Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SKKN áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong việc rèn luyện kĩ năng nói tiếng anh của học sinh lớp 12 bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH NHĨM
TRONG VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NĨI TIẾNG ANH
CỦA HỌC SINH LỚP 12 BẬC THPT

Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Phan Đình Phùng

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ
MỤC
LỤCNGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
1. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 2
1.2. Điểm mới của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm viáp dụng đề tài ........................................................ 3
2. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn ................................................................. 4
2.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 5
2.2. Áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm để rèn luyện kĩ năng nói
tiếng Anh của học sinh lớp 12 bậc THPT ....................................................... 7
2.2.1. Chuẩn bị .................................................................................................. 8
2.2.2. Ví dụ minh họa ..................................................................................... 10

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH NHĨM
2.2.3. Ưu, Nhược điểm của phương pháp thuyết trình nhóm ...................... 15
TRONG VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH
2.3. Kết quả đạt được ..................................................................................... 16
CỦA HỌC SINH LỚP 12 BẬC THPT

2.3.1. Hiệu quả của phương pháp thuyết trình nhóm lên khả năng cải thiện
lỗi của học sinh ............................................................................................... 16
2.3.2. Thái độ của học sinh đối với phương pháp thuyết trình nhóm .......... 17
3. PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 17
3.1. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 17
3.2. Kiến nghị, đề xuất.................................................................................... 18
3.2.1. Đối với học sinh và giáo viên ................................................................ 18
3.2.2. Đối với Nhà trường và cấp trên ........................................................... 18

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
1. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 2
1.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 2
1.2. Điểm mới của đề tài ................................................................................... 3

1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng đề tài ....................................................... 3
2. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn ................................................................. 4
2.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 5
2.2. Áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm để rèn luyện kĩ năng nói
tiếng Anh của học sinh lớp 12 bậc THPT ....................................................... 7
2.2.1. Chuẩn bị .................................................................................................. 7
2.2.2. Ví dụ minh họa ..................................................................................... 10
2.2.3. Ưu, Nhược điểm của phương pháp thuyết trình nhóm ...................... 15
2.3. Kết quả đạt được ..................................................................................... 16
2.3.1. Hiệu quả của phương pháp thuyết trình nhóm lên khả năng cải thiện
lỗi của học sinh ............................................................................................... 16
2.3.2. Thái độ của học sinh đối với phương pháp thuyết trình nhóm .......... 17
3. PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 17
3.1. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 17
3.2. Kiến nghị, đề xuất.................................................................................... 18
3.2.1. Đối với học sinh và giáo viên ................................................................ 18
3.2.2. Đối với Nhà trường và cấp trên ........................................................... 18

1


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong xu hướng chuyển mình theo sự phát triển và biến đổi theo nhịp
chung của nền văn minh và văn hóa thế giới, việc học và sử dụng tiếng Anh là
điều tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Giảng dạy tiếng Anh ln có nhiều dao động, nó địi hỏi giáo viên phải ln linh
hoạt và cập nhật theo xu thế mới, hơn nữa, người dạy phải ln tâm huyết và có

