Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng vai trò công tác xã hội trong phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT vĩnh chân huyện hạ hòa tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.41 KB, 30 trang )

VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VAI TRỊ CỦA NHÂN VIÊN
CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT VĨNH CHÂN HUYỆN HẠ HÒA- TỈNH
PHÚ THỌ
1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan ----------------------------------------2. Lý luận về các nguyên tắc hoạt động. -------------------------------------------3. Phương pháp tiến trình
3.1 Phương pháp CTXH cá nhân ------------------------------------------------3.2 Phương pháp CTXH nhóm --------------------------------------------------3.3Phương pháp tham vấn --------------------------------------------------------4 Kỹ năng -----------------------------------------------------------------------------II, THỰC TRẠNG VAI TRỊ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRONG PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG
THPT VĨNH CHÂN HUYỆN HẠ HÒA- TỈNH PHÚ THỌ
1.Khái quát chung về vấn đề bạo lực học đường tại trường THPT Vĩnh
Chân, huyện Hạ Hòa- tỉnh Phú Thọ
1.1 Bạo lực học đường trên thế giới ---------------------------------------------1.2 Bạo lực học đường tại Việt Nam ---------------------------------------------2. Mô tả về địa bàn nghiên cứu
2.1 Mô tả chung về vị trí địa lý ---------------------------------------------------2.2 Trường THPT Vĩnh Chân -----------------------------------------------------3. Đánh giá thực trạng
3.1 Đặc điểm tâm lý
3.1.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh gây ra bạo lực ---------------------------3.1.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh bị bạo lực ---------------------------------3.2 Thực trạng -----------------------------------------------------------------------3.3 Nhu cầu ---------------------------------------------------------------------------4.Phân tích các hoạt động
4.1 Ngăn ngừa -------------------------------------------------------------------------4.2 Can thiệp -------------------------------------------------------------------------4.3 Vai trò giáo dục -----------------------------------------------------------------1

Trang
03

05
06
07
08
09
10



11
12
13
14

16
17
17
18
19
20
22


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

5.3 Các yếu tố tác động đến bạo lực học đường
5.3.1 yếu tố gia đình ----------------------------------------------------------------23
5.3.2 Yếu tố bạn bè xã hội ----------------------------------------------------------- 24
5.3.2 Học sinh --------------------------------------------------------------------------- 25
III, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT VĨNH CHÂN HUYỆN HẠ HÒA- TỈNH
PHÚ THỌ
1.Đối với nhà trường và giáo viên
2.Đối với gia đình học sinh
3.Đối với học sinh
4.Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể và lực lượng

Cơng an địa phương, các tổ Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Đội thanh niên
xung kích, Đội cờ đỏ…
KẾT LUẬN

28

2


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Trong những năm gần đây giáo dục và đào tạo có rất nhiều cải cách để tìm ra sự
hiệu quả hơn trong cơng tác giáo dục và đào tạo, nhưng một vấn đề vẫn chưa được
thay đổi đó là tình trạng bạo lực học đường. Bạo lực học đường tồn tại ở nhiều độ
tuổi khác nhau và len lỏi khắp các trường trên cả nước, sẽ khơng khó khăn gì để
tìm những vụ việc liên quan đến học sinh đánh nhau. Nếu vào Google và gõ từ
khóa “học sinh đánh nhau” thì trong thời gian 0,40 giây sẽ tìm thấy 1.130.000 kết
quả. Cịn nếu chúng ta muốn tìm “clip” về chuyện nữ sinh đánh nhau thì và
Youtube rồi gõ “nữ sinh đánh nhau” thì sẽ tìm thấy 52.300 kết quả, hoặc tìm số vụ
việc liên quan đến việc học sinh đánh nhau gây chết người, chúng ta vào Google
chỉ cần gõ “học sinh đâm chết bạn” thì trong thời gian 0,42 giây sẽ cho 748.000 kết
quả , Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với
3.000 học sinh cho biết có khoảng 80% học từ trước đến nay bị bạo lực giới ít nhất
một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Những con số trên cho ta thấy
rằng tình trạng bạo lực học đường tồn tại rất nhiều và có xu hướng ngày càng gia
tăng cả về số lượng mà còn tăng cả mức độ nguy hiểm, nó lan rộng ra nhiều địa
phương, báo động về thực trạng suy thoái về đạo đức, lối hành xử bạo lực, thiếu

lành mạnh ở một bộ phận của thế hệ trẻ trong độ tuổi chưa thành niên là học sinh
ngày càng trẻ tuổi hóa, đa dạng hóa, “nữ hóa” và nghiêm trọng hóa. Bạo lực học
đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như bị tổn thương về thể chất,
tinh thần, gây ra những sang chấn tâm lí, làm biến đổi nhân cách của học sinh dẫn
đến kết quả học tập sa sút,…Tuy nhiên, hiện nay giới trẻ chịu tác động từ rất nhiều
môi trường và yếu tố khác nhau như facebook, bạn bè, áp lực học tập thi cử … nên
vấn đề mới chỉ được giải quyết vấn đề ở phần ngọn, mà quên đi phần gốc của vấn
đề cịn đó nên giải quyết chưa thật sự hiệu quả.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi sẽ đề cập đến một trong các giải pháp giải
quyết vấn đề bạo lực học đường, đó chính là vai trị của nhân viên cơng tác xã hội.
Bởi chúng tơi nghĩ rằng “Cơng tác xã hội với vai trị thúc đẩy sự thay đổi xã hội,
giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người với môi trường sống của họ,
tăng năng lực và giải phóng cho người dân giúp cho họ ngày càng có cuộc sống
thoải mái và dễ chịu” . Theo đó, nhân viên cơng tác xã hội học đường với những
kiến thức và kỹ năng được đào tạo sẽ là cầu nối giữa học sinh với gia đình, với nhà
trường và xã hội, giúp học sinh phát huy hết tiềm năng và giải quyết những khủng
hoảng, xung đột phát sinh trong quá trình học tập của họ và nhất là thực hiện các
3


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

vai trò nhằm ngăn chặn hiệu quả vấn nạn này. Vì vậy tơi đã chọn chủ đề “ Thực
trạng vai trị cơng tác xã hội trong phịng chống bạo lực học đường tại trường
THPT Vĩnh Chân huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ” làm đề tài tiểu luận.

