Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc tại KCN HANAKA, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ MỸ LINH

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC
SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
LÀM VIỆC TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HANAKA,
TỈNH BẮC NINH

Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 876 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi,
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung
được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy
định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả

Hà Mỹ Linh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG ..........................................................................................11
1.1. Lý luận về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động ............................... 11
1.2. Lý luận về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công
nhân lao động................................................................................................................ 18
1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh
thần cho công nhân lao động .......................................................................................... 29
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM
SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP HANAKA, TỈNH BẮC NINH................................................................ 36
2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.............................................. 36
2.2. Thực trạng về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công
nhân lao động làm việc tại Khu công nghiệp HANAKA ................................................. 40
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tinh thần cho công nhân lao động làn việc tại Khu công nghiệp HANAKA, tỉnh Bắc
Ninh ............................................................................................................................. 62
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC
XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN
LAO ĐỘNG............................................................................................................................... 70
3.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về công tác xã hội với công nhân lao động 70
3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, cán bộ làm công tác xã hội .......................... 71
3.3. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe
tinh thần cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp ............................................... 73
3.4. Xây dựng các mô hình và định hướng từng bước phát triển hệ thống thiết chế văn hóa,
thể thao phục vụ công nhân lao động .............................................................................. 74
3.5. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát triển đoàn viên, thành lập
công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. .......................................... 76

KẾT LUẬN................................................................................................................................ 78


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNLĐ

Công nhân lao động

CTXH

Công tác xã hội

KCN

Khu công nghiệp

SKTT

Sức khỏe tinh thần


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là CNLĐ ......................................................37
gặp vấn đề về SKTT...........................................................................................................37
Bảng 2.2. Các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ chăm sóc SKTT cho CNLĐ ..............42
Bảng 2.3. Mức độ hiệu quả của hoạt động truyền thông .................................................48
Bảng 2.4. Mức độ hiệu quả của hoạt động tham vấn với CNLĐ ...................................52
gặp vấn đề về SKTT...........................................................................................................52
Bảng 2.5. Mức độ hiệu quả của hoạt động giáo dục ........................................................55

Bảng 2.6. Mức độ hiệu quả của hoạt động kết nối...........................................................58
Bảng 2.7. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác của nhân viên kiêm nhiệm
công tác xã hội với công nhân lao động............................................................................63
Bảng 2.8. Nhận thức của công nhân về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc
SKTT cho CNLĐ ...............................................................................................................64
Biểu 2.1. Đánh giá mức độ quan trọng về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc
SKTT cho CNLĐ ...............................................................................................................41
Biểu đồ 2.2. Mức độ hiệu quả của hoạt động phòng ngừa trong chăm sóc SKTT cho
CNLĐ..................................................................................................................................45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe là có tất cả, nhất là đối với tầng
lớp lao động của xã hội. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe về thể chất, thì yếu tố sức khỏe
tinh thần trong cuộc sống hiện đại ngày nay đang được toàn xã hội quan tâm. Bởi với
guồng quay của cuộc sống, con người vừa phải đối mặt với “cơm áo gạo tiền” hàng
ngày vừa có nguy cơ nhận lại hệ lụy của việc làm việc quá sức hay quá bận rộn chẳng
có thời gian để chăm sóc đến sức khỏe tinh thần của mình nữa. Trong đó, việc chăm
sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc tại các KCN - 1 bộ phận lao
động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước, đang ngày càng được chú trọng,
bởi vì bảo vệ sức khỏe của công nhân lao động chính là bảo vệ sự phát triển bền vững
cho doanh nghiệp.
Đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ tại các KCN hiện nay cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của họ, bởi cuộc sống có đầy đủ về vật chất và tinh
thần thoải mái sẽ tạo tâm lý thoải mái cho CNLĐ làm việc, năng suất lao động mới
cao, kéo theo hiệu quả của cả một dây chuyền sản xuất, cả một doanh nghiệp phát
triển, tạo thành động lực làm việc bền vững và hiệu quả. Sau hơn 30 năm đổi mới, đời
sống văn hóa, tinh thần của công nhân lao động đã được Đảng, nhà nước quan tâm, thể
hiện trong đường lối xây dựng giai cấp công nhân và các chế độ chính sách chăm lo

đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân lao động.
Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, tính đến cuối năm 2018
cả nước có khoảng 15,7-16 triệu lao động trong các loại hình doanh nghiệp (công nhân
lao động) [2]. Hiện nay, cả nước có 289 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX)
đang hoạt động và 98 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt
bằng, dự kiến sẽ thu hút khoảng 2,1 - 2,2 triệu lao động. Điều này đã góp phần làm
thay đổi mọi mặt đời sống của người dân, tuy nhiên trái với mặt tích cực đó vẫn còn
tồn tại nhiều mặt hạn chế.

1


Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu công nhân và Công đoàn, tổng thu
nhập trung bình của công nhân lao động trong các doanh nghiệp dao động từ 4,5 triệu5 triệu đồng/1 tháng [1]. Với tình hình lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh
như hiện tại, mức lương này cũng chỉ thỏa mãn được 70% nhu cầu sống của họ, chủ
yếu về lương thực, tiền thuê nhà, đi lại, may mặc, sinh hoạt cá nhân. Để kiếm thêm thu
nhập, ngoài thời gian lao động chính, đại bộ phận công nhân Việt Nam còn làm thêm
ca, thêm giờ. Do vậy, họ thiếu nhiều điều kiện để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa
tinh thần như vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu…. Phần lớn công nhân tại
các KCN, khu chế xuất đang sống trong môi trường ba không: không ti-vi, không sách
báo, không internet... Bên cạnh đó, áp lực của công việc và làm thêm giờ, nhiều công
nhân cả tháng trời không biết đến tivi, sách, báo. Điều đó có nghĩa, người lao động
không chỉ lo "đói" trong khẩu phần ăn hằng ngày để có đủ sức làm việc, mà còn "đói"
cả về văn hóa. Những vấn đề này ảnh hưởng rất tiêu cực tới sức khỏe tinh thần của
công nhân lao động, nhiều người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay
stress,... từ áp lực công việc, gia đình, các mối quan hệ tại nơi làm việc, thời gian làm
việc thường xuyên phải tăng ca, làm thêm giờ càng làm cho sức khỏe tinh thần của
công nhân lao động vốn đã không tốt lại dần trở nên suy giảm đi.
Nhằm rút ngắn và xóa dần những khoảng trống văn hóa của công nhân lao động,
nhiều KCN lớn đã chú trọng nhiều hơn đến đời sống tinh thần cho công nhân để dần

