Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PHÂN TÍCH báo cáo tài CHÍNH các CÔNG TY xây DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 86 trang )

DANH SÁCH NHÓM.
1. Nguyễn Văn Minh.
2. Nguyễn Đức Cảnh.
3. Phạm Thế Vị.
4. Nguyễn Thị Thùy Trang.
5. Nguyễn Anh Khoa.
6. Hồ Thị Oanh


LỜI MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay khi đời sống kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển thì cuộc sống sinh hoạt của
con người ngày càng được coi trọng hơn. Việc thưởng thức cuộc sống không chỉ dừng lại ở
việc đủ nữa mà bây giờ nhu cầu của con người sẽ nâng lên một tầm cao hơn sự đầy đủ là tính
thẩm mĩ, mọi thứ phải đẹp, phải sang trọng. Trong xây dựng, thì việc tạo dựng nhà cửa nói
riêng cũng như công trình cao cấp nói chung, ngoài việc đầy đủ chức năng nó còn phải đẹp,
phải có phong cách mới phù hợp với thời đại mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhà
giờ đây không chỉ đơn giản là việc che mưa che nắng nữa mà nó còn thể hiện cái tôi của người
ở và người sở hữu. Ví như một người muốn xây một ngôi nhà cho gia đình mình ở thì ngoài
việc thuê một một người thiết kế giỏi người đó sẽ tìm một công ty xây dựng tầm cỡ về khả năng
xây dựng để đảm bảo cho ngôi nhà của họ được như họ mong muốn. Chính vì vậy mà vai trò
của ngành xây dựng ngày càng trở lên quan trọng hơn. Nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn mà
ngành xây dựng là ngành có tính thời đại; mỗi năm, mỗi tháng lại có các công trình mới và nhu
cầu của con người cũng được cập nhật liên tục theo sự phát triển đó. Khi quy mô và yêu cầu
của thị trường thay đổi, nhà đầu tư luôn hướng tới việc tìm kiếm, lựa chọn cơ cấu đầu tư danh
mục theo các ngành nghề trọng điểm, các doanh nghiệp đầu ngành, có lịch sử phát triển ổn định
và có sức cạnh tranh cao. Ngành xây dựng luôn có sự phát triển nhanh và ổn định, thu hút rất
nhiều sự quan tâm và chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư. Để có thể nắm bắt quá trình và
triển vọng phát triển của ngành xây dựng, nhóm lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu sự tăng trưởng
của các công ty ngành xây dựng trong những năm gần đây” để có cái nhìn tổng quát hơn
và dựa vào đây ta có thể lựa chọn đầu tư để tăng trưởng thông qua việc phân tích 3 công ty


trong ngành xây dựng là Coteccons, Vinaconex và Hòa Bình.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sự tăng trưởng của ngành xây dựng Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong ngành xây dựng Việt Nam.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu của đề tài nhằm:
- Phân tích bối cảnh và thực trạng quá trình phát triển của ngành xây dựng Việt Nam. Từ đó, rút ra
được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam.
- Đề xuất các biện pháp phát triển cho ngành xây dựng Việt Nam.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích của dự án, bài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp,
các phương pháp phân tích ngành, phương pháp thống kê toán, thống kê lịch sử, so sánh.
V. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mở đầu, kết luận bài nghiên cứu được kết cấu thành 05 chương.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu


Chương 5: Bàn luận và kiến nghị


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu/
báo cáo

Tác giả/ nguồn


Nội dung chính
1. Phân tích thị trường xây dựng Việt Nam

Ngành xây
dựng Việt Nam

Vị thế ngành
trong khu vực
và 1 số ưu thế
Báo cáo phân
tích ngành xây
dựng

2. Phân tích các sản phẩm ngành xây dựng
3. Phân tích các công ty đang hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng.
Nhận định từ Công ty
CP Xây dựng 1369

Vị thế ngành xây dựng Việt Nam và một số ưu thế
của ngành trong nước.

ACBS,
Maritime
Securities, BVCS

Phân tích 1 số doanh nghiệp ngành XD và nhận
định sự tăng trưởng cổ phiếu của các công ty
trong năm đến.
1. Giới thiệu và nêu ra vai trò của ngành xây dựng

Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển ngành
xây dựng Việt
Nam

2. Trình bày lịch sử phát triển xây dựng trên thế
giới và phân tích kinh nghiệm phát triển xây dựng
của một số quốc gia điển hình.Từ đó, rút ra được
bài học đối với quá trình phát triển của ngành xây
dựng Việt Nam.
3. Phân tích đánh giá được hiện trạng phát triển của
ngành xây dựng Việt Nam so với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
4. Đánh giá môi trường bên trong và môi trường
bên ngoài của ngành xây dựng Việt Nam.
5. Đề xuất được các nhóm giải pháp góp phần phát
triển ngành xây dựng Việt Nam giai đoạn từ nay
đến năm 2020.

1.2. Những điểm mạnh và điểm yếu của các nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu/ báo cáo

Điểm mạnh

Điểm Yếu


Phân tích đầy đủ về thị
trường, từng ngành và các

công ty đang hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng

Chưa đưa ra được cách khắc phục
điểm yếu và giải pháp góp phần
phát triển ngành xây dựng

Vị thế ngành trong khu
vực và 1 số ưu thế

Đưa ra được ưu thế ngành và
xu hướng phát triển

Chưa đi sâu vào việc nghiên cứu
và phân tích, số liệu sơ sài

Báo cáo phân tích một số
Công ty trong ngành xây
dựng

Phân tích doanh nghiệp hàng
đầu, đề cập đến vấn đề mà
nhiều người quan tâm

Không tìm hiểu về các DN còn lại
nên bài NC còn chưa được đầy đủ

Phát triển ngành Viễn
thông Việt Nam đến năm
2020


Phân tích đầy đủ các chỉ tiêu,
nội dung nghiên cứu

Chưa dự báo về xu hướng phát
triển trong tương lai gần

Ngành xây dựng Việt
Nam

1.3. Những điểm mới của bài nghiên cứu
Khắc phục các hạn chế nêu trên, kết quả nghiên cứu đề tài đã đưa ra được một số điểm
mới sau:
1. Giới thiệu và nêu ra vai trò của ngành xây dựng Việt Nam trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội.
2. Phân tích đánh giá được hiện trạng phát triển của ngành xây dựng Việt Nam.
3. Đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của ngành xây dựng Việt
Nam.
4. Đưa ra nhận định và cách nhìn khách quan về các công ty xây dựng nhóm nghiên
cứu, và kết luận.


