 2007 đang điều chỉnh phương thức Tín dụng chứng từ.
3. Quy trình nghiệp vụ tổng thể của phương thức thanh toán BPO
Quy trình nghiệp vụ thanh toán tổng thể của BPO sẽ trải qua 3 giai đoạn: (1) Xác lập
quan hệ pháp lý giữa khách hàng với ngân hàng trong sử dụng BPO; (2) Thiết lập Dữ liệu số
cơ sở; và (3) Vận hành phương thức thanh toán BPO.
4


Quy trình nghiệp vụ tổng thể của phương thức BPO có thể bao gồm hai quy trình hình
thành và vận hành khác nhau. Một là, quy trình nghiệp vụ có một ngân hàng có nghĩa vụ
(Obligor Bank) cam kết trả tiền cho Ngân hàng tiếp nhận (Recipient Bank) quy định trong
một Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập (Established Baseline); hai là, quy trình nghiệp vụ có
nhiều hơn một ngân hàng có nghĩa vụ cùng tham gia thanh toán cho một Ngân hàng tiếp
nhận quy định trong cùng một Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập.
3.1 Quy trình nghiệp vụ tổng thể của BPO có một Ngân hàng có nghĩa vụ tham gia.
Giai đoạn 1: Xác lập quan hệ pháp lý giữa người mua, người bán và ngân hàng
người mua và ngân hàng người bán bằng ký kết “Thỏa thuận khách hàng với BPO” ( BPO
Customer Agreements) gồm 9 điều khoản như sau:
- Khái niệm về nghĩa vụ thanh toán ngân hàng quy định theo URBPO;
- Loại dịch vụ ngân hàng cung ứng;
- Yêu cầu của khách hàng đối với một giao dịch BPO;
- Giá trị pháp lý và xử lý dữ liệu;
- Phí và lệ phí;
- Sử dụng Hệ ứng dụng so khớp dữ liệu giao dịch (TMA) và sự sẵn sàng của TMA;

- Trách nhiệm;
- Luật điều chỉnh và thẩm quyền xét xử.
Giai đoạn 2: Thiết lập Dữ liệu số cơ sở.
Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập (Established Baseline) là một sự thỏa thuận của hai
Ngân hàng có nghĩa vụ (Obligor Bank) và Ngân hàng tiếp nhận (Recipient Bank) lập ra dựa
trên cơ sở Hợp đồng thương mại ký kết giữa Người mua và Người bán, trong đó Ngân hàng
có nghĩa vụ sẽ phát hành BPO cam kết trả tiền không hủy ngang cho Ngân hàng tiếp nhận
với điều kiện xuất trình Bộ dữ liệu thương mại số (Digital Commercial Data Set) không có
sai biệt so với Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập (Established Baseline).
- Bước : Người mua và người bán giao kết hợp đồng, hoặc là người bán gửi đơn chào hàng
(Offer) đến người mua hoặc là người mua gửi Lệnh mua hàng (Purchase Order) đến người
bán, việc chấp nhận đơn chào hàng hoặc Lệnh mua được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa
đã được ký kết.
- Bước và : Người mua và người bán gửi các nội dung chi tiết của hợp đồng mua bán
hàng hóa cho ngân hàng của mình để mỗi ngân hàng thiết kế Dữ liệu số cơ sở ban đầu
5


(Initial Baseline) thông qua TMA tìm thấy sự phù hợp giữa các nội dung chi tiết của hợp
đồng và các Dữ liệu số cơ sở ban đầu do hai bên vừa chuyển.
- Bước  và : Ngân hàng người mua xuất trình Dữ liệu số cơ sở ban đầu của mình dự
thảo qua TMA yêu cầu so khớp với Dữ liệu số cơ sở ban đầu của Ngân hàng người bán và
gửi cho ngân hàng người bán Báo cáo thúc đẩy công việc phải hoàn thành (Full Push
Through Report).
- Bước : Ngân hàng người Bán tái xuất trình bản Dữ liệu số cơ sở ban đầu để TMA so
khớp.
- Bước : TMA công bố kết quả so khớp Dữ liệu số cơ sở ban đầu thành công cho ngân hàng
người mua, ngân hàng người bán, người mua, người bán và thông báo Dữ liệu số cơ sở ban
đầu chính thức được thiết lập (Established Baseline). Lúc này, Ngân hàng người mua trở
thành Ngân hàng có nghĩa vụ (Obligor Bank) và ngân hàng người bán trở thành Ngân hàng

tiếp nhận (Recipient Bank), tức là, ngân hàng thụ hưởng BPO. Nếu cấu trúc của BPO có kèm
theo BPO thì BPO chính thức được phát hành, ngược lại, ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán
(Obligor Bank) sẽ phát hành BPO sau này theo như thỏa thuận trong Thỏa thuận khách hàng
với BPO (BPO Customer Agreements).
- Bước  và : Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký kết, người bán giao hàng cho người
mua và giao trực tiếp bộ chứng từ thương mại cho người mua không phải thông qua ngân
hàng của mình.
Sơ đồ 1
1
Người Mua

