Tải bản đầy đủ (.docx) (191 trang)

Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

PHÙNG TẤT HỮU

KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

PHÙNG TẤT HỮU

KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 9620115


LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Khôi

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng
danh dự cá nhân rằng bản luận án này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực
trong học thuật.
Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê trong luận án là hoàn toàn trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi cam kết và chịu trách nhiệm về bản quyền hợp pháp đối với công trình này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Tác giả

Phùng Tất Hữu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ XÂY DỰNG NTM VÀ KHAI THÁC

CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG CỦA XÂY DỰNG NTM VÀO PHÁT TRIỂN KTXH
.....................................................................................................................................................11
1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng NTM và khai thác các công trình hạ
tầng của NTM vào phát triển KTXH của các tác giả nước ngoài.............................11
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn và NTM................................. 11
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về khai thác các công trình hạ tầng vào phát triển KTXH
nông thôn......................................................................................................................13
1.2. Tình hình nghiên cứu về xây dựng NTM và khai thác các công trình hạ tầng
của NTM vào phát triển KTXH của các tác giả trong nước...................................16
1.2.1. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng hạ tầng KTXH nông thôn
và xây dựng NTM.........................................................................................................16
1.2.2. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng và khai thác các công trình
hạ tầng vào phát triển KTXH nông thôn........................................................................ 24
1.3. Những kết luận từ những nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu........................................................................................................................27
1.3.1. Những kết luận từ nghiên cứu các công trình về xây dựng NTM và khai thác các
công trình hạ tầng xây dựng NTM.................................................................................27
1.3.2. Những khoảng trống và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu...............................28
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH HẠ
TẦNG CỦA XÂY DỰNG NTM VÀO PHÁT TRIỂN KTXH..................................30
2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý về khai thác các công trình hạ tầng của xây dựng
NTM vào phát triển KTXH..........................................................................................30
2.1.1. Khái niệm về các công trình hạ tầng và khai thác các công trình hạ tầng ở nông
thôn vào phát triển KTXH.............................................................................................30
2.1.2. Đặc điểm, yêu cầu và nội dung của khai thác sử dụng các công trình hạ tầng KTXH
của Chương trình xây dựng NTM..................................................................................34


2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác sử dụng các công trình hạ tầng của Chương
trình xây dựng NTM..................................................................................................... 44

2.1.4. Đánh giá khai thác sử dụng các công trình hạ tầng nông thôn của chương trình xây
dựng NTM....................................................................................................................50
2.2. Cơ sở thực tiễn về khai thác sử dụng các công trình hạ tầng của Chương
trình xây dựng NTM vào phát triển KTXH nông thôn...........................................53
2.2.1. Kinh nghiệm khai thác sử dụng các công trình hạ tầng nông thôn vào phát triển
KTXH nông thôn của một số quốc gia trên thế giới....................................................... 53
2.2.2. Kinh nghiệm khai thác sử dụng hiệu quả các công trình hạ tầng KTXH của một số
địa phương và chương trình cho vùng trong nước.......................................................... 65
2.2.3. Những bài học rút ra từ nghiên cứu các kinh nghiệm khai thác sử dụng các công
trình hạ tầng KTXH của xây dựng NTM trong và ngoài nước vào phát triển KTXH nông
thôn 72
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM VÀO PHÁT TRIỂN KTXH Ở VÙNG ĐBSH
CÁC NĂM 2011-2018..............................................................................................................75
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ĐBSH ảnh hưởng đến xây dựng và
khai thác sử dụng các công trình hạ tầng KTXH của Chương trình xây dựng
NTM vào phát triển KTXH..........................................................................................75
3.2. Đánh giá thực trạng khai thác các công trình hạ tầng của Chương trình xây
dựng NTM vùng ĐBSH giai đoạn 2010 - 2018 vào phát triển KTXH...................82
3.2.1. Khái quát tình hình triển khai Chương trình xây dựng NTM các năm 2011 - 2018
trên phạm vi cả nước.....................................................................................................82
3.2.2. Kết quả xây dựng các công trình hạ tầng KTXH của Chương trình xây dựng NTM
vùng ĐBSH các năm 2011 - 2018..................................................................................85
3.2.3. Thực trạng khai thác các công trình hạ tầng của Chương trình xây dựng NTM vùng
ĐBSH các năm 2011 - 2018 vào phát triển KTXH nông thôn...................................................91
3.2.4. Đánh giá kết quả khai thác sử dụng các công trình hạ tầng KTXH của Chương trình
xây dựng NTM vùng ĐBSH các năm 2011-2017.........................................................131
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH
HẠ TẦNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM VÀO PHÁT TRIỂN KTXH Ở
VÙNG ĐBSH..........................................................................................................................138

4.1. Quan điểm và phương hướng khai thác các công trình hạ tầng của Chương
trình xây dựng NTM vào phát triển KTXH vùng ĐBSH đến 2030.....................138
4.1.1. Quan điểm đẩy mạnh khai thác các công trình hạ tầng của Chương trình xây dựng
NTM vào phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH đến 2030............................................ 138


4.1.2. Phương hướng đẩy mạnh khai thác sử dụng các công trình hạ tầng của Chương trình
xây dựng NTM vào phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH đến năm 2030.....................141
4.2. Các giải pháp đẩy mạnh khai thác các công trình hạ tầng của Chương trình
xây dựng NTM vào phát triển KTXH vùng ĐBSH đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030.................................................................................................................145
4.2.1. Các giải pháp đầu tư và hoàn thiện các công trình hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát
triển KTXH vùng ĐBSH trong giai đoạn phát triển mới...............................................145
4.2.2. Các giải pháp tổ chức quản lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn vào phát
triển KTXH vùng ĐBSH.............................................................................................150
4.2.3. Các giải pháp phát triển KTXH từ khai thác công năng mới của các công trình hạ
tầng nông thôn trong Chương trình xây dựng NTM của vùng ĐBSH...........................158
KẾT LUẬN.......................................................................................................................164
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ..........................166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................167
PHỤ LỤC..........................................................................................................................174


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt


Diễn giải

1

APFC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

2

BĐVHX

Điểm bưu điện văn hóa xã

3

BHYT

Bảo hiểm y tế

4

BGTVT

Bộ Giao thông vận tải

5

CNH, HĐH


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

6

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

7

CSHT

Cơ sở hạ tầng

8

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

9

DN

Doanh nghiệp

10

ĐBSH


Đồng bằng sông Hồng

11

ĐTPT

Đầu tư phát triển

12

HTX, HTXNN

Hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp.

