Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Giải pháp huy động các nguồn lực đóng góp của người dân vào công trình xây dựng nông thôn mới tại huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.85 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯ THANH HƯNG

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC ĐÓNG GÓP
CỦA NGƯỜI DÂN VÀO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN HỒNG NGỰ,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯ THANH HƯNG

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC ĐÓNG GÓP
CỦA NGƯỜI DÂN VÀO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN HỒNG NGỰ,
TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Giải pháp huy động các nguồn lực đóng góp của
người dân vào công trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 11 tháng 10 năm 2019
Tác giả

Dư Thanh Hưng


MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ...............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2

2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................2

2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................................................4
6. Bố cục của luận văn ..............................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG CHƯƠNG
TRÌNH XDNTM....................................................................................................... 6
1.1.

Các khái niệm trong nghiên cứu ......................................................................6

1.1.1. Nông thôn và phát triển nông thôn ...................................................................6
1.1.2. NTM và XDNTM.............................................................................................7
1.2.

Nguồn lực tài chính thực hiện chương trình XDNTM .....................................9


1.2.1. Khái niệm về nguồn lực tài chính ....................................................................9
1.2.2. Phân loại nguồn lực tài chính ...........................................................................9

1.2.3. Nguồn lực tài chính cho thực hiện chương trình XDNTM ............................10
1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy”động nguồn lực thực hiện Chương trình

XDNTM

...................................................................................................................

11
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở mỗi địa phương .................................12
1.3.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát triển kinh tế, thu hút đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn .............................................................................................12
1.3.3. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương .....................................12
1.3.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý địa phương ..........................................13
1.3.5. Nhận thức về chương trình XDNTM .............................................................13
1.3.6. Lợi ích mà người đóng góp cho chương trình XDNTM nhận được ..............14
1.4.

Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài ...............................14

1.5.

Kinh nghiệm thực hiện xây dựng NTM ở một số địa phương .......................16

1.5.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ...................16
1.5.2. Kinh nghiệm xây dựng NTM của xã Hòa An thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp ................................................................................................................17
Tóm tắt Chương 1 .....................................................................................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐÓNG GÓP TỪ

NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NTM TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP .............................................. 19
2.1. Tổng quan về huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp..........................................19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................19
2.1.2. Tình hình văn hóa, xã hội ...............................................................................19
2.2. Thực trạng huy động nguồn lực đóng góp từ người dân trong xây dựng các
công trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2016 - 2018
................................................................................................................................. 20
2.2.1. Nguồn vốn ngân sách của huyện Hồng Ngự giai đoạn 2016 - 2018 .............20


2.2.2. Nguồn vốn XDNTM của huyện Hồng Ngự giai đoạn 2016 - 2018 ...............21
2.2.3. Nguồn vốn đóng góp của cộng đồng dân cư giai đoạn 2016 - 2018 ..............23
2.2.4. Nội dung đóng góp của người dân xây dựng các công trình công cộng của
huyện Hồng Ngự giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................24
2.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình huy động đóng góp của người dân
XDNTM tại huyện Hồng Ngự giai đoạn 2016 - 2018 ..............................................25
2.3. Kết quả khảo sát về huy động nguồn lực đóng góp của người dân huyện
Hồng Ngự trong xây dựng công trình NTM .........................................................26
2.3.1. Mức độ hiểu biết của người dân về chương trình XDNTM...........................26
2.3.2. Mức độ sẵn sàng đóng góp của người dân đối với chương trình XDNTM ...27
2.3.3. Các lĩnh vực người dân sẵn lòng đóng góp để XDNTM ...............................28
2.3.4. Những công trình mà người dân mong muốn được xây dựng, nâng cấp tại địa
phương
..................................................................................................................... 29
2.3.5. Đánh giá của người dân về lợi ích của các công trình XDNTM....................30
2.3.6. Sự tham gia của người dân trong việc lập kế hoạch xây dựng các công trình
NTM ........................................................................................................................ 30
2.3.7. Sự tham gia của người dân trong giám sát xây dựng các công trình .............31
2.4. Đánh giá chung về công tác huy động nguồn lực đóng góp của người dân

