Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN vận dụng tiếp cận module để bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề sinh sản ở cấp độ cơ thể, sinh học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 34 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“VẬN DỤNG TIẾP CẬN MODULE
ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN
Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ, SINH HỌC THPT”

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“VẬN DỤNG TIẾP CẬN MODULE
ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN
Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ, SINH HỌC THPT”

Họ và tên: Phạm Thị Tố Loan
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị: Trường THPT Tuyên Hóa

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1
PHẦN 2. NỘI DUNG..............................................................................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................................................3



I.1. Chương trình dạy học theo module.....................................................................3
I.2. Khái niệm module dạy học..................................................................................3
I.3. Đặc trưng của module dạy học............................................................................3
I.4. Cấu trúc của module dạy học..............................................................................4
I.5. Nguyên tắc thiết kế module dạy học...................................................................6
I.6. Quy trình thiết kế module dạy học......................................................................7
II. XÂY DỰNG CÁC MODULE BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN Ở CẤP
ĐỘ CƠ THỂ.............................................................................................................................................................9

II.2. THIẾT KẾ CÁC MODULE CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ
............................................................................................................................ 10
2.4. Quy trình sử dụng các module để bồi dưỡng học sinh giỏi..........................29
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................31

1


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Từ xưa, vị Tiến sĩ triều Lê Thân Nhân Trung đã có câu nói nổi tiếng rằng
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Và Đảng ta cũng luôn quan niệm như thế.
Từ lâu Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài. Ngày nay
khi khoa học ngày càng phát triển, vấn đề tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài càng có
vai trò vô cùng quan trọng. Bộ giáo dục và đào tạo không ngừng quan tâm đến công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG), đặc biệt hiệu quả và khả năng phân hóa trình độ
học sinh giỏi.
Bồi dưỡng HSG là quá trình phát triển năng lực tự học của học sinh, rèn luyện
tính độc lập sáng tạo của người học. Đặc biệt đối với bộ môn sinh học, bồi dưỡng
HSG không chỉ là bồi dưỡng về mặt lý thuyết mà còn bồi dưỡng về cả kỹ năng vận

dụng lẫn thực hành.
Trong thời gian qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ
thông (THPT) vẫn luôn được chú trọng. Hằng năm sở giáo dục và đào tạo tổ chức
những kỳ thi HSG nhằm khuyến khích phong trào thi đua học tập, đồng thời phát
hiện và bồi dưỡng những học sinh xuất sắc để tham dự kỳ thi quốc gia. Tuy nhiên
việc bồi dưỡng HSG môn sinh học đối với học sinh THPT vẫn còn nhiều bất cập và
hạn chế đó là: Thời gian hạn chế, học sinh phải theo học nhiều môn; chưa có tài
liệu, giáo trình cụ thể cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi; trình độ học sinh trong đội
tuyển không đồng đều nên không thể áp dụng cùng một phương pháp...Là một giáo
viên đã trực tiếp tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG tôi nhận thấy rằng: Bồi dưỡng
học sinh giỏi không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà phải là một quá trình
phát triển năng lực tiềm ẩn của người học, nhờ đó người học có thể không ngừng tự
học, tự hoàn thiện kiến thức của mình. Đối với các em trong đội tuyển HSG thì cần
có tầm nhìn không những sâu, rộng mà đòi hỏi phải tổng quát. Từ những khó khăn
mà bản thân tôi cũng như đồng nghiệp gặp phải trong công tác bồi dưỡng HSG, tôi
trăn trở không biết làm thế nào để nâng cao hiệu quả tự học của học sinh, tạo hứng
thú học tập cho các em.
Trong chương trình Sinh học ở THPT, chuyên đề sinh sản là một trong những
nội dung quan trọng. Vì vậy, trong bồi dưỡng HSG cần có phương pháp mới trang

1


bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, nâng cao, đồng thời rèn luyện kỹ năng tự
học cho các em.
Module dạy học là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu
trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ người học và chứa đựng cả mục tiêu dạy học,
nội dung và phương pháp dạy học, hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn
bó chặt chẽ với nhau thành một hệ toàn vẹn. Nó là tài liệu tự học có hướng dẫn.
Module dạy học là một hướng đi trong thiết kế tài liệu và tổ chức dạy học bằng

phương pháp tự học có hướng dẫn. Vận dụng tiếp cận module vào việc bồi dưỡng
học sinh giỏi nhằm phát huy năng lực tự học của người học, giúp giáo viên bồi
dưỡng có thể dạy học theo cách phân hóa đối tượng học sinh, góp phần nâng cao
chất lượng bồi dưỡng HSG ở bậc THPT.
Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Vận dụng tiếp cận module để bồi dưỡng
học sinh giỏi chuyên đề sinh sản ở cấp độ cơ thể, sinh học THPT".

