Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN giáo dục đạo đức học sinh lớp bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.63 KB, 15 trang )

Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.

PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI

Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ở các em những cơ bản ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về mặc tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ
năng cơ bản khác, là hành trang để các em vận dụng vào thực tế cuộc sống .
Đối với học sinh thì trường học chính là nơi các em chính thức được học
tập và rèn luyện một cách nghiêm túc về mọi mặt. Bước vào trường học mỗi học
sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách
nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình. Vì vậy điểm tựa
vững chắc nhất của các em là gia đình, nhà trường, trong đó đặc biệt là giáo viên
chủ nhiệm.
Ngày nay, việc nắm bắt, tiếp thu kiến thức thông tin của các em thông qua
các phương tiện nghe nhìn, Internet rất nhanh chóng và giúp cho các em rất nhiều
trong cuộc sống và học tập. Tuy nhiên gia đình không quản lí chặt chẻ thì các em
sẽ dễ bị nhiễm những thói hư, tật xấu mà các em bắt chước qua phim ảnh, trò chơi
điện tử…
Vì vậy, nếu gia đình và nhà trường không kịp thời giáo dục, hướng cho các
em vào những hoạt động có ích thì các em sẽ trở thành những người có đạo đức
xấu. Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

1


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
công tác chủ nhiệm lớp” nhằm giúp các em có ý thức về những hành vi và việc


làm của mình.

PHẦN II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT

Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng ta phải hình thành cho
các em những thói quen chuẩn mực đạo đức cụ thể. Đó là: Lòng kính yêu ông bà,
cha mẹ, kính trọng thầy giáo, cô giáo, quý mến bạn bè, giúp đỡ bạn khi gặp khó
khăn, thật thà dũng cảm trong học tập, lao động; Lòng biết ơn những người có
công với đất nước… Những thói quen này, những đức tính này thực hiện theo các
chuẩn mực, hành vi đạo đức là yếu tố tạo thành nền tảng để hình thành và phát
triển nhân cách đạo đức mới. Những thói quen hành vi đạo đức này không đơn
thuần là những hành động ứng xử có được do lặp lại bằng luyện tập trong nhiều
tình huống quen thuộc. Đó phải là những những hành động ứng xử chịu sự kích
thích của những động cơ đạo đức đúng đắn.

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

2


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
Như vậy, phẩm chất đạo đức của thế hệ trẻ, sự ứng xử này được hình thành
do trẻ rèn luyện những thói quen đạo đức, tình cảm đạo đức, kiến thức đạo đức. Vì
vậy giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là cung cấp cho trẻ những biểu tượng
và khái niệm đạo đức, bồi dưỡng xúc cảm đạo đức và tình cảm đạo đức, rèn luyện
kĩ năng và thói quen đạo đức.
Từ những thực trạng nêu trên tôi đã đề ra những vấn đề cần giải quyết như
sau:

- Xây dựng nền nếp lớp học.
- Phải có sự liên hệ chắt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học
sinh để cùng giáo dục các em.
- Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

PHẦN III: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

3


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
1. Mục tiêu giải pháp:
Việc giáo dục đạo đức Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Giáo dục
đạo đức cho học sinh nhất là học sinh lớp Bốn là hình thành cho các em những
chuẩn mực, hành vi, thói quen đạo đức. Trong quá trình đó phải giáo dục cả ba mặt
đó là: Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh.
Vì thế, giáo dục đạo đức cho học sinh có thể thông qua các môn học, các
hoạt động trong và ngoài trường. Từ đó, giáo dục cho các em về nhiều mặt: tư
tưởng, tình cảm, ước mơ đẹp, hiểu được điều hay lẽ phải, ý nghĩa của cuộc sống,
tính trung thực để các em trở thành những con người có nhân cách và phẩm chất
tốt.
2. Nội dung và cách thức:
Với những thực trạng trên, để “Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông
qua công tác chủ nhiệm lớp” nhằm đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh, tính
dứt khoác, sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người
giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết yêu thương học sinh như

con mình. Có rất nhiều nội dung và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ,
trong đề tài này tôi chỉ đề ra một số nội dung và cách thức giải quyết sau:
a. Xây dựng nền nếp lớp:
Để thực hiện tốt nhiệm vụ " giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua
công tác chủ nhiệm", ngay từ khi nhận lớp, tôi điều tra thực trạng tình hình của lớp
thông qua giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn và học sinh năm học trước. Nắm

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

4


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
vững nguyên nhân dẫn đến hành vi không tốt để có biện pháp giáo dục thích hợp
với từng loại đối tượng học sinh . Trực tiếp trò chuyện với học sinh để tìm hiểu về
tâm tư nguyện vọng của các em , nắm vững đặc điểm tâm lý học sinh chũng như
hoàn cảnh gia đình các em.