trách nhiệm để truyền đạt kiến thức thật hiệu quả, đáp ứng đúng yêu cầu của xã
hội. Qua nhiều năm áp dụng phương pháp đổi mới trong giảng dạy môn tiếng
Anh THPT theo hướng tích cực - lấy học sinh làm trung tâm - đã có nhiều kinh
nghiệm, sáng kiến phục vụ tích cực trong công tác giảng dạy, tuy nhiên tôi nhận
thấy vẫn cịn có một số vấn đề nảy sinh trong thực tế Dạy-Học ở trường chúng
tôi mà bản thân tôi ln trăn trở, suy nghĩ, tìm tịi để làm thế nào cho một tiết
học mới mẻ, mang lại không những hứng thú mà cịn hiệu quả cho mơn học.
Vấn đề nổi bật nhất mà tơi muốn trình bày đó là: Làm thế nào để Dạy-Học hứng
thú và hiệu quả tiết SPEAKING ở học sinh THPT, hướng tới việc vận dụng
trong thực tế hữu ích, cũng như giúp học sinh mạnh dạn và nâng cao khả năng
giao tiếp trong xã hội hiện đại ngày nay.
Hiện nay, việc Dạy và Học tiếng Anh, cũng giống như các môn học khác
trong các trường THPT, đều đang diễn ra với sự đổi mới phương pháp giáo dục,
cải cách sách giáo khoa (SGK), ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy,
giảm tải nội dung chương trình học… nhằm làm cho lượng kiến thức trong SGK
phù hợp với học sinh, đồng thời giúp học sinh tiếp cận với nội dung kiến thức
hiện đại. Tuy nhiên, quá trình Dạy-Học trên phạm vi lớp học ở bậc THPT lại
gặp khơng ít khó khăn và cũng từ đó kết quả thi THPTQG không cao như mong
đợi. Một trong những khó khăn phải kể đến đó là tâm sinh lý lứa tuổi của học
sinh bậc THPT. Ở giai đoạn này, đa số các em kinh nghiệm sống ít, khả năng
giao tiếp, kỹ năng nhận thức còn hạn chế, nhiều em còn ham chơi hơn ham học,
một số bộ phận học sinh tư tưởng du học và xuất khẩu lao động sau khi tốt
nghiệp…, nên việc học tiếng nước ngoài quả thật là một trở ngại, một thách thức
đối với các em. Vậy chúng ta phải làm gì để giúp các em khắc phục được tình
trạng đó? Một khó khăn khác khơng kém phần quan trọng phải kể đến đó là:
việc Dạy và Học ở bậc THPT diễn ra trong mơi trường chật hẹp về giao tiếp, chỉ
có giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, điều này dẫn đến sự nhàm chán và
khơng kích thích được khả năng nói của học trò. Thêm một nguyên nhân nữa mà
2



tôi nhận thấy qua công tác dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp trong trường mình
đó là giảng dạy các tiết phát triển kỹ năng nói cịn chưa có sự đầu tư, cơng tác
chuẩn bị cho một tiết dạy cịn qua loa, thiết kế bài dạy chưa mang tính vận dụng
chiều sâu, chưa chú trọng làm mới các phương pháp dạy học để phù hợp với đối
tượng học sinh của mình và cuốn hút các em vào bài. Theo trào lưu ngày nay, đa
số học sinh không muốn bị áp đặt mà muốn tự sáng tạo, muốn đưa quan điểm và
ý tưởng của mình vào bài học. Hơn nữa các em luôn muốn khám phá thế giới
bằng cách riêng của mình để được bạn bè và thầy cơ cơng nhận, nên thay đổi
cách Dạy và Học mỗi ngày là mục tiêu của bất cứ giáo viên yêu ngành, yêu nghề
nào.
Từ thực tiễn trên, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản
thân, tôi mạnh dạn đưa ra đổi mới phương pháp dạy kĩ năng nói hiệu quả thơng
qua đề tài: “Áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong việc rèn luyện
kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh lớp 12 bậc THPT”
Vì vậy, vấn đề ở đây đặt ra với mỗi giáo viên là đều phải thực sự đổi mới
phương pháp dạy, học sinh thay đổi cách học, cách tư duy của mình thì mới đáp
ứng được nhu cầu đào tạo hiện nay và phải nhận thức rõ giá trị giao tiếp của
ngôn ngữ trong cuộc sống cũng như nắm chắc cách thực hiện loại hình bài dạy
để cải thiện chính mình đem lại lợi ích cho người học.
1.2. Điểm mới của đề tài
Điểm mới của đề tài này là tạo được khơng khí học nhóm vui vẻ, kích
thích sự sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể, đặc biệt là giúp học sinh mạnh
dạn trong giao tiếp, tự tin vận dụng tiếng Anh với bạn bè, thầy cơ và cả với
người nước ngồi mà khơng e ngại tới những trở ngại về văn hóa, phương ngữ
cả cấu trúc ngữ pháp.
1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng đề tài
Đề tài này áp dụng cho học sinh lớp 12 bậc THPT. Trong quá tình giảng
dạy, từ việc lĩnh hội kiến thức đến việc vận dụng vào thực tiễn, bản thân tơi đã
có ý tưởng về việc cho học sinh làm thuyết trình nhóm thay vì phải học gị bó

trong khn khổ nội dung trong SGK và đã tích lũy được kinh nghiệm, kĩ năng,
tiến hành thực nghiệm trong hai năm học, qua nhiều lớp với nhiều đối tượng học
sinh khác nhau (giỏi, khá, trung bình, yếu), với những mức độ khác nhau. Đồng
thời qua đó tạo hứng thú học tập và sử dụng ngôn ngữ vào thực tiễn, kích thích
khả năng tư duy và sáng tạo cũng như sự dạn dĩ trong giao tiếp của học sinh.
2. PHẦN NỘI DUNG
3


