Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CHUYÊN đề giải bài toán sử dụng trị số trung bình của c và h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.76 KB, 21 trang )

Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
THÔNG TIN CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ
1. Tên chuyên đề: “Giải bài toán sử dụng trị số trung bình của C và H”
2. Tác giả:
- Họ và tên: Đoàn Mạnh Hùng.
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Dương – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng học sinh bồi dưỡng:
- Học sinh lớp 9 tham gia kì thi HSG cấp tỉnh.
4. Thời gian bồi dưỡng: 4 tiết

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
GIẢI BÀI TẬP SỬ DỤNG TRỊ SỐ TRUNG BÌNH CỦA C VÀ H
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề
Hiện nay vấn đề bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh được phòng giáo
dục đặc biệt quan tâm, được các nhà trường và các bậc cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng
hộ. Từ đó cũng tạo được tâm lý tốt và kích thích phong trào học tập cho học sinh. Giáo
viên được phân công bồi dưỡng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao kiến thức, kĩ
năng làm bài tập cho các em. Nhờ vậy số lượng và chất lượng đội tuyển học sinh giỏi
của huyện dự thi cấp tỉnh đã được tăng lên. Tuy nhiên trong thực tế, công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi còn gặp nhiều khó khăn.
Qua khảo sát từ thực tế học sinh và tiếp xúc với một số đồng nghiệp tôi nhận thấy
có nhiều vấn đề trong việc giải bài tập thuộc phần hóa học hữu cơ mà các học sinh trong
đội tuyển còn lúng túng, đặc biệt là các bài tập yêu cầu vận dụng khéo léo công thức
phân tử trung bình của hỗn hợp. Với những lý do trên và cũng để phục vụ cho công tác
giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh và bồi
Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

1



Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
dưỡng học sinh thi vào các trường chuyên, lớp chọn tôi đã viết chuyên đề “ Giải bài tập
sử dụng trị số trung bình của C và H”.
II. Phạm vi và mục đích của chuyên đề
1. Phạm vi của chuyên đề
- Áp dụng với đối tượng học sinh giỏi lớp 9 dự thi cấp tỉnh.
- Chuyên đề dự kiến bồi dưỡng trong 3 tiết.
2. Mục đích chuyên đề
- Trao đổi với đồng nghiệp và học sinh phương pháp giải các bài tập sử dụng trị số trung
bình của C và H trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 dự thi cấp tỉnh.
- Giúp học sinh biết vận dụng phương pháp trên một cách linh hoạt trong việc giải quyết
các bài toán hỗn hợp các hợp chất hữu cơ.
PHẦN II: NỘI DUNG
A. NGUYÊN TẮC
- Công thức trung bình là công thức đại diện cho một hỗn hợp.
- Thường dùng để giải các bài toán hỗn hợp các chất hữu cơ cùng hoặc không cùng dãy
đồng đẳng.
- Hỗn hợp các chất hữu cơ chứa C, H (hoặc C, H, O hay C, H, O, N) sẽ có:
Trị số C trung bình 

n CO2
n hh

; Trị số H trung bình 

2n H2O
n hh

(nếu cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, có thể thay số mol bằng thể tích)

- Hỗn hợp các chất hữu cơ cùng dãy đồng đẳng sẽ có công thức trung bình trùng với
công thức chung của dãy đồng đẳng.

Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

2


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
Ví dụ: Hỗn hợp các ancol CH4O; C2H6O; C3H8O sẽ có công thức chung bình là
CnH2n+2O.
- Hỗn hợp các chất hữu cơ khác dãy đồng đẳng sẽ có công thức trung bình khác với
công thức chung của từng chất trong hỗn hợp. Tuy vậy, nếu phân tử của chúng có cùng
số nguyên tử của một nguyên tố thì công thức trung bình sẽ giữ nguyên số nguyên tử
của nguyên tố này. Ví dụ hỗn hợp các chất hữu cơ C2H4O2; C3H4O2; C4H8O2; C5H12O2 sẽ