13333

Người Bán

8
9
5

TMA

2
4

7
12

3
111


10

6

Ngân hàng người Bán

Ngân hàng người Mua
14

Ngân hàng người mua
Obligor Bank Recipient Bank

Ngân hàng người bán

Giai đoạn 3: Vận hành BPO
6


- Bước 10: Sau khi hoàn thành giao hàng, người bán gửi các chứng từ thương mại chi tiết
cho Ngân hàng người bán để ngân hàng này tạo lập Bộ dữ liệu thương mại số xuất trình qua
TMA yêu cầu so khớp với Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập;
- Bước 11: Ngân hàng người bán xuất trình Bộ Dữ liệu thương mại số qua TMA yêu cầu so
khớp với Dự liệu số cơ sở đã được thiết lập xem có phù hợp hay không;
- Bước 12: Nếu kết quả so khớp thành công, TMA thông báo so khớp thành công đến ngân
hàng người mua và ngân hàng người bán.
- Bước 13: Ngân hàng người mua thông báo cho khách hàng của mình biết so khớp bộ dữ
liệu số thương mại phù hợp với Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập. Từ thời điểm này, Ngân
hàng người mua trở thành ngân hàng có nghĩa vụ (Obligor Bank) phải có nghĩa vụ thanh
toán cho ngân hàng tiếp nhận (Ngân hàng thụ hưởng BPO- Recipient Bank) theo quy định
của BPO và của Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập.

- Bước 14: Đến hạn thanh toán quy định trong BPO, Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho
Ngân hàng người bán, giao dịch BPO đến giai đoạn này là kết thúc.
3.2 Quy trình nghiệp vụ tổng thể BPO có nhiều Ngân hàng có nghĩa vụ tham gia.
Có thể dẫn ra một ví dụ sau đây: Một Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập với giá trị hàng
hóa đồng loại là 100 triệu Yên. Hai ngân hàng Obligor Bank A và B tham gia thanh toán cho
Ngân hàng người bán bằng cách phát hành BPO trị giá lần lượt 30 triệu Yên và 60 triệu Yên.
Số tiền 10 triệu Yên còn lại chuyển sang phương thức thanh toán nhờ thu. Hàng được giao
làm 3 chuyến: chuyến 1 có trị giá 27 triệu Yên, chuyến 2 là 21 triệu Yên, chuyến 3 là 52 triệu
Yên. Nghĩa vụ thanh toán phân chia theo tỷ lệ:
Trị giá giao hàng
Chuyến 1: 27
Chuyến 2: 21
Chuyến 3: 52
Tổng cộng = 100
Trong 3 chuyến giao hàng

Nghĩa vụ thanh toán

Nghĩa vụ thanh toán

Ngân hàng Obligor A
Ngân hàng Obligor B
27 x (30/100) = 8,1
27x (60/100) = 16,2
21 x ( 30/100) = 6,3
21x ( 60/100) = 12,6
52 x ( 30/100) = 15,6
51 x (60/100) = 31,2
Tổng cộng = 30
Tổng cộng = 60

tổng hợp, tổng số 100 đã được giao ( 27+21=52), đồng

thời mỗi ngân hàng Obligor sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của nó (Obligor Bank A:
8,1+ 6,3 + 15,6 = 30 triệu Yên; Obligor Bank B: 16,2 + 12,6 + 31,2 = 60 triệu Yên).
Về cơ bản, các quy trình nghiệp vụ hình thành và vận hành BPO không thay đổi, chỉ
khác ở quy trình, Ngân hàng tham gia (Involved Bank) với vai trò là Obligor Bank phải thừa
nhận Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập bởi Ngân hàng người mua và Ngân hàng người bán
7


và chấp nhận vai trò của mình là ngân hàng có nghĩa vụ (Obligor Bank) hoặc là Ngân hàng
có nghĩa vụ duy nhất (Only Obligor Bank).
-

Các bước 1,2,3,4,5,6,7 tương tự như các bước trong sơ đồ 1.

-

Bước 8: TMA thông báo kết quả so khớp hai Dữ liệu số cơ sở ban đầu của Ngân hàng
người mua và Ngân hàng người bán xuất trình phù hợp với nhau cho Ngân hàng tham
gia.