2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
2.1.1. Cơ sở lí luận
Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động
của giáo viên để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học
sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống.
Theo Ur (2000), trong bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc viết thì nói thường
được đánh giá là kỹ năng quan trọng nhất của quá trình dạy và học một ngoại
ngữ. Đó là lý do nhiều người học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng
ln ưu tiên rèn luyện kỹ năng nói nhiều hơn các kỹ năng còn lại. Họ mong đợi
được GV cung cấp nhiều cơ hội luyện tập nhằm nâng cao khả năng nói tiếng
Anh của mình.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục
tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần

có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng
cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo
hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh
việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn
cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên mơn nhằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp.
4


Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành
và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm
thơng tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của
tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương
pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hồn thành
nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức
dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có
những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,
học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để
đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
nâng cao hứng thú cho người học.

Kỹ năng nói đóngvai trị quan trọng trong việc học ngoại ngữ nói chung
và tiếng Anh nói riêng. Để đạt được trình độ nói tiếng Anh trơi chảy, mạch lạc
như người bản ngữ địi hỏi sự nỗ lực khơng ngừng của cả người dạy và người
học. Do vậy, trên cương vị của một giáo viên dạy tiếng Anh của trường THPT,
tôi luôn áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao khả
năng nói tiếng Anh của học sinh, trong đó có phương pháp thuyết trình nhóm
bằng cách quay video. Với mục đích đánh giá hiệu quả của phương pháp thuyết
trình nhóm tới khả năng nói tiếng Anh của học sinh, bản thân đã cho học sinh
tiến hành thuyết trình nhóm bằng phương pháp can thiệp xã hội học, so sánh đối
chứng giữa có và khơng có áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy phương pháp thuyết trình nhóm đã cải thiện kỹ năng nói
của học sinh và đã mang lại hiệu quả nhất định.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Thực trạng về khả năng nói tiếng Anh của học sinh ở trường
THPT
Trong nhiều năm công tác ở trường THPT, dù trường nằm ở trung tâm
thành phố, nhưng bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp thẳng thắn nhìn nhận
thực tế nói Tiếng anh yếu kém của học sinh ở các trường THPT.Đa số học sinh
rất ngại giao tiếp bằng Tiếng anh, các em chủ yếu nghe hiểu, hoặc viết ra giấy
mỗi khi giáo viên yêu cầu hoạt động cặp, nhóm.Điều này cũng dễ hiểu vì mơi
trường giao tiếp của các em cịn hạn chế, từ vựng quá ít ỏi, đi kèm với tâm lí sợ
sai ngữ pháp và sợ bạn cười mình khi diễn đạt chưa thành câu.Điều này cũng đã
5


được rất nhiều giáo viên dạy tiếng Anh quan tâm và tìm giải pháp khắc phục
những nhân tố cản trở khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh.Một số
khó khăn đã được bản thân tơi khảo sát trong thời gian nghiên cứu thể hiện qua
bảng dưới đây.
Khó khăn


Tỉ lệ

Chủ đề bài học còn chưa gần gũi hoặc đã cũ, gây nhàm chán với
học sinh

78%

Mơi trường nói Tiếng anh cịn hạn chế

56%

E ngại vì sợ sai cấu trúc ngữ pháp

82%

Hạn chế từ vựng

90%

Học sinh yếu không theo kịp học sinh khá giỏi

63%

Học sinh có thể khơng hiểu mình phải làm gì trong hoạt động nói

41%

Ngồi ra, những hạn chế nhất định trong việc vận dụng phương pháp, kĩ
năng truyền đạt và phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên

trong từng tiết dạy cụ thể cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng của học sinh.
Bên cạnh đó, ở cấp học THPT việc học bộ mơn tiếng Anh thường được chú
trọng như một mơn thi chính trong kì thi THPTQG hơn là một phương tiện giao
tiếp quan trọng. Nhận thức sai lệch này từ giáo viên và học sinh cần được thay
đổi.
2.1.2.2. Thực trạng Dạy và Học kĩ năng nói tiếng Anh ở trường THPT
Việc thành công của học sinh trong học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau, trong đó 3 yếu tố quan trọng nhất đó là: Động cơ học tập, thái độ học
tập và chiến lược học tập. Việc học được một ngơn ngữ mới đã khó, áp dụng nó
trong đời sống hàng ngày lại khó hơn.
Theo kết quả điều tra, phần lớn học sinh (60%) chưa có động cơ học tập
đúng đắn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do quy mơ lớp học cịn đơng,
phân hóa học sinh chưa đồng đều, phương pháp giảng dạy của giáo viên vẫn
mang đậm tính truyền thống, chủ yếu dựa vào SGK, phấn, bảng. Bên cạnh đó,
thái độ học tập của học sinh cũng góp vai trị khơng nhỏ trong việc thành công
của việc học. Theo Brown (1980), thái độ là niềm tin của người học đối với
cộng đồng sử sụng ngôn ngữ đó và nền văn hóa của nước đó. Chiến lược học tập
cũng giúp cho học sinh định hướng được việc sắp xếp công việc, ưu tiên việc
6