2x5

4  y  12


có công thức trung bình là CxHyO2, và tất nhiên là ta phải có �

- Vì công thức trung bình là công thức đại diện cho một hỗn hợp nên số mol hoặc số
gam của hỗn hợp là số mol hoặc số gam của chất đại diện.
- Trong trường hợp không tính được trị số trung bình C và H theo 2 công thức đã nêu ở
trên thì đặt công thức trung bình cho hỗn hợp rồi giải để tìm các trị số này.
* Một số chú ý quan trọng
 Theo tính chất toán học ta luôn có: min (Xi) < X < max (Xi).
Với min (Xi): đại lượng nhỏ nhất trong tất cả Xi

max (Xi): đại lượng lớn nhất trong tất cả Xi
 Nếu các chất trong hỗn hợp có số mol bằng nhau  trị trung bình đúng bằng
trung bình cộng, và ngược lại.
 Nếu biết tỉ lệ mol các chất thì nên chọn số mol của chất có số mol ít nhất là 1 
số mol các chất còn lại  X .

Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

3


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
B. CÁC VÍ DỤ
Ví dụ 1: X là hỗn hợp gồm C3H4, C3H6, C4H10 và hiđrocacbon CxHy. Đốt cháy hoàn toàn
7 lít X được 17,5 lít CO2 và 10,5 lít hơi nước (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Xác
định công thức phân tử của CxHy.
Giải
Ta có số C trung bình =

Số H trung bình =

17,5
 2,5 � x < 2,5 (vì các chất còn lại đều có số C > 2,5)
7

10,5.2
 3 � y < 3 (vì các chất còn lại đều có số H > 3)
7

Vì x, y nguyên, dương và y luôn chẵn nên CxHy chỉ có thể là C2H2.

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,375 mol hỗn hợp 3 hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng thu
được m gam H2O và 26,4 gam CO2. Tìm m.
Giải
0,6

Ta có số C trung bình = 0,375  1, 6
� có 1 hiđrocacbon có 1C, hiđrocacbon này chỉ có thể là CH4.
� chúng là 3 ankan, công thức trung bình là

Cn H 2n  2 .

� n H 2O  n ankan  n CO2  0,375  0, 6  0,975(mol).

Vậy m = 18.0,975 = 17,55 gam.
Lưu ý: Hỗn hợp ankan hoặc ete no, hoặc ancol no cháy luôn cho n H O  n hh  n CO
2

2

Ví dụ 3: X là hỗn hợp gồm ankan Y và ankin Z có cùng số H trong phân tử. Đốt cháy
hoàn toàn 0,25 mol X thu được H2O và 30,8 gam CO2. Tính khối lượng X đã đốt.
Giải
Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

4


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
Vì có cùng số H trong phân tử nên ankin phải hơn ankan 2C.
Ta có số C trung bình =


0, 7
 2,8
0, 25

� ankan là C2H6; ankin là C4H6.
� chúng có công thức trung bình là C 2,8 H 6
� mhỗn hợp = 0,25(12.2,8 + 6) = 9,9 gam

Ví dụ 4: X là hỗn hợp gồm C2H6, C3H6 và C4H6 có tỉ khối so với H2 là 24. Để đốt cháy
hoàn toàn 0,1 mol X cần tối thiểu bao nhiêu mol O2?
Giải
Đặt công thức trung bình 3 hiđrocabon là CxH6.
Ta có 12x + 6 = 24.2 = 48 � x = 3,5.
Vậy chúng có công thức trung bình là C3,5H6.
C3,5H6
0,1 mol

� 3,5CO2 + 3H2O
+ 5O2 ��

0,5 mol

Do đó cần tối thiểu 0,5 mol O2.
Ví dụ 5: Một hỗn hợp X có khối lượng 9,1 gam gồm 2 hiđrocacbon mạch hở
(trong phân tử mỗi chất chứa 1 liên kết đôi) làm mất màu vừa đủ 40 gam brom
trong dung dịch. Biết rằng trong hỗn hợp X thành phần thể tích của hiđrocacbon
có khối lượng phân tử nhỏ nằm trong khoảng từ 65% đến 75%. Xác định công
thức phân tử của 2 hiđrocacbon.
Giải


Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

5


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
40
 0, 25(mol)
Đặt CTTQ của hỗn hợp X là: Cn H 2n , số mol Br2 =
160

Cn H 2n

0,25
MX 

+

Br2  Cn H 2n Br2
0,25 mol

9,1
 36, 4
0, 25

� 14n = 36,4 � n = 2,6

Vậy phải có 1 chất có số C < 2,6 => C2H4 và chất có số C > 2,6.
Đặt công thức của hiđrocacbon còn lại là CxH2x.