13

KCB

Khám chữa bệnh

14

KTNT

Kinh tế nông thôn

15

KTXH


Kinh tế, xã hội

16

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

17

NN, NT

Nông nghiệp, nông thôn

18

Nxb

Nhà xuất bản

19

NTM, XDNTM

Nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới

20

ODA


Hỗ trợ Phát triển Chính thức (Official Development Assistance)

21

PTNT

Phát triển nông thôn

22

QHSX

Quan hệ sản xuất

23

SPSS

Phần mềm xử lý số liệu (Statistical Package for the Social Sciences)

24

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

25

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

25

TYT

Trạm y tế

27

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations Children's Fund)

28

USD

Đô la Mỹ (United States dollar)

29

WTO

Tổ chức thương mại thế giới ((World Trade Organization)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh vùng ĐBSH năm 2017..........................75
Bảng 3.2: Hiện trạng quỹ đất các tỉnh vùng ĐBSH năm 2017....................................................79

Bảng 3.3: Nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Hồng 2010 - 2016........................................80
Bảng 3.4. Kết quả xây dựng NTM tính đến năm 2017 vùng Đồng bằng sông Hồng................87
Bảng 3.5. Các mô hình quản lý sử dụng các công trình thủy lợi qua kết quả điều tra 4 tỉnh,
thành phố năm 2017-2018..............................................................................................................94
Bảng 3.6: Các mô hình quản lý sử dụng các công trình giao thông qua kết quả điều tra 4 tỉnh,
thành phố năm 2017.......................................................................................................................96
Bảng 3.7: Các mô hình quản lý sử dụng các công trình điện qua kết quả điều tra 4 tỉnh, thành
phố năm 2017-2018........................................................................................................................98
Bảng 3.8: Hình thức tổ chức quản lý, khai thác các công trình bưu chính viễn thông...............99
Bảng 3.9: Hình thức tổ chức quản lý, khai thác nhà văn hóa thôn............................................100
Bảng 3.10: Hình thức tổ chức quản lý nhà văn hóa và các công trình thể thao xã............................101
Bảng 3.11: Hình thức tổ chức quản lý, khai thác chợ nông thôn...............................................102
Bảng 3.12: Hình thức tổ chức quản lý, khai thác các công trình nước sạch.............................104
Bảng 3.13: Các hoạt động khai thác các công trình thủy lợi của hộ nông dân qua kết quả điều
tra năm 2017.................................................................................................................................107
Bảng 3.14. Các hoạt động khai thác các công trình thủy lợi vào phát triển KTXH qua kết quả
điều tra 4 tỉnh, thành phố năm 2017............................................................................................108
Bảng 3.15: Đánh giá hoạt động các công trình thủy lợi của hộ nông dân..............................1089
Bảng 3.16: Khảo sát về các hoạt động khai thác các công trình giao thông của hộ nông dân
qua kết quả điều tra năm 2017.....................................................................................................110
Bảng 3.17: Đánh giá của hộ nông dân về các mức độ đáp ứng của các công trình giao thông
qua kết quả điều tra hộ nông dân năm 2017...............................................................................111
Bảng 3.18: Khảo sát về các hoạt động khai thác các công trình điện của hộ nông dân qua kết
quả điều tra năm 2017..................................................................................................................112
Bảng 3.19: Đánh giá về các hoạt động khai thác các công trình điện của hộ nông dân qua kết
quả điều tra hộ nông dân năm 2017.............................................................................................113
Bảng 3.20: Các hoạt động khai thác các công trình nước sạch nông thôn của hộ nông dân qua
kết quả điều tra năm 2017............................................................................................................123
Bảng 3.21: Một số chỉ tiêu phát triển KTXH các năm 2015-2018...........................................134



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là nước nông nghiệp với 64,26% (Tổng cục thống kê, 2018) dân số sống ở nông
thôn và phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do vậy vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn
(NN, NT), nông dân luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và là một trong những mục tiêu
hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước năm 2010, nông thôn Việt Nam phát triển thiếu quy hoạch và mang tính tự phát cao,
kiến trúc cảnh quan bị phá vỡ, nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một hoặc hủy hoại,
môi trường ô nhiễm. Kết cấu hạ tầng KTXH lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu phát
triển bền vững, đặc biệt là những xã thuộc vùng sâu, vùng xa, các xã giáp biên giới. Quan hệ
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp chậm đổi mới, đời sống người dân còn gặp nhiều khó
khăn, tỷ lệ hộ nghèo 14,2%, chênh lệch giàu nghèo khoảng 13,5 lần (Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững, 2010). Các vấn đề về văn hóa - xã hội - môi trường - y tế
tại nông thôn còn gặp nhiều bất cập, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, hủ tục lạc hậu còn dai
dẳng, an sinh xã hội ở mức thấp, môi trường sống của người dân ô nhiễm. Bên cạnh đó là hệ
thống chính trị cơ sở còn yếu kém về năng lực và trình độ. Một số chương trình, đề án, chính
sách phát triển nông thôn đã được tiến hành nhưng chưa đạt được hiệu quả cao.
Nhận thấy sự cần thiết của việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước phải gắn liền với phát
triển nông thôn, ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg
Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn
2010 - 2020. Với mục tiêu chung là xây dựng nông thôn phát triển toàn diện trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội
ở nông thôn có những yêu cầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng KTXH khác nhau.
Sau 9 năm thực hiện Chương trình trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế
giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, cả nước đã triển khai thực hiện với sự vào
cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của
người dân và đã đạt được kết quả bước đầu khả quan. Đặc biệt, Chương trình xây dựng nông

thôn mới đã huy động gần 3 triệu tỷ đồng cho xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.
Các công trình đó bước đầu đã được khai thác vào phát triển KTXH. Nhờ đó, KTXH nông
thôn bước đầu đã có những chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế. Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, hệ thống chính trị cơ
sở tiếp tục được củng cố, thu nhập


và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Đây có thể coi là một

bước đi

đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong tiến trình xây dựng và phát triển KTXH và khai
thác bước đầu có hiệu quả của hệ thống hạ tầng nông thôn.
Các công trình hạ tầng trong xây dựng NTM đã và đang được xây dựng, xong việc khai thác
chưa được phát huy đầy đủ, gây nên sự lãng phí, mục tiêu xây dựng NTM chưa được thực
thi. Đặc biệt, các kết quả của Chương trình xây dựng NTM, nhất là các công trình về hạ tầng
chưa được khai thác vào phát triển KTXH trên quy mô rộng của các địa phương, chủ yếu là
sự khai thác nhỏ lẻ của các hộ nông dân, nên chưa được phát huy đầy đủ. Vì vậy, hiệu quả
xây dựng NTM chưa cao, mục đích của xây dựng nông thôn chưa đạt được theo mục tiêu
của Chương trình.
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong các vùng có trình độ phát triển cao trong các
vùng kinh tế của cả nước. Nông thôn vùng ĐBSH có nhiều lợi thế để phát triển KTXH, nhất
là huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng NTM. Vì vậy, xây dựng
NTM ở vùng ĐBSH có kết quả cao hơn các vùng khác, mức độ khai thác các kết quả của
xây dựng hạ tầng hội trong xây dựng NTM ở mức độ cao hơn. Tính đến hết tháng 2 năm
2019, vùng ĐBSH đã có 1.448/1779 số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tương đương
81,4%, vượt xa mức bình quân chung cả nước là 46,4% (Văn phòng Chương trình quốc gia
xây dựng NTM, 2019).
Hơn nữa, vùng ĐBSH là nơi có trình độ phát triển KTXH nông thôn khá cao, nơi có sự
chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với