cải thiện sức khỏe tinh thần của mỗi CNLĐ. Tuy nhiên, với nhiều khó khăn khách
quan, cùng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ văn hóa còn yếu và thiếu, thật khó để đáp
ứng tốt nhất nhu cầu giải trí - văn hóa sau giờ làm của công nhân. Phần lớn cán bộ công
đoàn đều cho rằng, các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động, nhất là tại các
KCN, khu chế xuất còn nửa vời, chưa tới nơi, tới chốn. Đây cũng là tình trạng chung
của công nhân lao động làm việc tại các KCN trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh, khi mà đời sống, sức khỏe tinh thần của công nhân lao động vẫn chưa được chú
trọng quan tâm sát sao nhất.

2


Và công tác xã hội với công nhân lao động là một đòi hỏi cấp thiết trong xã hội
hiện nay. Vai trò của nhân viên CTXH rất quan trọng và cần thiết, họ là những người
giúp CNLĐ giải gỡ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống đồng tời cũng là cầu nối
giữa họ với doanh nghiệp và các cấp, các ngành có liên quan.
Với thực trạng như trên đó cũng là lí do tôi chọn đề tài :” Hoạt động công tác xã
hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc tại KCN
HANAKA, tỉnh Bắc Ninh” nhằm tìm hiểu về đời sống, sức khỏe tinh thần của công
nhân lao động tại đây để cùng với Công Đoàn doanh nghiệp, địa phương, các cấp các
ngành liên quan đưa ra những giải pháp, chương trình hành động giúp cải thiện sức
khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc tại KCN HANAKA nói riêng, công
nhân lao động trong các KCN trên cả nước nói chung, góp phần xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam thời kỳ mới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Đề tài ” Tìm hiểu đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai
Quang – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc ”của Nguyễn Văn Quân (Đại học văn hóa Hà Nội)
[10]. Đề tài đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực tiễn đời sống văn hóa công nhân tại
khu công nghiệp, cung cấp các số liệu, khảo sát và đưa ra đánh giá về đời sống văn hóa
của công nhân tại khu công nghiệp Khai Quang, chỉ ra những đặc thù riêng trong hoạt

động văn hóa tại khu công nghiệp Khai Quang, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao đời sống văn hóa công nhân khu công nghiệp Khai Quang thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu đề tài được áp dụng tại địa phương sẽ góp phần vào việc
nâng cao đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp Khai Quang và các khu
công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước ”Lối sống công nhân Việt Nam trong điều kiện
công nghiệp hóa” do PGS.TS Vũ Quang Thọ làm chủ nhiệm [11]. Dựa trên cơ sở lý
luận và thực tiễn về lối sống dân cư nói chung, lối sống công nhân nói riêng, trong mối
quan hệ trực tiếp, biện chứng với hoạt động sống và điều kiện sống, đề tài đã phân tích
thực trạng lối sống công nhân Việt Nam hiện nay, với nhiều biểu hiện đa dạng, phong

3


phú với các nhân tố tác động; những biểu hiện sinh động, trung thực của lối sống, nhất
là nhận thức, hành vi, ứng xử của công nhân trong lao động sản xuất; trong sinh hoạt
gia đình; trong hoạt động cộng đồng. Đề tài cũng nêu ra những giải pháp xây dựng lối
sống “công nghiệp, hiện đại” của công nhân Việt Nam trong những thập niên tới ,
trong đó cải thiện điều kiện vật chất, văn hóa tinh thần cho công nhân là một trong
những giải pháp trọng tâm.
- Đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của công nhân lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh
Hải Dương" do Liên Đoàn Lao Động tỉnh Hải Dương thực hiện [9]. Liên đoàn lao
động tỉnh đã tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan và kết quả cho thấy thu nhập
của công nhân lao động không tương xứng với cường độ lao động thực tế, không đủ để
tái sản xuất sức lao động, cơ sở vật chất phục vụ công việc cũng như các hoạt động văn
hoá, thể thao của công nhân lao động còn thiếu thốn, điều kiện để công nhân tham gia
rất hạn hẹp... Đề tài đã đánh giá đúng về thực trạng còn tồn tại và đề xuất nhiều giải
pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động trong các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Đề tài “Thực trạng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các khu
công nghiệp hiện nay" do ThS. Lê Thị Lan Hương làm chủ nhiệm đã hệ thống hoá và
bổ sung, phát triển lư luận về văn hóa, nhu cầu, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa
tinh thần của công nhân khu công nghiệp[17]. Khái quát thực trạng, phát hiện những
vấn đề đặt ra đối với nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các khu công
nghiệp hiện nay và đề xuất giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức công đoàn trong công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của
công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới.
- Đề tài “Xây dựng môi trường văn hóa trong công nhân ở thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay” của PGS.TS. Phạm Duy Đức – Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát
triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [12]. Đề tài này đã trình bày tổng quan
về thực trạng đời sống của đội ngũ công nhân ở Tp.HCM hiện nay như tình hình số