2


PHẦN 2. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Chương trình dạy học theo module
Chương trình dạy học theo module (hay chương trình dạy học có cấu trúc
module) là chương trình dạy học được xây dựng chủ yếu trên quan điểm tiếp cận
phát triển, coi giáo dục là sự phát triển: phát triển con người một cách tối đa mọi
khả năng tiềm ẩn; chú trọng đến nhu cầu, sở thích của người học; chú trọng đến
việc chương trình có mang lại giá trị gì cho người học hay không.
Chương trình dạy học theo module có 4 định hướng:
- Định hướng vấn đề: các vấn đề mà người học quan tâm.
- Định hướng lắp ghép phát triển: lấy người học làm trung tâm của hoạt động
dạy học, tạo cho người học nhu cầu học tập liên tục.
- Định hướng làm được: chú ý đến những thay đổi của người học (kiến thức,
kỹ năng, thái độ) sau khi thực hiện xong một module hay toàn bộ chương trình
module.
- Định hướng cá nhân: chú ý đến điều kiện khả năng học tập của mỗi cá nhân.
Chương trình dạy học theo module có ba cấp độ:
- Module hành nghề: là tập hợp hữu hạn các module giúp người học có khả
năng giải quyết được vấn đề mà họ quan tâm và lựa chọn. Một chương trình có thể
có một hay nhiều module hành nghề.

- Module: là trung tâm của chương trình module được xây dựng tương ứng với
một vấn đề học tập trọn vẹn.
- Tiểu module: là các thành phần cấu thành nên module được xây dựng tương
ứng với các nhiệm vụ học tập mà người học phải thực hiện.
I.2. Khái niệm module dạy học
Theo Nguyễn Ngọc Quang, đã đưa ra khái niệm về module dạy học như sau:
Module dạy học là một đơn vị chương trình học tương đối độc lập, được cấu
trúc một cách đặc biệt, nhằm phục vụ cho người học và chứa đựng cả mục tiêu dạy
học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả
lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh.
I.3. Đặc trưng của module dạy học
Những đặc trưng cơ bản của một module:

3


- Tính trọn vẹn: Mỗi module chứa một nội dung, chủ đề xác định, thể hiện sự
trọn vẹn trong cấu trúc, khả năng thực thi của người học. Từ đó xác định được mục
tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện, do vậy, nó không phụ thuộc vào
nội dung đã có và sẽ có sau đó.
- Tính cá biệt: Đây là đặc trưng mang tính cá nhân. Chương trình của một
module phải có tính mềm dẻo, dễ dàng thay đổi, bổ sung để thích hợp với từng đối
tượng học tập.
- Tính phát triển: Module phải có khả năng liên kết với các module khác sao
cho phù hợp với mục đích của quá trình đào tạo.
- Tính tích hợp: Module phải có khả năng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành
cũng như giữa các yếu tố của quá trình dạy học.
- Tự kiểm tra đánh giá và đánh giá liên tục: Quy trình thực hiện một module
được đáng giá thường xuyên bằng hệ thống câu hỏi dạng test.
Có bốn loại test được sử dụng trong việc đánh giá một module:

+ Test vào: Giúp học sinh kiểm tra xem mình đã biết những gì cần và đủ để có
thể chọn vào module.
+ Test trước: Giúp học sinh kiểm tra xem khi bước vào module đã sẵn sàng
lĩnh hội kỹ năng, tri thức và thái độ mà module định truyền đạt hay không.
+ Test kết thúc: Giúp kiểm tra xem học sinh đã đạt mục tiêu về kỹ năng, kiến
thức và thái độ của một module chưa.
+ Test trung gian: Giúp học sinh kiểm tra xem sự tiến bộ của mình và cung cấp
cho họ niềm tin.
I.4. Cấu trúc của module dạy học
Mỗi module dạy học gồm 3 thành phần: Hệ vào - Thân module - Hệ ra, ba bộ
phận này là một chỉnh thể thống nhất.

Hệ vào

Thân
module

Hệ ra

Hình 1.1. Cấu trúc của một module dạy học
*Hệ vào của module
Hệ vào của module thực hiện chức năng đánh giá về điều kiện tiên quyết của
người học trong mối quan hệ với các mục tiêu của module.

4


Hệ vào của module bao gồm:
+ Giới thiệu module và các tiểu module để học sinh lựa chọn.
+ Hệ thống các mục tiêu của module tương ứng với chủ đề trí dục đã được xác

