Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN phương pháp thực hiện chuyên đề dạy học – môn tiếng anh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.09 KB, 26 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THPT”

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THPT”

Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Chức vụ: Giáo viên môn Tiếng Anh
Đơn vị công tác:Trường THPT Hoàng Hoa Thám

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................. 1
I.2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................ 1
I.3. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI.............................................................................. 2
II. NỘI DUNG......................................................................................................3
II.1. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ CHUYÊN ĐỀ


CHUYÊN MÔN..................................................................................................................... 3
II.2. THỰC TRẠNG............................................................................................................. 4
II.3. NỘI DUNG..................................................................................................................... 5
II.3.1. QUI TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC:............5
II.3.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP LÀM TĂNG HIỆU QUẢ
CÁC TIẾT DẠY CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC........................................7
II.3.3. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THAM KHẢO...........13
II.3.4. MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC GỢI Ý...........................19
II.4. HIỆU QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU....................................................................20
III. KẾT LUẬN..................................................................................................21
III.1. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN..........................................................................21
III.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................... 21
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................22


I. MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, tiếng Anh là chìa khóa để tiếp cận với nguồn tri thức dồi
dào của thế giới. Đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, tiếng Anh được
đưa vào chương trình học như là một ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Anh trở thành
môn bắt buộc trong các kì thi, là môn điều kiện cho các sinh viên ở tất cả các
trường đại học, là một trong yêu cầu không thể thiếu khi đi xin việc.
Do đó, làm thế nào để dạy và học tiếng Anh đạt hiệu quả cao luôn là mối quan
tâm của nhiều nhà giáo dục. Làm thế nào để áp dụng được các phương pháp dạy
học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh ? Làm thế nào
để học sinh trở nên yêu thích hứng thú với bộ môn, giờ học không cảm thấy
nhàm chán, tẻ nhạt và đồng thời cũng khắc phục được những hạn chế. Làm thế
nào để học sinh vừa học được khối lượng kiến thức ở trong Sách giáo khoa, vừa
có thể học thêm những kiến thức mở rộng?
Trong phương pháp dạy học truyền thống, nội dung kiến thức của bài giảng

được thiết kế, phân chia thành những đơn vị kiến thức cụ thể, tương đối độc lập
và sắp xếp một cách tuần tự. Điều này thuận tiện cho việc tổ chức dạy học theo
kiểu lớp- bài cũng như việc thống nhất công tác quản lý và phân phối chương
trình chung. Nhưng chính điều này lại gây ra những khó khăn, cụ thể nhất định
trong quá trình dạy học. Các kiến thức học sinh tiếp thu trở nên rời rạc, chắp vá.
Vì vậy, một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả cao là dạy học theo
chuyên đề. Đây là một phương pháp dạy học đã và đang được triển khai ở THCS
và THPT. Tuy nhiên, nhiều đồng nghiệp cũng như giáo viên ở một số diễn đàn
mà tôi tham gia vẫn còn lúng túng khi phân biệt giữa chuyên đề chuyên môn và
chuyên đề dạy học, cũng như cách soạn giáo án, cách triển khai các tiết dạy
chuyên đề dạy học.
Xuất phát từ những tiền đề lí luận và thực tiễn trên, trong khả năng của bản thân
và phạm vi của đề tài, tôi xin được phép trao đổi các đồng nghiệp sáng kiến:
“Phương pháp thực hiện chuyên đề dạy học – môn Tiếng Anh THPT.”
I.2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Trên thực tế, đã có rất nhiều sáng kiến, đề tài, ứng dụng thành công các phương
pháp đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Trong số
đó, có rất nhiều sáng kiến về chuyên đề chuyên môn như: các phương pháp để
nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc hiểu, hoạt động cặp nhóm...vv. Bên cạnh đó,
cũng có rất nhiều sáng kiến, đề tài về chuyên đề dạy học như: phương pháp dạy
các chủ điểm ngữ pháp cụ thể như: câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, thì động từ,
câu bị động...vv.
Tuy nhiên, hầu hết các đề tài này đều tập trung diễn giải lý thuyết, phân tích một
chuyên đề ngữ pháp cũng như đưa ra các bài tập ra học sinh chứ chưa đưa ra
được cách thức, tiến trình thực hiện cũng như những phương pháp bổ trợ.
1


Tuy nhiên, đề tài của tôi khá mới mẻ. Nó không tập trung cụ thể vào một giáo án
cụ thể mà đưa ra một số phương pháp chung để soạn và dạy một chuyên đề dạy

học, đồng thời cung cấp một số phương pháp dạy học tích cực để làm tăng hiệu
quả của các tiết dạy chuyên đề dạy học. Dựa vào đó, các giáo viên có thể soạn
và dạy nhiều chuyên đề dạy học khác nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
I.3. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh phổ thông các khối lớp 10, 11, 12 ở các trường
THPT.

