1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vật lý là một trong những môn học có hệ thống bài tập rất đa dạng và phong
phú. Bài tập vật lý (BTVL) có vai trò quan trọng trong việc củng cố, khắc sâu và
mở rộng kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy học. Ngoài ra, BTVL có vai trò
chủ đạo trong việc rèn luyện các năng lực tư duy: tư duy phân tích, thiết kế, lập
luận, tổng hợp…, một số kỹ năng được hình thành và phát triển thông qua việc giải
bài tập. Có rất nhiều loại hình bài tập để đáp ứng yêu cầu phong phú về nội dung
kiến thức trong các bài học. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải nhằm
phát huy tối đa tác dụng bài tập đó.
Trong quá trình giảng dạy môn Vật lí lớp 10 tại trường THPT Lê Quý Đôn,
tỉnh Quảng Bình, tôi thấy đa số học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải
các bài tập phần cơ học nói chung và phần động học nói riêng, trong đó có dạng
bài tập liên quan đến đồ thị chuyển động. Học sinh chưa biết cách phân dạng và rút
ra phương pháp giải các bài tập; Bài tập đồ thị trong chuyển động cơ học đã đưa ra
ở nhiều dạng bài tập khác nhau song mức độ tiếp thu của học sinh đối với loại bài
tập này còn hạn chế. Sở dĩ có tình trạng này là do học sinh chưa có kỹ năng sử
dụng công cụ toán học vào giải bài tập. Từ đây các em tỏ ra chán nản khi học phần
động học nói riêng cũng như môn Vật lí nói chung.
Để giúp học sinh có nền tảng vững chắc, có những kỹ năng giải các bài tập
vật lý nói chung, các bài tập về động học nói riêng một cách lôgíc, chặt chẽ, phát
huy được các năng lực của học sinh từ đó tạo sự hưng phấn, sáng tạo, chủ động và
phát triển tư duy trong việc giải bài tập cũng như gây hứng thú đối với bộ môn vật
lí, tôi lựa chọn bắt đầu với các bài tập đồ thị của chuyển động thẳng. Đây những
bài tập cơ bản của chương động học thuộc chương trình vật lí lớp 10 trung học phổ
thông vì vậy các em sẽ dễ tiếp cận, dễ khơi gợi niềm đam mê. Đó là lí do tôi chọn
đề tài: “PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN ĐỒ THỊ CỦA CHUYỂN ĐỘNG
THẲNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10 THPT”
* ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Tuy đã có một số một số tác giả đưa ra phương pháp giải bài tập động học
như: Võ Hữu Quyền, Nguyễn Văn Ngọc... nhưng nội dung quá rộng lại không
Trang 1
phân dạng cụ thể mà chỉ đưa ra các dạng bài tập tổng quát, nên người đọc không
biết nhận dạng, gặp khó khăn trong việc giải bài tập.
Đây là đề tài đầu tiên về phương pháp giải bài toán đồ thị của chuyển động
thẳng trong chương trình vật lý 10 THPT.
- Trong đề tài này, tôi chỉ chọn một nội dung là các bài tập về đồ thị của
chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều, đưa ra các dạng bài cụ
thể và phương pháp giải cho từng dạng, nhằm giúp người đọc hiểu hơn cách giải
bài toán đồ thị của chuyển động thẳng từ đó có thể khắc sâu kiến thức lý thuyết,
rèn luyện các kỹ năng, tạo sự hứng thú cho những phần sau.
- Mỗi dạng bài tập tôi đưa ra phương pháp giải, một số bài tập ví dụ và bài
giải để người đọc dễ hiểu hơn.
1.2. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
Với tinh thần giúp học sinh lớp 10 tại các trường THPT trong huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình đưa ra phương pháp giải cho từng dạng bài tập về đồ thị
của chuyển động thẳng trong chương trình Vật lí lớp 10 trung học phổ thông, nên
trong đề tài này, tôi tập trung đưa ra các dạng bài tập, phương pháp giải cho từng
dạng và các bài tập áp dụng về đồ thị của chuyển động thẳng thuộc chương động
học chất điểm của chương trình Vật lí 10 trung học phổ thông.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG
Khi dạy học chương động học chất điểm nói chung và phần chuyển động
thẳng nói riêng trong chương trình Vật lí lớp 10 trung học phổ thông tại trường
THPT Lê Quý Đôn, tôi nhận thấy đa số học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi học
phần này. Các em còn mơ hồ, lúng túng chưa phân dạng được các dạng bài tập và
đưa ra được phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài tập nhất là dạng bài tập về
đồ thị. Các em chưa biết cách nhận dạng, phân tích đồ thị, cũng như áp dụng kiến
thức toán học vào vật lý. Do đó, một số giáo viên khi dạy vẫn còn e ngại khi đưa ra
các bài tập về đồ thị cho học sinh.