Gọi a là số mol C2H4 có trong 1 mol hỗn hợp X.
Ta có:

2a  (1  a)x  2, 6  2a – ax + x = 2,6

 a=

x  2, 6
x2

Vì % thể tích của C2H4 từ 65%  75% nên ta có :
0,65 < a < 0,75  0,65 <

x  2, 6
< 0,75
x2

Giải ra: 3,7 < x < 4,4
Chỉ có x = 4 là thỏa mãn: CTPT của hợp chất thứ 2 là C4H8.
Ví dụ 6: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch
brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại
1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO 2. Xác định công
thức phân tử của hai hiđrocacbon. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc.
Theo bài ra:

Giải
nBr2

4/160
k hi®rocacbon không no 


1

nhi®rocacbon không no (1,68  1,12) / 22,4


2,8 5
� VCO2
C


  1,67

V
1,68
3

hh
� Có 1 hi®rocacbon là CH4 .
Giáo viên:
Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương
2,8
1,12.1
3
0,56
� Hi®rocacbon còn l¹ i là C3H6

� Chi®rocacbon không no 

6



Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H

Ví dụ 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp 2 este cùng dãy đồng đẳng thu được
H2O và 0,6 mol CO2. Tìm khối lượng este đã đốt.
Giải
Ta có số C trung bình =

0, 6
 2, 4
0, 25

� có 1 este có 2C, este này chỉ có thể là HCOOCH3.
� chúng là 2 este đơn chức no, công thức trung bình là C n H 2n O 2
� mhỗn hợp = 0,25(14 n +32) = 0,25(14.2,4 + 32) = 16,4 gam

Ví dụ 8: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken
hơn kém nhau 2 nguyên tử cacbon cần dùng vừa đủ 23,52 lít O2 (đktc), thu được 26,4
gam CO2. Xác định công thức phân tử của ankan và anken.
Giải

Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

7


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H

n O2 


23, 52
26, 4
 1, 05(mol) ; n CO2 
 0, 6 (mol)
22, 4
44

Theo định luật bảo toàn nguyên tố oxi: m O(phản ứng)
� 1,05.32 = 0,6.2.16 +

 m O(trong CO2 )  mO (trong H 2O)

m O (trong H2O)

� m O (trong H 2O) = 14,4 gam � n H O  n O 
2

14, 4
 0,9 (mol)
16

Đặt CTPTTB của hỗn hợp là : Cn H 2n  2  2k (0  k  1) .
� nCO2  (n  1  k)H 2O
Sơ đồ phản ứng cháy: C n H 2n  2  2k ��

Ta có:

n  1  k 0,9 3


 � n  2k  2 . Suy ra n  2 , mà anken luôn có số C lớn hơn hoặc
0, 6 2
n

bằng 2 nên ankan trong X phải có 1 C.
Vậy công thức của ankan là CH4 và của anken là C3H6.
Ví dụ 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,35 mol hỗn hợp 3 axit cacboxylic cùng dãy đồng đẳng
cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được 63
gam kết tủa. Tìm V.
Giải
0, 63

Ta có số C trung bình = 0,35  1,8
� có 1 axit cacboxylic có 1C, axit cacboxylic này chỉ có thể là HCOOH.
� chúng là 3 axit cacboxylic đơn chức no, công thức trung bình là C n H 2n O 2 .
C n H 2n O 2  (

0,35

3n  2
)O 2 ��
� nCO 2  nH 2O
2

0,35 (

3n  2
)
2


Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

(mol)

8


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H

� V = 22,4.0,35. (

3.1,8  2
) = 13,328 lít.
2

Ví dụ 10: X là hỗn hợp 2 este đơn chức (tạo bởi cùng một ancol với hai axit kế tiếp
trong dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn 35 gam X được 1,9 mol CO2 và 1,3 mol H2O.
Xác định công thức phân tử 2 este và % khối lượng mỗi este trong X.
Giải
Đặt công thức của 2 este trên là RCOOR’ và RCH2COOR’.
� Công thức 2 este có thể viết CxHyO2 và Cx+1Hy+2O2.

Vậy chúng có công thức trung bình là CnHmO2.