2


II. NỘI DUNG
II.1. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN MÔN.
Galileo Galilei đã nói, “ Ta không thể dạy người khác bất cứ điều gì. Ta chỉ có
thể giúp họ khám phá những gì có sẵn trong họ.”
Giáo dục hiện nay đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học;
Xuất phát từ việc sẽ đổi mới chương trình và sách giáo khoa- sẽ đổi mới nội
dung, hình thức và phương pháp dạy học - sẽ thực hiện Dạy học theo chuyên đề
- mô hình trường học mới (THM)- tức là chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của
giáo viên sang hoạt động học của học sinh - chuyển từ phương pháp dạy học
truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực.
Theo công văn số 220/ GD-ĐT/GDTrH NGÀY 04/02/2013 và công văn số 555/
BGDĐT-GDTrH NGÀY 8/10/2014, có hai loại hình dạy học theo chuyên đề, đó

là chuyên đề chuyên môn và chuyên đề dạy học.
1. Chuyên đề chuyên môn
Chuyên đề chuyên môn là các vấn đề về chuyên môn được đặt ra trong quá trình
dạy học. Đó có thể là các vấn đề liên quan đến kiến thức bộ môn, phương pháp
dạy học, cách ra đề kiểm tra, cách dạy các bài mới, bài dài, bài khó,...
Các tổ (nhóm) chuyên môn tùy vào thực tế dạy học tại đơn vị mình để lựa chọn
những chuyên đề phù hợp. Khuyến khích việc chọn những chuyên đề đi vào giải
quyết các vấn đề cụ thể trong dạy học.
Có thể lấy một số ví dụ cụ thể về các chuyên đề chuyên môn trong tiếng Anh
như:
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh cho
học sinh khối 10.”
“Những gợi ý về hoạt động cho phần Warm-up ở một số tiết READING của
Tiếng Anh lớp 11 cơ bản.”
“Phương pháp sử dụng ản đồ tư duy trong giảng dạy ngữ pháp Tiếng Anh 10
phát huy hiệu quả hoạt động cặp, nhóm trong quá trình dạy học tiếng anh ở
trường THPT”
2. Chuyên đề dạy học
Chuyên đề dạy học, hay có thể hiểu là phương pháp dạy học theo chủ đề, là sự
tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều.
3


Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo
khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách
giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù
hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của
nhà trường.
Cụ thể là, giáo viên lựa chọn những bài, tiết, mục hay nội dung có cùng chủ đề,
gom lại để soạn thành một giáo án và dạy trong 2 tiết trở lên. Giáo viên có thể

dạy chủ đề đó trong chương trình chính khóa hoặc dạy ở chương trình ngoài.
Thông thường, nếu đã gom và soạn giáo án cho các bài, tiết, mục có cùng nội
dung, chủ đề thì nên đưa vào chương trình chính khóa, thay đổi phân phối
chương trình một cách logic, phù hợp để tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu
quả của chuyên đề.
Có thể lấy một số vị dụ cụ thể về chuyên đề dạy học trong chương trình tiếng
Anh THPT hệ 7 năm như:
Ví dụ 1: Ở SGK Tiếng Anh 10, hệ 7 năm, phần Language focus của unit 3, 5 và
7 đều dạy về thì động từ. Do đó giáo viên có thể gom lại và dạy chuyên đề về
thì: “The present simple, present perfect, The past simple vs. the past perfect
(SGK Tiếng Anh 10, unit 3,5 and 7 – language focus, hệ 7 năm).”
Ví dụ 2: Ở SGK Tiếng Anh 12, hệ 7 năm, phần Language focus của unit 10 và
11 đều dạy về động từ khiếm khuyết. Do đó giáo viên có thể gom lại và dạy
chuyên đề về động từ khiếm khuyết: “MODAL VERBS (SGK Tiếng Anh 12,
unit 10 and 11 – language focus, hệ 7 năm).”
Đây là phương pháp kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại. Ở
đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu
hướng dẫn cho học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề, lĩnh hội
kiến thức.
II.2. THỰC TRẠNG
1. Đối với giáo viên
Một số giáo viên các cấp trong tỉnh Quảng Bình nói riêng và trên cả nước nói
chung chưa phân biệt được rõ ràng giữa chuyên đề dạy học và chuyên đề chuyên
môn.
Trên Internet, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy rất nhiều các sáng kiến kinh
nghiệm về chuyên đề dạy học, chủ yếu là chủ điểm ngữ pháp và các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên chỉ là đưa ra một chủ điểm,
nội dung (ví dụ như về mệnh đề quan hệ) sau đó soạn hết tất tần tật lý thuyết và
đưa ra các bài tập theo nhiều mức độ chứ không phải là gom các bài, tiết hay
mục có cùng nội dung ở trong sách giáo khoa. Cũng không đưa ra số tiết, khối

lớp hay phạm vi giảng dạy. Như vậy, giáo viên mới chỉ tập trung vào việc cung
cấp tài liệu học tập, mà chưa đưa ra các phương pháp thiết kế tiết dạy, hay các
4


hoạt động học của học sinh để giúp cho quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh
hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, hầu hết giáo viên đã quen hoặc là đã có giáo án sẵn cho các tiết
dạy Reading, Speaking, Listening, Writing, Language focus theo từng bài (Unit)
như trong sách giáo khoa và phân phối chương trình. Vì vậy, một số giáo viên
ngại phải gom bài, gom tiết, soạn lại giáo án và thay đổi phân phối chương trình.
2. Đối với học sinh.
Việc tiếp nhận kiến thức theo từng chuyên đề dạy học không còn là điều mới mẻ
với học sinh. Hầu hết học sinh học ở trong các sách luyện thi, ở những bài giảng
của các trung tâm luyện thi online hoặc là các buổi học bồi dưỡng kiến thức ở
trường. Chủ yếu là học theo kiểu thầy nói- trò nghe, thầy giảng- trò hiểu, thầy
giao bài tập- trò thực hiện cá nhân. Thông thường, ở những trường hợp này, học
sinh nhận được một khối lượng kiến thức lớn của chuyên đề từ cơ bản đến nâng
cao, các dạng bài tập cũng rất đa dạng, tuy nhiên 99% là để phục vụ cho các bài
kiểm tra và các kì thi.
Năm học trước, theo phương pháp dạy thông thường, phần Language focus của
bài 9 (Unit 9) được dạy vào tiết 57 và phần Language focus của bài 10 (Unit
10)- Tiếng Anh 11- hệ 7 năm được dạy vào tiết 64 theo phân phối chương trình
hiện hành, 2 tiết này cùng dạy về “Relative clauses”. Kết quả đạt được qua bài
kiểm tra 30 phút như sau:
Tổng số hs
120

