Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Phương pháp giải các dạng bài tập chương phân biệt một số chất vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.21 KB, 69 trang )

Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Phân biệt một số chất vô cơ
Cách làm bài tập nhận biết chất hóa học cực hay, chi tiết
Cách làm bài tập tách chất hóa học cực hay, chi tiết
Dạng 1: Các dạng bài tập về nhận biết, tách chất
Dạng 2: Các bài toán về chuẩn độ axit bazo, chuẩn độ oxi hoa khử
Bài tập trắc nghiệm
40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải chi tiết (cơ bản – phần
1)
40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải chi tiết (cơ bản – phần
2)
40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải chi tiết (nâng cao –
phần 1)
40 câu trắc nghiệm Phân biệt một số chất vô cơ có lời giải chi tiết (nâng cao –
phần 2)


Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Phân biệt một số chất vô cơ
Cách làm bài tập nhận biết chất hóa học cực hay, chi tiết
Ion, chất

Ion, chất Thuốc thử

Hiện tượng, phương tr
Ion

Na+, K+

Thử màu ngọn lửa ( Đốt bằng ngọn lửa không
màu)

Với Na+ ngọn lửa biến



NH4+

Dung dịch kiềm (OH-)

Sủi bọt khí mùi khai :

NH4+ + OH- → NH3 +
Ba2+

- Dung dịch có SO42-

- Xuất hiện kết tủa trắn

- Dung dịch K2CrO4 hoặc K2Cr2O7

Ba2+ + SO42- → BaSO4

- Xuật hiện kết tủa vàn

Ba2+ + CrO42- → BaC

2Ba2+ + Cr2O72- + H2O
Al3+, Cr3+

Dung dịch kiềm (OH-) dư

Xuất hiện kết tủa (Al(

M3+ + 3OH- → M(OH


M(OH)3 + OH- → M(O
Fe3+

Fe2+

Dung dịch kiềm (hoặc NH3) hoặc dung dịch
thiosunfua SCN-

Fe3+ + OH- → Fe(OH)

Dung dichh kiềm hoặc NH3

Kết tủa keo trắng, khi

Fe3+ + 3SCN- → Fe(SC


Fe2+ + OH- → Fe(OH)

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O
Cu2+, Ni2+

- Dung dịch kiềm (OH-)

- Kết tủa xanh lục:

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH

- Tạo kết tủa xanh lụ

phức NH3 với Cu)

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O →

Cu(OH)2↓ + NH3 → [C
Ni2+ tương tự
NO3-

Cu, H2SO4 loãng

Giải phóng khí không

3Cu + 8H+ + 2NO3- →
NO + O2 → 2NO2
SO42-

Dung dịch Ba2+

Xuất hiện kết tủa trắng

SO42- + Ba2+ → BaSO4
CO32-;

- Dung dịch Ba2+

- Xuất hiện kết tủa trắn

- Dung dịch axit (H+)

BaCO3 + 2H+ → CO2


- Sủi bọt khí: H+ + CO
SO32-

- Dung dịch Ba2+

- Xuất hiện kết tủa trắn


- Dung dịch axit (H+)