-

Bước 9: Ngân hàng tham gia thông báo cho TMA thừa nhận Dữ liệu số cơ sở đã được
thiết lập (Established Baseline) và chấp nhận vai trò của mình như là Ngân hàng có
nghĩa vụ duy nhất (Only Obligor Bank).
Sơ đồ 2



Người Mua

Người Bán

Ngân hàng tham gia
2

3

9

8

TMA
4

Ngân hàng người Mua

6
7

5

Ngân hàng người Bán

4. Đặc trưng của phương thức thanh toán BPO
- BPO là một cam kết của Ngân hàng có nghĩa vụ (Obligor Bank) cam kết trả tiền cho Ngân
hàng tiếp nhận BPO, tức là, ngân hàng người bán, không trả tiền trực tiếp cho người bán.
Việc hoàn trả tiền từ ngân hàng thụ hưởng BPO cho người bán sẽ được thực hiện theo Thỏa
thuận riêng ký kết giữa ngân hàng người bán và người bán (gọi là BPO Customer

Agreement). URBPO không điều chỉnh mối quan hệ giữa Ngân hàng người bán và người
bán này.
- BPO là một cam kết trả tiền độc lập và không thể hủy ngang, có nghĩa là ngân hàng đó phải
là ngân hàng hạch toán kinh tế độc lập. Ngoài tính chất không thể hủy ngang như L/C, BPO
còn có thêm tính chất độc lập, có nghĩa là BPO sẽ không được chuyển nhượng giống như
L/C chuyển nhượng.
8


- Nếu không gian pháp lý của L/C là B2C (Ngân hàng – Khách hàng), thì của BPO là B2B
(Ngân hàng-Ngân hàng). Không gian pháp lý “đơn nhất” của BPO nói trên sẽ giảm thiểu
được các rủi ro thường phát sinh do sự khác biệt gây ra trong giao dịch.
- Ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng thụ hưởng BPO chỉ căn cứ vào việc so khớp
Bộ dữ liệu thương mại số với Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập, không căn cứ vào các chứng
từ thương mại văn bản do người bán xuất trình, dù cho Bộ dữ liệu thương mại số này được
trích suất từ các chứng từ thương mại văn bản đó.
- Ngôn ngữ vận hành BPO, ngoài tiếng Anh thông dụng, là Các Mẫu tin ISO 20022 TSMT
messages.
- Việc so khớp và kiểm tra các dữ liệu thương mại được thực hiện bằng máy qua Hệ ứng
dụng so khớp giao dịch (TMA), nhờ đó, tránh được nhân tố chủ quan, giữ được tính trung
lập và độc lập. TMA là một cái máy (Engine), do đó, phải có tổ chức quản lý, vận hành nó,
đó là Trung tâm tiện ích dịch vụ thương mại - TSU (Trade Services Utility). Các ngân hàng
muốn sử dụng TMA phải đăng ký với TSU.
- Trong cơ chế thanh toán dựa vào chứng từ văn bản, vấn đề giải quyết sự khác biệt phát sinh
từ đối chiếu chứng từ rất phức tạp và mất rất nhiều thời gian, ngược lại, trong phương thức
thanh toán BPO vấn đề giải quyết khác biệt Dữ liệu số nhanh chóng, kịp thời là nhờ ở không
gian pháp lý đơn nhất và số hóa chứng từ thương mại.
5. Lợi thế của phương thức thanh toán BPO so với các phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ (L/C) và Ghi sổ (O/A)
BPO là “sự kết hợp giữa giảm thiểu rủi ro và những lợi ích về vốn lưu động trong

thanh toán L/C với những lợi ích về chi phí và hiệu quả hoạt động trong thanh toán Ghi sổ”.
Vì vậy, BPO mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế
như người xuất khẩu, người nhập khẩu và các ngân hàng:
- Trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành L/C cam
kết thanh toán cho một hợp đồng thương mại. Hợp đồng này có thể có kim ngạch nhỏ vài
trăm ngàn USD, thời hạn hiệu lực L/C ngắn, nhưng cũng không loại trừ có hợp đồng kim
ngạch rất lớn hàng chục triệu USD, thời hạn hiệu lực L/C kéo dài tới vài năm. Do chỉ có một
ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho một hợp đồng thương mại, cho nên sự độc
quyền thanh toán này đã làm tăng chi phí vay vốn của người mua, thiếu nhân tố cạnh tranh
tín dụng và làm tăng độ rủi ro trong thanh toán.
9


-

Ngược lại, trong thanh toán bằng phương thức BPO, một Dữ liệu số cơ sở đã được

thiết lập có thể có nhiều Ngân hàng tham gia phát hành BPO cam kết thanh toán cho một Dữ
liệu số cơ sở đã được thiết lập đã phá vỡ thế độc quyền trong thanh toán Tín dụng chứng từ,
nhờ đó, giảm chi phí thanh toán, dành được lãi suất vay hợp lý, dàn trải rủi ro, giảm thiểu
được rủi ro trong thanh toán…
- Trong phương thức thanh toán BPO, người bán giao hàng xong gửi trực tiếp chứng
từ hàng hóa cho người mua, không phải chuyển giao qua trung gian như phương thức thanh
toán Tín dụng chứng từ hoặc Nhờ thu kèm chứng từ, cho nên tạo lợi thế cho người mua có
điều kiện nhận hàng thuận lợi không phải thông qua trung gian.
-