trong xây dựng các công trình NTM trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn
2016 - 2018 ...............................................................................................................32
2.4.1. Những thành quả đạt được .............................................................................32
2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế ...................................34
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................36
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGUỒN LỰC ĐÓNG GÓP CỦA
NGƯỜI DÂN VÀO XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NTM TẠI HUYỆN
HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP ...................................................................... 37
3.1. Kế hoạch đầu tư XDNTM tại huyện Hồng Ngự giai đoạn 2019 - 2020 .......37
3.2. Giải pháp nâng cao nguồn lực đóng góp của người dân vào xây dựng các


công trình NTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ......................................37
3.2.1. Tuyên truyền về lợi ích của chương trình NTM đối với người dân ...............37
3.2.2. Tăng cường sự tham gia của người dân .........................................................38
3.2.3. Tăng cường huy động các nguồn vốn lồng ghép với vai trò chủ đạo của vốn
nhà nước .................................................................................................................. 39
3.2.4. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ địa phương ...............................................40
3.2.5. Quy hoạch các dự án công trình xây dựng .....................................................41
3.3. Kiến nghị ...........................................................................................................42
3.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................43
Tóm tắt Chương 3 .....................................................................................................43
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VỀ XDNTM TẠI
HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTCT

Bê tông cốt thép

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NTM

Nông thôn mới

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

XDNTM


Xây dựng nông thôn mới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nguồn vốn ngân sách của huyện Hồng Ngự giai đoạn 2016 - 2018 ........21
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn XDNTM huyện Hồng Ngự giai đoạn 2016 - 2018 ....22
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn góp của cộng đồng dân cư giai đoạn 2016 - 2018 .....23
Bảng 2.4: Nội dung đóng góp của người dân XDNTM tại huyện Hồng Ngự giai
đoạn 2016 - 2018 .......................................................................................................24
Bảng 2.5: Các lĩnh vực mà người dân sẵn lòng đóng góp để thực hiện chương trình
XDNTM tại huyện Hồng Ngự ..................................................................................28
Bảng 2.6: Các công trình mà người dân mong muốn được xây dựng, nâng cấp tại
địa phương .................................................................................................................29


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Diện tích đất người dân huyện Hồng Ngự hiến tặng XDNTM ................25
Hình 2.2: Mức độ hiểu biết của người dân huyện Hồng Ngự về XDNTM ..............27
Hình 2.3: Mức độ sẵn sàng đóng góp XDNMT của người dân huyện Hồng Ngự ...28
Hình. 2.4: Đánh giá của người dân về lợi ích của chương trình XDNTM ...............30
Hình 2.5: Tham gia của người dân trong lập kế hoạch xây dựng công trình NTM ..31
Hình 2.6: Sự tham gia của người dân trong việc giám sát xây dựng ........................32


TÓM TẮT
Tên đề tài: Giải pháp huy động các nguồn lực đóng góp của người dân vào
công trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Lý do chọn đề tài: huyện Hồng Ngự xác định, nguồn vốn trong nhân dân vẫn
còn rất lớn, nếu biết cách huy động, vận động tài trợ thì sẽ thu được nguồn đầu tư
tại chỗ rất lớn, nhanh chóng giúp cho huyện Hồng Ngự đạt được mục tiêu hoàn

thành Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Vấn đề: nguồn ngân sách nhà nước là có hạn, chưa đảm bảo theo kế hoạch đề
ra, việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, nguồn
tín dụng khó tiếp cận nên không thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh.
Kết quả nghiên cứu: giai đoạn 2016 - 2018, huyện Hồng Ngự đã tích cực huy
động nguồn đóng góp từ cộng đồng dân cư với tổng số vốn là 44,8 tỷ đồng. Hình
thức huy động khá đa dạng: trực tiếp góp tiền, ngày công lao động, hiến đất. Tuy
nhiên, hạn chế lớn nhất trong công tác huy động nguồn lực của cộng đồng dân cư là
người dân chưa hiểu, chưa thấy được lợi ích to lớn mà Chương trình xây dựng nông
thôn mới mang lại nên mức độ đồng thuận trong tham gia đóng góp xây dựng nông
thôn mới là không cao.
Kết luận và khuyến nghị: các giải pháp được khuyến nghị gồm: tuyên truyền
về lợi ích của chương trình nông thôn mới đối với người dân; tăng cường sự tham
gia của người dân; tăng cường huy động các nguồn vốn lồng ghép với vai trò chủ
đạo của vốn nhà nước; nâng cao trách nhiệm của cán bộ địa phương; quy hoạch các
dự án công trình xây dựng.
Từ khóa: đóng góp của người dân, Chương trình nông thôn mới, huyện Hồng
Ngự.


