Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Ảnh hưởng của kỳ thị với học sinh nhiễm HIV tại trường trung học cơ sở ngô quyền, thành phố hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.59 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lời mở đầu
Nhịp sống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đã giúp
cho con người trở nên năng động và nhạy bén hơn, song cũng làm cho họ luôn
phải đối mặt với stress nhiều hơn. Trong cuộc chiến tranh giữ chiến trường đầy
ác liệt, trước một kẻ thù cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện kẻ thù và lựa
chọn vũ khí, sức lực phù hợp để đánh bại chúng, giành phần thắng về mình.
Nhưng cũng có một cuộc chiến dù kẻ thù không hiện hữu ngay trước mắt, nó
không giết con người bằng súng đạn nhưng nó có thể dễ dàng đánh bại con
người bởi những ma lực không dễ gì ngăn cản được và sức hủy diệt của nó còn
gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với những cuộc chiến khác. Chiến trường ấy
mới thực sự khốc liệt, kẻ thù ấy mới thực sự hiểm nguy… Đó là đại dịch
HIV/AIDS – căn bệnh của thế kỉ, chướng ngoại vật cản trở sự phát triển của loài
người. Hiện nay, số người bị nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng cao và hơn nữa
rằng họ luôn bị cô lập, xa lánh, hắt hủi, những người xung quanh họ luôn đẩy họ
ra khỏi cái quỹ đạo của cuộc sống này.
HIV/AIDS có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là
HIV/AIDS đang gây ra những hậu quả đối với những người nhiễm HIV trong
cộng đồng. Ngày càng có nhiều trẻ em nhiễm HIV chịu nhiều thiệt thòi trong xã
hội, cụ thể như học sinh bị nhiễm HIV trong trường học luôn tự ti vì phải chịu
sự kỳ thị. Để góp phần giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết các vấn đề tâm lý
xã hội trên, đòi hỏi có sự quan tâm, giúp đỡ từ bên ngoài, điều này sẽ góp phần
tạo nên sự chuyển mình về tâm lý, hành vi con người, đảm bảo cho trật tự an
toàn xã hội và vấn đề an sinh ở nước ta hiện nay.
Để làm rõ hơn về này, em xin chọn đề tài: “Ảnh hưởng của kỳ thị với học
sinh nhiễm HIV tại Trường trung học cơ sở Ngô Quyền, Thành phố Hòa Bình ”.


Do kiến thức, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bài viết của em không
tránh khỏi sai sót. Kính mong các thầy, cô chỉ bảo và nhận xét để bài viết của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô.
2


2.Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khi đất nước đã đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xã hội ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực. Và vấn đề vơi người nhiễm HIV
cũng được mọi người quan tâm.
Trong cộng đồng hiện nay, số lượng người nhiễm HIV còn khá cao. Tuy
nhiên nhận thức của người dân về HIV và những người nhiễm HIV vẫn còn hạn
chế. Bên cạnh đó, cũng có những người hiểu sai về HIV và người nhiễm HIV.
Từ đó dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với người nhiễm HIV như họ bị
xa lánh, kỳ thị, cô lập trong cuộc sống.
Trên thực tế hiện nay, nhu cầu của người nhiễm HIV nói chung, nhu cầu
của các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng đang là vấn đề cấp
thiết khi một số bộ phận lớn cộng đồng còn kỳ thị họ. Trẻ em sinh ra và lớn lên
đều có những quyền cơ bản, nhưng do nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV mà các em
học sinh này bị kỳ thị dấn tới sự tự ti và nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Học sinh bị nhiễm HIV đang ngồi trên ghế nhà trường là một trong những
đối tượng khá nhạy cảm. Ở độ tuổi còn nhiều lúc nông nổi khi các nhu cầu của
bản than không được đáp ứng và các em phải chịu tổn thương từ những lời chỉ
trích, những hành động kỳ thị từ mọi người trong trường học sẽ có khả năng dẫn
tới nhiều việc đáng tiếc xảy ra.
Tại Thành phố Hòa Bình, số lượng học sinh nhiễm HIV chưa ở mức độ
cao, nhưng sự kỳ thị còn khá phổ biến vì nhiều nguyên nhần như truyền thông
chưa đạt hiệu quả cao, nhận thức mọi người còn chưa đúng,… Đặc biệt tại
trường trung học cơ sở Ngô quyền nơi có số lượng học sinh nhiễm HIV khá cao

so với toàn thành phố và các em còn phải chịu nhiều sự kỳ thị tại trường học.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận
1.Tổng quan về HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
1.1. Trên thế giới
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về tình hình lây nhiễm HIV trên thế giới
đáng báo động. Có Hơn 38,6 triệu người đang mắc căn bệnh này. Từ lúc phát
hiện ra căn bệnh thế kỷ này có khoảng gần 25 triệu người đã chết. Hiện nay có
gần 40 triệu người dân nhiễm HIV, và chủ yếu trong số đó là phụ nữ.
Đông Âu và Trung Á là khu vực có tốc độ lây nhiễm HIV khủng khiếp
nhất. Nam Phi là quốc gia có số người nhiễm HIV cao nhất. Tỷ lệ số người
nhiễm HII ở các quốc gia Nam Á là 0.9%, thấp hơn so với Nam Phi ( 18.8%)
Theo cơ quan phòng chống AIDS, hầu hết các trường hợp mắc bệnh ở các
nước này chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn.
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS có thông báo đến
cuối năm 2006 thế giới có khoảng 39,5 triệu người nhiễm HIV đang còn sống,
phụ nữ chiếm gần 50% ( 17,7 triệu người ), trẻ em có khoảng 2,3 triệu người. Tỉ
lệ nhiễm HIV vẫn còn tăng ở nhiều nơi trên thế giới như khu vực Nam Á, Đông
Nam Á, Nam Á, … Tại Châu Á các nước Campuchia,Thái Lan, Mianma được
đánh giá là các nước có khả năng lây nhiễm nhất trong khu vực, tiếp đến là
Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc.
1.2. Ở Việt Nam
Dịch bệnh HIV/AIDS đang ngày một gia tăng ở Việt Nam. Trung bình
một ngày sẽ có khoảng 100 người bị lây nhiễm HIV. Năm 2006, số người nhiễm
HIV đang còn sống ở Việt Nam khoảng 280.000 người. Trẻ em bị lây nhiêm
HIV/AIDS cũng tăng cao, và lá con số đáng báo động cần mọi người quam tâm

hơn về đại dịch HIV/AIDS.
Ước tính năm 2005 có khoảng 14.000 người chết vì dịch HIV/AIDS. Năm
2006, tỷ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi 15 đến 49 ở Việt Nam xấp xỉ 0,5% là trung bình
cứ 200 người thì sẽ có một người sống chung với đại dịch HIV.
4


Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lây nhiễm HIV ngày càng gia tăng với
tốc độ khá nhanh là do quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt ở những nam
giới bán dâm có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn so với nữ giới bán dâm.
Năm 2009, Việt Nam có hơn 80% số người nhiễm HIV tập trung ở độ tuổi
từ 20-39 và đang có xu thế trẻ hóa, Tỷ lệ nam giới lây nhiễm HIV cao gấp 4 lần
so với nữ giới. Hiện Việt Nam đang là một trong số các nước nhiễm HIV thông
qua con đường tiêm chích khá cao.
Giai đoạn những năm gần đây, số lượng người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn
cao tuy nhiên đã có dấu hiệu chững lại. Mặc dù số người nhiễm HIV được điều
trị thuốc kháng virut khá cao, vào khoảng 6.200 người, nhưng vẫn còn chưa đáp
ứng đủ nhu cầu của gần 40.000 người nhiễm HIV cần điều trị bằng thuốc. Đáng
chú ý hiện nay là tình trạng quan hệ đồng giới nam đã và đang phát triển mạnh ở
các thành phố lớn. Đây cũng là một mối nguy hại cho lây nhiễm HIV/AIDS.
2. Khái niệm HIV/AIDS và các vấn đề liên quan
2.1. Khái niệm HIV
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là
vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống
lại các tác nhân gây bệnh.
- HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không
còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. HIV nếu
không được điều trị sẽ làm tổn thương đến mức cơ thể không tự bảo vệ được
mình.
2.2. Khái niệm AIDS

- AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường
được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến
tử vong.
- AIDS là một bệnh mãn tính do HIV gây ra. AIDS là giai đoaạn cuối của HIV.
Khi HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, cơ thể không còn khả năng chống
5


lại các virus, vi khuẩn và nấm và từ đó người bệnh chuyển dần sang giai đoạn
AIDS. Bình thường mất 10 năm hoặc hơn để cho quá trình HIV chuyển sang
AIDS. Do đó cơ thể bị một số loại bệnh ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình
thường có thể đề kháng được.
2.3. Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS
Tất cả mọi người trong cộng đồng không phân biệt tuổi, giới tính, nghề
nghiệp,…đều có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu có nhận thức chưa đúng và các
hành vi sai lệch dù chỉ một lần trong cuộc sống.
Theo nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có trong máu, dịch sinh
dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) và trong sữa của người
nhiễm HIV mới có đủ lượng HIV có thể làm lây truyền HIV từ người nọ sang
người kia. Do đó, có 3 con đường chính lây nhiễm HIV/AIDS, cụ thể:
- HIV/AIDS lây qua đường máu: Trong truyền máu, máu của người khác đi
thẳng vào mạch máu của mình với lượng máu lớn. Do đó bất kỳ ai bị truyền máu
của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm. Ngoài ra sử dụng chung bơm kim tiêm
có có dính máu người nhiễm HIV, tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV ở các
trường hợp như dùng chung dạo cạo râu, vết xước bị thương của người nhiễm,...
đều dẫn tới khả năng bị lây nhiễm HIV/AIDS cao.
- HIV/AIDS lây qua đường tình dục: Trong trường hợp thông thường, trong
quan hệ tình dục nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc
âm đạo nữ vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, dẫn

tới người nữ bị lây nhiễm HIV. Điều này cũng xảy ra tương tự nếu người nữ
mang HIV lây nhiễm sang cho người nam. Khi giao hợp bằng miệng thì khả
năng lây nhiễm HIV thấp hơn thông thường. Tuy nhiêm nếu có vết xước có máu
của người nhiễm thì khả năng lây nhiễm HIV nhanh cho người còn lại.
- HIV/AIDS lây từ mẹ sang con: Phụ nữ nhiễm HIV nếu sinh con sẽ có khả năng
khoảng 30% con sinh ra sẽ nhiễm HIV. Trẻ sinh ra có thể bị lây nhiễm HIV
thông qua các con đường chính là khi nhau thai nằm trong bụng mẹ, qua máu và
chất dịch khi mẹ sinh, qua một số nhỏ lây sữa khi mẹ cho bú.
6


2.4. Các giai đoạn HIV/AIDS
Người nhiễm HIV không phải chuyển ngay sang giai đoạn AIDS mà nó
diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và
trong khoảng thời gian này. Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh
hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng. Quá
trình lây nhiễm từ HIV sang AIDS có 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn cấp tính : Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không
có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được. Khi HIV xâm nhập
vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dịch CD4 và dựa vào các tế bào này
để sinh sôi nẩy nở hàng triệu phiên bản trong mỗi ngày và virus sẽ lan tràn trong
cơ thể.
- Giai đoạn không triệu chứng: Ở giai đoạn này thường thời gian thường kéo dài
từ và năm hay dài hơn là hơn 10 năm. Người bệnh không có các triệu chứng lâm
sang, người nhiễm HIV vẫn học tập, sinh hoạt như bình thường. Giai đoạn này
HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, chỉ lây qua 3 đường cơ bản.
Điều trị kéo dài sẽ chuyển dần qua giai đoạn AIDS.
- Giai đoạn AIDS: Điều trị kéo dài HIV người bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn
AIDS. Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy,

sụt cân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám....Khi chăm sóc người bệnh ở
giai đoạn này cần chú ý áp dụng đầy đủ kiến thức bảo vệ tránh lây nhiễm HIV
như sử dụng đầy đủ đồ phòng hộ,…
3. Khái niệm và biểu hiện của kỳ thị
3.1. Khái niệm kỳ thị
- Kỳ thị là thái độ làm mất thể diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu căn cứ
đối với một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó. Kỳ thị có thể dẫn đến những
định kiến, hành vi hoặc hành động làm tổn thương người khác. Với những người
7


nhiễm HIV/AIDS, đó là sự coi thường, xa lánh, từ chối và trừng phạt họ. Kỳ thị
hình thành trên cơ sở xã hội do đó cần có những giải pháp mang tính xã hội để
chống lại nó nhằm thay đổi thái độ và hành vi.
- Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người
khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ
gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
3.2. Biểu hiện cuả kỳ thị
-Tại cơ sở y tế: Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm HIV; Trì hoãn
điều trị, chậm phục vụ người nhiễm HIV hoặc không phẫu thuật cho người
nhiễm HIV; Từ chối điều trị; Đùn đẩy người bệnh nhiễm HIV;…
- Tại gia đình có người nhiễm HIV: Gây quan hệ căng thẳng từ chối lảng tránh
hoặc ly thân cho ăn ở riêng. Không cho hoặc cấm người nhiễm bệnh dùng chung
các vật dụng trong gia đình; Bắt người nhiễm HIV ở nơi khác hoặc đổi ra khỏi
nhà,…
- Tại cộng đồng: Hạn chế người nhiễm HIV đến các nơi công cộng, giải trí, thể
thao, nhà vệ sinh, các dịch vụ công cộng; Tẩy chay không mua hàng của người
nhiễm HIV hoặc của gia đình người nhiễm HIV; Xua đuổi người nhiễm HIV ra
khỏi cộng đồng,…
- Tại nơi làm việc: Lấy máu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng hoặc trong

quá trình lao động nhưng không nói là để xét nghiệm HIV; Cho nghỉ ốm nghỉ
việc khi người lao động bị nhiễm HIV cho dù họ vẫn còn khả năng lao động;
Dùng bồi thường vật chất để thuyết phục người nhiễm HIV xin người việc,…
- Tại trường học: Bắt các học sinh nhiễm HIV ngồi riêng bàn học; Các bạn học
chưa hiểu rõ về HIV dẫn đến việc không dám gần gũi, xa lánh người nhiễm HIV,
làm họ cảm thấy bị cô lập, tự ti hơn về bản thân; Phụ huynh học sinh gây sức ép
không cho các em nhiễm HIV được tiếp tục đi học vì sợ lây nhiễm sang con em
họ; Giáo viên kỳ thị học sinh nhiễm, không tạo cơ hội cho các em học tập; Nhà
trường tạo lý do để các học sinh nhiễm HIV buộc phải thôi học.
8


4. Đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu của học sinh nhiễm HIV trong trường học
4.1. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh nhiễm HIV trong trường học
Ở lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, các em học sinh còn nhiều
điều chưa hiểu hết về cuộc sống và xã hội xung quanh. Trẻ em, học sinh là
những đối tượng khá nhạy cảm trong các mối quan hệ. Nhất là các em học sinh
nhiễm HIV khi các em tự ti về bản thân, có nhiều nỗi lo sợ và dần nhạy cảm với
tất cả hành động, cử chỉ của mọi người. Cụ thể hơn các em có các biểu hiện tâm
sinh lý:
-Lo sợ: Khi mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS thông thường các em học sinh
thường có cảm giác lo sợ. Không chỉ lo sợ về căn bệnh mà còn lo sợ về tinh
thần. các em sợ mọi người thương cảm, nhìn mình với ánh mắt khác. Nỗi sợ
ngày lớn dần dẫn đến việc trầm cảm, ngại giao tiếp với mọi người.
- Sự cô đơn, buồn tủi: Học sinh nhiễm HIV ở trường học có khá nhiều trường
hợp bị sự cô lập từ bạn bè, thầy cô, sự xa lánh và kỳ thị của các bậc phụ huynh,
cán bộ quản lý nhà trường. Các em luôn lo sợ về mọi người xung quanh. Và sự
cô đơn, buồn tủi dần hình thành khi các em phải chịu những miệt thị đó. Những
hành động hay cử chỉ nhỏ như tránh xa khi các em tới lớp, không ngồi cạnh
cùng, bịt khẩu trang khi nói chuyện cùng,… Những điều này làm các em cảm

thấy cơ đơn, bị cô lập và tủi nhục.
- Mặc cảm: Sự tự ti về bản than và căn bệnh mình đang mang trong người dẫn
đến việc các học sinh nhiễm HIV tự tạo vỏ bọc khác biệt các bạn học còn lại.
Các em không tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh và ngay cả những
người thân thiết.
- Bên cạnh đó, học sinh nhiễm HIV còn có nhiều biểu hiện cảm xúc khác nhau
tùy vào từng trường hợp trong môi trường sống khác nhau. Có một số trường
hợp sẽ chán nản, muốn từ bỏ, cũng có những trường hợp chấp nhận và hy vọng
tốt hơn cho bản thân,…

9


4.2. Nhu cầu của học sinh nhiễm HIV trong trường học
Học sinh bị nhiễm HIV có nhu cầu cấp thiết nhất là nhu cầu cần được bảo
vệ, tránh những kỳ thị, phân biệt đối xử với các bạn học cũng như sự kỳ thị của
thầy cô, các bậc phụ huynh,…
Bên cạnh đó, các em có nhu cầu được học tập, bình đăng như các bạn đồng
trang lứa. Các em mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS nhưng cũng cần
được tôn trọng, được hưởng các quyền lợi của bản thân. Các em cũng có nhu
cầu tới lớp, nhu cầu bình đẳng trong học tập, hoạt động ngoại khóa.
Ở một số trường hợp học sinh nhiễm HIV/AIDS sinh hoạt và học tập trong
môi trường chưa tốt thì các em còn có nhu cầu hỗ trợ về tâm lý, tinh thần. Cần
quan tâm, giúp đỡ để các em giảm bớt sự mặc cảm, tự ti, những lối nghĩ tiêu cực
để lâu dài có thể dẫn tới trầm cảm và các hậu quả đáng tiếc xảy ra trong cuộc
sống.
Một nhu cầu mà các em học sinh nhiễm HIV/AIDS khá quan tâm là về các
hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về HIV, Phòng chống lây nhiễm
HIV trong trường học. Từ đó có thể nâng cao hiệu quả học tập, mọi người xung
quanh và bạn bè,thầy cô hiểu rõ hơn về HIV và có những hành động quan tâm

tới các em hơn, giảm bớt kỳ thị.
5. Chính sách, pháp luật về phòng, chống kỳ thị đối với người nhiễm
HIV/AIDS
Một số chính sách, luật pháp về phòng, chống kỳ thị đối với người nhiễm
HIV/AIDS:
- Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS, 2001 "Khủng hoảng toàn cầu-Hành động
toàn cầu". (Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết S26/2 ngày 27/6/2001).
- Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người (1996).
- Tuyên bố về “Những hành động then chốt để tiếp tục thực hiện Chương trình
hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển” (1999).

10


-Tuyên bố chính trị và các sáng kiến và hành động tiếp theo nhằm thực hiện các
cam kết được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội
(2000).
- Chương trình về HIV/AIDS của Liên hợp quốc đồng tổ chức ở Giơnevơ trong
các ngày từ 23 đến 25/9/1996.
6. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội tại Thành phố Hòa Bình.
- Về đặc điểm tự nhiên: Là một tỉnh miền núi ở phía Bắc nước ta, cách Hà Nội
khoảng 76 km về phía Tây. Ranh giới thành phố Hòa Bình, phía Bắc giáp huyện
Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), phía Đông giáp các huyện Kỳ Sơn và Kim Bôi, phía
Nam giáp huyện Cao Phong, phía Tây giáp huyện Đà Bắc. Tổng diện tích tự
nhiên của thành phố là 14.784 ha (chiếm 2,9% diện tích toàn tỉnh), dân số trung
bình là trên 96.667 người (chiếm 10,2% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 608
người/km2. Thành phố Hoà Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện
tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm. Phần chuyển
tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100 - 150 m. Tiếp đến là phần
trung tâm thành phố, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây

dựng và phát triển đô thị.
- Về kinh tế: Cùng với những nét văn hóa đặc sắc, thành phố Hòa Bình còn được
biết đến là một thành phố trẻ, năng động, với những tiềm năng lớn trong phát
triển kinh tế. hiện nay thành phố Hòa Bình đã có những chiến lược lâu dài trong
thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Hiện nay thành phố Hòa Bình đã có 700
doanh nghiệp và 1.800 hộ kinh doanh cá thể, 11 hợp tác xã hoạt động sản xuất,
kinh doanh hiệu quả trên các lĩnh vực.
- Về văn hóa – xã hội: Ở thành phố Hòa Bình phổ biến nhiều phong trào bình
đẳng xã hội. Cá băng rôn tuyên truyền về các dịch bênh, các nét văn hóa, truyền
thống tỉnh nhà được đông đảo mọi người dân quan tâm. Các hình thức tuyên
truyền, thông báo ngày càng đa dạng hơn từ phát tờ rơi, băng rôn, các cuộc thi
hay các hội diễn,…