Đặc trưng của phương thức thanh toán Ghi sổ là thanh toán sau khi nhận xong

hàng hóa một số ngày nhất định, cho nên hầu hết các chứng từ vận tải đều ghi là giao hàng

trực tiếp theo lệnh của người mua, cho nên người mua đã dành được quyền định đoạt sở hữu
hàng hóa ngay sau khi người bán gửi chứng từ vận tải cho người mua. Đây là một lợi thế mà
bất cứ người mua hàng nào cũng muốn dành lấy. Dùng BPO người mua sẽ dành được lợi thế
này.
- Rút ngắn được độ trễ trong thanh toán so với thanh toán bằng L/C hoặc Ghi sổ, cho
nên tốc độ thanh toán nhanh hơn, giúp cho người bán giảm thiểu chi phí đọng vốn lưu động
trên đường đi.
- Kế thừa được đặc tính an toàn của phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ và
“độ mở” của phương thức thanh toán Ghi sổ, BPO đã gắn kết thanh toán với tín dụng tạo
thành các chuỗi thanh toán theo từng định kỳ 15, 30, 45, 60, 90 ngày... với chuỗi cung ứng
tín dụng trước khi giao hàng, sản xuất, tồn kho, sau khi giao hàng, chứng từ trên đường đi…
- Các phương thức thanh toán truyền thống, đặc biệt là L/C có đặc điểm là chi phí cao
do quy trình xử lý thủ công, thông tin không rõ ràng, đồng thời các ngân hàng phải chịu áp
lực về tính thanh khoản cao. Ngược lại, với phương thức thanh toán BPO, nhờ quy trình xử
lý được tự động hóa nên chi phí xử lý được cắt giảm tối đa, tạo điều kiện cho các ngân hàng
đưa ra mức phí cạnh tranh cho khách hàng của mình khi thực hiện giao dịch.
- Quy trình so khớp dữ liệu là đặc điểm mang lại những lợi ích thực tế lớn nhất.
Không phải kiểm tra chứng từ bằng tay và không có khái niệm sai sót hay tranh cãi trong
kiểm tra chứng từ bởi việc so khớp dữ liệu số điện tử được thực hiện tự động hoàn toàn,
không có sự can thiệp mang tính chủ quan của con người vào quy trình so khớp. Toàn bộ quy
10


trình thanh toán được tự động hóa sẽ nhanh hơn, rẻ hơn thư tín dụng. Điều này cũng có nghĩa
là các tranh chấp hay việc chậm thanh toán sẽ giảm đi đáng kể.
- Gia tăng tốc độ luân chuyển tiền mặt và khả năng thanh toán cho người bán so với
phương thức Ghi sổ. Việc bán hàng bằng phương thức Ghi sổ làm phát sinh các khoản phải
thu thường xuyên và liên tục. Chính các khoản phải thu này làm chậm đi vòng quay vốn và
ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tái sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán nợ của
doanh nghiệp. Phương thức thanh toán BPO với quy trình giao dịch được tự động hóa giúp

cho các doanh nghiệp gia tăng vòng quay vốn và gia tăng khối lượng giao dịch. Nguồn vốn
kinh doanh không bị ứ đọng trong các khoản phải thu chờ thanh toán. Người bán có cơ hội
sử dụng BPO làm đảm bảo cho khác khoản tài trợ về tài chính linh hoạt trước và sau khi giao
hàng (so với phương thức ghi sổ nhà xuất khẩu ít có cơ hội được tài trợ).
- Với phương thức này, ngân hàng chịu trách nhiệm cho tất cả các sai sót có thể phát
sinh ở mọi giai đoạn của BPO, người mua không thể từ chối nghĩa vụ thanh toán với lý do
liên quan đến chất lượng hàng hóa và người bán được ngân hàng cam kết thanh toán, do đó,
làm giảm rủi ro so với phương thức Ghi sổ.
- Người nhập khẩu dành được quyền định đoạt chứng từ vận tải (B/L, AWB, RWB..)
sớm hơn so với L/C, do đường đi của chứng từ thương mại theo chiều giây cung BPO so với
chiều cánh cung L/C, nhờ đó, đạt được 3 lợi thế: có thể nhận hàng hóa sớm hơn; có thể
chuyển nhượng các chứng từ về quyền sở hữu để thu hồi vốn sớm hơn; có thể thế thấp chứng
từ vay tiền ngân hàng khi hàng chưa về cảng nhận phục vụ cho lợi ích kinh doanh thời cơ.
- Tốc độ thanh toán cho người xuất khẩu nhanh hơn nhiều lần so với thanh toán bằng
L/C, nhờ đó, người xuất khẩu giảm được chi phí vay ngân hàng chứng từ đang trên đường đi
hoặc chiết khấu bộ chứng từ thương mại.
- Trong phương thức thanh toán bằng L/C, cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành
L/C hình thành trên cơ sở đơn tuyến, có nghĩa là ngân hàng chỉ căn cứ vào tuyến truyền tin
duy nhất từ Đơn yêu cầu phát hành L/C của người nhập khẩu để phát hành một L/C cam kết
trả tiền cho người xuất khẩu (người thụ hưởng), ngược lại, trong phương thức thanh toán
bằng BPO, ngân hàng phát hành một BPO cam kết trả tiền cho Ngân hàng tiếp nhận BPO
(Ngân hàng thụ hưởng) dựa trên Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập (Established Baseline),
mà việc thiết lập Dữ liệu số cơ sở này được hình thành từ nhiều tuyến truyền tin các dữ liệu
thương mại cơ sở từ người mua, người bán và các ngân hàng tham gia. Về lý thuyết cũng
11