4



VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG
TÁC XÃ HỘI TRONG PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI
TRƯỜNG THPT VĨNH CHÂN HUYỆN HẠ HÒA- TỈNH PHÚ THỌ
1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
1.1 Khái niệm công tác xã hội
CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia
đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã
hội đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về chính sách, nguồn và lực và dịch vụ
nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phịng ngừa các vấn đề xã
hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
1.2 Khái niệm bạo lực
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân,
người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay
làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến
sự phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO).
1.3 Khái niệm Bạo lực học đường
Bạo lực học đường là “ hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe
dọa, khủng bố người khác ( thường xảy giữa trò với trò , giữa thầy với trò hoặc
ngược lại ), để lại thương tích trên cơ thể, thậm trí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây
tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng
trực tiếp tham gia vào quá trình giao dục trong nhà trường, cũng như đối với ai
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
“Bạo lực“ hay “gây hấn”, “ xâm kích“, “bắt nạt“ là việc làm tổn thương người khác
về thể chất, tinh thần một cách cố ý ( ngay cả khi khơng đạt được mục đích). Bạo
lực học đường còn được gọi là gây hấn học đường, bắt nạt học đường là hiện tượng

học sinh lớn hơn mạnh hơn, de dọa học sinh yếu hơn và khơng có khả năng chống
trả.
Nói đến BLHĐ là nói đến bắt nạt trong học đường .Bắt nạt là dạng hành vi trong
đó có một cá nhân được chọn làm mục tiêu của sự gây hấn tái diễn nhiều lần bởi
một hay nhiều người khác, mục tiêu (nạn nhân ) nói chung có ít quyền lực hơn
5


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

những người tham gia vào gây hấn- người bắt nạt. Bắt nạt mang đặc trưng của một
hành vi cá nhân lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh”
đối với người khác .Bắt nạt bao gồm ba loại cơ bản của lạm dụng- lạm dụng tâm
lý, lạm dụng lời nói và lạm dụng thể chất.
1.3 Khái niệm học sinh THPT
Là học sinh tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt gồm các khối
học: lớp 10, lớp 11, lớp 12. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh phải trải
qua Kỳ thi THPT quốc gia.
2. Lý luận về các nguyên tắc hoạt động.
-

Tin tưởng:

Lắng nghe câu chuyện và cảm xúc của người bị bạo lực.Nhân viên xã hội
không được tỏ ra nghi ngờ hoặc phủ nhận việc bạo lực đang sảy ra, hãy chia sẻ
những lo lắng về mối đe dọa từ phía người gây bạo lực. Hãy cho họ thấy sự tin
tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của họ và ủng hộ mọi quyết định của họ.
Điều này sẽ giúp NBBL tăng thêm sức mạnh và sự tự tin để giải quyết vấn đề.

Khi NBBL chưa tự nguyện nói ra hoặc chưa muốn thừa nhận sự thật , nhân viên
công tác xã hội cần kiên nhẫn lắng nghe họ giãi bày.
- Tôn trọng
Tôn trọng quyết định và lựa chọn của NBBL: Mỗi người đều có quyền quyết
định cuộc sống của họ và chúng ta cần tôn trọng quyền này. Nhiệm vụ của nhân
viên công tác xã hội là cung cấp đầy đủ thông tin về các giải pháp và vấn đề của
họ để từ đó NBBL có thể lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.
Người gây ra bạo lực cũng cần được tôn trọng , việc lên án hành vi bạo lực học
đường không phải là phủ nhận tồn bộ mọi việc của học sinh đó, nhân viên xã
hội cần có thái độ cách ứng xử phù hợp để tránh gây tổn thương và ảnh hưởng
tới việc học của học sinh.
- Đảm bảo bí mật thơng tin

6


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

Tránh gây tổn thương cho NBBL, đảm bảo được nguyên tắc này học sinh sẽ tin
tưởng hơn nhân viên xã hội, tránh gây cảm giác lo lắng bất an sợ các bạn khác
chê cười mình.
- Khơng đưa ra những hứa hẹn thiếu niềm tin
Việc đưa ra những thông tin về sự quan tâm , giúp đỡ từ nhiều phía nhằm trấn
an , tạo niềm tin cho NBBL rằng họ không đơn độc , tuy nhiên nhân viên xã hội
không nên lạm dụng lời hứa . Những hứa hẹn không thực hiện được sẽ khiến
người trong cuộc cảm thấy thất vọng , mất lịng tin, trơng chờ và mất khả năng
tự giải quyết vấn đề.
Ngồi ra trong q trình can thiệp cũng tn thủ ngun tắc lấy phịng ngừa là

chính , chú trọng cơng tác tun truyền, hịa giải .., phát hiện ngăn chặn và xử lý
kịp thời đối với nạn nhân, phát huy vai trò của cá nhân , gia đình, cộng đồng và
các cơ quan tổ chức liên quan.
3. Phương pháp tiến trình
3.1 Phương pháp CTXH cá nhân
“CTXH cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con con người thơng qua
mối quan hệ một – một. Nó được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để
giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức năng xã hội
“( Grace Mathew).
“ CTXH cá nhân là một tiến trình được các cơ quan lo về an sinh con người sử
dụng để giúp các cá nhân đối phó hữu hiệu với các vấn đề thuộc về chức năng xã
hội của họ” ( helen Harris Perlman )
Tiến trình : 7 bước
Bước 1 : Tiếp cận thân chủ
Bước 2 : Xác định vấn đề
Bước 3 : Thu thập thông tin
Bước 4 : Chẩn đoán
Bước 5 : Lập kế hoạch
Bước 6 : Trị liệu
Bước 7 : Đánh giá .
7


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

Đối với nhân viên CTXH trường học : CTXH là một phương pháp chính để giải
quyết và trợ giúp giải quyết các vấn đề xảy ra trong trường học. Sử dụng phương
pháp này trong trường học cũng giống như CTXH nói chung , bên cạnh đó nó cũng

có một số điểm mà nhân viên CTXH trường học cần lưu ý :
Thứ nhất : CTXH cá nhân bản chất là làm việc một – một, tức là giữa nhân viên
CTXH và thân chủ nhằm tăng sức mạnh của thân chủ để thân chủ tự giải quyết vấn
đề của mình song trong thực tế, một vấn đề của học sinh nảy sinh trong trường học
đơi khi có nguồn gốc từ rất nhiều phía. Chính vì vậy, người nhận viên CTXH khi
làm việc để trợ giúp một vấn đề của học sinh không chỉ làm việc với học sinh mà
còn làm việc với rất nhiều đối tượng khác hay còn gọi là thân chủ phụ.
Thứ hai : vì là trợ giúp giải quyết vấn đề của học sinh mà đối tượng học sinh phần
lớn đều là trẻ em , trẻ vị thành niên ( trừ các đối tượng là sinh viên ) . Khi làm việc
với trẻ em thì nhân viên CTXH phải thành thạo các kỹ năng làm việc với trẻ em ,
hiểu sự phát triển tâm lý của trẻ em và đảm bảo sự tham gia của gia đình và nhà
trường .
Thứ ba: vì là hoạt động trong mơi trường học đường nên nhân viên CTXH luôn
phải ý thức về sự hài hịa giữa mực đích của CTXH và mực đích của trường học.
3.2 Phương pháp CTXH nhóm:
CTXH nhóm là một phương pháp CTXH nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác,
chia sẻ kinh nghiệm , nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố tăng cường chức
năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Thơng qua
sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhận hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành
vi và khả năng đương đầu với vấn đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết
vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hồn cảnh một cách tích cực
Tiến trình CTXH nhóm là tiến trình bao gồm các bước hoạt động thể hiện sự tương
tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau và với nhân viên xã hội nhằm đạt
được mục tiêu đề ra.
Mục đích của CTXH nhóm :
- Đánh giá ( thẩm định ) cá nhân: về nhu cầu , khả năng , hành vi qua việc tự
đánh giá của nhóm viên, đánh giá của nhân viên CTXH, đánh giá của bạn bé
trong nhóm.

