Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

TIEU LUAN BAC SY CHINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.12 KB, 53 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
----oOo----

TIỂU LUẬN
Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Bác sỹ Hạng 2
Tổ chức tại Sở Y tế tỉnh

XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH GIAI ĐOẠN 2018- 2022

Học viên:
Đơn vị: Bệnh viện Đa khoa tỉnh

, tháng 10 năm 2019


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên , học viên lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp bác sỹ hạng 2, Tổ chức tại Sở Y tế tỉnh , Xin cam đoan:
chuyên đề này do chính tôi thực hiện và Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về những cam kết này.


3

MỤC LỤC



4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
HSBA
Hồ sơ bệnh án
QLCL
Quản lý chất lượng
Tiếng Anh
ADR
Adverse Drug Reactions
Phản ứng có hại của thuốc
ICD
International Statistical Classification of Diseases and
Related Health Problems
Phân loại bệnh tật quốc tế
ISO
International Organization for Standardization
Tiêu chuẩn quốc tế
JCI
Joint Commission International
Tổ chức đánh giá chất lượng JCI
TQM
Total quality management
Quản lý chất lượng toàn diện


5


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu chủ đề
Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh là vấn đề được cộng đồng và
toàn xã hội hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến sức khỏe
người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người; đặc
biệt là những người ốm đau phải nhập viện điều trị. Trong những năm
gần đây công tác nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh ngày
càng được quan tâm, chú trọng, qua đó Bộ Y tế đã ban hành Thông tư
số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 về Hướng dẫn thực hiện
quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện và
Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 về việc ban
hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện và Quyết định
số 4276/QĐ-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế về việc phê
duyệt chương trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý
chất lượng khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2025. Hơn
nữa, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh là một trong những chính
sách an sinh xã hội được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thực
hiện tốt công tác này là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Để việc thực hiện cải tiến chất lượng khám chữa bệnh được thống nhất
và hiệu quả hơn tại các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn quốc, ngày 18
tháng 11 năm 2016, Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh Việt
Nam thông qua Quyết định 6858/QĐ-BYT, đây cũng là bước ngoặt quan
trọng để các bệnh viện trong toàn quốc phấn đấu cải tiến chất lượng khám
chữa bệnh nhằm phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn.
1.2. Lý do lựa chọn chủ đề
Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng hai trực thuộc Sở Y tế
tỉnh với lợi thế cơ sở vật chất mới, trang thiết bị y tế hiện đại; được
đánh giá là một trong những bệnh viện có qui mô lớn hàng đầu ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long đây cũng là cơ hội và thách thức lớn đối

5


6

với Bệnh viện trên con đường phát triển. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có
những giải pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh hiện
tại và tương lai.
Từ khi áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng khám chữa bệnh,
đội ngũ quản lý Bệnh viện đã nhận thấy nhiều điểm yếu cần phải nỗ lực
cải tiến. Quá trình đó đã đạt được nhiều tiến bộ, tạo được niềm tin đối
với người dân trong tỉnh. Số lượt người đến khám và điều trị bệnh tại
bệnh viện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Bệnh viện vẫn còn không ít khó
khăn, hạn chế như: một bộ phận đội ngũ viên chức chưa đạt về trình độ,
năng lực, kinh nghiệm chuyên môn; và tinh thần, thái độ và trách nhiệm
phục vụ người bệnh có lúc, có nơi chưa tốt và cơ sở vật chất (dù tương
đối khang trang nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với tiêu chuẩn của Bộ Y
tế đề ra).
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là một nhiệm vụ
tất yếu, đòi hỏi phải có sự cố gắng của cả tập thể viên chức Bệnh viện.
Để làm được điều này cần có “Giải pháp nâng cao chất lượng bệnh
viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh giai đoạn 2018- 2022”.

6


7

PHẦN 2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ
2.1. Mục đích của giải pháp

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng khám và chữa bệnh tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh , chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Từ đó, đề xuất các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm nâng cao chất
lượng khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện giai đoạn năm 2018 – 2022
để hướng đến mục tiêu đưa Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành cơ sở
khám chữa bệnh chất lượng cao trong khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long.
2.2. Nhiệm vụ của giải pháp
- Làm rõ cơ sở khoa học về nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa
bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh .
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh
năm 2017, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa
bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đến năm 2022.
- Tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh,
chữa bệnh đến năm 2022.
2.3. Giới hạn của chủ đề

2.3.1. Về đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp nghiên cứu vấn đề chất lượng khám bệnh, chữa bệnh ở Bệnh
viện Đa khoa tỉnh .
2.3.2. Về không gian:
Giải pháp được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
2.3.3. Về thời gian:
Thời gian giải quyết từ năm 2018 đến năm 2022.

