Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tập huấn nâng cao nhận thứcvề bảo vệ môi trường và hướng dẫn phương pháp xây chuồng trại hợp vệ sinh bằng đệm lót sinh học cho người dân phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 24 trang )

PHỤ LỤC 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2
1. THỰC TRẠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG.................................................................................2
2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ..........................................................................4
2.1. Phổ biến một số quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản
xuất nông nghiệp, yêu cầu về chuồng trại chăn nuôi............................................4
2.2. Tác động tiêu cực của chuồng trại chăn nuôi không hợp vệ sinh.............5
2.3. Một số phương pháp xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh,
phương pháp ủ phân đơn giản, đem lại hiệu quả kinh tế và nâng cao chất
lượng môi trường..................................................................................................................6
2.3.1. Giới thiệu về phương pháp biogas:...................................................................6
2.3.2. Giới thiệu công nghệ mới:....................................................................................7
3. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................16
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................17
5. PHỤ LỤC............................................................................................................................17

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hà Khánh là một trong những phường được xét vào vùng quy
hoạch công nghiệp và lâm nghiệp của thành phố Hạ Long. Tuy nhiên,
hiện nay đa số các hộ gia đình ở đây vẫn tiếp tục chăn nuôi và trồng
trọt để phục vụ cho đời sống và tăng thêm thu nhập. Chính quyền
địa phương cũng đã triển khai một số chương trình để tuyên truyền,
phổ biến về các kỹ thuật mới, đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Song, do các chương trình còn mang nhiều tính hình thức, chưa phù
hợp với điều kiện của các hộ dân nên thực tế việc triển khai còn
nhiều hạn chế. Các chuồng trại chăn nuôi còn xây dựng tạm bợ,
phân thải chưa được xử lý hợp lý gây mùi hôi thối, ảnh hưởng không


nhỏ tới sức khỏe người dân và môi trường xung quanh. Vì vậy vấn đề
cần có một chương trình phù hợp để nâng cao nhận thức, thay đổi
thái độ và hành động của người dân phường Hà Khánh là vô cùng
cấp thiết.
Nhận thấy những bất cập trên, nhóm Giảng viên trường Đại
học Tài nguyên và môi trường Hà Nội, cũng là những người đã có thời
gian sinh sống tại địa phương, đã đề xuất với Phòng Tài nguyên và
môi trường thành phố Hạ Long để tổ chức chương trình tập huấn
“Tập huấn nâng cao nhận thứcvề bảo vệ môi trường và
hướng dẫn phương pháp xây chuồng trại hợp vệ sinh bằng
đệm lót sinh học cho người dân phường Hà Khánh, thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” với mong muốn mang đến cuộc sống
tốt đẹp hơn cho người dân nơi đây.
1. THỰC TRẠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là một
phường đang trong giai đoạn đô thị hóa nằm ở phía Đông Bắc thành
phố. Cách trung tâm thành phố khoảng 5 km.Tổng diện tích đất tự
nhiên năm 2014 của phường Hà Khánh 3217,34 ha.
Tính đến năm 2014 tổng số dân toàn phường có 6487 người,
với 1884 hộ dân, trong đó nữ có 3114 người chiếm 48%, nam 3373
người chiếm 52%.
2


Mật độ dân số trung bình 204 người/1km2, chủ yếu phân bố tập
chung ở các khu dân cư. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,29%, tăng
dân số cơ học là 5,95% năm 2010, quy mô hộ 3,44 người/hộ.
Trên địa bàn phường có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống,
tổng số khẩu dân tộc kinh có 6340 người, dân tộc Tày có 115 người,
dân tộc Sáu dìu có 21 người, dân tộc Cao Nan có 11 người.

