Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đổi mới PPDH Vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.61 KB, 8 trang )

Những giải pháp
đổi mới phương pháp dạy học Vật lí
• T.S Trịnh Thị Hải Yến – Vụ THPT - Bộ GD – ĐT.
• Nguyễn Phương Hồng – Viện khoa học GD.
Trước những khó khăn của thực tiễn GD, khi thực hiện đổi mới PPDH, chúng ta phải chấp
nhận một giải pháp quá độ mang tính cải tiến, với phương châm là: dạy học tạo điều kiện để HS
“suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”.
Việc cải tiến PPDH cần được thực hiện ở tất cả các khâu: xác định mục tiêu (MT) bài học; tổ chức
hoạt động học tập; sử dụng thiết bị DH; đánh giá kết quả học tập của HS; soạn giáo án (lập kế
hoạch bài học). Trong bài này, chúng tôi đề cập vấn đề: lượng hóa mục tiêu bài học và tổ chức hoạt
động học tập theo mục tiêu được lượng hóa.
LƯỢNG HÓA MỤC TIÊU DẠY HỌC
Từ nhiều năm nay, giáo án của GV hay trong hướng dẫn giảng dạy, MT bài học (mục đích yêu
cầu) thường viết chung chung như: nắm được khái niệm năng suất tỏa nhiệt..., đặc điểm của quá
trình nóng chảy… Nhiều khi MT còn được hiểu là những điều mà GV sẽ phải làm, trong quá trình
giảng dạy: “Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về…, củng cố khái niệm trọng lượng, khối
lượng, rèn luyện kĩ năng,...”. Với cách trình bày MT bài học như vậy ta không có cơ sở để biết khi
nào HS đạt được MT đó.
Với định hướng dạy học mới, MT của bài học được thể hiện bằng sự khẳng định về kiến thức, kĩ
năng và thái độ mà người học sẽ phải đạt được ở mức độ nhất định sau tiết học (chứ không phải là
hoạt động của GV trên lớp như trước đây). MT của bài học sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng học
tập của học sinh và hiệu quả thực hiện bài dạy của GV. Do đó MT của bài học phải cụ thể sao cho
có thể đo được hay quan sát được, tức là MT bài học phải được lượng hóa. Người ta thường lượng
hóa MT bằng các động từ hành động, một động từ có thể dùng ở các nhóm MT khác nhau:
1. Nhóm MT thái độ, thường dùng các động từ sau: tuân thủ,
tán thành, phản đối, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp
tác,...
2. Nhóm MT kiến thức ta lượng hóa theo 3 mức độ (trong 6)
mức độ nhận thức của Bloom.
1. Mức độ nhận biết, thường dùng các động từ: phát
biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận dạng,…


2. Mức độ thông hiểu, thường dùng các động từ: phân
tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định,...
3. Mức độ vận dụng vào các tình huống mới, thường
dùng các động từ: giải thích, chứng minh, vận
dụng,...
3. Nhóm MT kĩ năng
Ta tạm chia làm 2 mức độ: làm được và 'làm thành thạo một
công việc. Các động từ thường dùng là: nhận dạng, liệt kê,
thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính toán, làm thí nghiệm, sử
dụng,...
Ví dụ. Khi nêu MT về kiến thức và kĩ năng của bài học “Đòn bẩy” (thuộc chương trình lớp 6 thí
điểm và lớp 8 CCGD), nếu ta viết: Học sinh phải nắm vững khái niệm đòn bẩy, tác dụng của đòn
bảy,… thì MT bài học đó chưa được lượng hóa. Để lượng hóa MT đó, ta sử dụng các động từ hành
động như sau:
1. Nêu được tên các yếu tố cơ bản của một đòn bẩy (mức độ
nhận biết)
2. Xác định được điểm tựa và các lực tác dụng lên một số dụng
cụ thực tế có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy (mức động thông
hiểu)
3. Biết sử dụng một số loại đòn bẩy trong thực tế để có lợi về
lực hoặc có lợi và đường đi hoặc biết vận dụng điều kiện
cân bằng của đòn bẩy để giải quyết một số bài tập, có liên
quan (mức độ vận dụng và mức độ kĩ năng làm được).
Với những yêu cầu mới của xã hội đối với GD, MT dạy học không chỉ là những yêu cầu thông
hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức, lặp lại đúng, thành thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc
biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của HS. Những nội dung mới về MT này chỉ có
thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều môn học và chỉ có thể đánh giá được sau
một giai đoạn học tập xác định (sau 1 học kì, 1 năm học, cấp học) nên thường ít được thể hiện
trong MT của bài học cụ thể.
TỔ CHỨC CHO HS HOẠT ĐỘNG

Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động
SGK đã trình bày các đơn vị kiến thức theo định hướng hoạt động. Trong từng đơn vị kiến thức,
GV có thể tổ chức những hoạt động khác nhau để HS chiếm lĩnh kiến thức. Căn cứ vào nội dung
kiến thức trong SGK, điều kiện thiết bị, thời gian học tập và khả năng học tập của HS, GV cân
nhắc và lựa chọn nội dung để tổ chức cho HS hoạt động. Một số hoạt động thường gặp trong dạy
học vật lí là:
1. Tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ
học tập)
1. Đặt câu hỏi nghiên cứu
2. Nêu dự đoán
3. Đề ra giả thuyết
2. Thu thập thông tin
1. Quan sát các hiện tượng, thí nghiệm, sự kiện
2. Tìm được những thông tin cần thiết từ sách, báo,...
3. Lập kế hoạch khám phá
Ví dụ: Thiết kế thí nghiệm (TN); lựa chọn dụng cụ TN; chỉ
ra đại lượng cần đo; những điều cần xác định trong TN;
những yếu tố cần giữ nguyên, không thay đổi khi làm TN.
4. Tiến hành khám phá
Ví dụ: bố trí, lắp đặt dụng cụ thiết bị TN; thực hiện TN theo
hướng dẫn; thay đổi phương án TN nếu kết quả không phù
hợp với vấn đề đặt ra.
5. Ghi các kết quả khám phá
Ví dụ: đọc số chỉ của các dụng cụ TN ở mức độ cẩn thận và
chính xác cần thiết lập; lập bảng kết quả; biểu diễn kết quả
bằng đồ thị; sơ đồ...
3. Xử lí thông tin
1. Lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác
nhau, từ đó phân tích dữ liệu và nêu ý nghĩa của
chúng.

2. Tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị.
3. Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết
những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng
đã quan sát.
4. So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết
luận.
4. Thông báo kết quả làm việc
1. Mô tả lại những TN đã làm
2. Trình bày, giải thích những việc đã làm bằng: lời,
hình vẽ, đồ thị
3. Nêu kết luận đã tìm thấy được
5. Vận dụng, ghi nhớ kiến thức bằng cách
1. Giải bài tập (định tính, định lượng, thực nghiệm)
2. Làm đồ chơi, dụng cụ học tập
3. Học thuộc lòng
Trong từng hoạt động, Gv có thể phát huy tính tích cực nhận thức của HS ở những mức độ khác
nhau, kinh nghiệm cho thấy khi dạy học theo hướng tích cực hoạt động nhận thức của HS, trong
một tiết học, GV thường dễ bị “cháy giáo án”. Do đó, Gv cần xác định hoạt động trọng tâm (tùy
thuộc MT đã được lượng hóa của bài học cũng như cơ sở thiết bị dạy học cho phép), phân bổ thời
gian hợp lí để điều khiển hoạt động học tập của HS.
Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn Hs hoạt động
Trong mỗi hoạt động, Gv dự kiến hệ thống câu hỏi xen kẽ với những yêu cầu Hs hoạt động để
hướng dẫn Hs tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Mỗi hoạt động đều nhằm MT
chiếm lĩnh một kiến thức hay rèn luyện một kĩ năng cụ thể phục vụ cho việc đạt được MT chung
của bài học. Hệ thống câu hỏi của Gv nhằm hướng dẫn Hs tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến
thức trong từng hoạt động giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học. Muốn
vậy, Gv phải:
• Giảm số câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức, mang
tính chất kiểm tra, chỉ yêu cầu nhớ lại kiến thức đã biết và
trả lời dựa vào trí nhớ, thường chỉ có một câu hỏi trả lời