định tường minh.
+ Nêu rõ điều kiện tiên quyết để học module.
+ Test vào module nhằm kiểm tra điều kiện tiên quyết của người học tương
ứng với các mục tiêu của module.
+ Những khuyến cáo dành cho người học sau khi họ đã dự test vào.
Hệ vào sẽ giúp học sinh lựa chọn cho mình một module thích hợp với điều
kiện mình mong muốn lĩnh hội căn cứ vào vốn kiến thức đã có. Để làm việc đó học
sinh có thể xem danh mục các module và tiểu module, những điều kiện tiên quyết
cần thiết và vị trí của module trong các con đường học tập khác nhau.
Trong nhiều kiểu dạy học có điều khiển, việc chọn lựa này được giao cho giáo
viên, nhưng trong việc tổ chức dạy học theo tiếp cận module nó được giao cho
chính học sinh. Và đây cũng là ưu thế quan trọng của phương pháp module.
* Thân module
Thân của module (core of the module) gồm một loạt các tiểu module liên kết
với nhau bằng các test trung gian. Mỗi tiểu module có cấu trúc như sau:
+ Mục tiêu của tiểu module: Xác định các mục tiêu cụ thể của tiểu module.
+ Các hoạt động học tập: Một số tình huống, hoạt động, bài tập… qua đó
người học sẽ nắm được những mục tiêu cụ thể của tiểu module.
+ Phần tổng hợp: Hệ thống lại những vấn đề liên quan đến mục tiêu của tiểu
module.
+ Test trung gian: Nhằm đánh giá xem người học đã đạt được đến mức nào
các mục tiêu của tiểu module.
Ngoài ra, thân module còn có thể được bổ sung các module phụ đạo.
Thân module giúp học sinh tiếp cận với những mục tiêu cụ thể của tiểu module để
học sinh lựa chọn cách giải quyết vấn đề nhận thức của mình bằng con đường tốt nhất.
Một loạt những hoạt động, những tình huống nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tư
duy, khả năng tự giải quyết vấn đề...qua đó học sinh sẽ nắm vững được những mục tiêu.
Test trung gian cho phép người học đánh giá được những mục tiêu nào của tiểu module
đã đạt, và khi cần thiết có thể dẫn học sinh đến những phụ đạo. Về mặt thời gian, test


5


trung gian của tiểu module 1 có thể cho phép đuợc chuyển sang tiểu module 2, do đó nó
có tác động như test vào. Mỗi tiểu module còn được bổ sung bởi đơn vị phụ đạo
(remedial unit) có nhiệm vụ giúp học sinh sửa chữa thiếu sót và giải thích bổ sung hoặc
dẫn học sinh quay trở lại ôn tập những gì còn chưa vững hoặc đã quên.
* Hệ ra của module:
Hệ ra của module bao gồm:
+ Một test kết thúc.
+ Hệ thống chỉ dẫn.
Test kết thúc (Final test hay post-test) giúp học sinh kiểm tra lại mức độ lĩnh
hội tiểu module. Học sinh nào nắm vững được tất cả các mục tiêu của tiểu module
thì được phép chọn “con đường ra”, tức là sang module khác hoặc đào sâu kiến thức
hiểu biết.
Nếu lĩnh hội tiểu module không có kết quả hoặc không qua được test kết thúc,
hoặc phạm sai lầm thuộc về phần lớn nội dung của module, thì được dẫn đến phần
phụ đạo chung, hoặc nếu không có tiểu module phụ đạo thì phải học lại module đó.
Hệ thống chỉ dẫn là hệ thống phân nhánh dẫn tới hoặc đến đơn vị phụ đạo, hoặc
vào đơn vị đào sâu thêm hiểu biết, hoặc gợi ý chọn module tiếp theo. Tuỳ theo kết quả
lĩnh hội module học sinh sẽ quyết định lựa chọn con đường học tập tiếp tục phù hợp.
I.5. Nguyên tắc thiết kế module dạy học
* Nguyên tắc về tính độc lập của nội dung dạy học
+ Phân chia mục tiêu tổng thể thành cấu trúc những mục tiêu bộ phận.
+ Tài liệu của mỗi phần phải đảm bảo việc đạt được nội dung của những mục
tiêu bộ phận.
+ Tập hợp những phần dùng để đạt từng mục tiêu bộ phận của mục tiêu dạy
học tổng thể sẽ lập thành một nhóm.
* Nguyên tắc đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt trong cấu trúc nội dung
+ Thực hiện tốt nguyên tắc độc lập của nội dung từng phần của tài liệu học

tập, do đó từng module có thể dễ dàng sửa đổi hoặc bổ sung.
+ Khi lập nghiệp những thành phần của các module khác nhau hoặc giữa các
module với nhau sẽ tạo nên những module mới.
+ Thực hiện dự đoán ban đầu về tri thức, kỹ năng, thái độ của người học để có
những chỉ dẫn nhằm biệt hoá quá trình lĩnh hội nội dung học tập của người học.

6


+ Nếu có thể cần phải phân tích nhu cầu của người học khi quyết định thiết kế
các module cụ thể của chương trình dạy học.
* Nguyên tắc đảm bảo thường xuyên mối liên hệ ngược
+ Giúp người học xác định được trình độ chuẩn bị của họ khi bắt đầu nghiên
cứu module.
+ Thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra sau mỗi thành phần thuộc nội dung
module (kiểm tra trung gian thường được thực hiện sau mỗi tiểu module).
+ Hướng dẫn cụ thể đối với các kết quả tự kiểm tra của người học, giúp người
học nhận biết được các mức độ nắm vững module của bản thân hoặc biết được
những nội dung nào họ cần phải nghiên cứu lại.
I.6. Quy trình thiết kế module dạy học
Quá trình thiết kế module dạy học được thực hiện theo quy trình như sơ đồ ở
hình 1.2.