11


II. Thực trạng kỳ thị với học sinh nhiễm HIV tại Trường trung học cơ sở
Ngô Quyền, Thành phố Hòa Bình.
1. Thực trạng và đời sống của học sinh nhiễm HIV tại Thành phố Hòa Bình
Theo số liệu thống kê, tháng 4/1997, TP Hòa Bình phát hiện người đầu tiên
nhiễm HIV/AIDS tại phường Hữu Nghị. Năm 2005, số người nhiễm HIV/AIDS
lũy tích là 198 trường hợp (tử vong 58 người); năm 2010 lũy tích 383 trường
hợp (tử vong 155 người); năm 2014 lũy tích 369 trường hợp (tử vong 196
người). Nguy cơ lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêm chích chiếm 71,3%; qua
đường tình dục 17,8%; lây truyền từ mẹ sang con 1,3%; không rõ nguyên nhân
9,6%. Nhóm tuổi mắc chủ yếu từ 20 - 49 tuổi chiếm 98%; tỷ lệ nam mắc chiếm
94%, nữ 6%. Trên thực tế, số người nhiễm HIV mới có chiều hướng giảm nhưng
tổng số người đang nhiễm còn ở mức cao. Hiện đã có 14/15 xã, phường của
thành phố có người nhiễm HIV.
Tỉnh Hòa Bình có 1.923 người nghiện ma túy, so với năm 2014 giảm 10

người, nhưng 8/11 huyện, thành phố lại có số người nghiện ma túy tăng, đó là:
TP Hòa Bình tăng 34 người; huyện Lạc Sơn tăng 16 người; Yên Thủy tăng 9
người; Cao Phong tăng 12 người; Lương Sơn tăng 6 người; Kỳ Sơn tăng 8
người; Đà Bắc tăng 4 người.
Ông Lâm Ngọc Tĩnh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh
Hòa Bình cho biết: Đến tháng 8/2015, lũy tích số người nhiễm HIV là 2.149
người, trong đó còn sống 1.314 người. Tất cả 11 huyện, thành phố, 138/210 xã,
phường, thị trấn có người nghiện ma túy và 161/210 xã, phường, thị trấn có
người nhiễm HIV. Trong 8 tháng năm 2015, Hòa Bình phát hiện mới 20 trường
hợp nhiễm HIV, 11 người chuyển AIDS, tử vong 16 người. Địa bàn có người
nghiện ma túy, HIV nhiều nhất là TP Hòa Bình có 706 người nghiện, Mai Châu
560 người, Lương Sơn 276 người, Lạc Sơn 134 người... Tệ nạn ma túy, căn bệnh
HIV/AIDS đã len lỏi về các xóm bản vùng sâu, vùng cao, vùng kinh tế đặc biệt
khó khăn, dân trí thấp. Ma túy, HIV như con thuồng luồng, quấy đảo, làm tan
12


cửa nát nhà, không ít người đã khuynh gia, bại sản, con có cha không mẹ, có mẹ
thì không cha. Thậm chí con cái mất cả cha lẫn mẹ, bố mẹ gieo cả cái chết cho
con.
TP Hòa Bình dẫn đầu toàn tỉnh về số người nghiện ma túy và HIV. Tháng
4/1997, TP Hòa Bình phát hiện ca đầu tiên nhiễm HIV/AIDS, năm 2005 số ca
nhiễm HIV/AIDS đã tăng lên 198 người (tử vong 58 người), năm 2010 lũy tích
ca nhiễm là 383 (tử vong 135 người), năm 2014, số lũy tích là 369 người (tử
vong 196 người). Nguy cơ lây nhiễm qua đường tiêm chích chiếm 71,3%; qua
đường tình dục 17,8%; lây truyền từ mẹ sang con 1,3%; không rõ nguyên nhân
9,6%. Đối tượng nghiện ma túy phần lớn là lứa tuổi thanh thiếu niên và độ tuổi
nhiễm HIV/AIDS từ 20 - 49 tuổi chiếm 98%, trong đó tỷ lệ nam giới chiếm
94%.
2. Thực trạng kỳ thị với học sinh nhiễm HIV tại Trường trung học cơ sở

Ngô Quyền, thành phố Hòa Bình.
Hiện nay, số người nhiễm HIV ở Hòa Bình vẫn còn gia tăng. Trong số đó
đối tượng chủ yếu là đối tượng lứa tuổi vị thành niên nhiễm HIV và hiện các em
đang là những học sinh trường trung học sơ sở và trường trung học phổ thông
hoặc đã bỏ học. Cụ thể có năm trường học đã phát hiện có học sinh bị nhiễm
HIV đặc biệt là Trường trung học cơ sở Ngô Quyền.
Trường trung học cơ sở Ngô Quyền là một trường cấp 2 nằm ở phường
Chăm Mát của Thành phố Hòa Bình. Toàn trường có 4 em học sinh nhiễm HIV
đang theo học tại các lớp khác nhau, trong đó có 3 em bị nhiễm HIV từ mẹ sang
và 1 em do bạn bè xấu rủ rê tiêm chích và dẫn tới bị lây nhiễm HIV qua bơm
kim tiêm có dính máu của người nhiễm. Là vùng chủ yếu làm nghề nông, thông
tin kiến thức về HIV/AIDS của người dân còn nhiều hạn chế, thông tin tuyên
truyền chưa được mọi người dân chú trọng nhiều do phần lớn thời gian mọi
người đều ở đồng ruộng từ đó có những suy nghĩ sai lệch, những hành vi chưa
đúng gây tổn thương tới nhóm học sinh nhiễm HIV đang theo học tại trường.

13


Tại trường còn tồn tại khá nhiều bất cập chưa giải quyết được trong quá
trình phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS tại trường học. Vẫn còn sự kỳ thị đối
với các học sinh nhiễm HIV.
Để giảm sự kỳ thị, ngành giáo dục đã đề ra nhiều biện pháp và nỗ lực
thực hiện, tuy nhiên những cố gắng của riêng ngành là chưa đủ mà cần sự quan
tâm chỉ đạo và hỗ trợ hơn nữa từ cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan và
các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội...
2.1. Sự kỳ thị của bạn bè đối với học sinh nhiễm HIV tại Trường trung học
cơ sở Ngô Quyền
Trường học thường được ví là ngôi nhà thứ 2 của những người đang theo
học tại nơi đây. Là nơi đáp ứng nhu cầu tới trường, nhu cầu quyền lợi của mỗi

