Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đối chiếu thuật ngữ thời trang anh việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.11 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ HUỆ

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ THỜI TRANG ANH – VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9222024

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Quang

Phản biện 2: PGS.TS. Hồ Ngọc Trung

Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Tất Thắng

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ chức tại Học viện
Khoa học xã hội vào hồi giờ phút ngày tháng năm 201

Có thể tìm hiểu luận án tại:


Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo và định danh,
Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 02 (45) 2017.
2. Lịch sử phát triển của thuật ngữ thời trang, Tạp chí Văn hoá Nghệ
thuật, số 408, tháng 6/2018.
3. Vay mượn thuật ngữ nước ngoài trong hệ thống thuật ngữ thời trang
tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 10 (277) 2018.
4. Thuật ngữ hóa từ thông thường-con đường hình thành thuật ngữ thời
trang trong tiếng Việt, Tạp chí Từ điển học& Bách khoa thư, số 6(56),
tháng 11/2018.
5. Các mô hình định danh thuật ngữ thời trang tiếng Việt, Kỷ yếu tọa đàm
khoa học, Hội thảo “Giáo sư Hoàng Phê với tiếng Việt và chuẩn hóa tiếng
Việt”, Nhà xuất bản Dân trí, tháng 1/2019.


MỞ ĐẦU
1. Lý do đề tài
Thuật ngữ đóng vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu và xây dựng các
lĩnh vực khoa học chuyên môn. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày một sâu
rộng, thời trang không chỉ trở thành một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ mà
còn là một lĩnh vực chuyên môn.Việc nghiên cứu và tìm hiểu về thuật ngữ thời trang
có ý nghĩa rất thiết thực đối với khoa học và thực tiễn đời sống xã hội ngày nay.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ thời trang chưa nhiều, đặc biệt là
chưa có những công trình khoa học nghiên cứu đối chiếu với thuật ngữ thời trang
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Việc bổ sung, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuật

ngữ thời trang là một công việc cần thiết hiện nay. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài:
Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh-Việt. Đề tài sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu
và so sánh đối chiếu các thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt về đặc
điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định đanh để tìm ra những điểm
tương đồng và khác biệt của thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành
và đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu : (1) Hệ thống hóa các quan điểm lý
luận khoa học trong và ngoài nước về nghiên cứu thuật ngữ, thuật ngữ thời trang và
so sánh đối chiếu ngôn ngữ. Từ đó, xác lập các cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên
cứu của luận án. (2) Mô tả và đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang
trong tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: các đơn vị cấu tạo thuật ngữ; số
lượng ngữ tố cấu tạo thuật ngữ ; phương thức cấu tạo, đặc điểm từ loại; nguồn gốc
yếu tố cấu tạo và mô hình cấu tạo thuật ngữ. (3) Mô tả và đối chiếu con đường hình
thành thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt trên phương diện các
phương thức cấu tạo. (4) Mô tả và đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang
trong tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: các phạm trù ngữ nghĩa; các mô hình
định danh và đặc trưng định danh của thuật ngữ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ biểu đạt các
khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực thời trang. Luận án tập trung so sánh đối
chiếu các thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt về các phương diện: đặc điểm
cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh.
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Tư liệu nghiên cứu
Dựa trên các tiêu chuẩn thuật ngữ, 1162 thuật ngữ thời trang tiếng Anh và 1190
thuật ngữ thời trang tiếng Việt đã được chúng tôi nhận diện và lựa chọn từ các các từ

điển, giáo trình chuyên ngành, sách báo, tạp chí về thời trang bằng tiếng Anh và
tiếng Việt để làm tư liệu nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

1


Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án: (1)
Phương pháp miêu tả bao gồm hai thủ pháp quan trọng: thủ pháp phân tích ngữ
nghĩa và thủ pháp phân tích theo thành tố trực tiếp; (2) Phương pháp so sánh đối
chiếu; (3) Thủ pháp thống kê. Trong luận án này, thuật ngữ thời trang tiếng Anh và
tiếng Việt được đối chiếu song song.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có thể được xem là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nghiên cứu tương
đối toàn diện, chuyên sâu và có hệ thống về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc
điểm định danh của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận, luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu thuật
ngữ, thuật ngữ thời trang và so sánh đối chiếu ngôn ngữ. Về thực tiễn, kết quả nghiên
cứu của luận án có thể là ngữ liệu cho công tác dịch thuật, chuẩn hóa thuật ngữ và
biên soạn từ điển chuyên ngành thời trang; là tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác giảng dạy, biên soạn tài liệu chuyên ngành thời trang hoặc thiết kế thời trang.
7. Cấu trúc của luận án
Bên cạnh các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án bao gồm
bốn chương: Chương 1-Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận; Chương 2- Đối
chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt; Chương 3 - Đối
chiếu con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt; Chương 4 - Đối
chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1.1. Các nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Công tác nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới được chia làm bốn giai đoạn:
Thời kỳ hình thành công tác nghiên cứu thuật ngữ (1930-1960); Công tác nghiên cứu
thuật ngữ phát triển nhất trong lĩnh vực máy vi tính và kỹ thuật văn bản (1960-1975);
Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của công tác nghiên cứu thuật ngữ gắn với tên tuổi của
các nhà khoa học Xô viết (1975 – 1985); Nghiên cứu về thuật ngữ tiếp tục được mở
rộng và phát triển đến đỉnh cao (1985- nay).
1.1.1.2. Các nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu thuật ngữ trong nước cũng được đánh giá qua bốn giai đoạn:
Xuất hiện một số nghiên cứu nhỏ lẻ về thuật ngữ tiếng Việt trong một số lĩnh vực
hẹp (Đầu thế kỷ XX); Tổ thuật ngữ- Từ điển học trực thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà
nước ra đời (1945 – 1960); Công tác nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt đã có những
bước phát triển vượt bậc (những năm 1960); Thời kỳ phát triển đỉnh cao của công
tác nghiên cứu thuật ngữ tại Việt Nam (1985 – nay)
Tính đến nay, công tác nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới cũng như ở Việt
Nam đã phát triển đến đỉnh cao. Thuật ngữ học đã trở thành một ngành khoa học độc
lập, đã và đang phát triển song hành cùng với sự tiến bộ mọi mặt của xã hội hiện đại.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ thời trang trên thế giới và ở Việt Nam
2


1.1.2.1. Những nghiên cứu của các học giả trên thế giới
Theo sự nghiên cứu và khảo sát của chúng tôi, công tác nghiên cứu về thuật
ngữ thời trang trên thế giới tính đến nay mới chỉ xuất hiện một số công trình nhỏ lẻ.
1.1.2.2. Những nghiên cứu của các học giả trong nước
Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về
việc xây dựng một hệ thuật ngữ thời trang thống nhất hoàn chỉnh, mà mới chỉ đề cập

đến từ ngữ chỉ trang phục.
1.2. Một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ
1.2.1. Khái niệm thuật ngữ
Luận án thống nhất với các nhà khoa học Xô Viết và Âu Mỹ về xu hướng định nghĩa
thuật ngữ gắn với khái niệm: thuật ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị khái niệm về sự vật,
hiện tượng của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó.
1.2.3. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án này kế thừa quan điểm của các nhà khoa học Âu Mỹ, thống nhất coi
hình vị là đơn vị nhỏ nhất dùng để cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Hình vị
được hiểu là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa từ vựng, là đơn vị giới hạn cuối cùng khi
phân tích các yếu tố cấu tạo từ.
1.2.4. Yếu tố cấu tạo thuật ngữ thời trang
Luận án gọi yếu tố cấu tạo thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt
là ngữ tố. Mỗi ngữ tố chứa đựng một khái niệm, hoặc một phần khái niệm, hoặc một
đặc trưng khái niệm của lĩnh vực thời trang. Chúng tôi phân chia các thuật ngữ thời
trang tiếng Anh thành thuật ngữ có cấu tạo là từ (bao gồm từ đơn, từ ghép và từ phái
sinh) và thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ định danh. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt
cũng được phân chia thành thuật ngữ có cấu tạo là từ (bao gồm từ đơn, từ ghép) và
thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ định danh.
1.3. Một số cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu
1.3.1. Khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của ngôn ngữ học. Phân ngành
này sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và khác
biệt của hai hay nhiều ngôn ngữ nhằm cung cấp những cơ sở ngữ liệu cần thiết cho
các phân ngành của ngôn ngữ học, đáp ứng công tác nghiên cứu ngôn ngữ cả về mặt
lý luận và mặt thực tiễn.
1.3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu sử dụng hai phương pháp: so sánh và đối chiếu.
1.3.3. Nguyên tắc so sánh đối chiếu
Chúng tôi tiếp thu và vận dụng năm nguyên tắc so sánh đối chiếu của tác giả Bùi