Gọi a là số mol 2 este, ta có hệ:

a(12n  m  32)  35
a  0,3





an  1,9
��
n  6,33



0,5am  1,3
m  8, 66



Do n = 6,33 nên 2 este lần lượt có 6C và 7C.
m = 8,66 nên 2 este lần lượt có 8H và 10H.
Vậy 2 este trên có công thức phân tử C6H8O2 và C7H10O2.
Gọi b, c lần lượt là số mol 2 este trên, ta có hệ:
b  0, 2
�b  c  0,3

��

6b  7c 1,9
c  0,1


Do đó % C6H8O2 =

0, 2.112.100
 64; % C7H10O2 = 100% - 64% = 36%

35

Ví dụ 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng
được 3,808 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Tính m.
Giải

Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

9


Gii bi tp s dng tr s trung bỡnh ca C v H
Vỡ n CO2 0,17 n H 2O 0,3 nờn õy l 3 ancol n chc no, cụng thc trung bỡnh l
C n H 2n 1OH

Gi a l s mol hn hp, ta cú phn ng:
Cn H 2n 1OH

a

3n
to
O 2
nCO2 (n 1)H 2 O
2
3an
2

an


Vy m = a(14 n +18) = 18a( n + 1) + 44a n 32.

a( n + 1)

3an
= 18.0,3 4.0,17 = 4,72 gam.
2

Vớ d 12: Hn hp X gm axetilen, propilen v metan.
- t chỏy hon ton 11 gam hn hp X thu c 12,6 gam nc.
- Mt khỏc 0,25 mol hn hp X va lm mt mu dung dch cha 50 gam Br2.
Tớnh thnh phn % th tớch ca cỏc cht trong hn hp X.
Gii
nH2O 0,7 mol mH 1,4 gam ; nBr2 0,3125 mol
Gọi cụng thức chung của hỗn hợ p X l CnH2n22k
Phản ứng vớ i Br2 :
CnH2n 22k kBr2 CnH2n 22kBr2k
0,3125

1,25
k
0,25
0,25
0,3125

Ta viết lạ i X d ớ i dạ ng: CnH2n 0,5
Sơđồ phản ứng chỏy: CnH2n0,5 nCO2 (n 0,25)H2O
Theo éLBT nguyờn tố v khối l ợ ng: nCO2 nC

m X mH 11 1,4


0,8 mol
12
12

Giỏo viờn: on Mnh Hựng _THCS Tam Dng

10


Gii bi tp s dng tr s trung bỡnh ca C v H



nCO2
nH2O



n
0,8

n 2 Cụng thức chung của hỗn h ợ p X l C2H3,5
n 0,25 0,7

Nhận thấy: C n 2 nC3H6 nCH4 (1)
Coi hỗn hợ p C3H6 v CH4 chỉl 1 hiđrocacbon duy nhất, cú CTPT chung l C2H5
Hỗn hợ p X gồm C2H2 v C2H5 . Lạ i cú: H 3,5

25

nC2H2 nC2H5 (2)
2

%VC H 50,0%


Từ (1) v (2) 2 2
%VC3H6 %VCH4 25,0%


Giỏo viờn: on Mnh Hựng _THCS Tam Dng

11


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H

Đánh giá phương pháp giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H:

 Có thể dựa vào các trị số trung bình để đánh giá bài toán, qua đó thu gọn khoảng
nghiệm làm cho bài toán trở nên đơn giản hơn, thậm chí có thể trực tiếp kết luận
nghiệm của bài toán.
 Điểm mấu chốt của phương pháp là phải xác định đúng trị số trung bình liên quan
trực tiếp đến việc giải bài toán. Từ đó dựa vào dữ kiện đề bài  trị trung bình 
kết luận cần thiết.
 Phương pháp sử dụng trị số trung bình là một trong những phương pháp thuận
tiện nhất, cho phép giải nhanh chóng và đơn giản nhiều bài toán hóa học phức
tạp.
 Phương pháp này được áp dụng trong việc giải nhiều bài toán khác nhau cả vô cơ
và hữu cơ, đặc biệt là đối với việc chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán một

chất rất đơn giản.

Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

12


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
 Phương pháp sử dụng trị số trung bình còn giúp giải nhanh hơn nhiều bài toán mà
thoạt nhìn thì có vẻ là thiếu dữ kiện, hoặc những bài toán cần biện luận để xác
định chất trong hỗn hợp.

BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch
hở, có cùng số nhóm OH) cần vừa đủ V lít O2, thu được 11,2 lít CO2 và 12,6 gam H2O
(các thể tích đo ở đktc). Tính V.
(ĐS: 14,56 lít)
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí
CO2 và 2 lít hơi H2O. Xác định công thức phân tử của X.
Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

13


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
(ĐS: C2H6)
Bài 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng tác dụng với CO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Z và 1 hỗn hợp hơi Y (có
tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O(hoặc
AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được 64,8 gam Ag. Tính m.

(ĐS: 7,8 gam)
Bài 4: Hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng. Oxi hóa hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ
thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Tính m.
(ĐS: 8,5 gam)
Bài 5: Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế
tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp 2 ancol. Mặt khác, khi
đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Tính m.
(ĐS: 17,8 gam)
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 5 lít hỗn hợp khí gồm hai anken liên tiếp cần 18 lít O2 (đo ở
cùng điều kiện). Cũng lượng hỗn hợp khí này nếu hiđrat hóa hoàn toàn được hỗn hợp
ancol Z trong đó phần trăm khối lượng của ancol có số cacbon ít hơn là bao nhiêu?
(ĐS: 53,48%)
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X khí gồm một anken và một ankin (có
cùng số H trong phân tử) được H2O và 35,2 gam CO2. Tính tỉ khối hơi của X so với H2.
(ĐS: 22,2)
Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

14


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin đơn chức no, mạch hở là đồng đẳng liên tiếp được N2,
CO2 và H2O trong đó n CO : n H O 1:2. Xác định công thức phân tử của 2 amin.
2

2

(ĐS: CH5N và C2H7N)

Bài 9: X là hỗn hợp gồm metan, etan và propan có tỉ khối hơi so với H2 là 17,8. Đốt
cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thì
sau hấp thụ, khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?
(ĐS: Giảm 7,32 gam)
Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 10 lít hỗn hợp gồm 5 hiđrocacbon ở thể khí là C4H10; C3H6;
C3H4; C4H6 và CxHy được 22 lít CO2 và 14 lít hơi nước (các thể tích đo ở cùng điều
kiện). Xác định công thức của CxHy.
(ĐS: C2H2)
Bài 11: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức cùng dãy đồng dẳng (tỉ lệ khối lượng 1:1). Đốt
cháy hoàn toàn X được 21,45 gam CO2 và 13,95 gam H2O. Xác định công thức phân tử
của 2 ancol.
(ĐS: CH4O và C3H8O)
Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 7 lít hỗn hợp gồm 2 anken cần vừa đủ 31 lít khí O2 (các khí
đo ở cùng điều kiện). Biết % thể tích của anken có số C lớn hơn chiếm khoảng 40% đến
50% thể tích hỗn hợp X. Xác định công thức phân tử của 2 anken.
(ĐS: C2H4 và C4H8)
Bài 13: X là hỗn hợp 2 este đơn chức (tạo bởi cùng 1 axit cacboxylic với 2 ancol đồng
đẳng liên tiếp). Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng X cần vừa đủ 25,20 lít O2 (đktc). Sau phản

Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

15


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
ứng thu được 0,95 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Xác định công thức phân tử 2 este và %
khối lượng mỗi este trong X.
(ĐS: C6H8O2 (64%) và C7H10O2 (36%))
Bài 14: X là hỗn hợp 2 este đơn chức (tạo bởi cùng 1 axit cacboxylic với 2 ancol đồng
đẳng liên tiếp). Chia 1 lượng X thành 2 phần bằng nhau:

+ Đốt cháy hoàn toàn phần 1 cần vừa đủ 10,08 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết
vào nước vôi trong dư được 38 gam kết tủa.
+ Xà phòng hóa hoàn toàn phần 2 cần vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M.
Xác định công thức phân tử của 2 este.
(ĐS: C6H8O2 và C7H10O2)
Bài 15: X là hỗn hợp gồm axit cacboxylic đơn chức Y và ancol no Z, tất cả đề mạch hở
và có cùng số C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X (trong đó nY > nZ) cần vừa
đủ 43,2 gam O2, sau phản ứng thu được 52,8 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Este hóa cũng
0,3 mol X trên được duy nhất 1 este E có khối lượng 19,5 gam. Tính hiệu suất phản ứng
este hóa.
(ĐS: 85,00%)
Bài 16: X là hỗn hợp 2 anđehit no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được
H2O và 11,2 lít CO2 (đktc). Để hiđro hóa hoàn toàn cũng 0,3 mol X trên cần vừa đủ 1
gam H2. Tìm công thức của 2 anđehit.
(ĐS: HCHO và OHC – CHO)

Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

16


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H
Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp X gồm C 2H2 và hiđrocacbon A thu được 2 lít
CO2 và 2 lít hơi nước (thể tích khí ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Xác định công
thức phân tử của A.
(ĐS:C2H6)
Bài 18: Hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít A trong khí oxi thu
được 1,6 lit khí CO2 và 1,4 lít hơi nước.
Xác định công thức phân tử các hiđrocacbon có trong hỗn hợp khí A, biết rằng
thể tích các khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

(ĐS: CH4 và C2H2)
Bài 19: Hỗn hợp X gồm ba chất hữu cơ A, B, C trong đó chất A có công thức C xHyO, B
và C là hai chất có cùng công thức phân tử C x’Hy’O. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol X thu

được 3,96 gam H2O và 3,136 lít khí CO2 (đktc). Số mol chất A bằng

5
tổng số mol hai
3

chất B và C. Xác định công thức cấu tạo của ba chất A, B, C biết phân tử của chúng đều
có nhóm –OH.
(ĐS: A: CH3OH

B: CH3CH2CH2OH;

C: CH3CH(OH)CH3

Hoặc B: CH3CH(OH)CH3; C: CH3CH2CH2O).
Bài 20: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 8 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít
khí. Mặt khác nếu đốt cháy 1,68 lít hỗn hợp khí trên thì thu được 2,24 lít CO2. Biết các
thể tích khí đo ở đktc. Xác định công thức phân tử hai hiđrocacbon.
(ĐS: CH4 và C2H2)
Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

17


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H

PHẦN III: KẾT LUẬN
Việc sử dụng các trị số trung bình của C và H trong chuyên đề nhằm mục đích bồi
dưỡng và phát triển kiến thức kỹ năng cho học sinh, vừa bền vững, vừa sâu sắc; phát
huy tối đa tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh có khả năng tự tìm ra kiến thức, tự
mình tham gia các hoạt động để củng cố và nắm vững kiến thức, rèn luyện được kỹ
năng làm bài tập hóa học. Trong khi viết đề tài này chắc chắn tôi chưa thấy hết được
những ưu điểm và tồn tại trong tiến trình áp dụng, tôi rất mong muốn được sự góp ý phê
bình của các đồng nghiệp để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tam Dương, ngày 5 tháng 3 năm 2014
Người viết chuyên đề

§oµn M¹nh Hïng

Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

18


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Những chuyên đề hay và khó hoá học THCS - Hoàng Thành Chung - NXB Giáo dục
 Hoá học nâng cao - Ngô Ngọc An - Nhà xuất bản trẻ
 350 Bài toán hoá học chọn lọc - Đào Hữu Vinh - NXB Hà Nội.
 Chuyên đề bồi dưỡng hoá học 8 - 9 - Nguyễn Đình Độ - NXB Đà Nẵng.
 Phương pháp giải toán hóa học hữu cơ - Đào Hữu Vinh - NXB Hà Nội.
 Phương pháp giải toán hóa học hữu cơ – Nguyễn Thanh Khuyến.
 Phương pháp bài tập trắc nghiệm hóa học hữu cơ – Nguyễn Đình Độ.

 Các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học hữu cơ – Nguyễn Đình Độ.
 Các chuyên đề quan trọng trong hóa học - Nguyễn Đình Độ.
 Các công thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học - Nguyễn Đình Độ.
 Tuyển chọn đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Hóa học – Phạm Thái An.
 Các tài liệu tham khảo khác và các đề thi học sinh giỏi một số tỉnh.

------------------------------------------------------Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

19


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H

MỤC LỤC
Trang
Phần I: Mở đầu
1
- Lý do chọn chuyên đề.
2
- Phạm vi và mục đích của chuyên đề.
Phần II: Nội dung

2

A. Nguyên tắc

2

B. Các ví dụ


3

Bài tập tự giải

10

C. Phần III: Kết luận

13

Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

20


Giải bài tập sử dụng trị số trung bình của C và H

Tài liệu tham khảo

Giáo viên: Đoàn Mạnh Hùng _THCS Tam Dương

14

21



×