học sinh. Đặc biệt đối với những người nhiễm HIV/AIDS lại trở nên quan trọng
và cân thiết hơn.Tại Trường trung học cơ sở Ngô Quyền hiện nay có 4 học sinh
nhiễm HIV/AIDS. Mỗi em có những hoàn cảnh khác nhau.
Các em học sinh đang theo học tại đây vẫn còn là những cô cậu chưa tới
tuổi trăng tròn, còn bốc đồng, chưa hiểu được các hành vi của bản thân, cũng
như chưa thấu hiểu được cho các bạn cùng trang lứa nhưng mang trong mình
căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Do bản thân các bạn học sinh còn chưa đủ trưởng thành, chưa đủ chính
chắn để hiểu hết về HIV cũng như các con đường lây nhiễm HIV từ đó có những
suy nghĩ sai lệch. Phần lớn các em học sinh theo học tại trường đều biết rõ về 4
bạn nhiễm HIV và có những cái nhìn còn thiếu thiện cảm. Một số em còn có
những lời nói chưa đúng hay những lời trêu chọc các bạn nhiễm HIV.
Không chỉ trong giờ ra chơi, ngay cả trong các buổi học, vẫn còn tồn tại
việc xa lánh, không muốn ngồi chung với các bạn nhiễm HIV. Hay ánh nhìn xa
lạ, ngại tiếp xúc với các bạn đó vì sợ ngồi chung hay nói chuyện chung cũng sẽ
nhiễm HIV giống các bạn.
Cụ thể như trường hợp của em T. học tại lớp 6a, em bị nhiễm HIV từ lúc
vừa sinh ra. Là một học sinh khá rụt rè và tự ti về bản thân, qua sự động viên của
14


gia đình, em T. đã cố gắng đến lớp theo học cùng bạn bè mong muốn thay đổi
cuộc sống tươi đẹp hơn. Nhưng các bạn trong lớp em còn thường xuyên trêu
chọc T. và không chơi với T. Trong một lần cô giáo giao bài tập nhóm chia theo
các dãy bàn trong lớp học. T. xung phong hỗ trợ các bạn làm bài, nhưng các bạn
từ chối, không cho T. tham gia hoạt động nhóm cùng vì sợ T. sẽ làm các bạn
nhiễm bệnh theo. Hay lúc ra chơi, T. nhìn các bạn nô đùa cùng nhau rất vui vẻ
muốn được một lần tham gia cùng các bạn, nhưng sự xa lánh, cô lập của các bạn
làm T. ngày càng tự ti hơn về bản thân. T. dần ít giao tiếp với mọi người hơn, có
ngày T. còn sợ đến lớp phải bắt gặp ánh mắt chỉ trích của các bạn và T. dần rơi

vào trầm cảm.
Ta có thể thấy sự kỳ thị của bạn bè đối với những học sinh nhiễm HIV
đang theo học tại trường học là một vấn đề cần được mọi người quan tâm hơn.
Nếu không hỗ trợ nâng cao kiến thức kịp thời cho các bạn học sinh thì sẽ gây
nên nhiều hậu quả không tốt trong cuộc sống của chính các em học sinh bị
nhiễm HIV.
2.2. Sự kỳ thị của thầy, cô giáo đối với học sinh nhiễm HIV tại Trường trung
học cơ sở Ngô Quyền.
Thầy, cô là những người cha, người mẹ đáng quý của mỗi người học
sinh. Tuy nhiên tại Trường trung học cơ sở Ngô Quyền vẫn còn tồn tại sự chưa
quan tâm, hay sự kỳ thị từ thầy, cô giáo đối với những học sinh nhiễm HIV tại
trường.
Đối với thầy, cô giáo là những người được cung cấp khá đầy đủ thông
tin về căn bệnh HIV. Song vẫn còn có một vài lần trong hoạt động học tập tại
trường còn tồn tại sự kỳ thị trong lời nói, hành động của cô giáo.
Đối với em L. học sinh lớp 7c nhiễm HIV do lây từ mẹ sang. Cô H. là
cô giáo chủ nhiệm của L năm nay. Cô H. cũng hiểu hoàn cảnh của L. qua thông
tin của cô chủ nhiệm cũ. Tuy nhiên sự hiểu biết và sự cảm thông khác nhau nên
đã có một vài lần cô H. vẫn còn có hành động kỳ thị đối với L. Có một lần L. và
một bạn cùng lớp cùng không học thuộc bài, cô H. cũng hỏi rõ lý do của từng
15


người và phạt L. và bạn học kia vì lỗi bài cũ. Bạn của L. chỉ bị cô H. cho đứng ở
góc lớp nếu đọc thuộc được sẽ được về chỗ. Còn L. thì phải về chép phạt để nhớ
bài lâu hơn. L. cũng tự nhận thấy những lần cô H. nhìn L. rất lâu, những lúc đấy
L. rất lo sợ khi nhìn vào ánh mắt của cô. Cũng trong buổi học gần đây, khi đến
lượt nhóm L. làm trực nhật nhưng do một bạn ốm nên làm chậm giờ vào lớp. Cô
H. trách phạt cả nhóm rút kinh nghiệm lần sau và phạt thêm L. phải ở lại dọn lớp
trước lúc ra về của buổi học do L. đi đổ rác muộn. Lúc đấy L. rất tủi thân vì các

bạn cùng nhóm làm muộn dẫn tới L. hoàn thành công việc muộn. Từ đo L.
thường không dám nhìn cô H. và thường ngồi góc im lặng mỗi lần đến giờ học
của cô.
Học sinh rất nhạy cảm với hành động của mọi người. Và học sinh nhiễm
HIV càng rất quan tâm tới những cử chỉ, hành vi dù nhỏ nhất của mỗi người đối
với họ. Cho dù cô H. đã hiểu biết có thông tin rõ ràng về việc lây nhiễm HIV
nhưng do bản thân còn định kiến với dịch bệnh HIV từ đó còn xảy ra những tình
huống làm tổn thương L. và dần tách L. ra khỏi sự hoạt động chung của lớp học.
2.3. Sự kỳ thị của phụ huynh học sinh đối với học sinh nhiễm HIV tại
Trường trung học cơ sở Ngô Quyền
Là trường học với số học sinh chủ yếu xuất phát từ các gia đình làm
nông nghiệp, bố mẹ các học sinh chủ yếu làm ruộng và các công việc lao động
tự do khác trong xã hội. Do vậy, hiểu biết của đông đảo các bậc phụ huynh về
đại dịch HIV còn khá nhiều hạn chế do thông tin tuyên truyền chưa đến tận nơi,
hay tuyên truyền còn chưa đầy đủ. Những suy nghĩ sai lệch về đại dịch HIV và
những cách lây nhiễm HIV dẫn đến các hoạt động bảo vệ con cái chưa đúng
cách, qua đó ảnh hưởng tới tâm lý cũng như tinh thần của các học sinh nhiễm
HIV và gia đình của các em.
Có một số phụ huynh ngày đưa con đến nhận lớp khi vừa vào trường
trung học, họ biết con mình cùng học với học sinh nhiễm HIV thì khá là căng
thẳng, họ đưa ra những ý kiến muốn đổi lớp cho con và tạo sức ép cho nhà
trường để con của mìn không phải học cùng những em học sinh nhiễm HIV đó
16


Chỉ vì những định kiến lối cũ, những thông điệp, thông tin tuyên truyền
chưa đầy đủ đến từng người dân về phòng, chống lây nhiễm HIV mà đã dẫn đến
những tình huống gây tổn thương cho M. cũng như mẹ M. Cần phải nâng cao
hơn nữa hiệu quả công tác truyền thông và sự quan tâm từ mọi người tỏng cộng
đồng tới những học sinh nhiễm HV tại trường học.