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là tổng hợp các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã
qua và hiện nay, cũng như dự đoán tình hình tài chính trong tương lai, giúp cho nhà quản lý đưa ra

các quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được công ty, đồng thời giúp các đối tượng quan tâm
đưa ra các quyết định hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
2.1.1. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính
2.1.2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đối với nhiều
đối tượng sử dụng khác nhau: Bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán
khái quát tình hình tài chính của một thời điểmnhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Cơ cấu
gồm hai phần luôn bằng nhau: Tài sản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên tài sản, gồm nợ phải
trả cộng với vốn chủ sở hữu. Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên
cứu các vấn đề cơ bản sau:


Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó thấy được quy mô
kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty.



Xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không? Cơ cấu vốn có tác động như thế nào đến quá
trình kinh doanh.



Khái quát xác định mức độ độc lập ( hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp.



Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục.




Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính.

2.1.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Là báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo lợi tức - là báo cáo tổng hợp về tình hình và kết
quả kinh doanh, phản ánh thu nhập của kết quả hoạt động tài chính và các hoạt động khác qua một
thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra theo quy định ở Việt Nam báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai
tình hình thực hiện nghĩa vụ doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực hiện thuế
giá trị - VAT. Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét các vấn đề sau:
 Xem xét sự biến động từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm này với năm trước. Đặc biệt
chú ý đến doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
 Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh
doanh của công ty.
2.1.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Còn gọi là báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu kim, là báo cáo tài chính cần thiết không chỉ
đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà cón là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối lượng


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động
tài chính. Nói cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ ra các hoạt động tạo ra tiền, lĩnh vực nào sử dụng
tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để hiệu quả cao nhất, tối
thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.
2.1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính.
Là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết nhưng nội dung thay
đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính không thể hiện hết
được.

2.2 PHƯƠNG THỨC NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu


Các báo cáo tài chính của công ty Vinaconex, Coteccons, Hòa Bình

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu


Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của công ty.

2.2.3. Phương thức phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương thức so sánh.
Phương thức so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả và xác định xu hướng biến động của các
chỉ tiêu phân tích cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Trong bài phân tích báo cáo tài chính, chủ yếu em sử dụng phương pháp để phân tích theo chiều
dọc và phân tích theo chiều ngang.


Phân tích theo chiều dọc: Nhằm xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể

quy mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể.


Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên cùng

một hàng trên báo cáo tài chính. Qua đó thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu.
2.2.3.2 Phương pháp liên hệ cân đối.
Đó là mối liên hệ cân đối giữa tổng số tài sản và nguồn vốn hình thành từ tài sản; giữa thu
chi, và kết quả; giữa mua sắm và sử dụng tài sản... Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, ta sẽ xác

định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân
tích.
2.2.3.1 Chỉ số thanh toán
Chỉ số thanh toán hiện hành
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói
chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp
khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành
quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt
vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là
không cao.


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

Công thức tính:
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh
khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra
vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
Công thức tính:
Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
Chỉ số tiền mặt
Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp
ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao
nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả.
Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại)/ Nợ ngắn hạn
Chỉ số dòng tiền từ hoạt động

Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ
số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà
sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn
đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có
được từ hoạt động
Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn
Chỉ số vòng quay các khoản phải thu
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối
với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ
càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì
có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh
nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt
giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có
thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình
Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm
trước và các khoản phải thu năm nay)/2
Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số
ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng
Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay
hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ
đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo
cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao


Nhóm:


GVHD: Hồ Tấn Tuyến

cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị
trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh
giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có
thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để
đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình
Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho
năm nay)/2
Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho
Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.
Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế
nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín
dụng của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân
Trong đó:
Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn kho đầu
kỳ
Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2
Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả
Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả
2.2.3.2 Chỉ số hoạt động
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính
ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản trung bình
Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước + tổng tài sản hiện

hành)/2
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE)
Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi.
ROCE = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước +
vốn cổ phần thường hiện tại)/2
Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại) /
2


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC - Return on Total Capital)
Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được
định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). Chỉ số này đo
lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ
ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình
2.2.3.3 Hiệu quả hoạt động
Vòng quay tổng tài sản
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản.
Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo
ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng
quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình
Vòng quay tài sản cố định

Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính
cho tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình
Vòng quay vốn cổ phần
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốncổ
phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô
la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.
Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình
2.2.3.4 Chỉ số rủi ro
Tỷ số nợ trên tổng vốn
Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Tỷ số nợ trên
vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và và do đó làm cho
công ty trở nên rủi ro hơn.
Nợ trên tổng vốn = Tổng nợ/ Tổng vốn
Trong đó:
Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Tổng vốn = Tổng nợ + Tổng vốn chủ sở hữu.
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
Nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ/ Tổng vốn cổ phần
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảo thanh
toán và được đo lường:
Khả năng thanh toán lãi vay = Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)/ Lãi vay
Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến


Trong doanh nghiệp ngoài lãi vay thì còn một số chi phí tài chính cố định khác như chi
phí thuê tài chính, thuê hoạt động,...
Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định = Thu nhập trước các chi phí tài chính
cố định/ Chi phí tài chính cố định
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay
Dòng tiền hoạt động điều chỉnh được định nghĩa là dòng tiền hoạt động + chi phí tài chính cố
định + thuế phải trả
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay = Dòng tiền hoạt động điều chỉnh/ Chi phí lãi vay
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định = Dòng tiền hoạt động điều
chỉnh / Chi phí tài chính cổ định
Chỉ số chi tiêu vốn
Chỉ số này cho biết thông tin bao nhiêu tiền mặt được tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp sẽ
được để lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của chi tiêu vốn để phục vụ cho các khoản
nợ của công ty. Nếu chỉ số này bằng 2, có nghĩa là công ty đang hoạt động bằng 2 lần so với
những gì nó thật sự cần để tái đầu tư cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, phần thặng dư có thể
được phân bổ để trả bớt nợ.
Chỉ số chi tiêu vốn = Dòng tiền hoạt động/ Chi tiêu vốn.
Chỉ số dòng tiền với nợ
Chỉ số này cung cấp thông tin cho biết bao nhiêu tiền mặt của công ty tạo ra từ hoạt động có
thể được sử dụng để trả tổng nợ.
Chỉ số dòng tiền so với nợ = Dòng tiền từ hoạt động/ Tổng nợ

Chương 3: PHÂN TÍCH SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG.


