Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp một qua các môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.89 MB, 18 trang )

SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

I. Lý do chọn đề tài
1. Đặt vấn đề
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm rất quan trọng, ảnh hưởng tới
quá trình hình thành nhân cách của các em. Giáo dục kỹ năng sống phải được bắt
đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi lớp Một. Việc làm quen với các môn
học để hình thành và xây dựng cho các em kỹ năng sống như: Giao tiếp, tham gia
các hoạt động, làm việc theo nhóm,… sẽ giúp các em tự tin, chủ động biết cách xử
lí mọi tình huống trong cuộc sống hàng ngày và quan trọng hơn là khơi gợi những
khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em. Việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh sẽ hình thành các em những hành vi, thói quen, kỹ năng xử
lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống.
a. Cơ sở lí luận
Ở bậc Tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ
đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ
đó giúp học sinh hình thành kỹ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái
đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các
em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức.Việc rèn kỹ năng
sống ở bậc Tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác giáo dục
cần quan tâm. Do vậy việc hình thành cho các em những chuẩn mực hành vi là rất
quan trọng, những hành vi thói quen đạo đức, mối quan hệ giữa con người với con
người. Gần gũi với các em nhất là mối quan hệ gia đình, nhà trường, cộng đồng và
xã hội. Tâm hồn các em khi đến trường rất trong sáng ngây thơ, chưa có khả năng
nhận biết phân tích, chưa hiểu sâu, hiểu rõ mọi tình huống vấn đề. Nếu người thầy
không uốn nắn tốt thì như cây thiếu ánh sáng sẽ phát triển cong vẹo.

Nguyễn Thị Lan Chi


trang 1


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một là việc làm rất cần thiết và
bổ ích. Hướng cho các em có đạo đức tốt, hành vi và việc làm có ý thức ngay buổi
đầu đi học. Xác định tầm quan trọng đó tôi đã quyết định nghiên cứu thực hiện qua
sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn
học”. Nhằm mong muốn đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho
các em những kỹ năng cần thiết làm hành trang tiến bước vào đời.
b. Cở sở thực tiễn
Học sinh lớp Một các em vừa rời trường Mẫu giáo làm quen với môi trường
Tiểu học, mọi sinh hoạt đều xa lạ chưa vào một nề nếp, kỉ cương nhất định, các em
khá rụt rè, e ngại. Cũng có em hiếu động, hay nghịch phá bạn, chưa quen với cách
học cũng như chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ
ràng, trả lời trống không, nói không tròn câu và không nói lời cảm ơn, xin lỗi với
thầy cô, bạn bè. Các em chưa đi vào nề nếp: xếp hàng không ngay ngắn, còn chen
lấn khi ra về, ăn quà bánh bỏ rác không đúng quy định, chưa quen với việc trực
nhật lớp, chưa biết tự phục vụ cho bản thân … Bên cạnh những khó khăn trên cũng
có thuận lợi nhất định đó là: tôi nhận được đa số học sinh khá ngoan và biết vâng
lời, các em gần gũi với cô giáo. Có được sự ủng hộ của phụ huynh trong việc cùng
nhà trường giáo dục các em. Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường luôn theo sát,
quan tâm, hỗ trợ cho tôi trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế
trong từng môn học, các hoạt động tôi hướng cho các em tự tin, biết chia sẻ, cùng
hoài bão. Giúp các em có một niềm tin trong cuộc sống, phát triển một cách toàn
diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với xã hội hiện đại đang
phát triển.


2. Mục đích đề tài
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 2


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

Từ thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “Rèn kỹ năng sống cho học sinh
lớp Một qua các môn học”. Là muốn rèn cho học sinh lớp mình từng bước hình
thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh
theo các chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù
hợp trong các mối quan hệ, tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc
nhở bạn bè cùng thực hiện, hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn
trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt. Không đồng tình với cái ác, cái
sai, cái xấu.
3. Lịch sử để tài
Đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một bản thân đã nghiên cứu và
thực hiện có hiệu quả ở năm học trước thông qua môn Đạo đức. Năm học 2017 –
2018 tiếp tục áp dụng và đi sâu vào “Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua
các môn học”.
4. Phạm vi đề tài
Đề tài được áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 1/1 đơn vị trường Tiểu học
Nguyễn Văn Đậu, huyện Tân Trụ.