Trong đó, có 127 hộ có trang trại chăn nuôi chiếm 6,7% tổng số
hộ dân, 897 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 47,6% tổng số hộ dân. So với
năm 2010, tăng 9 hộ có trang trại và 27 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Thực trạng chăn nuôi:
Những điểm đã đạt được:
- Củng cố tốt công tác dịch vụ giống và phòng trừ bệnh cho vật
nuôi.
- Việc chăn nuôi gia súc gia cầm được cải thiện, các hộ gia đình
tận dụng lao động nhàn rỗi và sản phẩm phụ trong sản xuất nông
nghiệp để phát triển chăn nuôi động vật hoang dã, xây dựng mô
hình trang trại. Nhờ vậy đã duy trì được đàn gia súc gia cầm với số
lượng khoảng 3.500 con trong đó khoảng 2.000 con lợn(năm 2014).
- Các hộ chủ yếu tập trung vào chăn nuôi lợn và gà vì hiệu quả
kinh tế cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên nên cho năng suất tốt.
- Ngoài ra Hội nông dân và UBND phường đã tổ chức hội nghị
tập huấn truyền thông kỹ thuật tạo điều kiện cho các hộ phát huy
tiềm năng thế mạnh của địa phương nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
đang phát triển.
Những điểm còn hạn chế:
- Tuy nhiên, 97% các hộ vẫn sử dụng phương pháp xây chuồng
trại cũ (chắp vá bằng củi gỗ, nền bê – tông hoặc phủ lớp rơm rạ lên),
việc xử lý phân chưa được tiến hành hiệu quả, dọn dẹp phân bằng
phương pháp thủ công nên gây mùi hôi thối, tốn công sức cũng như
nước để vệ sinh chuồng trại. Nước thải từ việc vệ sinh chuồng trại
được thải trực tiếp ra kênh mương sau nhà.
- Chính quyền chưa đủ nhân lực có chuyên môn để theo dõi,
3


quản lý các cơ sở chăn nuôi. Việc thanh tra, kiểm tra được tiến hành

2 – 3 lần/năm với các trang trại và chỉ 1 – 2 lần/năm với các cơ sở
nhỏ lẻ. Việc này không được diễn ra đồng bộ trên toàn địa bàn cũng
như việc xử lý thiếu nghiêm ngặt nên các trường hợp vi phạm quy
định còn xuất hiện và tái diễn nhiều.
- Việc tiếp cận và nắm bắt những công nghệ, phương pháp mới
còn hạn chế. Đồng thời, công tác triển khai các quy định pháp luật
cũng như các công nghệ đến người dân còn gặp nhiều khó khăn về
vấn đề nhân lực, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số do khác nhau
về trình độ văn hóa, ngôn ngữ, phong tục.

4


2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
2.1. Phổ biến một số quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường trong sản xuất nông nghiệp, yêu cầu về chuồng trại
chăn nuôi.

 Luật Bảo vệ môi trường 2014
Điều 69. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về
bảo vệ môi trường tại khoản 1 và khoản 2 Điều 78 của Luật này.
2. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn
sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý
chất thải.
3. Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi
trường và đáp ứng yêu cầu sau:
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;

b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về
quản lý chất thải;
c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng
ngừa, ứng phó dịch bệnh;
d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo
quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
Điều 82. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải
sinh hoạt đến đúng nơi quy định.
2. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy
định.
3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác
động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.
4. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho
dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
5


5. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu
dân cư.
6. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
bảo đảm vệ sinh, antoàn.
Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong
quản lý chất thải
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm sau:
1. Lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ
thuật xử lý chất thải trên địa bàn.
2. Đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành công trình công cộng

phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn.
3. Ban hành, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động
quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
 Quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối
với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ(theo Điều 5 Thông tư 51/2014/TTBNNPTNT)
1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng
tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải
lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
2. Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm
phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y.
3. Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm
không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động
vật.
4. Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn
nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn
sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ khuyến
nông.
5. Người chăn nuôi được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản
xuất thực phẩm an toàn.
6


6. Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung
cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
2.2. Tác động tiêu cực của chuồng trại chăn nuôi không hợp
vệ sinh
- Chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit
(N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng
lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO 2. Cùng với các loại khí
khác như CO2, CH4 … gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng

lên.
- Việc sử dụng phân hữu cơ không qua xử lý (bể chứa sinh học
hoặc hố ủ), chuồng trại không hợp vệ sinh, tập quán nuôi thả rông,
nhất là tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, đã tạo ra một lượng
lớn phân hữu cơ phát tán trong tự nhiên, gây ô nhiễm trực tiếp và
nghiệm trọng tới môi trường nước, không khí.
- Đàn gia súc, gia cầm thải ra chất thải rắn (phân, chất độn
chuồng, các loại thức ăn thừa hoặc rơi vãi), chất thải lỏng (nước tiểu,
nước rửa chuồng, nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn). Phân
của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì,
Asen, Niken (kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không
những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn
độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.
- Ngoài thải ra chất thải như nói trên thì gia súc, gia cầm còn
bài thải các loại khí hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi và
thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây
hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường
sinh

thái

như:

E.

coli,

Salmonella,

Streptococcus


fecalis,

Enterobacteriae…
- Dịch cúm gia cầm H5N1; lở mồm long móng ở gia súc; dịch tai
xanh ở lợn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân mà
cũng gây ô nhiễm môi trường
 Tóm lại, chăn nuôi phát triển có thể cũng sẽ tạo ra những rủi
ro cho môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng nếu vấn đề môi
7


trường chăn nuôi không được quản lý hiệu quả. Nếu các chất thải
chăn nuôi, đặc biệt là phân chuồng không được xử lý hiệu quả sẽ là
một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, ảnh hưởng
xấu đến đời sống, sức khoẻ của cộng đồng dân cư trước mắt cũng
như lâu dài. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta hiện
nay nói chung và địa phương phường Hà Khánh nói riêng thì phát
triển chăn nuôi sẽ vẫn là sinh kế quan trọng của đa số hộ gia đình,
cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho con người, tạo việc làm, tăng thu
nhập và cải thiện điều kiện sống cho hầu hết người dân. Vấn đề đặt
ra là phát triển chăn nuôi nhưng phải bền vững để hạn chế tối đa
mức độ gây ô nhiễm và bảo vệ được môi trường sinh thái.
2.3. Một số phương pháp xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp
vệ sinh, phương pháp ủ phân đơn giản, đem lại hiệu quả kinh
tế và nâng cao chất lượng môi trường.
2.3.1.Giới thiệu về phương pháp biogas:
 Hiệu quả:
Công nghệ xử lý chất thải sau chăn nuôi hiện nay có rất nhiều
phương pháp như: phương pháp lý học, hóa học, sinh học. Theo các

nhà khoa học, việc xử lý chất thải sau chăn nuôi theo phương pháp
sinh học là hiệu quả nhất.
+ Nồng độ chất thải sau xử lý thấp, hiệu quả xử lý chất thải lên
đến 90%, khí biogas sinh ra trong quá trình lên men, được thu hồi và
sử dụng chạy máy phát điện.
+ Chuyển chất thải hữu cơ thành gas sinh học: ngăn chặn ô
nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh chăn nuôi trang trại, giải
quyết môi trường: nước thải sạch đạt chuẩn loại B, không có mùi hôi,
giảm mầm bệnh, khí đối tạo ra tối đa tạo năng lượng (khí đốt, điện…)
 Nhược điểm:
+ Tiêu hao quá nhiều nước
+ Vi khuẩn bệnh chưa được khống chế hiệu quả, gây nguy cơ
cao về bệnh truyền nhiễm và bệnh xương khớp.
+ Đặc biệt đối với chăn nuôi lợn có sử dụng hầm biogas, nền
8


chuồng phải là nền cứng bằng gạch hay bê tông. Lợn đứng trên nền
cứng và ẩm ướt có tác động rất xấu đối với xương chi và móng, nhất
là đối với lợn nái sinh sản. Hội chứng “yếu chân” (osteochondrosis) là
thuật ngữ thường gắn với hệ thống chăn nuôi trên nền cứng và phổ
biến ngay cả trong hệ thống chăn nuôi hiện đại. Trong các trại lợn
giống, kể cả những trại giống tiên tiến vẫn có tới 20 - 30% lợn đực và
nái bị loại bỏ do chân yếu hay biến dạng.
+ Ở Việt Nam, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình vẫn
đang chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến việc đầu tư làm hầm biogas còn gặp
phải nhiều khó khăn, vì thế làm cho chất thải không được xử lý và
gây ảnh hưởng môi trường.
Ví dụ: Điển hình tại Cà Mau, chỉ có khoảng 30 mô hình chăn
nuôi theo trang trại, còn lại hơn 190.000 con lợn và 1,3 triệu con gia