7



8

PHẦN 3. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
3.1. Cơ sở khoa học xây dựng giải pháp
3.1.1. Cơ sở lý luận
3.1.1.1. Một số khái niệm
- Khám bệnh: Là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm
khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm, cận lâm sàng,
thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù
hợp đã được công nhận. Khám bệnh hiện nay tại Bệnh viện thông
thường được chia thành hai hình thức là khám bệnh nội trú và khám
bệnh ngoại trú.
- Chữa bệnh: Là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật
đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều
trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.
- Chất lượng khám chữa bệnh: Là chất lượng chuyên môn, kỹ
thuật và chất lượng chức năng. Chất lượng chuyên môn, kỹ thuật là sự
chính xác trong kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh và chất lượng chức
năng bao gồm các đặc tính như cơ sở vật chất Bệnh viện, giao tiếp của
nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh, cách thức
Bệnh viện chăm sóc người bệnh. Chất lượng khám chữa bệnh bị chi
phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh và nhu cầu nhất định của nền kinh tế, xã
hội được thể hiện ở các mặt như nhu cầu của người bệnh, chính sách
kinh tế, xã hội, chính sách giá cả, lực lượng lao động, khả năng về công
nghệ, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên nhiên liệu, bảo vệ môi trường.
3.1.1.2. Các tiêu chí chủ yếu để đánh giá chất lượng khám, chữa
bệnh
Từ các khái niệm trên có thể nói chất lượng khám chữa bệnh là
toàn bộ các khía cạnh liên quan đến người bệnh, người nhà người bệnh,
nhân viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố đầu

vào, yếu tố hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động khám, chữa
bệnh. Một số khía cạnh nữa của chất lượng khám chữa bệnh là khả năng
tiếp cận dịch vụ, an toàn, người bệnh là trung tâm, hướng về nhân viên
8


9

y tế, trình độ chuyên môn, kịp thời, tiện nghi, công bằng, hiệu quả…
Việc cải tiến nâng cao chất lượng khám chữa bệnh - nói khác hơn đó là
việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người dân là yêu cầu cấp thiết của ngành y tế. Mục đích cuối cùng
của nâng cao chất lượng dịch vụ y tế là đảm bảo đáp ứng được các nhu
cầu của người sử dụng dịch vụ, đảm bảo người bệnh được an toàn và
hài lòng. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm các tiêu chí sau đây:
- Thứ nhất, kết quả khám, chữa bệnh: Kết quả này được đánh giá
qua Số bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú, nội trú qua các năm;
tỷ lệ tử vong, bệnh nặng xin về; tỷ lệ chuyển tuyến trên; tỷ lệ bệnh
không đỡ giảm.
- Thứ hai, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
+ Về số lượng và cơ cấu nhân lực: Việc tuyển dụng, sử dụng, duy
trì và phát triển nhân lực y tế. Đảm bảo cân đối số lượng giữa “bác
sỹ/giường bệnh” của Bệnh viện và của từng khoa lâm sàng; số lượng
giữa “điều dưỡng/giường bệnh”, giữa “bác sỹ/điều dưỡng.
+ Về chất lượng nguồn nhân lực: Đáp ứng được các yêu cầu về kỹ
năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, đạo đức ngành y và sức khỏe;
thực hiện nhuần nhuyễn các kỹ thuật khám chữa bệnh. Áp dụng những
tiến bộ y học trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh; nắm được định
hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành; thực hiện được
công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân; hiểu biết quan điểm, chủ

trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân...
- Thứ ba, chất lượng thực hiện công tác chuyên môn trong khám
chữa bệnh
+ Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn: Nghiên cứu và triển
khai áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới; áp dụng các hướng
dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh; xây dựng, thực hiện các
phác đồ điều trị theo qui định của Bộ Y tế.
+ Chất lượng các phương pháp điều trị: Thực hiện đúng qui trình
9


10

chuyên môn. Bác sĩ cần có chuyên khoa sâu, hiểu được các phương
pháp điều trị y học hiện đại, các y bác sĩ có năng lực, nắm bắt được và
thông thạo về các phương pháp điều trị theo các tiến bộ y học hiện
hành được phép áp dụng tại Việt Nam.
+ Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh: Hệ thống quản
lý điều dưỡng, đầy đủ các điều dưỡng trưởng khoa, có năng lực thực
hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế. Cơ sở KCB thực hiện khảo sát,
đánh giá sự hài lòng người bệnh và có các biện pháp can thiệp, bao
gồm: chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh; điều kiện cơ sở
vật chất phục vụ người bệnh; về môi trường chăm sóc người bệnh; về
việc thực hiện quyền và lợi ích của người bệnh.
+ Về chất lượng xét nghiệm: Phòng xét nghiệm, được xây dựng độc
lập, có đầy đủ nhân sự và trang thiết bị bảo đảm thực hiện các hoạt
động xét nghiệm huyết học, hóa sinh, thiết lập hệ thống quản lý chất
lượng xét nghiệm.
+ Về quản lý, cung ứng và sử dụng thuốc: Thực hiện đúng quy chế

kê đơn, có xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng
thuốc; có xây dựng và quản lí danh mục thuốc cấp cứu; có hướng dẫn
sử dụng thuốc cho điều dưỡng, cán bộ y tế bệnh viện; có Hội đồng khoa
học thuốc và điều trị hoạt động.
- Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý và công tác chuyên môn. Quản lý cơ sở dữ liệu
và thông tin y tế; áp dụng phần mềm báo cáo thống kê Bệnh viện; áp
dụng hệ thống mã hóa lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế.
- Thứ năm, y đức và ứng xử nghề nghiệp: Tận tụy với nghề nghiệp;
hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc giao tiếp, ứng xử của viên chức
ngành y tế; thực hành theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên
môn kỹ thuật; tôn trọng quyền của người bệnh; trung thực, khách
quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng
nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
- Thứ sáu, về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa
10