Giỏi
(X ≥ 8)

SL
Tỷ lệ
10
8,3%

Khá
(6,5≤ X < 8)
SL
Tỷ lệ
25 17,86%

TB
(5 ≤ X < 6,5)
SL
Tỷ lệ
66
55%

Yếu
(X < 5)
SL Tỷ lệ
19 15,8%

(Ghi chú: Học sinh: hs, Số lượng: SL, X:số điểm học sinh đạt được)
Với một chuyên đề ngữ pháp quen thuộc, thì kết quả trên vẫn chưa khả quan. Do
đó, vào năm học 2018- 2019, tôi đã ứng dụng phương pháp chuyên đề dạy học ở
một số tiết, bài, kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để làm tăng
hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh.
II.3. NỘI DUNG
II.3.1. QUI TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC:

Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc
xây dựng mỗi chuyên đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau:
1. Xác định vấn đề :
Xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số
bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một
chuyên đề dạy học đơn môn. Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của nhà
5


trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức
độ sau:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực
hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá
kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn
đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi
cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh
phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa
chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và
học sinh cùng đánh giá.
Mức 4: Học sinh tự phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình
hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự
đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
2. Xây dựng nội dung chuyên đề:
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng
để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự
kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của
học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề.
Nội dung chuyên đề bao gồm:


TÊN CHUYÊN ĐỀ:______________
 Nội dung kiến thức:
Các tiết, mục, bài nào trong SGK có cùng nội dung giảng dạy
VD: Language focus, Unit 1+ Unit 2 (SGK tiếng Anh 10)
 Thời lượng: bao nhiêu tiết
 Tiết theo PPCT: (Có PPCT kèm theo) nếu đưa vào chương trình chính
khóa
 Nội dung kiến thức: Xác định rõ mỗi tiết dạy những đơn vị kiến thức nào
 Thời gian: Tuần/tháng…, HK 1
 Người thực hiện:
3. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và
các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học
tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học
sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng.
* Các năng lực cần hình thành và phát triển:
- Tự học sáng tạo, phát triển và giải quyết vấn đề
- Giao tiếp và hợp tác
- Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
6


4. Xác định các phương pháp và phương tiện dạy học.
Tùy theo nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi chủ đề, giáo viên xác định các
phương pháp dạy học phù hợp, có hiệu quả và tiết kiệm thời gian như:
- phương pháp đàm thoại
- phương pháp thảo luận nhóm
- phương pháp dạy học theo dự án
- phương pháp sơ đồ tư duy
...

Đối với phương tiện dạy học, giáo viên cần linh hoạt trong việc sử dụng phương
tiện sao cho phù hợp với nội dung, mục tiêu, đối tượng, phương pháp sư phạm.
Một số phương tiện dạy học như: Tranh ảnh, sơ đồ tư duy, áp phích, biểu đồ,
bảng vẽ, âm nhạc, phim thuyết minh...
5. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp,
vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá
năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
6. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử
dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện
tập theo chuyên đề đã xây dựng.
7. Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức
cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ
thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ
thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây
dựng tình huống xuất phát.
II.3.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP LÀM TĂNG HIỆU QUẢ CÁC
TIẾT DẠY CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC.
Như đã nói ở trên, chuyên đề dạy học, hay dạy học theo chủ đề là sự tích hợp
kiến thức. Như vậy, thay vì học cùng một nội dung ngữ pháp ở những bài (unit)
khác nhau, cách xa nhau, thì giờ đây học sinh sẽ được học liền mạch. Phương
pháp này sẽ giúp cho giáo viên và học sinh tiết kiệm được thời gian cho những
hoạt động lặp lại, thực hiện thêm những nhiệm vụ hoạt động mới, lĩnh hội được
nhiều kiến thức hơn và có cơ hội ứng dụng vào thực tiễn nhiều hơn.
Tuy nhiên, khi dạy và học theo chuyên đề dạy học, khối lượng kiến thức cần
lĩnh hội khá nhiều, do đó giáo viên cần xác định những phương pháp giảng dạy
phù hợp và hướng tới những phương pháp giảng dạy tích cực, giúp cho giờ học
trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo cơ hội cho người học được làm việc một cách
chủ động, sáng tạo.

7



Sau đây, tôi xin được giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực, phù hợp
với các tiết chuyên đề dạy học.
1. Phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ trong các tiết dạy và học
theo chuyên đề.

