Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN sử dụng hoạt động bổ trợ nhằm gây hứng thú cho học sinh trong việc học ngữ âm tiếng anh ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.17 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
Sử dụng hoạt động bổ trợ nhằm gây hứng thú cho học sinh trong
việc học ngữ âm tiếng Anh ở trường THPT

Họ và tên: Mai Thị Thuần
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Thế Vinh

Quảng Bình, tháng
1 01 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
Sử dụng hoạt động bổ trợ nhằm gây hứng thú cho học sinh
trong việc học ngữ âm tiếng Anh ở trường THPT

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Trước nhu cầu phát triển của xã hội và đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa
hiện nay đã đạt ra nhiều yêu cầu cho ngành giáo dục nói chung và cho việc giảng dạy
ngoại ngữ nói riêng. Mục tiêu của giáo dục là nhằm giúp học sinh phát triển một cách


toàn diện cả về kĩ năng lẫn kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Cũng nhằm hoàn thiện mục tiêu chung này, yêu cầu đặt ra đối với việc giảng dạy
ngoại ngữ trong các cấp học phổ thông ngày càng một nâng cao. Dạy tiếng Anh được
đòi hỏi không chỉ giúp cho người học có một vốn kiến thức ngôn ngữ nhất định để có
thể vượt qua các kỳ thi mà còn giúp người học phát huy được kỹ năng giao tiếp, áp
dụng những kiến thức đã học vào trong những tình huống giao tiếp hàng ngày... Để
đạt được mục tiêu này thì bên cạnh dạy các kiến thức, phải chú trọng rèn cho học sinh
các kỹ năng nghe, nói để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp hàng ngày. Theo Hişmanoğlu
thì việc dạy ngữ âm tiếng Anh đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho việc giao tiếp
thành công bởi nó là thành tố thiết yếu của kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ
(Hişmanoğlu 2006). Hay nói một cách khác, giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp
thì ngữ âm là một yếu tố tiên quyết; do đó, việc dạy ngữ âm đóng vai trò rất quan
trọng trong việc dạy tiếng Anh cho học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy ngữ âm
thường bị sao nhãng hay trở thành thứ yếu (Vernon 2009). Điều này là hoàn toàn đúng
với chương trình giáo dục ở Việt Nam những năm trước đây khi mà kỹ năng đọc, viết
được coi trọng. Kể từ khi phương pháp mới được đưa vào giảng dạy và bộ sách giáo
khoa hiện hành ra đời thì ngữ âm tiếng Anh được dạy một cách có hệ thống trong
phần trọng tâm ngôn ngữ (Language Focus) của chương trình Tiếng Anh lớp 10, 11
và 12. Tuy nhiên, việc dạy ngữ âm chỉ tập trung vào hai hoạt động “Nghe và lặp lại”
và “Luyện tập đọc lớn những câu hay hội thoại sau”. Rõ ràng, những hoạt động này
không đa dạng, thú vị để có thể thu hút học sinh trong việc học ngữ âm Tiếng Anh
( Pham Thi Sau 2007). Vậy, có tồn tại giải pháp nào cho vấn đề này ? Giữa nhiều

3


cách thức, Arends (2007) chỉ ra rằng việc sử dụng đa dạng các hoạt động cũng
được xem như là một chiến thuật nhằm gây hứng thú cho học sinh trong học tập.
Trên thực tế, học sinh ở Trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh
thường e ngại và không chú trọng đến việc học ngữ âm tiếng Anh bởi nó quá khó. Hầu