Từ đây các em gặp nhiều khó khăn khi giải một bài tập cụ thể. Dẫn đến
chất lượng các bài kiểm tra còn thấp, tỉ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình
chưa cao.
Trang 2
Từ đó các em tỏ ra chán nản không thích học Vật lí, đặc biệt là phần động học chất
điểm.
Với thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài nhằm đưa ra các dạng bài tập và
phương pháp giải cho từng dạng bài tập về đồ thị của chuyển động thẳng thuộc
chương động học chất điểm trong chương trình Vật lí lớp 10 trung học phổ thông,
nhằm giúp các em giải bài toán được dễ hơn. Từ đó các em yêu thích môn Vật lí và
phát triển toàn diện hơn các năng lực của mình.
2.2. CÁC GIẢI PHÁP
Trong đề tài này, tôi phân ra các dạng bài tập về đồ thị của chuyển động
thẳng dựa vào các dạng chuyển động như sau:
- Bài toán đồ thị của chuyển động thẳng đều.
- Bài toán đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Sau đó tôi đưa ra phương pháp giải cho từng dạng và giải một số bài tập mẫu
cho từng dạng, cụ thể như sau:
2.2.1. Bài toán đồ thị của chuyển động thẳng đều.
Cơ sở lý thuyết
- Các phương trình của chuyển động thẳng đều
+ Phương trình tọa độ:
x x0 v (t t0 )
+ Quãng đường đi:
s v(t t0 )
+ Phương trình vận tốc:
v hằng số
- Đồ thị của chuyển động
+ Đồ thị tọa độ theo thời gian: Đồ thị là nửa đường thẳng
Có độ dốc (hệ số góc) là v .
Giới hạn bởi điểm (t 0 , x 0 ) .
x
(v>0)
x=f(t)
xo
to
0
t
Trang 3
+ Đồ thị vận tốc theo thời gian: Đồ thị là nửa đường thẳng
Song song với trục thời gian
Có giới hạn bởi điểm t0 .
v
v=hằng số
v
(v>0)
s
0
t
to
Chú ý: quãng đường đi s được biểu diễn bởi diện tích.
Phương pháp giải
- Dạng bài vẽ đồ thị của chuyển động thẳng đều
+ Chọn hệ quy chiếu, gốc thời gian và tỉ xích thích hợp.
+ Dựa vào phương trình, xác định hai điểm của đồ thị. Lưu ý giới hạn.
+ Xác định điểm biểu diễn điều kiện ban đầu
+ Trên hệ trục tọa độ-thời gian, vẽ đường thẳng có độ dốc bằng vận tốc.
- Dạng bài xác định đặc điểm của chuyển động theo đồ thị
+ Đồ thị hướng lên: v 0 (vật chuyển động theo chiều dương); Đồ thị hướng
xuống: v 0 (vật chuyển động ngược chiều dương).
+ Hai đồ thị song song: Hai vật có cùng vận tốc.
+ Hai đồ thị cắt nhau: Giao điểm cho biết thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau.
- Dạng bài dựa vào đồ thị tọa độ lập phương trình chuyển động
+ Phương trình chuyển động có dạng tổng quát: x x0 v (t t0 )
+ Từ đồ thị xác định hai điểm:
A(t1, x1 ) B (t2 , x2 )
,
+ Thay tọa độ các điểm vào phương trình chuyển động để xác định x0 , v
Giải một số bài tập mẫu
Bài 1: Hai thành phố A và B cách nhau 150km. Cùng một lúc, hai xe chuyển động
đều ngược chiều nhau, xe đi từ A với vận tốc 40km/h, xe đi từ B với vận tốc
Trang 4
60km/h. Chọn A làm gốc toạ độ, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc hai
xe bắt đầu đi.
a. Viết phương trình chuyển động của mỗi xe
b. Vẽ đồ thị toạ độ của mỗi xe. Từ đồ thị, xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp
nhau.