4


lượng công nhân, vấn đề tiền lương, trình độ học vấn, tay nghề…. , đã đề ra những giải
pháp xây dựng và phát triển môi trường văn hóa lành mạnh trong công nhân ở các
KCX-KCN ở địa bàn Tp. HCM hiện nay. Tuy nhiên, do công trình này nghiên cứu
trên phạm vi thành phố nên nội dung và kết quả của đề tài này mang tính khái quát,
những kiến nghị, giải pháp đề ra chỉ ở mức lý luận chung chung và tổng thể.
- Phan Thị Mai Hương Viện Tâm lý học làm chủ nhiệm (2011), “Báo cáo
kết quả nghiên cứu về công nhân”[13]. Đề tài đã thực hiện khảo sát với những
công nhân trên cả ba miền đất nước về vấn đề kinh tế - xã hội. Nghiên cứu này
đã chỉ ra rằng người công nhân có sự quan tâm đối với các vấn đề lớn của đất
nước nhưng nhận thức còn chưa thực sự đầy đủ, còn có những hạn chế. Các
thông tin về những vấn đề lớn, được nhiều người quan tâm được người công
nhân tiếp nhận chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền
hình, đài, báo chí. Thậm chí ngay cả việc tiếp thu thông tin qua các phương tiện
truyền thông đại chúng cũng không phải là nhiều, do phần lớn thời gian người

công nhân đành để làm việc, làm tăng ca.., do người công nhân còn đang phải lo
cho cuộc sống hàng ngày, lo kiếm sống. Vì vậy, thông tin thu được cũng không
phải là nhiều. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người công nhân nói chung
chưa cao nên điều này cũng có ảnh hưởng đến nhận thức của họ.
- Kim Anh, Nguyễn Tập và Quốc Linh (2004), “Chuyện dài nhiều tập của
công nhân nhập cư”[8] . Nhóm tác giả đã nói lên được thực trạng đời sống của
công nhân nhập cư mà đáng chú ý hơn cả là nữ công nhân. Các nữ công nhân
đều gặp các vấn đề từ nhà trọ đến ăn uống hàng ngày, thu nhập, tình cảm, sức
khỏe…Họ phải sống trong các khu nhà trọ ẩm thấp, dột nát, chật hẹp, ăn uống
thì tằn tiện vì đồng lương quá ít ỏi. Tình trạng sống thử xảy ra đầy rẫy, không
nhận được sự quan tầm về mặt sức khỏe từ phía công ty nên nữ công nhân dễ
mắc các bệnh: Đau bao tử, viêm xoang, viêm phụ khoa…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

5


- Nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá đúng thực trạng sức khỏe tinh thần của
CNLĐ làm việc tại KCN HANAKA, tỉnh Bắc Ninh và sự quan tâm của chủ doanh
nghiệp cũng như chính quyền địa phương về vấn đề này.
- Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, các hoạt động công tác xã hội đã có
trong việc chăm lo sức khỏe tinh thần cho CNLĐ tại đây, từ đó cùng với các cấp các
ngành có liên quan đề ra những giải pháp, chương trình hành động trợ giúp CNLĐ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý thuyết, khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Tìm các yếu tố liên quan tác động, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của
CNLĐ.
- Phân tích, tìm hiểu thực trạng của một số hoạt động công tác xã hội trong việc
hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần CNLĐ đã có tại KCN HANAKA để tìm ra ưu

điểm, nhược điểm và những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức các hoạt động xã hội để
rút kinh nghiệm.
- Đề xuất những giải pháp hỗ trợ các hoạt động CTXH phù hợp với điều kiện
của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho
CNLĐ tại KCN HANAKA, tỉnh Bắc Ninh.
- Khách thể: CNLĐ làm việc tại KCN HANAKA, các cán bộ kiêm nhiệm công
tác xã hội tại doanh nghiệp cũng như tại tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đúng thực trạng, kết quả và hạn chế trong
triển khai các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho CNLĐ
thông qua việc đánh giá một số hoạt động : tổ chức thực hiện, tuyên truyền, giáo dục,
tham vấn tâm lý và kết nối nguồn hỗ trợ đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe tinh thần cho
CNLĐ.

6


- Không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại KCN HANAKA, tỉnh Bắc Ninh
- Thời gian: từ tháng 12/2018 – tháng 4/2019
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là một trong những phương pháp rất quan trọng trong mọi báo cáo cũng như
nghiên cứu, được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên
quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này được sử dụng
trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên
cứu trong đề tài nghiên cứu như: trình độ học vấn của CNLĐ, tình hình thu nhập, sức
khỏe của CNLĐ, vấn đề nhà ở, các thiết chế văn hóa, các hoạt động vui chơi giải trí,

các hoạt động về đời sống văn hóa, môi trường làm việc. Phân tích các tài liệu sẵn có,
các báo cáo của các cấp, các ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tập hợp, so
sánh, đối chứng với kết quả nghiên cứu này. Tập hợp kết quả điều tra, khảo sát dể xử
lý, phân tích theo các tiêu chí và phân mềm tương quan bằng phần mềm vi tính. Việc
nghiên cứu và phân tích tài liệu này sẽ giúp tôi có cái nhìn tổng quan từ những nghiên
cứu trước về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho CNLĐ.
5.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Đặc trưng của phương pháp này nhằm dùng bảng hỏi được quy định chuẩn để
hỏi chung cho đối tượng nằm trong mẫu điều tra, qua đó lượng hóa các thông tin cần
thiết. Các mẫu phiếu hỏi được thiết kế cho từng đối tượng khác nhau, với những câu
hỏi được sắp xếp theo trật tự của suy luận logic. Phương pháp này là tiền đề giúp cho
việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách
khách quan và chính xác. Người nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập
thông tin về thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh
thần cho công nhân lao động và hiệu quả cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của các hoạt động này.
Bảng hỏi được sử dụng để trưng cầu ý kiến trong phạm vi 80 CNLĐ, gồm 36
nam và 44 nữ công nhân tại KCN HANAKA nhằm khảo sát nhận thức của CNLĐ,

