ÔN T ẬP
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Nhiều vật bị cọ xát ………… các vật khác.
a) Có khả năng hút. b) Có khả năng đẩy. c) Vừa hút vừa đẩy. d) Không đẩy
cũng không hút.
2. Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện :
a) Đập nhẹ thước nhiều lần trên bàn.
b) Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô nhiều lần.
c) Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa.
3. Khi cọ xát một đũa thủy tinh vào lụa, đũa thủy tinh bị nhiễm điện đồng thời nó cũng bị
nóng lên. Tìm phát biểu đúng: a) Sự nhiễm điện và nóng lên của đũa thủy tinh có liên quan
với nhau.
b) Sự nhiễm điện và nóng lên của đũa thủy tinh không liên quan với nhau.
c) Đũa thủy tinh bị nhiễm điện là do nó nóng lên.
d) Đũa thủy tinh bị nóng lên là do nhiễm điện.
4. Treo hai quả cầu nhẹ A và B bằng hai sợi tơ mảnh, ta thấy chúng lệch
khỏi phương thẳng đứng như hình vẽ. Tìm kết luận đúng :
a) A và B nhiễm điện trái dấu nhau.
b) A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện.
c) A không nhiễm điện , B nhiễm điện âm.
d) Cả ba két luận đều đúng.
5. Hai quả cầu C và D lệch khỏi phương thẳng đứng như hình vẽ. Tìm kết
luận đúng :
a) C và D nhiễm điện cùng dấu nhau. b) C nhiễm điện dương, D không nhiễm điện.
c) C không nhiễm điện , D nhiễm điện âm. d) Cả ba két luận đều đúng.
6. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác :
a) Khi cọ xát hai vật, nếu vật A nhiễm điện tích dương thì vật B sẽ nhiễm điện tích
âm.
b) Một vật bị nhiễm điện sẽ có khả năng hút các vật nhẹ.
c) Một vật nếu khi cọ xát xào vật A thì nó bị nhiễm điện dương, cũng vật ấy khi cọ
xát vào vật B sẽ nhiễm điện âm.
d) Hai vật đẩy nhau chứng tỏ hai vật bị nhiễm điện cùng dấu nhau.
7. Đánh dấu x vào ô em cho là đúng:
a) Khi một vật có thể hút các vật khác, ta nói vật đó bị nhiễm điện.
b) Một vật bị nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác.
c) Một vật bị nhiễm điện có khả năng truyền điện tích qua các vật khi chúng tiếp
xúc nhau.
d) Một vật bị nhiễm điện đẩy 1 vật thứ 2, ta nói vật thứ 2 nhiễm điện cùng loại với
vật thứ 1
8. Chọn câu sai:
a) Vật bị nhiễm điện âm khi trị số tuyệt đối của các điện tích âm lớn hơn tổng các
điện tích dương chứa trong vật.
b) Vật bị nhiễm điện dương khi trị số tuyệt đối của các điện tích âm nhỏ hơn tổng
các điện tích dương chứa trong vật.
c) Vật trung hòa khi tổng các điện tích dương bằng trị số tuyệt đối của các điện tích
âm.
BA
DC
d) Không có câu nào đúng.
9. Ta biết chỉ có hai loại điện tích ( đt âm và đt dương ). Tìm nhận xét đúng:
a) Vật nhiễm điện âm thì chỉ mang các điện tích âm.
b) Vật nhiễm điện dương thì chỉ mang các điện tích dương.
c) Vật trung hòa không chứa các điện tích.
d) Không có câu nào đúng.
10. Tìm phát biểu đúng:
a) Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron không mang điện
tích chuyển động xung quanh hạt nhân.
b) Một vật trung hòa, nếu nhận thêm electron sẽ bị nhiễm điện dương.
c) Một vật bị nhiễm điện âm, nếu mất bớt electron có thể vẫn bị nhiễm điện âm.
d) Bình thường ở trạng thái cơ bản nguyên tử chưa trung hòa về điện vì tổng điện
tích âm của các electron luôn không bằng với điện tích dương của hạt nhân.
