Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn tiếng anh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.01 KB, 29 trang )

Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới đồng thời cũng
là ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam. Thông thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế rất lớn cho
việc xin việc làm cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập
toàn cầu ngày nay. Vì vậy việc học Tiếng Anh trở nên rất cần thiết không chỉ với
những người đang công tác, đang phải dùng ngoại ngữ để giao tiếp trong công việc
mà nó cũng rất cần đối với những học sinh trung học phổ thông (THPT), những
người nay mai sẽ là những chủ nhân của đất nước. Với tình hình trên thì mỗi học
sinh ngay từ bây giờ phải trang bị cho mình một kiến thức về ngoại ngữ cơ bản phù
hợp với cấp học, bậc học.
Để đáp ứng một phần nhu cầu này, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn
Tiếng Anh bậc trung học phổ thông, tôi hiểu bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ
trong việc đầu tư kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh để giao lưu với thế
giới, nắm bắt những thông tin có giá trị, những công nghệ khoa học tiên tiến trên
toàn thế giới. Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với
việc giảng dạy Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng
dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có
chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo
viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn.
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong
cách của một giáo viên ngoại ngữ thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô
cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến
môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được áp
dụng trong quá trình dạy ngoại ngữ ở các trường THPT. Đó là các phương pháp hay,
dễ sử dụng và góp phần nâng cao chất lượng môn học. Là một giáo viên, hẳn ai cũng
rất khó chịu khi mỗi lần nhìn xuống lớp thấy học sinh của mình uể oải, không tập
trung vào bài giảng của mình. Có thể từ những nguyên nhân khách quan như khí
hậu, thời tiết theo mùa cũng có thể do chủ quan như bài giảng không sinh động, giáo


viên giảng không hay, học sinh chán học thích nói chuyện…. hay đơn giản chỉ là cơn
đói đang đến. Vì vậy một số trò chơi tiếng anh sẽ hỗ trợ cho công việc giảng dạy
ngoại ngữ của chúng ta đồng thời sẽ dễ dàng gây được hứng thú học tập cho học
sinh trở lại trong tiết học. Người giáo viên sẽ khéo léo ứng dụng chúng vào đầu hoặc
cuối tiết học để tạo hứng khởi cho việc học tập.
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 1


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

Bản thân tôi nhận thấy việc ứng dụng một số trò chơi trong giảng dạy và học
tập Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập
môn Tiếng Anh thong qua các trò chơi ngôn ngữ này. Chúng giúp thay đổi không khí
trong tiết học đồng thời làm cho các bài học bớt căng thảng và dễ hiểu hơn. Đôi khi
giúp học sinh dễ nhớ và tiếp thu một cách sâu sắc.
Xuất phát từ những lí luận trên tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng trò chơi ngôn
ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10” nhằm góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy của bộ môn, đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học.
1.2. Mục đích của đề tài
Với việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ giúp giáo viên có được những kinh
nghiệm sau:
- Cách thức tổ chức một tiết dạy phong phú, có hiệu quả
- Các bước tiến hành một trò chơi hợp lí, ứng dụng được bài học
- Tăng thêm sự hứng thú trong học tập cho học sinh, đồng thời tạo nên bầu
không khí học tập vui vẻ, thư giãn
- Hướng dẫn học sinh rèn luyện để có kĩ năng, kĩ xảo trong văn phong nói đặc
biệt là việc phát huy tính năng động, nhanh nhẹn trong giao tiếp
2. TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về đề tài
Hiện nay, tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống và
nó được coi là ngôn ngữ quốc tế số một trên thế giới. Vì thế ở Việt Nam, việc học và
sử dụng tiếng Anh ngày càng cần thiết hơn. Tuy nhiên, Tiếng Anh là một ngoại ngữ,
không phải là tiếng mẹ đẻ, do đó việc giảng dạy Tiếng Anh đã là một việc khó, để
học sinh tiếp thu và vận dụng Tiếng Anh vào thực tiễn của cuộc sống lại là việc làm
khó khăn hơn.
Trong những năm qua, kết quả bộ môn tiếng Anh ở trường THPT Ngô Quyền
khá thấp so với các môn khác. Có thể do nhận thức về tầm quan trọng của học sinh
đối với môn học này chưa thấu đáo, cũng có thể do các em mất gốc từ các lớp dưới
mà khi càng lên cấp học cao hơn thì lượng kiến thức cần học lại nhiều, các em
không tiếp nhận kịp nên các em chán nản mỗi khi học môn tiếng Anh. Do đó, giáo
viên dạy tiếng Anh phải có những kỹ năng, phương pháp riêng, phải luôn học hỏi,
tìm tòi, sáng tạo để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Điều đầu tiên giáo viên phải
làm là tạo cho học sinh sự hứng thú, ham muốn học tập, tạo sự tò mò và muốn biết
được những điều mình sắp được học. Việc thiết lập, tạo những tình huống đưa học
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 2


