Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.08 KB, 26 trang )

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ em là được cắp sách tới
trường. Ở đó các em được cùng bạn bè học tập vui chơi. Và khi các em biết đọc ,
biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em.
Người xưa nói “Nét chữ nết người” bao hàm hai ý: nét chữ thể hiện tính
cách con người và thông qua rèn luyện chữ viết để giáo dục tính cách con người.
Ngày nay, không thiếu các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp khi tuyển
dụng nhân viên đều yêu cầu người xin việc viết đơn bằng chữ viết tay. ( Qua chữ
viết để tìm hiểu năng lực, tính cách.)
Các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới khẳng định: Trẻ em viết
bằng tay khắc sâu ký ức hơn gõ trên bàn phím vì vậy mà rèn luỵên trí nhớ tốt hơn.
Nói như thế để thấy được từ xưa đến nay chữ viết có vai trò quan trọng như
thế nào. Đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập ,giao tiếp.
Vì vậy chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng các môn học khác
mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học môn
Tiếng Việt ở Tiểu học-Đó là kỹ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng,viết đẹp, rõ
ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt nhờ
vậy mà kết quả học tập tốt hơn. Ngược lại, nếu học sinh viết xấu sẽ ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng học tập của các em. Chữ viết và dạy viết là vấn đề được
cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở góp công, góp sức để cải
tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy chữ viết. Tuy vậy còn nhiều học
sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó đã ảnh hưởng không tốt đến các môn
học khác. Tiểu học là bậc học nền tảng. Chữ viết là một trong những công cụ giao
tiếp thuận lợi và quan trọng của con người. Chưa cần biết nội dung văn bản đó viết
như thế nào nhưng nếu chữ viết rõ ràng, đẹp thường làm cho ngừơi đọc có cảm tình
ngay. Dạy Tiếng Việt, dạy các em biết viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa
để mở ra cánh cửa bước vào tương lai, chiếc chìa khóa đó sẽ là người bạn thân thiết
của các em, luôn bên cạnh các em trong suốt cả cuộc đời .
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số
kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”.


Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
1


Để giúp học sinh lớp 2 có chữ viết đẹp, đúng chính tả, không mắc lỗi chính
là mục đích lớn của sáng kiến kinh nghiệm. Nhiệm vụ đặt ra là hoàn thành kế
hoạch của người giáo viên đứng lớp giúp học sinh thực hiện tốt kỹ năng viết để từ
đó học sinh có thể có điều kiện học tốt các môn học khác,đưa chất lượng học tập
của học sinh lên cao và qua đó còn rèn cho các em tính kiên trì, cẩn thận , óc thẩm
mỹ sáng tạo, bồi dưỡng cho tâm hồn các em thêm phong phú .
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm
Giúp trau dồi kỹ năng viết chữ đúng, đẹp, biết cách trình bày bài hơn nữa
còn giúp các emcó đức tính kiên trì, cẩn thận. Trong nhà trường, việc rèn chữ cho
học sinh cũng chính là rèn tính cẩn trọng, lòng tự trọng để sau này chia tay với mái
trường hành trang các em mang theo không chỉ là kiến thức mà còn là ý thức kỷ
cương, đức tính cẩn thận kiên trì lúc bước vào đời. Hành trang ấy cũng thực sự là
cần thiết.
Thường xuyên kiểm tra để củng cố, bổ sung cho học sinh những thủ thuật
viết chữ, thao tác viết và kĩ thuật viết.
Bên cạnh đó, mỗi thầy cô giáo cũng phải không ngừng trau dồi chữ viết
,nhất là khâu viết bảng, viết mẫu, viết lời nhận xét trong bài làm của học sinh để
chữ viết của thầy cô luôn là mẫu chữ chuẩn mực cho học sinh noi theo
3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh
lớp 2”, tôi xin đóng góp một số vấn đề sau: Vận dụng phương pháp rèn chữ viết
cho học sinh lớp 2 giúp các em nâng cao chất lượng chữ viết đồng thời nâng cao
chất lượng học tập các môn học khác. Trong quá trình rèn viết các em sẽ rèn được
tính cẩn thận ,kiên trì ,óc thẩm mĩ sáng tạo để từ đó phát triển toàn diện nhân cách
theo mục tiêu giáo dục đề ra. Sáng kiến kinh nghiệm cũng là tài liệu bổ ích để các
bạn đồng nghiệp tham khảo, vận dụng vào lớp mình giảng dạy nằm góp phần nâng

cao chất lượng dạy và học cũng như góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho
học sinh .

2


Phần 2. NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG

1. Cơ sở lý luận .
Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp với nhau bằng phương tiện
ngôn ngữ.Từ ngàn xưa, con người chỉ biết sống bầy đàn, dần dần xã hội phát triển
con người đã biết trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ. Âm thanh ngôn ngữ là phương
tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nhưng bằng vỏ âm thanh, ngôn ngữ không truyền đi
xa được và khó truyền từ đời này sang đời khác. Bổ khuyết cho nhược điểm ấy mà
ngôn ngữ chữ viết ra đời. Nhờ chữ viết mà những kinh nghiệm quý báu, những
phát minh quan trọng của loài người ngày càng được tích lũy phong phú. Truyền
thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam là đào tạo nên những con người có trí
tuệ và nhân cách. Văn hóa ấy để lại bằng chữ viết. Những cụ đồ những nhà nho,
nhà giáo ngày xưa đã để lại những nét chữ chân phương trong kho tàng thư tịch và
những nét chữ rồng bay phượng múa trong nghệ thuật thư pháp.
“Viết” là một trong bốn kỹ năng (nghe, đọc, nói, viết ) mà bộ môn Tiếng
Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh. Kỹ năng viết bao gồm:
kỹ năng viết chữ, kỹ năng viết chính tả, kỹ năng viết câu đúng ngữ pháp , kỹ năng
viết một số thể loại văn trong nhà trường. Kỹ năng viết có vai trò rất quan trọng bởi
vì chữ viết chính là công cụ để giúp học sinh học tập. Thực hiện tốt các kỹ năng
viết không những đảm bảo cho học sinh học tốt các môn học mà đó cũng chính là
giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Có thể nói rằng chữ viết đóng vai trò quyết
định trong việc học tốt các môn học khác .Mục tiêu của chúng ta là giúp trẻ “ Đọc
thông –Viết thạo”. Trẻ đọc thông viết thạo sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn,

học tốt hơn. Ngoài ra việc rèn cho học sinh viết chữ đẹp cũng là giúp các em phát
triển toàn diện, rèn luyện được những đức tính tốt như Thứ trưởng Giáo dục và Đào
tạo Phạm Vũ Luận đã khẳng định:
Qua chữ viết, học sinh vừa thể hiện được nội dung thông tin vừa thể hiện
được đặc điểm, tính cách của người viết đồng thời tạo được tình cảm đối với người
đọc. Rèn chữ không chỉ là rèn tính kiên trì, cẩn thận mà trên hết còn rèn được tính
kỷ luật và văn hóa viết.
2 . Cơ sở thực tiễn .
Thực tế ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại mới ,thời đại công nghệ
thông tin bùng nổ. Mọi người thường ngồi vào chiếc máy vi tính để soạn thảo văn
3