như trong thực tiễn, cam kết đa tuyến bao giờ cũng có độ tin cậy đậm đặc hơn cam kết đơn
tuyến.
- Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán là một trong những mục tiêu mà các bên đều quan

tâm. Cụ thể là: Kiểm tra bộ dữ liệu thương mại đã được số hóa bằng máy của Hệ ứng dụng
so khớp giao dịch (TMA) đã loại bỏ được sự chủ quan trong kiểm tra chứng từ văn bản bằng
tay, do đó tránh được các tranh chấp tốn kém không cần thiết. Đồng thời cam kết thanh toán
đa tuyến đã đảm bảo ngay trong lòng của nó sự chính xác thích hợp vì quyền lợi của các bên
liên quan.
Trong số các lợi thế trên đây, quy trình so khớp dữ liệu được tự động hóa là đặc điểm
mang lại những lợi ích thực tế lớn nhất. Trong BPO, các ngân hàng không phải kiểm tra
chứng từ bằng tay và không có khái niệm chứng từ sai sót bởi việc so khớp dữ liệu điện tử
khớp hay không khớp được hệ thống xác định rõ ràng, do đó, không có sự can thiệp mang
tính chủ quan của con người vào quy trình so khớp. Toàn bộ quy trình thanh toán được tự
động hóa khiến phương thức BPO sẽ nhanh hơn, rẻ hơn phương thức thư tín dụng. Điều này
cũng có nghĩa là các tranh chấp hay chậm thanh toán sẽ giảm đi đáng kể.
6. Điều kiện để áp dụng BPO tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
6.1.

Điều kiện về vốn
Các ngân hàng muốn sử dụng BPO thì trước hết, phải đăng ký sử dụng Ứng dụng so

khớp giao dịch (Transaction Matching Application – TMA) với SWIFT. Như vậy, điều kiện
đầu tiên đặt ra cho các ngân hàng khi muốn áp dụng BPO là phải có một khoản vốn đầu tư
lớn cho việc đăng ký tham gia SWIFT TSU. Hiện tại, SWIFT đang hỗ trợ các ngân hàng
đăng ký online qua trang web www.swift.com, phí đăng ký tùy theo ngân hàng, một khi đã
đăng ký TMA, SWIFT sẽ hỗ trợ ngân hàng triển khai áp dụng phương thức BPO trong hoạt
động. Các ngân hàng đăng ký thành công sẽ được cấp mã khách hàng (tương tự mã BIC của
SWIFT Code).
Đây là điều kiện đầu tiên và tiên quyết các NHTM cần phải đáp ứng để đưa phương
thức thanh toán BPO vào triển khai áp dụng tại Việt Nam. Phương thức thanh toán BPO
được thực hiện thông qua Ứng dụng so khớp giao dịch (TMA) của SWIFT, cụ thể các ngân
hàng sẽ tương tác với nhau thông qua mạng lưới Mẫu tin tiêu chuẩn ISO 20022 do SWIFT
cung cấp. Mạng lưới Mẫu tin tiêu chuẩn này không chỉ thu hẹp ở phạm vi các ngân hàng, mà

còn cho phép các doanh nghiệp truy cập để trao đổi thông tin với các ngân hàng phục vụ họ
12