II. Nội dung công việc đã làm
Nguyễn Thị Lan Chi


trang 3


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

1. Thực trạng đề tài
Năm học 2017 – 2018 được sự phân công của Ban giám hiệu tôi nhận dạy lớp
1/1, lớp có 32 học sinh , có 13 học sinh nam, 19 học sinh nữ trong đó có 11 em là
gia đình có 1 con, 21 em là gia đình có 2 con các em luôn được gia đình yêu
thương, chiều chuộng ngay từ nhỏ. Khi tôi nhận lớp sau một tháng học tập vẫn còn
3 em mẹ đưa đến lớp là khóc, có 1 học sinh gọi lên bảng không dám lên, không
dám giơ tay phát biểu ý kiến cô gọi đến là hay khóc. Nhiều em còn chưa biết nói
lời thưa,vâng dạ, chưa biết nhận bằng hai tay, chưa biết cảm ơn, xin lỗi, chưa nói
được cụ thể họ tên mình, họ tên bố mẹ, chưa phân biệt được anh em trong nhà với
anh em họ. Có một số em chưa biết yêu quý, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Bởi
thế là do:
- Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi.
- Cha mẹ, người lớn quá cưng chiều con cháu.
- Các em chưa quen nề nếp nhất định.
- Các em chưa có ý thức tự phục vụ được bản thân.
- Việc tập trung chú ý của các em thiếu bền vững, dễ bị phân tán.
- Giáo viên chưa nhận xét, sửa sai kịp thời hành vi của từng học sinh.
Sau khi một tháng dạy học sinh, tôi phân loại các nhóm đối tượng như sau:
- Biết nói năng lễ phép: 9 /28 em.
- Mạnh dạn trong giao tiếp nhưng nói trống không: 16 /32 em.
- Ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút nhát: 6 /32 em.
- Học sinh cá biệt (bệnh tự kỷ): 1 /32 em

Từ những thực trạng trên tôi nhận thấy rằng học sinh lớp Một các em là tuổi
hoa thích được làm việc, thích làm ra sản phẩm, thích được khen, từ đó tôi lựa chọn
cho mình nội dung, phương pháp dạy học phù hợp từ những việc làm đơn giản,cụ
thể trong cuộc sống. Giúp cho các em có những hành vi đạo đức chuẩn mực, kỹ
năng sống tốt trong ứng xử giao tiếp hàng ngày.

2. Nội dung cần giải quyết
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 4


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một không phải là công việc “một
sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài, kiên nhẫn và
bằng cả tâm huyết của người thầy ở mọi lúc, mọi nơi, đối với từng học sinh. Kỹ
năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu của từng học sinh
thông qua các môn học. Rèn kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo
viên, nhà trường mà của cả cộng đồng xã hội. Có như vậy mới mong đào tạo ra
được thế hệ trẻ tương lai có kỹ năng sống tốt. Từ đó tôi đưa ra nội dung giải quyết
như sau:
a. Gần gũi, tạo mối thân thiện với học sinh.
b. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học.
c. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui
chơi.
d. Động viên khen thưởng.


3. Biện pháp giải quyết
a. Gần gũi, tạo mối thân thiện với học sinh
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 5


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

Đầu tiên, sau khi tôi nhận lớp với “2 tuần 0”, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa
học sinh với giáo viên chủ nhiệm, tôi cho học sinh tự giới thiệu về bản thân, động
viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ mong muốn
của các em. Đây là hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn
tạo một môi trường học tập thân thiện " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ
hai của các em, các thầy cô giáo là cha, mẹ; bạn bè là anh, chị em trong gia đình".
Trong tuần 0, tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó
phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ
động hay thể hiện... Các em lớp Một còn rất thơ ngây thích làm theo cô, thích kể
chuyện lặt vặt cho cô nghe… Thế nên tôi thường đến lớp sớm, vào giờ ra chơi để
trò chuyện với các em, hỏi thăm về gia đình, tâm tư tình cảm, sở thích của từng
em.Tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, thân thiện, gần gũi giữa cô - trò, giữa trò –
trò. Tôi cùng các em trồng, chăm sóc cây xanh, dây leo trong lớp, trang trí lớp học
thân thiện từ những bức tranh do các em vẽ. Và tiếp tục qua những tuần học sau,
tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị
trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.