Tôi đã bắt tay ngay vào công việc xây dựng nền nếp học tập và sinh hoạt cho
các em.
Ví dụ: Nền nếp truy bài đầu giờ, vệ sinh lớp vào đầu buổi học, xếp hàng ra
vào lớp, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân, trực nhật…
Tôi tập cho các em ý thức tự quản trong học tập và sinh hoạt. Đó là tinh thần
tự giác thực hiện mọi quy định của người học sinh, là ý thức trách nhiệm cao, là sự
gắn bó với tập thể, biết lo cái chung của tập thể và biết yêu thương, gắn bó với bạn
bè để giúp nhau cùng tiến bộ. Ý thức tự quản tốt là sự chân thành, trung thực, sự tự
nguyện hoàn thành mọi công việc được giao không chờ sự nhắc nhở, thúc ép của
người khác. Học sinh phải biết tự quản bản thân mình, tự ghép mình vào khuôn

khổ kỷ luật của lớp và tự quản lẫn nhau, cùng giám sát, giúp đỡ nhau, tạo điều kiện
cho nhau phấn đấu tốt để trở thành con ngoan trò giỏi.
Xây dụng nền nếp tự quản tốt trong học sinh là biến ý thức tự quản thói
quen, thành một nền nếp tốt có tác dụng tích cực trong việc góp phần phát huy tính

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

5


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập cũng như trong việc trau dồi
phẩm chất đạo đức.
Trong lớp tôi mạnh dạn phân công cho các em đảm nhiệm một nhiệm vụ nhỏ
như nhóm trưởng trong một nhóm học tập nhỏ; Có nhiệm vụ:
- Kiểm tra vệ sinh của các bạn trong tổ;
- Theo dõi các bạn hay nói tục, chửi thề để báo lại cho giáo viên.
- Kiểm tra việc truy bài đầu giờ của các bạn.
- Theo dõi việc xếp hàng, tập thể dục đầu giờ, giữa giờ.
- Kiểm tra việc xếp hàng chải răng và chải răng có nghiêm túc không,...
Để các em thấy được trách nhiệm của mình. Các em sẽ tự tin hơn vì được
thầy cô và bạn bè tin tưởng. Chính vì vậy các em sẽ phấn đấu và cố gắng nhiều
hơn trong học tập và các mặt hoạt động khác.

Tôi phân công cho những em cùng đường, gần nhà theo dõi và báo lại cho
thầy cô về việc sinh hoạt vui chơi của các bạn có hành vi đạo đức chưa thật sự tốt
ở gia đình và địa phương một cách công khai.
Giáo viên chủ nhiệm luôn theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế của

trường, lớp, thái độ học tập của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Không
vội kết luận một vi phạm nào đó của học sinh khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện
cần quan sát nhằm tránh làm tổn thương đến tâm lí và tình cảm của học sinh.

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

6


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
Đồng thời đối với các em có biểu hiện xấu về đạo đức về ý thức kỉ luật, giáo
viên chủ nhiệm và lớp phải kịp thời phát hiện, ngăn chặn và giúp đỡ bạn sữa chữa
lỗi lầm bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của mình. Cứ như vậy, dần dần các
em hình thành thói quen tốt và không chờ đợi, ỷ lại vào người khác mà ý thức
được là phải vươn lên để hoàn thiện nhân cách của mình.
b.Phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh
học sinh để cùng giáo dục các em.
Đây là mối quan hệ mật thiết và không thể thiếu được bởi giáo dục tư tưởng,
đạo đức tác phong học sinh không chỉ là công tác của giáo viên chủ nhiệm mà còn
là trách nhiệm của toàn xã hội đối với thế hệ trẻ, mầm non tương lai của đất nước.
Hằng ngày, ngoài giờ các em đến trường, số thời gian còn lại hầu như các em
không có sự kiểm soát của thầy cô giáo, của nhà trường mà là ở trong sự kiểm soát
của gia đình và xã hội. Vì vậy giáo dục đạo đức cho các em cần phải có sự phối
hợp chặt chẽ của phụ huynh.
Hình thức trao đổi trực tiếp được thực hiện qua việc giáo viên đến thăm gia
đình học sinh, qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, qua điện thoại. Những cuộc
gặp gỡ, trao đổi trực tiếp nêu trên cho phép được đề cập nhiều vấn đề và đi sâu
vào từng trường hợp cụ thể, tạo được mối quan hệ thân mật hiểu biết lẫn nhau

giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giúp giáo viên hiểu rõ hoàn cảnh của từng
học sinh, nhờ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp cho gia đình.