ABSTRACT
Thesis title: Solutions to mobilize resources from the people to constructions
of the new rural development program in Hong Ngu district, Dong Thap province.
The reason for choosing the project: Hong Ngu District determines that the
capital sources of the people are still very potential. Finding effective ways to
mobilize and call for funding brings a huge source of local investment, quickly help
Hong district achieve the goal of completing the new rural development program.
Problem: The government budget is limited, not adequate for the plan,

mobilizing resources out of the government budget faces many difficulties, credit
sources are difficult to access, so it cannot meet the demand of capital requirements
for new rural development program.
Research methods: Statistical methods, comparative methods.
Research results: In the period of 2016 - 2018, Hong Ngu District actively
mobilized contributions from the community with a total capital of VND 44.8
billions. The forms of mobilizations are quite diverse: direct money contributions,
working days, and land donations. However, the biggest constraint in mobilizing
resources from the community is that the people do not understand and do not
realize the great benefits that the new rural development program brings, so the
level of agreements in order to participate in contributions for the new rural
development program is not high.
Conclusions and recommendations: The recommended solutions
include: Propagating the benefits of the new rural development program to the
people; Increasing the people's participations; Strengthening mobilizations of
capital resources integrated with the leading role of government capital; Improving
the responsibility of local officials; Planning construction projects.
Keywords: People's contributions, new rural development program, Hong
Ngu district.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam, phát triển nông thôn là một chiến lược quan trọng trong phát
triển kinh tế xã hội. Năm 2010, Chính phủ đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2010 - 2020 nhằm xây dựng,
phát triển nông thôn theo mô hình mới, từ đó thay đổi căn bản diện mạo của khu
vực nông thôn, nâng cao mọi mặt đời sống của người dân nông thôn (Chính phủ,

2010). Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM được triển khai trên phạm vi cả
nước, thu hút được sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và của đông đảo người
dân, đã ảnh hưởng tích cực đến kinh tế, xã hội của vùng nông thôn.
Huyện Hồng Ngự là một huyện biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc
tỉnh Đồng Tháp. Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc
gia về XDNTM, thời gian qua huyện luôn tích cực triển khai chương trình này. Đến
nay, bộ mặt nông thôn của huyện Hồng Ngự đã có nhiều đổi thay rõ rệt và chất
lượng cuộc sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Nhiều công trình
công cộng được xây dựng như công trình thắp sáng đường quê trên 64,5 km kết hợp
xây mới, sửa chữa, nâng cấp, phát quang làm cổng ngõ, cột cờ; trên 145 km đường
nông thôn được kiên cố hóa, thông thoáng; xây mới 5 cây cầu và sửa chữa 7 cây cầu
tạm; vận động người dân hiến trên 229.771 m2 đất; sửa chữa nâng cấp kiên cố 867
căn nhà tạm; nâng cấp đê bao kết hợp giao thông, thủy lợi nội đồng... với số tiền
hàng chục tỷ đồng (UBND huyện Hồng Ngự, 2018).
Nhờ có Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, tình hình phát triển kinh
tế nông thôn của huyện cũng chuyển biến tích cực. Huyện đã xây dựng thành công
và nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hợp tác, làm ăn hiệu quả như mô hình nuôi trăn,
cá lóc, điêu hồng, sản xuất cá tra giống, nuôi lươn; mô hình cánh đồng liên kết sản
xuất và tiêu thụ lúa, sản xuất mè; nghề cơ khí, làng nghề dệt, may công nghiệp... từ
đó giúp hàng ngàn hộ dân thoát nghèo (UBND huyện Hồng Ngự, 2018).
Thời gian qua, huyện Hồng Ngự đã tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách Nhà