bản thay vì cầm bút viết ngay trên giấy. Chính vì vậy mà nhiều năm gần đây việc
rèn chữ của người học ít được gia đình và nhà trường quan tâm. Mặc dù cũng có
phong trào thi “Vở sạch, chữ đẹp” nhưng thường chọn những em nổi trội trong lớp
chứ chưa quan tâm tới việc rèn chữ cho học sinh cả lớp. Ở các trường Tiểu học
cũng vậy, tình trạng học sinh viết xấu là một thực trạng đáng báo động. Người giáo
viên không chú trọng lắm vào việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh thậm chí cũng có
giáo viên chữ viết chưa đúng quy cách.Cũng có những trường thường đạt giải cao
trong các kỳ thi chữ viết đẹp nhưng ở những trường đó cũng chỉ có những em trong
đội tuyển mới được quan tâm nhiều.Và với những em đi thi cũng chỉ chú ý tới rèn
chữ ,giữ những quyển vở tham gia dự thi sạch đẹp. Có nghĩa là mục đích rèn chữ
thiên về để đi thi nhiều hơn đích rèn người.
Mặt khác, ở địa bàn Thị trấn, học sinh được tiếp xúc với nhiều phương tiện
thông tin hiện đại, không gian cho các em vui chơi hạn hẹp hơn nên học sinh
thường xuyên làm bạn với những căn phòng chật hẹp, máy vi tính, ti vi ... và số học
sinh bị cận cũng vì thế mà tăng lên. Nhiều vị phụ huynh lại cho rằng nguyên nhân
bị cận là do ... rèn chữ. Ngay cả các em được chọn vào đội tuyển thi viết chữ đẹp
thường cũng không nhận được sự ủng hộ của gia đình. Tất cả những thực trạng

trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chữ viết nói riêng và chất lượng học tập
của học sinh nói chung . Thực trạng này nhắc nhở chúng ta đã đến lúc cần phải
gióng một hồi chuông cảnh tỉnh để mọi người có cách nhìn, cách hiểu đúng đắn về
ý nghĩa, vai trò của việc rèn chữ viết cho học sinh và việc tìm ra phương pháp rèn
chữ đúng cách là quan trọng và cần thiết.
3.Thực trạng vấn đề mà sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới .
a.Quá trình nghiên cứu
Sau khi nhận lớp được một tuần ,tôi tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết
đầu năm . Tôi đọc cho học sinh viết một đoạn văn và kết quả thu được như sau:
- Viết đúng

: 25/42

-Viết đẹp

: 12/42

-Viết sai phụ âm đầu : 10/42
-Viết sai vần

: 8/42

-Viết sai dấu thanh

: 8/42

b . Nguyên nhân
4



-Viết xấu do tính cẩu thả: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc
viết chữ xấu. Ngoài ra các em còn chưa nắm vững quy trình viết, viết không đúng
mẫu, đúng cỡ quy định .
- Các em viết sai do nhầm lẫn các phụ âm đầu
- Các em viết sai do nhầm vần
- Các em còn nhầm các dấu thanh
Để khắc phục những lỗi học sinh mắc phải tôi đã nghiên cứu , tìm hiểu
và đề ra một số giải pháp sau :
Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP (BIỆN PHÁP) ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG
Giải pháp 1.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền.
Hiện nay phần nhiều phụ huynh và cả một số giáo viên ,học sinh cũng có
cách hiểu lệch lạc về vai trò của việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học nói chung
và cho học sinh lớp 2 nói riêng bởi vậy mà việc quan trọng cần thiết đầu tiên tôi
làm là : Thực hiện tốt công tác tuyên truyền .
Ngay từ buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi đã nói rõ cho phụ huynh
hiểu vai trò quan trọng của việc rèn chữ cho học sinh.Mục đích của việc rèn chữ
không chỉ là để các em có chữ viết đúng,đẹp mà thông qua đó còn giúp các em học
các môn học khác tốt hơn.Luyện viết chữ đẹp là luyện cho các em đức tính cẩn
thận , kiên trì và nâng cao khiếu thẩm mỹ,óc sáng tạo. Trong công việc các em sẽ
thận trọng,tự tin vào bản thân mình hơn.
Tôi lấy dẫn chứng cụ thể cho các vị phụ huynh thấy.Ngay ở trong lớp những
em viết đẹp là những em học rất tốt (Cao Đức Lâm, Nguyễn Khắc Hiếu, Đỗ Thùy
Linh, Nguyễn Thị Luyên....) và ngược lại những em viết xấu , viết sai nhiều thì kết
quả học của các em chưa được tốt ( Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Việt Dương,
Nguyễn Thị Huyền...). Ở trong huyện những trường có chất lượng chữ viết cao
cũng là những trường có chất lượng học tập tốt và ngược lại.
Và một điều nữa cũng cần đả thông tư tưởng cho các vị phụ huynh là nếu
học sinh rèn viết đúng phương pháp sẽ không ảnh hưởng xấu tới thị lực của các
em,nói bị cận do rèn viết là hoàn toàn lệch lạc. Từ đó tôi cùng phối hợp với phụ
huynh để xây dựng phong trào Giữ vở sạch,viết chữ đẹp. Tôi giới thiệu bộ chữ

mẫu để các vị phụ huynh tham khảo ,tư vấn cho các vị phụ huynh cách chọn vở
,chọn bút phù hợp cho các em . Và sự tin tưởng , ủng hộ nhiệt tình từ các phụ
5


huynh học sinh ở lớp đã khién tôi quyết tâm hơn trong việc tìm tòi ,cải tiến phương
pháp dạy học và giáo dục .
Với học sinh,vào đầu năm học mới tôi đã kiểm tra sách vở đồ dùng học
tập,hướng dẫn học sinh cách bọc, giữ gìn sách vở.Cùng học sinh ra quyết tâm thực
hiện các chỉ tiêu về rèn chữ,lấy các bài viết đẹp để các em xem và học tập tấm
gương.Như vậy tôi vừa tuyên truyền vừa xây dựng nề nếp phong trào ngay từ đầu
năm học.với những em có năng khiếu và viết khá đẹp tôi có định hướng ngay từ
đầu luôn theo dõi kèm cặp,bồi dưỡng,với học sinh viết yếu thì rèn luyện thường
xuyên
Giải pháp 2 . Cung cấp và củng cố cho học sinh những thủ thuật viết chữ
,thao tác viết và kĩ thuật viết .
Các thủ thuật viết chữ có lẽ các em học sinh đã được thầy cô hướng dẫn rất
kĩ từ khi các em học lớp 1 nhưng không phải em nào cũng nắm được và em nào
cũng nhớ .Vì vậy trong quá trình dạy học tôi củng cố và cung cấp lại những thủ
thuật viết ,thao tác viết và kĩ thuật viết cần thiết cho các em.
a) Tư thế ngồi
Tư thế ngồi phải thoải mái không gò bó khoảng cách từ mắt tới vở khoảng 25
đến 30 cm.
Cột sống luôn ở tư thế thẳngđứng vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân
thoải mái không chân co , chân duỗi.
Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định Tay trái để xuôi theo chân ngồi,giữ lấy
mép vở cho khỏi xô lệch đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
Tránh ngồi cúi thấp sát bàn gây cong vẹo cột sống .
b) Cách cầm bút.
Cầm bút tay phải bằng ba đầu ngón tay(ngón cái,ngón trỏ và ngón giữa)Ba

đầu ngón tay tiếp xúc với nhau không đè lên nhau.Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút
2,5 cm .Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết.Lúc
viết điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tayvà các ngón tay.
Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên và sang ngang
phải thật nhẹ tay.
Khi cầm bút cần lưu ý:Phần mặt ngòi bút hướng lên trên và phần cựa gà
hướng xuống dưới mặt bàn.
6


c) Thao tác viết liền mạch :
Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới
điểm bắt đầu của nét đứng sau,các nét viết liền mạch không nhấc bút.
d) Kỹ thuật lia bút:
Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ các
với nhau nét bút được thể hiện liên tục nhưng ngòi bút ,phấn không chạm vào mặt
giấy,mặt bảng.
Vd: Từ chữ b đến chữ a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia bút sang
điểm bắt đầu của chữ a.
Hoặc từ chữ g sang chữ a không viết liền mạch được ta viết chữ g sau đó lia
bút sang điểm bắt đầu của chữ a.Hay chữ cờ ,cá ,cà ... cũng như vậy.
e) kĩ thuật rê bút :
Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết .Ở
đây xảy ra trường hợpdụng cụ viết ( ngòi bút,phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của
nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau .
Vd:khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ sau đó không nhấc bút để viết
mà rê ngược ngòi bút lên đường kẻ thứ hai để viết nét móc hai đầu.
g) Cách xê dịch vở khi viết :
Khi viết chữ đứng học sinh để vở ngay ngắn trước mặt.Nếu viết chữ nghiêng
cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng mép bàn tạo thành 1 góc

khoảng 15 độ.khi viết độ nghiêng các nét chữ cùng vói mép bàn tạo thành một góc
vuông .Như vậy dù viết theo kiểu chữ đứng hay nghiêng nét chữ cũng luôn thẳng
đứng trước mặt(chỉ khác cách để vở).
h) Cách đánh dấu thanh :
Dấu thanh chỉ được đặt lên trên hoặc dưới chữ ghi nguyên âm ( âm
chính ),không đặt giữa hai chữ cái . Trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi ,
vị trí của dấu thanh sẽ được xác định tùy thuộc vào việc âm tiết có âm cuối hay
không .
- Nếu âm tiết không có âm cuối vần thì dấu thanh được đặt ở trên hoặc dưới con
chữ thứ nhất của nguyên âm đôi .
Ví dụ : mía , lúa , cửa...
7