Phương pháp làm việc nhóm là phương pháp giảng dạy tích cực. Ở đó người dạy
học thành lập các nhóm nhỏ từ 3 đến 6 học sinh. Mỗi thành viên trong nhóm vừa
có nhiệm vụ học tập, vừa có nhiệm vụ chia sẻ và giúp đỡ các học sinh khác hoàn
thành nhiệm vụ học tập.
Thực tế, nhiều giáo viên vẫn còn e ngại phương pháp học tập theo nhóm vì
những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, lớp quá đông (40-45 học sinh mỗi lớp ở cấp THPT), khiến cho giáo
viên không thể bao quát hết được các nhóm.
Thứ hai, hoạt động nhóm gây ồn ào.
Thứ ba, khi hoạt động nhóm, chỉ có học sinh khá, giỏi hoạt động, còn những học
sinh khác chỉ ngồi nhìn, nghe.
Tuy nhiên, những điểm bất lợi trên quá nhỏ bé so với những hiệu quả mà
phương pháp hoạt động nhóm đem lại, quan trọng là cách tổ chức và quản lý của
8


giáo viên. Với kinh nghiệm của tôi, thì sau khi giao nhiệm vụ học tập và thời
gian thực hiện, tôi sẽ báo trước cho các nhóm là sẽ không gọi những học sinh
giỏi mà chỉ gọi những bạn yếu, trung bình, khá. Mỗi nhóm gọi 1 học sinh, nhóm
nào có học sinh trả lời tốt nhất thì cả nhóm sẽ được điểm cộng hoặc phần
thưởng. Bằng cách này, tôi đã kích thích được tính cạnh tranh ở mỗi nhóm và
mỗi học sinh được gọi lên bảng, giúp cho các bạn có động lực học tập hơn.
Quy trình các bước trong dạy học hợp tác nhóm :

Bước 1: Chia nhóm
Số lượng thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào :
+ Nhiệm vụ bài học cũng như các thiết bị phục vụ cho hoạt động nhóm.
+ Thời gian hoạt động nhóm nhỏ: Thời gian ít nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn
nhóm lớn vì trong nhóm nhỏ trách nhiệm của cá nhân cao hơn, mất ít thời gian
khi di chuyển.( Theo kinh nghiệm của các chuyên gia phương pháp dạy học thì
nhóm nhỏ có từ 2 dến 6 học sinh là hiệu quả nhất ).
Học sinh phải chủ động hình thành nhóm học tập khẩn trương theo sự phân chia
của giáo viên.
Bước 2: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ của từng nhóm phải được giao cụ thể. Xác định rõ mục tiêu về kiến
thức và kỹ năng mà các nhóm cần đạt được.
Quy định thời gian làm việc nhóm.
Giáo viên dự tính thời gian hoạt động nhóm cho thích hợp, đủ để học sinh di
chuyển và thảo luận.
Yêu cầu về cách thức làm việc theo nhóm.
Yêu cầu về cách thể hiện kết quả: viết,vẽ sắm vai…
Giáo viên có thể hỏi học sinh đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình chưa.
Về phía học sinh:
+ Sau khi nhận nhiệm vụ, các học sinh cần tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tói
để lập dàn ý trả lời.
+ Phải xác định nội dung trả lời, dựa vào thông tin nào trong SGK, hay các
phương tiện khác: tranh ảnh, tài liệu bổ sung…
Bước 3: Làm việc trong nhóm
Giáo viên phân công công việc cho từng thành viên, nhóm đầy đủ thường có các
vai:
Người giữ thời gian có nhiệm vụ báo cáo cho cả nhóm biết bao nhiêu thời gian
đã trôi qua, để điều chỉnh thời gian cho hợp lý với nhiệm vụ được giao.
Thư ký có nhiệm vụ ghi chép hết những câu trả lời hoặc ghi vắn tắt hết ý chính
những cuộc thảo luận. Trước khi ghi thư ký phải đảm bảo rằng tất cả các thành

viên trong nhóm đều đã đồng ý.
Người động viên có nhiệm vụ khuyến khích và nhắc nhở tất cả các thành viên
trong nhóm tham gia đóng góp ý kiến cho buổi thảo luận, có thể hỏi họ đang
9


nghĩ gì, thậm chí nhắc nhở một cách khéo léo “Chúng tôi chưa được nghe ý kiến
của bạn”.
Người kiểm tra phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên đã hiểu và đồng ý với
những vấn đề mà cả nhóm đang bàn bạc. Phài lưu ý là không được phép bỏ qua
những dấu hiệu, ngôn ngữ mà mọi người dễ bị nhầm lẫn hoặc có thắc mắc, có
thể yêu cầu ai đó giải thích rõ ý kiến của họ.
Người tóm tắt có nhiệm vụ tóm lược những gì đang được thảo luận, phải đảm
bảo rằng các thành viên đều đồng ý với các ý kiến đã nhất trí.
Người báo cáo có nhiệm vụ thông báo hay truyền đạt lại cho toàn lớp kết quả
làm việc của nhóm. Họ có thể thay mặt nhóm giải thích, làm rõ những câu hỏi
của mọi người về công việc mà họ đã làm.
Người đảm bảo những công việc về động não, họ có nhiệm vụ nhắc nhở các
thành viên không được thảo luận trong khi các thành viên đang suy nghĩ.
Người quan sát nhận xét hoạt động nhóm, có trách nhiệm quan sát mọi hành vi
của các thành viên trong nhóm.
Bước 4: Báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm trình bài kết quả. Cách trình bày phổ biến nhất là các nhóm
viết hoặc minh họa bằng hình vẽ kết quả của nhóm trên giấy khổ rộng hoặc trên
giấy trong và dùng máy chiếu. ( Over head)
Các nhóm có thể lựa chọn cách trình bày sau đây thay cho thuyết trình:
+ Phương pháp thị trường
Các nhóm trình bày trên giấy khổ rộng, bảng ghim và trưng bày trong phòng
học. Lớp học giống như một thị trường thông tin, các học viên sẽ đi xem xét kết
quả của từng nhóm, nghe họ giải thích và có thể đặt câu hỏi để họ trả lời, làm rõ.