3.Đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ của CTXH trong giảm kỳ thị đối
với học sinh nhiễm HIV tại trường THCS Ngô Quyền, thành phố Hòa Bình.
- Trong những năm gần đây, nhiều phòng CTXH được mở ra nhiều hơn ở các
bệnh viện trong địa bàn thành phố. Tại một số trường học trong địa bàn cũng đã
có phòng CTXH trong đó có trường THCS Ngô Quyền.
- Phòng CTXH của trường Ngô Quyền hiện có 2 nhân viên CTXH, và đã giúp
đỡ được khá nhiều trường hợp trong trường như:
+ Mở các cuộc tuyên truyền nhỏ về HIV cho các học sinh và cán bộ giáo
viên, nhân viên trong nhà trường.
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chính những em học sinh bị nhiễm
HIV để các em có thể tự tin hơn.
+ Giúp các em nhiễm HIV tiếp cận các hoạt động hỗ trợ, các dịch vụ dành
cho người nhiễm HIV...
- Bên cạnh các hoat động đã làm được, phòng CTXH của trường còn có một
số hạn chế như: đội ngũ nhân viên còn ít chưa đáp ứng được công việc, việc kết
nối các dịch vụ tới học sinh còn ít...
III. Nguyên nhân, ảnh hưởng, giải pháp của kỳ thị đối với học sinh nhiễm
HIV tại Trường trung học cơ sở Ngô Quyền, Thành phố Hòa Bình.
1. Nguyên nhân của kỳ thị đối với học sinh nhiễm HIV tại Trường trung học
cơ sở Ngô Quyền, Thành phố Hòa Bình
Sự kỳ thị học sinh nhiễm HIV tại trường học có thể nảy sinh từ nhiều
nguyên nhân khác nhau. Do các nguyên nhân khách quan như bản chất tự nhiên
của bệnh, định kiến xã hội; hay những nguyên nhân tất yếu như truyền thông

17


chưa đầy đủ chưa truyền tới tận từng người dân, hay sự thiếu hiểu biết về
HIV/AIDS.
1.1. Do bản chất tự nhiên của bệnh

HIV là một đại dịch bệnh nghiêm có thể dẫn đến chết người. Hiện nay
chưa có thuốc điều trị chữa HIV, có có tại một số trung tâm chăm sóc hỗ trợ
người HIV có thuốc ARV và điều trị methadone. Khả năng lây nhiễm HIV trong
cộng đồng cao, tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV không phân biệt lứa
tuổi, giới tính,…Điều này làm mọi người dân trong cộng đồng lo sợ, và đặc biệt
là ở trong các trường học họ thường tránh xa những trường hợp nhiễm HIV. Từ
đó dẫn đến tình trạng học sinh nhiễm HIV bị cô lập, kỳ thị trong cuộc sống và
gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người nhiễm HIV và gia đình
của các em học sinh đó.
1.2. Do sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS của các học sinh, thầy cô giáo và các
bậc phụ huynh
Sự kỳ thị của các học sinh, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh trong
trường học đối với những học sinh nhiễm HIV một phần do kiến thức, hiểu biết
về HIV của mọi người còn hạn chế, còn áp đặt những định kiến xã hội vào căn
bệnh này để hình thành những suy nghĩ, hành vi mang tính tiêu cực. Một số
nhận thức còn chưa đúng về HIV, cụ thể như:
- Những trường hợp bị nhiễm HIV từ mẹ sang con thường do lối sống không
lành mạnh của người mẹ. Từ đó những người con của họ lớn lên sẽ cũng giống
bố mẹ sẽ không là học sinh tốt để mọi người an tâm cho con cái mình học cùng.
Hoặc cụ thể trường hợp em K. bị nhiễm HIV do bạn bè rủ rê, mọi người càng có
nhận thức sai hơn về em và càng có những sự kỳ thị hơn. Do nhận thức của họ
chưa hiểu rõ về HIV nên có những đánh giá chưa đúng.
- HIV là căn bệnh chết người, khả năng lây nhiễm cao nên sự tiếp xúc thông
thường cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV. Các bậc phụ huynh, các em học sinh
luôn tránh xa, cô lập hay không chơi chung với các học sinh nhiễm HIV. Trên

18


thực tế, mọi người đều có khả năng lây nhiễm HIV, nhưng HIV không lây nhiễm

qua giao tiếp bình thường mà chỉ qua 3 cách lây nhiễm chính.
- Nhiều bậc phụ huynh cho rằng nhiễm HIV là hậu quả của tệ nạn xã hội. Việc
nhiễm HIV một phần do lối sống của chính học sinh nhiễm HIV hoặc gia đình
học sinh đó chưa tốt. Sự thương hại, thiếu đồng cảm với học sinh nhiễm HIV
càng làm gia tặng sự kỳ thị với học sinh nhiễm HIV tại trường học hơn.
1.3. Do sự truyền thông chưa đầy đủ về HIV
Hầu hết mọi người đều có nhìn nhận tiêu cực vè đại dịch bệnh
HIV/AIDS. Bên cạnh đó, công tác truyền thông tư tưởng và thông tin kiến thức
về HIV còn chưa đầy đủ và đạt được hiệu quả cao.
Đối với những học sinh trong trường, do lứa tuổi còn chưa tự nhận thức
được sâu sắc vấn đề cũng như kiến thức về HIV, nhà trường còn hạn chế về các
buổi tuyên truyền, buồi nói chuyện về cách phòng, chống lây nhiễm HIV tại
trường học. Các chính sách, pháp luật quy định về chống kỳ thị học sinh nhiễm
HIV tại trường còn chưa được giới thiệu chuyên sâu. Từ đó các em học sinh còn
có những khái niệm mơ hồ, những cách lây nhiễm HIV chưa đúng và làm gia
tăng sự kỳ thị trong trường học.
Trường trung học cơ sở Ngô Quyền là ngồi trường gần ven thành phố,
các bậc phụ huynh chủ yếu làm nghề nông. Thời gian họ tiếp thu các thông tin,
phương thức tuyên truyền về HIV/AIDS còn chưa có, hiệu quả tuyên truyền còn
chưa cao. Chưa hỗ trợ làm giảm kỳ thị và xa lánh đối với những học sinh nhiễm
HIV.
2. Những ảnh hưởng của kỳ thị tại Trường trung học cơ sở Ngô Quyền,
Thành phố Hòa Bình.
Sự kỳ thị không phải vấn đề của riêng ai, kỳ thị có liên quan tới tất cả
chúng ta, mọi người trong cộng đồng. Sự kỳ thị làm tổn thương những học sinh
nhiễm HIV và gia đình họ. Sự kỳ thị có những ảnh hưởng sâu sắc tới cá nhân
học sinh nhiễm HIV, gia đình học sinh và cả cộng đồng nơi những học sinh đó
đang sinh sống.
19