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến


* Tổng quan ngành Xây dưng,
Ngành xây dựng là ngành có mức tăng trưởng bền vững hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn và
cơ cấu tăng trưởng GDP của cả nước. Theo tổng cục thống kê, trong năm 2016 ngành xây dựng có
mức tăng trưởng khá với mức tăng 10.1% và đóng góp 0.6 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng
kinh tế của cả nước.
Với vị thế của một ngành luôn tăng trưởng trong những năm gần đây và có tốc độ tăng trưởng
đứng thứ 3 trong khu vực châu Á năm 2015 (theo thống kê của ngành xây dựng Việt Nam) và vẫn
tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016, Ngành Xây dựng Việt Nam có triển vọng phát triển rất lớn
trong các năm tới. Cụ thể, ngành xây dựng đang có rất nhiều thuận lợi:
Thứ nhất, số lượng nhà thầu xây dựng của Việt Nam hiện nay của Việt Nam là rất lớn. Theo số
liệu ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), hiện Việt Nam có khoảng
150.000 nhà thầu xây dựng, trong đó có khoảng 2.000 nhà thầu cỡ lớn và vừa. Tính trung bình cứ
2.2km2 có một nhà thầu xây dựng này chứng tỏ thị trường xây dựng tại Việt Nam đang diễn ra sôi
động và có nhiều dự án đang triển khai.
Thứ hai, Nguồn lực phục vụ ngành dồi dào. Hiện nay, nguồn lực con người ngành xây dựng
hiện Việt Nam có khoảng 9.000 kỹ sư/triệu dân, gấp 3 lần so với mức bình quân của thế giới là
3.000 kỹ sư/triệu dân. Các kỹ sư xây dựng Việt Nam được đào tạo khá bài bản và có trình độ cao,
đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường hiện nay. Ngoài ra nhiều công ty còn cử các kỹ sư đi học
tập tại nước ngoài và học hỏi kinh nghiệm từ phía đối tác nước ngoài, sau đó tiếp thu trình độ công
nghệ và kỹ năng từ phía đối tác áp dụng thực tiễn tại Việt Nam. Do đó chất lượng các công trình
ngày càng có chất lượng cao hơn, thời gian thi công ngắn hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có đội
ngũ công nhân dồi dào,có tay nghề cao, có trình độ làm việc khá tốt, chịu được áp lực công việc
cao, nên có thể đảm bảo được tiến độ các công trình.
Thứ ba, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào ngành xây dựng Việt Nam lớn. Mỗi năm có từ 4050% nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng ước đạt 4-5 tỷ USD/năm, chưa kể
đến các công ty trong nước cũng đầu tư xây dựng và khai thác lĩnh vực ngày, làm cho ngành xây
dựng ngày càng phát triển. Hiện nay, Giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2016 theo giá hiện hành
ước đạt khoảng 1.089,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2015 đạt 104% kế hoạch năm. Mỗi
năm ngành xây dựng đều tăng trưởng trên 10%, như vậy dự kiến đến năm 2021 quy mô thị trường
xây dựng Việt Nam sẽ đạt 14 tỷ USD.
Thứ 4, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quản lý trong đầu tư xây dựng và xây

dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho ác doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nhà nước còn công
bố định hướng, kế hoạch phát triển ngành xây dựng trong những năm tiếp theo để giúp các doanh
nghiệp có định hướng cho sự phát triển của mình.
Như vậy, ngành xây dựng giao đoạn 2017-2021 có triển vọng phát triển rất lớn, các doanh
nghiệp trong ngành xây dựng cần chuẩn bị thật tốt về nguồn lực kinh tế và con người để có thể
đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Riêng đối với lĩnh vực xây Dựng Dân Dụng trong thời gian tới sẽ được hỗ trợ bởi Luật Nhà Ở
(sửa đổi) 2014. Cụ thể, Luật Nhà Ở 2014 cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam, dự
kiến sẽ là lực đẩy quan trọng trong trong thị trường Bất Động Sản Việt Nam. Hiện tại, theo ước tính


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

chỉ có khoảng 500/80.000 người nước ngoài ở Việt Nam sở hữu nhà. Do đó, việc nới lỏng chính
sách này có khả năng sẽ tạo nên lực cầu lớn trong phân khúc nhà cao cấp.
Bên cạnh đó, việc ra đời của gói tín dụng 30.000 tỷ có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình
khó khăn của ngành BĐS trong giai đoạn 2013-2014. Nó cũng đã mở ra một hướng đi mới giải tỏa
những khó khăn trong ngành vào thời điểm đó. Hiện tại có khoảng 91 dự án nhà ở xã hội (NOXH)
đang được triển khai với tổng mức đầu tư 28.500 tỷ, trong đó bao gồm 55.830 căn hộ chuyển đổi
từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Tính tới năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 4,2 triệu người lao động có nhu cầu về nhà ở tương
đương với nhu cầu khoảng 33,6 triệu m2. Trong đó, theo ước tính nước ta sẽ cần khoảng 430.000
căn hộ cho người có thu nhập thấp, tương ứng với 17,8 triệu m2 và vốn đầu tư khoảng 100.000120.000 tỷ.
Tình hình kinh tế nước ta ngày càng được cải thiện, cũng với sự hỗ trợ của chính phủ từ việc hạ
lãi suất cơ bản và các chính sách kích cầu. Tình hình thị trường BĐS đã bắt đầu ấm lên vào thời
điểm cuối năm 2014 và dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục trong các năm tiếp theo. Do đó, các công
ty BĐS hiện tại đang triển khai các như án lớn như Vinhome Tân Cảng, Đại Quang Minh và một
số dự án đang khởi động như dự án Lotte Smart Complex (2 tỷ USD), Amata City – Long Thành