11

bệnh
+ Cơ sở vật chất: Điều kiện về diện tích xây dựng Bệnh viện, diện
tích các phòng, khoa được thiết kế đúng quy định; bố trí tính liên hoàn
thuận tiện, có các bảng hướng dẫn; môi trường cảnh quan xanh, sạch,
đẹp...
+ Trang thiết bị y tế: Trang thiết bị y tế phải được bố trí đầy đủ
phục công tác chẩn đoán, theo dõi và điều trị như: Siêu âm, điện tim, X
Quang, xét nghiệm và các thiết bị y tế chuyên khoa được trang bị đúng
theo quy định phân hạng Bệnh viện. Thiết bị đảm bảo hoạt động tốt,
kết quả chính xác. Mua sắm thay thế kịp thời khi các máy móc hư

hỏng.
- Thứ bảy, mức độ hài lòng của người bệnh và thân nhân người
bệnh
Người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện được giải thích về
tình trạng bệnh tật và hướng điều trị; những vấn đề riêng tư của người
bệnh được tôn trọng; nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch;
các ý kiến góp ý của người bệnh và thân nhân người bệnh được Bệnh
viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời; hàng năm Bệnh viện thực
hiện đánh giá sự hài lòng và triển khai các biện pháp làm tăng sự hài
lòng của người bệnh.
- Thứ tám, công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động khám
chữa bệnh
Thành lập các hội đồng, tổ công tác và ban hành các quy chế, quy trình
quản lý, công tác chuyên môn để quản lý chất lượng; phòng ngừa sai
sót, sự cố và khắc phục; kiểm tra, giám sát, đánh giá, đề ra biện pháp
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Chất lượng khám chữa bệnh chịu ảnh hưởng toàn diện của các yếu
tố nêu trên, song những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đó là:
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế: Các yếu tố này được sử dụng
làm thước đo mức độ hiện đại của Bệnh viện, đồng thời cũng đóng góp
quan trọng vào chất lượng khám chữa bệnh. Cùng với nhu cầu ngày
11


12

càng cao về chăm sóc sức khỏe của người dân, cơ sở vật chất và trang
thiết bị y tế cũng được đầu tư mở rộng quy mô và hiện đại hóa hơn
nhiều so với trước đây.
- Nguồn nhân lực Bệnh viện và quản lý nhà nước: Các yếu tố chất

lượng nguồn nhân lực và công tác quản lý Bệnh viện ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng khám chữa bệnh. Chất lượng khám chữa bệnh sẽ tốt hơn
khi tỷ lệ giữa các cán bộ chuyên môn được phân bổ đầy đủ, hợp lý; có
hệ thống theo dõi, báo cáo sự cố; có ban hành và thực hiện đầy đủ các
quy chế, quy trình quản lý, công tác chuyên môn.
Đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên y tế có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; là đội ngũ trực tiếp
khám và điều trị bệnh, liên quan đến tính mạng con người; làm việc
căng thẳng, môi trường dễ lây nhiễm bệnh tật, chịu sức ép từ dư luận xã
hội khi có những biến cố trong chuyên môn xảy ra. Do vậy, đội ngũ cán
bộ y tế được đào tạo theo chương trình nghiêm ngặt với thời gian dài
hơn các ngành khác và đòi hỏi luôn phải có ý thức rèn luyện nâng cao
trình độ, năng lực làm việc, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần
trách nhiệm cao.
- Ngoài ra, nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa
bệnh tại Bệnh viện như: vật tư, nguyên liệu và yếu tố môi trường pháp
luật như cơ chế, chính sách về ngành y tế, chính sách kinh tế - xã hội,
nhu cầu của người bệnh, số lượng người khám bệnh, chữa bệnh, trình độ
khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế môi trường, chính sách kinh tế,
xã hội, giá cả...
Từ các yếu tố trên, Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng để đánh giá toàn diện chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y
tế. Cụ thể gồm 5 phần như sau:
Một, nhóm tiêu chí đánh giá nâng cao mức độ hài lòng cho người
bệnh về cơ sở vật chất.
Hai, các tiêu chí đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ người bệnh.
12