hết học sinh có những khó khăn nhất định trong việc phát những âm lạ, những từ dài,
hay xác định trọng âm của từ và ngữ điệu của phát ngôn một cách chính xác… Do đó,
kiến thức ngữ âm của học sinh rất hạn chế và điều này gây e ngại cho các em trong
việc nói tiếng Anh. Từ thực tế này, cần phải đổi mới cách dạy ngữ âm nhằm thu hút
học sinh vào việc học để các em có thể đạt được kết quả tốt hơn. Một trong những giải
pháp tôi đã thực hiện đó là sử dụng các hoạt động bổ trợ bên cạnh những hoạt động có
sẵn trong sách giáo khoa nhằm gây hứng thú cho học sinh vào việc học ngữ âm. Ở
sáng kiến này, tôi muốn đưa ra một số hoạt động mà tôi đã sử dụng và trao đổi một số
kinh nghiệm khi dạy ngữ âm tiếng Anh.
1.2 Phạm vi áp dụng đề tài
Đề tài này đã được áp dụng vào giảng dạy ngữ âm tiếng Anh tại trường THPT
Lương Thế Vinh từ tháng 9 năm 2016 đến hết tháng 4 năm 2018 đối với học sinh của
ba lớp học trong hai năm học: năm học 2016-2017 ( là các lớp 10A1, 10A3 và 10A12)
và năm học 2017-2018 (là các lớp 11A1, 11A3và 11A12).
1.3 Điểm mới của đề tài
Đề tài đã nêu lên được thực trạng của việc học ngữ âm tiếng Anh cũng như một
số khó khăn giáo viên gặp phải khi áp dụng các hoạt động bổ trợ. Đồng thời, đưa ra
giải pháp khắc phục những khó khăn nêu trên. Thiết kế một số hoạt động bổ trợ cho
việc dạy ngữ âm trong chương trình tiếng Anh 10,11 nhằm gây hứng thú cho học sinh.

4


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Thực trạng
Từ thực tế giảng dạy ngữ âm tại trường phổ thông, bản thân tôi nhận thấy có
những vấn đề nhất định xuất phát từ phía học sinh và từ phía giáo viên:
Đối với học sinh: Ngữ âm là một trong những nội dung quan trọng nhưng khá
khó trong chương trình tiếng Anh phổ thông, nên nó gây nhiều khó khăn cho người
học. Với mỗi bài học ngữ âm, nếu chỉ dừng lại ở hai hoạt động trong sách giáo khoa

(Listen and repeat and Practise reading aloud the sentences/ dialogue ) cho tất cả
các unit thì sẽ tạo cho học sinh tâm lý nhàm chán khi học ngữ âm bởi các em được
học âm mới nhưng hoạt động thì không có gì thay đổi. Một khi việc học đã khó, hoạt
động lại không có gì mới mẻ để lôi cuốn các em thì chắc hẳn sẽ không thể tạo hứng
thú học tập cho các em. Tuy nhiên, khi giáo viên đưa hoạt động bổ trợ vào các bài dạy
ngữ âm nhưng khả năng ngôn ngữ kém hoặc không đồng đều, kỹ năng giao tiếp kém,
kỹ năng làm việc theo nhóm và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm không
đồng đều cũng là cản trở của việc dạy ngữ âm có sử dụng hoạt động bổ trợ. Nếu
không có những kỹ năng này, học sinh phải hoạt động rất vất vả mới có thể hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Để làm cơ sở áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy, tôi đã tiến hành
khảo sát học sinh về kiến thức ngữ âm và đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh trước khi thực hiện đề tài
SL
130

Giỏi
5

Khá
22

T. Bình
40

Yếu
48

Kém
15


Trên Tb
67

Qua kết quả khảo sát ta thấy khả năng ngữ âm của các em còn rất hạn chế. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả của học sinh không cao trong bài kiểm tra này như
học sinh chưa chú ý ôn bài hay những kiến thức lâu ngày các em đã quên. Tuy nhiên,
có hai nguyên nhân cơ bản sau cần phải lưu ý. Thứ nhất, học sinh quên kiến thức tức
là các em chưa khắc sâu được kiến thức ngữ âm đã học nên khả năng vận dụng những
5


kiến thức đó vào giải quyết các dạng bài tập đạt kết quả không cao. Điều này chứng tỏ
phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo hứng thú học tập cho học sinh nên không
kích thích được tính sáng tạo của các em. Do đó, học sinh ghi nhớ kiến thức còn ở
dạng máy móc, các em không thể ghi nhớ kiến thức được lâu dài, mơ hồ trong quá
trình sử dụng. Đây cũng là nguyên nhân thứ hai và là nguyên nhân chính của vấn đề
nêu trên.
Đối với giáo viên: Để sử dụng hoạt động bổ trợ trong dạy ngữ âm, bản thân
giáo viên cũng có những khó khăn nhất định. Thứ nhất, do ngữ âm tiếng Anh được
dạy lồng ghép trong phần trọng tâm ngôn ngữ (Langugage Focus) với một thời lượng
rất hạn chế nên để có thể sử dụng hoạt động bổ trợ nhằm gây hứng thú cho học sinh
đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ phía giáo viên và phía học sinh. Một khó khăn nữa cho
giáo viên đó là các sách thiết kế hoạt động cho các kỹ năng khác thì có rất nhiều trong
khi sách thiết kế dành cho dạy ngữ âm lại rất ít thấy ở bậc phổ thông, do đó để có hoạt
động bổ trợ cho việc dạy ngữ âm, giáo viên phải tự thiết kế là chính. Thêm vào đó,
nếu như hoạt động lặp đi lặp lại trong mỗi bài học thì giáo viên không cần hướng dẫn
kỹ học sinh cách thực hiện hành động, học sinh cũng biết được mình cần phải làm gì.
Nhưng khi hoạt động thay đổi liên tục thì việc hướng dẫn cho học sinh cách tiến hành
hoạt động cũng tiêu tốn nhiều thời gian của giáo viên. Ngoài ra, một số giáo viên khả