Mạnh Hùng (2008). Trong luận án, thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng
Việt được đối chiếu song song.
1.4. Thời trang và thuật ngữ thời trang
1.4.1. Khái niệm thời trang
Trong luận án, khái niệm thời trang được áp dụng để nghiên cứu về các thuật
ngữ chỉ những phong cách, xu hướng, kiểu dáng phổ biến và các thuật ngữ chỉ con

3


người, sự vật, sự kiện, chất liệu và hoạt động liên quan đến trang phục, giày dép, phụ
kiện, trang sức; không áp nghiên cứu về các thuật ngữ về trang điểm và tóc.
1.4.2. Khái niệm thuật ngữ thời trang
Trong luận án, khái niệm thuật ngữ thời trang được định nghĩa như sau: Thuật
ngữ thời trang là những từ, cụm từ biểu thị các khái niệm, đối tượng, sự vật, hiện
tượng, tính chất, hoạt động…..của ngành thời trang thuộc hai dòng: thời trang ứng
dụng và thời trang cao cấp.
Tiểu kết chương 1
Công tác nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã phát
triển đến đỉnh cao và thuật ngữ học đã được xem như một lĩnh vực nghiên cứu khoa
học thực sự. Vấn đề thuật ngữ thời trang, đặc biệt là so sánh đối chiếu thuật ngữ thời
trang Anh-Việt chưa thực sự được nghiên cứu và xây dựng một cách hoàn chỉnh. Do
vậy, cần thiết phải có một công trình nghiên cứu khoa học mang tính chuyên sâu,
toàn diện và hệ thống hơn về thuật ngữ thời trang và so sánh đối chiếu thuật ngữ thời
trang từ bình diện ngôn ngữ học so sánh đối chiếu.
Chương 2
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
CỦA THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ số
lượng ngữ tố cấu tạo


2.1.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo

2.1.1.1. Thuật ngữ tiếng Anh là từ đơn
Trong tiếng Anh, mỗi thuật ngữ có cấu tạo là từ đơn sẽ chỉ bao gồm một hình
vị tự do, đồng thời mỗi thuật ngữ cũng chỉ có một ngữ tố. Ví dụ: beret (mũ nồi),
vedette (người mẫu chính)….
2.1.1.2. Thuật ngữ tiếng Anh là từ phái sinh
Từ phái sinh được tạo ra bởi sự kết hợp giữa một hình vị tự do với một hay
nhiều hình vị phụ thuộc. Một từ phái sinh sẽ có từ 2 ngữ tố trở lên. Từ phái sinh gồm
2 ngữ tố được tạo thành bởi một gốc từ kết hợp với một tiền tố hoặc một hậu tố. Ví
dụ: monochrome, backless, supermodel…. Từ phái sinh gồm 3 ngữ tố chiếm số tỉ lệ rất ít
(01 thuật ngữ): monochromatic.
2.1.1.3. Thuật ngữ tiếng Anh là từ ghép
Thuật ngữ là từ ghép được hình thành bởi sự kết hợp của hai hoặc hơn hai từ
đơn để tạo thành một từ mới mang một nghĩa mới. Các từ đơn này đều là hình vị tự
do. Như vậy, mỗi thuật ngữ là từ ghép sẽ có hai ngữ tố trở lên. Ví dụ: catwalk (sàn
diễn) = cat/walk, dress shirt (đầm sơ mi) = dress/shirt, boyfriend jeans (quần Jean
ống suông) = boy/friend/jeans, black tie dinner (bữa tiệc thời trang dành cho quý
ông) = black/ tie/ dinner, …
2.1.1.4. Thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định danh
Các thuật ngữ thời trang tiếng Anh là cụm từ định danh sẽ có cấu tạo ít nhất 2
ngữ tố. Theo sự khảo sát của chúng tôi, số lượng thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định
danh chiếm tỉ lệ tương đối cao (316 thuật ngữ). Có thể nhận thấy, thuật ngữ tiếng
Anh có cấu tạo là cụm từ định danh có độ dài tối đa là 4 ngữ tố, ví dụ: belted jacket

4


(áo khoác thắt đai eo) = belted/jacket, minimal pleat (chân váy xếp li) =

minimal/pleat, double breasted coat (áo choàng hai khuy ngực) =
double/breasted/coat, espadrille wedge sandals (giày săng đan đế vải) =
espadrille/wedge/sandals, hidden button down collar (cổ áo cài khuy giấu) =
hidden/button/down/collar; multicolor maxi dress (đầm dài đa màu sắc) =
multi/color/maxi/dress,….
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ số lượng ngữ tố cấu tạo
2.1.2.1. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ đơn
Trong tiếng Việt, thuật ngữ là từ đơn có cấu tạo chỉ gồm 1 ngữ tố. Ví dụ: áo,
váy, đầm,….
2.1.2.2. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ ghép
Thuật ngữ tiếng Việt là từ ghép có cấu tạo gồm 2 ngữ tố trở lên. Các thuật ngữ
này xuất hiện với hình thức cấu tạo của thuật ngữ 2 ngữ tố, ví dụ: nhà mốt = nhà/
mốt, sàn diễn = sàn/ diễn, ….
2.1.2.3. Thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh
Cụm từ được thành lập bởi sự tổ hợp các từ. Trong tiếng Việt, thuật ngữ là
cụm từ định danh sẽ có cấu tạo từ 2 ngữ tố trở lên. Các thuật ngữ này có cấu tạo
ngắn nhất là 3 ngữ tố và cấu tạo dài nhất là 5 ngữ tố. Ví dụ: bộ sưu tập mùa đông =
bộ/sưu tập/mùa đông, sàn diễn quốc tế = sàn/diễn/quốc tế, quần ống loe xẻ vạt =
quần/ống/loe/xẻ/vạt, đầm xòe bất đối xứng = đầm/ xòe/ bất/đối xứng, đường cắt may
bất đối xứng = đường/ cắt/ may/ bất/ đối xứng, mẫu thiết kế in dấu ấn thời đại =
mẫu/ thiết kế/ in/ dấu ấn/ thời đại, … .
2.1.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét
từ số lượng ngữ tố cấu tạo
Các thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ đều được cấu tạo ít nhất một ngữ
tố. Thuật ngữ thời trang tiếng Anh có độ dài tối đa là 4 ngữ tố và thuật ngữ thời trang
tiếng Việt có số lượng ngữ tố tối đa là 5 ngữ tố. Các thuật ngữ có cấu tạo 1 ngữ tố
trong tiếng Anh có số lượng nhiều hơn các thuật ngữ trong tiếng Việt có cùng số
lượng ngữ tố cấu tạo. Bên cạnh đó, người Anh cũng có xu hướng sử dụng nhiều
thuật ngữ viết tắt hơn so với người Việt. Xét tổng thể, thuật ngữ thời trang tiếng Anh
mang tính khái niệm chính xác cao hơn thuật ngữ thời trang trong tiếng Việt.

2.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ
phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ phương thức cấu
tạo và đặc điểm từ loại
Luận án chỉ thực hiện khảo sát đối với 1150 thuật ngữ tiếng Anh (không tính
12 thuật ngữ viết tắt).
2.2.1.1. Thuật ngữ thời trang tiếng Anh là từ đơn
Chúng tôi nhận diện được 143/1150 thuật ngữ có cấu tạo là từ đơn. Trong đó,
có 134/1150 thuật ngữ là danh từ, ví dụ: agate (đá mã não), belt (thắt lưng) …;
05/1150 thuật ngữ là tính từ, ví dụ: nude (màu da, xuyên thấu), chic (thanh lịch, hợp
thời trang)…; và có 04/1150 thuật ngữ là động từ , ví dụ: match (kết hợp), mix (phối
đồ),….