Hình 1.2. Quy trình thiết kế module dạy học
 Bước 1: Phân tích chương trình môn học

7


Mục đích

Phân tích chương trình môn học nhằm mục đích xác định vị trí, chức năng
môn học trong nội dung dạy học tổng thể của quá trình đào tạo. Nhận thức được các
mục tiêu và các nội dung của môn học cùng với điều kiện thực hiện nó, từ đó có
định hướng cho việc hình thành các tiểu module.
Tiến hành
+ Nghiên cứu các mục tiêu của môn học để xây dựng mục tiêu định hướng cho
việc hình thành các module dạy học.
+ Nghiên cứu nội dung môn học được quy định trong chương trình.
+ Kết hợp kết quả của thao tác phân tích mục tiêu, phân tích nội dung môn học
tìm ra các chủ đề chính làm cơ sở để biên soạn các module:
• Tập hợp các nội dung cùng phục vụ cho việc thực hiện một mục tiêu của
chương trình dạy học thành một chủ đề.
• Tập hợp các nội dung để có thể cung cấp cho người học một hệ thống tri
thức phản ánh tương đối trọn vẹn và chính xác về một đối tượng của hiện thực.
• Tập hợp các nội dung nhằm cung cấp cho người học điều kiện (kiến thức,
kỹ năng) để thực hiện một công việc nào đó.
 Bước 2. Xác định các module
Mục đích
+ Xác định tên, số lượng các module được hình thành từ chương trình môn học.
Tiến hành
+ Đặt tên các module trên cơ sở các chủ đề đã xác định (có thể trùng hoặc
khác với tên của chủ đề).
+ Số lượng các module được xác định cần tương ứng với với các chủ đề, có
thể xác định thêm một số module phụ đạo hoặc chuyên sâu.
 Bước 3. Biên soạn module
Mục đích
+ Hình thành các module dạy học với cấu trúc như đã được xác định ở phần
cấu trúc của module dạy học.
Tiến hành
+ Xác định mục tiêu của module về kiến thức, kỹ năng, thái độ.


8


Mục tiêu phải được trình bày bằng các động từ có thể lượng hoá được như: mô
tả được, vẽ được, phân biệt được, giải thích được, thiết kế được...Không nên dùng
các động từ khó định lượng như: nắm được, hiểu được, biết được...)
Các thứ bậc của mục tiêu nhận thức: Nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp,
đáng giá (theo Bloom).
+ Xác định các tiểu module
Căn cứ vào mục tiêu của module để hình thành các tiểu module. Mỗi tiểu
module có thể tương ứng với một hoặc một số mục tiêu của module.
+ Xây dựng các công cụ kiểm tra đánh giá và các chỉ dẫn: chỉ dẫn đầu vào, chỉ
dẫn cho các tiểu module, chỉ dẫn kết thúc.
 Bước 4. Thử nghiệm và đánh giá module
Mục đích
Chính thức hóa module sau khi đã có những sửa đổi, khắc phục những thiếu
sót được phát hiện sau khi thử nghiệm.
Tiến hành
+ Thử nghiệm module đã biên soạn.
+ Đánh giá tính khả thi của module (lưu ý khả năng tiếp nhận và sử dụng
module một cách thuận lợi của người học).
+ Đánh giá hiệu quả của module.
+ Tiến hành sửa chữa những sai sót nếu có.

II. XÂY DỰNG CÁC MODULE BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ
II.1. NỘI DUNG SINH SẢN Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC THPT
Sinh sản ở cấp độ cơ thể được trình bày trong chương trình sinh học lớp 10 và

lớp 11 với những nội dung sau:
+ Sinh sản ở vi sinh vật: trình bày về sự sinh trưởng của vi sinh vật, sự sinh
trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục, các kiểu sinh
sản ở vi sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng.

9


+ Sinh sản ở thực vật: Trình bày khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính,
các hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa, ứng dụng của
sinh sản vô tính.
+ Sinh sản ở động vật: Trình bày khái niệm về sinh sản vô tính, sinh sản hữu
tính, các hình thức sinh sản vô tính ở động vật, các hình thức sinh sản hữu tính ở
động vật, cơ chế điều hòa sinh sản, những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở
động vật và con người.
Tuy nhiên, sự sinh sản trong sách giáo khoa tách bạch ra hai phần: sinh sản ở
thực vật và sinh sản ở động vật. Vì thế, chúng ta cần có sự khái quát lên thành sinh
sản ở mức cơ thể. Do đó, cần chú ý khai thác một số vấn đề sau:
+ Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật.
+ Nhận biết được sinh sản vô tính ở thực vật có hoa.
+ Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.
+ Phân tích chiều hướng tiến hóa trong các hình thức sinh sản ở động vật.
+ Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
+ Các ứng dụng của sinh sản trong sản xuất nông nghiệp.
Qua phân tích nội dung phần sinh sản ở cấp độ cơ thể, chúng tôi nhận thấy nội
dung của phần này nằm rãi rác ở các bài trong các chương khác nhau của phần sinh
học lớp 10 phổ thông và sinh học lớp 11 phổ thông. Vì vậy khi dạy giáo viên cần
phải hệ thống lại, sắp xếp lại theo chủ đề để giúp học sinh lĩnh hội một cách trọn
vẹn.
II.2. THIẾT KẾ CÁC MODULE CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN Ở CẤP ĐỘ CƠ