năng còn hạn chế, trong khi tiếng Anh có rất nhiều âm rất khác so với âm tiếng Việt và
rất khó để có thể phát âm chúng một cách chính xác để học sinh có thể nghe và bắt
chước phát âm đúng, do đó phần nào giáo viên cảm thấy không tự tin lắm khi dạy phát
âm.
Rõ ràng, từ thực tế ta thấy: Nếu không sử dụng hoạt động bổ trợ thì không gây
được hứng thú cho học sinh trong học tập, nhưng nếu sử dụng thì sẽ gây một số khó
khăn nhất định cho giáo viên.Vậy làm thế nào để có thể giải quyết được những khó
khăn nêu trên để sử dụng hoạt động nhằm gây hứng thú cho học sinh trong học tập.

6


2.2 Các giải pháp
Rõ ràng, đổi mới phương pháp là một vấn đề tất yếu để nâng cao chất lượng bộ
môn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc làm này đã được tiến hành
khá rộng rãi ở trường THPT Lương Thế Vinh. Bản thân tôi không chỉ tiến hành đổi
mới trong các bài dạy kỹ năng mà còn tiến hành đồng bộ ở cả các bài dạy ngữ pháp và
ngữ âm, và một trong những chiến thuật tôi đã và đang sử dụng để gây hứng thú cho
học sinh trong học tập đó là đa dạng hóa các hoạt động dạy học. Sau một thời gian áp
dụng hoạt động bổ trợ nhằm gây hứng thú cho học sinh trong việc học ngữ âm, bản
thân tôi muốn được chia sẽ một số kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất, do quy định về thời gian cho mỗi tiết học ở chương trình phổ thông là
rất nghiêm ngặt, giáo viên không thể kéo dài thời gian trong mỗi phần dạy của mình.
Do đó, để có thể thực hiện tốt các hoạt động bổ trợ ở trên lớp mà không ảnh hưởng
đến thời gian quy định, giáo viên nên chú ý đến những vấn đề sau đây: Trước hết, đối
với việc lựa chọn và thiết kế hoạt động, hoạt động được lựa chọn phải tiêu tốn ít thời
gian, có tính hấp dẫn và thử thách với học sinh nhưng cũng không quá khó. Có như
thế thì việc sử dụng hoạt động mới vừa đảm bảo được yếu tố thời gian vừa thu hút
được sự chú ý của học sinh vào bài học. Ngoài ra, để tiết kiệm được thời gian ở trên
lớp thì việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà là rất quan trọng. Do đó, giáo viên cần

hướng dẫn kỹ học sinh những phần học cần phải chuẩn bị ở nhà trước mỗi bài học.
Điều này giúp cho học sinh tự trang bị những kiến thức nhất định trước khi học nên họ
có thể tham gia hoạt động một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Kết quả là sẽ giúp
giáo viên tiết kiệm thời gian hơn.
Thứ hai, vì những hoạt động bổ trợ dành cho việc dạy ngữ âm không có sẵn nên
việc sưu tầm, lựa chọn thiết kế hoạt động là rất cần thiết. Giáo viên có thể tham khảo
từ nhiều nguồn khác nhau để có thể làm phong phú hoạt động dạy học của mình.
Nguồn tham khảo từ sách cũng rất tiện ích như các sách Teaching English
Pronunciation (Kenworthy J 1987), The Practice of English Language Teaching
(Harmer 1991), Five-minute Activities (Ur P & Wright A 1992), Pronunciation Games
7