Bài giải:
- Chọn: Trục tọa độ trùng với quỹ đạo chuyển động hai xe;
Gốc tọa độ tại A;
Chiều dương từ A đến B;
Gốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu đi.
a. Phương trình chuyển động của hai xe:
Xe đi từ A: x1 40t
Xe đi từ B: x2 150 60t
b. Đồ thị tọa độ - thời gian của mỗi xe:
Của xe A:
x2
Đường x1 đi qua các điểm: (0,0); (1,40)
Của xe B:
x1
x1
Đường x2 đi qua các điểm: (0,150); (2,30)
P
- Từ tọa độ giao điểm của hai đồ thị:
Thời điểm gặp nhau: t = 1,5h
Vị trí gặp nhau: cách A 60km
Bài 2: Một vật chuyển động có đồ thị
x(km)
tọa độ theo thời gian như hình bên.
Hãy suy ra các thông tin của chuyển x1
động trình bày trên đồ thị.
t3
Bài giải:
0
x2
Trang 5
t1
t2
t4
t5
t(h)
- Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc
v1
x1
t2 t1 từ nơi có tọa độ x1 vào lúc t1
, ngược chiều dương.
- Vào lúc t2 , vật tới vị trí chọn làm gốc tọa độ và tiếp tục chuyển động theo chiều
cũ tới khi đạt vị trí có tọa độ x2 ở thời điểm t3 .
- Vật ngừng ở vị trí có tọa độ x2 từ thời điểm t3 đến thời điểm t4 .
- Sau đó, vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương với vận tốc
v2
x1 x2
t5 t4 và
trở lại vị trí xuất phát ở thời điểm t5 .
Ta có
v2 v1
.
Bài 3: Cho đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe x(km)
như hình vẽ.
a. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe.
b. Nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe
80
(1)
B
(vị trí khởi hành, chiều chuyển động, độ lớn 40
vận tốc).
a. Phương trình chuyển động của hai xe:
- Xe 1:
x1 x01 v1 (t t01 )
Từ đồ thị ta có:
x01 80 km, t01 0 h
Đường (1) qua A(2,0): 0 80 v1.2 � v1 40
Nên: x1 80 40t (km) với 0 �t �2 (h)
- Xe 2:
x2 x02 v2 (t t02 )
Từ đồ thị ta có:
A
0
Bài giải:
x02 0 km, t02 1 h
Đường (2) qua B(2,40): 40 0 v2 (2 1) � v2 40
Nên: x2 40(t 1) (km) với t �1 (h).
Trang 6
(2)
1
2
t(h)
b. Đặc điểm chuyển động của mỗi xe:
- Xe 1:
Bắt đầu khởi hành cách gốc tọa độ 80km
Đi ngược chiều dương ( v1 0 , đồ thị hướng xuống)
Độ lớn vận tốc: 40km/h
- Xe 2:
Bắt đầu khởi hành ở vị trí gốc tọa độ
Đi theo chiều dương ( v2 0 , đồ thị hướng lên)
Độ lớn vận tốc: 40km/h
Bài 4: Giữa hai bến sông A và B cách nhau 20km theo đường thẳng có một đoàn
cano phục vụ chở khách liên tục, chuyển động đều với vận tốc như sau: 20km/h
khi xuôi dòng từ A đến B, và 10km/h khi ngược dòng từ B về A. Ở mỗi bến cứ
cách 20 phút lại có một ca nô xuất phát, khi đến bến kia ca nô đó nghỉ 20 phút rồi
quay về.
a. Tính số ca nô cần thiết phục vụ cho đoạn sông đó;
b. Một ca nô đi từ A đến B sẽ gặp trên đường bao nhiêu ca nô chạy ngược chiều,
và khi đi từ B về A sẽ gặp bao nhiêu ca nô.
Bài giải:
Chọn gốc tọa độ là bến A, chiều dương là
chiều đi từ A đến B; gốc thời gian là lúc
một
ca
nô
đi
từ
A
B.
đến
Các đồ thị biểu diễn chuyển động của các
ca nô đi từ A đến B là các đoạn thẳng song
song hướng lên và bằng OD, cách đều
nhau 20 phút. Còn các đồ thị biểu diễn chuyển động của các ca nô đi từ B đến A là
các đoạn thẳng song song hướng xuống và bằng EF, cũng cách đều nhau 20 phút.
Thời gian ca nô đi xuôi dòng từ A đến B:
t1
Thời gian ca nô đi ngược dòng từ B đến A:
20
1h
20
;
t2
20
2h
10
.