2

nước (NSNN) và nguồn vốn huy động trong nhân dân để đầu tư cho các dự án kết
cấu hạ tầng nông thôn nhằm tăng tỷ lệ đô thị hóa, phát triển kết cấu hạ tầng, kiến
trúc cảnh quan khu vực ngoại thị. Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ XDNTM vào năm
2020 (UBND huyện Hồng Ngự, 2018).
Mặc dù, toàn huyện có quyết tâm rất lớn nhưng nguồn NSNN là có hạn, chưa

đảm bảo theo kế hoạch đề ra, việc huy động nguồn lực ngoài NSNN gặp nhiều khó
khăn, nguồn tín dụng khó tiếp cận nên không thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn đầu
tư XDNTM trên địa bàn huyện. Huyện Hồng Ngự xác định, nguồn vốn trong nhân
dân vẫn còn rất lớn, nếu biết cách huy động, vận động tài trợ thì sẽ thu được nguồn
đầu tư tại chỗ rất lớn, nhanh chóng giúp cho huyện Hồng Ngự đạt được mục tiêu
hoàn thành chương trình XDNTM (UBND huyện Hồng Ngự, 2018).
Việc huy động vốn góp trong nhân dân chỉ thật sự có ý nghĩa khi người dân
thật sự tin tưởng vào chính sách phát triển của địa phương và thấy được những lợi
ích to lớn từ việc XDNTM mang lại thì họ mới tham gia đóng góp nguồn vốn ủng
hộ cho địa phương. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để huy động được nguồn lực đóng
góp của người dân trở nên cấp thiết.
Do đó, tác giả chọn đề tài “Giải pháp huy động các nguồn lực đóng góp của
người dân vào công trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp” để làm luận văn thạc sĩ với kỳ vọng thông qua đề tài nghiên cứu này
có thể tìm ra những thành công và những hạn chế cùng nguyên nhân của hạn chế; từ
đó tìm ra các giải pháp thích hợp để gia tăng được nguồn lực đóng góp của người
dân địa phương cho chương trình XDNTM.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực đóng góp của người dân vào các công
trình XDNTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp để tìm ra những hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nguồn lực
đóng góp của người dân vào các công trình XDNTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu thứ nhất: Phân tích thực trạng huy động nguồn lực đóng góp của
người dân trong xây dựng các công trình nông thôn mới (NTM) tại huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Mục tiêu thứ hai: Tìm ra những mặt đã làm được, những hạn chế cùng các
nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động huy động nguồn lực đóng góp của
người dân trong việc xây dựng các công trình NTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng
Tháp.
Mục tiêu thứ ba: Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất
các giải pháp huy động các nguồn lực đóng góp của người dân vào các công trình
xây dựng nông thôn mới tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, các câu hỏi nghiên cứu cần giải
quyết là:
- Thực trạng đóng góp nguồn lực của người dân trong xây dựng các công trình
NTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp như thế nào?
- Việc huy động nguồn lực đóng góp của người dân trong xây dựng các công
trình NTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp có những thành tựu và hạn chế gì?
- Những giải pháp nào thích hợp để nâng cao nguồn lực đóng góp của người
dân trong xây dựng các công trình NTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong
thời gian tới?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động
nguồn lực đóng góp của người dân trong xây dựng các công trình NTM tại huyện
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nguồn lực đóng góp của người dân gồm có tài lực, nhân
lực, vật lực. Đề tài này tập trung nghiên cứu về nguồn lực tài chính, tức là nguồn