cầm là chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ, không có biện pháp để xử lý
lượng phân và nước thải. Chất thải được xả trực tiếp ra sông, suối,
ao, hồ lên đến gần 900 tấn mỗi năm. Thực tế này không chỉ khiến
làng quê ô nhiễm, mà còn là nguyên nhân khiến các dịch bệnh nguy
hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh... gây thiệt hại
lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
2.3.2.Giới thiệu công nghệ mới:
Để khắc phục những nhược điểm trên đối với chăn nuôi theo
quy mô nông hộ, một số công nghệ mới đã ra đời và nhanh chóng đi
vào sản xuất. Đó là công nghệ đệm lót sinh học (ĐLSH).
 Lợi ích
- Nguyên vật liệu chủ yếu để làm đệm lót vi sinh là trấu và mùn
cưa nên người dân dễ tìm, kỹ thuật làm đệm lót vi sinh đơn giản,
người dân dễ dàng tiếp cận và ứng dụng được, phù hợp ở qui mô
nông hộ và trang trại.
- Đối với chăn nuôi lợn, lượng nước có thể tiết kiệm tới 80%, chi
phí lao động cũng giảm tới 60%. Do chuồng khô ráo, không mùi hôi,
không ruồi muỗi, lợn ít bệnh, hạn chế việc sử dụng kháng sinh, giảm
chi phí thuốc thú y.
9


- Tăng 5% trọng lượng và chất lượng thịt
- Giảm mùi hôi thối và khí độc chuồng nuôi
- Không cần dọn phân, không cần tắm cho vật nuôi
- Tạo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng
- Giảm chi phí đầu tư và thuốc trị bệnh
-Sau một thời gian sử dụng, đệm lót vi sinh được đưa ra và sử
dụng bón cho các cây trồng như phân hữu cơ vi sinh rất tốt nhờ có
hàm lượng dinh dưỡng cao và quần thể vi sinh vật có lợi.

 Đặc điểm:
+ ĐLSH là một lớp đệm dày 60cm bao gồm tro than hút ẩm,
trấu và rơm cắt nhỏ…được trộn với chế phẩm vi sinh có tác dụng tiêu
hủy phân và nước tiểu, hình thành một lớp sinh khối sạch, hạn chế vi
khuẩn bệnh và ký sinh trùng, loại bỏ ruồi muỗi, không mùi hôi.
+ Đệm lót này hiện đang được khuyến cáo là trấu và mùn cưa.
Trấu và mùn cưa được đưa vào nền chuồng nuôi, sau đó được rải lên
trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích. Hệ vi sinh vật này có tác
dụng chủ yếu:
- Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí
hôi, thối.
- Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại,
khống chế sự lên men sinh khí hôi thối.
- Phân giải một phần mùn cưa.
- Giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt
động của hệ men vi sinh vật.
Các kết quả nghiên cứu và thực tiễn chăn nuôi trên nền đệm lót
sinh học cho thấy:
 Đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 80% nước trong chăn nuôi vì:
+ Không sử dụng nước rửa chuồng;
+ Không sử dụng nước để tắm, rửa cho vật nuôi;
+ Nước sử dụng duy nhất cho vật nuôi uống và phun giữ độ ẩm
cho nền chuồng (đệm lót chuồng luôn có độ ẩm 30%).
10


 Đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 60% nhân lực vì:
+ Không sử dụng nhân lực dọn, rửa chuồng hàng ngày;
+ Không sử dụng nhân lực để tắm rửa cho vật nuôi;
+ Chỉ sử dụng nhân lực để cho vật ăn, quan sát diễn biến trạng