8



VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

- Duy trì và hỗ trợ cá nhân : Hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn
của cá nhân hay khó khăn trước hồn cảnh xã hội.
- Thay đổi cá nhân : nhiều loại từ hành vi cho đến phát triển nhân cách, kiểm
soát xã hội.
- Cung cấp thơng tin, giáo dục : ( nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm
cha mẹ , nhóm tình nguyện viên ).
- Nhóm giải trí , nhóm thay đổi mơi trường , thay đổi xã hội.
Tiến trìnhnhóm được CTXH nhón chia thành 4 giai đoạn cơ bản :
Giai đoạn 1 : Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm.
Giai đoạn 2 : Giai đoạn khởi động và tiến hành hoạt động.
Giai đoạn 3 : Giai đoạn tập trung hoạt động.
Giai đoạn 4 : Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động.
Ứng dụng phương pháp CTXH nhóm trong CTXH trường học : Đối với trẻ em sự
tác động nhóm bạn cùng tuổi có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm thay đổi
nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân, chính vì vậy, sử dụng phương pháp CTXH
nhóm trong trường học sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc trợ giúp các vấn đề
trong trường học , nhân viên CTXH cần lưu ý một số vấn đề sau khi áp dụng
phương pháp này: Áp dụng phương pháp nhóm khi có nhiều học sinh có vấn đề
tương tự nhau; qua sinh hoạt nhóm nhân viên CTXH giúp các học sinh có vấn đề
học kinh nghiệm lẫn nhau trong cách giải quyết vấn đề; sử dụng áp lực áp lực của
nhóm để thay đổi hành vi; thiết lập mục tiêu hợp tác, tạo môi trường thành đạt cho
học sinh qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa để học sinh có thêm động lực mới;
Giúp học sinh giải quyết các vấn đề : thiếu tự tin , kiểm sốt cơn nóng giận, xây
dựng mối quan hệ, vượt khó, tăng cường kỹ năng sống để phòng ngừa tệ nạn xã

hội.
3.4 Phương pháp tham vấn.
Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng
kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ
tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để
thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình
4 Kỹ năng
9


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

4.1 Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe trong giao tiếp hàng ngày là quá trình im lặng, tập trung để thu nhận
được âm thanh mang thơng tin trong đó. Nhưng lắng nghe trong công tác xã hội
không chỉ đơn thuần là sử dụng giác quan, mà nhân viên xã hội lắng nghe người
cao tuổi bằng cả tâm hồn. Khi tác nghiệp với người cao tuổi, điều quan trọng nhất
là chúng ta phải biết lắng nghe họ. Chia sẻ cũng là một nhu cầu cơ bản của người
già. Vì thế, nhân viên xã hội chỉ có thể hiểu được người gây ra bạo lực và người bị
bạo lực khi họ biết lắng nghe một cách tích cực. Đây là kỹ năng khơng thể thiếu và
cần được rèn luyện đối với chúng ta
4.2 Kỹ năng thấu cảm
Thấu cảm là nhân viên xã hội có thể hiểu được một cách chính xác những gì mà
người gây bạo lực họ đang trải qua từ chính hệ quy chiếu của họ từ quá khứ. Hay
nói cách khác, nhân viên xã hội có khả năng cảm nhận điều mà người bị bạo lực và
người gây ra bạo lực đang cảm nhận, hiểu bằng tư duy cũng như bằng tình cảm.
Họ phải cảm thấy rằng họ đang được quan tâm thực sự chứ không phải bị định
kiến, phê phán hay chỉ trích để họ có thể cởi mở và chia sẻ hơn với nhân viên xã

hội Nhân viên xã hội thấu cảm với người bị bạo lực khi họ:
- Đặt mình vào hồn cảnh của người bị bạo lực và đánh giá đúng vấn đề của họ.
Lắng nghe không chỉ bề mặt ngôn từ mà cả những biểu cảm dưới ngôn từ.
- Cảm nhận và hiểu cảm xúc, những điều mà người bị bạo lực và người gây ra bạo
lực đã trải qua.
- Quan tâm đến nhu cầu của người bị bạo lực
- Nhạy cảm và tôn trọng những giá trị, kinh nghiệm của đối tượng
- Có sự trao đổi với người gây ra bạo lực về những điều mà nhân viên xã hội đã
hiểu

II, THỰC TRẠNG VAI TRỊ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRONG PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT
VĨNH CHÂN HUYỆN HẠ HÒA- TỈNH PHÚ THỌ
10


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

1.Khái quát chung về vấn đề bạo lực học đường tại trường THPT Vĩnh Chân,
huyện Hạ Hòa- tỉnh Phú Thọ
1.1 Bạo lực học đường trên thế giới
Theo báo cáo toàn cầu về “Bạo lực và bắt nạt học đường” do UNESCO cơng bố
tháng 1/2017, ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh
niên là nạn nhân của bạo lực học đường.
Theo những điều tra chính thức mới đây (tại Pháp), 10,1% học sinh được hỏi tuyên
bố rằng đã bị quấy rối, 7% là nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, tức là cứ 16 trẻ
em thì có 1 trẻ em bị quấy rối nghiêm trọng. Con số thật khổng lồ: 10% của 12
triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường, nó cho thấy là hơn 1 triệu học sinh thay bằng

đổ mồ hôi trên các bài tập của mình thì chúng lại tốt mồ hơi trước ý tưởng sẽ bị
nghéo chân hoặc chế giễu. Phân nửa trong số chúng phản ánh đã bị nghe chửi, 39%
bị đặt biệt danh ác ý, 36% bị xô đẩy chen lấn, 32% bị cô lập, 29% bị chế giễu vì
hạnh kiểm tốt trên lớp, 19% bị đánh, 5% bị mơn trớn hoặc bị cưỡng bức…"
Bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn tại nhiều quốc gia. Theo ước tính của
WHO, năm 2000 có 199.000 thanh thiếu niên trẻ bị giết xảy ra trên tồn thế giới,
có nghĩa là trung bình trên thế giới mỗi ngày có khoảng 565 trẻ em và thanh thiếu
niên trong độ tuổi từ 10-29 tuổi tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bạo lực.
Ở bất kì nơi đâu, tỷ lệ nam là nạn nhân của bạo lực luôn cao hơn nữ. Điều này
chứng tỏ nam giới là nhóm dân số có nguy cơ cao hơn. Đi đôi với mỗi vụ tử vong
do bạo lực trong giới trẻ, trung bình có từ 20-40 nạn nhân phải nhập viện do chấn
thương. Các loại súng, súng ngắn là vũ khí được sử dụng phổ biến trong các vụ bạo
lực gây tử vong, trong khi đó các vụ bạo lực có mức độ nhẹ hơn thưởng sử dụng
đấm, đá, và một số loại vũ khí khác như dao, gậy, dùi cui [12].
Ở châu Á, bạo lực học đường cũng trở thành một vấn đề nhức nhối của ngành giáo
dục nói chung và tồn xã hội nói riêng. Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào
trẻ em Plan Internatinonal cơng bố báo cáo về tình trạng bạo lực trong các trường
học ở châu Á. Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với 9.000
học sinh ở lứa tuổi 12- 17, các giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh tại 5 quốc gia:
Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal. Theo báo cáo này, tình trạng
bạo lực trong các trường học châu Á đang ở mức báo động. Chỉ tính trong 6 tháng,