(Hancook 2000) and Pronuciation Practice Activities (Hewings M 2007). Ngoài ra,
Internet cũng là một nguồn tham khảo có giá trị với những giáo án mẫu hay những
trang sách trực tuyến liên quan đến hoạt động dạy ngữ âm ở phổ thông. Dự giờ học
tập từ đồng nghiệp hay trò chuyện chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp cũng là một
cách hay nhằm làm phong phú thêm các hoạt động dạy học của mình. Rõ ràng, giáo
viên có nhiều nguồn tham khảo khác nhau, tuy nhiên giáo viên cần chọn lọc tinh tế
những hoạt động phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh mà mình trực
tiếp giảng dạy.
Việc hướng dẫn học sinh trước mỗi hoạt động tiêu tốn nhiều thời gian, do sự đa
dạng hoạt động dạy được chú ý đến khi giáo viên thiết kế hoạt động nên một vấn đề
đặt ra là giáo viên phải hướng dẫn kỹ để học sinh biết được mình cần phải làm gì. Do
đó, giáo viên nên sử dụng tiếng Anh đơn giản, dễ nghe và dễ hiểu trong hướng dẫn,
giải thích để học sinh có thể hiểu dễ dàng hơn. Việc làm mẫu cũng rất cần thiết và hữu
ích. Hoạt động bổ trợ có thể sử dụng ở bất cứ bước nào của bài dạy ngữ âm: có thể
dùng ở phần Lead-in, Practice hoặc ở phần Further practice, miễn sao chúng có thể
gây hứng thú cho người học.
Những vấn đề còn lại như khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và kỹ năng hoạt động

theo nhóm của học sinh sẽ dần được cải thiện nếu giáo viên tổ chức các hoạt động
thường xuyên để giúp cho học sinh có cơ hội luyện tập nhiều hơn. Đây là cách thiết
thực để khắc phục những khó khăn này.
Với những kinh nghiệm nêu trên, tôi đã áp dụng khá thành công các hoạt động
bổ trợ vào bài dạy ngữ âm của mình trong hai năm học qua và bước đầu thu được
những kết quả khá khả quan.
Sau đây là một số hoạt động bổ trợ đã được áp dụng vào việc dạy ngữ âm ở các
lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong hai năm học qua:
Activity 1:
Unit 1: A day in the life of ... – English 10
The sounds: /i/ - /i:/
Games: Making tracks (This is for Further practice)
- This game is for two teams
8


- T gives students a table with 12 squares including the words with the sounds /i/ and
/i:/.
Big

Sea

Leave

Key

With

Build


Beach

Ski

His

Be

Tree

Film

- In teams, students must make a “track”. A track is a straight line of three words of
the same sound /i/ or /i:/. A track can be horizontal, vertical or diagonal. To make a
track, for each square, students have to make a complete sentence with the word in the
square.
- In the end, the group which makes the track first will be the winner.
Activity 2:
Unit 7: The mas media – English 10
The sounds: /ei/ - /ai/ - /oi/
Game : Finding words (This is for Further practice)
-T divides the class into 2 groups A and B and asks Ss to close their books.
-T writes the phonemic sounds /ei/ - /ai/ - /oi/ on the board.
ai
Fly

ei
Today

oi

Boy

-T asks Ss in each group to write on the board as many words containing these
sounds as possible. Example: Today (ei), Fly (ai), Boy (oi)
-T sets the time limited in two minutes .
-The group with more correct words wins the game.
9


Activity 3:
Unit 11: National parks - English 10
The sounds /d/ - /t/
Game: Odd One Out (This is for Further practice)
- T divides the class into small groups of three or four.
- T gives each group worksheet below (but not the answer key)
- Students work together to decide which word from each set is different and why.
There may be several possible answers. It is important for Ss to be able to give a valid
reason for her or his choice
- T does an example with them.
Worksheet:
Find the Odd One Out in the following examples. Say why it is
different.
1. walked
jumped
wounded
watched
2. mended
started
decided
gained

3. rained
helped
involved
robbed
4. arrived
phoned
missed
advised
5. explained
laughed
knocked
danced
Keys to answers:
1. wounded (ends in /id/ , the others end in /t/)
2. gained (ends in /d/ , the others end in /id/)
3. helped (ends in /t/ , the others end in /d/)
4. missed (ends in /t/ , the others end in /d/)
5. explained (ends in /d/ , the others end in /t/)