7


thực trạng hoạt động CTXH trong chăm sóc sức khỏe tinh thần và các vấn đề liên quan
khác phục vụ đề tài nghiên cứu.
Phần mở đầu của bảng hỏi phải trình bày được 3 vấn đề sau: Trình bày mục đích
điều tra – Hướng dẫn cho người được phỏng vấn cách trả lời câu hỏi – Ghi rõ tính
khuyết danh của cuộc điều tra, tạo hứng thú cho người trả lời.
Đưa các câu hỏi làm quen, sự kiện lên trước và tiếp sau mới đến các câu hỏi tâm tư,
tình cảm.
Đặt các câu hỏi đi sâu vào vấn đề nghiên cứu, thực trạng vấn đề đang diễn ra tại

khu công nghiệp, những nhu cầu, mong muốn của bản thân công nhân lao động. Hiệu
quả của các hoạt động đang diễn ra tại địa bàn nghiên cứu và những hạn chế của hoạt
động đó.
Nên đặt những câu hỏi biểu thị sự quan tâm của cuộc điều tra đến công ăn việc
làm trước để tạo thoải mái, những câu hỏi đi sâu đến đời sống từng người xếp xuống
sau.
Phần cuối bảng hỏi thường là các câu hỏi về tuổi, nghề nghiệp,... Nó giúp kiểm
tra xem mẫu chọn có bị lệch trong quá trình nghiên cứu hay không?
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là một phương pháp hữu hiệu trong việc thu thập thông tin. Thông qua các màn
đối thoại và vấn đáp trực tiếp. Nhờ việc người thu thập được tiếp xúc đối tượng sẽ giúp
cho người hỏi có được thông tin một cách chân thực và sống động nhất. Đồng thời có
thể hiểu được thái độ, quan điểm, phản ứng của đối tượng đối với vấn đề liên quan.
Nội dung các câu hỏi phỏng vấn sâu tường là những câu hỏi mở và được xây dựng
trên tiêu chí tìm hiểu thực trạng vấn đề, nhận thức và nhu cầu của người được phỏng
vấn đối với vấn đề đó. Người phỏng vấn phải thể hiện sự tôn trọng của mình với người
được phỏng vấn, tạo được mối quan hệ tin tưởng, đảm bảo sự an toàn cũng như quyền
lợi tốt nhất cho công nhân và những người xung quanh họ.
Đối tượng phỏng vấn bao gồm : 05 CNLĐ tại KCN HANAKA, 01 chủ doanh
nghiệp, 01chủ tịch công đoàn của doanh nghiệp.

8


- Phỏng vấn chủ doanh nghiệp, nội dung chủ yếu về:
+ Suy nghĩ của chủ doanh nghiệp về vấn đề chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
cho người lao động
+ Cách đầu tư, quan tâm cụ thể chăm lo đời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống
SKTT cho CNLĐ
+ Đánh giá của chủ doanh nghiệp về hoạt động CTXH trong doanh nghiệp

+ Kiến nghị với cấp trên về cơ chế chính sách hỗ trợ các hoạt động CTXH cho
người lao động.
- Phỏng vấn chủ tịch công đoàn của doanh nghiệp:
+ Đánh giá điều kiện cơ sở vật chất và sự quan tâm của doanh nghiệp đối với
người lao động
+ Sự tạo điều kiện của doanh nghiệp để cho công đoàn hoạt động, chế độ đãi
ngộ đối với CNLĐ như thế nào?
- Phỏng vấn người lao động, nội dung về:
+ Chủ doanh nghiệp thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật cho người lao động
như thế nào?, các mức độ đánh giá về các hoạt động đó?
+ Các chế độ đãi ngộ ngoài quy định của pháp luật lao động cho CNLĐ?
+ Các thiết chế văn hóa, các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội có phù hợp
không?
+ Nguyện vọng cá nhân của CNLĐ và những đề xuất của họ đối với chủ doanh
nghiệp, các ban ngành liên quan?
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài này không đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề có tính khoa học, mang
tính hệ thống mà chủ yếu đưa ra những can thiệp, giải pháp cụ thể nhằm góp phần vào
việc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về các hoạt động CTXH trong chăm sóc sức
khỏe tinh thần cho CNLĐ.

9


- Đề tài có sự tham khảo của một số tài liệu và số liệu có liên quan đến vấn đề
thực trạng các giải pháp về đời sống công nhân của môt số công trình nghiên cứu
trước, đồng thời cũng vận dụng một số lý thuyết trong công tác xã hội như lý thuyết
nhu cầu, lý thuyết hệ thống để có thể tiếp cận và nghiên cứu các quy luật tác động, các
yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.