sự gia tăng và phát triển của các ngành nghề nông thôn; với các phong trào văn hóa, xã hội,
thể dục, thể thao khá sôi động. Tất cả những chuyển biến đó tạo những thuận lợi cho việc
khai thác các công trình hạ tầng nông thôn vừa xây dựng phát triển KTXH của Vùng.
Tuy nhiên, những bất cập của triển khai xây dựng NTM vẫn bộc lộ rõ ở vùng ĐBSH,
khi các công trình hạ tầng nông thôn chưa được khai thác chủ động trên quy mô lớn. Hàng
trăm ngàn tỷ đồng tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng nông thôn của Vùng chưa
được chú trọng khai thác vào phát triển KTXH một cách đúng mức, gây nên sự lãng phí
không hề nhỏ. Đây là những vấn đề phát sinh mới của thực tế cần được nghiên cứu một cách
cụ thể, bài bản để tìm ra các hướng giải quyết kịp thời. Trong khi đó, hầu như chưa có công
trình nào nghiên cứu sâu dưới góc độ một đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
Từ thực tế trên, tôi đã lựa chọn: “ Khai thác các công trình hạ tầng trong
Chương trình xây dựng NTM vào phát triển KTXH vùng Đồng bằng sông Hồng” làm


đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở khoa học về khai thác các công trình hạ tầng trong
xây dựng NTM, đề xuất các giải pháp khai thác đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả các công
trình hạ tầng trong xây dựng NTM vùng ĐBSH vào phát triển KTXH của Vùng, nhằm
phát huy các kết quả và thực hiện tốt mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM.

2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM,

đặc biệt

về khai thác đầy đủ, hợp lý và hiệu quả các công trình hạ tầng của xây dựng NTM cho
phát triển KTXH.

Hai là, đánh giá đúng khai thác các công trình của Chương trình xây dựng NTM cho
phát triển KTXH vùng ĐBSH những năm qua trên những phương diện: thành tựu, hạn
chế và nguyên nhân, những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Ba là, đề xuất định hướng, quan điểm, cơ chế, chính sách và giải pháp khai thác đầy đủ,
hợp lý và hiệu quả các công trình hạ tầng trong xây dựng NTM cho phát triển KTXH
vùng ĐBSH những năm 2019 - 2030 có tính đồng bộ và khả thi.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề kinh tế, tổ chức khai thác các công trình
hạ tầng trong Chương trình xây dựng NTM ở vùng ĐBSH vào phát triển KTXH của
Vùng.
Tuy nhiên để có đánh giá đầy đủ, vấn đề kinh tế, tổ chức của khai thác các công trình hạ
tầng - luận án được xem xét cả quá trình từ quy hoạch đến tổ chức xây dựng và khai
thác sử dụng như là các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác các công trình hạ
thôn.

tầng nông

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề của khai thác các công trình hạ
tầng trong xây dựng NTM trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSH, trong đó
nghiên cứu sâu ở 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được


thu thập cho giai đoạn 2011 - 2018. Các vấn đề định hướng và giải pháp được xem xét
đến 2030.
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu vấn đề khai thác các công trình hạ tầng nông
thôn vào phát triển KTXH của vùng ĐBSH. Tuy nhiên, công trình hạ tầng nông thôn

có phạm vi rộng, vì vậy luận án chỉ tập trung vào các công trình có tác động mạnh đến
phát triển KTXH như các công trình thủy lợi, giao thông, điện, chợ, nhà văn hóa thôn,
xã, nước sạch, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường.

4. Cách tiếp cận và câu hỏi nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề kinh tế, tổ
chức khai thác các công trình hạ tầng trong xây dựng NTM vào phát triển KTXH của
vùng ĐBSH. Vì vậy, đề tài đã tiếp cận tới các công trình hạ tầng từ thiết kế quy hoạch,
thiết kế công trình đến tổ chức xây dựng và tổ chức khai thác sử dụng, theo mối quan
hệ giữa các công trình hạ tầng với mục tiêu phát triển KTXH của Vùng. Cụ thể:
+ Trong thiết kế quy hoạch và tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng, các vấn đề phát triển
KTXH được coi như là các căn cứ để quy hoạch và tổ chức xây dựng, với ý nghĩa là: xây
dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng cho các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội,
những tiêu chí được thiết kế trong xây dựng NTM ở từng tỉnh, thành phố trong vùng
ĐBSH.
+ Tiếp cận theo 2 nhóm chủ thể tổ chức xây dựng và khai thác các công trình hạ nông thôn
tầng trong xây dựng NTM:
(1) Xây dựng và khai thác các công trình hạ tầng thông qua các hoạt động quản
lý của nhà nước như: quy hoạch, kế hoạch của các sở, phòng chức năng ngành như: Sở
Nông nghiệp và PTNT, sở Xây dựng, các Ủy ban nhân dân huyện, xã, các Ban
Chương trình NTM cấp tỉnh, thành phố, cấp huyện và cấp xã.
(2) Các tổ chức kinh tế, các DN và hộ nông dân ở các địa phương với tư cách là
những người trực tiếp khai thác và thụ hưởng lợi ích từ các công trình hạ tầng do xây
dựng NTM mang lại.
Ngoài ra, luận án tiếp cận và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và khai thác
các công trình hạ tầng trong xây dựng NTM như phạm vi, nội dung, tiến độ triển khai các
Chương trình… như là môi trường kinh tế và pháp lý cho các hoạt động tổ chức xây dựng và
khai thác các công trình.
- Tiếp cận theo không gian nghiên cứu: Luận án tiếp cận các đối tượng nghiên



cứu trên phạm vi không gian rộng của các tỉnh vùng ĐBSH. Vì vậy theo không gian nghiên
cứu, các vấn đề chung như tiến độ và kết quả xây dựng sẽ nghiên cứu tổng thể trên phạm vi
toàn vùng. Đối với các vấn đề chuyên sâu, trực tiếp vào vấn đề khai thác các công trình hạ
tầng trong xây dựng NTM vào phát triển kinh tế xã hội của vùng, luận án nghiên cứu điển
hình thông qua điều tra, khảo sát sâu (các địa bàn khảo sát sâu đã thể hiện ở phạm vi nghiên
cứu).