2.1. Ảnh hưởng của kỳ thị tới cá nhân học sinh nhiễm HIV tại Trường trung
học cơ sở Ngô Quyền.
Trong cuộc sống, không có một ai muốn mình khác biệt so với mọi
người, mang trong mình những căn bệnh quái ác có thể cướp đi sự sống của bản
thân bất cứ lúc nào. Và cũng chẳng ai mong bản thân mình bị mọi người nhìn
với ánh mắt kỳ thị, cô lập trong các mối quan hệ. Bản thân mỗi người đều mong
mình khỏe mạnh, năng động, trở thành người có ích cho xã hội.
Sự tổn thương sâu sắc nhất là sự cô lập của mọi người đối với mỗi cá
nhân. Đặc biệt với nhóm học sinh nhiễm HIV khá nhạy cảm với những ánh nhìn
đặc biệt dành cho mình. Sự kỳ thị của mọi người xung quanh, của bạn bè, thầy
cô giáo sẽ làm cho các em học sinh đó thấy lo lắng, sợ hãi. Các em học sinh
nhiễm HIV thường có nguy cơ trầm cảm khá cao. Bởi các em luôn sống tỏng nỗi
sợ hãi, nỗi lo lắng bị khinh rẻ, bị xa lánh, bị xua đuổi khỏi môi trường trong lớp
học cũng như bị cô lập trong những buổi hoạt động ngoại khóa toàn trường. Khi
bị ốm các em thường cố gắng chịu đựng, im lặng không giám nói với bạn bè vì
sợ bị bỏ rơi, sợ mọi người càng tránh xa mình hơn vì nghĩ sẽ lây nhiễm HIV cho
các bạn.
Những em học sinh nhiễm HIV cũng cảm thấy tủi nhục, các em tự trách
số phận bản thân sao khiến em có cuộc sống không giống các bạn cùng trang
lứa. Các em thấy mặc cảm, thấy có tội với mọi người vì bản thân mình cũng ảnh
hưởng tới các bạn khi nỗi lo sợ đến lớp phải trò chuyện với mình sẽ bị nhiễm
HIV. Cũng như các bạn xa lánh những học sinh nhiễm HIV do muốn tự bảo vệ
bản thân, sợ lây nhiễm qua con đường giao tiếp thông thường. Từ những suy
nghĩ như vậy, những em học sinh có HIV thường phải giấu đi tình trạng bệnh
tật, che giấu cảm xúc bản thân, tự ti về căn bệnh mình mắc phải. Sự kỳ thị của
bạn bè, thầy cô và các bậc phụ huynh cũng dần làm cho những em học sinh
nhiễm HIV đó mất đi không gian tới lớp, sở thích riêng tư, không dám đến giao
lưu với bạn bè và tự tách mình ra khỏi mọi hoạt động của nhóm, của trường, của
lớp.

20


Bên cạnh đó, những em học sinh nhiễm HIV chịu sự kỳ thị tại trường học
thường có tâm lý chán nản, từ đó không tìm kiếm các dịch vụ trợ giúp từ nhà
trường, dẫn tới không được hưởng các quyền lợi như chăm sóc sức khỏe tại
trường học mà các em đáng được xã hội quan tâm.
Sự kỳ thị trong trường học dần giết chết những tâm hồn tròng trắng của
những em học sinh nhiễm HIV, các em từ bỏ quyền hy vọng cho tương lai của
bản thân tươi sáng hơn. Sau quãng thời gian chấp nhận sự kỳ thị đó, các em sẽ
dần trầm cảm và có những hành động chưa đúng, gây nhiều hậu qảu nghiêm
trọng.
2.2. Ảnh hưởng của kỳ thị tới gia đình học sinh nhiễm HIV tại Trường
trung học cơ sở Ngô Quyền
Trước hết, sự kỳ thị làm cho gia đình người có HIV có cảm xúc tiêu cực,
họ thấy xấu hổ khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Các em học sinh nhiễm
HIV tại Trường trung học cơ sở Ngô Quyền chủ yếu đều sinh sống cùng người
thân, nhờ sự giúp đỡ của cô,chú,ông, bà vì bố, mẹ của các em đã mất. Chỉ có em
M. hiện sinh sống cùng mẹ cũng bị nhiễm HIV. Sự kỳ thị từ phía trường học
cũng làm cho bản thân gia đình những em bị nhiễm HIV lo lắng, sợ hãi vì phải
sống chung với người có HIV mà theo mọi người nguy cơ lây nhiễm cao. Sự ra
đi của bố mẹ các em cũng làm nỗi lo lắng cũng người thân các em thêm nỗi lo
lắng hơn về việc lây nhiễm HIV. Riêng đối với gia đình em M. luôn sống trong
sợ hãi, lo âu vì bệnh tật, vì xã hội kỳ thị làm mẹ M. không có việc làm ổn định,
không có thu nhập cao. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về thuốc và các dịch vụ y tế còn
chưa đầy đủ, thiếu người chăm sóc, giúp đỡ trong cuộc sống.
Gia đình có học sinh nhiễm HIV cũng thường phải chịu sự kỳ thị, những
đối xử khác biệt khi có những đóng góp trong trường học hay khi nộp đơn nhập
học cho những thành viên khác trong gia đình. Họ chịu sự khác biệt trong các
cách xử lý, các quy trình làm việc với trường học,…

Khi trong gia đình giúp đỡ, nuôi dưỡng các em học sinh nhiễm
HIV/AIDS, các mối quan hệ của gia đình thường theo xu hướng bị đổ vỡ, họ đổ
21


lỗi cho nhau. Và hiện nay vẫn còn tồn tại định kiến nặng nề với những người
nhiễm HIV, đặc biệt là các em còn ở độ tuổi đến trường sẽ luôn bị cô lập.
Gia đình em M. thường bị hạn chế các hoạt động tại cộng đồng. Các dịch
vụ cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu hỗ trợ những người nhiễm HIV nói chung
cũng như mẹ con M. nói riêng.
2.3. Ảnh hưởng của kỳ thị tới cộng đồng nơi sinh sống của các học sinh
nhiễm HIV tại Trường trung học cơ sở Ngô Quyền
Cộng đồng dân cư nơi học sinh có HIV sinh sống cũng có những xáo
trộn, họ bàn tán, lên án cá nhân người có HIV và gia đình người nhiễm. Điều
này cũng một phần ảnh hưởng tới đời sống của toàn cộng đồng nơi đây
Khi mọi người biết các em học sinh nhiễm HIV đang theo học tại các
trường nào. Và từ đó xuất phát những suy nghĩ tiêu cực về ngôi trường đó. Có
những cá nhân hay tập thể bàn tán về trường học này, cũng như đánh giá học
sinh toàn trường trong khi chỉ nhìn vào các bạn nhiễm HIV.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng đánh giá năng lực của ngôi trường
chưa tốt khi có những học sinh theo học còn bị nhiễm HIV. Họ không cho con
mình theo học tại ngôi trường đó vì những định kiến, lo sợ về HIV/AIDS. Đây
cũng là một trong những lý do làm giảm thành tích học tập tại trường.
3. Giải pháp hỗ trợ giảm kỳ thị đối với học sinh nhiễm HIV tại Trường
trung học cơ sở Ngô Quyền, Thành phố Hòa Bình.
Sự kỳ thị đối với học sinh nhiễm HIV đem lại nhiều ảnh hưởng tới cả cá
nhân các em, gia đình và cả cộng đồng nơi em học tập và sinh sống. Do đó cần
có các biện pháp hố trợ giảm kỳ thị đối với học sinh nhiễm HIV tại trường học.
* Về truyền thông giáo dục giảm kỳ thị tại Trường trung học cơ sở Ngô Quyền:
Đầu tiên, cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục phòng chống HIV/AIDS và