Giáo viên có thể đóng góp ý kiến của mình vào kết quả làm việc của từng nhóm.
+ Phương pháp triển lãm
Các nhóm vẫn lần lượt trình bày kết quả nhưng tiếp sau đó các học sinh tự do đi
lại, quan sát kết quả của nhóm khác và có thể thảo luận với các thành viên của
nhóm giống như các nghệ sỹ trong buổi triển lãm.
Bước 5: Giáo viên tổng kết, bổ sung.
Học sinh có thể tự tổng kết hoặc giáo viên tổng kết và đưa vào thông tin phản
hồi để rút ra kiên thức.
2. Phương pháp sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép đầy màu sắc, hình ảnh để mở rộng và
đào sâu các ý tưởng. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến
thức một cách logic, ngắn gọn và nhìn thấy được bức tranh tổng thể của chủ đề
mình vừa học sau 2 hoặc 3 tiết.
Phương pháp này được dùng để hệ thống hóa những chuyên đề ngữ pháp, ví dụ
như câu điều kiện, so sánh..., củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, hoặc cho các
báo cáo nhóm.
10


2.1. Sơ đồ tư duy: Câu điều kiện

2.2. Sơ đồ tư duy: Các thì tương lai
3. Phương pháp mảnh ghép
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các
nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề). Phương pháp
này kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân
trong quá trình hợp tác để hoàn thành công việc.
a. Cách tiến hành kĩ thuật "Các mảnh ghép"
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia


11


Giáo viên chia lớp thành từng nhóm từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm được giao một
nhiệm vụ riêng biệt. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy
nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và có khả năng trình bày lại
câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Kỹ thuật "Các mảnh ghép"
VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành các nhóm mới, mỗi nhóm bao gồm nhiều thành viên từ nhiều nhóm.
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới
chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất
cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.
4. Phương pháp dạy bằng trò chơi sư phạm
Đây là một trong những phương pháp giảng dạy giúp tạo không khí lớp học
thêm sinh động, hiệu quả. Khi áp dụng, phương pháp này sẽ tạo ra niềm vui và
phát huy được tính sáng tạo của người học.
Trò chơi sư phạm là những hoạt động bổ trợ cho giờ giảng, nhằm tạo bầu không
khí vui vẻ, thoải mái trong lớp học, khiến người học có khả năng bắt đầu hoặc
tiếp thu bài giảng với hiệu quả cao. Qua đó, việc học sẽ trở nên chủ động, tích
cực, tự giác, giúp cho người học nhớ bài giảng lâu hơn.
Đối với tất cả giáo viên tiếng Anh ở các cấp, thì việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong các tiết dạy đã trở nên rất quen thuộc. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò
chơi ngôn ngữ có thể dùng trong các tiết học các kỹ năng nói chung, cũng như
trong các tiết dạy chuyên đề dạy học:


Lucky number

Chain game

Nought and Cross

Slap the board

Board Race

Jumbled sentences
12


5. Phương pháp tia chớp
Phương pháp tia chớp, hay còn gọi là phương pháp phỏng vấn nhanh, là phương
pháp giúp mở đầu bài giảng hay thu thập thông tin nhanh từ phía người học một
cách hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện như sau:
a. Sắp xếp lớp theo hình thức phù hợp
b. Giáo viên đặt câu hỏi:
Câu hỏi phải hấp dẫn, ngắn gọn, gây được sự chú ý. Dùng micro hoặc dụng cụ
giả làm micro đưa đến từng học sinh được hỏi.
c. Người học trả lời:
Câu trả lời phải ngắn gọn, logic, to rõ ràng.
d. Giáo viên tổng kết nhanh và định hướng vào bài học.
II.3.3. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THAM KHẢO
TÊN CHUYÊN ĐỀ: Relative pronouns and Types of relative clauses
- Nội dung: Unit 9 + Unit 10, SGK Tiếng Anh 11, hệ 7 năm (Language Focus)
- Thời lượng: 02 tiết
- Tiết theo PPCT: Tiết 57, 58 (Nếu dạy thể nghiệm ngoài chương trình thì không

cần đưa vào PPCT)
- Thời gian thực hiện: Tháng 3/2017
- Người thực hiện: ….
Tiết 1 (Tiết 57 theo PPCT):
+ Giới thiệu về các đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ. : chức năng, cách sử
dụng; phương pháp làm bài tập điền đại từ quan hệ.
+ Giới thiệu về mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định.
+ Làm bài tập 3 + 4 - Unit 9 (SGK –tr 110) (bài tập 1+2 giao về nhà)
+ Làm bài tập 1– Unit 10 (SGK –tr 122)
Tiết 2 (Tiết 57 theo PPCT)::
+ Giới thiệu về đại từ quan hệ đi với giới từ
+ Bài tập 2 Unit 10 (SGK –tr 122)
+ Bài tập 3 Unit 10 (SGK –tr 123 giao về nhà)
+ Bài tập thêm (mở rộng- cũng cố các điểm ngữ pháp)

13


RELATIVE PRONOUNS AND TYPES OF RELATIVE CLAUSE
(Language Focus: Unit 9+10)
1. Objectives
Knowledge :
- Introduce the use of Relative pronouns, the concept of Defining relative
clauses and Non-defining relative clauses
Educational aim: By the end of the lesson, students will be able to:
- learn about relative pronouns as well as relative pronouns with prepositions
- distinguish the Defining relative clauses and Non-defining relative clauses
- understand the use of Relative pronouns with prepositions
- practice many types of the exercises about relative clause.
Skills: Improve students’ writing skills