4.2. Các câu hỏi nghiên cứu
Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu, làm rõ sau:
(1) Khai thác các cơ sở hạ tầng của Chương trình XD NTM vào phát triển
KTXH nông thôn nói chung, ở vùng ĐBSH nói riêng dựa trên cơ sở lý thuyết nào?.
(2) Trên thế giới, quốc gia nào có kinh nghiệm trong tổ chức khai thác các cơ sở
hạ tầng kinh tế xã hội, của xây dựng NTM vào phát triển KTXH nông thôn?. Các kinh
nghiệm đó có thể vận dụng vào ĐBSH được không, điều kiện nào để có thể vận dụng
các kinh nghiệm đó?.
(3) Trên thực tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM ở Việt Nam
và ĐBSH đã được triển khai thế nào? Thực trạng về các mô hình, mức độ tổ chức khai
thác đã đạt được các kết quả gì, có gì hạn chế? Nguyên nhân của các hạn chế.
(4) Để khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng trong xây dựng NTM vào
phát triển KTXH của vùng ĐBSH cần theo định hướng gì, có những giải pháp gì?
Điều kiện gì?

5. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các phương pháp thu thập thông tin
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả lựa chọn một số huyện của Thành phố Hà Nội, các tỉnh
Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương làm nơi điều tra, khảo sát nhằm thu thập số liệu minh họa
cho các phân tích và đánh giá.
Để có hệ thống dữ liệu phân tích đề tài tổ chức điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu

nhiên về khai thác các công trình hạ tầng của Chương trình xây dựng NTM vùng ĐBSH
dưới dạng các biểu mẫu thu thập thông tin và điều tra phỏng vấn. Cụ thể:
- Nghiên cứu định tính:
+ Phỏng vấn lãnh đạo các cấp
+ Phỏng vấn cơ sở đang khai thác các công trình hạ tầng nông thôn vào phát triển kinh tế xã
hội của vùng ĐBSH.


+ Phỏng vấn nông dân đang thụ hưởng các lợi ích từ các kết quả Chương trình xây dựng
NTM của vùng.
- Điều tra và nghiên cứu định lượng
+ Lựa chọn địa bàn điều tra: Vùng ĐBSH có 10 tỉnh, thành phố. Luận án điều tra theo
phương pháp điều tra chọn mẫu nên lựa chọn thành phố Hà Nội nơi có nguồn lực cho xây
dựng NTM thuận lợi hơn các địa phương khác, Thái Bình là tỉnh vốn trước thuần nông,
nhưng là nơi có phong trào xây dựng điện, đường, trường, trạm; Vĩnh Phúc là nơi có địa
bàn nông thôn phức tạp có cả đồng bằng, trung du và miền núi; Hải Dương là tỉnh có
những chuyển biến khá mạnh trong phát triển kinh tế nông thôn những năm gần đây.
+ Xác định đối tượng điều tra: Để đánh giá khai thác các công trình hạ tầng trong xây dựng
NTM vào phát triển KTXH luận án phỏng vấn điều tra (1) cán bộ các cấp về các vấn đề
chung, cách thức quản lý khai thác, các mô hình tổ chức khai thác, các chính sách cần ban
hành; (2) điều tra các cơ sở quản lý, khai thác các lợi ích của các công trình về tình hình
hoạt động quản lý và khai thác công trình; (3) điều tra các tổ chức, cá nhân thụ hưởng lợi
ích từ các công trình về sự chuyển biến của các hoạt động KTXH trước và sau khi xây dựng
các công trình, đưa công trình vào hoạt động.
+ Kích thước mẫu điều tra: (1) Phỏng vấn cán bộ huyện, xã ở địa phương điều tra 50 người,
cấp huyện 15 người (lãnh đạo phòng nông nghiệp và PTNT, cán bộ phụ trách xây dựng
NTM), cấp xã 35 người (cán bộ chính quyền xã và các tổ chức chính

trị của xã).


(2) Phỏng vấn cơ sở đang quản lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn
vào phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSH (các công ty quản lý và khai thác điện,
thủy nông, các ban quản lý nhà văn hóa, chợ, các công ty cung cấp nước sạch...). Tổng
số 50 cơ sở, mỗi tỉnh 10 cơ sở, 5 cơ sở khai thác công trình hạ tầng kinh tế, 5 cơ sở
khai thác các công trình hạ tầng xã hội.
(3) Phỏng vấn nông dân đang thụ hưởng các lợi ích từ các kết quả Chương trình
xây dựng NTM của vùng. Tổng số 240 hộ, mỗi tỉnh, thành phố 60 hộ.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu và sử
dụng điều tra viên để phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn sơ cấp;
Việc thu thập và lựa chọn các thông tin thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Thư
viện Quốc gia; Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân; Tổng cục Thống kê; Bộ nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Các báo cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển


nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương, cấp
tỉnh, huyện, xã ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH; các trang WEB; các sách, báo và tạp chí
đã xuất bản v.v.

5.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập được tổng hợp thông qua phần mềm SPSS. Từ kết quả xử lý, luận án
tổng hợp thành các bảng số liệu, thiết kế các hình, biểu đồ và sơ đồ theo số liệu và các nội
dung của đề cương phân tích được xây dựng trước đó.

5.3. Các phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu và thực hiện những nội dung cơ bản sẽ nghiên cứu
đã trình bày ở trên, phương pháp nghiên cứu được thực hiện, bao gồm:
(1) Đề tài sử dụng phương pháp luận của duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở
phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp chuyên gia: Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để tiếp
cận các tri thức và nghiên cứu các nhà khoa học, các nhà quản lý về các vấn đề liên

quan đến xây dựng và khai thác các công trình hạ tầng cho phát triển KTXH ở các
tỉnh, thành phố vùng ĐBSH. Phương pháp chuyên gia được áp dụng dưới 2 hình thức:
Trao đổi trực tiếp về các vấn đề của luận án và xin ý kiến của các chuyên gia về một
nội dung nào đó của luận án trong quá trình hoàn thiện.
- Phương pháp chuyên khảo: Luận án sử dụng phương pháp chuyên khảo để
tiếp cận các mô hình khai thác các công trình hạ tầng mang tính điển hình, trong đó có
khảo sát sâu các đơn vị quản lý và khai thác các công trình điện, thủy nông ở Vĩnh
Phúc, Hà Nội và Thái Bình. Phương pháp chuyên khảo được áp dụng dưới hình thức
khảo sát trực tiếp và tiếp cận các báo cáo sơ kết, tổng kết điển hình, nhất là các báo cáo
về sự chuyển đổi cơ chế quản lý và tổ chức khai thác các công trình hạ tầng nông thôn
trong Vùng và một số địa phương khảo sát kinh nghiệm ngoài vùng.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Luận án sử dụng phương pháp phân tích
thống kê (phân tổ, đồ thị hóa số liệu); phương pháp so sánh (so sánh hệ số, so sánh số
tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; so sánh giữa các thời kỳ, so sánh của các mối
quan hệ liên kết ngành hàng) được sử dụng thường xuyên nhằm phân tích thực trạng
xây dựng NTM và khai thác các công trình hạ tầng trong xây dựng NTM vào phát
triển KTXH của Vùng.
- Phương pháp dự đoán, dự báo: Các phương pháp dự đoán, dự báo cũng
được vận dụng trong việc định hướng các mô hình, các phương hướng xây dựng các


công trình, đặc biệt để dự báo các điều kiện cho khai thác các công trình, từ đó đề xuất các
giải pháp khai thác đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả các công trình hạ tầng trong xây dựng
NTM vào phát triển KTXH của các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH.