4

lực bao gồm tiền, tài sản hoặc nhân lực quy đổi được thành tiền.
Phạm vi không gian: Trong phạm vi huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài nghiên cứu được
giới hạn trong thời gian 3 năm, từ năm 2016 đến năm 2018. Các số liệu sơ cấp từ
khảo sát hộ gia đình được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 4/2019 đến tháng
5/2019; Các giải pháp nhằm nâng cao nguồn lực đóng góp của người dân vào xây
dựng các công trình NTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp được đề xuất đến
năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó, chú trọng
sử dụng các phương pháp:
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các
nghiên cứu kinh tế - xã hội, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp so
sánh để nhằm xác định mức độ thay đổi và sự biến động của các nguồn lực đóng
góp để xây dựng cấc công trình NTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2016 - 2018.
Phương pháp khảo sát sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu mức độ hiểu biết của
người dân về chương trình XDNTM, khả năng đóng góp của người dân vào
XDNTM. Đối tượng khảo sát là chủ hộ hoặc người đại diện cho hộ gia đình trên địa
bàn huyện Hồng Ngự. Do hạn chế về thời gian và khả năng thu thập số liệu ở quy
mô lớn, tác giả chọn 4 xã có vốn đầu tư XDNTM lớn nhất trên địa bàn huyện trong
giai đoạn 2016 - 2018 là xã Thường Phước 1, xã Thường Thới Hậu A, xã Thường
Thới Hậu B, xã Thường Thới Tiền. Tại mỗi xã khảo sát 100 hộ gia đình, tổng số
lượng khảo sát là 400 hộ gia đình.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để rút ra
tồn tại, khó khăn và nguyên nhân làm cơ sở đề xuất những nhóm giải pháp nâng cao

nguồn lực đóng góp của người dân trong đầu tư xây dựng các công trình NTM tại
huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu


5

Nghiên cứu này giúp đánh giá đúng thực trạng, những mặt được, những hạn
chế cùng các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động huy động nguồn lực
đóng góp của người dân trong xây dựng các công trình nông thôn mới (NTM) tại
huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Kết quả của đề tài này là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho chính quyền
huyện Hồng Ngự nói riêng và các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong việc
huy động nguồn lực của người dân trong thực hiện Chương trình XDNTM.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài.
Chương 2: Thực trạng đóng góp nguồn lực của người dân trong xây dựng các
công trình NTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Giải pháp nâng cao nguồn lực đóng góp của người dân vào xây
dựng các công trình NTM tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG
TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN

LỰC TRONG CHƯƠNG TRÌNH XDNTM
1.1. Các khái niệm trong nghiên cứu
1.1.1. Nông thôn và phát triển nông thôn
1.1.1.1. Nông thôn
Có nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn. Có quan điểm cho rằng cần căn
cứ vào trình độ”phát triển của cơ sở hạ tầng, vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng kém
hơn vùng đô thị. Quan điểm khác thì nên dựa vào trình độ tiếp cận thị trường, phát
triển hàng hóa vì cho rằng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp
cận thị trường so với đô thị là thấp hơn.”
“Nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế
chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp (Mai Thanh Cúc và cộng
sự, 2005).”Theo Đặng Kim Sơn (2008), “Nông thôn là nơi ở, nơi cư trú của mọi
tầng lớp nhân dân, trong đó chủ yếu là nông dân. Nông thôn là nơi nền sản xuất chủ
yếu dựa vào nông nghiệp. Hay, nói cách khác, nông thôn là phần lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các cấp tỉnh, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là UBND xã”.
Nguyễn Mậu Thái (2015) định nghĩa “Nông thôn là vùng sinh sống của tập
hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân với sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn. Sự khác biệt về công tác quản lý giữa nông thôn và thành thị trên thực tế, nông
thôn với cấp quản lý xã, thôn, bản; còn thành thị với cấp quản lý phường, thị trấn”.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009) thì nông thôn là phần lãnh thổ
không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là UBND xã.
Như vậy, có thể hiểu nông thôn là địa bàn sinh sống chủ yếu của người nông
dân gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính và được quản lý bởi chính
quyền cấp xã.