(530 triệu USD) và Hà Nội West Gate – Kepple Land (140 triệu USD).
Đối với lĩnh vực xây Dựng Công Nghiệp, lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất
luôn chiểm tỷ trong cao nhất trong cơ cấu vốn FDI (40-50%), tương đương với lượng giải ngân
trung bình 4-5 tỷ USD/năm. Hiện tại, nước ta đang tham gia đàm phán 6 hiệp định FTAs mới, trong
đó có TPP, cùng với những cải thiện về hệ thống logistics và môi trường kinh doanh. Do đó, triển
vọng của ngành xây dựng công nghiệp được đánh giá khả quan trong những năm tới.
Trong năm 2014, một số dự án công nghiệp quan trọng được triển khai bao gồm dự án Samsung
CE Complex tại Khu Công Nghệ Cao HCM (1,4 tỷ USD), dự án của Samsung Display tai Bắc Ninh
(1 tỷ USD) và dự án của công ty Texhong Ngân Hà tại Quảng Ninh (300 triệu USD). Trong năm
2015, các doanh nghiệp FDI dự kiến sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án quan trọng như dự án mở
rộng nhà máy LG (2 tỷ USD) và dự án Wintek mở rộng ở Bắc Giang (1,12 tỷ USD).
Triển vọng của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được đánh giá khả quan trong thời gian tới.
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 40% số lượng đường bộ trong hệ thống giao thông có chất
lượng thấp và rất thấp. Do đó, lượng vốn ước tính cần cho việc nâng cấp hệ thống đường bộ sẽ đạt
48-60 tỷ USD cho đến năm 2020, tương đương với nhu cầu đầu tư hàng năm vào khoảng 202.000
tỷ VNĐ/năm.
Mặc dù thị trường bất động sản đã sôi động trở lại, các quy định Pháp luật mới đã tạo cơ chế
thông thoáng hơn để kích cầu thị trường bất động sản phát triển, nhưng những nguy cơ tiềm tàng
về một cuộc khủng hoảng mới cũng không thể loại trừ. Rất nhiều dự án có quy mô lớn được triển
khai đồng loạt càng làm tăng khả năng về sự hình thành của một bong bóng bất động sản mới khi
lượng hàng tồn kho có thể tăng cao, khả năng thanh toán của một số chủ đầu tư vẫn còn là một dấu
chấm hỏi. Bất kỳ sự giảm tốc đột ngột hoạt động đầu tư hoặc tạm ngưng dự án đều ảnh hưởng tới
việc hoàn thành kế hoạch doanh thu và thu hồi công nợ đối với các Công ty xây dựng.


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

1. NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TY VINACONEX.

1.1 Tổng quan về công ty Vinaconex.
1.1.1 Sơ lược về công ty Vinaconex.
* 27/9/1988: Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài
Quản lý hơn 13.000 cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở các nước Bungaria, Nga,
Tiệp Khắc, Liên Xô cũ, Iraq.
* 10/8/1991: Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam
Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động.
* 20/11/1995: Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam.
Hoạt động đa doanh trong các lĩnh vực như xây lắp (gồm xây lắp các công trình dân dụng, công
nghiệp, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước và môi trường, v.v.); xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật
tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài; đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất xây dựng và các ngành kinh tế khác;
* 01/12/2006: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam.
Là Tổng công ty nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ, hoạt
động đa doanh trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuât nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các
ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động
ra nước ngoài.
* 05/9/2008: Cổ phiếu của Tổng công ty VINACONEX (mã VCG) chính thức niêm yết
trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Hiện nay, VINACONEX có trên 40 đơn vị đầu mối trực thuộc, tham gia vào 5 công ty liên
doanh và 14 công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên khắp mọi miền của đất nước. Đội
ngũ cán bộ công nhân viên của VINACONEX lên tới hơn 40.000 người gồm nhiều cán bộ, kỹ sư,
chuyên gia, công nhân viên đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và
giàu kinh nghiệm.
Theo định hướng phát triển kinh doanh dài hạn, VINACONEX sẽ tập trung phát triển trên hai
lĩnh vực chính vốn là thế mạnh và có lợi thế cạnh tranh cao của Tổng công ty là xây dựng và đầu
tư kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, VINACONEX vẫn tiếp tục cùng với các đơn vị thành
viên, công ty liên doanh, liên kết tham gia vào các hoạt động kinh doanh đa dạng như sản xuất công
nghiệp và vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động, thương mại
dịch vụ, đầu tư tài chính, giáo dục – đào tạo và nhiều lĩnh vực khác

1.1.2. Những kết quả đạt được.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
VINACONEX luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Thực hiện phương châm đa dạng hóa kinh
doanh, đa dạng hóa sản phẩm Tổng Công ty VINACONEX đã tận dụng mọi thế mạnh của mình
nhằm phấn đấu xây dựng Tổng Công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước. Với tốc
độ tăng trưởng nhanh, từ 20% - 25% trong những năm qua, giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi
nhuận cũng như các khoản nộp ngân sách ngày càng tăng, đời sống CBCNV ngày càng được cải
thiện.


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

Danh hiệu anh hùng lao động:
Giải thưởng "Thương hiệu mạnh" của Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Cúp vàng hội nhập:
1.2 Phân tích Báo Cáo Tài Chính công ty Vinaconex từ năm 2013 – 2016.
1.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán.
1.2.1..1 Phân tích cơ cấu tài sản.


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

BẢNG 01: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY VINACONEX TỪ NĂM 2013 – 2016.
TT

Chỉ tiêu


I

TÀI SẢN NGẮN HẠN

1

Tiền và tương đương tiền

2

Các khoản ĐT tài chính NH

3

Năm 2013
TT
ST
(%)
12.928
56,3

Năm 2014
TT
ST
(%)
12.361
54,2

Năm 2015

TT
ST
(%)
10.423
50,3

Năm 2016
TT
ST
(%)
12.619
55,3

CL 2013 – 2014
TL
ST
(%)
-567
-4,4

CL 2014 – 2015
TL
ST
(%)
-1.937
-15,7

CL 2015 - 2016
TL
ST

(%)
2.195
21,1

1.111

4,8

1.479

6,5

1.513

7,3

1.603

7,0

368

33,1

34

2,3

90


6,0

41

0,2

160

0,7

522

2,5

1.386

6,1

119

287,8

362

226,7

863

165,3


Các khoản phải thu NH

5.713

24,9

5.819

25,5

5.333

25,7

5.311

23,3

107

1,9

-487

-8,4

-22

-0,4


4

Hàng tồn kho

5.431

23,7

4.291

18,8

2.761

13,3

4.066

17,8

-1.140

-21,0

-1.530

-35,7

1.305


47,3

5

Tài sản NH khác

632

2,8

612

2,7

295

1,4

253

1,1

-20

-3,2

-317

-51,8


-42

-14,1

II

TÀI SẢN DÀI HẠN

10.025

43,7

10.461

45,8

10.306

49,7

10.182

44,7

436

4,4

-155


-1,5

-124

-1,2

1

Các khoản phải thu dài hạn

296

1,3

354

1,5

1.989

9,6

1.775

7,8

58

19,5


1.636

462,7

-214

-10,8

2

Tài sản cố định

5.025

21,9

5.031

22,0

3.436

16,6

3.399

14,9

6


0,1

-1.595

-31,7

-37

-1,1

3

Bất động sản đầu tư

990

4,3

1.217

5,3

1.166

5,6

1.708

7,5


227

22,9

-51

-4,2

542

46,5

4

Tài sản dở dang dài hạn

1.953

9,4

1.627

7,1

-326

-16,7

5


Đầu tư tài chính dài hạn

6

Tài sản dài hạn khác

7

Lợi thế thương mại
TỔNG TÀI SẢN

3.440

15,0

3.576

15,7

1.465

7,1

1.332

5,8

136

3,9


-2.112

-59,0

-133

-9,0

272

1,2

269

1,2

298

1,4

342

1,5

-3

-1,1

29


10,7

44

14,8

2

0,01

15

0,1

13

605,0

-15

-100,0

22.953

100

22.822

100


-131

-0,6

-2.092

-9,2

2.071

10,0

20.730

100

22.801

100


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản giúp đánh giá được sự biến động của các bộ phận
cấu thành nên tài sản nhằm thấy được trình độ sử dụng vốn, việc phân bổ và quản lý có hợp lý hay
không để từ đó có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Quá trình phân tích tình hình
tài sản được bắt đầu bằng việc phân tích khái quát sự tăng giảm về tài sản của Công ty nhằm thấy