5


2.2.1.2. Thuật ngữ thời trang tiếng Anh là từ ghép
Trong số 652/1150 thuật ngữ là từ ghép có 645 thuật ngữ là danh từ, ví dụ:
catwalk (sàn diễn), ankle boots (giày cao cổ) …, có 06 thuật ngữ là tính từ:
handmade (sản xuất thủ công), secondhand (cũ)… và 01 thuật ngữ là động từ: tiedye (tạo ra họa tiết nhuộm màu trên vải).
2.2.1.3. Thuật ngữ thời trang tiếng Anh là từ phái sinh
Thuật ngữ là từ phái sinh chỉ tồn tại trong tiếng Anh. Thuật ngữ thời trang
tiếng Anh là từ phái sinh thêm tiền tố được cấu tạo bằng sự kết hợp giữa một gốc từ
và một tiền tố, ví dụ: monochrome = mono + chrome, multicolor = multi + color….
Thuật ngữ thời trang tiếng Anh là từ phái sinh thêm hậu tố được cấu tạo bằng sự kết
hợp giữa một gốc từ và một hậu tố, ví dụ: stylist = style + ist, collection = collect+ ion,
backless = back + less, classic = class + ic. Thuật ngữ thời trang tiếng Anh là từ phái
sinh thêm cả tiền tố và hậu tố được cấu tạo bằng sự kết hợp của 1 chính tố kết hợp với 1
tiền tố và 1 hậu tố, ví dụ: monochromatic = mono + chromate + ic.
2.2.1.4. Thuật ngữ thời trang tiếng Anh là cụm từ định danh

Trong tiếng Anh, cụm từ định danh là sự kết hợp của tổ hợp từ. Cụm từ định
danh còn được gọi là từ tổ hoặc ngữ. Với số liệu khảo sát đạt được, chúng tôi nhận thấy, các
thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định danh đều xuất hiện ở dạng cụm danh từ, ví dụ: wide spread
collar (cổ áo rộng), waist tie dress (đầm thắt eo)… và các thuật ngữ là cụm động từ/cụm tính từ
không xuất hiện.
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ phương thức cấu tạo
và đặc điểm từ loại
2.2.2.1. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ đơn
Chúng tôi tìm thấy 31 thuật ngữ là danh từ, ví dụ: đầm, giày,… và 02 thuật ngữ là động
từ, đó là: mix, sơ vin; không có sự xuất hiện của thuật ngữ là tính từ.
2.2.2.2. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ ghép
Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ ghép bao gồm từ ghép chính phụ và từ ghép
đẳng lập. Chúng tôi tìm thấy sự có mặt của 06/1190 thuật ngữ là từ ghép đẳng lập, bao gồm
04 thuật ngữ là danh từ, ví dụ: diềm bèo, kiểu dáng… và 02 thuật ngữ là động từ, đó là:
phối trộn, pha trộn. Trong số các thuật ngữ là từ ghép chính phụ có 507 thuật ngữ là danh
từ, ví dụ: mẫu mốt, thảm đỏ, …; có 34 thuật ngữ là động từ, ví dụ: cộng màu, kết hợp,….
và 02 thuật ngữ là tính từ, đó là: lỗi mốt, ngoại cỡ.
2.2.2.3. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là cụm từ định danh
Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là cụm từ định danh được hiểu là một tổ hợp
từ. Chúng tôi không tìm thấy sự hiện diện của thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ đẳng
lập. Theo đó, các thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh đều xuất hiện ở dạng cụm
từ chính phụ. Trong đó, cụm danh từ chiếm số lượng nổi bật, ví dụ: giày mũi nhọn đế
bệt, váy liền áo hở ngực; cụm động từ xuất hiện với số lượng rất ít, ví dụ: vẽ diễn
hoạ thiết kế trang phục, chiếm sóng xu hướng thời trang… và không có sự xuất hiện
của cụm tính từ.
2.2.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét
từ phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại
a) Về phương thức cấu tạo

6



Các đơn vị thuật ngữ trong cả hai hệ thuật ngữ có từ đơn, từ ghép và cụm từ.
Trong đó, từ ghép và cụm từ chiếm số lượng nổi trội hơn so với các loại từ khác. Từ
phái sinh và từ viết tắt chỉ xuất hiện trong tiếng Anh. Từ ghép đẳng lập chỉ xuất hiện
trong các thuật ngữ tiếng Việt. Ghép từ là phương thức cấu tạo từ phổ biến và đóng
vai trò tạo ra khả năng sinh sản từ mạnh nhất trong hai ngôn ngữ.
b) Về đặc điểm từ loại
Các thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ có thể là danh từ, động từ, tính từ, cụm danh
từ và cụm động từ. Trong đó, thuật ngữ là danh từ và cụm danh từ chiếm số lượng nổi trội
hơn nhiều so với các thuật ngữ là loại từ khác.
2.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ nguồn
gốc của yếu tố cấu tạo
2.3.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ nguồn gốc của yếu
tố cấu tạo
Với số liệu khảo sát 1162 thuật ngữ tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy, các thuật ngữ
thời trang có sự vay mượn từ nguồn gốc của tiếng Latin và tiếng Hy Lạp. Bên cạnh đó có
sự xuất hiện không đáng kể của một số thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Anh cổ.
* Gốc từ tiếng Latin: anima (hơi thở, sự sống); aqua (nước); semi (bán, một nửa);
bi (hai); form (khuôn, hình dạng); able (có khả năng, có tính chất); ible (có thể, có
tính chất); neutr (trung tính)
* Gốc từ tiếng Hy Lạp: mono (đơn, một); graph (viết); ism (trường phái, đảng
phái); ist (người, nghề nghiệp)
*Gốc từ tiếng Anh cổ: less (không có, không tồn tại); min (nhỏ)
2.3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ nguồn gốc của yếu
tố cấu tạo
Từ kết quả khảo sát và phân tích số liệu, chúng tôi nhận thấy: bên cạnh các thuật ngữ sử
dụng yếu tố thuần Việt, còn có các thuật ngữ sử dụng yếu tố gốc Hán Việt và gốc Ấn Âu.
2.3.2.1. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ đơn
Có 16/1190 thuật ngữ là từ đơn có nguồn gốc từ thuần Việt, ví dụ: áo, giày…; có

17/1190 thuật ngữ có nguồn gốc từ Ấn-Âu, ví dụ: mix, cà vạt….; không có sự hiện
diện của thuật ngữ sử dụng yếu tố Hán Việt.
2.3.2.2. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ ghép
Theo khảo sát và phân tích, có 79/1190 thuật ngữ có nguồn gốc là từ thuần Việt,
ví dụ: bộ cánh, chuỗi vòng…, ; có 286/1190 thuật ngữ có nguồn gốc là từ Hán-Việt,
ví dụ: thiết kế, cố vấn phong cách…; có 10/1190 thuật ngữ có nguồn gốc là Ấn Âu, ví dụ:
đầm cocktail, đầm cut-out …; có 145/1190 thuật ngữ có nguồn gốc là từ thuần Việt + Ấn
Âu, ví dụ: áo ba đờ xuy, màu pastel…; có 29/1190 thuật ngữ có nguồn gốc là từ Hán Việt
+ Ấn Âu, ví dụ: họa tiết Pop art, mốt thời thượng….
2.3.2.3. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là cụm từ định danh
Theo khảo sát của chúng tôi, có 96/1190 thuật ngữ có nguồn gốc là từ thuần Việt, ví
dụ: áo cổ thuyền, chân váy xếp li…, ; có 252/1190 thuật ngữ có nguồn gốc là từ HánViệt, ví dụ: bản giao hưởng thời trang, bộ phối tối giản…; có 218/1190 thuật ngữ có
nguồn gốc là sự kết hợp của yếu tố thuần Việt + Ấn Âu, ví dụ: áo cổ vest, tông màu trầm
…; có 36/1190 thuật ngữ có nguồn gốc là sự kết hợp của yếu tố Hán Việt + Ấn Âu , ví

7


dụ: gu thẩm mỹ độc tôn, mô típ chủ đạo …; có 06/1190 thuật ngữ có nguồn gốc là sự kết
hợp hỗn hợp (thuần Việt + Hán Việt + Ấn Âu),ví dụ: đầm công sở cổ vest, set thời trang
dạo phố ….
2.3.3. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét
từ nguồn gốc của yếu tố cấu tạo
Nếu thuật ngữ tiếng Anh có sử dụng các nguồn gốc từ tiếng Latin, tiếng Hy Lạp và
tiếng Anh cổ thì thuật ngữ tiếng Việt có nhiều nguồn gốc, đó là: từ thuần Việt, từ Hán-Việt,
từ Ấn-Âu; hoặc sử dụng sự kết hợp hỗn hợp của từ thuần Việt - từ Ấn-Âu, từ Hán-Việt - từ
Ấn-Âu, từ thuần Việt - từ Hán Việt - từ Ấn Âu.
2.4. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt xét từ mô hình cấu tạo
Các mô hình cấu tạo được sử dụng để miêu tả các thuật ngữ có cấu tạo từ hai ngữ tố
trở lên bao gồm: các thuật ngữ tiếng Anh là từ ghép, từ phái sinh và cụm từ định danh và

các thuật ngữ tiếng Việt là từ ghép và cụm từ định danh. Ký hiệu ngữ tố cấu tạo thuật
ngữ là A. Các ngữ tố cấu tạo có các ký hiệu tương ứng là A1, A2, A3….An.