nào trước, có phương pháp học hiệu quả. Theo phương pháp dạy truyền thống,
kĩ năng nói tiếng Anh thường diễ ra tại lớp học, ngay trong tiết SPEAKING. Các
hoạt động giao tiếp tại lớp thường được diễn ra theo trình tự như sau:
- Giáo viên hướng dẫn đề tài.
- Học sinh nhận nhiệm vụ.
- Đưa ra ý tưởng bằng tiếng Việt.
- Dịch ý tưởng sang tiếng Anh.
- Viết các ý tưởng/mẫu câu ra giấy.
- Nhìn vào bài đối thoại, hoặc bài thảo luận đã soạn sẵn để đọc.

Chính vì cách tổ chức các hoạt động lặp đi lặp lại này đã làm mất đi độ
nhanh nhạy cũng như phản ứng của học sinh, làm ảnh hưởng đến khả năng tư
duy bằng tiếng Anh, khả năng sáng tạo và khả năng thuyết trình của học sinh.
Hậu quả là học sinh khơng tập trung vào bài giảng, làm việc riêng hoặc nói
chuyện trong làm đẫn đến kết quả học tập không cao. Qua phiếu điều tra ở 3 lớp
12A1, 12C1 và 12D1 trước khi tổ chức cho các em thuyết trình nhóm thì đa số
các em (85%) đều nói rằng 45 phút thực hành ở trên lớp chưa thực sự hiệu quả,
65% học sinh rất sợ phải nói tiếng Anh trong đó phần lớn vốn từ và khả năng
giao tiếp của các em cịn yếu.
Trong những năm qua chất lượng bộ mơn tiếng Anh của trường vẫn còn
thấp, tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa nhiều, số học sinh đạt giải học sinh giỏi tỉnh
cịn q ít. Thêm vào đó, đa số học sinh khối 12 không thể vận dụng ngôn ngữ
vào thực tiễn, đây là một thực tế đáng buồn đối với những giáo viên dạy bộ môn
tiếng Anh như chúng tơi. Vì vậy bản thân tối quyết định đổi mới cách DẠY HỌC kĩ năng nói, thay vì nói đơn, cặp hay nhóm nhỏ diễn ra tại lớp học thì lớp
sẽ chia thành 4 nhóm để cùng nhau làm thuyết trình (các nhóm tự tìm tư liệu,
quay video liên quan đến chủ đề bài học), để học sinh khi ra trường có thể tự tin
hơn trong giao tiếp.
2.2. Áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm để rèn luyện kĩ năng
nói tiếng Anh của học sinh lớp 12 bậc THPT
Cấu trúc của phương pháp thuyết trình: Khi dùng phương pháp thuyết
trình để trình bày vấn đề nào đó cũng phải trải qua bốn bước: Đặt vấn đề, phát
biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó.
- Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thơng báo vấn đề dưới dạng tổng qt
để kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh.
7


- Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch ra
phạm vi những vấn đề cần phải xem xét.
- Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp hay