- Nếu âm tiết có âm cuối vần thìdấu thanh được đặt ở trên hoặc dưới con chữ thứ
hai của nguyên âm đôi.
Ví dụ : nướng ,viết ,sướng ...
i ) Cách đánh dấu phụ :
Dấu phụ ở các chữ cái ă , â ,ê ,ô ,đặt ở vị trí phía trên đầu các chữ cái .Điểm
cao nhất của dấu không quá 1/3 đơn vị chữ ,điểm thấp nhất của dấu không chạm
vào phần nét cơ bản của các chữ cái ,chiều ngang của dấu bằng 1/3 đơn vị chữ .
Dấu phụ của chữ ư , ơ là một dấu như hình lưỡi câu đặt hơi nghiêng về phía
bên phải của thân chữ , độ cao không quá 1/3 đơn vị chữ ,ở chữ ư điểm dừng bút
của nét phụ chạm vào đầu của nét móc thứ hai ;ở chữ ơ ,điểm dừng bút của nét phụ
chạm vào điểm dừng bút của nét cong kín .
k ) Cách trình bày bài :
Hướng dẫn học sinh cách trình bày sao cho khoa học:Khi viết ,viết đúng
mẫu không viết ra lề ,không viết ngoài dòng.Viết sai không tẩy xóa mà có thể gạch
dưới hoặc để một khoảng ngắn rồi viết lại .Ngoài ra cần hướng dẫn cụ thể các em
trình bày ở vở học sinh trong từng thể loại bài ,cách kẻ vở khi hết môn,hết ngày,hết

tuần sao cho thống nhất .
Giải pháp 3. Kĩ năng làm mẫu :
Ở bậc tiểu học chữ viết của thầy cô giáo để lại ấn tượng sâu sắc đối với học
sinh . chúng ta thường nói “Thầy nào – trò nấy “.Quả thật chữ viết của giáo viên là
vấn đề có tính chất quyết địnhbởi giáo viên luôn là tấm gương đối với học sinh về
tất cả mọi mặt nhất là học sinh tiểu học và đặc biệt là các lớp đầu cấp thầy cô luôn
là một hình ảnh rất tài giỏi , đẹp đẽ và mẫu mực .Học sinh quan sát và bắt chước
chữ cô giáo nên trong một lớp chữ viết các em tương đối giống nhau và gần giống
chữ giáo viên . Chính vì vậy mà muốn làm tốt công việc rèn chữ thì trước tiên
người giáo viên phải là người có kĩ năng viết chữ thành thạo ,phải có chữ viêt đều
đẹp ,đúng cỡ chữ quy định dành cho học sinh tiểu học ,chữ viết của giáo viên phải
rõ ràngvà có khả năng viết mẫu cho học sinh noi theo trong mỗi giờ dạy của mình
(trên giấy và cả trên bảng ) .Nếu giáo viên chữ xấu thì khó có thể dạy cho học sinh
viết đẹp được .Giáo viên còn viết sai chính tả thì không thể dạy học sinh viết đúng
chính tả được . Chữ viết đẹp chỉ cần một chút nhỏ sự tài hoa bởi vậy điều quan
trọng là người giáo viên phải luyện viết thường xuyên .Rèn luyện kĩ năng viết chữ
là một công việc rất công phu đòi hỏi sự rèn luyện có ý thức, tính kiên trì, lòng say
8


mê và ý thức trách nhiệm. Để đảm bảo tốt kĩ năng làm mẫu ngoài việc rèn luyện kĩ
năng viết của mình tôi tìm đọc thêm các sách tham khảo, sách hướng dẫn giảng dạy
để nắm rõ kích thước, tên các nét và quy trình viết từng con chữ, cách phân biệt để
viết đúng các phụ âm đầu ,các vần và các dấu thanh dễ lẫn. Điều đó có ý nghĩa rất
lớn trong việc rèn chữ cho học sinh bởi lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn viết
của cô không đơn thuần chỉ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo mà còn thổi
vào tâm hồn ngây thơ của các em một luồng sinh khí mới, khơi dậy trong các em
ước mơ vươn tới cái đẹp trong cuộc đời bao la rộng lớn. Kĩ năng làm mẫu cũng cần
được duy trì ở mọi lúc mọi nơi chứ không chỉ là lúc giáo viên viết mẫu mà mỗi
nhận xét cô đánh giá ,mỗi lời cô nhận xét trong trang vở của các em đều được các

em nâng niu, trân trọng và đó cũng chính là “mẫu” mà học sinh dễ học nhất. Chính
vì vậy mà mỗi khi kiểm tra bài tôi đều tâm niệm mình vừa kiểm tra, nhận xét vừa
viết mẫu cho các em và cố gắng làm sao để đó luôn là “mẫu”chuẩn nhất, đẹp nhất...
Giải pháp 4. Rèn chữ thông qua các môn học :
Trong quá tình giảng dạy của mình thông qua tất cả các môn học tôi luôn rèn
cho các em ý thức viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp khoa học và tôi khéo léo
kết hợp việc sửa lỗi chữ viết cho học sinh nhất là ở các phân môn của môn Tiếng
Việt như: tập viết, chính tả, tập làm văn, tập đọc, luyện từ và câu. Cụ thể như sau :
a. Phân môn tập viết :
Tập viết là môn học có tính chất thực hành không có tiết học lí thuyết chỉ có
các tiết rèn kĩ năng viết. Tính thực hành là mục đích của việc học tập viết cũng là
điều khẳng định vị trí quan trọng phân môn này ở học sinh Tiểu học .Nhưng cũng
chính vì tính chất này mà phân môn tập viết bị một số giáo viên coi nhẹ, lên lớp
qua loa thiếu sự quan tâm đến chữ viết của các em vì cho rằng toàn bộ chữ viết đã
đều có mẫu rồi, các em chỉ việc quan sát và ...viết. Nhưng không phải học sinh nào
cũng có khả năng quan sát và viết đúng. Có những embiết quan sát, biết viết nhưng
do tính hiếu động, thiếu kiên trì khó thực hiện đúng các động tác đòi hỏi sự khéo
léo, cẩn thận. Các em chỉ lo viết cho xong mà không chú ý đến viết đúng, viết
chuẩn. Do vậycác em thường viết sai các nét nối từ con chữ này sang con chữ kia,
khi đặt bút bắt đầu viết con chữ không đúng với vị trí của dòng kẻ, viết không đúng
chiều rộng của con chữ mà còn viết chữ dãn ra hoặc co lại, không ước lượng
khoảng cách giữa chữ này với chữ kia,ghi dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí .
Ở lớp 2, phân môn tập viết hướng dẫn các em viết chữ hoa, từ và câu ứng
dụng. Khi luyện viết chữ hoa, căn cứ vào sự cấu tạo, nét giống nhau của các chữ,
9


tôi đã chia các chữ hoa thành 5 nhóm nhỏ và ghép bộ chữ mẫu theo từng nhóm để
minh họa cho bài dạy .
Nhóm 1: U, Ư, V,X, N, M .