2.4.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh xét từ mô hình cấu tạo
2.4.1.1. Mô hình cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh là từ ghép

Mô hình 1:

A1

Ví dụ:

+

cat

A2

+

walk

Mô hình 1 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh là từ ghép gồm 2 ngữ tố, ví dụ:
catwalk (sàn diễn), ankle boots (giày cao cổ) ….

Mô hình 2:

A1

+


A2

+

A3

Ví dụ:
plus
+ size
+ collection
Mô hình 2 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh là từ ghép, ví
dụ: plus size collection (bộ sưu tập trang phục ngoại cỡ), eveningwear line (dòng
trang phục dạ hội),….
2.4.1.2. Mô hình cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh là từ phái sinh
Mô hình 3:

A1

Ví dụ:

+

back

A2

+

less


Mô hình 3 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh là từ phái sinh thêm hậu tố,
ví dụ: backless (hở lưng), stylist (nhà tạo mốt)….

Mô hình 4:

A1

+

Ví dụ:

mono

+
8

A2
chrome


Mô hình 4 miêu tả cấu tạo của các thuật ngữ là từ phái sinh thêm tiền tố, ví dụ:
monochrome (đơn màu), multicolor (đa màu sắc)….
2.4.1.3. Mô hình cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Anh là cụm từ định danh

Mô hình 5:

A1

+


A2

Ví dụ:

naked

+

dress

Mô hình 5 miêu tả cấu tạo của các thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định danh. Ví dụ: naked
dress (đầm xuyên thấu), pleated skirt (chân váy xếp ly) ….

Mô hình 6: A1

Ví dụ:

+

A2

espadrille

+

A3

+ wedge


+ sandals

Mô hình 6 miêu tả cấu tạo của các thuật ngữ tiếng Anh là cụm từ định danh.Ví dụ:
espadrille wedge sandals (săng đan đế vải), cold shoulder top (áo ngắn hở vai),…

Mô hình 7: A1

Ví dụ:

+

A2

crinkle

+

+

wide

A3

+ trousers

Mô hình 7 miêu tả cấu tạo các thuật ngữ thời trang tiếng Anh là cụm từ định danh
gồm 3 ngữ tố. Ví dụ: crinkle wide trousers (quần ống suông xếp ly nhăn), botanica
wrap skirt (chân váy quây in họa tiết), …

Mô hình 8: A1


Ví dụ:

egg

+

A2

+

+

heel

+

A3

leather

+

A4

+

mules

Mô hình 8 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Anh là cụm từ định

danh gồm 4 ngữ tố, ví dụ: hidden button down collar (cổ áo cài khuy giấu), egg heel
leather mules (giày sục bằng da đế hình quả trứng),….

2.4.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang tiếng Việt xét từ mô hình cấu tạo
2.4.2.1. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ ghép

Mô hình 1:
Ví dụ:

A1

+

A2

làng

+

mốt

9


Mô hình 1 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ ghép chính
phụ gồm 2 ngữ tố.Ví dụ: làng mốt, nhà mẫu,….

Mô hình 2: A1

+


A2

Ví dụ:

+

dáng

kiểu

Mô hình 2 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ ghép đẳng
lập gồm 2 ngữ tố. Ví dụ: kiểu dáng, diềm bèo,….
2.4.2.2. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt là cụm từ định danh

Mô hình 3:

A1

+

A2

săng đan +

Ví dụ:

+

buộc


A3

+ dây

Mô hình 3 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ thời trang là cụm từ định danh
có cấu tạo gồm 3 ngữ tố, ví dụ: săng đan buộc dây, đầm ghép mảnh ….

Mô hình 4:

A1

+

Ví dụ:

sàn

+

A2

diễn

+

+

A3


quốc tế

Mô hình 4 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Việt là cụm từ định danh gồm
3 ngữ tố, ví dụ: sàn diễn quốc tế, bộ sưu tập mùa thu,….

Mô hình 5:

Ví dụ:

A1

+

tuần lễ

A2

+

A3

+

A4

+ trình diễn + nữ trang + cao cấp

Mô hình 5 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh gồm
4 ngữ tố.Ví dụ: tuần lễ trình diễn nữ trang cao cấp, chuyên gia tư vấn tạo mẫu,....


Mô hình 6:

Ví dụ:

A1

+

A2

+

quần

+

jean

+

10

A3

ống

+

A4


+

côn


Mô hình 6 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh gồm
4 ngữ tố. Ví dụ: quần jean ống côn, đầm công sở cổ vest,....

Mô hình 7: A1

Ví dụ:

+

đầm

A2

+

+ maxi

+

A3

+

A4


+

xẻ

+

thân

+

A5

trước

Mô hình 7 miêu tả cấu tạo của các thuật ngữ tiếng Việt là cụm từ định danh
gồm 05 ngữ tố, ví dụ: mẫu thiết kế in dấu ấn thời đại, đầm maxi xẻ thân trước,….

Mô hình 8:

Ví dụ:

A1

giày

+

+

A2


mũi

+

+

A3

+

nhọn

+

A4

đế

+

+

A5

bệt

Mô hình 8 miêu tả cấu tạo của thuật ngữ thời trang tiếng Việt là cụm từ định danh gồm
05 ngữ tố, ví dụ: giày mũi nhọn đế bệt, đầm cổ yếm vạt xéo,….
2.5. Điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thời trang

tiếng Anh và tiếng Việt
2.5.1. Về số lượng ngữ tố cấu tạo
Các thuật ngữ thời trang tiếng Anh có cấu tạo tối đa gồm 4 ngữ tố, do vậy, sự
ngắn gọn và sự chính xác của thuật ngữ được đảm bảo tương đối. Các thuật ngữ thời
trang tiếng Việt có cấu tạo tối đa gồm 05 ngữ tố, do vậy các thuật ngữ này mang
chức năng giải thích một cách chi tiết hóa về đặc điểm, tính chất của đối tượng mà
thuật ngữ biểu thị.
2.5.2. Về phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại
Ghép từ theo quan hệ chính phụ là phương thức ghép phổ biến nhất của hai hệ
thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong tiếng Anh còn có một số
phương thức khác để cấu tạo thuật ngữ: thêm phụ tố (tiền tố và hậu tố) và viết tắt.
Thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt đều có cấu tạo là từ đơn, từ ghép và
cụm từ định danh. Trong tiếng Anh còn có một số lượng thuật ngữ là từ phái sinh
(được cấu thành bằng cách thêm tiền tố hoặc hậu tố) và từ viết tắt.
2.5.3. Về nguồn gốc của yếu tố cấu tạo
Trong hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh, có một số lượng các thuật ngữ được
xác định có nguồn gốc cấu tạo từ các gốc từ Latin, tiếng Hy Lạp và tiếng Anh cổ.
Trong hệ thuật ngữ thời trang tiếng Việt, một số lượng các thuật ngữ được xác định
có nguồn gốc từ tiếng Việt, tiếng Hán và từ Ấn Âu.
Tiểu kết chương 2
Thuật ngữ tiếng Anh có độ dài tối đa ngắn hơn thuật ngữ tiếng Việt. Thuật ngữ
tiếng Anh có cấu tạo 1 ngữ tố chiếm số lượng vượt trội hơn so với thuật ngữ tiếng