thái của vật nuôi.
 Đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 10% thức ăn vì:
+ Vật nuôi không bị căng thẳng từ môi trường và hoạt động tự
do;
+ Vật nuôi thu nhận được một số chất từ nền đệm lót sinh thái
do sự lên men phân giải phân, nước tiểu, vỏ trấu, phụ phẩm nông
nghiệp phơi khô băm nghiền nhỏ;
+ Khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn do con vật
ăn, hít được một số vi sinh vật có lợi, vật hoạt động nhiều hơn.
 Đệm lót sinh học giúp môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm
vì:
+ Không có chất thải từ chăn nuôi ra môi trường (phân, nước
thải của vật nuôi được hệ vi sinh vật trong đệm lót phân giải thành
thức ăn lẫn với đệm lót);
+ Không có mùi hôi thối từ phân, nước tiểu của vật nuôi do hệ
men vi sinh vật trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và diệt hết
các vi sinh vật có hại và và các vi sinh vật sinh mùi khó chịu…;
+ Hạn chế ruồi, muỗi (vì không có nước để muỗi sinh sản,
không có phân để ruồi đẻ trứng).
+ Các mầm bệnh nguyên nhân lây lan dịch bệnh bị tiêu diệt
hoặc hạn chế tới mức thấp nhất.
 Đệm lót sinh học giúp sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm về màu, mùi, vị gần với chăn nuôi hữu cơ:
+ Vật nuôi không bị căng thẳng từ môi trường và con vật vận
động nhiều;
+ Thức ăn không trộn các chất kích thích, vật nuôi không
những không bị bệnh mà còn thu nhận được nhiều khoáng vitamin từ
đệm lót sinh thái;
11



Như vậy, công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học với kỹ
thuật làm chuồng, chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản vì
vậy người chăn nuôi Việt Nam có thể áp dụng tốt.
Chuyên đề sẽ hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học trong chăn
nuôi lợn và gà để phù hợp với nhu cầu sử dụng của các hộ dân ở đây.
 Hướng dẫn làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn
 Yêu cầu:
+ Chuồng hở, mái kép và diện tích chuồng 10 - 20 m 2, thích
hợp nhất là 20 m2 nuôi trên dưới 15 lợn thịt.
+ Nền chuồng đất nện chặt, nếu sử dụng chuồng cũ cải tạo lại
thì làm loại đệm lót nổi trên mặt, nền xi măng giữ nguyên nhưng
phải đục lỗ, mỗi lỗ 4 cm, khoảng cách 2 lỗ 30 cm. Đục xuyên qua lớp
bê tông đến lớp đất nền.
+ Cần có hệ thống phun nước để làm mát và giữ độ ẩm đệm
lót.
+ Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp
lợn tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men,
cao hơn mặt đệm lót khoảng 20 cm để tránh chất độn rơi vào thức
ăn.
+ Cần có máng dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào
đệm lót.
+ Độ dày đệm lót 50 – 70 cm

12


+ Cần chú ý bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ dày.
Hình 2.1. Mô hình chuồng heo sử dụng đệm lót sinh học
(Nguồn: Báo điện tử tỉnh Quảng Ninh)

 Nguyên liệu gồm:
+ Vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô đã nghiền nhỏ 3 – 5mm và 50%
trấu: 12 m3
+ Bột ngô: 15 kg
+ Chế phẩm BALASA-N01: 2 kg.
 Các bước tiến hành:
+ Chế 200 lít dịch men:
- Cho 1 kg chế phẩm BALASA-N01 và 10 kg bột ngô vào thùng,
- Thêm 200 lít nước sạch. Nước sạch phải đảm bảo tinh khiết
(Nếu dùng nước máy phải loại bỏ các hóa chất khử trùng (Chlorine)
có trong nước máy trước khi sử dụng).
- Hỗn hợp này được khuấy đều, đậy kín, để ở chỗ ấm ủ trên
24h, mùa đông có thể kéo dài đến 48h.
- Chú ý dịch men này phải làm trước 1-2 ngày.

+ Chế men từ bột ngô:Trước khi bắt đầu làm đệm lót 5 – 7 giờ:
Lấy 2 lít dịch men đã làm trước đó cho vào 5 kg bột ngô, trộn ẩm đều
13


sau đó để ở chỗ ấm.
+ Các bước làm đệm lót sinh học:
Bước 1: Rải lớp trấu đã chuẩn bị với độ dầy dày 30 cm.
Bước 2:Nếu dùng nước máy phải loại bỏ các hóa chất khử trùng
(Chlorine) có trong nước máy trước khi sử dụng. Dùng vòi phun mưa
lên lớp trấu 30cm đã làm ở bước 1, dùng cào đảo để cho trấu ẩm đều
và làm phẳng mặt cho đến khi đạt độ ẩm 40% (bốc một nắm trấu
trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước chỉ
làm ẩm tay nhưng kẽ tay không có nước chảy ra, nắm trấu ẩm không
bị tơi rời khi mở tay ra.).

