Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÁO cáo CHUYÊN đề sử DỤNG có HIỆU QUẢ THIẾT bị dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.61 KB, 3 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ DẠY HỌC
NĂM HỌC: 2016-2017
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sử dụng đồ dùng dạy học ở nhà trường trung học cơ sở là không thể thiếu, nhưng làm
thế nào để sử dụng có hiệu quả,nâng cao chất lượng dạy và học, bởi nguyên tắc dạy
học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”.
Đối với tình hình thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học có
khá đủ cho giáo viên và học sinh làm việc, nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng các thiết bị
đó như thế nào cho hiệu quả và làm thế nào để các em có thể tự tay thực hành thành
công các thí nghiệm, từ đó các em tự tìm ra kiến thức của bài học và áp dụng kiến
thức đó vào cuộc sống, đó chính là vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta đều phải quan
tâm.
Có rất nhiều yếu tố để tạo ra một giờ dạy học thực nghiệm hiệu quả như: Các phương
tiện hỗ trợ (Máy chiếu dùng cho các giờ dạy bằng giáo án điện tử) Nhưng trong phạm
vi bài viết này tôi chỉ muốn đề cập đến các vấn đề như đã nêu ở trên đó chính là sử
dụng tốt các thiết bị dạy học tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức của bài học
một cách tốt nhất.
B. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Thực trạng tình hình:
Mặc dù Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng
trong điều kiện hiện nay cơ sở vật chất mặc dù đã đảm bảo về số lượng nhưng do mới
nhập trường, cơ sở vật chất chưa thật sự đảm bảo về chất lượng, phòng học bộ môn
chưa thật sự ổn định.
Nhìn chung chất lượng các thiết bị trang cấp bước đầu sử dung khá tốt, trong dạy học
đảm bảo tính thành công của thí nghiệm khá cao. Tuy nhiên trong quá trình dạy học
vẫn gặp phải khó khăn vướng mắc, đó là một số thiết bị qua thời gian sử dụng đã có
sự xuống cấp nên ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm rất lớn.
Giáo viên dạy vật lý một số ít sử dụng đồ dùng dạy học, vì đồ dùng cồng kềnh nên
còn ngại không mang lên lớp. Một số giáo viên khi lên lớp thiếu sự chuẩn bị, chưa
khai thác, sử dụng hết các phương tiện dạy học, khi thấy đồ dùng hư hỏng nhẹ cũng
không chịu sửa chữa....


Giáo viên chưa nghiên cứu kỹ chương trình, chuẩn bị tốt các phương tiện, có kế
hoạch mượn đồ dùng cụ thể cho mỗi tiết học, chưa định hình được thí nghiệm nào
giáo viên làm hay học sinh làm và tiến hành làm thí nghiệm như thế nào, chưa thật
bình tĩnh khi xử lý các tình huống xấu xảy ra.
II.Giải pháp thực hiện:
1. Kế hoạch chuẩn bị thiết bị dạy học:
Có sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu về việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo
viên như giao cho tổ thiết bị theo dõi việc mượn thiết bị của giáo viên. Thường xuyên
dự giờ thăm lớp, góp ý cùng tổ chuyên môn về những chuyên đề sử dụng thiết bị dạy
học sao cho có hiệu quả cao nhất.
Đồng chí phụ trách thường xuyên kiểm tra lại các thiết bị sau mỗi giờ dạy từ đó đưa
ra phương án kịp thời mua bổ sung các thiết bị cần thiết. thiết bị từng bước được sắp
xếp một cách hợp lý, khoa học, tiện sử dụng. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với giáo
viên vật lý để lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học và cùng làm trước các thí nghiệm


theo từng bài của chương trình, cùng giáo viên dạy vận chuyển đồ dùng lên lớp khi
cần thiết.
2.Yêu cầu đối với giáo viên:
Sử dụng thiết bị dạy học cho thí nghiệm vật lý có hiệu quả chính là việc làm sống lại
trước mắt học sinh các hiện tượng vật lý cần nghiên cứu một cách sinh động. Từ đó
học sinh có hứng thú say mê nghiên cứu khoa học, thích khám phá tìm tòi để dẫn đến
hình thành khái niệm và giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới sâu sắc hơn, bền vững
hơn.
Là một giáo viên phải nắm vững mục tiêu dạy học, kế hoạch dạy học, nhiệm vụ hiện
nay là đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng triệt để có hiệu quả các phương tiện
dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực sự yêu nghề, hết lòng vì học sinh thân
yêu.
Người thầy luôn đổi mới phương pháp, sử dụng có hiệu quả các thiết bị day học
nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh. Đa dạng hoá

hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học.
Giáo viên phải biết thiết bị dạy học được sử dụng vào lúc cần thiết của bài học, lúc
học sinh muốn được quan sát trong trạng thái tâm lý phù hợp nhất. Thiết bị dạy học
được sử dụng có hiệu quả cao nếu được sử dụng đúng lúc, đúng nội dung và phương
pháp.
Khi tiến hành thí nghiệm tìm vị trí lắp đặt thiết bị dạy học trên lớp hợp lý nhất, để học
sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp có thể quan sát được, vị trí đặt thiết bị dạy học phải
đảm bảo yêu cầu về chiếu sáng.
Thiết bị dạy học dược sử dụng có sự kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học
khác nhau nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp nhận
kiến thức một cách chủ động sáng tạo.
Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học còn phụ thuộc vào sự ham muốn thích thú của
học sinh , tạo ra sự ham muốn đó bằng các việc làm cụ thể như đặt ra tình huống có
vấn đề trong quá tình sử dụng thiết bị dạy học.
3. Tập học sinh sử dụng thiết trong thực hành:
Tập cho học sinh làm quen với các hình thức tổ chức lớp học, từ đơn giản đến phức
tạp. Cần phải thành lập các nhóm học tập và cố gắng điều chỉnh duy trì để các nhóm
này có sự hoạt động ngày càng tốt hơn. Các nhóm học tập phù hợp với cơ số bộ thiết
bị có tại đơn vị. Khi thực thực nghiệm, giáo viên đi từng nhóm hướng dẫn cụ thể từng
thao tác, dùng hệ thống câu hỏi để kiểm tra, động viên, nhắc nhở, hướng dẫn thêm.
Lập nhóm trợ giúp chuẩn bị thiết bị dạy học, mỗi nhóm học tập có nhóm trưởng là
học sinh có năng lực làm nhiệm vụ thành viên của nhóm trợ giúp. Trước một tiết học
giáo viên điều nhóm trợ giúp đến và hướng dẫn qua về cách lắp ráp dụng cụ thì trong
tiết học các em sẽ một phần nào điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm có hiệu quả
hơn.
Tập cho học sinh quen dần với phương pháp nghiên cứu kiến thức bằng con đường
thực nghiệm, đây là một yêu cầu hết sức quan trọng trong hệ thống kỹ năng cần hình
thành cho học sinh trong suốt cấp học.
Yêu cầu của tiết học có thực nghiệm là phải lắp ráp được dụng cụ, đảm bảo an toàn
và trong nhóm ai cũng phải và được tham gia thực hiện có kết quả theo yêu cầu đề ra,

đối với mỗi thí nghiệm giáo viên giao thời gian cụ thể để các em thi đua nhau thực
hiện nhanh việc lắp ráp dụng cụ.


Ngay từ đầu, người thầy giáo phải quản lý sát mọi hoạt động của nhóm, giúp nhóm
trưởng quản lý hoạt động của từng thành viên trong nhóm, khi mọi hoạt động đã trở
thành nề nếp thì việc qiản lý sẽ nhẹ nhàng hơn.
4. Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học cho các nhóm học sinh:
*Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
Chú ý số em trong một nhóm không quá đông để đảm bảo đủ thời gian cho tất cả các
thành viên đều được tiến hành thí nghiệm.
Các nhóm này có cả ba đối tượng học sinh để các em giúp đỡ lẫn nhau trong quá
trình tiến hành thí nghiệm, thảo luận đưa ra nhận xét.
Bước 2: Cho học sinh cả lớp tự đọc hướng dẫn trong sách giáo khoa nhằm giúp các
em nắm bắt được phần nào mục đích của bài học.
*Bước 3: Nêu mục đích của dụng cụ cho học sinh nắm chắc để tiến hành thực nghiệm
theo đúng yêu cầu của bài học.
*Bước 4: Giới thiệu dụng cụ và cách bố trí dụng cụ.
* Bước 5: Tiến hành thực nghiệm:
Cho các nhóm làm thực nghiệm theo kế hoạch đã vạch, các nhóm ghi nhanh những
số liệu, hiện tượng quan sát vào một bảng thống kê (mẫu báo cáo thí nghiệm).
* Bước 6: Xử lí kết quả thực nghiệm , thảo luận đưa ra kết luận:
Sau khi làm thực nghiệm xong từng phần, hướng dẫn học sinh nhận xét để đi đến kết
luận của phần đó hoặc cả bài.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
Sau một thời gian giảng dạy và sử dụng các thiết bị dạy học theo cách đã nêu ở trên,
tôi thấy các tiết học đều đem lại hiệu quả khá khả quan. Đa số thực hiện thực hiện
chính xác các thí nghiệm, các bài thực hành từ đó dễ dàng rút ra kết luận. Do việc
chuẩn bị chu đáo dụng cụ thực nghiệm nên khí thực nghiệm đem lại kết quả chính
xác gây hứng thú học sinh khám phá khoa học bộ môn, yêu thích bộ môn và muốn

chiếm lĩnh các kiến thức đó bằng chính năng lực của mình, để từ đó sử dụng hiệu quả
các kiến thức đó vào thực tế cuộc sống của các em.



×