11


Việt có cấu tạo 1 ngữ tố. Các thuật ngữ tiếng Anh mang tính chính xác và khoa học
cao hơn so với các thuật ngữ tiếng Việt. Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được hình
thành từ phương thức phái sinh (thêm phụ tố), ghép từ và viết tắt. Các thuật ngữ thời
trang tiếng Anh xuất hiện dưới dạng: từ đơn, từ ghép, từ phái sinh, từ viết tắt và cụm

từ định danh. Thuật ngữ thời trang tiếng Việt được cấu thành dưới dạng: từ đơn, từ
ghép (từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập) và cụm từ định danh. Trong hai ngôn
ngữ, các ngữ tố cấu tạo của các thuật ngữ là từ ghép và cụm từ chủ yếu tồn tại theo
mối quan hệ chính phụ.
Chương 3
ĐỐI CHIẾU CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH
THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. Con đường hình thành thuật ngữ là gì?
Con đường hình thành thuật ngữ là các phương hướng để xây dựng thuật ngữ. Mỗi con
đường hình thành có các phương thức cấu tạo thuật ngữ khác nhau.
3.2. Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh
3.2.1. Thuật ngữ hoá từ thông thường (Terminologization)
Con đường thuật ngữ hóa từ thông thường chính là sự biến đổi và phát triển nghĩa
của một từ thông thường để tạo ra một nghĩa mới (nghĩa thuật ngữ). Ví dụ: collection (bộ
sưu tập), boot (giày cao cổ), loafer (giày lười), catwalk (sàn diễn thời trang),…. Trong
tiếng Anh, có ba hình thức biến đổi và phát triển nghĩa của từ: so sánh, ẩn dụ và hoán dụ.
a) So sánh (simile): Các thuật ngữ được tạo ra từ phép so sánh thường sử dụng
các phụ tố như: -like, - style, - type, -line, -shaped,…, ví dụ: A-line skirt, bell –
shaped skirt, T- shirt, Y-shaped necklace,…
b) Ẩn dụ (metaphor): Sự so sánh ẩn ý dựa trên sự giống nhau của hai đối tượng
được so sánh, hay nói cách khác là lấy đối tượng này để chỉ đối tượng kia, ví dụ:
catwalk (sàn diễn), loafer (giày lười), ….
c) Hoán dụ (metonymy): Hoán dụ là phương thức làm biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách
lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng này để chỉ một sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở mối quan
hệ tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng ấy, ví dụ: cowboy boots (giày cao bồi), winter collection
(bộ sưu tập mùa đông),….
3.2.2. Tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu vốn có
3.2.2.1. Phương thức phái sinh (derivation)
Phương thức phái sinh trong tiếng Anh chính là sự hình thành một thuật ngữ
thời trang tiếng Anh mới bằng cách thêm một hoặc nhiều phụ tố (affixes) vào từ gốc.

Phụ tố bao gồm tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix). Có 04 thuật ngữ là từ phái sinh
thêm tiền tố, đó là: aquamarine, multicolor, monochrome, supermodel; 34 thuật ngữ
là từ phái sinh thêm hậu tố, ví dụ: collector, collection, stylist…; và 01 thuật ngữ là
từ phái sinh thêm cả tiền tố và hậu tố, đó là: monochromatic.
3.2.1.2 .Phương thức ghép (compounding)
Ghép là sự kết hợp hình vị từ tự do trở lên để tạo thành một từ mới, ví dụ: sun
+ dress = sundress (váy đầm hai dây, dáng xòe, xếp ly tựa ánh mặt trời), pull +
over= pullover (áo len chui đầu). Bên cạnh đó, phương thức ghép còn cho phép sự
kết hợp của một hình vị tự do với các từ khác để tạo ra cụm từ định danh, ví dụ: side

12


+ button + dress = side-button dress (đầm thiết kế với hàng khuy bên hông), peep +
toe + shoes = peep toe shoes (giày sục hở ngón).
3.2.1.3. Phương thức viết tắt (Abbreviated forms):
Viết tắt cũng là một phương thức cấu tạo thuật ngữ khá phổ biến trong tiếng Anh,
ví dụ: high heels (high- heeled shoes), Capris (Capri pants), glam (glamorous),…
3.2.3. Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài
Các thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh được vay mượn bằng hình thức giữ nguyên dạng
thuật ngữ nước ngoài từ các ngôn ngữ: Pháp, Latin, Tây Ban Nha,…, ví dụ: satin (tiếng Pháp), frock
(tiếng Latin), brocade (tiếng Tây Ban Nha),…
3.2.4. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành
Sự phát triển của hệ thuật ngữ thời trang còn có sự vay mượn thuật ngữ của một số
ngành khoa học khác, ví dụ: editorial (thuật ngữ của ngành báo chí), creepers (thuật ngữ
ngành thể thao), muffer (thuật ngữ ngành kỹ thuật),…
3.3. Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Việt
3.3.1. Thuật ngữ hoá từ thông thường
Con đường thuật ngữ hoá từ thông thường trong tiếng Việt cũng chính là sự
phát triển nghĩa của từ toàn dân để tạo ra nghĩa thuật ngữ (nghĩa phái sinh) dựa trên

hai phép tu từ trong tiếng Việt: ẩn dụ và hoán dụ. Mối quan hệ dựa theo sự liên
tưởng tương đồng về các thuộc tính của sự vật sẽ cho phép nghĩa của các từ thông
thường được chuyển thành nghĩa của thuật ngữ theo phép ẩn dụ. Ví dụ: cảm hứng
trong cảm hứng thiết kế, cá tính trong cá tính trang phục,…. Mối quan hệ dựa theo
sự liên tưởng tương cận và gần gũi về các thuộc tính của sự vật, hiện tượng sẽ dẫn
đến sự chuyển nghĩa của từ thông thường thành nghĩa thuật ngữ theo phép hoán dụ.
Ví dụ: cánh sen trong cổ cánh sen, thu đông trong thiết kế thu đông....
3.3.2. Tạo thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ liệu vốn có
Phương thức ghép trong tiếng Việt cũng tạo ra các từ ghép và cụm từ (tổ hợp
từ) định danh. Theo đó, thuật ngữ thời trang tiếng Việt là từ ghép sẽ được tạo ra bằng
sự kết hợp của hai gốc từ tự do với nhau. Bên cạnh đó, thuật ngữ thời trang tiếng
Việt là cụm từ định danh sẽ được hình thành bằng sự kết hợp của một gốc từ tự do
với (các) từ khác. Từ ghép bao gồm từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Đối với
các thuật ngữ thời trang là từ ghép chính phụ, các ngữ tố cấu tạo phụ thuộc vào nhau,
ngữ tố chính được bổ trợ về mặt ý nghĩa bởi ngữ tố phụ, ví dụ: thảm đỏ, giày bệt,….
Trong các thuật ngữ thời trang là từ ghép đẳng lập, các ngữ tố cấu tạo có mối quan
hệ bình đẳng với nhau, ví dụ: phối trộn, pha trộn,... Cụm từ định danh thực chất là
những cụm từ có chức năng gọi tên sự vật. Mỗi cụm từ định danh có chứa một ngữ tố
chính và một vài ngữ tố phụ miêu tả đối tượng/sự vật được nêu ở ngữ tố chính, ví dụ: túi xách
quai đeo chéo, đầm xòe cúp ngực,….
3.3.3. Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài
3.3.3.1. Phiên âm: Đây là hình thức mượn nguyên cách phát âm nước ngoài và giữ
nguyên cách viết con chữ, ví dụ: ma nơ canh (tiếng Pháp: mannequin, tiếng Anh:
mannequin), săng đan (tiếng Pháp: sandale, tiếng Anh: sandals)…
3.3.3.2. Sao phỏng: Đây là hình thức cấu thành thuật ngữ trong đó sử dụng các yếu
tố và mô hình cấu tạo từ của tiếng Việt để dịch nghĩa các thuật ngữ tương ứng trong