5.4. Khung quy trình phân tích của luận án
Sơ đồ 1: Khung quy trình phân tích của luận án.
Cơ sở lý thuyết
- Tổng quan các công trình có
liên quan đến đề tài luận án

- Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu
khai thác các công trình hạ tầng
nông thôn…
- Nội dung khai thác các
công trình…

Cơ sở thực tiễn
- Giới thiệu Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng NTM
- Kinh nghiệm khai thác các
công trình hạ tầng nông thôn ở
trong và ngoài nước…

Phân tích thực trạng khai
thác các công trình
- Phân tích các điều kiện TN, KT
- XH vùng ĐBSH ảnh hưởng đến
khai thác…
- Đánh giá thực trạng khai thác
các công trình hạ tầng vào phát
triển KTXH vùng ĐBSH 20112018
+ Khái quát tình hình khai xây
dựng NTM các năm 2011-2018…
+ Kết quả xây dựng các công trình
hạ tầng của Chương trình xây dựng
NTM vùng ĐBSH 2011-2018
+ Thực trạng khai thác các công
trình hạ tầng của Chương trình xây
dựng NTM 2011-2018 vào phát
triển KTXH nông thôn vùng ĐBSH

+ Đánh giá kết quả khai thác sử
dụng các công trình hạ tầng của
Chương trình xây dựng NTM vào
phát triển KTXH nông thôn vùng
ĐBSH các năm 2011-2018

Những kết
quả đạt
được trong
khai
thác…

Những hạn
chế,
nguyên
nhân và
những vấn
đề đặt ra
cần giải
quyết

Quan điểm,
phương
hướng và
các giải
pháp khai
thác các
công trình
hạ tầng
nông thôn

vào phát
triển
KTXH
vùng ĐBSH
đến năm
2025.

6. Những đóng góp mới của luận án
- Những đóng góp về lý luận: Luận án đã rút ra các vấn đề sau:
Một là, các công trình hạ tầng nông thôn vừa có đặc điểm chung còn có đặc


điểm riêng về tính địa phương và tính xã hội hóa cao, các công trình đều có quy mô nhỏ và
là các công trình ở cuối cấp của hệ thống hạ tầng quốc gia... Các công trình hạ tầng của
Chương trình xây dựng NTM, được triển khai tập trung theo Chương trình xây dựng NTM,
vì vậy có tính đồng bộ, có tác động nhanh, mạnh đối với sự phát triển KTXH ở từng địa
phương.
Hai là, trong xây dựng NTM, các công trình hạ tầng nông thôn vừa là nội dung của NTM,
vừa là điều kiện vật chất cho thực hiện các nội dung của phát triển KTXH nên giữa chúng có
mối quan hệ biện chứng với nhau.
Ba là, khai thác các công trình hạ tầng nông thôn là tổng thể các biện pháp kinh tế, tổ chức
và kỹ thuật để đưa các công trình vào hoạt động một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu phát triển KTXH nói chung, địa bàn nông thôn nói riêng phù hợp với hệ thống
các công trình hạ tầng đã xây dựng trong những giai đoạn phát triển KTXH nhất định.
Bốn là, nội dung khai thác các công trình tập trung vào: (1) Xác định và lựa chon mô hình
khai thác; (2) Xây dựng các quy chế khai thác; (3) Tổ chức khai thác các công trình; (4) Bảo
dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các công trình hạ tầng. Tuy nhiên, khai thác các công trình hạ
tầng nông thôn cần được xem xét ngay từ khi quy hoạch, xây dựng các công trình. Không
chỉ ở việc tổ chức khai thác các công trình mà quan trọng hơn là ở sự thay đổi các hoạt động
KTXH theo các khả năng các công trình hạ tầng tạo ra cho các hoạt động đó.

Năm là, để đánh giá khai thác các công trình hạ tầng nông thôn vào phát triển kinh tế xã hội
nông thôn một cách đầy đủ, cần đánh giá theo 2 cấp độ: (1) Đánh giá kết quả sử dụng các
công trình hạ tầng nông thôn, thông qua số lượng và tỷ trọng hoạt động của các công trình
và (2) Đánh giá tác động của khai thác các công trình đến phát triển KTXH nông thôn, qua
mở rộng các hoạt động và kết quả của phát triển KTXH nông thôn.
- Những đóng góp từ nghiên cứu thực tiễn: Luận án đưa ra các kết luận:
Một là, các công trình hạ tầng nông thôn trong Chương trình NTM ở Việt Nam nói chung,
vùng ĐBSH nói riêng khi xây dựng chủ yếu chú trọng đến đạt các tiêu chí quy định, chưa chú
ý đến sự thay đổi về KTXH khi đưa các công trình vào sử dụng.
Hai là, các công trình sau xây dựng đã được đưa vào hoạt động, bước đầu đã tác động đến
sự phát triển KTXH trong vùng; đã xuất hiện các mô hình khai thác các công trình phù hợp
với điều kiện của từng địa phương. Tuy nhiên, các địa phương chưa thật chú trọng đến sử
dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả theo quy mô lớn.