BaSO3 + 2H+ → SO2 +

- Dung dịch I2

- Sủi bọt khí: H+ + SO

- Làm mất màu dung d

SO32- + I2 + H2O → SO
Cl-; Br-; I-

Dung dịch AgNO3

Xuất hiện kết tủa trắng

Ag + X- → AgX↓ ( Ag

Chú ý: Với AgCl tan đ


AgCl + NH3 → [Ag(N

Kết tủa AgCl sẽ xuất h

[Ag(NH3)2]+ + Cl- + 2H
Chất khí
CO2

- Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2

Xuất hiện kết tủa trắng

CO2 + Ca(OH)2 → Ca

CO2 + Ba(OH)2 → Ba
SO2

- Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2

- Giống như CO2

- Dung dịch Br2

- Mất màu dung dịch B

SO2 + Br2 + 2H2O→ 2
Cl2

Dung dịch KI + hồ tinh bột


- I2 sinh ra làm hồ tinh

2KI + Cl2 → 2KCl + I


NO2

Dùng H2O sau đó dùng Cu

Sinh ra khí không màu

4NO2 + O2 + 2H2O →

3Cu + 8HNO3 → 3Cu
H2S

Dung dịch Cu2+ hoặc Pb2+

Kết tủa đen

Cu2+ + H2S → CuS↓ +
Pb2+ + H2S → PbS↓ +
NH3

Qùy tím ẩm

Qùy tím ẩm hóa xanh
Các hợp chất hữu cơ

Ancol


Na

Xuất hiện sủi bọt khí
Lưu ý:
- Ancol bậc 1 oxi hóa

- Ancol etylic có phản

C2H5OH + 4I2 + 6N

- Ancol đa chức có OH
Anđehit

AgNO3/NH3

Phản ứng tráng bạc: tạ

Axit cacboxylic

- Qùy tím

- Qùy tím đổi màu đỏ

- Muối CO32-

- Giải phóng CO2

Chú ý: Axit fomic có
FeCl3 cho phức chất m



Glucozơ,
fructozơ

- AgNO3/NH3

- Phản ứng tráng bạc

- Cu(OH)2

- Phản ứng của ancol c

Chú ý: Glucozơ làm m
Tinh bột

I2

Màu xanh

Ankan

Cho phản ứng với Halgen sau đó thử sản phẩm
bằng quỳ tím ẩm

Phản ứng thế sản phẩm

Anken

Dung dịch Br2; KMnO4


Mất màu dung dịch Br

Ankin

Dung dịch Br2; KMnO4

Mất màu dung dịch Br

Chú ý: Với ankin-1 tạo
Aren

Brom lỏng (Fe)

Mất màu Br2

Aren

Brom lỏng (Fe)

Mất màu Br2

Chú ý: với ankyl benz
Stiren

Dung dịch Br2

Mất màu

Phương pháp :

Ví dụ 1 : Có thể dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các dung dịch riêng
biệt chứa AlCl3, FeCl3, FeCl2 và MgCl2?
A. Dung dịch H2SO4
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Na2SO4


D. Dung dịch NH4NO3
→ Đáp án B
Ví dụ 2 : Có 3 lọ mất nhãn đựng ba chất riêng biệt: phenol, stiren và ancol
benzylic. Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được cả ba lọ hóa chất trên?
A. Qùy tím
B. Dung dịch Br2
C. Dung dịch NaOH
D. Na kim loại
Hướng dẫn giải :
Phenol tạo kết tủa với dung dịch Br2
Stiren làm mất màu với dung dịch Br2
Ancol benzylic không hiện tượng
→ Đáp án B
Ví dụ 3 : Có 5 bình mất nhãn, chứa riêng biệt các khí SO 2, SO3, N2, CH3NH2 và
NH3. Nếu chỉ dùng quỳ tím ẩm thì có thể nhận ra bình chứa khí:
A. SO2

B. SO3

C. N2

D. NH3


Hướng dẫn giải :
SO2, SO3: làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ
CH3NH2 và NH3: làm quỳ tím hóa xanh
N2: không hiện tượng
→ Đáp án C
Ví dụ 4 : Cho ba hợp kim: Cu-Ag; Cu – Al; Cu – Zn. Thuốc thử nào sau đây có
thể được dùng để phân biệt ba hợp kim trên?