Bước 3: Phun, tưới đều 100 lít dịch men lên lớp trấu, sau đó rải
đều một nửa bã ngô có trong dịch men lên trên mặt lớp trấu.
Bước 4: Tiếp tục rải nguyên liệu (Vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô
đã nghiền nhỏ 3 – 5mm, dày 30 cm) lên trên lớp trấu.
Bước 5: Phun nước sạch đều lên trên mặt lớp nguyên liệu, dùng
cào đảo để cho cho nguyên liệu ẩm đều đến khi đạt độ ẩm khoảng
20% (nguyên liệu thấm nước trở nên sẫm mầu, lấy một nắm nguyên
liệu bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt
nguyên liệu vẫn tơi rời).
Bước 6: Rải đều 5 kg men bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp
nguyên liệu.
Bước 7: Tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp nguyên liệu,
tiếp tục rắc đều hết phần bã ngô có trong dịch men còn lại lên mặt
lớp nguyên liệu.
Bước 8: Làm phẳng đều toàn bộ bề mặt lớp nguyên liệu.
Bước 9: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon.Và
quá trình lên men vi sinh vật sẽ bắt đầu được thực hiện.
+ Chú ý:
- Trong 1 – 2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 40 oC,
dưới độ sâu 30 cm có thể đạt nhiệt độ 70 oC nhưng duy trì trong thời
gian ngắn.
- Sau vài ngày nhiệt độ hạ dần. Bới sâu xuống 30 cm nhiệt độ
14


khoảng 40oC, không còn mùi nguyên liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc
trưng là đệm lót có chất lượng tốt.
- Sau khi lên men kết thúc: bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu
khoảng 20 cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả lợn.
 Những điểm cần chú ý trong sử dụng và bảo dưỡng

+ Một đệm lót làm tốt có thể sử dụng khoảng 5 - 6 năm nếu sử
dụng và bảo dưỡng tốt.
+ Mật độ: lợn lớn 1,2 m2/con, lợn nhỏ 0,8 - 1 m2/con.
+ Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót:
+ Đặc biệt tránh cho chuồng bị hắt nước mưa và nước từ vòi
uống làm ướt đệm lót. Khi đệm lót bị ướt cần bổ xung chất độn lót
khô.
+ Khi thấy đệm lót bị khô cần phun ẩm bằng vòi phun sương.
+ Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót:
+ Nếu thấy còn phân và mùi thối là lên men không tốt, cần
phải xới tung đệm lót ở độ dày 15 cm để cho tơi xốp trong trường
hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm
men; trường hợp do số lợn nhiều thì cần điều chỉnh mật độ nuôi cho
phù hợp.
+ Sau 1 - 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm thì bổ sung thêm
5 - 10% chất độn và chế phẩm men.
+ Vấn đề sử dụng thức ăn:
- Để phân, nước tiểu được tiêu hủy triệt để và kéo dài tuổi thọ
của đệm lót cần kết hợp cho ăn thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa
(nhằm giảm thải phân và giảm độ thối của phân, giảm chi phí thức
ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tăng hiệu quả kinh tế).
- Cần chú ý cho lợn ăn một lượng thức ăn thích hợp, không dư
thừa. Nuôi lợn bằng đệm lót tăng trọng cao hơn so với nuôi truyền
thống mà tiêu tốn thức ăn lại thấp hơn.
 Hướng dẫn làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
thịt
 Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu:
15



Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm, sau đó thả
gà vào.
Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2-3 ngày đối với gà
nuôi thịt, quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải
kín, dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót (cần quây gọn gà về 1
phía để tránh gây xáo trộn đàn gà).
Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men
lên toàn bộ bề mặt chất độn, tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để
men được phân tán đều khắp.
 Cách làm chế phẩm men:
- 1 kg chế phẩm BALASA N0 -1 trộn đều với 5 -7 kg bộtbắp
hoặc cám gạo, cho thêm 2,5 -3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, cho
vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 2 -3 ngày (mùa đông cần
chúý giữ nhiệt độ ủ ấm, để không làm giảm chất lượng đệm lót).
- Cần phải làm chế phẩm men trước khi sử dụng 2 -3 ngày.
 Làm đệm lót lên men để nuôi gà đẻ trên lồng tầng :
+ Đối với chuồng nuôi đã có sẵn: Do khoảng cách giữa đáy lồng
với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50 cm nên khó thao tác vì vậy
phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài sau đó
mới đưa vào chuồng. Cụ thể như sau:
-Đem 1 kg BALASA N01 trộn 5 kg bột bắp và cám gạo cho vào
thùng, thêm 180 lít nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày
sẽ được dịch lên men.
- Trước khi làm lấy 5 kg bột ngô và cám gạo, sau đó lấy hơn 2,5
lít dịch lên men đã làm ở trên cho thêm vào, xoa cho ẩm đều.
- Cách lên men mùn cưa ở bên ngoài:
Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 10 cm lên nền.
Bước 2: Rắc đều 5 kg bột bắp và cám, xử lý men trên mặt chất
độn.
Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên

mặt độn lót sau đó xoanhẹ lớp trên mặt.Chú ý: Do mùn cưa khô cần
thêm nước cho phù hợp.
16


Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm
nóng là có thể sử dụng được.
+ Đối với chuồng làm mới: Nếu nơi nào đất cao có thể đào nền
chuồng nơi thải phân xuống sâu 30 cm, sẽ làm đệm lót ngay trong
chuồng. Cách làm:
Bước 1: Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm. Sau đó rải
tiếp 10 cm mùn cưa.
Bước 2: Rắc đều 5 kg bột bắp và cám, xử lý lên men lên mặt
chất độn.
Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên
mặt độn, sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.
Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm
nóng là có thể sử dụng được.
+ Trường hợp đặc biệt: Trường hợp sử dụng luôn chuồng
úm gà để nuôi tiếp
Khi đạt đến 22 ngàytuổi, sau khi cào cho tơi trên mặt đệm
lót, rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt, sau đó
dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp là được.
 Sử dụng và bảo dưỡng:
- Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: cứ sau 1-2
ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót
được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.
- Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay
không và lượng phân nhiều hay ít. Trong quá trình cào trên bề mặt
đệm lót không được cào sâu xuống sát nền chuồng.

- Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi
đệm lót, để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió.
Trong trường hợp này gà vẫn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh.
- Để đệm lót luôn luôn khô và tiêu hủy phân tốt thì có thể sau
một thời gian cần phảibảo dưỡng 1 lần (sau khi xới tơi trên mặt đệm
lót thì rắc chế phẩm men, được chế như ở phần trên, đều lên mặt).

17


Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có gà vào những ngàynóng, thường
bố trí thời gianđể làm vào buổi chiều mát sẽ ít ảnh hưởng đến gà.
- Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót
- Khi nuôi gà trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng
uống, nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp
trấu mới.
- Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần
quây kín ở dưới khoảng trên dưới 50cm còn phía trên phải để thoáng,
đặc biệt trong mùa nóng.
- Mùa nóng khi úm gà do đệm lót luôn luôn ấm vì vậy nên treo
đèn cao hơn để tránhnhiệt độ cao làm bốc hơi nước làm cho gà bị
nhiễm lạnh - ẩm dễ bị bệnh.
 Thời gian sử dụng:
Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian
sử dụng từ 6 thángđến một năm hoặc có thể dài hơn. Thời gian sử
dụng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
-Nguyên liệu dùng làm đệm lót:Dùng chất độn là mùn cưa tốt
nhất. Có thể sử riêng mùn cưa hoặc cả trấu và mùn cưa, nhưng cần
chú ý là trấu được rải ở dưới còn mùn cưa thường được rải ở lớp trên
mặt.

- Độ dầy độn lót:Nếu chất độn mỏng sẽ có thời gian sử dụng
ngắn hơn so với chất độn dầy.
- Chế độ bảo dưỡng: Đây là điều đặc biệt quan trọng cần phải
chú ý. Độn lót hoạtđộng tốt phải đảm bảo có độ tơi xốp cần thiết, cho
nên sau vài ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm
lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.