11


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác…) tại trường học của

Indoneisa là 75%, Việt Nam đứng thứ hai với 71% [13].
Theo trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đường là một vấn
đề nghiêm trọng. Năm 2007, một cuộc điều tra tổng thể toàn quốc được tiến hành
hai năm một lần bởi CDC với mẫu đại diện là các học sinh trung học Hoa Kì thấy
rằng: trong khoảng thời gian 30 ngày trước nghiên cứu, có 18% trong số đó đã thực
hiện một loại vũ khí (dao, súng,..) với tỷ lệ ở nam giới (28,5%) cao hơn nhiều so
với nữ (7,5%) học sinh và 5,5% không đi học ít nhất 1 ngày vì họ cảm thấy họ sẽ
khơng an toàn ở trường hoặc trên đường từ nhà đến trường hay ngược lại. Trong
thời gian 12 tháng trước khi khảo sát, 6,9% học sinh trung học đã cố gắng tự tử;
35,5% học sinh có mặt trong ít nhất một cuộc chiến có sử dụng vũ lực cũng với tỷ
lệ ở nam giới (44,4%) cao hơn nhiều so với nữ (26,5%) học sinh [18]. Riêng năm
2011, báo cáo của CDC cho thấy 30% thanh thiếu niên Mỹ từng là nạn nhân, kẻ bắt
nạt hay cả hai. Cụ thể 13% báo cáo là kẻ bắt nạt, 11% báo cáo là nạn nhân của vụ
bắt nạt, 6% báo cáo vừa là nạn nhân, vừa là kẻ bắt nạt. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng nam giới thường sử dụng hình thức bạo lực thể chất trong khi hình thức bạo
lực bằng lời nói diễn ra phổ biến hơn ở nữ giới [8]. Năm 2015, nghiên cứu ở học
sinh lớp 9-12 cho thấy 8,1% học sinh báo cáo trong một cuộc chiến vật lý; 7,1%
báo cáo họ không đi học trong 1 hoặc nhiều ngày trong vòng 30 ngày trước thời
điểm nghiên cứu bởi vì cảm thấy khơng an tồn ở trường, trên đường đến trường
hoặc từ trường về nhà; 5,2% mang vũ khí; 6,9% báo cáo bị đe dọa hoặc bị thương;
14,8% bị bạo lực điện tử trong 12 tháng trước thời điểm nghiên cứu
1.2 Bạo lực học đường tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, bạo lực học đường diễn biến ngày một phức tạp. Từ đầu năm 20092015 đến nay cả nước có hơn 1600 vụ học sinh đánh nhau, trong đó có 7 học sinh
tử vong. “Hội thảo quốc gia về phòng chống bạo lực ,xâm hại trẻ em”
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), trong năm học từ 2003-2009,
thống kê từ 38 Sở GD-ĐT có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị
xử lý kỷ luật. Gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở thành phố
mà diễn ra cả ở nông thôn, không chỉ ở học sinh nam mà ở cả học sinh nữ - vốn
được coi là “phái yếu” như: nữ sinh tụ tập đánh nhau “hội đồng”, làm nhục bạn,
nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trường học. Ở nhiều nơi,

do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn
12


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

giữa sân trường . Vấn đề bạo lực học đường ngày càng gia tăng với số lượng chóng
mặt, tiếp tục diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề cấp bách ảnh hưởng đến q
trình đào tạo và phát triển tồn diện của trẻ em- chủ nhân tương lai của đất nước.
Chốn học đường được xem là mơi trường an tồn nhưng giờ đây bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi tình trạng học sinh hành xử nhau theo kiểu xã hội đen. Vấn nạn
này đã khiến các ngành chức năng hết sức quan tâm, là nỗi lo lắng của gia đình và
cả một thế hệ tương lai của đất nước. Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả nghiên cứu từ
tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học sinh cho biết có khoảng 80% học từ trước
đến nay bị bạo lực giới ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua.
Mức độ an toàn ở nhà trường được các em đánh giá rất thấp, chỉ 16% học sinh nữ
và 19% học sinh nam cho rằng ln ln an tồn trong khuôn viên trường . Không
chỉ gia tăng về số lượng, mức độ và tính chất nguy hiểm của các vụ bạo lực trong
học sinh ngày càng nghiêm trọng. Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và
thanh niên Việt Nam ( SAVY) năm 2003 cho thấy tỷ lệ mang hung khí/vũ khí nói
chung là 2,3% tập trung chủ yếu vào nam thanh thiếu niên ( nam 4% so với nữ
0,5%), riêng tỷ lệ nam thanh thiếu niên thành thị 14-17 tuổi, 18-21 tuổi mang vũ
khí cao hơn nhiều (6,4% và 9%). 3% nam thanh niên trả lời họ đã từng hành hung
một người khác đến mức người đó phải đi bệnh viện. Đặc biệt là một nghiên cứu
trong trường học tại thành phố Hồ Chí Minh có hơn 10% nam thanh thiếu niên
mang hung khí. Bạo lực học đường hiện nay cũng tồn tại ở hình thức giữa các em
học sinh với nhau với tỷ lệ 16,7% học sinh bị bạn ức hiếp; 35,4% học sinh đã từng
bị bạn hù dọa và 10,2% các em không nhận được sự trợ giúp của bạn bè khi gặp

khó khăn .
Một cuộc khảo sát do trường ĐHQGHN vào năm 2008 tại 2 trường THPT tại quận
Đống Đa về tình trạng bạo lực nữ sinh cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể,
có đến 97,6% số học sinh trả lời ở trường có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau.
Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên và
17,3% không thường xuyên.

2. Mô tả về địa bàn nghiên cứu
2.1 Mô tả chung về vị trí địa lý huyện Hạ Hịa
13


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

Hạ Hịa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú thọ, gồm 33 xã, 1 thị trấn nằm ở hai bên sơng
Thao, Phía Đơng Bắc giáp huyện Đoan Hùng trên một đoạn dài 32,15 km; phía
Nam giáp huyện Cẩm Khê (19,369 km), phía Đơng Nam giáp huyện Thanh Ba
( 19,618 km), phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập ( 37,511 km). Huyện có diện tích
339,34 km2; thị trấn huyện Hạ Hịa cách thành phố Việt Trì 70km.
Gồm 1 thị trấn Hạ Hịa và 32 xã:
Ấm Hạ, Bằng Giã, Cáo Điền, Chính Công, Chuế Lưu, Đại Phạm, Đan Hà, Đan
Thượng, Động Lâm, Gia Điền, Hà Lương, Hậu Bổng, Hiền Lương, Hương
Xạ, Lâm Lợi, Lang Sơn, Lệnh Khanh, Liên Phương, Mai Tùng, Minh Côi, Minh
Hạc, Phụ Khánh, Phương Viên, Quân Khê, Văn Lang, Vĩnh Chân, Vô Tranh, Vụ
Cầu, Xuân Áng, Y Sơn, Yên Kỳ, Yên Luật.
Diện tích 339.3 km2. Dân số 206.200 người (2010), gồm các dân tộc: Kinh, Dao,
Cao Lan.
2.2 Trường THPT Vĩnh Chân

Quá trình thành lập: Ngày thành lập 9/11/1976. Từ ngày thành lập đến nay
trường đóng tại vùng miền núi tỉnh Phú Thọ - xã Vĩnh Chân, Huyện Hạ hòa. Năm
1993 sát nhập với trường cấp 2 vĩnh chân, năm 1998 tách trường cấp 3 riêng và
tên gọi là trường THPT Vĩnh Chân cho đến nay.
* Những đặc điểm chính của trường
Trường THPT Vĩnh chân ra đời tại huyện miền núi Hạ Hoà, tiếp giáp với huyện
Cẩm Khê, Thanh Ba, Đoan Hùng và tỉnh Yên Bái. Đất đai của Hạ Hoà chủ yếu là
đồi núi, đồng bằng hẹp, thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước, trồng cây công
nghiệp và lâm nghiệp..
Nhân dân xã Vĩnh Chân ngày xưa nổi tiếng là đất khoa bảng và có truyền thống
hiếu học. Bên cạnh những thuận lợi trên, Trường THPT Vĩnh chân cũng gặp
khơng ít khó khăn:
- Hạ hồ là huyện miền núi, trong những năm qua, đời sống của nhân dân tuy đã
được cải thiện những vẫn rất khó khăn, thiếu thốn, vì vậy việc đầu tư cho con em
học tập cịn nhiều hạn chế.
14


