Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.87 KB, 2 trang )
Gi¶i BÀI TOÁN VỀ PHÉP CHIA CÓ DƯ Ở LỚP 3
Ở lớp 3 học sinh được học về phép chia có dư, cách thực hiện phép
chia có dư, mối quan hệ giữa số dư và số chia. Trong quá trình luyện tập,
thực hiện về phép chia có dư học sinh được làm quen với phép chia có dư.
Việc giải bài toán này không có gì khác biệt so với “giải bài toán về phép
chia hết”. Do đặc điểm của cách diễn đạt về phép chia nên cách trình bài giải
có khác nhau.
Ví dụ 1: Có 31 mét vải, may mỗi bộ quần áo hết 3 mét vải. Hỏi có thể
may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo như thế và còn thừa mấy mét vải ?
Bài giải: Thực hiện phép chia ta có: 31 : 3 = 10 (dư1).
Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo như thế và còn thừa 1
mét vải.
Đáp số : 10 bộ, thừa 1
mét vải.
Trong bài giải có hai điểm khác với việc trình bày bài giải bài toán đơn
là: Kết quả của phép tính không ghi tên đơn vị, câu trả lời đặt sau phép tính.
Ví dụ 2: Một lớp học có 33 học sinh. Phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn
2 chỗ ngồi. Hỏi cần có ít nhất bao nhiêu bàn học như thế ?
Bài giải:
Thực hiện phép chia ta có: 33 : 2 = 16 (dư 1).
Số bàn có 2 học sinh ngồi là 16 bàn, còn 1 học sinh chưa có chỗ ngồi nên cần có
thêm 1 bàn nữa.
Vậy cần số bàn ít nhất là: 16 + 1 = 17 (cái bàn)
Đáp số: 17 cái bàn.
Trong bài giải này ngoài phép tính chia có dư, còn có phép cộng kết quả
phép chia đó với 1 (cần lưu ý học sinh : số 1 này không phải là số dư).
Ví dụ 3: Đoàn khách du lịch có 50 người, muốn thuê xe loại 4 chỗ ngồi.
Hỏi cần thuê ít nhất bao nhiêu xe để chở hết số khách đó ?
Bài giải:
Thực hiện phép chia ta có: 50 : 4 = 12 (dư 2).
Có 12 xe mỗi xe chở 4 người khách, còn 2 người khách chưa có chỗ nên cần có