THỂ
Cấu trúc của module gồm ba thành phần: Hệ vào, thân module, hệ ra.
1. Hệ vào
Trong hệ vào có các phần: Giới thiệu module, danh mục các tiểu module, mục
tiêu của module, điều kiện tiên quyết để học module. Cụ thể các phần như sau:
1.1. Giới thiệu module

10


Hình 2.1. Ong bắp cày giao phối với hoa lan
(Nguồn: Campbell, Reece (2008), Biology (eighth edition)
Hình 2.1 cho thấy con ong bắp cày đực loài Camposcolia ciliata thường cố
giao cấu với loài hoa lan Địa Trung Hải Ophrys speculum. Cái gì đã làm cho con
ong say mê hoa lan đến vậy? Hoa của loài lan này được gọi là hoa của sự giả dối. Vì
sao vậy? Câu trả lời là hình dạng của cánh hoa lan lớn nhất và diềm lông da cam
quanh nó trông giống với con ong cái. Tuy nhiên, tín hiệu đó chỉ là một phần của trò
lừa dối, hoa lan Ophrys còn tiết ra chất có mùi giống với mùi khêu gợi tình dục do
con ong cái tiết ra. Hoa lan này cùng với ong thụ phấn chỉ là một ví dụ về sự thụ
phấn của thực vật hạt kín trong sinh sản hữu tính.
Hãy nhìn vào hình 2.2 bạn sẽ thấy hình ảnh hai con giun đất đang giao phối.
Trứng sẽ được thụ tinh bởi tinh trùng. Vài tuần sau đó, các con giun mới sẽ nở ra,
thế nhưng trong hai thân sinh đó thì thân sinh nào là mẹ?
Module này sẽ giúp bạn giải thích được vì sao con cái có những đặc điểm
giống và khác bố mẹ? Vì sao từ một phần cơ thể mẹ có thể tạo ra cá thể con? Tại
sao sinh vật đa dạng và phong phú? Bên cạnh đó, còn giúp bạn hiểu được cơ sở
khoa học của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Từ đó có thể ứng dụng vào trồng
trọt, chăn nuôi…

11



Hình 2.2. Giun đất giao phối
(Nguồn: Campbell, Reece (2008), Biology (eighth edition)
1.2. Danh mục các tiểu module:
Module này gồm 2 tiểu module:
Tiểu module 01: Sinh sản vô tính.
Tiểu module 02: Sinh sản hữu tính.
1.3. Mục tiêu của module:
*Kiến thức
- Xác định được cơ sở của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Phân tích được các ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
- Giải thích được vì sao sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính?
* Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: so sánh, giải quyết tình huống, phân
tích, tổng hợp, kỹ năng giải bài tập.
* Thái độ
- Học sinh có niềm tin vào khoa học, hứng thú đam mê với môn học.
1.4. Điều kiện tiên quyết để học module:
Để học được module này, học sinh cần có kiến thức cơ bản sau: Nêu được
khái niệm, ưu nhược điểm của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính; cơ sở khoa
học của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính; phân biệt sinh sản vô tính và sinh
sản hữu tính.

12


Để kiểm tra điều kiện tiên quyết, chúng tôi đã biên soạn các test vào dưới đây
là test vào của module - sinh sản ở cấp cơ thể:
Test vào của module- Sinh sản ở cấp độ cơ thể.

Câu 1: Lập sơ đồ phân nhánh trình bày các hình thức sinh sản ở sinh vật.
Câu 2: Lập bảng phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Câu 3: Vì sao sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính?
Câu 4: Thế nào là sự thụ tinh? Bản chất của sự thụ tinh là gì? Tại sao nói
hình thức thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài? Tại sao đẻ con tiến hóa hơn
đẻ trứng?
Câu 5: Cơ sở khoa học của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Nếu test vào chưa đạt học sinh cần ôn tập lại. Nếu test vào đã đạt học sinh có
thể vào lĩnh hội module.
Trước khi vào lĩnh hội module, học sinh cần nghiên cứu kĩ mục tiêu của
module và các tiểu module và các tiểu module để quyết định mình phải học toàn bộ
hay chỉ một vài tiểu module để kiểm tra xem mình đã đạt được những mục tiêu nào.
Điều đó sẽ giúp học sinh học tốt module hơn. Chúng tôi đã biên soạn test trước với
các mục tiêu chính của module, cụ thể như sau:
Test trước của module - Sinh sản ở cấp độ cơ thể.
Câu 1: Nêu sự khác biệt cơ bản của sự hình thành giao tử đực giao tử cái ở
thực vật?
Câu 2: Điểm khác nhau giữa quá trình tạo trứng và tạo tinh trùng ở động vật?
Câu 3: Ở các loài sinh sản hữu tính, cơ chế nào đã duy trì sự ổn định bộ nhiễm
sắc thể loài qua các thế hệ? Sự kiện nào quan trọng nhất trong cơ chế đó là gì và ý
nghĩa của nó?
Câu 4: Hãy hoàn thành bản đồ khái niệm trong hình 2.3 bằng cách điền vào
các ô còn trống:

13


Hình 2.3. Bản đồ khái niệm về sinh sản vô tính ở thực vật.
Câu 5: Người ta tiến hành nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng qua
các bước cơ bản nào? Ý nghĩa của phương pháp này trong nhân giống cây trồng?

Câu 6: Ý nghĩa sinh học của sinh sản hữu tính?
Câu 7: Tại sao nói một trong những nguyên nhân cơ bản làm tăng sự đa dạng
về kiểu gen và kiểu hình ở loài sinh sản hữu tính là quá trình giảm phân?
Câu 8: Với 2 cặp dị hợp phân li độc lập, trình bày tóm tắt sự thay đổi tỉ lệ kiểu
hình ở F2 trong lai hữu tính?
Câu 9: Phân tích những ưu điểm của sinh sản vô tính mà sinh sản hữu tính
không có được? Tại sao trong sinh sản vô tính cá thể con cháu có đặc điểm di
truyền giống cá thể mẹ?
Câu 10: Từ những kiến thức đã gọc về sinh sản hữu tính, em hãy hoàn thành
bản đồ khái niệm trong hình 2.4 bằng cách điền vào các ô còn trống:

14


Hình 2.4. Bản đồ khái niệm về sinh sản hữu tính ở thực vật
Câu 11: Lưỡng tính thường chỉ thấy ở các động vật bám cố định trên bề mặt.
Các loài chuyển động ít có lưỡng tính. Tại sao?
2. Thân module
2.1. Tiểu module 01: Sinh sản vô tính
a. Mục tiêu
* Kiến thức
- Trình bày được các đặc điểm của sinh sản vô tính, ưu nhược điểm của sinh
sản vô tính.
- Xác định được cơ sở khoa học ở loài sinh sản vô tính.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính.
* Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng: giải thích, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
* Thái độ
- Học sinh củng cố niềm tin vào khoa học, có hứng thú đam mê với môn học.
b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính.
Nghiên cứu tài liệu 2 và trả lời các câu hỏi sau:

15


1. Sinh sản vô tính là gì? Cơ sở khoa học của sinh sản vô tính? Vì sao cá thể
con trong sinh sản vô tính giống hệt cơ thể mẹ?
2. So sánh hình thức sinh sản nảy chồi ở thủy tức và nảy chồi ở nấm men. Hãy
phân tích bản chất của các hình thức sinh sản vô tính ở vi sinh vật.
3. Từ hình 2.5, hãy sơ đồ hóa chu trình xen kẽ thế hệ của rêu. Từ đó, so sánh
với chu trình xen kẽ thế hệ của dương xỉ ở hình 2.12.

Hình 2.5. Chu trình sống của rêu
4. Hãy hoàn thành sơ đồ về chu trình xen kẽ thế hệ của dương xỉ ở hình 2.6 và
cho biết giai đoạn nào là sinh sản vô tính, giai đoạn nào là sinh sản hữu tính.

Hình 2.6. Chu trình xen kẽ thế hệ của dương xỉ
5. Ưu nhược điểm của sinh sản vô tính?
6. Những đặc điểm nào của sinh vật nhân sơ giúp bổ sung thêm một lượng
đáng kể biến dị di truyền cho quần thể qua mỗi thế hệ?

16


7. Hãy quan sát hình 2.7 và cho biết những ưu thế của sinh sản vô tính so với
sinh sản hữu tính.

Hình 2.7. Ưu thế của sinh sản vô tính so với sinh sản hữu tính
Tình huống: Một em học sinh khi phân biệt giữa sinh sản vô tính ở động vật đa

bào bậc thấp và sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao nhưng còn lúng túng.
Em hãy giúp bạn đưa ra các tiêu chí phân biệt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ý nghĩa và ứng dụng của sinh sản vô tính.
1. Ưu điểm của các phương pháp nhân giống vô tính so với cây mọc từ hạt là
gì? Bằng những kiến thức đã học và thực tế, em hãy hoàn thành bảng sau:
Phương pháp
Giâm
Chiết
Ghép
Nuôi cấy mô

Cơ sở khoa học

Cách tiến hành

Đối tượng

- Trong phương pháp nuôi cấy mô, hãy cho biết mô sẹo có đặc tính nào mà có
khả năng tạo ra cây con?
2. Hãy nêu một số ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật. Vì sao trong
ghép mô, dạng di ghép lại không thể thành công?
3. Nghiên cứu hình 2.8 và cho biết:

Hình 2.8. Quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly

17


Theo em, nhân bản vô tính có ưu và nhược điểm gì? Tại sao trứng của con cừu
cái cho trứng lại ở vào giai đoạn noãn bào ở kỳ giữa II của giảm phân? Tại sao tế

bào tuyến vú được nuôi trong môi trường nghèo dinh dưỡng?
c. Phần tổng hợp
- Khái niệm sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính là sinh sản với sự sao nguyên bản bộ gen và không kèm tái tổ
hợp di truyền. Cơ sở phân tử là sự tái bản ADN theo nguyên tắc bổ sung. Cơ sở tế
bào là phân bào nguyên nhiễm.
Sinh sản vô tính phổ biến ở các sinh vật bậc thấp như vi khuẩn, sinh vật đơn
bào và các sinh vật đa bào bậc thấp, nhất là trong giới thực vật.
Ở vi khuẩn, dưới kính hiển vi quang học, chúng phân chia theo kiểu trực phân,
không thấy các biến đổi nhiễm sắc thể. Tuy nhiên cơ chế phân bào ở vi khuẩn không
khác gì với phân bào nguyên nhiễm của sinh vật nhân thật. Quá trình đó diễn ra như
sau: khi tái bản, phân tử ADN dính với màng tế bào bằng một cấu trúc gọi là
mêzôxôm, mêzôxôm cũng chia đôi sau khi ADN tái bản xong. Màng tế bào giữa các
mêzôxôm lan rộng về 2 phía và như đẩy 2 phân tử ADN về 2 phía tế bào. Sau đó xuất
hiện eo thắt và thắt rời thành 2 tế bào. Ở vi khuẩn, sự tái bản ADN xảy ra liên tục
ngay cả khi hình thành eo thắt và chúng phân chia liên tiếp với tốc độ rất nhanh.
Ở sinh nhân thực, sinh sản vô tính được thể hiện ở hai hình thức: Sinh sản sinh
dưỡng và sinh sản bằng bào tử.
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính trong đó cơ thể con mới
được tạo ra từ một bộ phận của cơ thể mẹ. Bộ phận này có thể là một tế bào, một
cụm tế bào hoặc một cơ quan. Thường thì tất cả các cơ thể thực vật đều có khả năng
sinh sản vô tính, thí dụ như một củ khoai, một củ chuối con, một mảnh lá bỏng…
Trong thực nghiệm, từ một tế bào của củ cà rốt người ta cũng có thể có được một
cây cà rốt mới. Ở các động vật bậc thấp cũng phổ biến hình thức sinh sản sinh
dưỡng. Con thủy tức có thể sinh sản bằng nảy chồi, mỗi chồi tách ra thành một cơ
thể mới. Ở một số loài giun dẹp Planaria, mỗi mảnh thân đều có thể hình thành một
con Planaria khác. Nếu cắt đôi con giun đất thì sau vài tuần, mỗi nửa sẽ phát triển
thành một con giun nguyên vẹn. Ở người cũng có thể thấy hiện tượng sinh sản vô
tính. Thí dụ như ở giai đoạn phát triển phôi sớm, từ một phôi có thể tách ra thành
hai ba phôi và mỗi phôi sẽ phát triển thành một cơ thể. Trong trường hợp này là các


18


trẻ em song sinh cùng trứng, tức là cùng một hợp tử. Do cơ chế của sinh sản vô tính
ở đây là phân bào nguyên nhiễm, là sự sao nguyên bản bộ gen nên các trẻ song sinh
cùng trứng có cùng giới tính và rất giống nhau.
Thực vật còn có hình thức sinh sản bằng bào tử. Bào tử là một tế bào của cơ
thể, nó có một vỏ chắc bảo vệ và có khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt
như khô, nóng. Nó được phát tán đi xa nhờ gió và gặp điều kiện thuận lợi lại phát
triển thành một cây mới. Ví dụ như: sinh sản bằng bào tử ở rêu, ở dương xỉ. Ở động
vật bậc thấp cũng có khả tạo bào tử. Ví dụ như ở nấm men sinh sản vô tính bằng
hình thức tạo bào tử đốt. Khi đó sẽ hình thành các vách ngăn ở đầu các nấm men
dạng sợi, sau đó tách ra thành các bào tử đốt. Loại này gặp ở các nấm men thuộc cả
hai ngành: Nấm túi và Nấm đảm.
* Ưu nhược điểm của sinh sản vô tính:
- Ưu điểm:
+ Các cá thể sống độc lập đơn lẻ vẫn có thể sinh ra con cháu vì vậy có lợi
trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Các cá thể mới giống hệt nhau và giống hệt cá thể gốc ban đầu.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định.
+ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc
tạo giao tử và thụ tinh.
- Nhược điểm: Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau hoàn toàn về mặt di
truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết,
thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
* Ứng dụng của sinh sản vô tính:
+ Ở thực vật: Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
Nuôi cấy tế bào và mô thực vật là phương pháp nhân giống vô tính. Trong

đó, người ta nuôi cấy các tế bào lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật
như củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túi phôi… trên môi trường dinh
dưỡng thích hợp trong các dụng cụ thủy tinh để tạo ra cây con. Sau đó, cây con
được chuyển ra trồng ở đất. Công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật dựa trên
khả năng của tế bào đơn lẻ có thể phát triển thành cây nguyên vẹn, ra hoa và kết
hạt bình thường.