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

- Vĩnh Chân cách xa trung tâm của huyên,tỉnh. Học sinh Vĩnh Chân phần lớn là
con nông dân, nên chất lượng đầu vào thấp so với các đơn vị trong tỉnh. Đội ngũ
giáo viên của trường thiếu, mất cân đối giữa các bộ môn và không ổn định, một số
giáo viên trẻ còn hạn chế về nghiệp vụ sư phạm.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện đã tác động mạnh mẽ tới quá trình
phát triển của giáo dục nói chung và trường THPT V ĩnh Chân nói riêng.
Cơ cấu tổ chức:
- Tổng số cán bộ, giáo viên trong biên chế Nhà nước: 50 người, trong đó nữ 39,

chiếm tỷ lệ 78 %. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo: 100%,
- Cán bộ quản lý có 04 người, gồm 01 hiệu trưởng và 03 phó hiệu trưởng.
- Trường có 03 tổ chun mơn và 01 tổ văn phịng.
- Năm học 2014-2015, nhà trường có 20 lớp 758 học sinh.
Cơ sở vật chất:
Trường THPT Vĩnh Châncódiện tích đất: 2,2 ha, bình qn 25,9 m 2/ học sinh.
Khuôn viên nhà trường được quy hoạch tương đối hợp lý, có tường rào xây, cổng,
biển trường.
Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước và bằng vốn tự có, nhà
trường đã đầu tư trên 02 tỷ đồng để hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy
học. Hiện nay, trường THPT Vĩnh Chân có 03 nhà lớp học cao tầng với 24 phịng
học, đủ cho học sinh học một ca, có 01 nhà điều hành hai tầng, được bố trí là nơi
làm việc của Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, văn phịng nhà trường, văn phịng
đồn, cơng đồn, chi bộ Đảng, phòng tiếp dân, phòng chờ của giáo viên. Các
phòng làm việc đều được trang bị đầy đủ bàn, ghế, máy tính và các trang thiết bị
phục vụ nhu cầu cơng việc
Trường có 04 phịng học bộ mơn: Vật lý, Hố học, sinh học, phịng nghe mơn tiếng
anh; có 02 phịng tin học với 50 máy tính; có 01 phịng thư viện có trên 3000 đầu
sách, đạt chuẩn 01, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.
15


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

Các tổ chức Đảng , đồn:
Chi bộ Đảng có 33 đảng viên, chiếm tỷ lệ 66%, là một trong những trường THPT
của tỉnh Phú Thọ có tỷ lệ đảng viên cao (trong đó có 24 đảng viên nữ)
Cơng đồn cơ sở có 50 đồn viên

Đồn thanh niên có 775 đồn viên, thanh niên.
Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tốt nghiệp, thi đại học luôn ổn định, đứng
trong tốp đầu của tỉnh, năm học 2014-201
5, trong các trường THPT thì tỷ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh của trường vươn lên đứng
thứ nhất tỉnh với 44/48 học sinh đạt giải, tỷ lệ đỗ đại học nguyện vọng 1 đạt trên
60%, đứng thứ 6 toàn tỉnh về số lượng và chất lượng. Năm học 2015-2016, nhà
trường có 21 lớp với 802 học sinh.
3. Đánh giá thực trạng
3.1 Đặc điểm tâm lý
3.1.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh gây ra bạo lực
- Thường là người độc đốn
- Thích được khẳng định bản thân, thích nổi bật
- Thường ăn mặc ngược lại với quy định đồng phục của nhà trường
- Đến từ nhiều thành phần gia đình khác nhau
- Đua địi, chạy theo vật chất
- Thích học tập những nhân vật anh hùng trong phim hành động
- Thường khơng thích gần các bạn học giỏi
- Học lực thường trung bình yếu
3.1.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh bị bạo lực
- Có xu hướng sống khép mình
16


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

- Yếu đuối về thể chất, rụt rè, khơng có kỹ năng giao tiếp
- Thường là học sinh khuyết tật
- Có khác biệt về hình thể( sắc tộc, màu da, cân nặng, ngoại hình đẹp, xấu ..)

- Có khác biệt về xã hội(giàu, nghèo, cha mẹ làm công việc đặc biệt)
- Có khác biệt về năng lực( học giỏi, học dốt)
- Có khác biệt về vị trí(làm lãnh đạo lớp, gần gũi với giáo viên)
- Khơng có lịng tin: Khả năng tin tưởng của trẻ bị suy yếu gây ảnh hưởng đến khả
năng tạo dựng mối quan hệ.
- Tự trọng thấp: Ln tin rằng mình sai, có lỗi và khơng tốt
- Lo lắng: liên quan đến cảm giác bản thân trở nên vơ giá trị, khơng có chút quyền
lực nào, lo sợ việc bị đánh lộ ra và mình phải gánh chịu hậu quả.
- Cảm giác tội lỗi :Tự cho mình có lỗi và cảm thấy ám ảnh
- Suy sụp: Bắt nguồn từ cảm giác vơ dụng trong tình huống bạo lực
3.2 Thực trạng
Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng ngày càng gia tăng, tỷ lệ
học sinh mang hung khi tới trường ngày càng tăng, và ngồi ra tình trạng nữ sinh
đánh hội đồng, mâu thuẫn tình bạn tình yêu, gay gắt với nhau trên facebook cũng
là những nguyên nhân gây ra bạo lực học đường.
Tại trường THPT Vĩnh Chân cũng vậy tuy là trường top đầu toàn tỉnh về số lượng
và chất lượng nhưng vẫn cịn tình trạng bạo lực học đường với mức độ ngày càng
trở nên nghiêm trọng hơn.
Về tình trạng bị bạo lực thể chất: Kết quả nghiên cứu cho thấy 7,4% học sinh bị rơi
vào tình trạng này trong vịng 3 tháng trước thời điểm nghiên cứu. Trong đó có sự
khác biệt lớn giữa học sinh nam (15,3%) cao gần gấp 3 lần ở học sinh nữ (5,8%). Bạo
lực thể chất tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như xây sát nhẹ, bị đánh thâm tím hay
dùng hung khí tấn công. Ở trường THPT Vĩnh Chân thường chỉ tồn tại dạng nhẹ trong