11. Tìm phát biểu chưa đúng :
a) Hai vật hút nhau chứng tỏ chúng nhiễm điện khác loại.
b) Một vật bị nhiễm điện âm, nếu nhận thêm electron sẽ vẫn nhiễm điện âm.
c) Hai vật, nếu cùng cọ xát vào vật thứ ba thì hai vật ấy sẽ bị nhiễm điện cùng loại.
d) Hai vật nhiễm điện khác loại, nếu cho chúng tiếp xúc nhau có thể chúng trở nên
trung hòa.
12. Vật nào dưới đây không có electron tự do :
a) Một đoạn dây đồng. c) Một đoạn vỏ dây điện.
b) Một khối sắt. d) Một cây đinh thép.
13. Khi có dòng điện trong dây dẫn bằng kim loại các electron tự do dịch chuyển với
vậntốc khoảng:
a) 0,1mm/s
→
1mm/s b) 0,1mm/s
→
10mm/s c) 1mm/s
→
10mm/s
d) 0,1cm/s
→
1cm/s
14. Cho nguồn điện nối với dây dẫn và bóng đèn thành mạch kín. Tìm phát biểu không
chính xác:
a) Electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển về phía cực dương của nguồn điện.
b) Dòng điện đi từ cực dương của nguồnđiện, qua bóng đèn đến cực âm của nguồn.
c) Electron tự do chuyển động ngược chiều dòng điện trong dây dẫn.
d) Electron tự do chuyển động cùng chiều dòng điện trong dây dẫn.
15. Khi cho dòng điện chạy qua một cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn
này có thể hút các vật bằng :
a) Nhôm. b) Đồng. c) Sắt. d) Chì.
16. Chuông điện thoại hoạt động là do:
a) Tác dụng nhiệt của dòng điện. c) Tác dụng từ của dòng điện.
b) Tác dụng hút và đẩy các vật bị nhiễm điện. d) Cả 3 tác dụng trên.
17. Vật nào sau đây có tác dụng từ :
a)Một cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt. c) Một đèn ống đang có dòng điện
chạy qua.
b) Hai vật bị nhiễm điện đang hút nhau. d) Không vật nào có tác dụng
từ.
18. Muốn mạ bạc cho một cái nhẫn bằng đồng thì chiếc nhẫn phải được nối với cực nào
của nguồn điện? Và dung dịch được sử dụng ở đây là gì?
a) Nhẫn mắc với cực âm của nguồn và sử dụng dd muối đồng sunfat ( CuSO
4
).
b) Nhẫn mắc với cực dương của nguồn và sử dụng dd muối đồng sunfat ( CuSO
4
).
c) Nhẫn mắc với cực âm của nguồn và sử dụng dd muối bạc nitrat ( AgNO
3
).
d) Nhẫn mắc với cực dương của nguồn và sử dụng dd muối bạc nitrat ( AgNO
3
).
19. Trong y học tác dụng sinh lý của dòng điện sử dụng trong ;
a) Chạy điện khi châm cứu. c) Đo điện não đồ.
b) Chụp Xquang. d) Đo huyết áp.
20. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây :
a) Làm nóng dây dẫn. c) Hút các vụn nhôm, vụn sắt.
b) Làm chất khí phát sáng. d) Làm tê liệt hệ thần kinh.
PHẦN II : TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN:
Điền từ:
1) Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác, ta nói vật bị ……………….(vật
mang…..……….)
2) Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích ………..loại và nếu đặt gần
nhau thì chúng………….
3) Các vật mang điện tích cùng lọai thì ………….., các vật mang điện tích khác loại
thì……………
4) electron có thể ……………….từ nguyên tử này sang………………, từ……..này
sang…….khác.
5) Đèn điện sáng, quạt điện quay và các thiết bị điện có thể hoạt động được là do có
…………chạy qua.
6) Các …………………trong kim loại ………………tạo thành dòng điện trong kim loại .
7) Chiều dòng điện là chiều từ………….qua dây dẫn và các thiết bị điện đến…...…..của
nguồn điện.
8) Dòng điện(có hiệu điện thế lớn)đi qua cơ thể người sẽ làm cho cơ…………….,tim
ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị……………….Đây là ………………của dòng điện.