13

Ba, các tiêu chí về chuyên môn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
điều trị để nâng cao trình độ chẩn đoán và điều trị cho người bệnh
Bốn, tiêu chí về quản lý và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Năm, các tiêu chí đặc thù cho một số chuyên khoa như Sản, Nhi, Y
học cổ truyền.
Có thể nói chất lượng khám chữa bệnh theo tiêu chí chất lượng ở
năm phần trên là yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
tại bệnh viện nhằm đạt được những sản phẩm cụ thể là: chất lượng
chẩn đoán, điều trị an toàn để tạo sự hài lòng cao nhất cho người bệnh.
Vì vậy, giải pháp lấy Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện do Bộ Y
tế ban hành để làm kim chỉ nam cải tiến nhằm nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh tại Bệnh viện. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh không
áp dụng các tiêu chí ở phần năm; vì vậy, việc đánh giá chất lượng công
tác khám chữa bệnh tại bệnh viện tập trung vào 4 nhóm tiêu chí quan
trọng: chất lượng về cơ sở vật chất; chất lượng nguồn nhân lực; chất
lượng chuyên môn và cuối cùng là chất lượng quản lý, điều hành và
đảm bảo an toàn người bệnh.
Chất lượng cơ sở vật
chất

Chất lượng quản lý

Chất lượng khám
chữa bệnh

Chất lượng nguồn
nhân lực


Chất lượng chuyên
môn

Hình 1: Các yếu tố quan trọng cấu thành chất lượng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
13


14

Trước yêu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, một
số bệnh viện đã chủ động áp dụng các mô hình quản lý chất lượng như:
quản trị chất lượng toàn diện (TQM), đánh giá và công nhận chất lượng
theo các chứng nhận quốc tế ISO, JCI... Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
khám chữa bệnh của Bộ Y tế là mô hình quản trị chất lượng được nhiều
cơ sở y tế sử dụng. Theo đó, chất lượng khám chữa bệnh được phân làm
05 mức độ như sau:
Mức 1: Chất lượng kém (chưa thực hiện, chưa tiến hành cải tiến
chất lượng hoặc vi phạm văn bản quy pháp luật, quy chế, quy định,
quyết định).
Mức 2: Chất lượng trung bình (đã thiết lập một số yếu tố đầu vào).
Mức 3: Chất lượng khá (đã hoàn thiện đầy đủ các yếu tố đầu vào,
có kết quả đầu ra).
Mức 4: Chất lượng tốt (có kết quả đầu ra tốt, có nghiên cứu, đánh
giá lại công việc và kết quả đã thực hiện)
Mức 5: Chất lượng rất tốt (có kết quả đầu ra tốt, có áp dụng kết
quả đánh giá, nghiên cứu vào cải tiến chất lượng, tiếp cận với chất
lượng bệnh viện các nước trong khu vực hoặc các nước tiên tiến trên thế
giới).
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng

toàn diện để phục vụ tốt nhất cho người dân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh
đã bắt tay vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho cơ sở
mình.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng hai trực thuộc Sở Y tế ,
là cơ sở điều trị tuyến cuối của tỉnh. Bệnh viện được xây dựng mới và
đưa vào sử dụng vào cuối năm 2016 với kinh phí hơn 1.600 tỷ đồng và
14


15

được đánh giá là một trong những bệnh viện lớn, hiện đại ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, là niềm tự hào của tập thể ngành Y tế .
Chính vì thế, Bệnh viện cần quan tâm và đảm bảo chất lượng trong thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân tỉnh nhà.
Song song đó, niềm tin về chất lượng của người bệnh đối với Bệnh viện
mặc dù có cải thiện nhiều hơn so với thời gian trước đây nhưng chưa
cao. Đồng thời, kết quả đánh giá chất lượng khám chữa bệnh cuối năm
2017 của Sở Y tế, Bệnh viện chỉ đạt được 3.26 điểm (mức khá) theo tiêu
chí đánh giá của Bộ Y tế, điều này chưa xứng tầm với điều kiện cơ sở vật
chất và trang thiết bị hiện có của Bệnh viện, do đó, Bệnh viện cần có
giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn để giải quyết các vấn đề còn tồn tại,
bức xúc của người dân trong giao tiếp ứng xử, trong công tác chuyên
môn, hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như hệ thống quản lý để nâng cao
chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Mặt khác, sắp tới chất lượng khám chữa bệnh sẽ gắn liền với giá
dịch vụ y tế mà năm 2018 Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh trở thành đơn vị sự
nghiệp tự chủ nhóm II theo nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày
15/10/2012 của Chính phủ vì vậy việc nâng cao chất lượng khám chữa

bệnh là yếu tố cốt lõi để bệnh viện vững bước trên con đường phát triển.
3.1.3. Cơ sở pháp lý
-

Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành
Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

-

Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban
Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

-

Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 01 năm 2009.

-

Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008.

-

Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế
hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và
giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
15



16

công lập.
-

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

-

Chỉ thị 06/CT-BYT ngày 29 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành về tăng cường bảo đảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh
khi thực hiện điều chỉnh, thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo
hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

-

Chỉ thị 09/CT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2013 Bộ Y tế tăng cường tiếp
nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ
khám, chữa bệnh thông qua đường dây nóng.