- Kết quả của cuộc nguyên cứu này sẽ làm sáng tỏ và phong phú thêm về luận
điểm lý thuyết công tác xã hội nói chung và các lý thuyết được vận dụng trong đề tài
này nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp tác giả thấy được thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần cho CNLĐ tại
KCN HANAKA, các hoạt động CTXH đã diễn ra trong thực tiễn hỗ trợ cho CNLĐ và
những tác động ảnh hưởng đến hoạt động CTXH.
- Đây là cơ sở thực tiễn để công đoàn và chính quyền địa phương căn cứ vào đó
để có sự can thiệp, đề ra những chính sách kịp thời để đưa các hoạt động CTXH trong
chăm sóc sức khỏe tinh thần
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động công tác xã hội với công nhân
lao động
Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh
thần cho công nhân lao động tại KCN HANAKA, tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Đề xuất giải pháp, khuyến nghị nâng cao các hoạt động công tác xã
hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động

10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
1.1. Lý luận về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
1.1.1. Khái niệm
* Khái niệm sức khỏe:
Theo tổ chức Y tế Thế giới(WHO) “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái,
toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không chỉ bao gồm có tình trạng không có

bệnh tật hay thương tật” [14]. Cũng theo tổ chức này, các yếu tố quyết định đến sức
khỏe như môi trường, kinh tế và xã hội, môi trường vật lý, đặc điểm và ứng xử của mỗi
cá nhân. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản của con người dù
thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào.
* Khái niệm sức khỏe tinh thần:
Hầu hết mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của việc có một cơ thể
khỏe mạnh, tuy nhiên nhiều người lại bỏ qua giá trị của sức khỏe tinh thần. Sở hữu sức
khỏe tinh thần lành mạnh giúp ta tận hưởng cuộc sống tốt hơn, đồng thời tăng cường
sức khỏe thể chất và sức chịu đựng . Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không có định
nghĩa chính thức về sức khỏe tinh thần. Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá chủ
quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hưởng tới định nghĩa về khái
niệm sức khỏe tinh thần. Hiểu một cách thông thường thì mọi người trong chúng ta đều
hiểu (ít nhất là cảm nhận) sức khỏe tinh thần là tâm trạng thoải mái, thanh thản, “ăn
ngon, ngủ yên”, không có bệnh tật gì về tâm lý...
Gọi là có SKTT có nghĩa là sức khỏe ấy có thể tạo ra những giá trị nhất định –
linh hoạt vượt qua những thách thức, thể hiện khác nhau trong những hoàn cảnh khác
nhau, và theo các tác giả Mỹ (Myers, Sweeny, Witmer), nhất là trong lĩnh vực tâm linh,
làm việc và nghỉ ngơi, quan hệ bạn bè, yêu đương và định hướng cá nhân, nói cụ thể
hơn, thể hiện trong các công việc : coi trọng giá trị, khả năng kiểm tra, niềm tin hiện
thực, xúc cảm và đương đầu, giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo, tính khôi hài, ăn

11


uống luyện tập, tự chăm sóc, khả năng điều khiển tình trạng căng thẳng (stress), bản
sắc giới, bản sắc văn hóa, làm sao giải quyết được các tình huống, giữ được tinh thần
khỏe mạnh.[6]
Sức khỏe tinh thần là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống cảm xúc lành
mạnh của con người, đó là niềm hạnh phúc tự tại từ bên trong, một cảm giác vững chắc
về bản thân và khả năng kiểm soát bản thân dù đang ở trong bất cứ một tâm trạng nào.

Mặt khác phải thấy rằng, sự tồn vong của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố
con người. Vậy nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực đạt yêu cầu để thực thi cho một
mục tiêu nào đó thì tất nhiên “sức khỏe tinh thần” của mỗi thành viên sẽ ảnh hưởng
hoặc tác động không nhỏ đến việc hoàn thành mục tiêu.
Kết luận chung lại theo quan điểm cá nhân của tôi, “Sức khỏe tinh thần là khái niệm
ám chỉ tình trạng tâm thần và cảm xúc tốt của mỗi cá nhân, là một trạng thái khỏe
mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó
với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng”.
* Khái niệm chăm sóc sức khỏe:
Trong cuốn “Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu”, NXB Y học Hà Nội năm
1995 thì: Chăm sóc sức khỏe là việc làm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt( nhu
cầu đầy đủ dinh dưỡng, được vui chơi, giải trí...), để đảm bảo trạng thái thỏa mãn về
thể chất, tinh thần, xã hội của mỗi thành viên trong xã hội.[7]
Có thể hiểu đơn giản, chăm sóc sức khỏe là việc chuẩn đoán, điều trị và
phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích và suy yếu về các mặt thể chất và tinh
thần và xã hội ở con người. Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những người
hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan và các
nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc.
* Khái niệm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động:
Nói đến chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động thì chưa có một
định nghĩa nào rõ ràng cụ thể và chi tiết cho vấn đề này. Tuy nhiên theo quan điểm của
cá nhân tôi cho rằng: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động là cung cấp

12


những kỹ năng, những biện pháp chăm sóc sức khỏe cho người lao động, giúp đỡ, hỗ
trợ kịp thời cũng như đẩy mạnh công tác phòng ngừa cho họ có thể đưng đầu với
những rối loạn, lo âu, stress trong cuộc sống, công việc và các vấn đề của xã hội để họ
có thể vượt qua những thử thách, có một cuộc sống tinh thần lành mạnh và tích cực.

* Khái niệm CNLĐ:
CNLĐ là người lao động phổ thông, theo nghĩa rộng là người kiếm sống bằng
cách làm việc thể xác (lao động chân tay), bằng cách của mình – cung cấp lao động để
lãnh tiền công (tiền lương) của chủ nhân (người sử dụng lao động), để nỗ lực tạo ra sản
phẩm cho người chủ và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực
hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng.
1.1.2 Một số biểu hiện của sức khỏe tinh thần lành mạnh
- Khả năng tự bản thân
Cảm nhận được con người họ khỏe mạnh và tươi mới, mỗi ngày đi làm đều bắt
đầu với nguồn năng lượng dồi dào. Không bị phụ thuộc quá nhiều vào cảm xúc, không
bị cuốn hút, không bị sở hữu hoặc bị kiểm soát, biết cách đương đầu với rắc rối của bản
thân và trong cuộc sống hàng ngày.
Không sợ đơn độc và cũng không sợ người lạ, không muốn người khác giúp
mình cũng không cố cứu giúp hoặc thay đổi người khác.
Không dựa vào người khác để kiểm soát cảm xúc của bản thân, cũng không thể
hiện cảm xúc của họ cho người khác.
- Tôn trọng sức khỏe bản thân
Thỉnh thoảng quan tâm sức khỏe bản thân quá nhiều bị nhầm lẫn với trạng thái
yêu bản thân thái quá (đặc trưng bởi: tự tin vào bản thân, có hành vi tự cao tự đại, khát
vọng được người khác ngưỡng mộ, tự tin bản thân có tiền, sức mạnh, thiếu đồng cảm)
và ngược lại.
Nhận thức, chấp nhận điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Học cách để tự đánh
giá bản thân và tự công nhận giá trị của bản thân một cách chính xác, để bản thân