7


1.1.1.2. Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là phát triển kinh tế xã hội cho người dân nông thôn
thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân
lực, vật lực và tài lực.”Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các
điều kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng
nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các
vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển (Dufhues và Halle, 2007).”
“Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về
kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và
có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cộng
sự, 2005).
Theo Nguyễn Quế Hương (2013) thì “phát triển nông thôn là một quá trình cải
thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực
của Nhà nước và các tổ chức khác.”
1.1.2. NTM và XDNTM
1.1.2.1. NTM
NTM là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân được nâng cao.
NTM là tổng thể những đặc điểm,”cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông
thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện
nay, là kiểu nông thôn được xây dựng tiên tiến về mọi mặt so với mô hình nông
thôn cũ (Nguyễn Quế Hương, 2013). Xã NTM là xã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí
trên các lĩnh vực là quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất,



8

văn hóa - xã hội - môi trường, hệ thống chính trị được quy định tại các văn bản pháp
lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Huyện NTM là huyện có tỷ lệ số
xã trong huyện đạt chuẩn NTM và có các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy
lợi, điện, y tế, văn hóa, giáo dục, sản xuất, môi trường, an ninh, trật tự xã hội và đạt
chuẩn theo quy định tại các văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành (Chính phủ, 2009).”
Như vậy, có thể hiểu NTM là nông thôn có hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, an
ninh, văn minh; Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; Đời
sống vật chất, tinh thần của người dân ngày được nâng cao; Bản sắc văn hóa dân tộc
được giữ gìn và phát huy.
1.1.2.2. XDNTM
XDNTM”là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường
nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, phát triển hài
hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Quá trình xây dựng với vai
trò chủ thể là người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ
chức khác (Hoàng Vũ Quang, 2014).”
XDNTM”là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và
nông thôn, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng
thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự
tính toán, cân đối mang tính tổng thể (Đặng Kim Sơn, 2008).”
XDNTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng
xây dựng ấp, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn
diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an
ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân
được nâng cao. XDNTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ,
đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển, dân chủ, văn minh.
Chương trình XDNTM là một chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện

ở các vùng nông thôn nhằm xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng văn minh,
hiện đại.


9

“Chương trình XDNTM bao gồm các nội dung chính sau đây: (1) Xây dựng và
hoàn thiện quy hoạch phát triển KTXH tại các địa phương XDNTM; (2) Phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế, xã hội, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội; (3) Phát triển
giáo dục đào tạo, y tế, xây dựng đời sống văn hóa văn minh, lành mạnh và hiện đại
cho các vùng nông thôn; (4) Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính
quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn, giữ vững an ninh, trật tự
xã hội nông thôn,...; (5) Trong XDNTM, người dân tham gia từ khâu quy hoạch,
đồng thời góp tiền, góp sức, tự chỉnh trang nhà cửa, công trình vệ sinh gia đinh,
giám sát quá trình thực hiện chương trình,... đồng thời, cũng là người hưởng lợi từ
thành quả của Chương trình và người dân là chủ thể XDNTM.”

1.2. Nguồn lực tài chính thực hiện chương trình XDNTM
1.2.1. Khái niệm về nguồn lực tài chính
Các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương gồm nguồn nhân
lực, vật lực và tài lực. Mỗi nguồn lực đều có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong
việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong các nguồn nêu trên, nguồn lực
tài chính là nguồn lực quan trọng và có tính quyết định cho việc thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
“Nguồn lực tài chính được hiểu là các nguồn tiền tệ (hoặc tài sản có thể nhanh
chóng chuyển thành tiền) trong nền kinh tế có thể huy động để hình thành nên các
quỹ tiền tệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội (Trần Thị Tố Linh, 2013).”
“Nguồn lực tài chính là tổng thể các loại như: nguồn lực từ NSNN, nguồn lực từ
các doanh nghiệp, nguồn lực từ các tổ chức tín dụng và nguồn lực từ người dân có

thể huy động cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hay địa phương.”
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, nguồn lực tài chính được đề cập đến
ở đây bao gồm tiền, các nguồn vật lực và các tài sản khác được quy đổi thành tiền
để thực hiện chương trình XDNTM.
1.2.2. Phân loại nguồn lực tài chính
“Nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội rất đa dạng, có thể đến từ