Khi rèncần tập trung luyện kĩ nét móc hai đầu ( chú ý có biến điệu ở các
chữ X , N , M ), cần hướng dẫn các em điều khiển nét bút ở phần cong sao cho
mềm mại .(chữ N, M, là chữ cái viết hoa kiểu 2 )
Nhóm 2 : A, Ă, Â, N, M .
Trọng tâm rèn ở nhóm này là rèn nét móc ngược ( có biến điệu ở các chữ N,
M- kiểu 1 ), cần hướng dẫn các em đưa bút đúng quy trình ( nét 1 viết từ dưới lên ).
Nhóm 3 : C, G, E, Ê, T .
Trọng tâm ở nhóm này là phải luyện cách điều khiểnđầu bút để tạo được
những nét cong cho đúng .Chữ E, Ê tương đối khó viết, cần phải được luyện nhiều
lần cho thành thạo .
Nhóm 4 : P, R, B, D, Đ, I, K, H, S, L, V.
Đối với nhóm chữ này nên bắt đầu luyện tập cho các em nét thẳng đứng sau
đó mới chuển sang viết nét móc ngược trái có biến điệu.
Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q, A (Chữ Q cả hai kiểu, chữ A kiểu 2 ).
Trong nhóm chữ này cần phải rèn luyện chữ O thật nhiều, viết chữ O đẹp
thì viết những chữ còn lại sẽ đẹp .
Phân thành các nhóm chữ để luyện có rất nhiều thuận lợi: đơn giản và dễ
viết ,cùng nằm trong khung hình giống nhau, có những nét giống nhau ...
Trước hết tôi hướng dẫn các em viết đúng,viết đẹp các nét đã sau đó mới
cho học sinh luyện chữ. Ở mỗi nhóm chữ bao giờ tôi cũng cho học sinh nhận xét sự
giống nhau và khác nhau với chư khác ở trong nhóm mà các em đã học ở giờ trước
để các em có cơ sở viết đúng,viết đẹp. Mỗi lần viết chữ hoa tôi đều củng cố cho
học sinh cấu tạo từng chữ, chiều cao, bề ngang của mỗi con chữ. Mặt khác tôi
hướng dẫn thật kĩ cách viết: từ điểm đặt bút tới điểm dừng bút. Học sinh viết chữ
được rồi tôi chuyển sang viết từ, câu ứng dụng. Trong mỗi từ, mỗi câu ứng dụng tôi
đều cú ý hướng dẫn tỉ mỉ cách viết liền mạch, viết nét nối, độ cao từng con chữ,
khoảng cách giữa các tiếng, các từ...

10



Trước khi viết bao giờ tôi cũng nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, cách cầm
bút, đặt vở ...Trong quá trình viết cần quan sát các em để nhắc nhở uốn nắn kịp
thời. Sau mỗi bài viết tôi đều kiểm tra đánh giá, khen ngợi những em có tiến bộ
đồng thời có kế hoạch uốn nắn, kèm cặp những em còn viết xấu. Với những em viết
xấu ( đặc biệt là học sinh khuyết tật ) tôi thường tới tận nơi viết mẫu, hương dẫn tỉ
mỉ rồi yêu cầu các em về nhà viết lại. Còn với những em viết đẹp, tôi giới thiệu
thêm cho các em một số nét sáng tạo, cách viết nét thanh nét đậm để các em tự
luyện thêm và tự sáng tạo cách viết đẹp.
b. Phân môn chính tả:
Khi dạy phân môn chính tả tôi rất chú trọng khâu hướng dẫn học sinh viết
đúng ( trong các tiết chính tả nghe viết, nhớ viết ) và khâu hướng dẫn học sinh phân
biệt chính tả để viết đúng. Với những từ dễ lẫn tôi hướng dẫn học sinh phân biệt cả
hai mặt cấu tạo chữ và nghĩa của các chữ đó trong văn cảnh.
Ví dụ: Phân biệt ra /da/gia ngoài hướng dẫn học sinh phân biệt qua cách đọc
cần dựa vào nghĩa của các chữ trong từng văn cảnh:
ra: r + a ( ra vào thường chỉ hoạt động )
da: d + a (da thịt, da dẻ: thường dùng chỉ lớp bao bọc bên ngoài của con
người, của vật .)
gia: gi + a (gia đình, gia công: chỉ tập thể sống, chỉ quan hệ có tính chất
huyết thống hoặc chỉ tính chất của công việc ).
Khi hướng dẫn học sinh viết đúng tôi thường sắp xếp để cho nhiều học sinh
được luyện viết đúng trong khoảng thời gian quy định. Tôi yêu cầu 100% học sinh
có bảng con để ngoài những học sinh lên bảng viết thì học sinh dưới lớp sẽ viết vào
bảng con. Điều này sẽ rất thuận lợi cho việc theo dõi học sinh. Khi đọc cho học
sinh viết bài tôi luôn cố gắng đọc chuẩn xác từng chữ để qua việc nghe đọc học
sinh viết đúng chính tả. Khi các em viết bài xong ngoài những tiết tôi kiểm tra bài
và chữa lỗi thì một số tiết tôi hướng dẫn học sinh tự kiểm tra bài và ghi số lỗi, sau
đó tự biết bài mình được bao nhiêu theo thang đánh giá Đ- CĐ . Việc học sinh tự
kiểm tra bài và nắm được số lỗi của mình sẽ giúp các em sửa lỗi chính tả nhanh

hơn và nhớ lâu hơn. .
Mặt khác, tôi đề ra quy định chung cho cả lớp: Những từ viết sai viết lại 3
dòng, nếu mỗi bài viết sai 3 từ trở lên thì về nhà viết lại cả bài đó.Với những em
viết xấu, tôi yêu cầu có vở luyện viết ở nhà. Sau mỗi giờ tập đọc, các em tự viết lại
11


một đoạn trong bài sau đó nộp lại cho giáo viên kiểm tra. Với những từ nhiều học
sinh viết sai tôi tìm xem nguyên nhân học sinh sai để khắc phục. Nếu học sinh sai
do nhầm phụ âm đầu, tôi cho các em lấy thêm ví dụ những từ có cặp âm đầu dễ lẫn
để phân biệt.
Tôi còn cung cấp cho các em một số mẹo giúp phân biệt các phụ âm dễ nhầm:
- Mẹo phân biệt CH/TR
+ Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với CH chứ không
viết với TR: cha, chú, chồng, chị, cháu, chắt ...
+ Những đồ dùng trong gia đình nông dân cũng viết với ch chứ không viết
với tr: cái chõng, cái chạn, cái chai, cái chổi, cái chậu ... Ở đây có một trường hợp
ngoại lệ là: cái tráp .
+ TR không bao giờ đi với các vần oa, oe, uê, oă. chỉ có CH là có khả năng
đi với các vần này .
- Mẹo phân biệt d / gi / r
+ R và GI trong các từ thuần Việt không bao giờ kết hợp với âm đệm , tức
là không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy. Do vậy khi gặp
những vần này ta viết với D .
Ví dụ: dọa nạt, duy trì, vô duyên, kiểm duyệt ...
+ Ở một số trường hợp R đồng nghĩa với L và S do quan hệ về nguồn gốc.
Đây là cơ sở để viết đúng R.
- Mẹo phân biệt L / N .
+L có thể đứng trước âm o, u còn N thì không.Tức là N không bao giờ đứng
trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy,... Do vậy khi gặp những vần này

ta viết với L.
Ví dụ: lòa xòa, loắt choắt, luẩn quẩn, luyến tiếc, lóe sáng, liên lụy. Ở đây có
một trường hợp ngoại lệ: noãn (chỉ dùng trong từ Hán - Việt ).
+ Trong Tiếng Việt có một số cặp từ cùng nghĩa với nhau có phụ âm đầu là L
hoặc NH. Do vậy khi gặp một tiếng chưa rõ viết với L hay N mà thấy nó cùng
nghĩa với một tiếng khác viết với NH thì có thể kết luận tiếng chưa rõ ấy viết với L.
Ví dụ: lầm – nhầm, loáng –nhoáng, lanh –nhanh, lấp láy – nhấp nháy, lố lăng –
nhố nhăng, lỡ - nhỡ, lớn – nhớn ...
12