A. HCl và NaOH

B. HNO3 và NH3

C. H2SO4 và NaOH

D. H2SO4 loãng và NH3

Hướng dẫn giải :
Cho H2SO4 loãng:
- Hợp kim nào không xuất hiện khí là Cu – Ag
Cho dung dịch NH3 vào dung dịch thu được trong hai hợp kim còn lại:
+ Xuất hiện kết tủa keo trắng và không tan trong NH3 dư ⇒ hợp kim Cu – Al
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
+ Xuất hiện kết tủa rồi kết tủa lại tan trong NH3 dư ⇒ hợp kim Cu – Zn
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
→ Đáp án D
Ví dụ 5 : Có 4 dung dịch là: NaOH, H 2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm 1 chất

để nhận biết các dung dịch đó thì chất đó là chất nào?
A. Dung dịch HNO3.
B. Dung dịch KOH.
C. Dung dịch BaCl2.
D. Dung dịch NaCl.
Hướng dẫn giải :
Dùng BaCl2 nhận biết được 2 nhóm:


+ Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4; Na2CO3 (Nhóm I)
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Ba2+ + CO32- → BaCO3↓
+ Không hiện tượng: NaOH; HCl (Nhóm II)
;Đổ lần lượt từng chất của 2 nhóm vào nhau:
+ Nếu cặp chất nào đổ vào nhau xuất hiện sủi bột khí là Na 2CO3 (nhóm I) và HCl
(nhóm II)
H+ + CO32- → CO2↑ + H2O
→ Đáp án C
Ví dụ 6 : Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ bị mất nhãn: ancol etylic, toluen, phenol,
axit fomic. Để nhận biết 4 chất đó có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ?
A. Quỳ tím, nước Br2, dung dịch NaOH.
B. Dung dịch Na2CO3, nước Br2, Na.
C. Quỳ tím, nước Br2, dung dịch K2CO3.
D. Na, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3 trong NH3.
Hướng dẫn giải :
+ Dùng Na2CO3 nhận ra axit fomic: Hiện tượng sủi bọt khí
+ Nước Br2 nhận ra phenol: Hiện tượng kết tủa trắng
+ Na nhận ra ancol etylic: Hiện tượng sủi bọt khí
→ Đáp án B
Ví dụ 7 : Chỉ dùng thêm một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết các

chất: ancol etylic, axit axetic, glixerol, glucozơ đựng trong 4 lọ mất nhãn ?
A. dung dịch AgNO3 trong NH3.


B. Quỳ tím.
C. CaCO3.
D. Cu(OH)2.
Hướng dẫn giải :
Dùng Cu(OH)2 hiện tượng:
+ Axit axetic: hòa tan kết Cu(OH)2
+ Glixerol: Tạo phức màu xanh lam
+ Glucozơ: Tạo phức màu xanh lam, khi đun nóng xuất hiện đỏ gạch (Cu2O)
+ Ancol etylic: Không hiện tượng
→ Đáp án D
Ví dụ 8 : Có 3 bình không nhãn, mỗi bình đựng 1 trong các dung dịch: NaCl,
NaBr, NaI. Dùng cặp thuốc thử nào sau đây để xác định dung dịch chứa trong mỗi
bình?
A. Nước Cl2 và dung dịch I2.
B. Nước Br2 và dung dịch I2.
C. Nước Cl2 và hồ tinh bột.
D. Nước Br2 và hồ tinh bột.
Hướng dẫn giải :
Dùng nước clo và hồ tinh bột xảy ra hiện tượng:
+ Bình NaBr: xuất hiện dung dịch vàng đậm ( do Br2 sinh ra)
+ Bình NaI: Xuất hiện màu xanh, do I 2 sinh ra làm hồ tinh bột chuyển sang màu
xanh
+ Bình NaCl: Không hiện tượng