được biến động về quy mô tài sản.
* Tổng tài sản của Công ty qua các năm có sự biến động, cụ thể trong giai đoạn 2013 - 2014 tỷ
lệ giảm 0,6% tương ứng với mức giảm 131 tỷ đồng, giai đoạn 2014 - 2015 con số đó tiếp tục giảm
với mức giảm 9,2% tương ứng với 2.092 tỷ đồng, tuy nhiên đến 2015 – 2016 thì lại tăng mạnh 10%
khiến tổng tài sản đạt 22.801 tỷ đồng (giảm nhẹ so với 2013). Trong 4 năm vừa qua, Công ty
Vinaconex đang có sự tái cấu trúc mạnh mẽ, điều này khiến cho quy mô Công ty trong 4 năm không
thay đổi quá nhiều.
- Tài sản lưu động có sự biến động nhưng vẫn giữ tỷ trọng khoảng trên 50% so với tổng tài sản,
cụ thể trong giai đoạn 2013-2014, tỷ lệ giảm là 4,4% tương ứng với 567 tỷ đồng, còn giai đoạn
2014 – 2015, tỷ lệ này tiếp tục giảm 15,7% tương ứng với mức giảm -1.937 tỷ đồng, đến 2015 –
2016 thì TSLĐ tăng trưởng trở lại với mức tăng 21,1%. Với mức thay đổi có sự biến động như vậy,
nên TSNH luôn duy trì ở mức trên 50% so với tổng tài sản. Từ đó, ta có thể yên tâm về tính thanh
khoản của Công ty là tốt
+ Tiền & các khoản tương đương tiền của Công ty: cho tới thời điểm năm 2012 là 1.111 tỷ
đồng, thì đến năm 2016 thì khoản mục này tăng lên 1.603 tỷ đồng. Với lượng tiền mặt mà Vinaconex
nắm giữ như vậy đã giúp Cty xoay vòng thực hiện các dự án công trình và đầu tư cũng như hoạch
định dòng tiền.
+ Đầu tư ngắn hạn cũng tăng lên ở giai đoạn 2013-2016, tăng nhanh với mức tăng đột biến luôn
ở 3 con số. Sự tăng rất nhanh của khoản mục này, bắt nguồn từ việc có sự thay đổi lớn trong chế độ
hạch toán kế toán của Công ty rõ ràng nhất là sau 2015 thông tư kế toán mới được áp dụng, ngoài
ra từ 2013 đến 2014 thì Công ty đã đầu tư CK nên có mức tăng trưởng mạn giai đoạn này. Tuy
nhiên, nhìn nhận chung nhất thì khoản mục này của Công ty vào năm 2016 thì chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong đầu tư ngắn hạn là khoản mục tiền gửi có kỳ hạn và đầu tư vào các công ty liên doanh
liên kết. Điều này, về lâu dài sẽ đem lại doanh thu tài chính cho Công ty, cũng như mục tiêu tái cấu
trúc Công ty trong giai đoạn này.
+ Các khoản phải thu của Công ty của giai đoạn này có xu hướng giảm từ mức 5.713 tỷ đồng
xuống còn 5.311 tỷ đồng. Ở đây, khoản phải thu của Cty xuất phát từ các khoản công nợ từ các
CĐT của các công trình mà Vinaconex thi công xây dựng, ngoài ra là công nợ từ công ty thành viên
và công ty liên kết của Vinaconex.
+ Hàng tồn kho của Công ty ở thời kỳ này cũng có sự biến động mạnh nhưng vẫn có xu hướng

giảm dần (giảm từ 5.431 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 4.066 tỷ đồng năm 2016), tỷ trọng của khoản
mục này chỉ còn chiếm 17,8% năm 2016. Sự biến động này là do nhờ vào năng lực quản lý, thi
công cũng như giàu kinh nghiệm trong ngành đã giúp Công ty hoàn thành các công trình đúng và
sớm tiến độ, ngoài ra HTK năm 2016 có sự tăng mạnh là do TT BĐS ấm lên nên Công ty bắt đầu
triển khai các dự án đầu tư của mình dẫn đến HTK tăng, tuy nhiên khoản mục này vẫn chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng tài sản của Cty.


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

+ Ngoài ra, tài sản ngắn hạn khác của Cty đang có xu hướng giảm mạnh và chiếm tỷ trọng
không lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty (chỉ chiếm 1,1% năm 2016).
- Cũng như TSNH, tài sản dài hạn của Công ty từ năm 2013 – 2016 có sự thay đổi nhưng không
lớn do Công ty đang trong thời gian tái cấu trúc toàn diện, TSDH trong giai đoạn này của Vinaconex
có sự tăng nhẹ từ 10.025 tỷ đồng lên 10.182 tỷ đồng. Với mức tăng nhẹ này đã khiến tỷ trọng tài
sản dài hạn Công ty đã chỉ tăng từ 43,7% lên mức 44,7%.
+ Tài sản cố định giảm qua các năm và cũng như một số khoản mục trên thì từ năm 2014 trở về
trước thì khoản mục này được hạch toán theo chế độ kế toán cũ và đến 2015 trở sau sau thì hạch
toán theo thông tư mới nên khoản mục này có sự thay đổi đột biến, lý do cũng do Vinaconex phát
triển theo mô hình Công ty mẹ và các công ty con điều này khiến cho một số khoản mục có sự thay
đổi giữa 2 năm thay đổi chế độ kế toán. Từ 2015 – 2016, TSCĐ Vinaconex có mức giảm nhẹ 1,1%
điều này là do Công ty trong giai đoạn tái cấu trúc, Vinaconex đầu tư TSCĐ mới để thi công trong
năm này nên giá trị khấu hao cũng lớn, nhưng về lâu dài sẽ tốt khả năng đầu thầu và chi phí của
Công ty.
+ Còn các khoản đầu tư tài chính dài hạn đã giảm xuống mạnh trong giai đoạn này (giảm từ
3.440 tỷ đồng xuống còn 1.332 tỷ đồng). Công ty đã giảm đầu tư vào các Cty con và liên kết cũng
như công ty ngoài ngành, giai đoạn này chủ trương của Công ty là tái cấu trúc và thoái vốn nên
khoản mục này liên tục giảm mạnh qua các năm.