chống kỳ thị nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của mỗi học
sinh, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh có con em theo học tại trường theo

22


hướng tích cực trong phòng chống lây nhiễm và chống kỳ thị các học sinh
nhiễm HIV/AIDS.
Truyền thông giáo dục phòng chống HIV/AIDS và kỳ thị đối với học sinh
nhiễm HIV tại trường học thường có các mục tiêu chính, cụ thể:
- Thay đổi nhận thức: Để hỗ trợ thay đổi nhận thức các học sinh trong trường,
thầy cô giáo cùng các bậc phụ huynh cần đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa cung
cấp thông tin, chia sẻ kiến thức giúp cho mọi người hiểu và nhận thức được các
vấn đề liên quan đến HIV/AIDS từ đó góp phần làm giảm kỳ thị trong trường
học.
- Thay đổi thái độ: Trong trường học có các học sinh nhiễm HIV luôn xuất hiện
những cá nhân có những tâm lý, suy nghĩ và thái độ chưa chính xác. Cần phối
hợp vơi các sở, ban, ngành để nỗ lực thực hiện tuyên truyền về thay đổi thái độ
cho mọi người. Thông qua đó mọi người có thái độ quan tâm, có quan điểm
đồng tình với các vấn đề trong truyền thông, góp phần giảm kỳ thị.
- Thay đổi hành vi: Hầu hết kỳ thị trong trường học biểu hiện rõ rệt nhất ở hành
vi của từng thành viên trong trường học. Trường tuyên truyền thay đổi hành vi
của mỗi người là đem lại hiệu quả của giảm kỳ thị rõ rệt nhất trong trường học.
Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông cần thay đổi phù hợp, đổi mới
luân phiên để mọi người dễ tiếp thu cũng như dễ hiểu. Các thông điệp giảm kỳ
thị cần ngắn gọn những sung tích, dễ đi vào lòng người nghe từ đó bổ sung thêm
kiến thức cho mọi người. Các phương pháp truyền thông cần phong phú hơn.
Ngoài phát tờ rơi, truyền thông qua văn bản cần bổ sung thêm những buổi trò
chuyện về HIV và giảm kỳ thị với học sinh nhiễm HIV tại trường học, hay tổ
chức những cuộc thi tìm hiểu về HIV/AIDS.

* Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể thuộc các cấp,
giám sát việc thực thi chính sách hiệu quả
Nhà nước đã ban hành các chính sách, luật pháp về HIV và phòng chống
lây nhiễm cũng như không kỳ thị với những người nhiễm HIV, đặc biệt là nhóm
học sinh còn theo học tại các trường trên cả nước. Tuy nhiên các chính sách còn
chưa được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ dẫn đến những thiếu sót trong việc

23


thực hiện, cũng như việc kỳ thị còn tồn tại khá nhiều tại các trường học và trong
toàn cộng đồng.
Các cấp ban ngành đoàn thể cần nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của
bản thân. Đánh giá đúng năng lực từng cá nhân để thực hiện trách nhiệm của
mình hiệu quả nhất. Qua đó góp phần giảm thiểu kỳ thị đối với người nhiễm
HIV trong cộng đồng nói chung và tại trường học nói riêng.

C. PHẦN KẾT LUẬN

1. Nhận xét
Hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển, các hoạt động về phòng
chống lây nhiễm và kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS đã có xu hướng cải thiện tuy
nhiên vẫn còn tồn tại trong cộng đồng hay cụ thể hơn là tại các trường học. Thái
độ kỳ thị những học sinh nhiễm HIV của cộng đồng tại trường học là kết quả
24


của tình trạng nhận thức sai về cách thức lây truyền HIV qua tiếp xúc thông
thường. Đặc biệt, định kiến sai lệch về HIV trong trường học cũng là một
nguyên nhân lớn dẫn tới các biểu hiện của kỳ thị các học sinh nhiễm HIV.

Thái độ kỳ thị của mọi người trong cộng đồng trường học cũng gây những
ảnh hưởng lớn tới tâm lý của cá nhân các học sinh nhiễm, gia đình của các em
và cả cộng đồng nơi các em đang sinh sống và học tập. Thay vì nhận được
những sự quan tâm từ cộng đồng, những chính sách về y tế, hỗ trợ giúp đỡ trong
học tập thì những học sinh nhiễm HIV còn phải chịu sự kỳ thị sâu sắc từ học tập
đến các hoạt động ngoại khóa. Điều này làm giảm khả năng phát triển, các ước
mơ hy vọng cho ngày mai của các em. Các em dần thu mình lại, tự ti nhiều hơn
về bản thân. Đa số những học sinh chịu ảnh hưởng kỳ thị HIV tại trường có xu
hướng trầm cảm, từ đó gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Gần đây, khi các thông tin truyền thông về giảm kỳ thị đối với người
nhiễm HIV đã có bước tiến triển tuy nhiên còn chậm, chưa đạt hiệu quả như
mong muốn. Cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền nâng cao
nhận thức, đổi mới phương thức thông tin nhằm giảm kỳ thị, đảm bảo xã hội
bình đẳng, an toàn.
2. Đề xuất, khuyến nghị
- Đối với các các học sinh cùng học tại trường, nhà trường cần phối hợp với các
lớp nâng cao kiến thức về HIV/AIDS và đặc biệt ở các lớp có học sinh nhiễm
HIV.
- Trường học cần tổ chức lồng ghép các buổi trò chuyện về phòng chống kỳ thị
HIV ở các buổi hoạt động ngoại khoá. Bên cạnh đó trong các buổi họp phụ
huynh cũng lồng ghép trao đổi thêm kiến thức về lây nhiễm HIV.
- Các cấp sở, ban, ngành cần nâng cao năng lực của mình từ đó góp phần đẩy
mạnh hơn công tác tuyên truyền về HIV và giảm kỳ thị trong trường học, trong
cộng đồng.
- Nhà trường cần kết hợp với chính quyền địa phương, mở rộng thên công tác
tuyên truyền, đa dạng hoá phương thức truyền thông từ trường học tới từng
25



×