nhằm theo dõi và thực hiện các giao dịch xuyên suốt. Như vậy, yêu cầu đầu tiên đặt ra cho
các NHTM Việt Nam khi muốn cung cấp phương thức thanh toán BPO là phải có một khoản
vốn đầu tư lớn để đăng ký sử dụng TMA/TSU với SWIFT và xây dựng mạng lưới thông tin
để đáp ứng yêu cầu của giao dịch. Ngoài ra, sự chênh lệch về trình độ công nghệ thông tin
của các NHTM Việt Nam so với các ngân hàng ở các quốc gia phát triển trên thế giới cũng là
một rào cản trong việc sử dụng BPO và có thể làm chi phí đầu tư ban đầu tăng cao hơn nữa.
6.2. Điều kiện về công nghệ thông tin
Dữ liệu được sử dụng trong TMA là các dữ liệu điện tử được chuẩn hóa theo tiêu
chuẩn ISO 20022 do SWIFT cung cấp. Như vậy, để áp dụng thành công phương thức thanh
toán BPO, các ngân hàng cần phát triển các chương trình, phần mềm, hệ thống nhằm chuyển
đổi dữ liệu từ các định dạng thông thường (Word, Excel, PDF) sang dữ liệu theo tiêu chuẩn
một cách nhanh chóng.
ISO 20022 là một bộ tiêu chuẩn được ISO phát triển nhằm sử dụng trong ngành công
nghiệp tài chính. Cách tiếp cận mô hình hóa kinh doanh của nó cho phép người dùng và nhà
phát triển thể hiện các quy trình kinh doanh tài chính và các giao dịch cơ bản trong một ký
hiệu chính thức nhưng không phụ thuộc cú pháp. Chúng có thể được chuyển đổi thành các
thông điệp vật lý theo cú pháp mong muốn.
Trọng tâm đầu tiên của ISO 20022 là liên lạc tài chính quốc tế (qua biên giới) giữa các
tổ chức tài chính, khách hàng của họ và các cơ sở hạ tầng thị trường trong nước hoặc quốc tế
liên quan đến việc xử lý các giao dịch tài chính.
Hầu hết các tổ chức tài chính muốn sắp xếp cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc và các chi
phí liên quan bằng cách chọn một "ngôn ngữ" chung cho tất cả các giao dịch tài chính, bất kể
lĩnh vực kinh doanh, mạng lưới truyền thông và đối tác (các định chế tài chính, khách hàng,
nhà cung cấp và cơ sở hạ tầng thị trường).
Tiêu chuẩn ISO 20022 mô tả phương pháp phát triển, quá trình đăng ký và tổ chức
kho trung tâm tài chính có chứa các thông báo ISO 20022 và các thành phần của chúng. Tiêu

chuẩn này bao gồm tám phần:
Phần 1: Siêu mô hình (Metamodel)
Phần 2: Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất UML (Unified Modeling Language)
Phần 3: Mô hình hoá
Phần 4: Tạo lược đồ Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML (Schema XML)
13


Phần 5: Kỹ thuật ngược dòng
Phần 6: Đặc điểm vận chuyển tin nhắn
Phần 7: Đăng ký
Phần 8: Thế hệ ASN.1
Mục đích của một Lược đồ XML là xác định các khối xây dựng pháp lý của một tài
liệu XML:


Các phần tử và thuộc tính có thể xuất hiện trong một tài liệu



Số lượng các phần tử con (và thứ tự)



Các loại dữ liệu cho các phần tử và thuộc tính



Giá trị mặc định và cố định cho các phần tử và thuộc tính


XML Schema là một công cụ truyền dữ liệu an toàn. Khi gửi dữ liệu từ người gửi tới
người nhận, điều quan trọng là cả hai phần đều có cùng "kỳ vọng" về nội dung. Với XML
Schemas, người gửi có thể mô tả dữ liệu theo cách mà người nhận sẽ hiểu. Một ngày như:
"03-11-2004", ở một số quốc gia, sẽ được giải thích là ngày 3 tháng 11 và ở các nước khác là
ngày 11 tháng 3. Tuy nhiên, một phần tử XML với kiểu dữ liệu như sau: "date"> 2004-03-11 </ date> đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau về nội dung, bởi vì kiểu dữ liệu
XML "date" yêu cầu định dạng "YYYY-MM-DD".
ISO 20022 được sử dụng rộng rãi trong các dịch vụ tài chính. Các tổ chức tham gia
ISO 20022 bao gồm: ISDA, ISITC, Omgeo, SWIFT và Visa.
Các Quy tắc thống nhất đối với Nghĩa vụ thanh toán Ngân hàng của ICC (Uniform
Rules for Bank Payment Obligations – URBPO 1.0 ICC 2013) thừa nhận trên thực tế các
trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng tham gia (Involved Banks) và Hệ ứng dụng So khớp
giao dịch là phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 20022 và bất cứ các TMA nào được sử dụng để
kết nối với URBPO có thể xử lý ở mức tối thiểu các Mẫu tin.
Khi sử dụng phương thức BPO, tiêu chuẩn ISO 2002 TSTM được sử dụng cho các mã
định danh các bộ dữ liệu thương mại, vận tải, bảo hiểm, chứng nhận và các chứng nhận khác
sẽ được Ngân hàng tham gia xuất trình qua TMA yêu cầu so khớp với Dữ liệu số cơ sở đã
được thiết lập tìm kiếm sự phù hợp, để được ngân hàng tham gia thực hiện nghĩa vụ thanh
toán nếu xuất trình phù hợp.
Đã có 50 mẫu tin chính thức đã đăng ký chính thức ISO 20022 TSMT tham gia trao
đổi mẫu tin giữa các ngân hàng, cho đến nay, trừ 2 mẫu tin tsmt.043xxx.xx và
14


tsmt.039.xxx.xx chưa được sử dụng, 19 mẫu tin trong 50 mẫu tin được quy định chính thức
trong URBPO điều 4.
6.3. Điều kiện về quy chế áp dụng
Văn bản pháp lý điều chỉnh BPO hiện nay là Các Quy tắc thống nhất đối với Nghĩa vụ
thanh toán Ngân hàng do ICC ban hành năm 2013 (Uniform Rules for Bank Payment
Obligation – viết tắt là URBPO ICC 2013). Các ngân hàng thành viên tham gia giao dịch