→ Đáp án C

Ví dụ 9 : Có 4 bình đựng các khí riêng biệt: CO2; SO3; SO2 và N2. Trật tự dùng
thuốc thử nào cho dưới đây để nhận biết các khí trên?
A. Dung dịch BaCl2, dung dịch Br2 và dung dịch Ca(OH)2
B. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch Br2
C. Qùy tím ẩm, dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch Br2
D. Dung dịch Br2, dung dịch BaCl2 và que đóm
Hướng dẫn giải :
Dùng BaCl2 có hiện tượng:
+ Xuất hiện kết tủa trắng gồm các khí: CO2; SO3; SO2
+ Không hiện tượng: N2
Dùng dung dịch Br2 để nhận biết các khí: CO2; SO3; SO2
+ SO2 làm mất màu dung dịch brom
+ CO2; SO3 không hiện tượng
Dùng Ca(OH)2 để nhận biết CO2; SO3
+ Xuất hiện kết tủa trắng: CO2
+ Không hiện tượng: SO3
→ Đáp án A
Cách làm bài tập tách chất hóa học cực hay, chi tiết
Phương pháp :
Sử dụng các phản ứng hóa học kết hợp với tách, chiết, đun sôi, cô cạn để tách một
chất ra khỏi hỗn hợp hoặc các chất ra khỏi nhau


- Với yêu cầu tách một chất ra khỏi hỗn hợp:
+ Sử dụng các chất phản ứng tác dụng hết với các chất cần loại bỏ, còn lại chất
cần tách không tác dụng chính là chất ta cần tách ra
+ Sử dụng tính chất riêng biệt của chất cần tách, sử dụng các chất chỉ phản ứng
với chất cần tách
- Với yêu cầu tách riêng rẽ các chất ra khỏi nhau:
Sử dụng tính chất riêng rẽ của từng chất để chọn tác nhân phản ứng phù hợp và

thu tách sản phẩm sau phản ứng để tinh chế lại chất ban đầu.
Ví dụ 1 : Có thể tách ion Cu2+ trong dung dịch chứa đồng thời các ion Ba 2+;
Fe2+ và Cu2+ bằng cách dùng hóa chất nào sau đây?
A. NaOH, NH4Cl
B. NaOH, dung dịch NH3
C. Ni, HCl
D. Zn, NaOH
Hướng dẫn giải :
Dùng NaOH, thu được 2 kết tủa Fe(OH)2 và Cu(OH)2
Cho dung dịch NH3 vào 2 kết tủa trên, Kết tủa Cu(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với
NH3 tạo Cu2+
→ Đáp án B
Ví dụ 2 : Để làm sạch Ag có lẫn Cu và Fe thì có thể khuấy hỗn hợp kim loại trong
dung dịch
A. Cu(NO3)2
B. AgNO3
C. Fe(NO3)2


D. Pb(NO3)2
Hướng dẫn giải :
Dùng phản ứng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối, Cu và Fe phản ứng
hết với AgNO3 tạo Ag
→ Đáp án B
Ví dụ 3 : Để tách riêng lấy từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, anilin, phenol, ta có
thể dùng thêm các dung dịch
HCl và NaOH

B. Br2 và HCl


C. NaOH và Br2 D. CO2 và HCl

Hướng dẫn giải :
Dùng dung dịch HCl, anilin sẽ phản ứng với HCl tạo ra muối phân lớp với bezen
và phenol. Tách chiết thu được 2 phần: muối C 6H5NH3Cl và hỗn hợp gồm benzen
và phenol.
Cho muối C6H5NH3Cl tác dụng với NaOH thu lại được anilin.
Cho NaOH tác dụng với hỗn hợp benzen và phenol. Phenol phản ứng với NaOH
tạo muối và phân lớp với benzen. Tách chiết thu được 2 phân: muối C 6H5ONa và
benzen.
Cho muối C6H5ONa tác dụng với HCl ta thu lại được phenol.
→ Đáp án A
Ví dụ 4 : Để tách riêng từng chất benzen (ts =80oC) và axit axetic (ts =118oC) nên
dùng phương pháp nào sau đây ?
A. Chưng cất
C. Kết tinh