13



tiếng nước ngoài. Có hai hình thức sao phỏng: sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng
ngữ nghĩa. Hình thức sao phỏng chủ yếu từ tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong đó,
117/1190 thuật ngữ thời trang tiếng Việt đã được tạo ra bằng cách sao phỏng cấu tạo từ từ
thuật ngữ thời trang tiếng Anh, ví dụ: giày đế xuồng (wedge shoes), đầm công chúa (princess
dress)…; 46/1190 thuật ngữ thời trang tiếng Việt được tạo theo hình thức sao phỏng ngữ
nghĩa từ tiếng Anh, ví dụ: áo liền quần (jumpsuit), trường phái cổ điển (old-school)….
3.3.3.3. Ghép lai: Đây là hình thức tạo thành thuật ngữ mới bằng cách kết hợp cả
yếu tố tiếng Việt và yếu tố tiếng nước ngoài (đã phiên âm hoặc giữ nguyên dạng), ví
dụ: áo ba -đờ-xuy, gam màu, làng mốt, ….
3.3.3.4. Giữ nguyên dạng thuật ngữ tiếng nước ngoài: Đây là hình thức vay mượn
bằng cách giữ nguyên dạng thuật ngữ nước ngoài. Hình thức này được áp dụng khi
trong hệ thống tiếng Việt chưa có từ ngữ hoặc khái niệm tương ứng để phản ánh hoàn toàn
chính xác khái niệm của thuật ngữ gốc, đó là các thuật ngữ: mix, combo.
3.3.4. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành
Trong số các thuật ngữ thời trang tiếng Việt được khảo sát có sự xuất hiện của
những thuật ngữ được vay mượn từ ngành khoa học khác, ví dụ: phổ màu, phối màu (thuật
ngữ ngành hội họa), bản giao hưởng thời trang, biến tấu phong cách (thuật ngữ ngành âm
nhạc)….
3.4. Điểm tương đồng và khác biệt về con đường hình thành thuật ngữ thời
trang tiếng Anh và tiếng Việt
Thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ đều có chung các con đường hình thành là:
thuật ngữ hoá từ thông thường, tạo thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ liệu ngôn ngữ sẵn có, vay
mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài và vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành. Phương thức
ghép từ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển số lượng thuật ngữ thời
trang trong hai ngôn ngữ.
Thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ đều có sự vay mượn thuật ngữ bao
gồm vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài và thuật ngữ khoa học liên ngành. Thuật
ngữ thời trang tiếng Việt vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài dưới các hình thức:
phiên âm, sao phỏng, ghép lai, giữ nguyên dạng. Các thuật ngữ thời trang tiếng Anh
vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài với hình thức giữ nguyên dạng. Sự xuất hiện

của các thuật ngữ vay mượn từ các ngành khoa học khác cũng đã làm phong phú và
đa dạng hoá hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt.
Tiểu kết chương 3
Thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ đều được hình thành từ các con
đường: (1) thuật ngữ hoá từ thông thường; (2) tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ
liệu vốn có; (3) vay mượn thuật ngữ nước ngoài; (4) vay mượn thuật ngữ khoa học
liên ngành. Ghép từ là phương thức chủ đạo tạo ra sự phát triển của hệ thuật ngữ thời trang
tiếng Anh. Thuật ngữ hóa từ thông thường là con đường chủ yếu tạo nên số lượng thuật ngữ
thời trang tiếng Việt nhiều nhất.
Chương 4
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH
CỦA THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
4.1. Cơ sở lý thuyết định danh

14


4.1.1. Khái niệm định danh
Định danh là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng của một ngành khoa
học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó.

4.1.2. Các đơn vị định danh trong thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt.

Có hai loại hình thuật ngữ xét từ góc độ ngữ dụng học: thuật ngữ sơ cấp và
thuật ngữ thứ cấp. Thuật ngữ sơ cấp bao gồm một ngữ tố, đảm nhận chức năng gọi
tên sự vật, hiện tượng và tính chất cơ bản của ngành thời trang, ví dụ trong tiếng
Anh: coat, shoes, collection, show,…; ví dụ trong tiếng Việt: áo, đầm, váy, mùa,
thiết kế,…Thuật ngữ thứ cấp bao gồm hai ngữ tố cấu tạo trở lên, và là một khái niệm
mới được xây dựng dựa trên khái niệm gốc. Những thuật ngữ này chủ yếu được hình
thành theo cấu tạo ghép (một ngữ tố chính và một ngữ tố phụ), ví dụ trong tiếng

Anh: trench coat, spring collection, street style,…; ví dụ trong tiếng Việt: mùa mốt,
bộ sưu tập, giày cao gót, …. Luận án thực hiện khảo sát và phân tích đặc điểm định
danh của các thuật ngữ thứ cấp trong hai ngôn ngữ.
4.2. Các phạm trù định danh của thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt
Luận xác định được 08 phạm trù ngữ nghĩa tiêu biểu nhất của ngành thời trang,
đó là: (1) Con người tham gia hoạt động thời trang; (2) Trang phục; (3) Phụ kiện và
đồ trang sức; (4) Chất liệu; (5) Chi tiết và kết cấu trang trí; (6) Phong cách, thiết kế
và xu hướng; (7) sự vật, sự kiện và phương tiện tham gia lĩnh vực thời trang; (8)
Hoạt động thời trang
4.3. Các mô hình định danh thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt
4.3.1. Thuật ngữ chỉ con người tham gia hoạt động thời trang
Các thuật ngữ chỉ con người tham gia hoạt động thời trang bao gồm: nhà thiết
kế, người mẫu, tín đồ thời trang, khách hàng, tổ chức thời trang....
4.3.1.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Mô hình 1:
Tính chất
+
chủ thể
Ví dụ:
creative
designer (nhà thiết kế sáng tạo)

Mô hình 2: Lĩnh vực/chức năng hoạt động + chủ thể
Ví dụ:
accessories
designer (nhà thiết kế phụ kiện)
4.3.1.2. Thuật ngữ tiếng Việt
Mô hình 1: Chủ thể
+
tính chất

Ví dụ:
nhà mốt
cao cấp
Mô hình 2: Chủ thể
+
lĩnh vực/chức năng hoạt động
Ví dụ:
giám đốc
thương hiệu
4.3.2. Mô hình định danh các thuật ngữ chỉ trang phục
Các loại trang phục thời trang phổ biến nhất trong tiếng Anh là: coat, shirt,
jacket, pants, trousers, skirt, dress, suit, clothes, top, shorts, collar, sleeve.... và trong
tiếng Việt là: áo, quần, váy, đầm, cổ, ống, tà,....
4.3.2.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Mô hình 1:
Chất liệu
+
loại trang phục
Ví dụ:
corduroy
pants (quần nhung kẻ)
15


Mô hình 2:
Ví dụ:
Mô hình 3:
Ví dụ:

Vị trí sử dụng trên người + loại trang phục

top
coat (áo choàng ngắn)
Kích cỡ
long

+

loại trang phục/bộ phận trang phục
sleeve (tay áo dài)

Mô hình 4: Cấu tạo/hình dáng + loại trang phục/bộ phận trang phục
Ví dụ:
A- line
dress (đầm dáng chữ A)
Mô hình 5: Thời gian sử dụng
Ví dụ:
summer
Mô hình 6:
Ví dụ:

Nguồn gốc
French

+

loại trang phục
dress (đầm mùa hè)

+ loại trang phục
cuff (cổ tay áo người Pháp)


Mô hình 7: Cấu tạo/hình dáng + bộ phận trang phục + loại trang phục
Ví dụ:
bateau
neck
dress (đầm cổ thuyền)
Mô hình 8:
Cấu tạo/hình dáng + chất liệu + loại trang phục
Ví dụ:
eyelet
cotton
cardigan (áo khoác len đục lỗ)
Mô hình 9: Nhiệt độ
Ví dụ:
cold

+ bộ phận trang phục + loại trang phục
shoulder
shirt (áo sơ mi hở vai)

Mô hình 10: Màu sắc/ Họa tiết + hình dáng/cấu tạo + loại trang phục
Ví dụ:
botanica
wrap skirt (chân váy quây in họa tiết)
4.3.2.2. Thuật ngữ tiếng Việt
Mô hình 1:
Loại trang phục +
chức năng sử dụng
Ví dụ:
đầm

dạ hội
Mô hình 2: Loại trang phục/Bộ phận trang phục + đối tượng sử dụng
Ví dụ:
đầm
tiểu thư
Mô hình 3: Loại trang phục
Ví dụ:
quần

+

cấu tạo/hình dáng


Mô hình 4: Loại trang phục
Ví dụ:
đầm

+

thời gian sử dụng
mùa hè

Mô hình 5: Loại trang phục/Bộ phận trang phục + nguồn gốc
Ví dụ:
cổ
Đức
Mô hình 6: Loại trang phục
Ví dụ:
áo