-

Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh tại bệnh viện.

-

Quyết định 4276/QĐ-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ

Y tế về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về nâng cao
năng lực quản lý chất lượng khám, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm
2025.

-

Thông tư 04/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Quy định về thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám, chữa
bệnh

-

Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành “Bộ tiêu chí thí điểm đánh giá chất lượng bệnh
viện”.

-

Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt
Nam”.

3.2. Nội dung của giải pháp
3.2.1. Khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bệnh viện Đa khoa tỉnh được hình thành từ năm 1888. Sau nhiều
năm hoạt động, Bệnh viện được xây dựng mới hoàn toàn tại địa điểm số
378 Lê Duẩn, Khóm 5, Phường 9, Thành phố , trên diện tích 12.06 ha, với
16



17

5 khu nhà cao từ 2 đến 9 tầng; số giường bệnh kế hoạch là 700 giường
và 900 giường bệnh thực kê, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho 1.3
triệu người dân tỉnh nhà.
Bệnh viện có 34 khoa, phòng: 18 khoa lâm sàng, 08 khoa cận lâm
sàng và 08 phòng chức năng. Tổng biên chế là 702, trong đó 118 bác sĩ;
47 dược sĩ; 393 điều dưỡng; 54 kỹ thuật viên; 90 cán bộ thuộc các
chuyên ngành khác. Theo chức năng nhiệm vụ, cơ cấu nhân lực được
phân bố như sau:

E

+ Khối Cận lâm sàng + Dược

: 128

- Đạt 18,21%

+ Quản lý hành chánh

: 113

- Đạt 16,07%

+ Lâm sàng

: 461

- Đạt 65,72%


D

C

A

B
Siêu Thị
Hình 2: Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Chú thích:
Khu A có 09 tầng (gồm các
khoa Khám bệnh; Sinh hóa; Hồi
sức Cấp cứu; Thận Nhân tạo;
Ngoại Tổng hợp; Ngoại Chấn
thương; Ung bướu; mắt; Tai Mũi
Họng; Răng Hàm Mặt và khu
Hành chánh)
Khu C có 05 tầng (gồm các
khoa Dược, Kiểm soát Nhiễm
khuẩn; Y học cổ truyền; Phẫu
thuật Gây mê Hồi sức, Huyết
học Truyền máu; Giải phẫu
bệnh; Thăm dò chức năng; Chẩn

Khu B có 07 tầng (gồm các
khoa Dinh dưỡng; Tâm thần; Nội
1; Nội 2 và Nội Tim mạch)

Khu D có 2 tầng: khoa Truyền

nhiễm
Khu E có 5 tầng: khoa Phục hồi
chức năng.
Khu Tổ Hợp: siêu thị, căn tin.
17


18

đoán hình ảnh)
Về cơ sở vật chất, Bệnh viện trang bị đầy đủ giường bệnh cho
người bệnh nằm điều trị (số giường hiện có 1007), hệ thống điều hòa
trung tâm ở tất cả các buồng bệnh. Khu khám bệnh ngoại trú rộng rãi,
thoáng mát, sạch sẽ, được trang bị hệ thống lấy số tự động, hệ thống
xếp hàng tự động và hệ thống chuyển mẫu thông minh góp phần rất lớn
trong công tác phục vụ người bệnh.
Bên cạnh cơ sở vật chất khang trang, bệnh viện cũng được đầu tư
trang thiết bị y tế mới, hiện đại như: Máy chụp cộng hưởng từ (MRI) 1.5T;
Chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt; máy nội soi tiêu hóa, tiết niệu, tai mũi
họng và các máy phục vụ chuyên khoa ngoại, cận lâm sàng.
3.2.2. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện kế hoạch
hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh trong năm 2017
3.2.2.1. Kết quả khám bệnh, chữa bệnh
Với việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ nhân
lực, Bệnh viện đã thực hiện công tác chuyên môn đạt được một số kết
quả như sau:
Các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch: Chỉ tiêu khám chữa bệnh của
bệnh viện năm 2017 đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, trong đó tổng
số lượt khám bệnh 238.883 đạt 108,33% kế hoạch; số bệnh nhân điều
trị nội trú 42.501 bệnh nhân (đạt 107,94%); số ngày điều trị trung bình

6,29 ngày, tỷ lệ tử vong toàn viện 0,13%; Tỷ lệ chuyển tuyến là 4.46%.
Riêng các chỉ tiêu về cận lâm sàng vi sinh đạt 284,87% kế hoạch (phụ
lục 1).
Một số chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch còn thấp như siêu âm chỉ đạt
62,44%; phẫu thuật đạt 72,92%.
3.2.2.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí chất lượng
Theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam do Bộ Y tế ban
hành, chất lượng khám chữa bệnh được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí
chính:
1. Phần A: Tiêu chí hướng đến người bệnh có 19 tiêu chí
18