2. Teaching aids:TV screen, textbook........
3. Method: Integrated, mainly communicative.
4. Procedure:
4.1. Stabilization: (2 mins)
- Greets the class and checks the attendance.
- Has a short talk with the class.
4.2. Checking previous knowledge (during the lesson)
4.3. Lesson presentation
PERIOD 57:

Teacher’s activities
Students’ activities
I. WARM-UP (5 mins): Brainstorming
- Ask students to remember and provide - discuss with friends and speak
relative pronouns they know.
alound answers

Relative
pronouns

II. NEW LESSON (35 mins)
1. Presentation: (15 mins)
1.1. Relative pronouns:
- Ask Ss to list the relative pronouns and give - Review the relative pronouns
out their uses.
that they have learnt.
- Give feedback and show the table on Tv
screen.
- Listen and study examples.
14



Subject Object
Possessive
Who
Who/
Whose
For
whom
person
That
That
Which Which
whose/ of
For
which
things
That
That
1.2. Defining relative clauses and Nondefining relative clauses
a/ Presentation
Elephants who marry mice are very unusual.
Ex1: My friend John, who went to the same
school as me, has just written a best-selling
novel.
Ex2: Let's go to a country where the sun
always shines.
Ex3: Elephants, which are large and grey,
can sometimes be found in zoos
- Asks the Ss to distinguish defining relative

clauses and non-defining relative clauses.
- Give feedback.
Defining relative clauses:
Non-defining relative clauses
1. In non-defining clauses, you cannot use
‘that’ instead of who, whom or which.
2. You cannot leave out the relative pronoun,
even when it is the object of the verb in the
relative clause.
3. Non-defining clauses can be introduced by
expressions like all of, many of + relative
pronoun: Notes:
Examples: There were a lot of people at the
party, many of whom I had known for years.*
2. Practice: (20 mins)
Exercise 3-Unit 9 (page 109)Join the
sentences, using who, that, or which.
- Let students read the exercise 3.
- Have students distinguish the difference
between “that” and ‘which”.
- Guide them to find out the noun or pronoun
in the two sentences to talk about one person
or one thing. Then use the suitable relative
pronoun to replace the pronoun and put it in
the suitable position.
Example: 1. The man who answered the phone
15

- Copy down.
- Listen and give some examples.

Eg: The man who told me this
refused to give me his name.
Eg: I met someone who said he
knew you.

- Look at the examples and tell
the differences between defining
relative clauses and non-defining
relative clauses.

- Give essential information to
define or identify the person or
thing we are talking about are
always separated from the rest of
the sentence by commas.
- Listen to the teacher and take
note

- Work in pairs in 5 minutes.
- Go to the board to write the
answers.
Expected answers
2. The waitress served us who
was very impolite and impatient
3. The building which was
destroyed in the fire has now
been rebuilt.


told me you were away.

- Ask Ss work in pairs in 5 minutes.
- Let students write the sentences with a peer.
- Check with the whole class.

4. The people who were arrested
have now been rebuilt.
5. The bus which goes to the
airport runs every half an hour.
- Listen and take notes.

Exercise 4 –Unit 9 ( page 110)Join the
sentences below, using who, whose or which.
- Guide Ss to do the exercise by doing an
example.
Example:
1. Peter, who has never been abroad, is
studying French and German.
- Have Ss work in groups of 4 Ss in 5 minutes.
- Call on some Ss to give their answers on the
board.
- Let other Ss give their comment.
- Give feedback and answers.

- Work in groups of 4 in 5
minutes.
Expected answers:
2. You ‘ve all met Michael Wood,
who is visiting us for a couple of
days.
3.

We
are
moving
to
Manchesster, which is in the
north- west.
4. I’ll be staying with Adrian,
whose brother is one of my
closest friends.
5. John bridge, who has just
gone to live in Canada, is one of
my oldest friends.

- Work in pairs.
Exercise 1 – Unit 10 ( page 122)
- Give the answers.
- Ask Ss to do exercise individually and then
Expected answers
compare the answer with their partners.
1. whom 2. which 3. whom
- Call some Ss to say loudly their answers
4. whom 5. which 6. who
After finishing ask them to correct if necessary 7. which
PERIOD 58
Teacher’s activities

Students’ activities

I.CHECK UP THE OLD LESSON:
( 5 MINUTES)

- Listen to the teacher and
1.The student ……… sits next to me is a new
answer.
comer.
2.Food …………. is sold in that shop is very cheap.
3. He didn’t tell me the reason ……… he left
school.
4. We saw many solders and tanks ………… were
moving to the front.
5. Thuy Duong is the beautiful beach …… I used to - Listen and give some examples.
sunbathe.
6.They spent some days with a businessman …

16


company imported food and clothes.