13


không bị phụ thuộc vào lời tán dương từ người khác cũng như là bị ảnh hưởng từ
những lời phê bình.
- Chủ động thay vì thụ động hoặc phản ứng lại

Nhận thức được rằng bản thân sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời của
mình. Nếu điều đó là trở ngại, có thể cân nhắc lựa chọn của mình và đưa ra quyết định.
Một người thụ động thường cảm thấy bị lấn át hoặc lạc lõng với khung cảnh
xung quanh, nơi mà người đó cảm thấy trơ ra và không làm được bất cứ việc gì. Tương
tự như vậy, một người hay phản ứng lại đơn giản là tự động họ sẽ phản ứng lại với mọi
thứ thay vì nhận thức sự việc và đưa ra quyết định.
Người thụ động hoặc người hay phản ứng lại hiếm khi nhận thức rằng chính họ
đang quyết định cuộc sống của họ. Người chủ động thì luôn lưu tâm đến cảm xúc của
họ, suy nghĩ của họ và động cơ của họ. Họ tận hưởng cuộc sống của họ, thậm chí nếu
đó là một thử thách.
- Suy nghĩ bằng lý trí
Thấy được hiện thực sự việc, biết chính xác khái niệm thực bằng cách phân tích
lý do, tính hợp lý, theo dõi và cảm nhận. Người không có lý trí, thậm chí nếu họ là
người rất logic, có thể cũng chỉ đưa ra được kết luận theo cảm nhận của họ và đó cũng
chỉ là cách nhìn thiển cận hoặc hoàn toàn lố bịch.
Duy trì nhận thức ở mức cao nhất, chấp nhận tình huống là bạn không bị đánh lừa
hoặc bạn không thể điều chỉnh cảm xúc.
Biết cách sống với thực tại mà không bị mắc kẹt trong quá khứ hoặc lo lắng liên
tục về tương lai.
- Đọc được cảm xúc và tự suy ngẫm về bản thân
Giữ được mối tương giao với cảm xúc của bản thân. Vì một lý do nào đó bản
thân có thể nhận thấy chính xác điều mà mình cảm thấy và điều đó nghĩa là trong mối
quan hệ của bạn với cuộc sống hiện tại của bạn.
Không sống vội. Giành thời gian nhìn lại và suy ngẫm về điều đang diễn ra bên
trong nội tâm và bên ngoài con người bạn. Nghĩ về điều đã xảy ra với bản thân trong

14


cuộc sống hoặc điều đang diễn ra và chủ động đưa ra quyết định về cách cư xử của cá

nhân dựa trên cảm xúc đích thực và thực tại.
Có thể giải quyết hiệu quả những tổn thương trong quá khứ và phát triển như một
con người bình thường.
- Đồng cảm và tràn đầy tình yêu thương
Người có sức khỏe tinh thần khỏe mạnh có một sự đồng cảm sâu sắc và lan tỏa
sự thông cảm đến người khác. Đồng cảm không cần thiết phải đồng ý với người khác
hoặc đồng ý hành động của họ, nhưng hiểu được cách người khác cảm nhận, suy nghĩ,
xử sự và tại sao họ làm vậy.
Đồng cảm trong chính bản thân mình sẽ lan tỏa phát triển thành tình yêu thương
con người bao la. Hiểu được những gì bản thân tự cảm nhận và hiểu cách người khác
cảm nhận, giành nhiều tình yêu thương con người cho những người đang rất cần sự
yêu thương
- Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng là một trong những đặc điểm tiêu biểu cần có. Người có sức
khỏe tinh thần khỏe mạnh có thể thích nghi để thay đổi nhanh chóng và kiên định khi
gặp rắc rối hoặc tình huống không mong muốn.
Cũng có nghĩa là có thể thích nghi khi mọi việc đi chệch hướng, vì họ đã có
những định hướng rõ ràng trong cuộc sống. Luôn tự tin rằng mọi việc sẽ ổn bởi vì họ
có khả năng thích nghi, có thể nghĩ về các tình huống nhưng họ không ám ảnh hoặc lo
lắng về điều đó vì họ biết bản thân sẽ có thể đương đầu với nó khi nó xảy ra.
- Chấp nhận điều mà bản thân kiểm soát được và điều không thể kiểm soát được
Luôn hiểu rằng có nhiều việc mà ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Việc muốn
kiểm soát mọi thứ là dấu hiệu điển hình của tình trạng lo lắng kéo dài và hiện hữu cảm
giác mất an toàn.
Có thể xử trí khác nhau giữa điều mà bản thân có thể kiểm soát và điều không thể
kiểm soát. Đưa ra phương án tập trung từ những thứ không kiểm soát được sẽ cho kết
quả tốt hơn, giúp khám phá lựa chọn mới, cơ hội mới và có được hạnh phúc vẹn toàn.