B. Chiết
D. Chưng cất phân đoạn

→ Đáp án A
Ví dụ 5 : Để loại bỏ tạp chất C2H2, C2H4, but-1,3-đien, CH3NH2 có lẫn trong
C2H6 ta cho hỗn hợp lần lượt đi qua dung dịch


A. Br2 và NaOH
B. Br2 và HCl
C. AgNO3/NH3 và NaOH
D. AgNO3/NH3 và HCl
Hướng dẫn giải :

Cho hỗn hợp đi qua dung dịch Br2, các chất C2H2, C2H4, but-1,3-đien do có phản
ứng với dung dịch Br2
Còn lại CH3NH2 và C2H6 đi ra khỏi dung dịch, dẫn hỗn hợp này qua dung dịch
HCl. CH3NH2 bị giữ lại do phản ứng với HCl, còn lại ta thu được C2H6 tinh khiết
→ Đáp án B
Dạng 1: Các dạng bài tập về nhận biết, tách chất
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
1. Phản ứng nhận biết
Phản ứng nhận biết phải là phản ứng đặc trưng, tức là phản ứng xảy ra:
- Nhanh (phản ứng xảy ra tức thời).
- Nhạy (một lượng nhỏ cũng phát hiện được).
- Dễ thực hiện (điều kiện nhiệt độ, áp suất thấp).
- Phải có dấu hiệu, hiện tượng dễ quan sát (tạo kết tủa, hòa tan kết tủa, thay đổi
màu, sủi bọt khí, có mùi,...). Không được dùng phản ứng không có dấu hiệu, hiện
tượng dễ nhận biết.
2. Cách trình bày bài giải bài tập nhận biết
+) Cách 1: Phương pháp mô tả


- Bước 1: Trích mẫu thử từ hóa chất cần nhận biết.
- Bước 2: Chọn thuốc thử (tùy theo yêu cầu của đề bài; thuốc thử tùy chọn
không hạn chế, hay hạn chế, hoặc không dùng thuốc thử bên ngoài,...).
- Bựớc 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được (mô
tả hiện tượng xảy ra) rút ra kết luận đã nhận biết được hóa chất nào.
- Bước 4: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết.
+) Cách 2: Dùng phương pháp lập bảng
Cũng qua các bước như cách 1. Riêng bước 2 và 3 thay vì mô tả, gộp lại thành
bảng: trình tự nhận biết.
Ví dụ:


Chú ý: Kí hiệu (-) quy ước: không có dấu hiệu gì xảy ra (mặc dù có thể có
phản ứng), (///) chất đã nhận biết được.
Sau cùng phải viết các phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết, cần lưu ý sự
khác nhau giữa nhận biết và phân biệt. Để phân biệt các chất X, Y, Z, T chỉ cần
nhận biết các chất Z, Y, Z, chất còn lại đương nhiên là Z. Ngược lại, để nhận biết
các chất X, Y, Z, T phải xác định đủ tất cả các chất này, không được bỏ qua chất
nào.
3. Các kiểu bài nhận biết


a) Kiểu bài không hạn chế thuốc thử
Dạng này có thể dùng nhiều thuốc thử khác nhau để nhận biêt, miễn sao hợp lí.
b) Dùng thuốc thử hữu hạn
Dạng này chỉ được dùng những thuốc thử mà đề cho hay đề yêu cầu, dùng quá
là sai. Để giải dạng toán này ta có một số điểm lưu ý sau:
- Có thể dùng chất đã nhận biết trở lại làm thuốc thử.
- Trong dung dịch các muối nhận biết có các ion Al 3+, Zn2+, Cr3+, Sn2+, Pb2+,
Cu2+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, NH4+ ta dùng kiềm.
- Trong các dung dịch nhận biết vừa có môi trường axit vừa có môi trường
bazơ, ta dùng quỳ tím.
- Các dung dịch nhận biết có dung dịch muối HCO 3-, HSO3- ta đun nóng nhẹ
dung dịch để nhận biết thông qua hiện tượng có khí bay ra.
2HCO3- → H2O + CO32- + CO2
c) Không dùng thuốc thử
Dạng này không được dùng bất cứ một thuốc thử nào, có dùng là sai.
Để giải dạng toán này ta lưu ý một số điểm sau:
- Trong các dung dịch muối nhận biết có muối HCO 3-, HSO3- ta đun nóng các
mẫu dung dịch muối này, thông qua hiện tượng khí bay ra hay kết tủa để nhận
biết, rồi dùng nó trở lại làm thuốc thử.