II. GRAMMAR (20 mins)
1.Presentation (10 mins)
- Hang on a poster , explain new grammar:
1. Is that the man? You arrived with him.
2. This is the magazine. I talked about it
yesterday.
3. I’ll introduce you to the man. I share a flat
with him.
- Ask Ss. to combine these sentences, using a
suitable relative pronoun
- Ask Ss. which one of the two sentences is
correct

- Give feedback
+ introduce relative pronouns with prepositions:
There are often prepositions in relative
Clauses and the relative pronoun is the object
of the preposition. This means that the
preposition can sometimes be omitted.
+ formal English:
preposition + relative pronoun (whom/ which)
(Note that when the relative pronoun is placed
immediately after the preposition we can't use
who instead of whom, and we can't use that or
zero pronoun either)
+ spoken (daily) English: the preposition is
often moved to the end of the sentence and can
be omitted
2. Practice: (10 mins)
Exercise 2 – Unit 10 ( page 122)
- T explains the requirement and some new
words .
- T model example:
She is the woman. I told you about her.
->She is the woman about whom I told you.
- Ask Ss to do exercise 3 in group works.
- Then T Ss to write down on the posters.
- Give feedback
-( T can ask students to do some sentences,
others done at home, depending on level of
students).

17


1. Is that the man whom you
arrived with?
(Is that the man with whom
you arrived?)
2. This is the magazine which I
talked about yesterday.
(This is the magazine about
which I talked yesterday)
3. I’ll introduce you to the man
whom I share a flat with
(I’ll introduce you to the man
with
whom I share a flat.)
- Find the position of the
relative pronoun in each
sentence and give the ideas.
- Listen to the teacher and copy
down.
- Listen to the teacher carefully
and take notes.

Groups work
Expected answers Ex 2:
1. The man to whom I talked
yesterday was very kind.
2. The man about whom I told
you works in the hospital.
3. The woman about whom I
am telling you teaches me

English.
4. The movie about which they
are talking is fantastic.
5. The picture at which she was
looking at was beautiful.
6. I’ll give you the address to
which you should write.


III/ Further exercise (20 mins)
Combine two sentences, using relative clause.
- Ask ss to work in group of 4
- Have ss discuss in 8 mins
- Call ss to anwser
- Correct and explain
1. Here's the address. You should write to this
address.
2. The radio is made in China. You are listening
to it.
3. Your mother is very nice. I talked to her last
week.
4. These are my friends. I went to Da Lat with
them last year.
5. I will hold a party. You will be invited to it

- work in group of 4
- discuss and do the exercise in
10 mins.
- Write the answers on the
board.

- Listen to teacher’s correction
1. Here’s the address to which
you should write
2. The radio to which you are
listening is made in China
3. Your mother to whom I
talked last week is very nice
4. These are my friends with
whom I went to Da Lat last year
5. I will hold a party to which
you will be invited.

4.4 Consolidation (10 mins)
- Divide class into 4 group: A, B, C, D
- Ask ss to draw mindmaps about Relative pronouns and Relative clauses
- Have ss work in 8 mins and then hand in their mindmaps to the teacher.
Example:

4.5 Homework (1’)
- Ask Ss to do the rest sentences of exercises 3, 4 at home and prepare for the
next lesson.
Combine these pairs of sentences using relative pronouns:
1. The first boy has just moved. He knows the truth.
2. I don’t remember the man. You said you met him at the canteen last week.
3. The only thing is how to go home. It make me worried.
4. The most beautiful girl lives city. I like her long hair very much.
18


5. He was Tom. I met him at the bar yesterday.

6. The children often go swimming on Sundays. They have much free time then.
7. They are looking for the man and his dog. They have lost the way in the
forest.
8. The tree has lovely flowers. The tree stands near the gate of my house.
9. My wife wants you to come to dinner. You were speaking to my wife
10. The last man has just returned from the farm. I want to talk to him at once.
II.3.4. MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC GỢI Ý
1. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC:
Writing a letter of invitation and acceptance or refusal
(SGK- TIẾNG ANH 10 HỆ 7 NĂM)
* Nội dung: Unit 10,11, SGK Tiếng Anh 10, hệ 7 năm (Phần writing”:
* Thời lượng: 2 tiết
* Tiết theo PPCT:
* Thời gian:
* Người thực hiện:
Tiết 1:
+ Cho một ví dụ về lá thư mời, một ví dụ về lá thư chấp nhận lời mời, một ví dụ
về lá thư từ chối lời mời.
+ Đưa ra bố cục của một lá thư, các cấu trúc dùng trong từng trường hợp cụ thể (
mời, chấp nhận lời mời, từ chối lời mời)
+ So sánh sự khác nhau về cấu trúc viết trong từng lá thư.
+ Task 1, 2 phần writing – trang 109.
+ Task 1, 2 phần writing – trang 117, 118.
Tiết 2:
+ Task 3 phần writing – trang 110.
+ Đưa ra các tình huống, phân nhóm viết thư cho từng tình huống cụ thể
2. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC:
WRITING SKILLS: Chart/Graph description using ActivInspire Board
(SGK- TIẾNG ANH 10 MỚI)
1.1. Nội dung chuyên đề

WRITING SKILLS: Chart/Graph description using ActivInspire Board
* Nội dung kiến thức: Unit 2 & Unit 4: Writing
* Thời lượng: 2 tiết
* Tiết theo PPCT: 30, 31 (Có PPCT kèm theo)
* Thời gian: Tuần 5 / tháng 9, HK 1
* Người thực hiện:
Tiết 1:
- ND kiến thức gì: từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc cách miêu tả biểu đồ hình đường;
và thực hành viết
19