+

Mô hình 7: Loại trang phục
Ví dụ:
áo

+

kích cỡ
lửng
chất liệu
dạ
16


Mô hình 8: Loại trang phục + bộ phận trang phục + cấu tạo/hình dáng
Ví dụ:
quần
ống
loe
Mô hình 9: Loại trang phục + bộ phận trang phục + nguồn gốc
Ví dụ:
đầm
cổ
Tàu
Mô hình 10: Loại trang phục + cấu tạo/hình dáng + bộ phận trang phục +cấu tạo/hình dáng
Ví dụ:
đầm
xòe

cổ
yếm
4.3.3. Mô hình định danh các thuật ngữ chỉ các phụ kiện và đồ trang sức
Các loại phụ kiện và đồ trang sức trong tiếng Anh là: hat, cap, shoes, boots,
clog, glass, wallet, purse, bag, necklace, ring, earrings, chain, belt, kerchief, scarf,
tie; trong tiếng Việt là: kính, ví, túi xách, vòng, nhẫn, hoa tai, thắt lưng, giày, dép, khăn, cà vạt.
4.3.3.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Mô hình 1: Thời gian sử dụng
+
loại phụ kiện/trang sức
Ví dụ:
summer
sandals (săng đan mùa hè)
Mô hình 2:
Ví dụ:

Chất liệu
calfskin

+

loại phụ kiện/trang sức
bag (túi xách da bò)

Mô hình 3: Tính chất/màu sắc/nguồn gốc/thương hiệu + loại phụ kiện/trang sức
Ví dụ:
traditional
loafer (giày lười cổ điển)
Mô hình 4: Cấu tạo/hình dáng
Ví dụ:

bucket

+ loại phụ kiện/trang sức
hat (mũ rộng vành)

Mô hình 5: Vị trí sử dụng trên người + loại phụ kiện/trang sức
Ví dụ:
ankle
boots (giày cao cổ)
Mô hình 6: Cấu tạo/hình dáng/chất liệu + bộ phận/chi tiết + loại phụ kiện/trang sức
Ví dụ:
closed
toe
sandals (săng đan kín mũi)
Mô hình 7: Màu sắc/Họa tiết + cấu tạo/hình dáng + loại phụ kiện/trang sức
Ví dụ:
rainbow
climb
necklace (vòng cổ màu cầu vồng)
4.3.3.2. Thuật ngữ tiếng Việt
Mô hình 1: Loại phụ kiện/trang sức
+
đối tượng sử dụng
Ví dụ:
Giày
cao bồi
Mô hình 2:
Ví dụ:

Loại phụ kiện/trang sức

Vòng

Mô hình 3: Loại phụ kiện/trang sức
Ví dụ:
Kính

+

+
17

chất liệu
pha lê
nhiệt độ
mát


Mô hình 4:
Ví dụ:

Loại phụ kiện/trang sức
Giày

+

cấu tạo/hình dáng
tổ ong

Mô hình 5:
Loại phụ kiện/trang sức + bộ phận/chi tiết + cấu tạo/hình dáng

Ví dụ:
Giày
đế
bằng
4.3.4. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ chất liệu
Các chất liệu thời trang bao gồm các loại vải; các loại đá quý, kim loại; các loại
da động vật, vải, nhựa ...
4.3.4.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Mô hình 1:
Màu sắc
+
chất liệu
Ví dụ:
red
emerald (ngọc lục bảo màu đỏ)
Mô hình 2:
Tính chất
Ví dụ:
faux
4.3.4.2. Thuật ngữ tiếng Việt
Mô hình 1:
Chất liệu
Ví dụ:
đá
Mô hình 2:
Ví dụ:

Chất liệu
đá


+

chất liệu
leather (giả da)

+

màu sắc
dâu tây

+

cấu tạo/hình dáng
mắt hổ

Mô hình 3:
Chất liệu
+
nguồn gốc
Ví dụ:
dạ
lông cừu
4.3.5. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ các chi tiết và kết cấu trang trí
Các chi tiết và kết cấu trang trí chính là các họa tiết và các kiểu trang trí trên
trang phục, phụ kiện và trang sức.
4.3.5.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Mô hình 1:
Tính chất
+ print/detail
Ví dụ: Vintage-inspired

print (họa tiết mang cảm hứng cổ điển)
Mô hình 2:
Cấu tạo/hình dáng
+
print/detail
Ví dụ:
herringbone
print (họa tiết hình xương cá)
4.3.5.2. Thuật ngữ tiếng Việt
Mô hình 1:
Họa tiết
+
tính chất
Ví dụ:
Họa tiết
chủ đạo
Mô hình 2:
Ví dụ:

Họa tiết
Họa tiết

+

cấu tạo/hình dáng
cầu vồng
18


4.3.6. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ phong cách, thiết kế và xu hướng

4.3.6.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Mô hình 1:
Tính chất
Ví dụ:
classic

+

style / fashion / trend / line
style (phong cách cổ điển)

Mô hình 2:
Ví dụ:

Cấu tạo/hình dáng
cut-out

+ style / fashion / trend / line
style (thiết kế cắt khoét)

Mô hình 3:
Ví dụ:

Sản phẩm
accessory

+

style / fashion / trend / line
trend (xu hướng phụ kiện)


Mô hình 4: Mục đích/Đối tượng sử dụng + style / fashion / trend / line
Ví dụ:
street
style (phong cách đường phố)
Mô hình 5:
Nhiệt độ
+ style / fashion / trend / line
Ví dụ:
hot
trend (xu hướng thịnh hành nhất)
4.3.6.2. Thuật ngữ tiếng Việt
Mô hình 1: Thời trang / phong cách / kiểu / thiết kế / xu hướng +
tính chất
Ví dụ:
Thời trang
cao cấp
Mô hình 2: Thời trang/ phong cách/kiểu/thiết kế/ xu hướng + cấu tạo/hình dáng
Ví dụ:
Thiết kế
cắt ráp
Mô hình 3:
Ví dụ:

Xu hướng/ dòng
Xu hướng

Mô hình 4: Dòng + sản phẩm/thời trang
Ví dụ:
Dòng

sản phẩm

+

sản phẩm
túi xách
+

tính chất
ứng dụng

Mô hình 5: Thời trang/phong cách/kiểu /thiết kế /xu hướng + mục đích sử dụng
Ví dụ:
Thiết kế
dạ hội
Mô hình 6: Thời trang/phong cách/kiểu/thiết kế/ xu hướng + thời gian sử dụng
Ví dụ:
Thiết kế
mùa đông
4.3.7. Mô hình định danh thuật ngữ các sự vật, sự kiện và phương tiện tham gia
lĩnh vực thời trang
Các sự vật, sự kiện và phương tiện tham gia lĩnh vực thời trang bao gồm các yếu tố như:
biểu tượng, bản mẫu thiết kế, sàn diễn, thời gian, địa điểm,....
4.3.7.1. Thuật ngữ tiếng Anh
19


Mô hình 1:
Tính chất + Tên sự vật / sự kiện / phương tiện
Ví dụ:

ready-to-wear show (chương trình thời trang ứng dụng)
Mô hình 2:
Ví dụ:

Chức năng + Tên sự vật / sự kiện / phương tiện
catwalk
season (mùa trình diễn)

Mô hình 3: Cấu tạo/hình dáng
Ví dụ:
Zig-zag

+ Tên sự vật / sự kiện / phương tiện
stage (sân khấu hình giấy gấp chữ Z)

Mô hình 4:
Ví dụ:

+ Tên sự vật / sự kiện / phương tiện
catwalk (sàn diễn Xuân Hè)

Thời gian sử dụng
Spring Summer

Mô hình 5: Địa điểm/Vị trí sử dụng + Tên sự vật / sự kiện / phương tiện
Ví dụ:
runway
show (chương trình biểu diễn trên sàn diễn thời trang)
Mô hình 6: Đối tượng (tạo ra sự vật/ sự kiện/phương tiện) + Tên sự vật/sự kiện/phương tiện
Ví dụ:

designer
brand (thương hiệu nhà thiết kế)
Mô hình 7: Màu sắc
+
Tên sự vật / sự kiện / phương tiện
Ví dụ:
Red
carpet (thảm đỏ)
4.3.7.2. Thuật ngữ tiếng Việt
Mô hình 1: Tên sự vật / sự kiện / phương tiện
+ Tính chất
Ví dụ:
mẫu
sống
Mô hình 2: Tên sự vật / sự kiện / phương tiện
Ví dụ:
công thức

+ chức năng
phối đồ

Mô hình 3: Tên sự vật / sự kiện / phương tiện + thời gian sử dụng
Ví dụ:
sàn diễn
mùa xuân
Mô hình 4:
Ví dụ:

Tên sự vật / sự kiện / phương tiện
tông


+

nhiệt độ
nóng

Mô hình 5:
Ví dụ:

Tên sự vật / sự kiện / phương tiện
thảm

+

màu sắc
đỏ

4.3.8. Mô hình định danh của thuật ngữ chỉ hoạt động thời trang
Các hoạt động trong lĩnh vực thời trang bao gồm các hoạt động thiết kế, trình
diễn, trưng bày....các sản phẩm thời trang.