19

2. Phần B: Tiêu chí phát triển nguồn nhân lực có 14 tiêu chí
3. Phần C: Tiêu chí hoạt động chuyên môn có 35 tiêu chí
4. Phần D: Tiêu chí cải tiến chất lượng có 11 tiêu chí
5. Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa có 4 tiêu chí
Bệnh viện áp dụng 79/83 tiêu chí để phấn đấu nâng cao chất
lượng, không áp dụng các tiêu chí ở Phần E. Qua công tác kiểm tra,
giám sát và đánh giá của Sở Y tế . Năm 2017, Bệnh viện đạt được kết
quả như sau:
Bảng 1: Kết quả đánh giá chất lượng khám chữa bệnh năm
2017
Kết quả chung chia

Mức

Mức


Mức

Mức

Mức

Tổng số

theo mức
Số lượng tiêu chí đạt:

1
5

2
9
11,3

3
29
36,7

4
31
39,2

5
5


tiêu chí
79

% Tiêu chí đạt:
6,33
9
1
4
6,33
100%
Nguồn: Báo cáo đánh giá chất lượng khám chữa bệnh năm 2017 của Sở
Y tế Tỉnh .
Trong 79 tiêu chí áp dụng, thực trạng chất lượng khám chữa bệnh
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn tồn tại 5/79 tiêu chí mức 1 (mức kém)
chiếm 6.3% đây là mức chất lượng thấp nhất và cần phải ưu tiên cải tiến
hàng đầu trong những năm tiếp theo; 9 tiêu chí mức 2 (chiếm 11.3%);
trong khi đó tiêu chí mức 5 chỉ đạt được 5/79 tiêu chí (chiếm 6.3%).
Phần lớn tập trung ở mức 3 và 4.
Theo kết quả đánh giá, tổng số điểm đạt: 280 điểm; Điểm trung
bình (Mức): 3.26, mức Khá; đứng thứ 2 toàn Tỉnh (xếp sau Bệnh viện Thị
xã Ngã Năm với 3.39 điểm). Trong đó, điểm thấp nhất ở các tiêu chí
phần D chỉ đạt 1.91 điểm; tiếp đến là tiêu chí phần C đạt 3.11 điểm; tiêu
chí phần A đạt 3.74 điểm và cao nhất là các tiêu chí phần B đạt 4.14
điểm.

19


20


Biểu đồ 1: Điểm số chất lượng trung bình từng phần tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh năm 2017 theo Bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng
bệnh viện Việt Nam
Nguồn: Báo cáo đánh giá chất lượng khám chữa bệnh năm 2017 của
Sở Y tế Tỉnh .
3.2.3. Các mặt tích cực đã thực hiện để nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh thời gian qua
3.2.3.1. Mặt tích cực về nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất
-

Về chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh: bệnh viện
đã có hệ thống chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn người bệnh đến khám bệnh
và cấp cứu với hệ thống bảng hiệu bệnh viện, bảng hiệu khoa, phòng,

-

sơ đồ chỉ dẫn và nhân viên tiếp đón ở các khoa rõ ràng.
Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh: bệnh viện có máy
điều hòa nhiệt độ ở tất cả các khoa, bệnh nhân được nằm mỗi người
một giường, buồng vệ sinh ở các khoa phục vụ người bệnh sạch sẽ, hợp
vệ sinh, người bệnh nội trú được cấp một số dụng cụ sinh hoạt cá nhân,
cung cấp một số tiện nghi sinh hoạt. Các khoa, phòng có thiết kế đường
dành cho người khuyết tật đi xe lăn, giường bệnh các khoa đồng nhất;

-

các buồng vệ sinh có đầy đủ bồn rửa tay.
Về môi trường chăm sóc người bệnh: Tổng quan môi trường tương
đối đẹp, hài hòa, thân thiện.


20


21
-

Về việc thực hiện quyền và lợi ích của người bệnh: Người bệnh
đến khám và điều trị tại bệnh viện được giải thích về tình trạng bệnh tật
và hướng điều trị. Những vấn đề riêng tư của người bệnh được tôn trọng.
Vấn đề nộp viện phí khá thuận tiện, công khai, minh bạch. Bệnh viện có
hệ thống website công khai giá dịch vụ y tế. Các trang thiết bị y tế của
bệnh viện tương đối tốt, giúp người bệnh được hưởng các kỹ thuật hiện
đại hơn. Các ý kiến góp ý của người bệnh và thân nhân người bệnh được
bệnh viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời. Tình trạng ý kiến
phản ánh, phiền hà về tinh thần thái độ không tốt đối với viên chức
bệnh viện ngày càng giảm. Bệnh viện đã triển khai đánh giá sự hài lòng
và thực hiện các biện pháp làm tăng sự hài lòng của người bệnh.
3.2.3.2. Mặt tích cực về nâng cao chất lượng về nguồn nhân lực
- Về số lượng và cơ cấu nhân lực của bệnh viện: Nhận thức được
tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững của
đơn vị, bệnh viện luôn chú ý phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
cho bệnh viện. Số lượng nhân lực được ghi nhận như sau:
+ Cán bộ Đại học: 210 người, trong đó: 118 bác sỹ (62 sau đại
học); 16 dược sỹ (02 sau đại học); 32 cử nhân điều dưỡng (01 sau đại
học); 44 kỹ thuật viên và cử nhân khác (tin học, kế toán).
+ Cán bộ trung học: 455 người, trong đó: 340 điều dưỡng; 30 dược
sỹ; 39 kỹ thuật viên; 21 y sỹ đông y và 25 cán bộ trung học khác (tin
học, kế toán .v.v.).
+ Cán bộ sơ học và nhân viên phục vụ khác: 38 người.