Activity 4:
Unit 1: Friendship – English 11
The sounds: /ʤ/ - /ʧ/
Games: Describing pictures (This activity is used for Further Practice)
- T gives groups of students a picture of an English class

10


- T asks students to work in groups in two minutes, discussing and describing the
given picture, using as many words with the sounds /ʤ/ - /ʧ/ as possible such as:

questions, teacher, manage ...
- After that, T invites the representatives of each groups to describe the picture.
- In the end, the group with a meaningful description with more words with the sounds
/ʤ/ - /ʧ/ will be the winner.
Activity 5 :
Unit 6: Competitions – English 11
The sounds: /tr/ - /dr/ - /tw/
Game: Buiding up the dialogue (This is for Further practice)
- T gives students a picture on the screen and sets the scene: “These are Trevor and
Tricia, and following is the conversation between them; however it is incomplete.
Work in pairs and build up a complete dialogue, using the given cues”

11


A: How/ travel, Trevor?
B: Train. The twelve twenty
A: I/ drive/ you/ station?
B: In/ this dreadful traffic? Oh, no- I/ get/ taxi
A: It/ no trouble. Of course, if/ you/ trust/ drive
B: Oh, I/ trust/ your/ drive.
A: Fine. Twelve/ your flat, then?
B: Thanks. But Tricia, this trip/ really/ tremendously/ important and...
A: Mm?
B: Well, the train/ leave/ twelve twenty
Activity 6:
Unit 7: World population – English 11
The sounds: /kw/ - /kr/ - /gl/
Games: Memory game (This is for Lead-in)
- T shows the class 5 pictures (a queen, a crowd, crab, a glass, a class)


- T asks students to memorize them
- T puts the pictures away and asks students to tell the nouns referring to the pictures.
- Students who can tell the exact names of the pictures first will be the winner.
Activity 7:
12


Unit 12: The Asian Games – English 11
The sounds: /str/ - /scr/ - /skw/
Games: Sentence completion (This is for Lead-in or Further practice)
- T hangs a flipchart of some words on the board

Square
Screamed
Street

Strong
Screen

Squeezed
Scratch
Strange

- T gives students the following sentences on the board and ask them to work in pairs,
finding out the words to complete the sentences
1. The ....................man standing in the .....................looks very ..........................
2. In the ......................, a little girl ....................aloud when they saw a
deep ...........................on her leg.
3. My mother ....................an orange and put it on the ..............................table in

front of my face.
Answer key: 1. Strange/ street/ strong
2. Screen/ screamed/ scratch
3. Squeezed/ square
Activity 8
Unit 16: The wonders of the world – English 11
The sounds: /ft/ /vd/ /fs/ /vz/
Game: Noughts and Crosses game (This is for Lead-in)
- T draws 9 numbered squares (as below) and asks students to play Noughts and
Crosses game

1
4
7

2
5
8

3
6
9

- T divides the class into Noughts Group and Cross Group
- T asks each group to take turns to choose a number, for each number there is a
question for them. If they get it right, they have 1 Cross/ Nought. The winner will be
the group which forms three successful noughts/ crosses in a straight line.
1. something we give and take at parties. (gift)
2. something we use to cut things with. (knife)
13



3. Find the missing word
She was ................to tear. (moved)
4. Find the missing word
Who .........first will laugh last. (leaves)
5. The highest mountain in the world. (Everest)
6. The longest river in the world. (The Nile)
7. Which letter can you drink? (T)
8. Which letter can be a verb? (C)
9. Which letter can fly? (B)
- T declares the winner.
Qua việc đa dạng hóa các hoạt động dạy học ngữ âm, tôi nhận thấy có những
phản hồi tích cực từ phía học sinh. Các em thảo luận tích cực, hứng thú trong học tập,
phát biểu xây dựng bài sôi nổi hơn. Qua các hoạt động các em có cơ hội luyện tập
nhiều hơn không chỉ về ngữ âm mà còn cả kỹ năng giao tiếp. Do đó, các em có ấn
tượng, khắc sâu được kiến thức và mở rộng vốn từ vựng của mình. Khả năng nói của
học sinh và phát âm được cải thiện rõ rệt, học sinh tự tin hơn trong học tập. Điều này
thể hiện rõ qua khả năng giao tiếp trên lớp của các em và qua kết quả khảo sát sau khi
áp dụng đề tài.
Bảng 2: Kết quả khảo sát học sinh sau khi thực hiện đề tài
SL
130