- Mẹo phân biệt S /X .
+ S không kết hợp được với 4 vần oa, oe, oă, uê, do vậy chỉ viết X khi gặp 4
vần này .
Ví dụ: xoa tay, xoay xở, tóc xoăn, xuề xòa ...
Ở đây có một số trường hợp ngoại lệ soát trong rà soát, viện kiểm soát ...soạn
trong soạn bài, tòa soạn, soán trong soán đoạt và những trường hợp lặp âm đầu như
suýt soát, sột soạt, sờ soạng .
+ Tên các loại thức ăn và đò dùng liên quan đến việc bếp núc thường được viết
với X.
Ví dụ: xôi, xúc xích, phở xào, cái xoong, nước xốt, xiên thịt ...
+ Hầu hết các từ chỉ sự vật còn lại đều viết với S.
Ví dụ: Chỉ người : ông sư, bà sãi, đại sứ, nguyên soá , ông sếp ...
Chỉ động thực vật: con sư tử, con cá sấu, con sò, con sóc, con sáo, con sâu,
cây sen, cây sấu, cây sồi, cây si ...
Chỉ đồ vật: cái sọt, súc vải, song cửa, viên sỏi, cái siêu, tờ sớ ...
Chỉ các hiện tượng, sự vật tự nhiên: sao, sương, sông, suối, sấm sét ....
Ở đây cũng có những trường hợp ngoại lệ: Chiếc xe, cây xoan,cây xoài, trạm
xá, xương, cái xắc, bà xơ, cái xô, cái xẻng, mùa xuân.
Ngoài những mẹo để phân biệt các âm đầu dễ lẫn,trong mõi giờ chính tả tôi

còn kết hợp củng cố, cung cấp cho học sinh một số qui tắc kết hợp chính tả Tiếng
Việt.
- K, C, Q
+ K viết trước các kí hiệu ghi âm e, ê, i ( kẻ, kể, kia ...)
+ Q viết trước âm u ( quả, quang, quăng, quầng ...)
+ C viết trước các kí hiệu ghi âm : a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.( ca, căn, co, cô, cờ, cũ, cừ
, ....)
- G, GH, NG, NGH
+ G, NG viết trước các kí hiệu ghi âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. ( gà, gỗ, gần, gắn, gờ,
ngăn, ngủ, ngon ...)
13


+ GH, NGH viết trước các kí hiệu ghi âm: e, ê, i. ( ghé, ghế, ghi, nghé, nghề ,
nghĩ ...)
- IÊ, YÊ , IA, YA
+IÊ viết sau âm đầu trước âm cuối: hiền triết, nghiêng ...
+ YÊ viết sau âm u, trước âm cuối: tuyên truyền, quyết tâm hoặc khi mở đầu âm
tiết: yên, yết ...
+ IA viết sau âm đầu, không có âm cuối: chia, thìa, phía ...
- UÔ, UA
+ UÔ viết trước âm cuối: đuổi, muối, tuột ...
+UA viết khi không có âm cuối: chua, lúa, của ...
-ƯA, ƯƠ
+ƯA viết khi không có âm cuối: mưa, dừa ,...
+ƯƠ viết trước âm cuối: vượt, đường ,...
- UYÊ, UÊ
+ Đứng sau UYÊ chỉ có thể là các kí hiệu ghi âm là N và T ( luyến, tuyết,
khuyết ,...)
+ Đứng sau UÊ thường chỉ có thể là các kí hiệu ghi âm CH và NH ( nguệch

ngoạc, tuềnh toàng ,...) . Nếu UÊ đứng sau Q có thể kết hợp với cả N, T lẫn CH,
NH ( quên, quệt, quềnh quàng, quệch quạc )
Một lưu ý nữa tôi cũng nhắc nhở học sinh là :
- Sau kí hiệu ghi âm Q chỉ viết U ( quan, quân, quen,...)
- Sau kí hiệu ghi các âm khác hoặc mở đầu âm tiết:
+ Viết O trước các âm: a, ă, e ( hoa, xoăn, khoét ...)
+ Viết U trước các âm: â, ê, y, ya,yê ( xuân, huệ, khuya, huyền, khuyết ...)
Với những vần dễ lẫn tôi cũng thường cho học sinh làm nhiều bài tập để phân
biệt .
Ví dụ: Điền vào chỗ trống:
- an hay ang ?
14


hòn than, cái thang, cái bàn, cây bàng, san bằng, sang trọng, lan man, hoang
mang ...
- ât hay âc?
thứ bậc, tất bật, giải nhất, nhấc chân...
- ắt hay ăc ?
bắt buộc, bắc cầu, đôi mắt, mắc lưới, lắt nhắt, lắc lư, nhắc nhở, tắt đèn, tắc
cống ...
- ut hay uc ?
lụt lội, lục lọi, chăm chút, lời chúc, hút nước, húc nhau, kim phút, hạnh phúc,
ngùn ngụt, cai ngục ...
c. Phân môn tập đọc
Khi dạy phân môn tập đọc tôi chú trọng việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học
sinh bởi vì có đọc đúng mới viết đúng. Đa số các em viết sai chính tả là những em
thường đọc sai. Vì vậy tôi đã hướng dẫn học sinh cách phát âm để phân biệt các cặp
phụ âm đầu dễ lẫn như l/n; s/x; tr/ch
Ví dụ: Đọc là “ lờ” viết l

Đọc là “nờ’’ viết n.
Tôi đã hướng dẫn học sinh cách sử dụng lưỡi một cách hợp lý để phát âm
đúng hai âm “l’’ và “ n’’. Khi phát âm “ l’’ hơi đi thẳng lưỡi còn khi phát âm “ n’’
thì lưỡi cong lên chạm vào hàm ếch và luồng hơi thoát ra ngoài mũi .
Tôi tập trung rèn đọc nhiều cho các em đọc kém bởi vì tôi thấy rằng những
em học sinh viết kém lớp tôi đều là những học sinh đọc kém. Bởi đọc kém nên kĩ
năng nhận diện mặt chữ kém và kĩ năng nghe đọc để viết đúng kém. Khi hướng dẫn
học sinh đọc đúng ngoài cách hướng dẫn các em cách đọc tôi còn gọi nhiều em
phát âm tiếng khó, từ khó, cách phát âm để phân biệt. Mỗi khi luyện đọc từ khó tôi
liên hệ ngay cho học sinh lưu ý khi viết những từ đó cần chú ý thế nào. Mặt khác
tôi cũng quan tâm tới việc giải nghĩa từ. Từ việc nắm nghĩa cũng có thể giúp các
em viết đúng.
d. Phân môn luyện từ và câu
15


Trong khi dạy luyện từ và câu ,ngoài việc giúp các em hệ thống từ ngữ theo
từng chủ đề, nắm được nghĩa của một số từ, cách sử dụng một số dấu câu (dấu
chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm, dấu hai chấm...),củng cố cho học
sinh các câu viết theo mẫu Ai là gì, Ai làm gì, Ai thế nào?...tôi luôn quan tâm tới
cách trình bày, cách viết từ,viết câu,cách sử dụng dấu câu của học sinh. Khi học
sinh làm bài, chữa bài, tôi không chỉ quan tâm tới việc từ các em tìm đúng hay sai
mà tôi còn nhận xét em đó điền từ, viết từ đó thế nào. Tôi cũng không vì học sinh
đặt câu đúng, câu hay mà bỏ qua em đó viết câu như thế nào: Đầu câu có viết hoa
hay không, cuối câu dùng dấu câu đúng chưa , chữ viết ở bài làm thế nào? Tôi cũng
luôn quan tâm tới việc giúp học sinh nắm nghĩa của từ vì tôi luôn nghĩ rằng phần
giải nghĩa hỗ trợ rất nhiều cho việc viết đúng Tiếng Việt vì khi học sinh hiểu ý
nghĩa của từ thì lúc đó học sinh đồng thời sẽ tái hiện được hình ảnh của chữ và từ
đó chọn cách viết đúng. Ngoài ra, ở mỗi bài dạy liên quan đến cách viết lạ với học
sinh tôi đều dành thời gian hướng dẫn các em thật kĩ .