-

Về chất lượng nguồn nhân lực: bệnh viện quan tâm đào tạo và phát
triển kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức bệnh viện theo kế
hoạch đào tạo, đào tạo lại hàng năm. Xây dựng và triển khai kế hoạch
nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử, y đức cho nhân viên y tế. Bệnh viện
có chính sách hỗ trợ cho nhân viên được cử đi đào tạo, bố trí phù hợp
21


22

sau đào tạo, tạo thu nhập ổn định để thu hút, duy trì nguồn nhân lực y tế
có chất lượng. Tổ chức hội thi tay nghề giỏi cho bác sĩ, điều dưỡng, hộ
sinh, kỹ thuật viên, dược sĩ.
Cán bộ quản lý cấp phòng, khoa đều được đào tạo bài bản, có trình
độ chính trị, quản lí, chuyên môn giỏi, đạt chuẩn và trưởng thành từ cơ
sở, đơn vị công tác.
Cán bộ viên chức chuyên môn, hàng năm được tạo điều kiện tham
gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề, nghiệp vụ với nhiều
hình thức như đào tạo tập trung, không tập trung, tập huấn ngắn hạn, dài
hạn…
Về chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc: bệnh viện

-

xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ được hội nghị cán bộ viên chức hàng
năm thống nhất cao. Nhân viên bệnh viện được hưởng đầy đủ chế độ
tiền lương và phụ cấp theo đúng quy định của Nhà nước; thu nhập tăng

thêm khá ổn định. Trong quy hoạch dài hạn cũng như kế hoạch hàng
năm, đều đề cập đầy đủ các nội dung liên quan đến tuyển dụng, sử
dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, có chính sách thu hút, ưu đãi
cán bộ y tế cần thiết cho bệnh viện.
3.2.3.3. Mặt tích cực về nâng cao chất lượng về công tác
chuyên môn
-

Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn: bảo đảm xác định chính
xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ, thực hiện các hình thức như ghi
tên, tuổi, địa chỉ, ghi sổ, phát sổ cho người bệnh và các mẫu bệnh
phẩm, thuốc, vật tư… có liên quan đến người bệnh để tránh nhầm lẫn
khi cung cấp dịch vụ. Bệnh viện có chủ trương phát triển, thực hiện các
kỹ thuật theo đúng phân tuyến và công bố công khai cho nhân viên y
tế, người bệnh và người dân. Bệnh viện xây dựng kế hoạch triển khai kỹ
thuật mới của bệnh viện hàng năm, trong đó áp dụng một số kỹ thuật
22


23

mới, hiện đại. Bệnh viện phê duyệt và áp dụng đúng như hướng dẫn quy
trình kỹ thuật của Bộ Y tế và sử dụng thống nhất trong toàn bệnh viện.
Bệnh viện có các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế có sẵn tại các khoa,
phòng. Ban hành các quy định về việc áp dụng các phác đồ điều trị và
theo dõi việc tuân thủ phổ biến đến tất cả nhân viên y tế.
-

Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh: Đã thiết lập đầy
đủ hệ thống tổ chức điều dưỡng trong bệnh viện gồm phòng điều

dưỡng, hội đồng điều dưỡng và đầy đủ các điều dưỡng trưởng khoa. Có
tài liệu cập nhật nội dung về nội dung hướng dẫn, tư vấn điều trị và
chăm sóc, giáo dục sức khỏe; các quy định có sẵn tại khoa, phòng; nhân
viên y tế thực hiện đầy đủ các quy định. Bệnh viện có quy định cụ thể
về chăm sóc thể chất và vệ sinh cá nhân cho người bệnh; Nhân viên y
tế hướng dẫn người nhà cách chăm sóc người bệnh. Việc chăm sóc
người bệnh cấp I chủ yếu do điều dưỡng thực hiện. Hệ thống lan can và
chấn song cửa sổ được thiết kế để người bệnh không bị té ngã do vô ý;
các vị trí có nguy cơ trượt, vấp ngã được ưu tiên xử lý. Có biển báo,
hướng dẫn người bệnh cách gọi nhân viên y tế trong trường hợp khẩn
cấp tại những vị trí dễ quan sát.

-

Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế: có khoa dinh
dưỡng theo quy định và đang hoạt động nhưng chưa thật sự hiệu quả.
Cán bộ phụ trách khoa có bằng chuyên khoa. Có đầy đủ các trang thiết
bị tối thiểu cho văn phòng làm việc; có các dụng cụ phục vụ công tác
khám, tư vấn dinh dưỡng. Nhân viên y tế thực hiện tư vấn chế độ ăn phù
hợp cho người bệnh. Người bệnh được cân nặng, đo chiều cao và được
ghi vào hồ sơ bệnh án.