17


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC


tháng 10/2018 có 3 vụ tấn cơng bằng gậy, cây trong đó có 1 vụ làm gãy tay bạn học
cùng.
Về tình trạng bị bạo lực lời nói: Kết quả nghiên cứu cho thấy 7,3% học sinh bị
rơi vào tình trạng này trong vòng 3 tháng trước thời điểm nghiên cứu. Bạo lực lời
nói diễn ra thường xuyên và phổ biến hơn với bạo lực thể chất , sự ganh đua về học
tập hay phân biệt đối xử càng làm cho tình trạng này trở nên gay gắt và nghiêm
trọng hơn, cứ 6 học sinh thì 1 học sinh bị bạo lực lời nói. Bạo lực lời nói bao gồm
cả những lời nói miệt thị, thiếu tơn trọng người khác.
Về tình trạng bị bạo lực xã hội: Kết quả nghiên cứu cho thấy 10,1% học sinh
thực hiện hành vi này trong vịng 3 tháng trước thời điểm nghiên cứu. Trong đó tỷ
lệ học sinh nam(9,3%) và học sinh nữ (11%). Nữ được coi là “chân yếu tay mềm”
còn nam được coi là “ phái mạnh” nên nam giới thường giải quyết những mâu
thuẫn bằng bạo lực thể chất hơn.
Về tình trạng bị bạo lực điện tử: Kết quả nghiên cứu cho thấy 2,8% học sinh
thực hiện hành vi này trong vòng 3 tháng trước thời điểm nghiên cứu. Trong đó tỷ
lệ học sinh nam(3,6%) và học sinh nữ (2,1%). Đây là một loại hình bạo lực mới xuất
hiện gần đây cùng với sự phát triển của máy tính, mạng facebook.. , điện thoại và một
loạt các thiết bị truyền tin hiện đại
3.3 Nhu cầu
Lứa tuổi THPT tuổi rất nhạy cảm với một số học sinh cá biệt thích thể hiện cái tơi
của bản thân phần nhiều là do sự thiếu tình u thương của gia đình , bạn bè và
thầy cơ muốn được mọi người quan tâm nên muốn trở thành học sinh cá biệt và có
những hành vi gây ra bạo lực học đường. Chính vì vậy thay bằng những lời quát
mắng chê bai và những hình phạt nghiêm khắc cần những lời nói động viên để
chính học sinh biết đâu là sai và cần phải thay đổi ở đâu.
Đôi khi chỉ là vô ý gây ra bạo lực mỗi chúng ta hãy nhìn bằng cách nhìn u
thương, khơng q kích động làm cho tình hình ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
Ngồi ra những buổi ngoại khóa giao lưu chia sẻ ở trường THPT Vĩnh Chân cịn
rất ít chưa đáp ứng được nhu cầu của hầu hết các em học sinh tại trường, chủ yếu


18


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

các em học trên lớp học thêm đã kín lịch học nên gây ra những căng thằng stress
trong việc học tập thi cử.
Các em cịn e dè khơng dám nói với thầy cô bạn bè hoặc nhân viên công tác xã hội
tại trường. Nhu cầu được tham vấn hỗ trợ tâm lý khi gặp những khó khăn, khủng
hoảng về tâm lý.
4.Phân tích các hoạt động
Ở trường học, cần có NVXH để xây dựng một môi trường thân thiện giúp học sinh
thành cơng trong học tập và hồn thiện nhân cách. Vì vậy, NVXH học đường sẽ
đóng vai trị như cầu nối giữa phụ huynh, nhà trường và cộng đồng; cũng như xây
dựng cùng lúc nhiều hoạt động như tổ chức (và thực hiện) những buổi tập huấn kỹ
năng hoặc tham vấn cho những người có nhu cầu, phát triển những chương trình
ngăn ngừa những hành vi xấu có khuynh hướng phát triển trong trường học, thực
hiện những hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu những vấn đề gây cản trở việc
học tập của học sinh,…
4.1 Ngăn ngừa
Ngăn ngừa học sinh trốn học hoặc bỏ học: Học sinh thì phải đến trường để học.
Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề từ phía gia đình và cá nhân cản trở học sinh đến
lớp. NVXH học đường cần đánh giá nhu cầu của học sinh và gia đình để có thể
giúp họ lập kế hoạch giúp học sinh tham gia hoc tập. Ngăn ngừa học sinh bỏ học
cũng là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Vì vậy, NVXH phải là một phần của
tất cả các nhóm: quản lý nhà trường, giáo viên, phụ huynh, và cả các nhóm học
sinh để có thể phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học và có kế hoạch

giúp học sinh và gia đình để ngăn chặn nguy cơ này.
Ngăn ngừa bắt nạt/ bạo lực học đường: Tình trạng bắt nạt trong trường học cũng
là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực học đường. NVXH có thể ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu nạn bắt nạt bằng cách tăng cường hỗ trợ cho những học sinh
có nguy cơ bị bắt nạt và thực hiện những chương trình tập huấn kỹ năng xã hội
hướng vào giải quyết mâu thuẩn như kiểm soát sự giận dữ, cách giải tỏa ức chế,
cách thương lượng để giải quyết mâu thuẩn không cần đến bạo lực,… NVXH cũng
19


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

cần phối hợp với giáo viên và đoàn thể (Đoàn, Đội,…) giúp những học sinh yếu
lấy lại căn bản để có thể theo kịp bạn đồng học và tự tin hơn.NVXH có thể tìm mời
các chun gia đến trường và giúp cho thấy cô giáo và ban quản lý nhà trường
trang bị kiến thức và kỹ năng nhận diện trẻ bị lạm dụng, những dấu hiệu có thể dẫn
đến bạo hành, dấu hiệu trẻ đang có vấn đề sức khỏe tâm thần,…để có thể can thiệp
kịp thời.
Xây dựng trường học thân thiện:NVXH cần ứng dụng những chương trình
“hành vi tích cực” (positive behavioral interventions ans supports) thúc đẩy việc
xây dựng và duy trì mơi trường học đường thân thiện, tăng cường sự tôn trọng và
tin cậy giữa các giáo viên, giữa học sinh, và giữa học sinh với giáo viên. Mơi
trường học đường thân thiện và an tồn sẽ giúp các em yêu thích trường học và yên
tâm học tập.NVXH giúp học sinh xây dựng giá trị bản thân và phát triển những kỹ
năng như nhận diện và quản lý cảm xúc, biết quan tâm đến người khác, đi đến
những quyết định có trách nhiệm, xây dựng được những mối quan hệ tích cực, và
giải quyết một cách hiệu quả những thách thức của cuộc sống.
4.2 Can thiệp

Hỗ trợ phụ huynh: Gia đình học sinh có nhiều vấn đề sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến việc học tập của các em. Vì vậy, NVXH có thể sắp xếp những buổi gặp gỡ với
phụ huynh – theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo từng trường hợp cụ thể – giúp họ
trang bị kỹ năng làm cha mẹ, hoặc tham vấn cho họ khi cần. Việc giúp cho phụ
huynh hiểu được những hoạt động hỗ trợ học sinh ở trường học và kêu gọi được sự
phối hợp của họ cũng là phần rất quan trọng đối với sự thành cơng của các chương
trình ngăn ngừa hoặc can thiệp nhằm giúp trẻ phát triển.Có những trường hợp,
NVXH cịn phải tìm kiếm và phối hợp với những dịch vụ hỗ trợ trong cộng đồng
để giúp gia đình các em giải quyết khó khăn và đáp ứng được nhu cầu học tập của
các em thí dụ như các chương trình an sinh xã hội, học bổng, các dịch vụ sức khỏe
tâm thần, chương trình nhà ở cho người nghèo, chương trình hỗ trợ thực phẩm,
chương trình giúp cơng nhân nhập cư, …
Tham vấn nhóm :Làm việc nhóm là cách hiệu quả nhất để xây dựng mối quan hệ
tốt với học sinh, giúp các em trang bị kỹ năng xã hội, và hỗ trợ các em đúng lúc.
Khi tham gia nhóm, học sinh có cơ hội thực tập kỹ năng mới và xây dựng được
20