Như vậy trong mỗi một giờ, ngoài nội dung bài học tôi còn luôn chú ý rèn
cho học sinh chữ viết cách trình bày.
e. Phân môn tập làm văn
“Văn học là nhân học’’. Dạy văn là dạy các em học sinh cách làm người. Mà
đã dạy làm người thì trong quá trình dạy không thể coi nhẹ chữ viết. Vậy nên ở
mỗi một giờ văn chữ viết luôn luôn được tôi quan tâm.
Ở lớp 2, các em được làm quen với viết đoạn văn kể về người thân, gia đình,
kể về con vật ...
Ở mỗi một giờ tập làm văn ngoài việc hướng dẫn các em thực hiện đúng yêu
cầu đề bài sao cho đảm bảo nội dung, diễn đạt lưu loát, biết đưa các hình ảnh so
sánh, nhân hóa vào cho bài văn sinh động ...tôi cũng rất quan tâm tới cách trình
bày, và chữ viết của học sinh trong bài làm. Một bài văn không thể đạt kết quả tốt
nếu các em viết xấu, sai chính tả cũng như không biết dùng, không biết viết các dấu
câu. Mỗi một giờ văn tôi đều kết hợp rèn chữ, rèn trình bày ,hướng dẫn cách viết cụ
thể ở những phần học sinh chưa nắm rõ ( Cách trình bày, một đoạn văn như thế nào
...) . Ngay như khi dạy các em làm bài văn kể về gia đình, người thân ...) ngoài
hướng dẫn các em nội dung viết về gia đình, cách trình bày tôi còn nói để các em
hiểu đây là một bài văn mà còn là viết kể về người thân.
g. Môn toán
16


Khi dạy môn toán tôi thấy học sinh thường viết số không đúng quy định các
số không cùng độ cao ví dụ: 100; 19 và câu trả lời thường vừa sai chính tả vừa sai
quy định viết chính tả đó là các tiếng đầu của mỗi câu trả lời phải viết hoa thì học
sinh ở lớp tôi hầu hết đều không viết hoa. Vì vậy tôi thường lưu ý cho các em nhớ
lại cách viết các chữ số và nắm kịp thời các câu trả lời toán bị mắc lỗi chính tả. Học
sinh chú ý hơn khi viết các chữ số các em đã viết các số có cùng độ cao như nhau
và câu trả lời đã viết hoa tiếng đầu tiên của mỗi câu trả lời toán, học sinh trình bày
các bài toán có sạch, đẹp hơn và lỗi chính tả ít mắc phải đặc biệt là lỗi ở đầu câu

trả lời hầu như cả lớp không em nào là không viết hoa tiếng đầu của câu trả lời toán
đó.
Ngay cả từ cách viết danh số, cách viết tên kí hiệu các đơn vị đo tôi cũng
hướng dẫn các em thật kĩ để sao cho bài toán vừa có cách làm đúng vừa có cách
trình bày sạch, đẹp, khoa học.
Trong các môn học còn lại tôi cũng không bao giờ bỏ qua lỗi viết của học
sinh. Tôi cố gắng rèn cho học sinh thói quen viết đúng chính tả không chỉ ở những
môn toán, Tiếng Việt mà còn rèn ở tất cả các môn học. Bằng cách tuyên dương, uốn
nắn kịp thời tôi đã hạn chế rất nhiều các trường hợp mắc lỗi chữ viết. Các em
không chỉ biết làm bài đúng mà còn luôn có ý thức viết cẩn thận trình bày sạch sẽ,
khoa học ...
Giải pháp 5. Rèn chữ viết thông qua việc luyện tập của học sinh
Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ khâu luyện tập rất quan trọng nếu giáo viên
giúp học sinh phối hợp tốt giữa việc luyện tập ở lớp và việc luyện tập ở nhà qua vở
luyện chữ sẽ nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy trong tất cả các môn học tôi không bao giờ bỏ qua
khâu luyện chữ cho học sinh. Học sinh được luyện tập ở lớp ( trên giấy, trên bảng
con) trong quá trình học sinh luyện tập ở lớp tôi luôn theo dõi và uốn nắn kịp thời
những lỗi chính tả của học sinh nhất là quá trình luyện viết trong các giờ: Tập viết,
chính tả, tập làm văn.
Tôi hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở và
cách nghe đọc để viết đúng. Đối với những học sinh viết kém tôi trực tiếp hướng
dẫn, giảng giải và tổ chức kiểm tra bài tay đôi tức là cả cô giáo và học sinh cùng
kiểm tra bài tạo ra thông tin hai chiều ( thầy- trò và trò- thầy). Việc kiểm tra bài tay
đôi không chỉ dừng lại ở thầy với trò mà tôi còn tổ chức cho học sinh chấm bài tay
đôi ( hai học sinh ngồi gần nhau cùng kiểm tra bài)
17


Việc luyện tập không chỉ ở trên lớp mà tôi còn phối hợp với việc luyện tập ở

nhà của học sinh, tôi cho các bài tập luyện viết và hướng dẫn học sinh luyện tập ở
nhà bằng cách ra bài tập luyện viết ở nhà đối với học sinh viết kém tôi còn yêu cầu
các em tập chép ở nhà ( mỗi bài các em chép một bài tập đọc) nhờ thường xuyên
tập chép các em đã nhận diện được mặt chữ và dần dần nâng cao trình độ viết chữ.
Tôi luôn coi trọng việc luyện tập để rèn chữ cho học sinh bởi vì luyện tập chính là
lúc hoc sinh vận dụng những kiến thức đã học về tiếng việt và chữ viết vào việc
viết đúng Tiếng Việt nếu giáo viên làm tốt khâu luyện tập thì chất lượng chữ viết
của học sinh sẽ đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình giảng dạy, trong tất cả các môn học tôi không bao giờ bỏ qua
khâu luyện chữ cho học sinh. Học sinh được luyện tập hàng ngày bằng nhiều hình
thức (trên giấy, trên bảng, trên bảng con) quá trình luyện tập của học sinh luôn
được tôi theo dõi và uốn nắn kịp thời nhất là quá trình luyện viết trong các tiết: Tập
viết, chính tả, tập làm văn. Tôi hướng dẫn tỉ mỉ học sinh vận dụng những kĩ năng
đã học về Tiếng Việt, chữ viết vào việc thực hành một cách thành thạo, nhuần
nhuyễn.
* Khuyến khích, khen ngợi kịp thời các em viết đúng, viết đẹp.
Công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng hiệu quả của nó cũng tương đối
rõ rệt. Vì đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2 rất thích được khen nên với mỗi bài
viết đẹp tôi vẫn cố gắng động viên các em kịp thời. Tôi dành một góc trong lớp để
trưng bày các bài viết đẹp. Nhờ vậy để giúp các em có ý thức vươn
lên trong quá trình viết. Các em hào hứng luyện viết và tiết học không còn khô
khan nữa.
* Kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc rèn chữ cho các em ở nhà.
Vì đối tượng học sinh của tôi phần lớn là con em công nhân, bố mẹ không
có thời gian cũng như không có kĩ thuật viết đúng đẹp để kèm con em nên ngay từ
buổi họp Cha mẹ học sinh đầu năm học tôi đã trao đổi với các vị phụ huynh một số
điểm cần lưu ý khi dạy viết. Tôi cũng sưu tầm một số tài liệu, một số bài viết đẹp
của các học sinh khác, photo tới tận tay từng vị phụ huynh để các vị có cơ sở làm
mẫu cho con em mình luyện viết.
Bằng sự phối hợp các biện pháp nêu trên một cách hài hoà, chữ viết của học

sinh lớp tôi tiến bộ rõ rệt; đồng thời kết quả học tập các em cũng được nâng cao
qua các đợt kiểm tra.
18