+ Các khoản phải thu dài hạn khác: Đây là khoản mục vô cùng rủi ro, tuy nhiên lại tăng mạnh
và chiếm tỷ trọng khá cao so với tiền mặt (chiếm 7,8%). Việc tăng mạnh này là do khoản phải thu
dài hạn ở các công ty thành viên, liên kết của Vinaconex điều này gây hưởng rất lớn đến việc hoạt
động, tuy nhiên công ty cũng đã trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, các khoản nợ khó đòi
Vinaconex đang tích cực thu hồi triệt để.
+ Ngoài ra, các khoản mục như bất động sản đầu tư, tài sản dài hạn khác, lợi thế thương mại
cũng có sự biến động do thay đổi trong chế độ kế toán hiện hành, một số được chuyển từ TSCĐ
qua tuy nhiên các khoản mục này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản nên không gây nhiều
ảnh hưởng đến Cty.
1.2.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của Công ty từ
các nguồn khác nhau. Điều này thể hiện khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính, mức độ độc lập cũng
như tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Để thấy rõ sự tăng giảm của nguồn vốn tại
công ty giai đoạn 2013 – 2016.


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

BẢNG 02: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2013 - 2016
TT

Chỉ tiêu

Năm 2013
TT
ST
(%)


Năm 2014
TT
ST
(%)

Năm 2015
TT
ST
(%)

Năm 2016
TT
ST
(%)

CL 2013 – 2014
TL
ST
(%)

CL 2014 – 2015
TL
ST
(%)

CL 2015 - 2016
TL
ST
(%)


I

NỢ PHẢI TRẢ

15.829

69,0

15.549

68,1

13.402

64,6

15.346

67,3

-279

-1,8

-2.148

-13,8

1.945


14,5

1

Nợ ngắn hạn

10.645

46,4

10.269

45,0

9.887

47,7

10.680

46,8

-377

-3,5

-382

-3,7


793

8,0

1.1

Phải trả người bán ngắn hạn

2.443

10,6

2.546

11,2

2.439

11,8

2.875

12,6

103

4,2

-107


-4,2

436

17,9

1.2

Người mua trả tiền trước
ngắn hạn

2.096

9,1

2.276

10,0

1.710

8,3

2.039

8,9

179

8,6


-565

-24,8

329

19,2

1.3

Thuế và các khoản PNNN

492

2,1

419

1,8

422

2,0

298

1,3

-74


-15,0

4

0,9

-125

-29,5

1.4

Phải trả người lao động

188

0,8

181

0,8

144

0,7

179

0,8


-7

-3,8

-37

-20,5

35

24,3

1.5

Chi phi phải trả ngắn hạn

755

3,3

773

3,4

1.104

5,3

1.132


5,0

19

2,5

330

42,7

28

2,6

1.6

Doanh thu chưa thực hiện
ngắn hạn

185

0,9

205

0,9

21


11,2

1.7

Phải trả ngắn hạn khác

1.745

7,6

1.566

6,9

1.609

7,8

1.459

6,4

-179

-10,3

43

2,7


-150

-9,3

1.8

Vay và nợ thuê tài chính
ngắn hạn

2.894

12,6

2.481

10,9

2.246

10,8

2.447

10,7

-413

-14,3

-235


-9,5

201

8,9

1.9

Dự phòng phải trả ngắn hạn

3

0,01

3

0,02

7

0,04

30

0,1

22

297,8


1.10

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

28

0,1

23

0,1

21

0,1

17

0,1

-5

-17,7

-2

-10,2

-4


-19,3

5.183

22,6

5.281

23,1

3.514

17,0

4.666

20,5

97

1,9

-1.766

-33,4

1.151

32,8


-8

-8,5

-81

-100,0

1

2,0

124

252,3

818

473,1

12

15,5

413

42,8

-11


-86,5

-78

-3,7

2

Nợ dài hạn

2.1

Phải trả người bán dài hạn

89

0,4

81

0,4

2.2

Phải trả dài hạn khác

48

0,2


49

0,2

2.3

Chi phí phải trả dài hạn

2.4

Doanh thu chưa thực hiện dài
hạn

2.5

Phải trả dài hạn khác

2.6

Vay và nợ thuê tài chính dài
hạn

1.241

3.595

5,4

15,7


1.329

3.592

5,8

15,7

173

0,8

991

4,3

78

0,4

90

0,4

966

4,7

1.380


6,1

13

0,1

2

0,01

2.071

10,0

1.994

8,7

185

78
88

7,1

-362

-27,3


13
-4

-0,1

-1.520

-42,3


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến
Năm 2013
TT
ST
(%)

Năm 2014
TT
ST
(%)

TT

Chỉ tiêu

2.7

Thuế thu nhập hoãn lại phải

trả

1,6

0,01

1,5

0,01

2.8

Dự phòng phải trả dài hạn

205

0,9

210

0,9

2.9

Quỹ phát triển KHCN

3

0,01


4

2.10

Dự phòng trợ cấp mất việc
làm

1

0,003

Năm 2015
TT
ST
(%)

Năm 2016
TT
ST
(%)

CL 2013 – 2014
TL
ST
(%)

CL 2014 – 2015
TL
ST
(%)


-0,1

-5,0

-2

-100

5

2,3

2

1,0

0,02

1

28,8

-4

-100

15

0,1


14

2047,9

-15

-100

212

1,0

209

0,9

CL 2015 - 2016
TL
ST
(%)