15



- Hướng đến sức khỏe bản thân
Thay vì tập trung vào điều mà bản thân không thể kiểm soát hoặc có mục đích to
lớn hơn hoặc xáo trộn mục tiêu, họ sống đơn giản vì sức khỏe và vì nhận thức cao nhất
có thể.
Không cố thay đổi mọi người xung quanh theo sở thích của bản thân, không cảm
thấy lo lắng bởi suy nghĩ của người khác về mình, chủ động tạo ra cuộc sống tốt hơn
cho mình và không gây sự với một ai khác, bắt đầu cuộc sống của chính mình và
không khí sống theo ý muốn.
- Không cảm thấy mình được cho đặc quyền
Chấp nhận không ai nợ bạn một thứ gì. Trên thực tế, mọi người cũng không
quan tâm về bạn.
Nếu bạn muốn thứ gì đó, bạn phải hành động để đạt được. Bạn cũng chấp
nhận rằng thỉnh thoảng cuộc sống không công bằng và không phải mọi người đều
bắt đầu giống nhau, bao gồm bạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn
xử sự không công bằng với người khác.
- Giúp đỡ người khác hết mình
Căn bản là mọi người chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Theo mặc
định, bạn không nợ ai bất cứ gì, giống người khác cũng không nợ bạn.
Người có SKTT tốt thì rất biết xem xét và hay giúp đỡ. Tuy nhiên, với họ
cho đi và giúp đỡ người khác là một hành động thể hiện sự tử tế, không phải là
một nghĩa vụ.
Bạn giúp người khác và quan tâm họ, nhưng bạn không cảm thấy bạn phải chịu
trách nhiệm cho sức khỏe của họ, giống như người khác không chịu trách nhiệm
với bạn.
- Có được mối quan hệ tốt
Nền tảng của mối quan hệ tốt là những ranh giới. Đối xử công bằng với
người khác, nghĩa là bạn yêu và tôn trọng họ và không lãng phí công sức cho
những người không đáng hoặc chịu đựng hành vi quấy rầy của họ.


16


Nếu bạn vượt qua những điều không tốt, bạn nên đưa ra quyết định về việc
đó thay vì phản ứng lại hoặc chủ động chấp nhận nó. Bạn tái đánh giá mối quan hệ
của bạn với người khác theo quy tắc cơ bản và đi đến kết luận rằng sẽ cố duy trì
ranh giới mối quan hệ.
- Không cố làm hài lòng mọi người
Sự thật là bất kể bạn là ai và bạn làm gì, sẽ có những người không thích bạn.
Bạn không thích mọi người, vì vậy đó là điều đương nhiên không ai thích bạn
Người có SKTT tốt không gây hấn hoặc không tiếp xúc với người khác nhưng họ
chấp nhận quy luật chọn lọc trong xã hội là không thể tránh khỏi.
- Biết nói “không”
Người có SKTT tốt nên biết khi nào nói “không”. Họ biết nơi nào cảm xúc
bản thân kết thúc và cảm xúc về người khác bắt đầu.
Họ cảm thấy dễ chịu, tự tin đứng vững, học cách nói không và tạo ra ranh
giới với xâm phạm, gây hấn và những hành vi không có lợi cho họ. Họ không cảm
thấy xấu hổ hoặc tội lỗi về điều đó và thay vào đó họ thấy tự do.
1.1.3 Nhu cầu của công nhân lao động
Mỗi người được sinh ra và lớn lên trong xã hội loài người đều có những nhu
cầu cơ bản để tồn tại và phát triển, khi nhu cầu cơ bản được đáp ứng, tùy theo diều
kiện cá nhân và xã hội mà xuất hiện nhu cầu nâng cao. CNLĐ trong nghiên cứu
này cũng có những nhu cầu về vật chất và nhu cầu tinh thần (nhu cầu được chăm
sóc SKTT), trong đó nhu cầu tinh thần được CNLĐ mong muốn chủ doanh nghiệp
cải thiện và nâng cao hơn cả. Doanh nghiệp, đặc biệt người lãnh đạo, phải giúp
nhân viên giải tỏa thái độ tiêu cực, kích thích khả năng sáng tạo, tăng động lực
làm việc và cảm nhận tốt hơn giả trị cuộc sống. Việc chăm sóc SKTT cho người
lao động của mình là điều mỗi doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Bên cạnh những nhu cầu về vật chất như nhà ở, tiền lương, môi trường
sống...là nhu cầu về tinh thần. CNLĐ nào cũng đều có những nhu cầu về mặt tinh

thần, đó là được học tập, làm việc, nhu cầu được vui chơi giải trí, tham gia các

17


hoạt động tập thể, tham vấn tâm lý... những nhu cầu đó đều phản ánh hiện trạng
SKTT của CNLĐ đang ở mức độ nào, nếu nhu cầu của CNLĐ chưa được đáp ứng
đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến SKTT của họ. Như việc thường xuyên cảm
thấy stress, mệt mỏi, không tập trung trong giờ làm, các mối quan hệ của CNLĐ
tại nơi làm việc với nhau cũng sẽ đánh giá hiện trạng SKTT của họ. Ngược lại, khi
những nhu cầu chính đáng được đáp ứng sẽ là những động lực để CNLĐ cống
hiến tốt nhất những gì họ có cho công việc và xã hội.
1.2 Lý luận về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh
thần cho công nhân lao động
1.2.1 Khái niệm công tác xã hội
Theo Từ điển Công tác xã hội (R.Barker), 1999, tr.455) “CTXH là một khoa
học ứng dụng nhằm giúp con người phát huy có hiệu quả chức năng của mình và
tạo ra những thay đổi xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi
người” [15].
Theo Hiệp hội những người làm công tác xã hội quốc gia (NASW): CTXH
là một hoạt động chuyên nghiệp trong việc giúp đỡ các cá nhân, tập thể hoặc cộng
đồng nhằm phục hồi khả năng của họ về chức năng xã hội nhất định và tạo ra
những điều kiện thích hợp cho mục đích này.[4]
Năm 2004, tại Canada, Liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế họp đã bổ
sung và khẳng định: CTXH là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay
đổi của toàn xã hội, bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội
(vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội) và quá trình tăng cường năng lực,
giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. CTXH đã giúp
con người phát triển hài hòa hơn và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi
người dân. [16]