Chăm sóc cây xanh trong lớp


b. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả tôi vận dụng vào các môn
học, tiết học, nhất là các tiết như: Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; An toàn giao thông;
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 6


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

Hoạt động ngoài giờ lên lớp … Khi dạy Đạo đức bài: "Cảm ơn, xin lỗi " tôi tổ chức
cho các em đàm thoại:
- Em nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nào?
- Bạn đã cảm ơn em về điều gì?
- Em cảm thấy như thế nào khi được bạn cảm ơn, xin lỗi?
Qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình. Việc rèn kỹ năng sống
thường xuyên còn được tôi vận dụng khá nhiều thông qua xử lí tình huống hay các
trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em.
Trong các giờ học, học sinh chưa có cử chỉ thể hiện đúng như: còn đưa sách,
vở cho cô đưa bằng một tay, không biết nói lời ''thưa''; ''cảm ơn''. Tôi sửa lại hành
vi đúng cho các em thể hiện lễ phép với thầy cô giáo và người lớn: Em đưa lại
bằng hai tay và nói lời thưa cô. Tôi tập cho các em làm quen với kỹ năng thông qua
nhóm đôi. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ
lúc nào, giờ học nào.
* Bài 3: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
VD: Học xong bài các em biết:
- Xếp gọn đồ dùng học tập vào đúng quy định.

- Không làm giây bẩn: vẽ, viết bậy lên sách, vở, tường, bàn, ghế, quăn góc,
giữ sạch lớp, nơi ngồi học.
- Tự biết: dán lại sách vở, đồ dùng khi bị hỏng; bao bìa, dán nhãn.
Không những ở lớp, ở nhà tôi nhắc nhở các em thói quen xếp đồ dùng học tập,
đồ chơi ở nhà gọn gàng, ngăn nắp. Từ tình huống cụ thể qua bài Giữ gìn sách vở,
đồ dùng học tập các em biết bao bìa, dán nhãn khi sách vở bị hỏng.
* Bài 8: Trật tự trong trường học.
Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp. Các em có thói quen khi
xếp hàng hay chen lấn, thích đi trước. Ngay từ đầu năm học tôi quy định cụ thể:
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 7


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

xếp hàng ra vào lớp đi theo từng tổ (tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ 4) hai bạn đứng nắm tay lại
với nhau, đi theo theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy nhau. Trong giờ học tôi luôn
chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo nhóm 2, nhóm 4, … tạo sự tự tin,
mạnh dạn trong giao tiếp.
Hàng ngày tôi luôn theo sát khi học sinh xếp hàng ra vào lớp, chải răng, thể
dục, nhắc nhở kịp thời với những em gây mất trật tự. Về sau các em đi vào nề nếp
ổn định, đến cuối năm những tiết sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóa các em
có thói quen giữ trật tự tốt.

Các em xếp hàng vào lớp
* Bài 9: Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo.
Các em thấy được thầy cô không quản khó nhọc, chăm sóc, dạy dỗ em. Các

em cần lễ phép, vâng lời thầy cô.
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm đóng vai theo tình huống:
VD: Bài tập1:
- Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
- Cần làm gì khi đưa, nhận sách, vở từ thầy cô giáo?
Vậy: Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
Khi đưa, nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa, nhận bằng hai tay. Ở nhà
khi nhận quà từ ông bà, ba, mẹ, anh chị, người lớn phải nhớ thực hiện đúng.
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 8