20


4.3.8.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Kết quả nghiên cứu ngữ liệu của chúng tôi cho thấy, chỉ có 01 thuật ngữ tiếng
Anh là đơn vị định danh thứ cấp chỉ hoạt động trong lĩnh vực thời trang, đó là tiedye. Do số lượng thuật ngữ quá ít nên chúng tôi không xác định mô hình định danh
thuật ngữ.
4.3.8.1. Thuật ngữ tiếng Việt
Các thuật ngữ tiếng Việt chỉ hoạt động thời trang có các mô hình định danh như sau:

Mô hình 1:
Tên hoạt động
+
Sản phẩm
Ví dụ:
xây dựng
tủ đồ

Mô hình 2: Tên hoạt động
Ví dụ:
chinh phục

+

Đối tượng (tiếp nhận hoạt động)
thảm đỏ

Mô hình 3: Tên hoạt động
Ví dụ:
phác thảo

+ sản phẩm/đối tượng
dáng người

+

tính chất
cách điệu

4.4. Điểm tương đồng và khác biệt về các đặc trưng định danh trong thuật ngữ

thời trang tiếng Anh và tiếng Việt
Chúng tôi xác định được 35 mô hình định danh thuật ngữ trong tiếng Anh và 36
mô hình định danh thuật ngữ trong tiếng Việt. Theo đó, các loại trang phục, phụ kiện
và trang sức đã được người Anh và người Việt nhận diện theo hình thức bên ngoài
của chúng hoặc theo hình thức/cấu tạo/kiểu dáng của bộ phận/chi tiết thuộc các loại
trang phục, phụ kiện, trang sức đó. Cấu tạo/hình dáng là một thuộc tính dễ nhìn thấy
bằng mắt thường và gần gũi trong tư duy của con người về thế giới sự vật, hiện
tượng xung quanh.
4.5. Đặc điểm văn hóa dân tộc qua các đặc trưng định danh của thuật ngữ thời
trang tiếng Anh và tiếng Việt
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều thuật ngữ tiếng Anh chuyển sang tiếng
Việt bằng hình thức ghép lai hoặc phiên âm vì không có nghĩa tương đương tiếng
Việt và một số thuật ngữ tiếng Việt không thay đổi tên gọi khi chuyển sang tiếng
Anh. Hiện tượng này được giải thích những lý do liên quan đến thực tiễn của hai
ngôn ngữ thuộc hai nền văn hóa, hai xã hội khác nhau. Sự khác biệt về văn hóa và
đời sống thực tế giữa hai dân tộc Anh và Việt đã thể hiện dấu ấn qua những đặc
trưng định danh thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt.
Tiểu kết chương 4
Thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt có hai loại: đơn vị định danh sơ
cấp và đơn vị định danh thứ cấp. Dựa trên 08 phạm trù ngữ nghĩa đã được xác định,
chúng tôi đã khảo sát và đánh giá các mô hình định danh tương ứng của các đơn vị
thuật ngữ thứ cấp. Chúng tôi nhận thấy, đặc điểm cấu tạo/ hình dáng là đặc trưng rõ
nét nhất trong việc định danh các đối tượng thuộc lĩnh vực thời trang. Sự khác biệt
về văn hóa dân tộc và đời sống xã hội giữa hai quốc gia đã tạo nên sự khác biệt về
đặc trưng khu biệt trong định danh thuật ngữ thời trang trong hai ngôn ngữ.

21


KẾT LUẬN

Luận án đã nghiên cứu, khảo sát và đối chiếu các thuật ngữ thời trang tiếng
Anh và tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo, con đường hình thành và đặc điểm định danh
thuật ngữ, từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ thời trang
trong hai ngôn ngữ. Từ kết quả nghiên cứu đã trình bày trong luận án, chúng tôi đưa
ra một số kết luận như sau:
1. Luận án đã nghiên cứu và xác lập một số cơ sở lý luận về thuật ngữ. Theo đó, các
quan niệm về thuật ngữ, tiêu chuẩn thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với danh pháp, từ
thông thường, từ nghề nghiệp đã được luận án hệ thống hóa và phân tích cụ thể. Dựa
trên các cơ sở này, thuật ngữ được định nghĩa là những từ hoặc ngữ biểu thị khái
niệm về sự vật, hiện tượng của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn
nào đó. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ bao gồm: tính tính khoa học (tính chính xác,
tính hệ thống và tính ngắn gọn), tính quốc tế và tính dân tộc. Dựa trên các cơ sở lý
luận về thuật ngữ và những đặc trưng cơ bản của ngành thời trang, luận án xác định:
Thuật ngữ thời trang là những từ, cụm từ biểu thị các khái niệm, đối tượng, sự vật,
hiện tượng, tính chất, hoạt động…..của ngành thời trang thuộc hai dòng: thời trang
ứng dụng và thời trang cao cấp.
2. Dựa trên kết quả khảo sát 1162 thuật ngữ thời trang tiếng Anh và 1190 thuật ngữ thời
trang tiếng Việt, luận án đã miêu tả và so sánh đối chiếu đặc điểm cấu tạo của chúng.
Số lượng ngữ tố cấu tạo: Số liệu khảo sát cho thấy, thuật ngữ thời trang tiếng
Việt có kết cấu dài hơn thuật ngữ thời trang tiếng Anh, bởi thuật ngữ tiếng Anh có số
lượng ngữ tố cấu tạo cao nhất là 4 ngữ tố và thuật ngữ tiếng Việt có số lượng ngữ tố
cấu tạo cao nhất là 5 ngữ tố. Các thuật ngữ có cấu tạo càng dài sẽ mang tính chất giải
thích ngữ nghĩa nhiều hơn tính chất định danh. Như vậy, so với thuật ngữ thời trang
tiếng Việt, thuật ngữ thời trang tiếng Anh sẽ đảm bảo sự ngắn gọn và chính xác, phù
hợp với tiêu chuẩn xây dựng thuật ngữ hơn.
Phương thức cấu tạo và đặc điểm từ loại: Thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
đều chủ yếu hình thành từ phương thức ghép từ theo quan hệ chính phụ. Trong tiếng
Anh, các ngữ tố phụ đứng trước, ngữ tố chính đứng sau cùng. Trong tiếng Việt, ngữ
tố chính đứng trước, ngữ tố phụ đứng sau. Ngữ tố chính có chức năng khái quát hoá
khái niệm về đối tượng mà thuật ngữ biểu thị. Các ngữ tố phụ có vai trò cụ thể hoá

các đặc trưng, tính chất và đặc điểm của ngữ tố chính. Bên cạnh đó, các thuật ngữ
thời trang tiếng Anh còn có một số phương thức khác để cấu tạo thuật ngữ: thêm phụ
tố (tiền tố và hậu tố) và viết tắt. Nhờ phương thức thêm phụ tố, thuật ngữ thời trang
tiếng Anh còn có thêm một số lượng thuật ngữ là từ phái sinh (được cấu thành bằng
cách thêm tiền tố hoặc hậu tố, hoặc thêm cả tiền tố và hậu tố). Các thuật ngữ là từ
đơn trong thuật ngữ thời trang tiếng Anh xuất hiện nhiều hơn trong thuật ngữ thời
trang tiếng Việt; đồng thời, các thuật ngữ thời trang tiếng Anh luôn đảm bảo tính
ngắn gọn hơn so với các thuật ngữ thời trang tiếng Việt. Từ đơn, từ ghép và cụm từ
đều xuất hiện trong hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh và tiếng Việt. Thuật ngữ là từ
đơn có thể là danh từ, động từ hoặc tính từ. Phương thức ghép đã tạo ra các thuật
ngữ thời trang là từ ghép và cụm từ trong hai ngôn ngữ. Thuật ngữ là từ ghép có thể
là từ ghép chính phụ hoặc từ ghép đẳng lập. Trong tiếng Anh, thuật ngữ là cụm từ

22


×