BPO phải tuân thủ theo URBPO và chấp nhận các quy định trong bộ quy tắc này mà không
cần có thêm các thỏa thuận song phương.
Tuy nhiên, URBPO chỉ điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa ngân hàng thụ hưởng và
ngân hàng thực hiện thanh toán, mà không quy định mối quan hệ giữa ngân hàng thụ hưởng
và người bán. Do đó, cần có một thỏa thuận riêng biệt giữa ngân hàng thụ hưởng và người
bán quy định việc ngân hàng thụ hưởng hoàn trả số tiền của BPO cho người bán. ICC cũng
đã ban hành Hướng dẫn sử dụng phương thức thanh toán BPO và nêu rõ các vấn đề người
bán cần lưu ý trong việc ký kết các thỏa thuận liên quan đến nghĩa vụ thanh toán của ngân
hàng thụ hưởng BPO cho người bán.
Ở phạm vi quốc tế, Bộ quy tắc điều chỉnh BPO – URBPO 1.0 mới chỉ được ban hành
từ tháng 7/2013 với mục đích ràng buộc về mặt pháp lý và các tiêu chuẩn Mẫu tin điện tử
trong phương thức thanh toán BPO. Tại Việt Nam, hiện chưa có luật hay các văn bản dưới
luật quy định riêng cho các phương thức thanh toán và tài trợ thương mại quốc tế nói chung
và cho hoạt động thanh toán bằng BPO nói riêng. Như vậy, để các NHTM Việt Nam có thể
triển khai áp dụng nghiệp vụ BPO tại Việt Nam, về mặt vĩ mô thì đòi hỏi phải có những quy
định cụ thể về thủ tục, điều kiện, hình thức BPO,.. cũng như những điều kiện và hạn chế đối
với việc tạo lập và giao dịch BPO trên thị trường Việt Nam. Về mặt vi mô, các NHTM Việt
Nam cần triển khai xây dựng quy trình thực hiện nghiệp vụ BPO tại ngân hàng, cũng như
quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phòng, ban trong các bước thực hiện giao
dịch BPO.
6.4.

Điều kiện về nhân lực
Việc kiểm tra đối chiếu chứng từ trong phương thức thanh toán BPO sẽ được thực

hiện bởi máy móc điện tử thay vì thủ công bằng sức người như trong các phương thức thanh
toán khác, gia tăng độ chính xác cho giao dịch cũng như tiết kiệm sức lao động con người.
Do BPO được vận hành trên Hệ ứng dụng TMA trong hệ thống TSU, ứng dụng so khớp của
15



SWIFT nên ngân hàng muốn đưa phương thức BPO vào áp dụng thì người sử dụng phải có
kiến thức sâu về BPO cũng như hiểu rõ cách thức vận hành Hệ ứng dụng TMA.
Trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ quen với các
phương thức truyền thống là L/C, chuyển tiền, nhờ thu, bảo lãnh... Để chuyển sang một
phương thức thanh toán hoàn toàn mới cần phải mất rất nhiều thời gian để các doanh nghiệp
nhận ra tính ưu việt của sản phẩm và thay đổi thói quen thanh toán của mình. Đây thực sự là
một thách thức cho các NHTM Việt Nam khi đưa sản phẩm BPO vào triển khai áp dụng.
Vì vậy, đối với các chuyên viên ngân hàng, những người chịu trách nhiệm thực hiện
các công việc liên quan đến việc xúc tiến, phát triển các sản phẩm thanh toán và tài trợ
thương mại quốc tế, từ khâu tiếp xúc khách hàng, tư vấn khách hàng sử dụng dịch vụ và thực
hiện các quy trình tác nghiệp sau đó, yêu cầu là phải hiểu biết và am tường về nghiệp vụ mà
mình phụ trách. Như vậy, điều kiện cần thiết để đưa phương thức thanh toán BPO vào triển
khai áp dụng là các NHTM Việt Nam cần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nắm rõ sản
phẩm cũng như cách thức giao dịch, rủi ro đi kèm để có thể tư vấn khách hàng cũng như vận
hành sản phẩm mới.
6.5. Điều kiện về khách hàng
Trong phương thức thanh toán BPO, ngân hàng phát hành BPO thay cho người mua
cam kết thanh toán cho ngân hàng tiếp nhận (Recipient Bank) - ngân hàng của người bán sau
khi so khớp thành công các Bộ dữ liệu thương mại số với Dữ liệu số cơ sở đã được thiết lập
(Established Baseline). Do đó, các NHTM Việt Nam cần thẩm định thông tin khách hàng
chính xác nhằm đánh giá uy tín, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
để xem xét việc phát hành BPO theo yêu cầu của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro cho mình.
Vì URBPO 1.0 không điều chỉnh trách nhiệm và nghĩa vụ giữa khách hàng và ngân hàng nên
rủi ro xảy ra cho ngân hàng phát hành BPO là rất lớn nếu ngân hàng không có những văn
bản, hợp đồng ràng buộc giữa ngân hàng với doanh nghiệp mà mình phục vụ. Bên cạnh đó,
các công ty trên thế giới sử dụng phương thức thanh toán BPO phần lớn là các tập đoàn đa
quốc gia, có nhiều công ty con, chi nhánh, trụ sở ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là
các tập đoàn thương mại có quy mô lớn và lịch sử lâu đời, có uy tín tín dụng tốt để đảm bảo
cho ngân hàng phát hành BPO tránh rủi ro tín dụng hoặc rủi ro vỡ nợ. Ở Việt Nam, những