logic diễn dịch.
- Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề. Nó là sự kết tinh dưới
dạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét.
2.2.1. Chuẩn bị
Thuyết trình (presentation) là một vấn đề mà đang rất nóng hiện nay, và
thường chúng ta thường chú tâm vào việc kỹ năng thuyết trình “cá nhân” mà bỏ
qn kỹ năng thuyết trình nhóm. Để có được một bài thuyết trình hiệu quả cho
bản thân, có thể khơng q khó với nhiều người.
Nhưng với một nhóm, việc để chuẩn bị được một bài thuyết trình làm hài
lịng tất cả cá nhân trong nhóm là một điều vơ cùng khó khăn. Mỗi người một ý
tưởng, một góc nhìn, một quan điểm khác nhau. Vậy người giáo viên giải quyết
nó như thế nào cho hồn hảo nhất? Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, để giải quyết
vấn đề này học sinh cần đảm bảo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Lên ý tưởng.
Các nhóm thường lên ý tưởng bằng cách nào? Đa số các nhóm tập trung
nhau lại và từng người đưa ra ý kiến, nếu cả nhóm thấy hợp lý thì lấy, cịn
khơng thì bác bỏ. Và đây là một phương pháp đưa lại hiệu quả “khá cao”, bởi vì
có những ý kiến hay để hỗ trợ lẫn nhau và lựa chọn để đi đến các cuối cùng khi
đã có sự đồng thuận của cả nhóm.
Bước 2: Chọn lọc ý tưởng chủ đạo.
Vai trò của người giáo viên là biết hướng dẫn học sinh thảo luận và tìm ra
nội dung chủ đạo cho bài thuyết trình. Sau đó, dựa vào nội dung chủ đạo đó các
em hãy cho nhóm chọn ra 2-4 ý chính để nói trong bài thuyết trình, lên kịch bản
và quay phim.
Bước 3: Sắp xếp ý tưởng theo mạch nói.
Cơng việc của bước này khá đơn giản, đó là giáo viên giúp học sinh xác
định thứ tự các vấn đề sẽ nói trong bài thuyết trình và sắp xếp các ý cho vấn đề
đó một cách hợp lý và mạch lạc. Nhóm trưởng có thể phân cơng cho mỗi thành
viên trong nhóm đảm nhiệm một phần.
Bước 4: Phác thảo hình thức bài thuyết trình lên giấy.

8


Các ý tưởng được vẽ “thô” trên giấy. Học sinh không cần tạo ra những tác
phẩm hội họa, chỉ cần vài nét vẽ nguệch ngoạc để phát thảo hình thức. Bạn nên
chuẩn bị một tập giấy sticker để vẽ các nội dung, hình ảnh thơ mà mình muốn
đưa vào slide. Sở dĩ tơi khuyến khích học sinh mình vẽ lên giấy trước thay vì bắt
tay vào làm scene hoặc slide ln là vì các lý do sau: Thứ nhất, việc vẽ lên một
tờ sticker bé xíu sẽ khiến cho người học bị bị bó khơng gian, qua đó kiềm chế
ham muốn “nhồi” cả đống thơng tin lên đó. Thứ hai, vẽ lên giấy trước sẽ giúp
học sinh tự do sáng tạo về cấu trúc chữ cái, hình ảnh…
Bước 5: Hồn thiện.
Vất vả với 4 bước trên, và cuối cùng học sinh cũng đến được bước cuối
cùng. Nhưng công việc cuối cùng này cũng không hề đơn giản chút nào! Việc để
thiết kế được một đoạn phim hay, hoặc một bài Powerpoint đẹp và chất lượng
đòi hỏi người thiết kế là một người có tính thẩm mỹ cao, vậy nên nhóm
trưởngphải biết chọn ra một người duy nhất trong nhóm có tính thẩm mỹ nhất để
làm cơng việc này.
Để có được sự thành công trong việc học ngoại ngữ, người học ln cần
có những cơ hội để được sử dụng những kiến thức ngôn ngữ trong môi trường
giao tiếp và trong thực tế. Vì thế, người giáo viên phải ln có một sự khởi động
hứng thú, có tổ chức hoạt động tích cực nhằm kích thích sự ham học hỏi và tìm
tịi cái mới, lạ của học sinh.Kĩ năng nói cũng vậy, nó địi hỏi ln ln có một
sự biến hóa để học sinh phải tự mình tìm ra được hướng đi đúng và có cách phản
xạ nhanh nhất.Theo phương pháp cũ, giờ học nói của học sinh thường thụ động
trong việc sử dụng ngữ liệu mới.hầu hết nội dung bài nói được đa số giáo viên
soạn sẵn, hoặc có mẫu câu sẵn trong SGK mà qua đó học sinh chỉ cần học vẹt là
đủ. Chính bản thân tơi cũng thấy mệt mỏi với sự chây lười của học sinh khi thực
hành tiếng Anh.
Để gây được sự hứng thú, làm mới trong việc rèn luyện kĩ năng nói của