2NaHCO3 −tº→ Na2CO3 + CO2 + H2O
Ca(HCO3)2 −tº→ CaCO3 + CO2 + H2O
- Nguyên tắc chung để giải dạng toán này là cho các chất tác dụng lẫn nhau
từng dôi một rồi lập bảng quan sát hiện tượng để kết luận (Qui tắc này gọi là qui
tắc bóng đá vòng tròn).
d. Dạng nhận biết các chất cùng nằm trong một hỗn hợp:


Nguyên tắc để giải dạng toán này cũng như trên, chỉ lưu ý rằng là khi nhận biết
được chất nào thường loại nó ra khỏi hỗn hợp và nhận biết đến cùng.
Lưu ý: Với dạng bài tách chất
- Có hỗn hợp nhiều chất trộn lẫn với nhau, dùng phản ứng hóa học kết hợp với
sự tách, chiết, đun sôi, cô cạn để tách một chất ra khỏi hỗn hợp hay tách các chất
ra khỏi nhau.
- Dạng toán này chỉ cần tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp, loại bỏ các chất
khác, ta có một trong hai cách giải sau:
Cách 1: Dùng hóa chất phản ứng tác dụng lên các chất cần loại bỏ, còn chất
cần tách riêng không tác dụng sau phản ứng được tách ra dễ dàng.
Cách 2: Dùng hóa chất tác dụng với chất cần muốn tách riêng tạo ra sản phẩm
mới. sản phẩm dễ tách khỏi hỗn hợp và dễ tái tạo lại chất đầu.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Cho ba dung dịch đựng trong ba lọ riêng biệt: CuSO 4, Cr2(SO4)3 và FeSO4.
Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được cả ba lọ hóa chất trên?
A. HCl

B. H2SO4

C.NaOH

D. Ba(OH)2


Hướng dẫn:
Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch NaOH lần lượt vào các
mẩu thử.
- Mẩu thử tạo kết tủa màu xanh là CuSO4.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
- Mẩu thử tạo kết tủa trắng xanh, sau đó hóa nâu đỏ là FeSO4.
FeSO4 + 2NaOH →Fe(OH)2 + Na2SO4
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
- Mẩu thử tạo kết tủa xanh rêu, sau đó tan trong kiềm dư là Cr2(SO4)3.


Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4
Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]
Bài 2: Cho 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch : KNO 3, Cu(NO3)2, FeCl3 và NH4Cl.
Chỉ sử dụng duy nhất một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch trên
Hướng dẫn:
Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. cho dung dịch NaOH lần lượt vào các
mẫu thử.
Mẫu thử tạo kết tủa xanh là Cu(NO3)2
Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
Mẫu thử tạo kết tủa nâu đỏ là FeCl3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Mẫu thử tạo kết tủa keo trắng tan trong kiềm dư là AlCl3
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Mẫu thử có khí mùi khai bay ra là NH4Cl
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
Bài 3: Có 5 bình mất nhãn đựng 5 dung dịch sau: HCl, H 2SO4, BaCl2, Na2SO4,
Ca(HCO3)2. Hãy nhận biết hình nào đựng dung dịch gì?(mà không dùng bất cứ

thuốc thử nào)?
Hướng dẫn:
Đun nhẹ 5 mẫu dung dịch trong 5 ống nghiệm, mẫu nào có sủi bọt khí và có kết
tủa là Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O