công ty, tập đoàn có quy mô như thế chiếm số lượng rất nhỏ, mà chủ yếu hoạt động vẫn là
các công ty vừa và nhỏ, các công ty start-up. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng khách
16


hàng và nhu cầu dành cho dịch vụ thanh toán BPO là không lớn, và nó là một trở ngại, thách
thức khách quan mang tính thị trường cho các NHTM Việt Nam khi muốn đưa phương thức
thanh toán BPO vào triển khai, áp dụng.
Các điều kiện để triển khai phương thức BPO là một thách thức lớn đối với các
NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, những lợi thế mà BPO đem lại là rất rõ ràng và yêu cầu của hội
nhập quốc tế, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải mạnh
dạn đầu tư và phát triển các sản phẩm mới như BPO để cạnh tranh, tránh tụt hậu và phát triển
phù hợp với xu thế chung của các ngân hàng trên thế giới và khu vực.
Kết luận
Nếu các phương thức thanh toán và tài trợ như Chuyển tiền, Ghi sổ, Nhờ thu, Tín
dụng chứng từ, Bao thanh toán tồn tại và phát triển trên cơ sở của giao dịch chứng từ văn bản
truyền thống, thì phương thức Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO) là sự tích hợp của hai
phương thức Tín dụng chứng từ và Ghi sổ dựa trên cơ sở của giao dịch Bộ dữ liệu thương
mại số, độc lập với hình thức giao dịch chứng từ thương mại văn bản, dù cho các Bộ dữ liệu
thương mại số được trích xuất từ các chứng từ văn bản đó. Dự đoán trong thời gian không
xa, Bank Payment Obligation (BPO) sẽ được áp dụng thay thế L/C thương mại. Sự khác biệt
chính ở chỗ là BPO hoạt động trong một môi trường hoàn toàn tự động, dựa vào việc so sánh
và đối chiếu các mẫu tin số hóa được chiết xuất từ các chứng từ giao hàng của người xuất
khẩu gửi cho người nhập khẩu hoàn toàn tương phản với việc kiểm tra chứng từ bằng mắt
thường của con người trên các chứng từ giao hàng bằng giấy. Khả năng xử lý Bộ dữ liệu tài
trợ thương mại và thanh toán quốc tế như cách này thể hiện một bước tiến to lớn về chất và
mang lại hiệu quả nhiều mặt, đặc biệt là hiệu quả về kinh tế trong các ngành kinh doanh
thương mại và công nghiệp tài chính ngân hàng.
Tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế dựa trên giao dịch bằng chứng từ bằng giấy
đã sắp qua rồi, sẽ thay vào quy trình này bằng giao dịch các dữ liệu đã được số hóa từ các

chứng từ bằng giấy nói trên là xu hướng không thể tránh khỏi trong thế kỷ 21 và thời đại
cách mạng công nghiệp 4.0 này.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, Đại học Ngoại thương - GS TS Đinh Xuân Trình, PGS TS
Đặng Thị Nhàn, NXB Bách khoa, 2018.

17


2. Các Quy tắc thống nhất về Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng phiên bản 1.0 do Phòng thương
mại quốc tế tại Paris ban hành 4/2013 (Uniform Rules for Bank Payment Obligations Version
1.0 – URBPO1.0 ICC 2013).
3. Hướng dẫn sử dụng URBPO của ICC 2013 (The ICC Guide to the Uniform Rules for Bank
Payment Obligations ICC 2013).
4. Sách chuyên khảo “Phương thức thanh toán BPO thay thế L/C – Hướng dẫn áp dụng Quy tắc

thống nhất đối với nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng URBPO 1.0 ICC” – GS, TS Đinh
Xuân Trình, NXB Lao động, 2018.

18



×