Giải pháp 6. Rèn chữ bằng hình thức kiểm tra đánh giá bài
Đối với trẻ cấp một thì việc kiểm tra và đánh giá là một hoạt động giúp học
sinh thực hành nhiệm vụ học tập kiểm tra và đánh giá có chức năng định hướng và
điều chỉnh kịp thời hoạt động học của học sinh. Do đặc điểm trên nên khi rèn chữ
cho học sinh muốn đạt kết quả tốt giáo viên không thể bỏ qua hoạt động kiểm tra
và đánh giá. Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả rèn chữ của học sinh bằng hình
thức kiểm tra bài. Để việc rèn chữ cho học sinh đạt kết quả tốt tôi kết hợp hai hình
thức kiểm tra, đánh giá. Đó là giáo viên kiểm tra-đánh giá và học sinh tự kiểm tra
và đánh giá. Trong các bài luyện viết của học sinh tôi thường kiểm tra bài và chữa
lỗi sau đó yêu cầu học sinh viết lại những lỗi sai.
Mặt cụ thể của họat động kiểm tra đánh giá chính là hình thức nhận xét bài
cho học sinh, tôi thường đánh dấu tỉ mỉ các lỗi để hướng dẫn học sinh chữa. Bằng
cách nhắc nhở và uốn nắn kịp thời tôi đã hạn chế được rất nhiều các trường hợp
học sinh mắc lỗi chữ viết. Việc kiểm tra bài chữa lỗi giúp học sinh nắm được
những lỗi mắc phải và những hạn chế chữ viết của mình để sửa chữa kịp thời không
chỉ giúp học sinh tìm ra và sửa lỗi mà thông qua kiểm tra bài bằng cách động viên,
nhắc nhở lỗi sai chính tả rất nhiều học sinh lớp tôi đã rèn chữ có kết quả tốt, nhiều
em không còn viết sai chính tả nữa.
Riêng phân môn chính tả, tôi còn giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá ngoài
những tiết tôi kiểm tra bài, chữa lỗi thì một số tiết tôi hướng dẫn học sinh tự kiểm
tra bài, ghi số lỗi và tự định được mức lỗi theo thang đánh giá nhờ hoạt động tự
kiểm tra bài học sinh sửa lỗi chính tả nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Những học sinh
viết kém còn được tổ tôi tổ chức kiểm tra bài tay đôi để vừa kiểm tra bài tôi vừa
kết hợp giảng giải cho các em hiểu về những lỗi sai chữ viết và cách sửa chữa.
Giải pháp 7: Rèn chữ thông qua việc sử dụng hiệu quả đồ dùng học tập, phương

tiện dạy học
Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 1, 2 tôi thấy việc sử dụng đồ dùng
trực quan (chữ mẫu) trong mỗi tiết tập viết là cần thiết. Đây cũng là điều kiện đầu
tiên để các em viết đúng.
Chữ mẫu có nhiều hình thức: Chữ mẫu in sẵn, chữ mẫu phóng to trên bảng,
chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, chữ mẫu của giáo viên …mỗi loại chữ
mẫu có tác dụng khác nhau. Cụ thể:
19


+ Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều
kiện cho các em phân tích hình dạng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái
cần viết trong bài học.
+ Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng giúp học sinh nắm được thứ tự viết
các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo
yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh.
+ Chữ viết trong hộp chữ giúp các em kết hợp mắt nhìn, tay sờ để phối hợp
các thao tác viết chữ một cách đồng bộ.
+ Chữ của cô khi nhận xét bài, chữa bài cũng được học sinh quan sát như
một loại chữ mẫu. Vì vậy tôi luôn cố gắng viết đẹp đúng mẫu, rõ ràng. Tóm lại để hỗ
trợ cho việc dạy tập viết đạt hiệu quả cao người giáo viên cần triệt để sử dụng các
hình thức chữ mẫu cũng như nắm vững tác dụng của mỗi hình thức chữ mẫu đó.
Giải pháp 8 . Rèn chữ qua hình thức nêu gương, thi đua.
Không chỉ rèn chữ qua các môn học, qua việc luyện tập, làm mẫu, kiểm tra
đánh gía tôi còn rèn chữ cho các em bằng cách kể cho các em nghe những mẩu
chuyện về tấm gương rèn chữ của Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc
Ký và gần hơn nữa là các bạn học sinh trong lớp, trong trường mình để các em
hiểu không phải chữ đẹp là bởi hoa tay mà phần lớn đó là kết quả của một quá trình
kiên trì khổ luyện. Tôi còn cho các em đọc và xem những bài dự thi “Văn hay chữ
tốt’’ trên báo và tạp chí, cho học sinh xem những bài dự thi viết chữ đẹp đạt giải

cao để từ đó gợi lên trong các em lòng say mê ham thích luyện chữ đẹp. Bên cạnh
đó tôi còn tiến hành rèn chữ cho học sinh bằng cách khuyến khích các em thi đua
giữa các cá nhân, giữa các nhóm, tôi lập bảng theo dõi cụ thể và hàng tuần, hàng
tháng để xếp loại chữ, vở để các em nắm được chất lượng chữ viết của mình mà
phấn đấu. Tôi còn lấy bài của các em gửi về cho phụ huynh có ý kiến nhận xét về
chữ viết của con em mình. Hàng tuần, hàng tháng những em chữ viết có nhiều tiến
bộ được bầu làm bàn tay vàng vì vậy các em rất hào hứng và hăng say thi đua luyện
viết. Chữ viết của nhiều em nhờ thế mà tiến bộ rõ rệt. Ngoài ra tôi còn phát động
những phong trào chống nói ngọng, thi đọc diễn cảm, thi vở sách chữ đẹp, nét chữ
nết người ... Những hoạt động này tạo được không khí sôi nổi, ý thức tự giác và
niềm khát khao viết đúng, viết đẹp cho mỗi học sinh. Tôicũng không quên nhắc
nhở các em ngoài rèn viết đẹp cần phải có ý thức giữ vở sạch bằng cách: có giấy
lót tay khi viết, để tay cẩn thận không làm quăn, cong các góc vở. Sách vở phải
được bọc, dán nhãn vở, giữ gìn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng .
20


Nhờ áp dụng những biện pháp trên mà chất lượng chữ viết lớp tôi đã có sự
tiến bộ rất nhiều. Nhìn chung các em đã có kĩ năng sử dụng thành thạo chữ viết và
có thói quen viết đúng, viết đẹp.
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP
Trong năm học vừa qua, tôi đã tìm hiểu về phương pháp rèn viết cho học
sinh lớp 2. Quá trình tìm hiểu đã giúp tôi thu được một số kinh nghiệm nhỏ về rèn
chữ viết cho học sinh lớp 2.Vận dụng những kinh nghiệm này vào thực tế dạy học
tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Đầu năm học, các em học sinh lớp tôi chữ
viết còn xấu, sai chính tả nhiều, các em viết đúng, viết đẹp rất ít. Đặc biệt phần
trình bày của các em rất tùy tiện. Phần lớn thời gian các em dành để học toán,Tiếng
Việt (học ở lớp và cả học thêm ở nhà ). Sau khi được giải thích tuyên truyền các em
hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc rèn chữ , các em đã có cách nhìn khác về vấn đề
này. Cùng với sự quan tâm sát sao của giáo viên, sự ủng hộ của các vị phụ huynh

và sự cố gắng hăng say luyện tập của các em học sinh, chữ viết của các em đã ngày
càng tiến bộ. Không chỉ vậy mà kết quả học tập các môn học khác cũng không
ngừng nâng cao. Đến giờ tập viết các em đã ngồi nắn nót từng chữ, từng bài thay
cho viết ngoáy để nhanh xong như trước. Mỗi một bài học, bài kiểm tra đều được
các em làm cẩn thận, cố gắng trình bày thật sạch sẽ, thật khoa học. Niềm vui hiện
rõ trên khuôn mặt của các em khi cô giáo trả bài, những lời phê “viết ẩu, trình bày
chưa khoa học ...” đã không còn nữa. Nhìn những chồng vở ngay ngắn, những dòng
chữ đều, đẹp của các em tôi biết những cố gắng của mình trong suốt năm học qua
đã không bị phí hoài. Phần thưởng lớn nhất các em học sinh dành cho tôi là kết quả
học tập,về chất lượng chữ viết mà các em đã đạt được trong thời gian qua.
KẾT QUẢ CHỮ VIẾT: Lớp 2E, sĩ số: 42, khuyết tật: 1
Thời gian khảo sát