Giỏi
13

Khá
37


T. Bình
59

Yếu
17

Kém
4

Trên Tb
109

Số liệu từ bảng 2 cho ta thấy, có sự chênh lệch lớn về kết quả của học sinh
về kiến thức ngữ âm trước và sau khi áp dụng đề tài. Nếu như kết quả khảo sát ở bảng
1 chỉ ra tỷ lệ học sinh khá, giỏi về kiến thức ngữ âm thấp trong khi tỷ lệ học sinh yếu
kém khá cao, thì ở bảng 2 tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên rõ rệt và tỷ lệ học sinh yếu
kém giảm đáng kể. Sự chênh lệch này khẳng định phương pháp mà giáo viên áp dụng
vào trong giảng dạy ngữ âm đã phát huy được kết quả. Hay nói cách khác, khi các
hoạt động bổ trợ được sử dụng trong việc dạy ngữ âm đã tạo được hứng thú cho học

14


sinh và kích thích được tính sáng tạo của các em trong học tập. Một khi các em đã có
hứng thú học tập thì việc tiếp thu, ghi nhớ và vận dụng kiến thức đó sẽ tốt hơn.
Tóm lại, những hoạt động bổ trợ trong việc dạy ngữ âm mà tôi áp dụng trên
đây đã có tác động tích cực trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm cho học
sinh không còn cảm thấy chán và sao nhãng việc học ngữ âm. Các em cảm thấy thích
thú hơn nên từ đó kiến thức ngữ âm cũng được cải thiện, các em cũng tự tin hơn khi
giao tiếp bằng tiếng Anh.


15


3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1 Kết luận
Trước những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh và
những yêu cầu ngày càng cao đối với việc dạy và học ngoại ngữ thì việc chú trọng đến
việc dạy ngữ âm là một việc làm hết sức cần thiết. Nó là nền tảng để giúp học sinh
nghe, nói tốt hơn, và qua đó có thể cải thiện khả năng giao tiếp của các em. Và một
trong những việc làm cần thiết để gây hứng thú cho các em trong học ngữ âm đó là
việc đa dạng hóa các loại hình hoạt động. Bởi nó kích thích được tính sáng tạo, khả
năng tư duy tích cực của học sinh trong việc vận dụng những kiến thức ngữ âm có sẵn
để khám phá kiến thức mới hay áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những
tình huống cụ thể.
Qua thực tế áp dụng đề tài vào giảng dạy và kết quả khảo sát học sinh trước và
sau khi áp dụng đề tài, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các hoạt động bổ trợ trong việc
dạy ngữ âm đã có tác động tích cực đến học sinh. Với việc sử dụng đa dạng các hoạt
động trong giảng dạy làm cho bài học ngữ âm trở nên sinh động, thú vị và hấp dẫn
hơn. Do đó, thu hút được sự chú ý của học sinh vào bài học; đồng thời tạo nhiều cơ
hội hơn cho học sinh luyện tập phát âm, mở rộng được vốn từ và khắc sâu kiến thức
bài học. Ngoài ra, nó còn góp phần phát triển kĩ năng nghe, nói của học sinh và kĩ
năng hoạt động theo cặp, nhóm.
Mặc dù vẫn còn những khó khăn nhất định khi sử dụng đa dạng các hoạt động
bổ trợ trong việc dạy ngữ âm. Tuy nhiên, những khó khăn đó vẫn có thể khắc phục
được với sự nỗ lực của cả người dạy và người học. Nhưng với những tác động tích
cực mà nó mang lại cho người học, hoạt động bổ trợ vẫn cần được khuyến khích trong
dạy ngữ âm nói riêng và trong dạy ngoại ngữ nói chung nhằm làm tăng tính sinh động
của bài học và tạo hứng thú cho người học.
3. 2 Kiến nghị