10

Ba là, để khai thác đầy đủ, hợp lý các công trình hạ tầng nông thôn có hiệu quả cần: (1) Cần
nâng cao nhận thức, hiểu biết về mối quan hệ giữa xây dựng và khai thác các công trình hạ
tầng của chương trình xây dựng NTM; (2) rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM phù
hợp với yêu cầu phát triển KTXH nông thôn đến năm 2025, tầm nhìn 2030; (3) nâng cao vai
trò quản lý nhà nước trong khai thác các công trình hạ tầng trong xây dựng NTM; (4) tìm
kiếm các mô hình thích hợp trong khai thác các công trình hạ tầng của NTM những năm
tới; (5) Tiếp tục đầu tư có hiệu quả các công trình hạ tầng NTM; (6) Khai thác có hiệu quả
các công trình hạ tầng của NTM vào phát triển KTXH; (7) Nâng cao vai trò của cộng đồng
trong quản lý và khai thác các công trình hạ tầng NTM vào phát triển KTXH địa phương.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phụ biểu… luận án được
kết cấu thành 4 chương sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về xây dựng NTM và khai thác các công trình hạ tầng
của Chương trình xây dựng NTM vào phát triển KTXH.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác các công trình hạ tầng của Chương
trình xây dựng NTM vào phát triển KTXH.
Chương 3: Thực trạng khai thác các công trình hạ tầng của Chương trình xây dựng NTM ở
vùng ĐBSH giai đoạn 2011-2018.
Chương 4: Phương hướng và các giải pháp khai thác các công trình hạ tầng của Chương
trình xây dựng NTM vào phát triển KTXH vùng ĐBSH đến năm 2030.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ XÂY DỰNG NTM
VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG CỦA XÂY DỰNG NTM
VÀO PHÁT TRIỂN KTXH
1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng NTM và khai thác các công trình
hạ tầng của NTM vào phát triển KTXH của các tác giả nước ngoài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn và NTM
- Trong các nghiên cứu của các nhà kinh tế học Mác xít, các vấn đề về phát triển
nông thôn, trong đó sự cần thiết đẩy mạnh phát triển KTXH nông thôn đã được làm rõ,
những vấn đề ban đầu của chính quyền Xô viết. Cụ thể:
+ C.Mác (1867), với Tư bản (Das Kapital) là tác phẩm về kinh tế chính trị quan trọng của
C.Mác được viết bằng tiếng Đức và dịch ra tiếng Việt. Trong tác phẩm, những luận điểm
của C.Mác chỉ rõ xuất phát điểm ban đầu của phát triển ở mỗi quốc gia từ nông nghiệp, do
tiến bộ của công cụ lao động, công nghiệp dần tách khỏi nông nghiệp và nhanh chóng trở
thành ngành chính có nhiều ưu thế so với ngành nông nghiệp, chính vì lẽ đó nông nghiệp luôn
lạc hậu tương đối so với công nghiệp và sự tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là
các cơ sở hạ tầng nông thôn được đặt ra là tất yếu.
+ Trong bài viết “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết” ở tác phẩm Lê Nin
toàn tập, tập 36 (1977), Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva, Lê Nin đã cho rằng: “Nâng cao
năng suất lao động là điều kiện chủ yếu để nâng cao mức sống của nhân dân”. Vì vậy, bộ

phận cấu thành kế hoạch hợp tác hoá của Lê Nin là nâng cao trình độ văn hoá của nông dân.
Cách mạng văn hoá còn có ý nghĩa lớn hơn nữa, ngay cả trong điều kiện chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất, nó cần thiết cho việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật thích hợp và nâng
cao nhanh chóng trình độ văn hoá của nhân dân. Đây cũng là một trong các vấn đề cốt lõi
của phát triển nông thôn trong giai đoạn ban đầu của tiến trình xây dựng xã hội mới ở nước
Nga xô viết.
+ Khi “Bàn về thuế lương thực”, Lê Nin toàn tập (1978), Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva,
tập 43, Lê Nin đã dành một phần quan trọng nói về tính tất yếu và vai trò của CNTB nhà
nước trong nền kinh tế thời quá độ; chỉ rõ tính tất yếu khách quan của sự tồn tại các quan hệ
TBCN trong thời kỳ quá độ và đề ra nhiệm vụ phải hướng sự phát triển của chúng vào con
đường CNTB nhà nước, thông qua các hình thức: Tô nhượng, Chủ nghĩa tư bản hợp tác xã,
đại lý, Nhà nước cho các nhà tư bản thuê xí nghiệp, vùng mỏ, khu rừng, khu đất… Đây là
những cơ sở để tích lũy những điều kiện cho sự phát


triển kinh tế nông thôn, trong đó có xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.
- Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Nông Lương của
Liên hiệp quốc (FAO) và ở các nước như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc... đã đưa ra
một số công trình nghiên cứu về kinh tế nông thôn. Đó là:
+ Rural non-farm livelihoods in transition economies: Emerging issues and
policies, JuniorDavis, Economist NRI, UK. Journal of Agricultural and Development
Economics, Agricultural and Development Economics Division (ESA) FAO Vol. 3, No.
2, 2006, pp. 180-224.
“ Những cách sinh nhai phi nông nghiệp ở các nền kinh tế chuyển đổi: Vấn đề
nổi cộm và chính sách”, Tác giả Junior Davis, nhà kinh tế Vương quốc Anh. Bài đăng
tại Tạp chí kinh tế nông nghiệp và phát triển, sự phân chia kinh tế nông nghiệp và phát
triển, Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, số 02, năm 2006.
Bài nghiên cứu phân tích kinh tế phi nông nghiêp tại nông thôn ở các nền kinh tế chuyển
đổi (từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường) ở Đông và Trung Âu, bán đảo
Balkans và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong giai đoạn từ 1991 - 2006. Theo kết

quả nghiên cứu, kinh tế phi nông nghiệp chiếm từ (50 - 70)% thu nhập của nông dân các
nước này, vì vậy không thể chỉ coi đó là cứu cánh tạm thời mà cần phải được xem xét trong
chiến lược phát triển tổng thể. Nhiều hướng tiếp cận được gợi ý để phát triển khu vực kinh
tế này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong việc cung cấp ổn định
chính trị, kết cấu hạ tầng, giáo dục, hỗ trợ về tài chính và tín dụng…
- Agricultural Policy Reform and Structural Adjustment in Korea and Japan,
Hanho Kim, Yong-Kee Lee. International Agricultural Trade Research Consortium,
"Adjusting to Domestic and International Agricultural Policy Reform in Industrial
Countries" Philadelphia, PA, June 6-7, 2004.
“Cải cách chính sách nông nghiệp và điều chỉnh cấu trúc” tác giả: Hanho Kim, Yong-Kee
Lee. Hợp tác nghiên cứu thương mại nông nghiệp Quốc tế, “Điều chỉnh đối với cải cách
chính sách nông nghiệp trong nước và Quốc tế ở những nước nông nghiệp” Philadelphia,
PA, ngày 6, 7 tháng 6 năm 2004.
Tác giả phân tích chính sách nông nghiệp qua các thời kì ở Hàn Quốc (1950 - nay) và Nhật
Bản (1860 - nay). Cả hai nước đều trải qua một thời kì dài bảo hộ nông nghiệp và an ninh
lương thực được đề cao (đặc biệt với lúa gạo), sau đó là quá trình chuyển đổi mạnh mẽ
hướng tới thị trường (từ cuối những năm 1980 đến nay) nhằm tăng cường năng suất lao
động và tính cạnh tranh của nông nghiệp trong nước. Đồng


thời, bài viết cũng đã làm rõ sự khác biệt về chính sách nông nghiệp ở hai nước trên cơ sở
phân tích những điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, tính chất cơ cấu nông nghiệp… từ đó
đưa ra những gợi ý cho những điều chỉnh chính sách trong tương lai về phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
- China’s Agricultural Restructuring and System Reform under Its Accession to
the WTO, Du Ying (Department of Policy and Law, Ministry of Agriculture, China),
ACIAR China Grain Market Policy Project Paper No. 12, November 2000.
“Cải cách hệ thống và cấu trúc nông nghiệp của Trung Quốc tiến tới gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO”, tác giả DuYing (Vụ chính sách và pháp luật, Bộ
nông nghiệp Trung Quốc), Báo dự án chính sách thị trường Gạo Trung Quốc số 12, ngày