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

Ngoài giờ học đạo đức các em được tham gia học nhóm, đóng vai, báo cáo
kết quả thảo luận trong các giờ Tự nhiên xã hội, Thể dục, Tiếng Việt để thực hành
hành vi đạo đức đã học.
Như trong môn Tự nhiên và xã hội:
* Bài 8: "Ăn uống hằng ngày "tôi cho học sinh thảo luận nhóm và lên thực đơn
cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau
khi học sinh nhận xét thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một
bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cần đảm bảo các chất ... Các em biết mời các bạn dùng
cơm khi ăn trưa, biết cất khay cơm khi ăn xong, biết rửa tay, mặt sạch sau khi ăn.
Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em tự tin hơn khi nói, suy nghĩ của
mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kỹ năng
này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách
chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những

kinh nghiệm, ý kiến hay xảy ra ở trường, ở lớp và ở nhà.
Hiệu quả đào tạo kỹ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính
xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ lễ
phép với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng ...
đó chính là hiệu quả từ đào tạo kỹ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi
trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các
hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu
không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm
giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý
trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự
phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi, hợp tác giữa các em
học sinh với nhau.
* Bài 14: "An toàn khi ở nhà " Các em được đóng vai xử lí tình huống khi có
tai nạn khi ở nhà như: Cầm dao nhọn cắt quả bịđứt tay chảy máu, hay trông em
giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa, ổ cấm quạt điện... Các nhóm thảo luận sau đó
lên thể hiện, những em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 9


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra bài học kinh nghiệm khi có những trường hợp
xảy ra. Vậy khi ở nhà các em không tự ý ghim ổ điện, mở đèn , không chơi các vật
nhọn, bén dễ đứt tay…
Với các bài: “Vệ sinh thân thể; Hoạt động và nghỉ ngơi; Ôn tập con người và
sức khoẻ; Trời nắng, trời mưa...” giáo dục các em hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp

cho chúng ta khoẻ mạnh, biết những việc nên làm và không nên làm để cơ thể luôn
sạch sẽ, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp
sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt
động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt. Có ý thức bảo vệ sức khoẻ
khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
Để các em có kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các
thương tích khác tôi đã giáo dục các em thông qua các tiết: An toàn giao thông
hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng
cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí.
- Khi đi qua ngã tư có đèn tín hiệu, gặp đèn đỏ người và xe phải như thế nào?
- Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo
hiểm?
Ngoài nội dung sách giáo khoa, tôi đi sâu và hướng dẫn cụ thể: nơi chúng ta
sống là vùng nông thôn khi đi bộ các em đi bên phải lề cỏ, khi băng qua đường có
người lớn đi cùng. Thông qua các góc học tập, biển báo gần trường, biển báo trong
khu vực trường.
Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con người. Học
tập tốt, lao động tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện, phải được
đặc biệt quan tâm. Ngoài ra tôi chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ
thông qua việc khám sức khoẻ định kỳ trong năm học, 100% các em được khám
sức khoẻ 100% học sinh thực hiện tốt 6 bước rửa tay hàng ngày, biết phòng tránh
các bệnh thông thường như ngủ mùng, không để muỗi đốt. Như vậy, các em có thể
tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải.
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 10


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học


Trường TH Nguyễn Văn Đậu

c. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục,
vui chơi
Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động phong
trào: "Nói lời hay làm việc tốt" qua cách ứng xử lễ phép như đi thưa về trình, chào
hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cám ơn khi được nhận
quà, vui vẻ, chia sẻ, hoà nhã với bạn bè ... Đồng thời tổng kết vào các tiết sinh hoạt
lớp. Tôi thường động viên khen thưởng kịp thời dù chỉ là hành vi nhỏ nhất, dùng
lời lẽ mềm mỏng, bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu
điều gì đó với học sinh.
Để rèn kỹ năng sống có hiệu quả tôi còn vận dụng thông qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
- Góc thư viện tại lớp: Thi đua đọc truyện vào giờ ra chơi, tham gia buổi đọc
sách thư viện do trường tổ chức.

Đọc truyện giờ ra chơi – Ngày hội đọc sách
- Giáo dục đạo đức qua các làng nghề truyền thống: Làng trống ở Bình An,
nghề dệt chiếu ở xã An Nhựt Tân... Qua đây các em càng yêu quý làng nghề truyền
thống quê hương.
- Giáo dục đạo đức qua các gương anh hùng liệt sĩ: Tìm hiểu gương anh hùng
liệt sĩ ở địa phương: Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Văn Đậu
trường mang tên, … Các em càng tự hào về quê hương có những người con anh
hùng, từ đó ra sức phấn đấu chăm ngoan, học tốt để đền đáp lại công lao to lớn ấy.
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 11


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học


Trường TH Nguyễn Văn Đậu

Phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách cho các em tham gia trò chơi dân gian:
Nhảy dây; Lò cò; Thảy sò; Đánh cờ…Trong dịp lễ khai giảng,tổng kết năm học,
chào mừng 26/3, hoạt động ngoại khóa. Để các em khôi phục lại các trò chơi dân
gian như đã bị quên lãng. Giúp tình bạn các em ngày càng khắn khít hơn.