16


Để góp phần giảng dạy bộ môn tiếng Anh nói chung và việc dạy ngữ âm có
hiệu quả hơn, tôi có một số đề xuất sau:
* Về phía giáo viên:
- Cần có cách nhìn nhận đúng đắn về việc dạy ngữ âm: không phải vì thời
lượng bố trí cho việc dạy ngữ âm ít hơn so với các kỹ năng mà xem nhẹ nội dung này.
Việc dạy ngữ âm không tách ra riêng biệt mà được lồng ghép trong các kỹ năng, đặc
biệt là kỹ năng nghe và nói. Ngoài ra, lúc dạy ngữ âm cũng cần có hình ảnh minh họa
trực quan sinh động, hoạt động phải vui nhộn, có ý nghĩa và có tính giao tiếp cùng với
hướng dẫn đơn giản, dễ nghe, dễ hiểu để gây hứng thú cho học sinh. Đặc biệt giáo viên
cần chú ý sửa những lỗi phát âm hay gặp do tiếng mẹ đẻ gây nên.
- Tăng cường hơn việc dự giờ thăm lớp, nhận xét đóng góp ý kiến về đổi mới
phương pháp dạy học dựa vào điều kiện thưc tế của trường và từng đối tượng học
sinh.
- Không sử dụng nhiều tiếng Việt trong giờ học ngoại ngữ mà phải tập dần cho
học sinh nghe nói bằng tiếng Anh trong giờ học.
- Tăng cường luyện âm để có thể phát âm ngày càng được cải thiện hơn để học
sinh có thể nghe được âm chuẩn từ đó bắt chước phát âm cũng tốt hơn. Ngoài ra, giáo
viên có thể khai thác các video dạy phát âm ở trên mạng để đưa vào day phát âm cho
học sinh.
- Khuyến khích học sinh xem phim, nghe nhạc nước ngoài để làm quen với
cách phát âm của người bản xứ. Đồng thời, khuyến khích các em sử dụng các phương
tiện truyền thông, truy cập internet tìm hiểu và bắt chước cách phát âm của người
nước ngoài. Ngày nay, điện thoại di động là thiết bị phổ biến; giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh cách luyện âm sử dụng thiết bị thông minh này để rèn luyện phát âm ở
nhà. Ví dụ: hướng dẫn học sinh tìm nghe một đoạn hội thoại hay một phát ngôn phù
hợp, các em bắt chước thực hiện phát ngôn rồi ghi âm lại; sau đó học sinh tự đối chiếu

với phát ngôn mẫu để điều chỉnh cách phát âm của mình cho đúng…
17


* Về phía cơ sở:
- Cần trang cấp thêm các loại tư liệu, sách báo, băng đĩa hay các tài liệu có
liên quan đến đổi mới phương pháp giảng dạy để giáo viên nghiên cứu áp dụng vào
bài dạy của mình. Đặc biệt là những tài liệu về thiết kế hoạt động cho việc dạy ngữ
âm. Nhà trường cần trang cấp thêm các máy luyện âm để học sinh có thể luyện âm tốt
hơn.
- Đối với các lớp học thì số lượng học sinh không nên quá 40 em để giáo viên
dễ dàng trong việc tổ chức các hoạt động học tập và kiểm soát học sinh nhằm nâng
cao hiệu quả giờ dạy.
* Về phía lãnh đạo cấp trên: Chúng tôi mong muốn các cấp lãnh đạo tổ chức
nhiều hơn các hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là về dạy ngữ âm
để làm động lực cho giáo viên trau dồi kiến thức,có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm và làm phong phú hơn phương pháp của mình.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arends, R.I (2007), Learning to teach, McGrawHill Companies
2. Hancook, M (2000), Pronunciation Games, Cambridge University Press
3. Hewings, M (1993), Pronunciation tasks: A course for pre-intermediate learners,
Cambridge Press
4. Hewings, M (2007), Pronunciation practice activities: A source book for teaching
English pronunciation, Cambridge University Press
5. Hişmanoğlu M (2006), Current Perspectives on Pronunciation Learning and Teaching,
Journal of Language and Linguistic Studies, 2, 1: 101-110.

6. Hoang, V. V, (2006), Tieng Anh 10, 11, NXB Giao Duc
7. Kenworthy, J (1993), Teaching English Pronunciation, Longman: London and New
York
8. Ur, P & Wright, A (1992), Five-minute activities, Cambridge University Press
9. Vernon, S (nd), A look at English pronunciation to ESL students, retrieved on Jan 01,
2011, 20.35 pm.

19



×