Từ những khái niệm và quan điểm trên, có thể nhận thấy: CTXH là một khoa
học, nghề chuyên môn mang tính ứng dụng cao nhằm trợ giúp các đối tượng yếu

18


thế trong xã hội, giúp nâng cao năng lực và tăng cường chức năng xã hội để họ có
thể vượt qua các vấn đề xã hội tiêu cực và hướng đến phát triển bền vững.
Qua đó, ta cần hiểu người phụng sự cho ngành CTXH là những nhân viên CTXH ,
đó là những người sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình để hỗ trợ
cho thân chủ. Những người làm CTXH giúp mọi người tăng cường năng lực giải
quyết vấn đề của chính mình. Họ giúp mọi người khai thác thế mạnh của mình và
duy trì nguồn lực, tạo ra sự tác động thuận lợi giữa các cá nhân, giữa con người
với môi trường, tạo ra sự thay đổi giữa con người và môi trường.
1.2.2 Khái niệm công tác xã hội với công nhân lao động
Hiện nay, chưa có khái niệm về CTXH với CNLĐ. Trên cơ sở của khái niệm và
vai trò của CTXH và xuất phát từ đặc điểm của đối tượng trợ giúp, khái niệm CTXH
với CNLĐ có thể được hiểu như sau:
“ CTXH với CNLĐ là quá trình trợ giúp những cá nhân và nhóm CNLĐ có vấn
đề/hoàn cảnh đặc biệt nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu, tăng cường chức
năng xã hội. Đồng thời, thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và các
dịch vụ nhằm giải quyết vấn đề và phòng ngừa sự tái phát của các vấn đề xã hội mà họ
và gia đình đang gặp phải góp phần đảm bảo an sinh xã hội”.
Như vậy, có thể hiểu CTXH với CNLĐ là quá trình trợ giúp chuyên nghiệp của
nhân viên xã hội nhằm giúp cho các các nhân và gia đình CNLĐ đang gặp hoàn cảnh
khó khăn giải quyết vấn đề của mình nhằm đảm bảo các điều kiện sống cho họ.
1.2.3 Hoạt động của nhân viên công tác xã hội hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh
thần cho công nhân lao động
1.2.3.1 Hoạt động phòng ngừa
Để thực hiện hoạt động này, nhân viên CTXH cần chú ý và kịp thời phát hiện các

biểu hiện về SKTT không tốt của CNLĐ, đưa ra những phán đoán ban đầu để tìm ra
sớm những dấu hiệu ở giai đoạn đầu, sau đó sẽ có những giải pháp và hướng giải quyết
phù hợp.

19


Nhân viên CTXH cần dựa vào những biểu hiện sau đây của CNLĐ như: CNLĐ
có dấu hiệu mệt mỏi, stress, thường xuyên cảm thấy không tập trung trong khi làm
việc, hiệu quả công việc giảm sút, hay cáu gắt với những người xung quanh; lộ vẻ lo
lắng, suy tư về cuộc sống cá nhân, hay phải sử dụng thuốc để giảm thiểu căng thẳng do
áp lực công việc dẫn đến mất ngủ, khó ngủ; có những thái độ không đúng mực với cấp
trên, luôn cảm thấy bất mãn về chế độ làm việc cũng như về tiền lương dẫn dến những
hành vi làm việc chống đối, làm qua loa cho xong; cảm thấy nặng nề với mỗi ngày đi
làm, luôn thiếu năng lượng và sự linh hoạt khi làm việc, xuất hiện những hành vi lệch
chuẩn như sử dụng chất kích thích để xả stress: hút thuốc, uống rượu, tụ tập gây mất
trật tự công cộng...
Nhân viên CTXH tiến hành quan sát thực tế kết hợp phân tích kết quả từ phiếu
điều tra bảng hỏi, lập hồ sơ đánh giá tổng thể để đưa ra nhận định ban đầu về hiện trạng
đang diễn ra và khoanh vùng các CNLĐ có những dấu hiệu liên quan đến hiện trạng
đó. Từ đó, tiến hành tiếp cận thường xuyên, thăm hỏi tình hình của CNLĐ, kịp thời
đưa ra phương hướng giải quyết những khó khăn và vấn đề mà các CNLĐ đang gặp
phải. Bên cạnh đó, có những phương pháp giúp giảm thiểu những lo âu, căng thẳng
của họ, cải thiện tích cực các mối quan hệ của CNLĐ với mọi người tại nơi làm việc và
xung quanh cuộc sống hàng ngày, giúp họ tự cân bằng cuộc sống và ổn định tâm lý.
Tiến hành song song là những hoạt động tham vấn, trị liệu tâm lý đối với CNLĐ có
những biểu hiện, hành động tiêu cực, đưa ra những phương pháp can thiệp mang tính
định hướng với những vấn đề đó.
1.2.3.2 Hoạt động truyền thông
Hoạt động truyền thông là một quá trình liên tục tương tác qua lại và chia sẻ

những thông tin, kiến thức, tình cảm và kỹ năng nhằm mục đích đưa nội dung cần
được truyền thông đến với đối tượng cần hiểu rõ về vấn đề đó, tạo ra sự hiểu biết lẫn
nhau giữa bên truyền thông và thân chủ để dẫn đến những thay đổi trong suy nghĩ,
nhận thức và hành động của họ. Hoạt động truyền thông trong chăm sóc SKTT cho
CNLĐ ở phương diện CTXH gồm những hình thức truyền thông sau đây:

20


×