10

nhiều chủ thể, nhiều nguồn với qui mô và phạm vi khác nhau như từ các cá nhân,
các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam,…Tùy mục đích phân tích
mà có thể phân loại các nguồn lực tài chính thành các loại khác nhau.”
Có thể chia nguồn lực tài chính thành nguồn lực tài chính trong nước và nguồn
lực tài chính nước ngoài. Nguồn lực tài chính từ trong nước bao gồm nguồn hỗ trợ
từ ngân sách Trung ương, nguồn đối ứng trong nước, nguồn vốn lồng ghép trong
các chương trình phát triển kinh tế (như các chương trình xóa đói giảm nghèo, thủy
lợi nông nghiệp, nước sạch nông thôn, phát triển kinh tế vùng…), nguồn ngân sách
địa phương và nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế, nhân dân địa phương và cả
nước. Nguồn lực tài chính từ nước ngoài gồm:”đầu tư của các nhà tài trợ như Ngân
hàng thế giới, các nhà tài trợ song phương, các tổ chức cơ quan của Liên Hiệp Quốc
để thực hiện các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, các chương trình
giảm đói nghèo…”
Trên góc độ vĩ mô, nguồn lực tài chính có thể được chia theo chủ thể tham gia
bao gồm: vốn nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn của dân cư.
“Nguồn vốn nhà nước: theo phân loại của thống kê nói chung, nguồn vốn này
bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN), các khoản vay, vốn của doanh
nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác.
Nguồn vốn của doanh nghiệp: bao gồm phần tích lũy, phần vốn vay của các

doanh nghiệp dân doanh và các tổ hợp tác ở trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp nước ngoài thường ít tập trung vốn vào phát triển nông thôn.
Nguồn vốn của dân cư: chủ yếu là hình thành từ phần tiết kiệm và tích lũy của
dân cư. Đặc điểm của nguồn vốn này ở khu vực nông thôn là có tính nhỏ lẻ, tỷ lệ
huy động thấp (Nguyễn Hoàng Hà, 2014).”
1.2.3. Nguồn lực tài chính cho thực hiện chương trình XDNTM
Nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM được quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ bao gồm: (i) Ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 40%); (ii) Vốn


11

tín dụng (khoảng 30%); (iii) Vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác
(khoảng 20%); (iv) Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%).
Nguồn lực tài chính cho XDNTM hình thành từ các nguồn chính sau đây:
Nguồn từ ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm: Vốn ngân sách nhà
nước bố trí trực tiếp cho Chương trình XDNTM; Vốn lồng ghép từ các chương trình
mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn;
Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (nếu có). Nguồn vốn từ NSNN để thực hiện
chương trình XD NTM thường được sử dụng như là nguồn vốn mồi để thu hút
nguồn từ các nhà đầu tư khác.
Nguồn từ tín dụng, bao gồm: Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và
vốn tín dụng thương mại được sử dụng cho các hoạt động trong Chương trình
XDNTM. Mục đích là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định vì vậy nguồn này
thường có nhiều ưu đãi cho người vay.
Nguồn từ doanh nghiệp: gồm các khoản hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, bằng hiện
vật cho các địa phương để thực hiện các hoạt động XDNTM
Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân địa phương: Người dân đóng góp
cho chương trình với tư cách là chủ thể của chương trình, vừa là người tổ chức thực

hiện vừa là người thụ hưởng kết quả của Chương trình. Họ có thể tự đầu tư bằng
cách nâng cấp nhà cửa,… hoặc tự nguyện đóng góp bằng nhiều hình thức cho
Chương trình XDNTM như: tiền, góp công, hiến đất,…”
Huy động nguồn lực thực hiện chương trình XDNTM phải tuân thủ các
nguyên tắc sau: Huy động tối đa nguồn lực tại địa phương (tại chỗ); Sử dụng nguồn
vốn ngân sách trung ương từ các chương trình, dự án hiện có thông qua cơ chế lồng
ghép trên địa bàn; Dựa vào nội lực là chính, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần; UBND
tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn của cộng đồng, người
dân, tổ chức, doanh nghiệp (Chính phủ, 2010).