-

Chất lượng xét nghiệm: Phòng xét nghiệm được xây dựng độc lập, có
đầy đủ nhân sự và trang thiết bị bảo đảm thực hiện các hoạt động xét
nghiệm huyết học, hóa sinh, vi sinh; đã thiết lập hệ thống quản lý chất
lượng xét nghiệm.
23



24

Các khoa xét nghiệm có tham gia tư vấn về quản lý chất lượng
phòng xét nghiệm cho đơn vị khác; có hoạt động thống kê, phân tích và
tính độ lệch chuẩn về chất lượng các xét nghiệm, thực hiện được nội
kiểm và ngoại kiểm xét nghiệm.
-

Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc: Trưởng khoa Dược có trình độ
sau đại học. Khoa có các hoạt động thông tin, cấp phát thuốc, kho bảo
quản, quản lý xuất nhập, tồn thuốc. Khoa có quy trình cấp phát thuốc
trong bệnh viện từ khoa Dược đến người bệnh, có xây dựng và quản lý
danh mục thuốc cấp cứu; báo cáo thường xuyên các số liệu về sử dụng
thuốc. Thực hiện tốt quy chế kê đơn, xây dựng các quy trình chuyên
môn liên quan đến sử dụng thuốc; hướng dẫn sử dụng thuốc đối với điều
dưỡng, cán bộ y tế bệnh viện. Có thực hiện việc thông tin thuốc, giám
sát ADR. Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và có các hoạt động
như xây dựng danh mục thuốc, xây dựng hướng dẫn điều trị, phân tích
vấn đề sử dụng thuốc trong các buổi bình bệnh án. Tổ chức tập huấn,
đào tạo về sử dụng thuốc cho nhân viên y tế.

-

Nghiên cứu khoa học: bệnh viện đã tích cực triển khai hoạt động
nghiên cứu khoa học. Bệnh viện trang bị đầy đủ các phương tiện phục
vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Việc sinh hoạt khoa học được tiến
hành định kỳ (2 tuần sinh hoạt 1 lần). Tiến hành thực hiện các đề tài
nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu. Có kế hoạch triển
khai áp dụng các kết quả nghiên cứu của bệnh viện để cải tiến hoạt

động bệnh viện, một số đề tài nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí
khoa học trong và ngoài nước.

-

Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn: Bệnh viện đã thành lập hội
đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, tổ kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới
nhiễm khuẩn bệnh viện.
Để củng cố công tác tổ chức, hội đồng đã xây dựng quy chế hoạt
động của hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, có nhân viên chuyên trách
24


25

cho công tác nhiễm khuẩn; hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động
thường xuyên theo kế hoạch. Các nhân viên của tổ kiểm soát nhiễm
khuẩn được tham gia các lớp đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn; các
thành viên của mạng lưới được tham gia huấn luyện cập nhật chuyên
môn về kiểm soát nhiễm khuẩn. Xây dựng và ban hành các hướng dẫn
về phòng ngừa chuẩn; có quy trình xử lý các trường hợp rủi ro, phơi
nhiễm với các bệnh nguy hiểm hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn cao; có hệ
thống khử khuẩn tập trung.
Về việc đảm bảo cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bệnh viện
đã triển khai thực hiện chương trình rửa tay; có các bản hướng dẫn rửa
tay tại các bồn rửa tay. Thực hiện phân loại chất thải y tế; có trang bị
túi, thùng để thu gom chất thải y tế; thực hiện xử lý chất thải rắn y tế
theo quy định. Có hệ thống xử lý chất thải lỏng và hoạt động thường
xuyên; các chỉ tiêu đầu ra của nước thải đạt quy chuẩn về môi trường.
Xây dựng bộ công cụ đánh giá sự tuân thủ, khảo sát việc rửa tay của

nhân viên y tế.
-

Ứng dụng công nghệ thông tin: Quản lý khá tốt cơ sở dữ liệu và
thông tin y tế. Có hệ thống danh mục thống nhất toàn bệnh viện về giá
dịch vụ kỹ thuật cho tất cả đối tượng người bệnh, áp dụng phần mềm
báo cáo thống kê bệnh viện kết xuất số liệu tự động từ các phần mềm
khác; áp dụng hệ thống mã hóa lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế.
Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
hoạt động chuyên môn; Bệnh viện đã thành lập phòng công nghệ thông
tin, đồng thời xây dựng hệ thống máy tính nối mạng nội bộ và ứng dụng
phần mềm quản lý chuyên môn trên mạng đến tất cả các khoa, phòng.
Các chỉ số thông tin bệnh viện được đánh giá, kết xuất trực tiếp từ phần
mềm một cách chi tiết theo cơ cấu tài chính, thuốc, vật tư theo ngày,
tuần, tháng, quý, có phần mềm kết nối các máy y tế.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×