-3

-1,5

II

VỐN CHỦ SỞ HỮU


5.645

24,6

5.804

25,4

7.328

35,4

7.455

32,7

159

2,8

1.524

26,3

127

1,7

1


Vốn chủ sở hữu

5.394

23,5

5.551

24,3

7.073

34,1

7.293

32,0

157

2,9

1.522

27,4

220

3,1


1.1

Vốn góp của chủ sở hữu

4.417

19,2

4.417

19,4

4.417

21,3

4.417

19,4

1.2

Thặng dư vốn cổ phần

355

1,5

355


1,6

355

1,7

355

1,6

1.3

Vốn khác của chủ sở hữu

8

0,03

8

0,03

4,48

0,02

4,49

0,02


-3

-41,0

0,01

0,2

1.4

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

6,3

0,03

6,7

0,03

1.5

Quỹ đầu tư phát triển

458

2,0

453


2,0

-0,3

-0,1

1.6

Quỹ dự phòng tài chính

102

0,4

102

0,4

3,33

0,01

3,29

0,01

3,3

0,02


3

45

0,2

206

0,9

347

1,7

1.431
255

1.7
1.8
1.9
2
III

Quỹ khác thuộc vốn chủ sở
hữu
Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
Lợi ích cổ đông không kiểm
soát
Nguồn kinh phí và các quỹ

khác
LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ
TỔNG NGUỒN VỐN

251

1,1

253

1,1

1.479

6,4

1.468

6,4

22.953

100

22.822

100

515


20.730

0,4

5,7

-7

-100,0

-4

-0,9

61

13,5

0,1

0,1

-102

-100,0

0,01

-0,04


-1,1

0,01

0,4

-0,1

-3,0

505

2,2

161

357,6

142

69,0

158

45,4

6,9

1.493


6,5

63

4,4

1,2

162

0,7

-94

-36,7

2.071

10,0

2,5

100

514

22.801

2,3


100

1.431
2

0,8

2

0,8

-11

-0,7

-1.468

-100,0

-131

-0,6

-2.092

-9,2


Nhóm:


GVHD: Hồ Tấn Tuyến

- Nợ phải trả của Vinaconex qua năm không có quá nhiều sự biến động, nhìn vào Bảng 02 ta
có thể thấy năm 2013, NPT là 15.829 tỷ đồng chiếm 69%, sang năm 2016 là 15.346 tỷ đồng chiếm
67,3%. Năm 2013 – 2015, qua 3 năm NPT của Vinaconex có mức giảm lần lượt là 1,8% và 13,8%
đến năm 2016 thì tăng nhanh 14,5%. Qua đó, có thể thấy rõ tuy nợ phải trả có sự biến động nhưng
vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty điều này gây áp lực không hề nhỏ (như
chi phí vay hay áp lực đảm bảo vốn lưu động) đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.
+ Nợ ngắn hạn của Cty qua các năm có sự thay đổi nhưng không quá lớn, từ 10.645 tỷ đồng
năm 2013 (chiếm 46,4%) đã tăng lên 10.680 tỷ đồng (chiếm 46,8%) năm 2016. So với Nợ phải trả,
thì năm 2013 nợ ngắn hạn chiếm 67,3% so với tổng nợ phải trả thì đến năm 2016 tăng lên mức
69,6% so với NPT. Nguyên nhân, do Cty có khoản vốn chiếm dụng khá lớn như khoản nợ phải trả
người bán và người mua trả tiền trước tăng đều qua các năm và đến năm 2016 chiếm tỷ trọng 21,6%
so với tổng NV, chi phí phải trả cũng có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng nguồn
vốn (chiếm 5% năm 2016), khoản mục có sự thay đổi tốt nhất của Vinaconex là khoản vay ngắn
hạn với mức giảm khoảng hơn 400 tỷ đồng từ 2013 đến 2016, điều này khiến áp lực trả lãi vay ngắn
hạn của Công ty giảm xuống đáng kể. Ngoài ra, các khoản chi cho các quỹ khen thưởng, dự phòng
phải trả, doanh thu chưa thực hiện NH là nguyên nhân làm gia tăng nguồn nợ ngắn hạn của Cty. Vì
Công ty thuộc ngành Xây dựng nên TS NH chiếm tỷ trọng lớn không có gì ngạc nhiên, các khoản
chiếm dụng vốn tăng ở đây chủ yếu là các công ty liên kết và nhà cung cấp, đối tác lâu năm của
Công ty vì thế đã giảm được chi phí lãi vay. Ngoài ra, nhờ thương hiệu manh Công ty chứng tỏ
được uy tín của mình đối với khách hàng và đối tác.
+ Nợ dài hạn của công ty có xu hướng qua 4 năm, từ 5.183 tỷ đồng (22,6%) giảm còn 4.666 tỷ
đồng (20,5%) năm 2016 và chiếm tỷ lệ không quá lớn so với nợ ngắn hạn trong tổng NPT. Nợ dài
hạn giảm xuất phát từ việc các khoản nợ vay ngân hàng của Công ty giảm mạnh qua các năm từ
mức 3.595 tỷ đồng xuống 1.994 tỷ đồng. Công ty đang cố gắng giảm áp lực về nợ trong dài hạn
điều này giúp Công ty chủ động trong tài chính và mở rộng quy mô hoạt động mà không bị áp lực
nợ dài hạn đến hạn.
- Vốn chủ sở hữu của Vinaconex tăng đều qua các năm, ta có thể thấy năm 2013 VCSH là 5.645

tỷ đồng chiếm 24,6%, năm 2016 là 7.455 tỷ đồng chiếm 32,7% và mức tăng ấn tượng từ VCSH của
Công ty là 32% trong 4 năm. Trong VCSH thì vốn cổ phần chiếm tỷ lệ khá cao và không đổi trong
4 năm từ sau đợt phát hành cổ phiếu năm 2013, việc VCSH tăng mạnh như vậy là do LN chưa PP
của Công ty tăng mạnh qua các năm, trong 4 năm LNCPP của Vinaconex tăng 4 con số với mức
tăng mạnh 1024%, ngoài ra việc điều chỉnh khoản mục của việc chế độ thông tư kế toán mới cũng
khiến VCSH Công ty tăng. Từ những yếu tố trên, trong 4 năm qua Cty đã tái cấu trúc và phát triển
thành công, từ mức LN âm trước năm 2014 thì hiện nay Công ty đã có tình hình kinh doanh hiệu
quả hơn.
1.2.1.3. Phân tích cân bằng tài chính.