Dùng dung dịch Ca(HCO3)2 vừa nhận biết trở lại làm thuốc thử tác dụng với 4
mẫu dung dịch còn lại
Mẫu nào có khí bay ra không có kết tủa là HCl
Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
Mẫu nào vừa có khí vừa có kết tủa là H2SO4
Ca(HCO3)2 + 2H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2
Mẫu nào chỉ có kết tủa không có khí là Na2CO3
Ca(HCO3)2 + 2Na2CO3 → CaCO3 + 2NaHCO3
Mẫu nào không có hiện tượng gì là BaCl2
Bài 4: Một loại muối ăn bị lẫn các tạp chất là Na 2SO4, NaBr, MgCl2, CaCl2 và
CaSO4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để thu được NaCl tinh khiết.
Hướng dẫn:
Hòa tan vào nước, thêm BaCl2 dư để loại muối SO42Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc cho thêm Na 2CO3 dư để loại hết các cation Ca2+,
Mg2+, Ba2+.
Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc sục Cl2 dư vào để loại anion BrCl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Vì chỉ có một lượng nhỏ Cl 2 tác dụng với nước , do đó phải cho thêm dung dịch
HCl dư để loại hết CO32-.
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
Cô cạn dung dịch được NaCl tinh khiết.
B. Bài tập trắc nghiệm


Bài 1: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation: NH 4+, Mg2+, Fe3+,

Al3+, Na+ có nồng độ khoảng 0,1M. Nếu dùng dung dịch NaOH thì có thể nhận
biết được mấy dung dịch?
A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Các phản ứng xảy ra:
NH4^+ + OH- → NH3↑ + H2O
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓ tủa trắng
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓ nâu đỏ
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3 + 3 OH- → [Al(OH)4]- tan
Nhận biết được 4 dung dịch.
Bài 2: Không dùng hóa chất hãy nhân biết 4 dung dịch sau trong bốn bình bị mất
nhãn: HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2
Hiển thị đáp án
Đáp án:
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử. Lấy ngẫu nhiên một mẫu thử rồi cho
tác dụng lần lượt với các mẫu thử còn lại. ta có bảng sau.
Mẫu

HCl

H2SO4


Na

HCl

Kt

H2SO4

Kt


Na2CO3

Kt

BaCl2

Kt
Kt

Dựa vào bảng trên ta thấy
Chất tác dụng với 3 chất kia cho một kết tủa và hai khi là Na2CO3
Chất tác dụng với 3 chất kia cho hai kết tủa là BaCl2
Chất tác dụng với 3 chất kia cho một kết tủa, một khí là H2SO4
Chất tác dụng với 3 chất kia chỉ cho một khí là HCl
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + H2O + CO2
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Pb2+ + CO32- → PbCO3
Bài 3: Có 5 dung dịch mất nhãn gồm CuCl 2, NaNO3, Mg(NO3)2; NH4NO3 và
Fe(NO3)3. Có thể dùng kim loại nào sau đây để phân biệt cả 5 dung dịch?
A. Na

B. Fe

C. Cu

D. Ag

Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Dùng Na
Na + H2O → NaOH + ½ H2
Sau đó:
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ (xanh) + 2NaCl

Kt


Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ (trắng) + 2NaNO3
NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaNO3
Bài 4: Có hai dung dịch (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để
nhận biết được cả hai dung dịch trên?
A. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch KOH.

B. Dung dịch Ba(OH)2.

D. Dung dịch HCl.

Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Có khí mùi khai là (NH4)2S
Có khí mùi khai và kết tủa trắng là (NH4)2SO4
(NH4)2S + Ba(OH)2 → BaS + 2NH3↑ + 2H2O
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3↑ + 2H2O
Bài 5: Trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối Ca(NO 3)2,
Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để
loại được tất cả các muối trên?
A. NaOH

B. Na2CO3

C. NaHCO3

D. K2SO4

Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Khi cho Na2CO3 vào loại nước trên thì sẽ tạo kết tủa trắng CaCO3 và MgCO3
Bài 6: Có dung dịch hỗn hợp chứa các ion Fe3+, Al3+, Cu2+. Dùng những dung dịch
nào sau đây có thể tách riêng từng ion ra khỏi hỗn hợp?
A. Dung dịch NaOH, NH3.