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

cho mình những mối qua hệ lành mạnh. Nhóm có thể cùng làm việc để giúp nhau
giải quyết những vấn đề cá nhân như học yếu môn học, bất hạnh hoặc mất mát, gia
đình bất hịa, ly dị, … Nhóm tập trung vào mối quan tâm hoặc vấn đề chung mà
các thành viên gặp phải và cùng nhau xây dựng mục tiêu và chương trình hành
động phù hợp với điều kiện và hồn cảnh của nhóm và nhà trường. Khi cần thiết,
NVXH có thể trao đổi với giáo viên hoặc phụ huynh để cùng phối hợp giúp các
em.
Tham vấn cá nhân: Hoạt động tham vấn có vai trị rất lớn trong việc phục hồi tâm

lý cho những học sinh là nạn nhân của bạo lực và những học sinh có hành vi bạo
lực học đường. Tham vấn giúp giải tỏa những áp lực tâm lí cho những học sinh có
xu hướng bạo lực; Giúp các em tìm ra những giải pháp đương đầu với những tình
huống có thể xảy ra bạo lực; Giải tỏa những căng thẳng trong học tập, giải quyết
các khó khăn về tâm lý bắt nguồn từ các mối quan hệ bạn bè, thầy cô và ngay cả
các những khó khăn khi các em giao tiếp với các thành viên trong gia đình. Với
mục đích là giúp các em có được sức khỏe tâm lí tốt, để từ đó sản sinh ra “sức đề
kháng” đương đầu với những khó khăn một cách có lý trí, tránh những sai lệch về
cả nhận thức và hành vi. Đối với những học sinh có khuynh hướng bạo lực hoặc đã
có những hành vi bạo lực, nên kịp thời có những điều chỉnh về tâm lí, định hướng
cho các em về hành vi, hình thành cho các em kỹ năng tự kiểm soát tâm lý và hành
vi của bản thân; Tiến hành phân tích cho học sinh biết điều gì là đúng là sai, những
hành vi tự bảo vệ một cách chính đáng khơng nên đánh đồng với hành vi bạo lực
mà nên được khuyến khích. Thơng qua hoạt động tham vấn, nhân viên CTXH giúp
các em có cơ hội được giải bày tâm sự, lắng nghe những suy nghĩ của các em, giúp
cho học sinh đó có cơ hội được giải tỏa, “xả” được những dồn nén trong lịng, có
cảm giác được chấp nhận, tôn trọng, mà những dồn nén ấy đơi khi chính là ngun
nhân dẫn đến những hành vi bạo lực.
NVXH tham vấn riêng cho từng em học sinh khi các em gặp phải khó khăn gây
cản trở việc học tập của các em. Nhu cầu tham vấn của các em có thể là những vấn
đề cá nhân, vấn đề thuộc gia đình hoặc trường học hoặc cả 3. Tùy theo đánh giá
ban đầu mà NVXH xây dựng kế hoạch tham vấn cho các em, cùng với gia đình các
em hoặc giáo viên nếu cần thiết.
4.3. Vai trị giáo dục
21


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC


Với vai trò giáo dục, nhân viên CTXH định hướng cho các em học sinh cách tự
bảo vệ mình một cách tốt nhất khi gặp phải những đả kích về thể xác cũng như tinh
thần, không chỉ giải quyết bằng vũ lực mà còn nhiều cách giải quyết khác.
Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bạo lực trường học của thầy cô
nhân viên công tác xã hội đã góp phần giúp các em có ứng xử phù hợp khi đối diện
với bạo lực, nhất là thái độ im lặng sợ trả đũa. Nếu các em im lặng chịu đựng sẽ
khiến cho những kẻ gây ra hành vi bạo lực thêm “lộng hành”, đeo bám các em. Do
đó, khi đối mặt với tình huống bạo lực các em nên giữ bình tĩnh để giải quyết,
tránh làm cho mâu thuẫn thêm cao trào, trước tiên nên tìm cách tránh đi để bảo
đảm an tồn cho bản thân mình. Sau đó, nên kịp thời báo cáo sự việc với bố mẹ,
gia đình, thầy cơ, nhà trƣờng cũng như cơ quan cơng an để kịp thời có cách giải
quyết.
Ngồi ra, nhân viên CTXH thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận cho các học
sinh theo các chủ đề về bạo lực trong trường học. Mục đích là giúp các em nhận
thức sâu sắc về mức độ nguy hại của hành vi bạo lực trong nhà trường cũng như
các hành vi bạo lực khác ngồi xã hội, từ đó, hình thành ý thức tự bảo vệ bản thân
trước những tình huống có nguy cơ phát sinh bạo lực và tham gia vào công việc
chung của nhà trường và xã hội trong việc phịng ngừa hành vi bạo lực.
Lao động tích cực, có cố gắng trong học tập và hoạt động phong trào của trƣờng
lớp, chính điều này có thể khiến cho những học sinh có kết quả học tập khơng tốt
rất dễ mất đi sự cầu tiến, động cơ phấn đấu và thích thú trong học tập, vì đối với
những học sinh này, mỗi ngày đến trƣờng là một sự vô nghĩa, từ đó, tạo nên những
cảm giác tiêu cực, suy nghĩ lệch lạc. Khi bị dồn nén trong một thời gian dài, các
em sẽ trở nên hụt hẫng, mất niềm tin vào bản thân và lúc đó khơng cịn cách nào
khác để thể hiện bản thân và thu hút sự quan tâm, chú ý của thầy cô, bạn bè bằng
cách gây ra hành vi bạo lực. Chính hành vi bạo lực lúc này của học sinh nhƣ một
thông điệp gửi đến nhà trƣờng và gia đình vì những thiếu sót trong việc giáo dục
giá trị đạo đức, kỹ năng sống.
5. Đánh giá các hoạt động

5.1 Hiệu quả
- NVXH đã biết tận dụng được kiến thức , kỹ năng chuyên môn trong việc tuyên
truyền nâng cao nhận thức về bạo lực học đường tại trường THPT Vĩnh Chân, đa
22


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

số các em đã tham dự các chương trình và những buổi dạy về kỹ năng phòng
chống bạo lực gia đình.
- Học sinh trong trường ngày càng năng động hoạt bát và nghiêm túc thực hiện
những nội quy đã đề ra. Học sinh các lớp nâng cao được năng lực tự giải quyết vấn
đề của mình, giảm áp lực thi cử nhất là với học sinh lớp 12 cuối cấp chuẩn bị thi
vào đại học.
- Nhà trường, thầy cô, phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm tới con em của
mình nhiều hơn từ đó kết quả tháng 11/2018 tốt hơn tháng trước
5.2 Hạn chế
- Thứ nhất: NVXH chưa nhiều chưa sát sao được với tất cả các em học sinh trong
toàn trường
- Thứ hai: Các hoạt động giáo dục về phòng chống BLHĐ chưa thu hút được sự
tham gia đơng đảo của học sinh trong tồn trường, chưa duy trì các hoạt động này
một cách thường xuyên, đều đặn.
- Thứ 3: Các em học sinh cịn e dè khơng dám chia sẻ những suy nghĩ của mình,
hoạt động tham vấn, tư vấn chưa thực sự phổ biến cho tất cả các em học sinh.
5.3 Các yếu tố tác động đến bạo lực học đường
5.3.1 yếu tố gia đình
Gia đình Sự giáo dục của cha mẹ tác động rất lớn đến hành vi của học sinh, cha
mẹ có những hành động biểu hiện bạo lực với con em, cha mẹ dạy con bằng cách