học sinh, tơi đã mạnh dạn triển khai hoạt động nhóm bằng phương pháp thuyết
trình để các em tự do tạo nên kịch bản cho chủ đề của nhóm mình, ghi lại những
thước phim đó và trình chiếu trên lớp. Qua nhiều lần làm nhóm cùng nhau, các
em đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn và đã có thể giao tiếp trực tiếp với người nước
ngoài. Phương pháp này huy động được đa số học sinh tham gia, các nhóm phân
cơng cơng việc tùy theo năng lực của từng thành viên của nhóm. Điều này làm
9


các em có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm từ bạn và có thể thể hiện được ý
tưởng của mình.Dưới đây là một số video thuyết trình của các lớp 12, nơi tôi
đang công tác. Các video thể hiện rõ sự lóng ngóng cho lần đầu làm thuyết trình,
nhưng lần tiếp theo đã có sự thay đổi tích cực rõ rệt.
2.2.2. Ví dụ minh họa
Vì thời gian chưa triển khai được lâu, chuyển từ thuyết trình bằng
powerpoint sang quay video, và với dung lượng không cho phép nên dưới đây
tôi chỉ đưa ra 2 video của một lớp 12 tại trường tơi đang cơng tác, thực tế thì tơi
đã triển khai ở cả 3 lớp mà tôi đang giảng dạy.
Unit 10- ENDANGERED SPECIES, TIẾNG ANH 12
Video 1- Class 12 D1(LƯU ĐĨA PHỤ LỤC)
Ưu điểm: Các em đã phát triển tính tư duy, sáng tạo trong chủ đề của
mình. Phân loại được đối tượng học sinh, phát huy được tính đồn kết trong
nhóm, và điều quan trọng nhất là các em rất nhiệt tình hăng say với tác phẩm
của mình.
Tồn tại: Vẫn có nhiều em chưa mạnh dạn nói, chưa dám đưa ra ý tưởng vì
sợ phát âm khơng hay, sợ bạn chế nhạo.
So sánh với bài thuyết trình nhóm được học sinh chuẩn bị bằng
powerpoint thì việc lên ý tưởng và thực hiện bằng cách ghi hình hiệu quả hơn
nhiều. Làm powerpoint học sinh vẫn đưa ra được ý tưởng, nhưng chỉ một em lên
trình bày với những hình ảnh minh họa thì chưa thể chứng minh được liệu

những bạn khác trong nhóm có tham gia thực hiện hay khơng? Từ bài thuyết
trình bằng powerpoint cho thấy được mặt hạn chế của việc tham gia nhóm, các
thành viên chưa thực sự thể hiện được vai trị trong cơng việc của mình. Rút
kinh nghiệm, tơi đã cho ý tưởng quay video để lưu lại được hình ảnh của các
em, đơng thời cho thấy các em đã tích cực hơn khi được chọn những địa điểm
yêu thích, gần gũi với chủ đề và thoải mái khi thực hiện ý tưởng của mình.
Dưới đây là 1 bài powerpoint (thuyết trình nhóm bằng powerpoint) của
học sinh lớp 12 đã cho thấy được ý tưởng, tìm tịi tài liệu, hình ảnh minh họa
nhưng vẫn chưa làm nổi bật được tinh thần tập thể khi làm việc. Thoạt đầu,
thuyết trình nhóm bằng powerpoint cũng rất được học sinh yêu thích, nhưng dần

10


dần thì chán vì chủ yếu các bạn khá giỏi làm, cịn bạn yếu kém lại khơng tham
gia.
Ví dụ UNIT 8 - LIFE IN THE FUTURE, TIẾNG ANH 12. Class 12D1

11


12


13


14



Video 2- UNIT 11: BOOKS TIẾNG ANH 12 (Thuyết trình nhóm
Class 12D1) (LƯU ĐĨA PHỤ LỤC)
Rút kinh nghiệm từ lần trước, lần trình bày này đã tốt hơn nhiều, khả năng
sáng tạo ý tưởng cũng như tinh thần làm việc hăng say hơn, học sinh rất thích
việc làm nhóm ngoại cảnh và có cơ hội gặp gỡ với người nước ngồi để rèn
luyện kĩ năng nói của mình.
2.2.3. Ưu, Nhược điểm của phương pháp thuyết trình nhóm
2.2.3.1. Ưu điểm:
- Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó,
phức tạp, chứa đựng nhiều thơng tin mà học sinh tự mình khơng dễ dàng tìm
hiểu được một cách sâu sắc.
- Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải
quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa
học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thơng qua cách trình bày của giáo
viên.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng,
tình cảm của học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ
thích hợp và diễn cảm.
- Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy
của học sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên và
mới ghi nhớ được bài học.
- Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khối
lượng tri thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc, vì vậy đảm bảo
tinh kinh tế cao.
2.2.3.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình cịn có những hạn chế, nếu sử dụng
khơng đúng có thể:
- Làm cho học sinh thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tư
duy tái hiện, do đó làm cho họ chóng mệt mỏi.
- Làm cho học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngơn ngữ nói.

- Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức
cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh.
* Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thuyết trình:
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần:
15


- Trình bày chính xác các hiện tượng, sự kiện, khái niệm, định luật, vạch
ra bản chất của vấn đề, ý nghĩa tư tưởng, chính trị của tài liệu học tập.
-Trình bày phải đảm bảo tính tuần tự logic, rõ ràng, dễ hiểu với lời nói
gọn, rõ, sáng sủa, giàu hình tượng, chuẩn xác, xúc tích.
- Trình bày phải thu hút và duy trì sự chú ý, gây được hứng thú, hướng
dẫn tư duy của học sinh thông qua giọng nói, tốc độ nói, âm lượng thay đổi thích
hợp, qua các mẩu chuyện vui đúng lúc, qua cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề,
kết hợp lời nói với điệu bộ, nét mặt, biết đưa những lời trích dẫn vào đúng lúc,
đúng chỗ.
- Trình bày phải đảm bảo cho học sinh ghi chép được những vấn đề cơ
bản và qua đó mà dạy cho họ biết cách vừa ghi vừa tập trung nghe giảng.
2.3. Kết quả đạt được
2.3.1. Hiệu quả của phương pháp thuyết trình nhóm lên khả năng cải
thiện lỗi của học sinh
Tuy chỉ mới áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm này trong học kì 2 ở
lớp 12 bậc THPT, nhưng từ video cho thấy học sinh đã khắc phục được rất nhiều
từ việc cải thiện khả năng phát âm, khả năng sử dụng từ vựng, khả năng biểu đạt
ngữ pháp, khả năng sử dụng các từ nối câu và khả năng nói trơi chảy của các
em.
Từ đó đã chứng minh rằng phương pháp thuyết trình nhóm có hiệu quả
tích cực đối với khả năng nói của học sinh thể hiện qua bảng 1, 2.
Bảng 1. Tỷ lệ mắc lỗi ở lần thuyết trình nhóm đầu tiên
Các mức độ lỗi


Tỉ lệ

Mắc lỗi rất nhiều

17

Mắc lỗi nhiều

55

Mắc lỗi ít

24

Hầu như không

4

Bảng 2. Tỷ lệ mắc lỗi ở lần thuyết trình nhóm thứ 2
Các mức độ phát âm sai

Tỉ lệ

Mắc lỗi rất nhiều

3

Mắc lỗi nhiều


44

Mắc lỗi ít

12

Hầu như khơng

41
16


2.3.2. Thái độ của học sinh đối với phương pháp thuyết trình nhóm
Với kết quả khá tốt ở trên, có thể thấy phương pháp thuyết trình nhóm có
tác dụng giúp cải thiện trình độ nói của học sinh lớp 12 nói riêng và học sinh bậc
THPT nói chung. Tuy nhiên, một phương pháp có giá trị cải thiện trình độ người
học có thể được áp dụng đại trà hay khơng, ngồi tính hiệu quả của nó, cịn cần
khả năng tương hợp của nó với người học. Học sinh, chủ thể của q trình đào
tạo, phải thấy thích hợp và sẵn sàng tiếp nhận thì hiệu quả của quá trình đào tạo
ngoại ngữ mới thành cơng. Tơi thăm dị thái độ của học sinh lớp 12 (3 lớp với sĩ
số 110 em) với phương pháp thuyết trình nhóm, kết quả thu được trong bảng 3.
Bảng 3. Thái độ của học sinh đối với phương pháp thuyết trình nhóm
Thái độ u thích