12 tháng 11 năm 2000.
Bài nghiên cứu điểm lại những thành tựu của nông nghiệp Trung Quốc sau 20 năm tiến hành
chuyển dịch cơ cấu và cải cách nông nghiệp (1978 - 1999). Đồng thời, tác giả cũng nhận
định những cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Trung Quốc một khi nước này gia
nhập WTO, trong đó thách thức được coi là nhiều hơn trong ngắn hạn và chỉ có thể vượt
qua bằng một nỗ lực lớn từ phía nhà nước trong việc đưa ra các chính sách nông nghiệp
hợp lý. Những chính sách được gợi ý bao gồm tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sang
những loại nông sản có lợi thế so sánh, phát triển công nghiệp chế biến, giải quyết lao động
thừa ở nông thôn…
+ The unfinished agenda: Indian Agriculture under the structural reforms,
Servaas Storm, Department of Applied Economics, Eramus University, Rotterdam, The
Netherlands, The Journal of International Trade and Economic Development 6:2 249286, 1997.
“Những việc không bao giờ kết thúc: Nông nghiệp Ấn Độ theo cải cách cấu
trúc” Servaas Storm, khoa kinh tế ứng dụng, Trường Đại học Eramus, Rotterdam, Hà
Lan, báo phát triển kinh tế và thương mại Quốc tế số 6: 2249 - 286, 1997.
Bài viết phân tích những tác động trong trung hạn của chính sách tự do hóa thương mại
trong lĩnh vực nông nghiệp ở Ấn Độ giai đoạn 1985 - 1990, đặc biệt là tác động đến động cơ
làm việc của nông dân vì sự thiếu thốn những khuyến khích được coi là cản trở chính đối
với đầu tư tư nhân vào nông nghiệp và nỗ lực tăng năng suất lao động. Theo đó, can thiệp
chủ động và tích cực của nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, dỡ bỏ
những hàng rào đối với đầu tư tư nhân vào nông nghiệp… được các tác giả gợi ý và ủng hộ
mạnh mẽ

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về khai thác các công trình hạ tầng vào phát


triển KTXH nông thôn
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về xây dựng NTM, các vấn đề khai thác
các công trình hạ tầng vào phát triển KTXH nông thôn cũng được các nhà khoa học,
nhà quản lý ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Cụ thể:

- Rural industrialization in Korea: Experiences por Rural development in
VietNam; Internationl conference.
“Công nghiệp hóa nông thôn Hàn quốc: Bài học cho phát triển nông thôn Việt
Nam” là tập Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội và trường Đại học quốc gia Mokpo tổ chức.
Trong tập tài liệu có nhiều bài viết của các học giả quốc tế trình bày các nội dung công
nghiệp hóa nông thôn ở Hàn Quốc; xu hướng phát triển NTM ở Hàn Quốc; công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông thôn trong phát triển bền vững ở Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam; kinh nghiệm phát triển NTM ở Hàn Quốc và bài học cho phong trào NTM ở Việt
Nam. Đặc biệt cuốn sách phân tích rõ Saemaul Undong của Hàn Quốc (Phong trào đổi mới
của cộng đồng Hàn Quốc hay là phong trào xây dựng làng mới), trong đó các vấn đề hỗ trợ
nông dân khai thác các công trình hạ tầng nông thôn như: Những làng hoàn thành tốt các dự án
kết cấu hạ tầng sẽ được triển khai các dự án nâng cao thu nhập như khuyến nông, tăng năng
suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh, xây dựng hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, trồng rừng, kinh doanh... Hỗ trợ của nhà nước chuyển sang bằng tiền dưới hai dạng cho
vay và cho không. Khoảng 750 ngàn nông hộ ở 137 vùng đã được hỗ trợ và khuyến khích sản
xuất, chế biến, kinh doanh 21 mặt hàng bao gồm: gia cầm, thịt bò, sữa bò, dâu tằm, hoa màu,
cây ăn quả, cá, nấm...
- Các nghiên cứu sâu về quản lý và khai thác các công trình nước sạch nông
thôn đã chỉ ra một hình thức mang nhiều ưu việt. Đó là quản lý và khai thác các công
trình nước sạch nông thôn dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên hình thức quản lý và khai
thác các công trình nước sạch nông thôn dựa vào cộng đồng không phải được thực tế
thừa nhận ngay mà nó có quá trình nghiên cứu và triển khai vào thực tiễn khá dài.
+ Trên thực tế, khái niệm “có liên quan đến cộng đồng” và “quản lý nước dựa vào cộng
đông” lần đầu tiên được W. Suchman nghiên cứu và đề cập trong phần giới thiệu “Báo cáo
Đánh giá các dự án cấp nước nông thôn” của Đài Loan (Chang, 1969) và Dự án cấp nước
Colombia (Inpes-Bogota, 1975). Theo đó, Trung tâm nước sạch và vệ sinh quốc tế (IRC), tổ
chức cấp tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực quản lý nước dựa vào cộng đồng, đã tiến hành
và công bố hàng loạt nghiên cứu vào những năm



1979 và 1981. Trong thập kỷ 80, mô hình “có sự tham gia của cộng đồng” được Thế
giới chính thức công nhận tại Hội nghị Nước toàn cầu tổ chức năm 1977 tại Mar del
Plata, Argentina. Vào năm 1992, trong “Tuyên bố Dublin về Nước sạch và Vệ sinh”,
hơn 500 đại biểu từ tất cả các quốc gia trên thế giới đã thống nhất “quản lý và phát
triển nước phải dựa trên phương thức tiếp cận có sự tham gia của người sử dụng, nhà
kế hoạch và nhà làm chính sách ở tất cả các cấp”.
Quản lý dựa vào cộng đồng trong ngành cấp nước đã có được bước tiến xa kể
từ khi lần đầu xuất hiện vào năm 1960, nhưng cho đến đầu thế kỷ 21, dường như vấn
đề chỉ mới dừng ở mức độ “phương thức tiếp cận của các nhà tài trợ” hay “chính
sách chung” chứ chưa thực sự được chuyển tải thành các hoạt động hỗ trợ từ phía
Chính phủ. Một lý do tương đối phổ biến là quan chức Chính phủ các nước đang
phát triển vẫn giữ quan điểm “đầu tư và cung cấp dịch vụ công ích là trách nhiệm
của Chính phủ, lấy nguồn chủ yếu từ ngân sách đầu tư công”.
+ Năm 2005, Njuguna, V. Ikumi, P. and Oenga, I.O. đã công bố Report for the
follow-up community Evaluation of the Participatory Action Research Programme in
Kenya. Nairobi, Kenya. NETWAS. (Báo cáo cho cộng đồng tiếp theo Đánh giá
Chương trình Nghiên cứu Hành động Có sự Tham gia ở Kenya). Trong báo cáo này, các
vấn đề quản lý và cung cấp nước sạch ở Kenya đã được nghiên cứu và đưa ra các kết
luận mang tính tổng kết. Cụ thể:
Kenya nằm trong nhóm những nước có nguồn nước khan hiếm chỉ khoảng 647 m3 nước
trên đầu người hàng năm, với dân số là 31 triệu người. Đến cuối năm 2006, 70% dân đô
thị (7.5 triệu người) và 48% dân nông thôn (23.7 triệu người) được cấp nước sạch
(UNICEF, 2007). Phần lớn cấp nước nông thôn không đảm bảo chất lượng dịch vụ theo
nhu cầu của người sử dụng. Thực trạng này là do phần lớn các hệ thống cấp nước được
xây dựng từ ngân sách chính phủ hoặc thông qua các dự án hỗ trợ phát triển.
Hình thức quản lý dựa vào cộng đồng chủ yếu là các tổ hợp tác, chưa có tư cách pháp
nhân. Mặc dù cán bộ vận hành hệ thống đã được đào tạo, tập huấn nhiều trong quá trình
xây dựng công trình nhưng trình độ kỹ thuật và quản lý vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác
quản lý yếu kém, chất lượng dịch vụ cấp nước không đáp ứng nhu cầu. Phí nước gần như