B. Dung dịch NaOH, NH3, HCl

C. Dung dịch NaOH, HCl, H2SO4


D. Dung dịch Ba(OH)2, NaOH, NH3.


Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Tách các chất theo sơ đồ sau:

Bài 7: Cho năm lọ mất nhãn đựng các dung dịch: KNO 3, Cu(NO3)2, FeCl3 và
NH4C1. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết chúng?
A. Dung dịch NaOH dư
C. Dung dịch Na2SO4

B. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch HC1

Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch NaOH lần lượt vào các
mẩu thử.
- Mẩu thử tạo kết tủa xanh là Cu(NO3)2.
Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
- Mẩu thử tạo kết tủa nâu đỏ là FeCl3.
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
- Mẩu thử tạo kết tủa keo trắng tan trong kiềm dư là A1C13.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
- Mẩu thử có khí mùi bay ra là NH4Cl.
NH4Cl+ NaOH → NaCl + NH3 + H2O



Bài 8: Cho ba hợp kim: Cu-Ag, Cu-Al, Cu-Zn. Thuốc thử nào sau đây có thể
được dùng để phân biệt ba hợp kim trên?
A HCl và NaOH
B. HNO3 và NH3
C. H2SO4 và NaOH
D. H2SO4 loãng và NH3
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các
mẩu thử.
- Hợp kim nào không có khí là Cu-Ag.
- Cho dung dịch NH3 vào dung dịch thu được trong hai trường hợp còn lại.
+) Trường hợp tạo kết tủa keo trắng và không tan trong NH 3 dư ⇒ hợp kim là
Cu-Al.
3A1 + 3H2SO4 → A12(SO4)3 + 3H2
A12(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
+) Trường hợp tạo kết tủa rồi tan trong NH3 dư ⇒ hợp kim ban đầu là Cu-Zn.
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Bài 9: Để phân biệt hai khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây?
A. Dung dịch KMnO4
B. Dung dịch Br2


C. Dung dịch CuCl2
D. Dung dịch NaOH
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
H2S tạo kết tủa đen với CuCl2.

H2S + CuCl2 → CuS + 2HC1
Bài 10: Có 5 bình mất nhãn, chứa riêng biệt các khí SO 2, SO3, N2, CH3NH2 và
NH3. Nếu chỉ dùng quỳ tím ẩm thì có thể nhận ra bình chứa khí:
A. SO2

B. SO3

C. N2

D. NH3

Hiển thị đáp án
Đáp án: C
SO2 và SO3 làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.
CH3NH2 và NH3 làm quỳ tím hóa xanh.
N2 không làm đổi màu quỳ tím.
Dạng 2: Các bài toán về chuẩn độ axit bazo, chuẩn độ oxi hoa khử
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
a. Phương pháp chuẩn độ trung hòa (chuẩn độ axit - bazơ)
- Dùng những dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) đã biết chính xác nồng độ
làm dung dịch chuẩn để chuẩn độ các dung dịch axit và dùng các dung dịch axit
mạnh (HCl, HNO3, H2SO4) đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để độ
các dung dịch bazơ.
- Để nhận ra điểm tương đương (thời điểm dung dịch chuẩn vừa phản ứng hết
với dung dịch cần xác định) của phản ứng chuẩn độ trung hòa, người ta dùng chất
chỉ thị axit - bazơ (hay chỉ thi pH, là những axit yếu có màu sắc thay đổi theo pH)



×