- Bài tập ở mục Writing - Unit 2
Tiết 2:
- ND kiến thức gì: từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc cách miêu tả biểu đồ hình bánh;
và thực hành viết
- Bài tập ở mục Writing - Unit 4
- Bài tập thêm về bảng biểu và biểu đồ hình cột/hình bánh ở SGK hệ 7 năm
(Unit 7 và Unit 11)
II.4. HIỆU QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU
Vào năm học 2018- 2019, tôi đã áp dụng một số chuyên đề dạy học vào giảng
dạy, ví dụ như chuyên đề dạy học về mệnh đề quan hệ. Thay vì dạy tiết
Language focus - bài 9 vào tiết 57 và Language focus - bài 10 vào tiết 64 theo
phân phối chương trình hiện hành, tôi đã gom 2 tiết thành một chuyên đề và dạy
liền kề nhau. Sau khi học, tôi cũng yêu cầu học sinh làm một bài đánh giá 30
phút như năm trước, kết quả như sau:
Tổng số hs
120

Giỏi

Khá
(X ≥ 8)
(6,5≤ X > 8)
SL
Tỷ lệ SL
Tỷ lệ
18
15% 53
44,6%

TB
(5 ≤ X < 6,5)
SL
Tỷ lệ
42
35%

Yếu
(X < 5)
SL Tỷ lệ
7
5,8 %

(Ghi chú: Học sinh: hs, Số lượng: SL, X:số điểm học sinh đạt được)
Như vậy, qua quá trình áp dụng phương pháp thực hiện chuyên đề dạy học đối
với học sinh khối 11, trên tôi nhận thấy kết quả học tập đối với chuyên đề ngữ
pháp này có tiến bộ, số lượng học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng, học sinh hiểu bài
một cách logic và sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, các tiết dạy và học cho thấy rằng
học sinh ham học hơn, linh hoạt hơn trong luyện tập, biết cách học bài một cách
hiệu quả, học sinh hứng thú hơn với giờ học, môn học, giờ học sôi nổi hơn, chất

lượng giờ học cũng nhờ đó mà tăng lên nhiều.
- Có học sinh, do nắm vững đặc điểm của bài học nên cách lý giải phù hợp,
được nhiều học sinh trong lớp đồng tình thông qua việc giáo viên lấy ý kiến
đóng góp của học sinh.
- Có em còn có những cách kiến giải rất non nớt, thiếu căn cứ song số này
không nhiều. Căn cứ vào cách thảo luận như thế, học sinh đã tự bổ sung cho
mình những điều còn thiếu trong nhận thức, tích cực suy nghĩ, tìm tòi, lý giải
vấn đề tạo được sự hứng thú.
- Giáo viên làm việc bớt căng thẳng, bớt đi những lời thuyết giảng
- Không khí lớp học sôi nổi hơn.

20


III. KẾT LUẬN
III.1. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN
Để không ngừng nâng cao chất lượng học tập của học sinh đòi hỏi người giáo
viên phải thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là các
phương pháp dạy học tích cực, tránh việc truyền thụ kiến thức một chiều, nặng
lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo của học sinh. Vai trò chủ yếu của thầy
là điều khiển, hướng dẫn học sinh vào những hoạt động học tập tích cực và chủ
động trên lớp. Điều này càng thể hiện rõ hơn trong việc dạy và học Tiếng Anh
bởi lẽ quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính
tích cực, chủ động của người học và tạo điều kiện tối ưu cho người học rèn
luyện phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp.
Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng sẽ giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về
“Chuyên đề dạy học”. Tuy phương pháp này không quá mới mẻ nhưng đã, đang
và sẽ dễ gây hiểu nhầm trong một số giáo viên. Đồng thời, sáng kiến kinh
nghiệm này trình bày một số phương dạy học tích cực có hiệu quả cao trong các
tiết dạy và học theo chuyên đề dạy học.

Trên đây là một vài kết quả bước đầu trong quá trình thực hiện chuyên đề dạy
học trong môn tiếng Anh. Chắc chắn rằng, không tránh khỏi có những lúng túng,
hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý xây dựng để tôi có thể thực hiện tốt hơn.
III.2. KIẾN NGHỊ
- Để việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cần có sự phối hợp chặt
chẽ và sự quan tâm chỉ đạo sát sao hiệu quả của các cấp lãnh đạo.
- Nhanh chóng ổn định chương trình, thời lượng hợp lý cho việc dạy học.
- Ban giám hiệu linh động hơn trong việc thay đổi phân phối chương trình dạy
học hiện hành sao cho phù hợp với các phương pháp dạy học mới.
- Thay đổi tư duy trong giáo viên và lãnh đạo về việc quản lý giờ học của giáo
viên tạo môi trường dạy – học tích cực “ồn ào học tập” chứ không phái là ồn ào
do ý thức kém.
Trên đây là tất cả những gì tôi đã làm và đúc rút qua kinh nghiệm giảng dạy của
bản thân. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm
của tôi hoàn thiện hơn!

21


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Tiếng Anh 10, 11, 12 – NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Chu Quang Bình, Thiết kế bài giảng Tiếng Anh 10, NXB Hà Nội, 2009.
3. Chu Quang Bình , Thiết kế hoạt động dạy và học Tiếng Anh 11, NXB Giáo
dục Hà Nội, 2009.
4. Nguyễn Mạnh Cường, Tài liệu tập huấn về thực hiện chuyên đề, ( Tài liệu tập
huấn giáo viên).
5. Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy, Lê Viết Chung, Cẩm nang
phương pháp sư phạm, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2017.
6. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering & Jame E. Pollock, Các phương pháp
dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016.

7. Dự án Việt Bỉ, Các phương pháp dạy học tích cực, Tài liệu tập huấn, 2010.
8. Các công văn của Bộ GD& ĐT, Sở GD& ĐT Quảng Bình.

22


×