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

Đầu năm

28

66,4


14

33,6

Cuối kì I

38

90,4

4

9,6

Giữa kì II

39

92,8

3

7,2

Cuối năm

40

95,2


2

4,8

Ghi chú

21


KẾT QUẢ CÁC MÔN HỌC: Lớp 2E, sĩ số: 42, khuyết tật: 1
Thời gian Môn
khảo sát

Đầu năm

Giữa kì II

Điểm

Điểm

Điểm

9-10

7-8

5-6


Điểm 34

Điểm

Điểm

1-2

5-10

SL

%

S
L

%

SL

SL

%

S
L

%


S
L

%

%

Toán

14

32,
8

12

28,
8

12

28,
8

4

9,6

0


0

38

90,4

T. Việt

15

35,
0

14

33,
8

9

21,
6

4

9,6

0

0


38

90,
4

Toán

38

90,
4

2

4,8

2

4,8

0

0

0

0

42


100

T. Việt

35

83,
2

5

12,
0

2

4,8

0

0

0

0

42

10

0

22


Phần 3. KẾT LUẬN
Người ngay thẳng sao chữ thì cong vẹo
Người đẹp xinh sao chữ chẳng như người
Hãy luyện chữ như luyện hồn, luyện tính
Nét chữ nết người hằng nhớ bạn ơi!
Con người không phải từ khi cắp sách đến trường đã biết viết chữ mà phải
trải qua một quá trình rèn luyện rất kiên trì. Từ xa xưa đã có tấm gương rèn luyện
của ông Cao Bá Quát - một người nổi tiếng “văn hay chữ tốt”. Từ một người viết
xấu đến mức không ai đọc được, nhưng nhờ có lòng kiên trì luyện tập mà ông trở
thành một người có tài viết đủ các loại chữ, mà chữ nào cũng đẹp, cũng rõ ràng.
Những nét chữ đẹp đẽ, chuẩn mực ghi mấy dòng thơ trên ở một trung tâm
luyện viết chữ đẹp đã để lại trong tôi những ấn tượng thật sâu sắc. Nó không chỉ
khơi dậy trong tôi ước mơ luyện rèn được cho mình có chữ viết đẹp mà còn khiến
tôi luôn trăn trở, băn khoăn tìm cách giúp các em học sinh của mình say mê “ luyện
chữ viết, rèn nết người’’. Bởi là một giáo viên hơn ai hết tôi hiểu chữ viết đẹp là
một hành trang cho các em bước vào đời. Rèn chữ không chỉ là rèn chữ nữa mà còn
là để rèn người. Với những suy nghĩ như vậy tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu phương
pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2. Trong quá trình tìm hiểu tôi đã rút ra được
“Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 2’’.
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập của sáng kiến
kinh nghiệm .

23



Muốn góp phần trau dồi rèn luyện chữ viết một cách có hiệu quả cho học
sinh trước hết cần giúp phụ huynh, học sinh hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc rèn
luyện chữ viết: Giúp trau dồi kỹ năng viết chữ đúng, đẹp, biết cách trình bày bài
hơn nữa còn giúp các emcó đức tính kiên trì, cẩn thận. Trong nhà trường, việc rèn
chữ cho học sinh cũng chính là rèn tính cẩn trọng, lòng tự trọng để sau này chia tay
với mái trường hành trang các em mang theo không chỉ là kiến thức mà còn là ý
thức kỷ cương, đức tính cẩn thận kiên trì lúc bước vào đời. Hành trang ấy cũng
thực sự là cần thiết.
Thường xuyên kiểm tra để củng cố, bổ sung cho học sinh những thủ thuật
viết chữ, thao tác viết và kĩ thuật viết.
Bên cạnh đó, mỗi thầy cô giáo cũng phải không ngừng trau dồi chữ viết ,nhất
là khâu viết bảng, viết mẫu, viết lời nhận xét trong bài làm của học sinh để chữ viết
của thầy cô luôn là mẫu chữ chuẩn mực cho học sinh noi theo. Qua gần 26 năm
trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy rất rõ thầy cô nào chữ viết đẹp, trình bày bảng
khoa học thì học sinh lớp đó khả năng tiến bộ và “ bắt chước’’ của các em thường
cao hơn. Bởi vậy cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về
tự học và sáng tạo’’ cần được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả.
Việc rèn chữ cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên liên tục. Cần
kết hợp rèn chữ cho học sinh ở tất cả các môn học để môn nào các em cũng có ý
thức viết đúng, viết đẹp, trình bày sạch sẽ, khoa học.
Người giáo viên cũng phải phát huy hết tinh thần trách nhiệm của mình trong
việc kiểm tra đánh giá chữ viết của học sinh. Thông qua việc chấm bài và trả bài
kiểm tra cũng cần dành một lượng thời gian nhất định cho việc đánh giá chất lượng
bài làm, nhất là khâu chữ viết để các em biết những điều được và chưa được,
những khiếm khuyết của bài làm qua đó các em rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Ngoài ra giáo viên có thể khuyến khích các em thi đua giữa các tổ, cá nhân
để các em hào hứng luyện viết. Giáo viên kể cho học sinh nghe về những tấm
gương rèn viết thành công để thổi vào tâm hồn các em ước mơ khát khao vươn tới
cái đẹp để từ đó các em miệt mài say mê luyện viết.
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm .

Với những biện pháp đã vận dụng vào lớp mình dạy tôi thấy chữ viết của
học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt và chất lượng học tập của các em cũng nhờ đó mà
ngày càng được nâng cao .
24


Nếu sáng kiến kinh nghiệm được triển khai tôi nghĩ đó cũng là một tư liệu
thiết thực để các bạn đồng nghiệp tham khảo,vận dụng linh hoạt các giải pháp vào
đối tượng học sinh lớp mình sao cho phù hợp để nhằm nâng cao chất lượng chữ
viết cho học sinh, rèn cho các em tính kiên trì, cẩn thận, óc thẩm mĩ và sáng tạo,
góp phần nâng caochất lượng dạy và học cũng như góp phần phát triển toàn diện
nhân cách cho học sinh .
3.Kiến nghị với các cấp quản lý .
* Đối với Phòng và Sở GD-ĐT:
- Tiếp tục duy trì cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” hàng năm để tạo phong trào
thi đua rèn chữ trong các nhà trường.
- Đầu tư cơ sở vật chất (bàn ghế đúng quy cách, phòng học đủ ánh sáng ...)
để các em có điều kiện thuận lợi phục vụ việc rèn viết đạt kết quả tốt.
* Đối với các nhà trường:
- Đẩy mạnh phong trào giữ “ Vở sạch chữ đẹp”. Kết thúc mỗi năm học, các
trường nên giữ lại những bộ vở ch÷ viÕt đẹp để lưu lại phòng Truyền thống
của nhà trường làm chuẩn để kích thích phong trào “ Vở sạch chữ đẹp” cho năm
học tiếp theo.
- Tăng cường tổ chức các hình thức ngoại khóa thi viết đẹp, viết nhanh để
động viên, khuyến khích học sinh luyện viết.
Cần mở rộng chuyên đề hội thảo về phương pháp dạy và học phân môn tập
viết, chính tả để giáo viên được trao đổi tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp đỡ
học sinh viết đúng và viết đẹp ngay từ khi mới bắt đầu tập viết ( lớp 1 ), bồi dưỡng
cho học sinhmột số đức tính và thái độ cần thiết trong việc luyện chữ viết như :
lòng say mê, ý chí quyết tâm, tính cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và

tinh thần trách nhiệm cao. Nếu ở lớp 1 các em đã viết hỏng, viết xấu thì lên các lớp
trên các em khó có thể viết đúng, viết đẹp được.
Các cấp lãnh đạo cần có lộ trình từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ
giáo viên để giáo viên yên tâm công tác và toàn tâm, toàn lực cống hiến cho nghề
nghiệp, dốc hết công sức cho sự nghiệp trồng người.
Phố Mới, tháng 4 năm 2018
Người viết
25

Nguyễn Thị Lan Anh


×