Các em chơi trò chơi dân gian
Không những thế, tôi còn khuyến khích các em cùng chia sẻ với bạn khó
khăn qua phong trào nuôi heo đất, chiếc áo mùa xuân. Với số tiền 119.000 đồng
tặng hai bạn khó khăn trong lớp.

Nuôi heo đất, tặng hai bạn chiếc áo mùa xuân
Qua hoạt động này đã thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận
thức, kỹ năng sống tốt đối với bạn bè cùng lớp, cùng trường và linh hoạt giúp đỡ
trong cuộc sống hàng ngày.
d. Động viên khen thưởng
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 12


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

Để động viên, khuyến khích, khen ngợi kịp thời, tạo sự hưng phấn, vui vẻ,
phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc học tôi rèn kỹ năng ngay từ đầu
năm học, đưa ra kế hoạch động viên khen thưởng kịp thời, tạo cho các em có một

động cơ tốt trong học tập. Tôi theo dõi hằng ngày các em có biểu hiện tốt tôi khen
ngợi kịp thời, đồng thời ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt hàng tuần tổ chức cho các
em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một bông hoa, một tràn pháo tay.
Mỗi tháng tôi tổng kết 1 lần để khen thưởng cá nhân, tổ đạt nhiều bông hoa bằng
những phần quà nhỏ như quyển truyện tranh, một đóa hoa. Các em rất vui và hãnh
diện khi được nhận những bông hoa và những món quà của cô tặng. Vì thế các em
không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt. Tôi thường động viên khích lệ các em
dù chỉ là hành vi nhỏ nhất.

Học sinh được nhận những bông hoa
- Tạo không khí học tập vui tươi, thoải mái; áp dụng và khai thác tối đa ưu thế
của kiểu dạy học “ Học mà chơi, chơi mà học”; “ Mỗi ngày đến trường là một ngày
vui” để tất cả học sinh đều được tham gia vào quá trình tìm tòi, phát hiện kiến thức;
đặc biệt là những học sinh tiếp thu chậm, những em này thường nhút nhát, thiếu tự
tin. Tôi thường trò chuyện, đưa ra những câu hỏi nhỏ, nhẹ nhàng, khuyến khích,
động viên kịp thời. Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: nhà trường – gia đình
– xã hội cùng quan tâm đến việc học tập của các em.
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 13


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
4.1. Kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Mọi sinh hoạt nề nếp đều xa lạ chưa vào một kỷ luật nhất định.
Các em khá rụt rè chưa quen với cách học, khi phát biểu các em nói không rõ

ràng, trả lời trống không, nói không tròn câu.
Không một lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè khi có lỗi hay được nhận quà.
Các em chưa có ý thức: vức rác bừa bãi, chưa quen với việc trực nhật lớp hay
làm việc riêng trong giờ học, rời khỏi chỗ đi ra ngoài.
Việc tự phục vụ cho bản thân chưa gọn gàng; chưa đi vào nề nếp: xếp hàng
không ngay ngắn, còn chen lấn nhau.
4.2. Kết quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau thời gian áp dụng “Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các
môn học ” cách xưng hô, lời nói, cử chỉ, hành vi của các em đã thay đổi, tiến bộ.
Các em đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn, ở lớp cũng như ở nhà, trong việc giao tiếp
bằng lời nói, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời
chào, cảm ơn hay xin lỗi... đã trở thành quen thuộc, được vận dụng thường xuyên,
liên tục và đã trở thành thói quen đi vào cuộc sống hằng ngày.
- Giờ ra chơi các em biết nhường nhịn đoàn kết trong vui chơi.
- Biết yêu quý mọi người trong gia đình, đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ bạn bè.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Biết chào khi gặp mặt, tạm biệt khi chia tay.
- Mạnh dạn tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức.
- Càng thêm yêu trường, mến lớp, kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè.
- Biết cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp ở lớp cũng như ở nhà.
- Có ý thức tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng, biết giữ gìn đồ dùng sách
vở, sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp, biết tự sắp xếp bàn ghế ngay ngắn.
- Trong các tiết học có rất nhiều em tự nguyện đóng vai tình huống, tham gia
trò chơi, phát biểu to, rõ ràng.
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 14