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

7


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.

Hình thức trao đổi gián tiếp như thông qua sổ liên lạc, qua đại diện hội
cha mẹ học sinh.Trong các hình thức này, việc trao đổi qua sổ liên lạc có tính
khả thi hơn cả. Song, sổ liên lạc phải được sử dụng một cách thường xuyên khi
cần chứ không phải theo định kỳ hàng tháng. Hội cha mẹ học sinh phải thực sự
trở thành lực lượng hỗ trợ đắc lực cho việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường,
gia đình và xã hội.Vì vậy, về mặt tổ chức, bên cạnh ban chấp hành Hội cần có
chi hội phụ huynh của lớp. Chi hội trưởng phụ huynh sẽ hoạt động theo tư cách
là cầu nối trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình.
Nếu nhà trường, gia đình và xã hội tác động đến học sinh theo cùng hướng
trên những quan điểm, nguyên tắc đúng đắn và thống nhất thì việc hình thành
chuẩn mực đạo đức cho học sinh sẽ có hiệu quả.
c. Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Song song với việc giáo dục và rèn luyện thông qua các môn học ở lớp. Hoạt
động ngoài giờ cũng giúp tôi rất nhiều trong việc giáo dục và rèn luyện đạo đức
cho các em. Thông qua các phong trào như : Giúp đỡ bạn nghèo vượt khó; Chiếc
áo mùa xuân tặng bạn nghèo; Mua tăm tre ủng hộ người mù; Giúp đỡ những người
bị thiên tai, lũ lụt… Đã rèn luyện cho các em tính tự giác, lòng nhân đạo; Biết quan
tâm giúp đỡ người gặp khó khăn, những người kém may mắn hơn mình.

Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần. Các em sẽ được nêu gương
người tốt, việc tốt: Nhặt được của rơi trả người đánh mất; Hoa mặt cười...

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

8


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
Thông qua những buổi sinh hoạt tập thể giúp các em phát triển những phẩm
chất đạo đức như: thật thà, kiên trì dũng cảm và thân thiết nhau hơn. Rèn luyện
tính kỷ luật, biết nhận lỗi khi làm sai, không nói tục chửi thề hay đánh nhau.
Thông qua các ngày chủ điểm trong năm học và các ngày lễ lớn giáo dục
truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê
hương đất nước cho học sinh. Thông thường mỗi tháng trong năm học đều có ngày
lễ lớn chẳng hạn:

- Ngày 19/8: Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám.
- Ngày 02/09: Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngày 20/10: Thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Ngày 20/11: Ngày nhà giáo Việt Nam.
- Ngày 22/12: Ngày thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Ngày 03/02: Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Ngày 08/03: Ngày Quốc tế phụ nữ.
- Ngày 26/03: Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Ngày 10/03 âm lịch: Ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
- Ngày 30/04: Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Ngày 01/05: Ngày Quốc tế Lao động.

- Ngày19/05: Kỷ niệm ngày sinh của Hồ Chủ Tịch.

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

9


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
- Ngày 01/06: Ngày Quốc tế Thiếu nhi.
- Ngày 27/07: Ngày thương binh liệt sĩ…
Ngoài ra còn nhiều ngày kỷ niệm khác nữa. Dựa vào các ngày lễ vừa nêu
trên, có thể tổ chức cho các em sinh hoạt theo chủ đề với nhiều nội dung phong
phú chẳng hạn:
Tháng 9-10: Hãy viết và nói về khai trường để lại cho em nhiều ấn tượng
sâu sắc nhất. Hãy kể những công việc em đã làm để làm sạch đẹp trường lớp.
Tháng 11: Trao đổi về tình thầy trò, ca hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm
nói về thầy giáo, cô giáo.
Tháng 12: Hãy tìm tấm gương về người con anh hùng của đất nước, của
quê hương.
Tháng 01-02: Mùa xuân và ước mơ của các em về nghề nghiệp, tìm hiểu lịch
sử truyền thống nhà trường, truyền thống văn hóa địa phương.
Tháng 3: Hãy nói tình cảm của mình với bà, với mẹ, cô giáo; hát những bài
hát về bà, mẹ, cô giáo.
Tháng 4: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Quân đội nhân dân Việt Nam
Tháng 5: Trao đổi về thái độ học tập, về 5 điều Bác Hồ dạy, nói những gì em
biết về thời niên thiếu của Bác Hồ.
-.....
Với những chủ đề trên, các em trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình

bày quan điểm riêng của mình về chủ đề đó. Giờ sinh hoạt trở nên hấp dẫn, hứng
thú và qua đó, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được suy nghĩ và hành động của học
sinh trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp.