18


- Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót.
- Định kì bảo dưỡng đệm lót.
Hình 2.2. Mô hình trại gà với lớp đệm lên men (Nguồn: Báo điện tử
tỉnh Quảng Ninh)

19


 Tình hình thực tế đang áp dụng
Nuôi lợn hay gà trên nền ĐLSH đã được triển khai ở hàng nghìn
cơ sở chăn nuôi thuộc nhiều tỉnh, thành trong cả nước như Phú Thọ,
Bắc giang, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa,
Hậu Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Tây Ninh.
Bộ NN&PTNT cũng công nhận tiến bộ kỹ thuật cho chế phẩm
sinh học BALASA N01 và quy trình ứng dụng chế phẩm này làm
ĐLSH trong chăn nuôi lợn và gà. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để
ứng dụng và triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi trên đệm lót
sinh học.
Ngoài ra, các sản phẩm EM (Effective Microorganisms- các vi
sinh vật hữu hiệu, sử dụng chế phẩm EM trong ủ phân chuồng, phun

EM xử lý môi trường chuồng trại) chứa nhiều chủng loại vi sinh vật
được chọn tạo đã có mặt trên thị trường. Các chế phẩm trên có hiệu
quả khác nhau nhưng đều có một hoặc nhiều tác động lên chăn nuôi
như giảm mùi hôi; tăng cường phân hủy chất thải thành vi sinh hữu
cơ, góp phần tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, đồng thời giảm
được chi phí trong chăn nuôi.
3. KIẾN NGHỊ
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản
lý nhà nước về nông nghiệp, chăn nuôi… theo hướng đơn giản, công
khai, minh bạch và nhanh gọn đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất
trong thực hiện. Tổ chức thực hiện có hiệu quả, tạo điều kiện tốt nhất
cho người dân, tổ chức tiếp cận để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm về quản lý
môi trườngtheo thẩm quyền; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận
thức cộng đồng, người dân và doanh nghiệp về chính sách, pháp luật
liên quan.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên đề định kỳ trên toàn
phường, thực hiện lồng ghép thanh tra việc chấp hành pháp luật về
môi trường; rà soát, thống kê đầy đủ việc thực hiện kết luận thanh
tra, xử lý dứt điểm không để tồn đọng.
20


- Đề nghị tỉnh, thành phố tạo điều kiện để cán bộ môi trường
của phường ngày càng được nâng cao trình độ chuyên môn, nâng
cao chất lượng công tác tham mưu, tinh thần trách nhiệm trong công
việc, thái độ ứng xử, tiếp xúc khi giải quyết công việc với nhân dân…
nhằm thực hiện tốt công tác quản lý môi trường trên địa bàn phường.
- Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ, trưởng khu có trách nhiệm
đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phương pháp mới cho người dân

thông qua các cuộc họp khu phố, tổ dân phố, phát thanh; trực tiếp
tham gia hỗ trợ người dân xây dựng chuồng trại kiểu mới.
- Thường xuyên kiểm tra quá trình xây dựng và vận hành, hỗ
trợ người dân khi gặp khó khăn, kịp thời thay đổi để phù hợp với thực
tế địa phương.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Văn Bằng (2017), “Kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh học trong
chăn nuôi lợn”, website:thongtinkhcn.com.vn.
- Thu Hà (2017), “Hướng dẫn làm đệm lót sinh học cho gà”,
website: Traigiongthuha.com.
- UBND phường Hà Khánh (2014), Báo cáo thuyết minh kết quả
kiểm kê đất đai năm 2014 của phường Hà Khánh, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
- UBND phường Hà Khánh (2015), Báo cáo quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020, kế hoạch sử đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015).
5. PHỤ LỤC
Một số hình ảnh thực tế tại địa phương:

21


Hình 1: Chuồng gà tại hộ dân nhà Anh Ngô Văn Phúc, khu 5,
phường Hà Khánh, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

22


Hình 2: Chuồng lợn tại gia đình Bà Nguyễn Thanh Hiếu, khu 4,
phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh


Hình 3: Đoạn mương sau nhà Bà Nguyễn Thanh Hiếu và đi qua
nhiều hộ dân khác bốc mùi hôi thối

23


Hình 4: Hội trường UBND phường Hà Khánh, nơi diễn ra chương
trình
tập huấn

Hình 5: Trụ sở UBND phường Hà Khánh, nơi tổ chức chương
trình tập huấn

24



×