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học


Trường TH Nguyễn Văn Đậu

Em học sinh cá biệt không còn nhút nhát, em đã nói được tròn câu, tham gia
tốt các hoạt động. Đây là sự tiến bộ rõ rệt ở em, việc làm trên hết sức vui mừng của
phụ huynh và tập thể thầy trò lớp 1/1.

III. Kết luận
1. Tóm lược giải pháp
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã
hội. Các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những
kỹ năng sống. Qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực,
vui vẻ. Việc giáo dục kỹ năng sống ngay từ lớp Một sẽ trang bị cho các em vốn
kiến thức, kỹ năng, giá trị sống để làm hành trang khi bước vào đời. Chính vì vậy,
các thầy cô giáo Tiểu học luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Giáo viên luôn tìm
tòi, khám phá và có những bước đột phá trong quá trình giảng dạy dù một chi tiết
nhỏ.
- Phải thực sự thương yêu học sinh, xem sự tiến bộ của học sinh chính là sự
tiến bộ của bản thân mình.
- Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
ngay từ buổi đầu.
- Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các kỹ
năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác, luôn đổi mới
phương pháp dạy học.
- Tập trung vào việc đầu tư nghiên cứa kế hoạch bài dạy, lồng ghép kỹ năng
sống vào các môn học; làm tốt việc sử dụng các thiết bị dạy học, trực quan hình
ảnh.
- Tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt các
buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.


Nguyễn Thị Lan Chi

trang 15


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

- Là giáo viên, tôi hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng người. Vì thế,
bản thân tôi luôn cố gắng trao dồi sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như đúc
kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên môn. Tôi đã
luôn tôn trọng và kiên nhẫn, nhất là tạo cơ hội cho các em được nói, được diễn đạt,
bày tỏ thoải mái ở mọi lúc mọi nơi để các em có cơ hội phát triển một cách toàn
diện.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
Với sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua
các môn học ” áp dụng cho lớp chủ nhiệm đạt hiệu quả cao, đồng thời vận dụng đề
tài này vào trong thực tiễn nhà trường có hiệu quả. Đề tài được áp dụng cho tất cả
các lớp học ở cấp Tiểu học trong tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Vở bài tập Đạo đức 1- Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách giáo viên Đạo đức lớp 1 - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách Tự nhiên và xã hội lớp 1, Sách giáo viên - Nhà xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 16



SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

- Sách An toàn giao thông lớp 1.
- Thực hành kỹ năng sống dành cho HS lớp 1- Nhà xuất bản Giáo dục.
- Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho HS Tiểu học - Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội, năm 2011.
- Tài liệu tập huấn giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức cho HS trong
trường Tiểu học, năm 2012.
- Giáo trình phương pháp dạy học Đạo đức1- nhà xuất bản Giáo Dục của các
tác giả: Đỗ xuân Thảo, Lê Phương Nga.

MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn dề ……………………...……………………………………1
2. Mục đích đề tài……………..………………………………… .. ….. 3
3. Lịch sử đề tài………………………………..………………….. ….

3

4. Phạm vi đề tài…………………………………………..………. …. 3
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
Nguyễn Thị Lan Chi

trang 17


SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp Một qua các môn học


Trường TH Nguyễn Văn Đậu

1. Thực trạng đề tài……………………………………………..………... 4
2. Nội dung cần giải quyết………………………………………………..5
3. Biện pháp giải quyết ………………………………………………….. 6
a. Gần gũi, tạo mối thân thiện với học sinh ………………………………6
b. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp………………………..7
c. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp ………………….11
d. Động viên khen thưởng………………………………………………..13
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng…………………………………..14
III. KẾT LUẬN
1.Tóm lược giải pháp …………………………………………….. . ……..15
2. Phạm vi đối tượng áp dụng

Nguyễn Thị Lan Chi

…………………………………………..16

trang 18



×