Ta có đồ thị chuyển động của các ca nô như hình trên.
Trang 7
a. Thời gian để một ca nô đi về biểu diễn bằng đoạn OF trên trục thời gian.
Số ca nô cần thiết là số ca nô phải xuất phát từ A trong khoảng thời gian đó.
Có
Vậy
b.
tất
cả
10
số
ca
nô
Xét
đồ
20
khoảng
cần
thị
đi
thiết
và
phút
là:
về
của
trong
đoạn
N=10+1=11
một
ca
ca
nô:
OF.
nô.
ODEF.
Giao điểm của đồ thị này với các đoạn thẳng song song hướng lên cho biết số ca
nô mà một ca nô đi từ A đến B sẽ gặp dọc đường; ta thấy số ca nô đó là 8.
Tương tự giao điểm của đồ thị nói trên với các đoạn thẳng song song hướng xuống
cho biết số ca nô mà một ca nô đi từ A về B sẽ gặp dọc đường; ta thấy số ca nô này
cũng là 8.
2.2.2. Bài toán đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Cơ sở lý thuyết
- Các phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều
+ Gia tốc:
a = hằng số
+ Phương trình vận tốc:
v v0 a (t t0 )
+ Phương trình tọa độ:
1
x x0 v0 (t t0 ) a(t t 0 ) 2
2
+ Quãng đường đi:
1
s x x0 v0 (t t0 ) a (t t 0 ) 2
2
+ Hệ thức độc lập với thời gian:
v 2 v02 2a( x x0 ) 2as
- Tính chất của chuyển động
r r
av
0
�
a
, v cùng chiều
+ Chuyển động thẳng nhanh dần đều:
r r
+ Chuyển động thẳng chậm dần đều: av 0 � a , v ngược chiều
- Đồ thị của chuyển động
+ Đồ thị gia tốc theo thời gian: Đồ thị là nửa đường thẳng
Song song với trục thời gian
Có giới hạn bởi điểm t0 .
a
a=hằng số
a
(a>0)
Trang 8
0
to
t
+ Đồ thị vận tốc theo thời gian: Đồ thị là nửa đường thẳng
Có độ dốc (hệ số góc) là gia tốc a .
Giới hạn bởi điểm (t 0 , v 0 ) .
S biểu diễn quãng đường đi
v
vo
(a<0)
S
to
t
0
+ Đồ thị tọa độ theo thời gian: Là đường parabol
1
x x0 v0t a t 2
2
Trong trường hợp đơn giản
Phương pháp giải
- Dạng bài vẽ đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều
Trang 9
+ Cách vẽ các đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều:
Đồ thị gia tốc theo thời gian: đường thẳng song song với trục thời gian.
Đồ thị vận tốc theo thời gian: đường thẳng có độ dốc là gia tốc a.
Đồ thị tọa độ theo thời gian: parabol.
Vẽ đồ thị dựa vào một số điểm biểu diễn đặc biệt (kết hợp với độ dốc nếu là
đường thẳng). Đồ thị được giới hạn bởi các điều kiện ban đầu.
- Dạng bài xác định đặc điểm của chuyển động theo đồ thị vận tốc – thời gian
+ Đồ thị hướng lên: a 0 ; đồ thị hướng xuống: a 0 ; đồ thị nằm ngang: a 0 .
Kết hợp với dấu của v có thể suy ra tính chất chuyển động.
+ Hai đồ thị song song: hai chuyển động có cùng gia tốc.
+ Giao điểm của đồ thị với trục thời gian: vật dừng lại.
+ Hai đồ thị cắt nhau: hai vật có cùng vận tốc.
+ Tính a và v0 từ đồ thị, có thể thiết lập được phương trình vận tốc.
+ Giao điểm của hai đồ thị tọa độ giúp xác định thời điểm và vị trí gặp nhau.
Giải một số bài tập mẫu
Bài 1: Chuyển động của một vật có đồ thị vận tốc - thời gian như hình vẽ
a. Nêu tính chất của mỗi giai đoạn chuyển động của vật đó.
b. Tính gia tốc và lập phương trình vận tốc trong
mỗi
giai
đoạn
chuyển
động.
c. Tính quãng đường mà vật đã đi được cho đến
khi vật dừng lại.