Số lượng

Tỉ lệ %

Rất thích


62

56,3

Thích

43

43,25

Bình thường

5

0,45

Khơng thích

0

0

110

100

Tổng số

Các số liệu trong bảng 3 cho thấy phần lớn học được hỏi (95,5%) rất thích
hoặc thích giáo viên áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm trong các giờ học

tiếng Anh tại bậc THPT. Chỉ có 5 học sinh chiếm 0,45% tổng số đối tượng
nghiên cứu có thái độ bình thường đối với phương pháp này. Điều đó chứng
minh rằng phương pháp thuyết trình nhóm đã nhận được sự u thích của hầu
hết học sinh trong nhóm áp dụng.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Qua các kết quả nghiên cứu ở trên, tôi rút ra một số kết luận về hiệu quả
của phương pháp thuyết trình nhóm như sau:
- Phương pháp thuyết trình nhóm có khả năng cải thiện kỹ năng phát âm
của học sinh lớp 12 bậc THPT. Phương pháp này có thể giúp các em nâng cao
khả năng phát âm chuẩn xác, không bị lỗi về phát âm sai trọng âm. Tăng tỷ lệ
phát âm đúng, chuẩn.
- Phương pháp thuyết trình nhóm có khả năng cải thiện kỹ năng từ vựng
của học sinh. Phương pháp này có thể làm nâng cao trình độ sử dụng từ vựng,
17


giúp cho việc sử dụng từ thành thạo, đúng nghĩa và gần với ý định mà họ định
trình bày. Khả năng dùng từ đúng, chuẩn.
- Phương pháp thuyết trình nhóm có khả năng cải thiện kỹ năng ngữ pháp
của học sinh. Sau khi áp dụng phương pháp thuyết trình nhóm, các em đã tăng
khả năng sử dụng các câu phức xen kẽ vào các câu đơn. Mức độ sử dụng câu
phức thành thạo và thường xuyên khá tốt, khá lưu lốt.
- Phương pháp thuyết trình nhóm có khả năng nâng cao khả năng nói trơi
chảy. Kết quả đã cho thấy, tỷ lệ người nói lưu lốt, khơng bị ngắt qng.
- Phương pháp thuyết trình nhóm có khả năng tăng mức độ mạch lạch
trong hành văn 56 N.T.T. Hiền/Tạp chí Nghiên cứuNướcngồi, Tập 34, Số 3
(2018) 46-57 nói của học sinh sinh viên. Nó giúp cho người học biết cách diễn
đạt ý tưởng và biểu đạt ý tưởng sáng rõ bằng cách kết hợp với các từ nối.
- Đa phần học sinh tỏ ra thích thú với phương pháp thuyết trình nhóm. Tỷ

lệ học sinh u thích (thích và rất thích) là 95,5%. Khơng có học sinh nào tỏ ra
khơng phù hợp với phương pháp thuyết trình nhóm (0%).
3.2. Kiến nghị, đề xuất
3.2.1. Đối với học sinh và giáo viên
- Đối với học sinh
Cần chủ động tích cực tự giác trong học tập, ln có thái độ hợp tác tốt
với các thành viên trong nhóm lúc tham gia hoạt động.
- Đối với giáo viên
Phải nắm vững nội dung chương trình, có thể gợi ý ý tưởng cho các
nhóm, có phương pháp tốt khi tổ chức hoạt động, đánh giá chính xác mỗi video
thuyết trình. Tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm.
3.2.2. Đối với Nhà trường và cấp trên
Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho việc dạy và học như đồ dùng dạy học,
phương tiện, thiết bị cơ bản và cần thiết để góp phần nâng cao hơn nữa khả năng
nói tiếng Anh của học sinh.
Tổ chức hội thảo (cấp trường, cấp tỉnh) để giao lưu học tập, rút kinh
nghiệm.
Trong thanh tra toàn diện, cần đánh giá giáo viên trên quan điểm đổi mới
phương pháp dạy học, thái độ học tập tích cực của học sinh.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lớp 12, Nhà XB Giáo Dục
2. Nguồn từ Internet
- Mandel, S. (2000). Effective Presentation Skill: A Practical Guide to
Better Speaking. United States of America: Crisp Learning Publisher.
- Mark Powell (2002). Presenting in English. England: Thomson Heinle
Publisher. Mark Powell (2011). Dynamic Presentations.Cambridge: Cambridge

University PressBaker, A. (2000). Improve your Communication Skill. London:
Kogan Page. Baker, L. & Emden, J.V (2004).Presentation Skill for Students.
London: Plogrove Macmillan.
- Grussendorf, M. (2007). English for presentations. Oxford, England:
Oxford University Press.
- Harmer, J. (2000). How to Teach English. London: Foreign Language
Teaching and Research
- Press.Hieke, A (1985). A Componential Approach to Oral Fluency
Evaluation.The Modern Language Journal. LXIX/2: 135-42.


PHỤ LỤC
01 đĩa gồm hai video ví dụ thể hiện thuyết trình nhóm của học sinh



×