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy”động nguồn lực thực hiện Chương
trình XDNTM


12

1.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở mỗi địa phương
Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của mỗi địa phương, đến việc thu hút vốn đầu tư và phát triển KTXH. Những
địa bàn có vị trí thuận lợi, gần các khu đô thị, khu công nghiệp, khu vực có nhiều
nguồn tài nguyên,... dễ thu hút vốn đầu tư hơn các khu vực khác.
Ngoài ra, các điều kiện về kinh tế xã hội như: cơ sở hạ tầng, thu nhập của
người dân, trình độ của lao động địa phương càng thuận lợi, phát triển cao thì càng
thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội.
1.3.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát triển kinh tế, thu hút đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn
Các chính sách kinh tế bao gồm cả các chính sách của Trung ương và của địa
phương. Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động lớn nhất đến kết quả huy
động vốn đầu tư. Các chính sách này nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
đầu tư ở các địa phương. Nguồn vốn đầu tư này vừa tạo nguồn thu cho các nhà đầu

tư, tạo nguồn thu cho nhà nước thông qua thuế. Hơn nữa, là vấn đề tạo việc làm cho
lao động địa phương, hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế ở các địa phương thông
qua việc đầu tư hạ tầng cơ sở,…
Cơ chế chính sách của nhà nước: Đây là nhân tố“thuộc về môi trường pháp lý,
có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động các nguồn lực cho XDNTM thông qua tất
cả các kênh huy động, trong đó đặc biệt quan trọng là kênh đầu tư của các doanh
nghiệp và của cá nhân vào phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn.
Hệ thống chính sách hợp lý sẽ có tác động thu hút mạnh mẽ sự đầu tư và đóng
góp các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính từ các”nhà đầu tư cho quá trình
thực hiện chương trình XDNTM.
1.3.3. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương ảnh hưởng trực tiếp
đến kêt quả huy động các nguồn lực thực hiện chương trình. Ở những địa phương
có điều kiện phát triển mọi mặt nó làm giảm số lượng vốn cần hoàn thành các tiêu
chí của chương trình vì các tiêu chí đánh giá gần như đã đạt. Những xã nghèo, kết


13

cấu hạ tầng nông thôn yếu kém thì chính quyền địa phương có nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội càng lớn, đòi hỏi sự đóng góp của người dân nông thôn nhiều hơn.
Các chiến lược phát triển được định hướng dài hạn, ổn định là điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư.
Ngoài ra, cũng cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, có các
chính sách khuyến khích đầu tư,...mới nâng cao được huy động vốn để phát triển
kinh tế xã hội.
1.3.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý địa phương
Lãnh đạo chương trình ở các cấp tại địa phương giữ vai trò quan trọng trong
định hướng mục tiêu, kế hoạch hành động và xây dựng lòng tin của cộng đồng về
sự thành công của chương trình cũng như đảm bảo sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính

để thực hiện. Đối với người lãnh đạo có trách nhiệm, hiểu biết, có trình độ, tạo được
lòng tin với nhân dân thì sẽ vận động được người dân tham gia nhiệt tình trong quá
trình thực hiện chương trình.
Hơn nữa, cán bộ địa phương là những người gần dân nhất, hiểu được tâm tư
nguyện vọng của người dân sẽ đưa ra được những hướng đầu tư đúng đắn và hợp
lòng dân. Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo sâu về chuyên môn, phải nghiên cứu,
đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Nếu năng
lực chuyên môn thấp, công tác quản lý kém thì sẽ dẫn đến đầu tư không hiệu quả.”
1.3.5. Nhận thức về chương trình XDNTM
Đây là nhân tố”ảnh hưởng lớn đến kết quả huy động nguồn lực tài chính cho
chương trình XD NTM ở các địa phương. Việc nhận thức đúng và đủ về nội dung
của chương trình sẽ làm cho quá trình xây dựng được thực hiện bài bản, chủ động
trong quá trình thực hiện các nội dung đặc biệt là công tác huy động và sử dụng
nguồn lực phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Công tác tuyên truyền về XDNTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong
việc tổ chức thực hiện chương trình, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ Trung
ương đến cơ sở. Chất lượng của công tác tuyên truyền quyết định đến nhận thức của
người dân về chương trình và mức độ sẵn lòng tham gia đóng góp. Khi người dân


×