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

10


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
Thành lập đội sao đỏ theo dõi chấm điểm thi đua và báo cáo kịp thời các
bạn vi phạm nội quy của nhà trường để thầy cô giáo chủ nhiệm cùng với thầy Tổng
phụ trách kịp thời chấn chỉnh.
Hằng tháng Liên đội phải tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đạo
đức, các hoạt động vui chơi nhằm thu hút các em tham gia. Tạo không khí mới
trong học tập như: Hội thi làm lồng đèn Trung Thu, hội thi làm Báo Tường, tổ
chức thi kể chuyện theo sách, tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao,
các hoạt động ngoại khoá khác...

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

11


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.


PHẦN IV: KẾT QUẢ

Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên vào việc giáo dục đạo đức
cho học sinh lớp mình.Tôi thấy các em học sinh có chuyển biến rõ rệt, có ý thức
cao trong học tập và rèn luyện, biểu hiện cụ thể như sau:
Xác định được mục đích học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong học
tập và đạt kết quả tốt. Luôn khiêm tốn và giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ, mạnh
dạn đấu tranh thói lười biếng, ỷ lại, thiếu trung thực trong học tập.
Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động, hoạt động tập thể. Có ý
thức thực hành tiết kiệm, quý trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường, của lớp học,
sẵn sàng tham gia lao động góp phần xây dựng địa phương do nhà trường tổ chức.
Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi thể dục chính khóa và
ngoại khóa; luôn giữ vệ sinh cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp.
Thực hiện nếp sống lành mạnh, có văn hóa, có kỷ luật. Sống trung thực,
đúng mực trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, gia đình và những
người xung quanh.
Có ý thức thực hiện tốt pháp luật, chính sách liên quan đến bản thân. Có
thái độ rõ ràng ủng hộ cái đúng, cái tốt, không đồng tình với những biểu hiện sai
trái trong và ngoài nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ
chức, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

12


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
Kết quả đến gữa học kì II năm học 2017– 2018 lớp Bốn/1 do tôi chủ nhiệm

có 100% học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học sinh, có biểu hiện
chuẩn mực, đúng đắn về đạo đức của người học sinh nói chung học sinh Tiểu học
nói riêng.

PHẤN V: KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp:
Muốn cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì
người thầy phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên
cứu từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các phương pháp giáo dục đạo
đức thích hợp cho từng cá nhân nhằm làm thay đổi suy nghĩ sai lệch ở từng đối
tượng. Mặt khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ trợ
cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy
đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi - Đội viên tốt - cháu ngoan Bác
Hồ mà cả xã hội đang mong chờ.
Để giáo dục đạo đức tốt cho học sinh ta cần dạy trẻ vừa biết “nhận” vừa biết
“cho” vì đó là sản phẩm tốt đẹp của mỗi con người. Để đạt được điều này ta cần:
- Thực hiện thường xuyên, đều đặn hoạt động giáo dục đạo đức cho các em.
- Kết hợp nhiều biện pháp, kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục:
gia đình – nhà trường – xã hội để giáo dục đạo đức cho các em.

Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

13


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
- Trẻ nhỏ thích được khen biện pháp này dễ có tác động mạnh trong việc
điều chỉnh thái độ hành vi của trẻ; Uốn nắn sửa chữa hành vi sai trái kịp thời.

2. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
Đề tài nghiên cứu này tôi viết là do tôi đang trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ
nhiệm Bốn/1 của mình. Với những giải pháp mà tôi nêu trong đề tài này, tôi nghĩ
rằng có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp trong toàn trường nhằm giáo dục đạo
đức cho học sinh chưa ngoan.Tuy nhiên, đề tài tôi nêu ở trên không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng sáng
kiến khoa học giáo dục các cấp để tôi khắc phục và làm tốt hơn trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Lãng, ngày 30 tháng 3 năm 2018
Người viết
Trần Thị Kim Hồng

MỤC LỤC

--------------* * *-------------

PHẦN I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI:.........................TRANG 1
PHẦN II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT:..........TRANG 2
Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

14


Giáo dục đạo đức học sinh lớp Bốn thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
PHẦN III: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:.................TRANG 3
PHẦN IV: KẾT QUẢ:...............................................TRANG 9
PHẦN V: KẾT LUẬN:.............................................TRANG 10


Trần Thị Kim Hồng

Trường TH Nguyễn Văn Đậu

15



×