19


+ Ở động vật: Cấy, ghép mô cơ quan, nuôi mô sống, nhân bản vô tính. Nhờ nhân
bản vô tính mà có thể nhân rộng được nguồn gen của động vật quý hiếm trong một thời
gian nhanh và giữ lại được những nguồn gen quý. Trong y học, nhờ ứng dụng của sinh
sản vô tính mà có thể cấy ghép được các cơ quan bộ phận trên cơ thể bị tổn thương.
- Ý nghĩa của sinh sản vô tính: Sinh sản vô tính giúp đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của loài, các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.
Test trung gian của tiểu module 01 - Sinh sản vô tính
Bài 1: Hãy chọn câu đúng nhất và giải thích:
Câu 1: Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà
a. một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống hệt mình và không có sự tái
tổ hợp di truyền.
b. một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể có nhiều sai khác với mình và
không có sự tái tổ hợp di truyền.
c. một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống hệt mình và có sự tái tổ hợp
di truyền.
d. một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể có nhiều sai khác với mình và có
sự tái tổ hợp di truyền.
Câu 2: Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở khoa học là
a. quá trình nguyên phân.
b. quá trình giảm phân.

c. quá trình nguyên phân, giảm phân.
d. quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
Câu 3: Phương pháp nhân giống vô tính nào hiệu quả nhất hiện nay?
a. Gieo từ hạt.
b. Chiết cành.
c. Giâm cành.
d. Nuôi cấy mô.
Câu 4: Ý nghĩa của sinh sản vô tính là
a. tạo ra sự đa dang phong phú cho sinh vật.
b. tạo ra số lượng cá thể lớn thích nghi với môi trường ổn định.
c. tạo ra số lương cá thể lớn thich nghi với môi trường thay đổi.
d. tạo ra những cá thể giống hoặc khác mẹ.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính?
a. Ong đực được tạo thành từ tế bào trứng đơn bội n.

20


b. Thằn lằn đứt đuôi tạo đuôi mới.
c. Đĩa phiến bị cắt ra từng mảnh, mỗi mảnh phát triển thành cơ thể mới.
d. Cả a,b,c đều đúng.
Bài 2: Hãy phân biệt sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng
nhân tạo. Cho ví dụ.
Bài 3: Hiện tượng tôm, cua bị gãy càng và chân tái sinh lại được chân và càng
mới có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Bài 4: Sinh sản vô tính gồm những hình thức nào? Cho ví dụ.
Bài 5: Nêu những điểm khác biệt chính giữa sinh sản của vi khuẩn và nguyên phân.
2.2. Tiểu module 02: Sinh sản hữu tính
a. Mục tiêu
* Kiến thức

- Trình bày được các đặc điểm của sinh sản hữu tính, ưu nhược điểm của sinh
sản hữu tính.
- Xác định được các cơ sở khoa học của loài sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính, phân biệt sinh sản vô tính và
sinh sản hữu tính.
- Giải thích tại sao sinh vật đa dạng và phong phú.
* Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng: so sánh, giải thích, phân tích, tổng hợp…
* Thái độ
- Học sinh củng cố niềm tin vào khoa học, có hứng thú đam mê với môn học.
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính
Hãy nghiên cứu tài liệu 2 để hoàn thành các yêu cầu sau:
Tình huống 1: Một em học sinh khi phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu
tính nhưng còn lúng túng. Em hãy giúp bạn xác định các tiêu chí phân biệt.
Tình huống 2: Khi tranh luận về hình thức trinh sản ở ong, một em học sinh đã
khẳng định: Trinh sản là hình thức sinh sản hữu tính đặc biệt. Em có đồng ý với ý
kiến đó không? Giải thích.
Tình huống 3: Có ý kiến cho rằng tảo xoắn không có cơ quan sinh sản, sự kết
hợp nhân xảy ra ở 2 tế bào bất kì nên không phải là hình thức sinh sản hữu tính.
Theo em ý kiến này có đúng không? Tại sao?

21


Tình huống 4: Một bạn học sinh muốn lập sơ đồ về sự tiến hóa trong sinh sản
hữu tính ở động vật nhưng còn đôi chỗ lúng túng. Em hãy giúp bạn ấy hoàn chỉnh
sơ đồ trong hình 2.9.

Hình 2.9. Sơ đồ về sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật

1. Từ sơ đồ quá trình sinh tinh và quá trình sinh trứng trong hình 2.10, hãy phân biệt
quá trình sinh tinh và quá trình sinh trứng? Tại sao có sự khác biệt đó?

Hình 2.10. Sơ đồ quá trình sinh tinh và quá trình sinh trứng.

22


×