đúng, ngắn, không cần suy luận.
Loại câu hỏi này thường được dùng khi cần đặt mối liên hệ
giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, khi Hs đang
tiến hành, luyện tập hoặc khi củng cố kiến thức vừa mới
học.
• Tăng số câu hỏi then chốt nhằm vào những mục đích nhận
thức cao hơn, đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng kiến thức đã học cũng
như các câu hỏi mở có nhiều phương án trả lời.
Loại câu hỏi này thường được sử dụng khi Hs đang được
cuốn hút vào các cuộc thảo luận tìm tòi, khi họ tham gia giải
quyết vấn đề cũng như khi vận dụng các kiến thức đã học
trong tình huống mới.
Tăng cường câu hỏi yêu cầu nhận thức cao không có nghĩa là xem thường loại câu hỏi kiểm tra sự
ghi nhớ vì không tích lũy kiến thức, sự kiện đến một mức độ nhất định nào đó thì khó mà tư duy
sáng tạo.
Trong thực tế, Gv ít khi sử dụng thành công loại câu hỏi kích thích tư duy. MT của việc đặt câu hỏi
thường thất bại vì Gv không biết đặt câu hỏi như thế nào và khi nào thì nên dùng nó. Chẳng hạn
như khi nghiên cứu định luật Ôm:
Câu hỏi “Dựa trên số liệu đo đươc, các em hãy cho biết
cường độ dòng điện I chạy qua điện trở và hiệu điện thế U
giữa hai điện trở đó có tỉ lệ thuận với nhau không? Là câu
hỏi đã chứa đựng kiến thức và chỉ yêu cầu Hs trả lời “có”
hoặc “không”, không đòi hỏi Hs tư duy tìm ra mối liên hệ
giữa hai đại lượng I và U. Nhiều khi các em trả lời đúng câu
hỏi này nhưng có thể chưa biết thế nào là tỉ lệ thuận và có
thể cho rằng U phụ thuộc vào I, tức là chưa nắm bắt được
bản chất của sự phụ thuộc này.
Còn câu hỏi “Dựa vào số liệu đo được, em hãy nhận xét về
mối quan hệ giữa hai đại lượng I và U?” đòi hỏi Hs tư duy

tìm ra sự phụ thuộc tỉ lệ thuận và có khả năng bộc lộ sai sót
cho rằng U phụ thuộc I, thông qua đó Gv có thể phân tích,
điều chỉnh nhận xét của Hs, giúp Hs hiểu đúng bản chất của
sự phụ thuộc đó.
Một số kĩ năng đặt câu hỏi
Dưới đây là một số kĩ năng đặt câu hỏi theo các mức độ nhận thức tăng dần của Bloom.
1. Câu hỏi Biết
Ứng với mức độ lĩnh hội (LH) 1 “nhận biết”
• MT của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của Hs về các
dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,...
• Việc trả lời các CH này giúp Hs ôn lại được những gì đã
học, đã đọc hoặc đã trải qua. Các từ để hỏi thường là: “CÁI
GÌ…”, “BAO NHIÊU…”, “HÃY ĐỊNH NGHĨA…”, “CÁI
NÀO…”, “EM BIẾT NHỮNG GÌ VỀ…”, “KHI NÀO...”,
“BAO GIỜ…”, “HÃY MÔ TẢ...”…
• Ví dụ: Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ học hoặc
hãy liệt kê một số vật liệu thường dùng để chống ô nhiễm
tiếng ồn.
2. Câu hỏi Hiểu
Ứng với mức độ LH 2 “thông hiểu”
• MT của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách Hs liên hệ, kết
nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…
• Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng diễn tả
bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các
yếu tố cơ bản trong nội dung đang học. Các cụm từ để hỏi
thường là: “TẠI SAO…”, “HÃY PHÂN TÍCH…”, “HÃY
SO SÁNH…”, “HÃY LIÊN HỆ…”, “HÃY PHÂN
TÍCH…”,…
• Ví dụ: Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng
đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó; hoặc

hãy xác định giới hạn đo và chia nhỏ nhất của bình chia độ.
3. Câu hỏi Vận dụng
Ứng với mức độ LH 3 “vận dụng”
• MT của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ
liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp… vào
hoàn cảnh và điều kiện mới.
• Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy Hs có khả năng
hiểu được các quy luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt
các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào
thực tiễn. Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới
khác với điều kiện đã học trong bài học và sử dụng các cụm
từ như: “LÀM THẾ NÀO…”, “HÃY TÍNH SỰ CHÊNH

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×