không được tính đến, người vận hành hệ thống không có lương và hoạt động hoàn toàn tự
nguyện dẫn đến lơ là công tác vận hành sau khi đầu tư. Quan niệm cả chính phủ và người
dân về “nước là quà tặng của Chúa”, không ai phải trả tiền nên chí phí duy trì hoạt động các
công trình rất khó khăn.


+ Andrew Smith, với luận án tiến sỹ có tiêu đề “Water First: A Political History of
Hydraulics in Vietnam’s Red River Delta” (Lịch sử chính trị thủy văn ở ĐBSH của Việt
Nam), đã đưa nguyên tắc mang tính lịch sử trong quản lý nguồn nước và sử dụng nguồn
nước là dựa trên sự thoả thuận giữa nhà nước và người sử dụng. Smith đã chỉ ra sự liên hệ
chặt chẽ giữa chính sách, quá trình tập thể hoá và hình thức quản lý công trình kiểu mới,
trong đó hợp tác xã được hình thành để quản lý công trình tưới tiêu và đại diện lợi ích tập
thể dựa trên cơ sở lợi ích chung của từng xã viên. Tuy nhiên, trong thực tế HTX hoạt động
kém hiệu quả do tính cục bộ, thiếu đoàn kết giữa các nhóm lợi ích trong cùng HTX.
+ Theo Hugh Turral trong “Devolution of Management in Public Irrigation Systems: Cost
Shedding, Empowerment and Performance” (Phân cấp quản lý trong các hệ thống tưới tiêu
công cộng: Chi phí thất thoát, trao quyền và hiệu quả"), cho rằng người sử dụng nguồn
nước cần được giao thêm quyền kiểm soát trong việc tăng cường công tác quản lý. Nhiều
hình thức quản lý nhằm chuyển giao quyền từ nhà nước cho cộng đồng cần được nghiên
cứu. Turral cho rằng, sức ép tài chính là một tiêu chí chủ yếu để chuyển giao trách nhiệm
quản lý. Điều này là một tất yếu khi nguồn vốn tài trợ chính thức (ODA) bị giảm đi, và bản
thân chính phủ không thể bù đắp được chi phí sửa chữa thường xuyên, thậm chí là thu không
đủ bù chi phí vận hành.
Học giả John Sousan và các cộng sự Việt nam đã có công trình nghiên cứu về thực trạng
ngành nước và vệ sinh nông thôn Việt Nam, với tiêu đề Donor Review of Rural Water
Supply, Sanitation and Health in Viet Nam. Trong công trình nghiên cứu, Sousan đã phân
tích phương thức “tiếp cận theo nhu cầu”, giải quyết nhu cầu người sử dụng thông qua sự
tham gia tích cực của cộng đồng nông thôn và cho rằng ở Việt Nam hiện nay đây là vấn đề
mang tính mấu chốt.


1.2. Tình hình nghiên cứu về xây dựng NTM và khai thác các công trình hạ
tầng của NTM vào phát triển KTXH của các tác giả trong nước
1.2.1. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng hạ tầng KTXH
nông thôn và xây dựng NTM
Nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng hạ tầng nông thôn cũng
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, có thể tổng quan ở một
số công trình tiêu biểu sau:
- Nguyễn Huy Oánh chủ nhiệm đề tài: “Nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế” năm 2009 - Đề tài cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đề tài tập trung phân tích làm rõ những thành tựu và hạn


chế của nông nghiệp Việt Nam sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới khi hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng. Đồng thời cũng làm rõ những cơ hội và thách thức của nông
nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp để đưa nông
nghiệp Việt Nam phát triển bề vững trong điều kiện hội nhập. Trong số các giải pháp, các
vấn đề xây dựng hạ tầng KTXH nông thôn được coi như là điều kiện để nâng cao sức cạnh
tranh và hội nhập kinh tế của nông nghiệp.
- Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân của nghiên cứu sinh
Nguyến Tiến Dũng (2002) về “Phát triển kinh tế nông thôn vùng ĐBSH trong quá
trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã làm rõ một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về vai trò của KTNT trong quá trình hình thành nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Từ phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ĐBSH
những năm đổi mới. Tác giả đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển KTNT của vùng, trong quá trình hình thành nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Tuy nhiên luận án này chưa bàn đến phát triển KTNT bền vững;
trong đó vấn đề xây dựng hệ thống công trình hạ tầng nông thôn chưa được quan tâm
đúng mức.
- Phan Đại Doãn chủ biên (1996), “Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay một số vấn đề và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách làm rõ những
hạn chế ở khu vực nông thôn nước ta. Trên cơ sở đó nhóm tác giả nhấn mạnh: Phát

triển kinh tế nông thôn phải gắn kết chặt chẽ với ba vấn đề đó là: ổn định chính trị, xã
hội; tăng trưởng kinh tế; công bằng xã hội thì mới bền vững. Tăng trưởng, phát triển
kinh tế phải đi liền với cải thiện đời sống nông dân, phải đặt trong xã hội, đặt trong
con người.
- Phạm Văn Nam chủ biên (1997), “Phát triển nông thôn”, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội. Ở đây, các tác giả cuốn sách đã chỉ ra thực trạng của NN, NT trước thời
kỳ đổi mới và tác động KTXH của đổi mới với phát triển nông thôn. Nhóm tác giả
khẳng định: Trình độ phát triển của kinh tế nông thôn nước ta còn thua kém nhiều nước.
Để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển, nhóm tác giả đã trích dẫn một số lý
thuyết và mô hình phát triển nông thôn trên thế giới để tham khảo.
- Lê Quốc Sử (2001), “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế
nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH, HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI “trong thời
đại kinh tế trí thức”, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tác giả đã phân tích dưới dạng tổng quát
một số mô hình về phát triển kinh tế nông nghiệp xưa và nay trên thế giới; Tổng quan
những lý luận cơ bản về cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung, kinh tế nông
nghiệp nông thôn nói riêng. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu


×