Bài giải:
a. Tính chất chuyển động:
Trong cả 3 giai đoạn chuyển động đều có v �0 . Tính chất chuyển động do gia tốc
quyết định.
- Giai đoạn 1: a1 0 : Chuyển động thẳng đều.
- Giai đoạn 2: a2 0 : Chuyển động nhanh dần đều.
- Giai đoạn 3: a3 0 : Chuyển động chậm dần đều và dừng lại.
b. Gia tốc – Phương trình vận tốc:
- Ta có: a1 0 . Suy ra: v1 5(m / s ),(0 t �2 s )
Trang 10
- Theo đồ thị:
a2
20 5
7,5(m / s 2 )
42
Phương trình vận tốc: v2 7,5(t 2) 5 7,5t 10( m / s ),(2s t �4 s)
- Tương tự:
a3
0 20
5(m / s 2 )
84
Phương trình vận tốc: v3 5(t 4) 20 5t 40( m / s),(4s t �8s)
c. Quãng đường
s s1 s2 s3
Ta có:
5.2
5 20
20.4
.2
75(m)
2
2
Bài 2: Thang máy của một tòa nhà cao tầng chuyển động đi xuống theo ba giai
đoạn liên tiếp.
- Giai đoạn 1: Chuyển động nhanh dần đều, không có vận tốc ban đầu và sau
12,5m thì đạt vận tốc 5m/s.
- Giai đoạn 2: Chuyển động đều trên đoạn đường 25m liền theo.
- Giai đoạn 3: Chuyển động chậm dần đều để dừng lại cách nơi khởi hành 50m.
a. Lập phương trình chuyển động của mỗi giai đoạn;
b. Vẽ các đồ thị vận tốc - thời gian và tọa độ - thời gian của mỗi giai đoạn chuyển
động.
Bài giải:
- Giai đoạn 1:
v12
52
a1
1(m / s 2 )
2 s1 2.12,5
Ta có:
t1
Thời gian chuyển động của giai đoạn 1 là:
v1 5
5( s )
a1 1
Phương trình chuyển động của thang máy ở giai đoạn 1:
x1
1 2
a1t 0,5t 2 (0 t �5s )
2
Trang 11
- Giai đoạn 2:
Ta có: v2 v1 5(m / s )
t2
Thời gian chuyển động của thang máy ở giai đoạn 2 là:
s2 25
5( s )
v2 5
Phương trình chuyển động của thang máy ở giai đoạn 2:
x2 v2 (t t02 ) x02
5(t 5) 12,5 5t 12,5
(5s t �10s )
- Giai đoạn 3:
Quãng đường thang máy chuyển động trong giai đoạn 3:
s3 50 (12,5 25) 12,5(m)
2
v03
52
a3
1( m / s 2 )
2 s3 2.12,5
Gia tốc:
Thời gian chuyển động của thang máy ở giai đoạn 3 là:
t3
v03 5
5( s )
a3
1
Phương trình chuyển động của thang máy ở giai đoạn 3:
1
x3 a3 (t t03 ) 2 v03 (t t03 ) x03
2
1
(t 10) 2 5(t 10) 37,5
2
t2
15t 62,5
2
(10s t �15s)
b. Vẽ các đồ thị vận tốc - thời gian và tọa độ - thời gian của mỗi giai đoạn chuyển
động.
Trang 12
v1 t (0 t �5s)
�
�
v2 5(5s t �10 s )
�
�
v t 15(10 s t �15s)
Dựa vào phương trình: �3
ta có đồ thị vận tốc như ở hình bên.
Theo các phương trình chuyển động của mỗi giai đoạn đã thiết lập với
khoảng thời gian tương ứng, ta có đồ thị tọa độ - thời gian như ở hình sau.
x(m)
2.3. KẾT QUẢ CỤ THỂ
Sau khi thực hiện đề tài, tôi đã áp dụng đề tài cho hai lớp 10A4 và 10A5 tại
trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Quảng Bình. Kết quả khảo sát bằng bài tập tự luận
trong thời gian 45 phút về phần đồ thị của chuyển động thẳng của chất điểm, hai
lớp áp dụng đề tài là 10A4, 10A5 và hai lớp không áp dụng đề tài là 10A3, 10A13.
Câu hỏi kiểm tra như sau:
Bài 1:
Trang 13
Một người đi mô tô khởi hành từ A lúc 6h để đến B lúc 8h, sau đó nghỉ 30 phút rồi
quay trở lại A lúc 10h. Biết AB = 60km và coi chuyển động trong mỗi lượt đi và về
là thẳng đều.
a. Viết phương trình chuyển động của người đó.
b. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động trên.