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

Bảng03: Bảng phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ của Vinaconex từ năm 2013 – 2016 .
2013 - 2014

STT

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Vốn chủ sở hữu


2

NVTT = Nợ Ngắn hạn

3

Nợ dài hạn

4

2016 - 2016

2016
ST

1

2014 - 2105

TL

ST

TL

ST

TL

5.645


5.804

7.328

7.455

159

2,8%

1.524

26,3%

127

1,7%

10.645

10.269

9.887

10.680

-377

-3,5%


-382

-3,7%

793

8,0%

5.183

5.281

3.514

4.666

97,363

1,9%

-1.766

-33,4%

1.151

32,8%

NVTX = Nợ DH + VCSH


10.829

11.085

10.843

12.121

256

2,4%

-243

-2,2%

1.278

11,8%

5

Nguồn vốn

22.953

22.822

20.730


22.801

-131

-0,6%

-2.092

-9,2%

2.071

10,0%

6

Tài sản NH

12.928

12.361

10.423

12.619

-567

-4,4%


-1.937

-15,7%

2.195

21,1%

7

Tài sản DH

10.025

10.461

10.306

10.182

436

4,4%

-155

-1,5%

-124


-1,2%

8

Tỷ suất NVTT

46,38%

44,99%

47,70%

46,84%

-0,01

0,03

-0,01

9

Tỷ suất NVTX

47,18%

48,57%

52,30%


53,16%

0,01

0,04

0,01

10

Tỷ suất VCSH/NVTX

52,13%

52,36%

67,59%

61,50%

0,002

0,15

-0,06


Nhóm:


GVHD: Hồ Tấn Tuyến

Nhìn bảng phân tích, dễ dàng nhận thấy. NVTT của Công ty có có sự biến động qua 4 năm
nhưng vẫn nằm ở mức 45% so với nguồn vốn. Cụ thể, từ 46,38% (năm 2013) đã tăng lên 56,84%
năm 2016 (năm 2015 đã đạt mức 47,7%). Với việc NVTT của Công ty duy trì ở mức trên dưới
10.000 tỷ/năm. Các khoản NVTT của Công ty là các khoản chiếm dụng vốn đối với các đối tác và
các công ty thành viên của Vinaconex. Với uy tín của mình Công ty không bị áp lực thanh toán từ
đối tác và khách hàng.
Đối với NVTX, chỉ tiêu qua các năm có sự biến động nhưng vẫn tăng trưởng và đạt 12.121 tỷ
đồng. Với sự tăng trưởng này đồng nghĩa tỷ suất NVTX chiếm hơn 53% (năm 2016), điều này cho
thấy nguồn tài trợ có tính ổn định và cao, đủ khả năng để tài trợ cho các nhu cầu rất về vốn trong
hoạt động sản xuất king doanh về dài hạn.
Đối với VCSH/NVTX, nhìn bảng có thể thấy NVTX của Công ty là nguồn VCSH với tỷ lệ này
qua 3 năm đều trên 50%. Cho thấy, mức độ sử dụng nguồn vốn này của Công ty là cực cao, điều
này giúp cho Công ty tự chủ về tài chính đề linh hoạt trong hoạt động kinh doanh mà không cần sử
dụng các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, Công ty cần có kế hoạch mới để có thể sử dụng được lợi ích
lá chắn từ thuế mà vốn vay tạo ra.
Bảng 04: Bảng phân tích cân bằng tài chính dài hạn của Công ty Vinaconex từ năm 2013 2016


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

STT Chỉ tiêu
1
2
3
4
5

6

NVTX = Nợ DH + VCSH
Vốn chủ sở hữu
Giá trị tài sản dài hạn
VLĐR
Tỷ suất NVTX/TSDH
Tỷ suất VCSH/TSDH

2013

2014

2015

12.308
7.124
10.025
2.283
1,228
71,1%

12.553
7.272
10.461
2.092
1,200
69,5%

10.843

7.328
10.306
536
1,052
71,1%

2016
12.121
7.455
10.182
1.938
1,190
73,2%

2013 - 2014
ST

245
148
436,168
-191
-0,03
-1,5%

2014 - 2015

TL(%)

2,0
2,1

4,4
-8,4

ST

-1.711
56
-155
-1.556
-0,148
1,6%

2015 - 2016

TL(%)

-13,6
0,8
-1,5
-74,4

ST

1.278
127
-124
1.402
0,138
2,1%


TL(%)

11,8
1,7
-1,2
261,5


Nhóm:

GVHD: Hồ Tấn Tuyến

Nhìn vào bảng phân tích trên có thể nhận thấy rằng, Công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính
dài hạn trong 4 năm vì VLĐR >0 . Từ đó, nhận ra rằng NVTX của Công ty không những tài trợ
hoàn toàn cho TSDH mà còn tài trợ một phần cho TSNH. Tài chính của Công ty là tốt, vì về lâu dài
khi Công ty có thừa TSNH để thanh toán các khoản nợ. Đây là trạng thái cân bằng tài chính được
cho là rất tốt đối với một cty XD. Tình hình cân bằng tài chính về dài hạn của Công ty là cao. Ngoài
ra, VLĐR của Công ty qua các năm xu hướng giảm (sụt giảm mạnh năm 2015) và đạt mức 1.938
tỷ đồng năm 2016. Từ đó, có thể thấy NVTX của Công ty tài trợ cho cả TSDH và TSNH, qua đó
phản ánh được sức khỏe tài chính Công ty là tốt. Tỷ suất VCSH/TSDH của Công ty tăng qua các
năm, cho thấy mức độ an toàn của tài chính Công ty.
Bảng 05: Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn của Vinaconex từ năm 2013 – 2016.
2014 - 2013
TT

Chỉ tiêu

2013

2014


2015

2016

2015 - 2104

1

Các KPT ngắn hạn

5.713

5.819

5.333

5.311

107

TL
(%)
1,9

2

5.431

4.291


2.761

4.066

-1.140

7.752

7.788

7.641

8.234

36

4

Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn (không
vay)
NCVLĐR

3.393

2.323

453


1.144

-1.070

-1.870

691

5

NQR

-1.110

-231

83

795

879

314

711

ST

3


-487

TL
(%)
-8,4

-21,0

-1.530

0,5

-147

2016 - 2015

ST

ST

TL
(%)

-22

-0,4

-35,7

1.305


47,3

-1,9

593

Nhu cầu VLĐR của Công ty biến động qua các năm, nhìn từ 2013 – 2016 thì nó có xu hướng
giảm. HTK của Công ty có xu hướng giảm qua 4 năm, nhưng khoản chiếm dụng vốn của Công ty
lại tăng qua qua các năm. Nguyên nhân VLĐR tăng, chủ yếu HĐKD của Công ty tăng trưởng kéo
theo Công ty phải chiếm dụng vốn từ các Cty con, Cty thành viên và các đối tác cung cấp để tài trợ
cho hoạt động của Công ty. Trong 3 năm, NQR của Công ty có sự thay đổi đáng kể từ mức
1.110 tỷ đồng đã dương trở lại vào năm 2016 với NQR là 795 tỷ đồng. Cho thấy, trạng thái tài chính
ở ngắn hạn của Công ty là rất tốt và khả quan, điều này giúp Công ty không cần phải vay vốn từ
bên ngoài cũng như chịu những áp lực về lãi suất hay thanh khoản.
1.2.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

7,8


×