chửi bới, đánh đập, văng lời thô tục, tình trạng nghiện rượu của người cha hay
đánh đập vợ con, mối bất hòa giữa vợ chồng sinh ra sự xung đột cãi vã to tiếng,
văng tục, đánh đập xảy ra hằng ngày, làm ảnh đến tâm lý con cái. Tất cả những thứ
đó làm tăng thêm nguy cơ bạo lực của học sinh
Lý thuyết kiểm soát của Hirschi Theo hiệp hội nhân viên công tác xã hội quốc tế
(IFSW) ông đưa ra quan điểm rằng: “Những trẻ em có những mối quan hệ với cha
mẹ khơng chặt chẽ, thiếu quản lý đến đời sống con cái, làm cho các em tham gia
vào các hoạt động lỗi lầm trong xã hội ở trong và ngoài nhà trường”
Mặt khác, đa phần trong xã hội hiện nay, hầu như cha mẹ trong gia đình đều thiếu
đi sự trang bị kiến thức giáo dục con cái, hầu như đều áp dụng những cách giáo
23


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

dục mang tính “sao y” từ các thế hệ đi trước. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ
đối với hành vi bạo lực của học sinh. Ngược lại, trẻ được sống trong một gia đình
êm ấm, được chu cấp quá đầy đủ về vật chất thì cha mẹ vì kinh tế mà giao phó các
em cho nhà trường và xã hội, các bậc phụ huynh nghĩ rằng thương con là cho con
những gì nó muốn, cịn chuyện tâm tư của con cái chỉ là chuyện trẻ con không
đáng quan tâm. Chính sự thờ ơ, xa cách đó của cha mẹ nên các em khơng có cơ hội
được chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình. Hơn nữa, những thiếu hụt trong
nhận thức, những lệch lạc trong hành vi không được kịp thời uốn nắn dẫn đến các
em có xu hướng vi phạm chuẩn mực xã hội thể hiện thông qua hành vi bạo lực của
mình.
Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên lắng nghe, trò chuyện, tâm sự với con cái để
tìm hiểu những suy nghĩ, tình cảm của con, không cãi nhau/đánh nhau trước mặt
con cái, không sử dụng bạo lực khi con mắc lỗi mà nên phân tích cho con hiểu

những lỗi lầm đó và đưa gia lời khuyên thích hợp cho con. Tạo điều kiện cho con
được vui chơi, thăm hỏi ông bà, giúp đỡ các trường hợp khó khăn, tiếp xúc với
thanh thiếu niên tiêu biểu trong dòng họ để tăng sự gần gũi, quan tâm đến các em
đồng thời giáo dục nhân cách và kỹ năng sống cho các em.
5.3.2 Yếu tố bạn bè xã hội
Bạn bè rủ dê lôi kéo tham gia cùng và thấy hành vi bạo lực là điều rất bình thường
trong trường học, ở trong mơi trường đó q lâu mỗi học sinh thấy việc bắt nạt bạn
bè là thể hiện cái tơi của riêng mình.
Xã hội Tình trạng bạo lực học đường được hình thành từ chính xã hội mà chúng ta
đang sống. Khi mà hàng ngày, hàng giờ luôn đập vào mắt các em là cảnh chém
giết, bạo lực trên tivi, rồi các tác phẩm đồi trụy tràn lan khơng kiểm sốt trên các
phương tiện thơng tin đại chúng, nhất là mạng internet, trò chơi trực tuyến. Đặc
biệt, sống trong một xã hội mà người lớn - chúng ta vẫn thường đối xử với nhau
bằng bao lực , sống với nhau bằng sự lãnh đạm, thờ ơ, đối đãi với nhau bằng quan
hệ “tiền - quyền” thì khơng thể nào giáo dục trẻ em hiểu biết được các cách làm
người tốt. Trong một xã hội như vậy, chắc chắn sẽ tác động đến suy nghĩ và hành
vi bắt chước của các em.
5.3.2 Học sinh
Học sinh Nguyên nhân cuối cùng mà chúng tơi cho rằng quan trọng nhất, đó chính
là xuất phát từ chính bản thân của các em học sinh. Xét về góc độ tâm lý lứa tuổi,
24


VŨ THỊ THÚY D11 CT03

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC

đây là giai đoạn khao khát khẳng định cái “tôi” của các em mạnh mẽ hơn bao giờ
hết. Các em mong muốn được thể hiện những suy nghĩ, quan điểm, sự tự tin và
hành xử theo cách riêng của mình, khơng phụ thuộc vào người lớn, thay vì khẳng

định bản thân mình bằng kết quả học tập hay những hành vi tích cực, các em lại lấy
những “chiến tích” về bắt nạt, “trấn lột” và đánh đập bạn học để “ra oai” với bạn
bè cùng trang lứa. Việc các em tiếp thu các chuẩn mực, giá trị sai lệch đi ngược lại
với nội quy, quy tắc, chuẩn mực của nhà trường và xã hội là những thứ để khẳng
định bản thân mình và cũng để chứng minh rằng mình đang thiếu sự quan tâm nào
đó nhất định và lợi dụng hành vi bạo lực để thu hút sự quan tâm của ngƣời khác
hơn. Ngoài ra, các em hứng thú, say mê vào những trị chơi bạo lực thì có xu
hƣớng bạo lực và có hành vi gây hấn hơn những trẻ khác, hành vi đánh bạn đơi lúc
xuất phát vì những lý do không thể chấp nhận được như: “ngứa mắt”, “xinh hơn”,
“khơng ưa”, “thích thì đánh”…Ngồi ra, sự thờ ơ, vơ cảm của những người chứng
kiến cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng nạn bạo lực học đường.
III, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT VĨNH CHÂN HUYỆN HẠ HÒA- TỈNH PHÚ
THỌ
1.Đối với nhà trường và giáo viên
Ban giám hiệu nhà trường nên tạo điều kiện thành lập và duy trì các sân chơi, các
câu lạc bộ, chương trình ngoại khóa để các em trường THPT Vĩnh Chân học có
cơ hội hiểu biết lẫn nhau, tăng tính đồn kết giữa các em học sinh.
Về phía nhà trường, việc quản lý giáo dục cần hướng trẻ hình thành những phẩm
chất nhân cách cần thiết, đi đôi với dạy chữ và dạy người. Không chỉ riêng môn
giáo dục công dân mà ở tất cả các mơn học khác, trong các giờ ngoại khóa cần gần
gũi, hấp dẫn các em hơn, thay bằng việc truyền đạt lý thuyết khô khan cần giáo dục
đạo đức cho các em cũng như cách ứng xử trong quan hệ giữa người với người,
hướng dẫn các em những kỹ năng sống cơ bản, biết đồng cảm, chia sẻ khó khăn
với mọi người...
Nghiên cứu chỉ ra phần lớn các vụ bạo lực học đường diễn ra ở ngồi trường học,
do đó cần kết hợp . Đoàn thanh niên, bảo vệ trường học với an ninh địa phương để
ngăn chặn, giám sát các hành vi nguy cơ dẫn đến bạo lực đặc biệt là hành vi mang

25



×