Bài 2:
Một
thang
máy
chuyển
động
theo
các
giai
đoạn
sau:
Từ 0s đến 2s: thang máy đứng yên.
Tại thời điểm t=2s, thang máy bắt đầu chuyển động thẳng đứng lên nhanh dần
đều cho đến thời điểm 4s thì có vận tốc 6m/s.
Trong khoảng thời gian từ 4s đến 10s, thang máy chuyển động với vận tốc không
đổi bằng 6m/s.
Từ thời điểm 10s đến 14s, thang máy chuyển động chậm dần đều cho đến khi
dừng lại.
Hãy vẽ đồ thì vận tốc-thời gian của thang máy này và dùng đồ thị này để tính
quãng đường mà thang máy đã đi được.
Bài 3:
Trên hình vẽ là đồ thị tọa độ - thời gian của
một xe ô tô A khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh
chạy về tp.Cần thơ và của một xe ô tô B khỏi
hành từ tp. Cần Thơ chạy về tp.Hồ Chí Minh.
Giả sử các xe chạy theo đường thẳng.
a. Dựa trên các số liệu cho trên đồ thị, hãy
viết phương trình chuyển động của hai xe A và B.
b. Hai xe gặp nhau sau khi chạy được thời gian bao nhiêu lâu và tại vị trí nào?
Kết quả cụ thể như sau :
Kết quả
đạt được
Hai lớp áp dụng đề tài
Lớp 10A5
Lớp 10A4
Trang 14
Hai lớp không áp dụng đề tài
Lớp 10A3
Lớp 10A13
Giỏi
17.5%
20%
12%
6%
Khá
32.5%
35%
25%
15%
Tb
30%
33%
35%
47%
Yếu
20%
12%
25%
20%
Kém
0%
0%
3%
12%
Từ kết quả trên ta thấy, lớp có áp dụng đề tài có số lượng học sinh khá, giỏi nhiều
hơn, đồng thời số lượng học sinh yếu kém cũng giảm so với lớp học không áp
dụng đề tài.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Trong đề tài tôi đã đưa ra các dạng bài tập đồ thị của chuyển động thẳng của
chất điểm trong phần động học chất điểm thuộc chương trình vật lí lớp 10 THPT
và phương pháp giải các dạng bài tập đó. Đồng thời đưa ra các ví dụ cụ thể cho
từng dạng. Sau đó tôi đã áp dụng đề tài này vào trong dạy học với 2 lớp 10 tại
trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Quảng Bình thì thu được kết quả cao hơn so với 2
lớp không áp dụng đề tài. Từ kết quả trên chứng tỏ, đề tài đã góp phần khắc phục
những khó khăn mà học sinh gặp phải khi làm bài tập về chuyển động thẳng của
chất điểm, điều này giúp cải thiện chất lượng bộ môn, góp phần vào việc hạn chế
số lượng học sinh yếu kém, giúp các em yêu thích học môn vật lí hơn.
Tuy nhiên trong đề tài chắc chắn vẫn còn một số hạn chế, sai sót, mong sự
đóng góp ý kiến của hội đồng bộ môn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
a. Đối với cấp trên
Góp ý, bổ sung để đề tài có thể áp dụng được trong phạm vi toàn tỉnh
Quảng Bình.
Tăng số tiết bài tập trong phân phối chương trình của phần động lực học
chất điểm để học sinh có thời gian thực hành nhiều hơn.
b. Đối với giáo viên
Trang 15
Khi giảng dạy phần động lực học chất điểm trong chương trình vật lí lớp 10
THPT, cần phân dạng và nêu phương pháp giải cho từng dạng toán để học sinh
hiểu bài học được sâu hơn.
c. Đối với học sinh
Các bài toán về đồ thị của chuyển động thẳng của chất điểm nói riêng và các
bài toán chuyển động thẳng của chất điểm nói chung cần sử dụng rất nhiều kiến
thức vật lí như: các công thức động học, đặc điểm và tính chất các loại chuyển
động, …Về mặt toán học sử dụng các phương pháp tọa độ, cách vẽ đồ thị, tính chất
đồ thị... Vì vậy để giải được các bài tập của phần này học sinh phải nắm được các
kiến thức đã nêu ở trên.
Trang 16
Trang 17