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

sinh hướng vào chủ điểm, nội dung của bài học là cả một nghệ thuật của người giáo
viên.
Việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ là một trong
những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho học sinh. Chúng
khích lệ học sinh duy trì sự hứng thú của các em đối với môn học. Ngoài ra, chúng
còn giúp cho giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành rất hữu
dụng và dễ hiểu với người học. Và tất nhiên học sinh sẽ học hiệu quả hơn nếu các

em được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ hội được
giao tiếp trong bối cảnh thực. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự
thành công trong việc học ngoại ngữ của các em. Vì vậy, trong bài viết này, tôi xin
trình bày một số kinh nghiệm ứng dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy Tiếng
Anh lớp 10.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Sách giáo khoa Tiếng Anh 10, ban cơ bản
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các lớp 10A2, 10A6, 10A7, và 10A9 trường THPT NGÔ QUYỀN
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra;
- Tổng kết kinh nghiệm;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;
- Phương pháp thống kê toán học.
………..
4. NỘI DUNG
4.1. Cơ sở lí luận của việc ứng dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giảng
dạy Tiếng Anh lớp 10
Như chúng ta đã biết, việc học Tiếng Anh đang là xu hướng của thời đại công
nghệ phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, Tiếng Anh là một ngoại ngữ, không phải là
tiếng mẹ đẻ, do đó việc giảng dạy Tiếng Anh đã là một việc khó, để học sinh tiếp thu
và vận dụng Tiếng Anh vào thực tiễn của cuộc sống lại là việc làm khó khăn hơn.
Học sinh cần phải lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng tốt các kỹ năng nghe – nói – đọc –
viết thông qua các hoạt động giao tiếp có mục đích. Do đó, giáo viên phải có những
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 3



Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

kỹ năng, phương pháp riêng, phải luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để truyền đạt kiến
thức cho học sinh. Điều đầu tiên giáo viên phải làm là tạo cho học sinh sự hứng thú,
ham muốn học tập, tạo sự tò mò và muốn biết được những điều mình sắp được học.
Việc thiết lập, tạo những tình huống đưa học sinh hướng vào chủ điểm, nội dung của
bài học là cả một nghệ thuật của người giáo viên.
Xuất phát từ vấn đề này, tôi cho rằng tổ chức các trò chơi trong mỗi bài học
tuy là nhỏ, nhưng chính các trò chơi trong mỗi bài học, đặc biệt là ở phần “Warm
up” đã góp phần quan trọng trong việc tạo sự tập trung, theo dõi của học sinh vào
các vấn đề được trình bày, tạo sự thoải mái, giảm sự căng thẳng của học sinh. Cũng
từ đó, học sinh ham thích môn học và học tập có hiệu quả hơn. Các trò chơi có rất
nhiều hình thức, phong phú, đa dạng, được áp dụng rộng rãi tùy thuộc vào các hình
thức của bài học. Hơn nữa đó cũng là một hoạt động tích cực trong phương pháp
giảng dạy mới của bộ môn tiếng Anh. Vì thế, mỗi thầy giáo, cô giáo cần nghiên cứu,
vận dụng các trò chơi vào trong mỗi bài dạy nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh,
giảm đi sự căng thẳng, chán nản đối với môn học như chúng ta đã thấy ở rất nhiều
học sinh trong thời gian qua.
4.2. Cơ sở thực tiễn
4.2.1. Thực trạng của của việc ứng dụng các trò chơi ngôn ngữ trong
giảng dạy Tiếng Anh lớp 10
4.2.1.1.Thuận lợi
- Phụ huynh và học sinh đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc
dạy và học Ngoại ngữ (đặc biệt là học Tiếng Anh).
- Một số em tỏ ra đặc biệt thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt.
- Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được cải tiến, đã có phòng bộ môn
cho môn Ngoại ngữ.
- Trang thiết bị đã được cung cấp khá đầy đủ nhằm phục vụ tối đa cho mục đích

đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị nghe nhìn được cung cấp đầy đủ.
- Được Ban Giám Hiệu quan tâm, các thầy cô và bạn đồng nghiệp giúp đỡ tận
tình về mọi mặt.
- Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, học hỏi trau dồi chuyên môn và đã có
được một khoảng thời gian tham gia giảng dạy ở trường cũng như ở trung tâm. - Bản
thân giáo viên có được kinh nghiệm thông qua tài liệu tham khảo về các workshop. Sự phát triển của ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt trong việc giảng dạy
Tiếng Anh.
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 4


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

4.2.1.2. Khó khăn
- Phân phối chương trình với quỹ thời gian có hạn nên giáo viên ít có điều kiện
mở rộng bài học cũng như tiến hành các trò chơi để tạo không khí sinh động.
- Một số em chưa thật sự yêu thích môn học, cũng như chưa nắm được mục
đích đúng đắn của việc học Tiếng Anh và học với hình thức đối phó.
- Học sinh chưa mạnh dạn ứng dụng những kiến thức đã học và thực tế giao
tiếp hàng ngày.
- Trước khi áp dụng một số trò chơi ngôn ngữ mới trong giảng dạy môn Tiếng
Anh lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực trong học tập môn tiếng Anh cho học sinh,
tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất lượng. Dưới đây là kết quả khảo sát chất
lượng đầu năm của học sinh bốn lớp 10 (vào thời điểm tháng 9 năm 2018):
Lớp

Số

Giỏi


học

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL


02

4,4%

02

4,4%

04

8,8%

15

33%

22

49%

sinh
10A2

45

10A6

44


01

10A7

44

0

10A9

45

01

2,3
3%

01

2,3% 11

25%

31

70%

02

5%


08

18%

34

77%

02

5%

12

27%

30

68%

Bảng 1: Kết quả trước khi tiến hành nghiên cứu (đầu năm học 2018 – 2019)

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh, tôi đã nhận thấy học sinh yếu
kém ở môn học này còn nhiều, chỉ có một số học sinh nói, viết khá lưu loát. Từ đó
khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ nhiều và cố gắng tìm ra nguyên nhân để có hướng
khắc phục tình huống, nâng số lượng học sinh khá giỏi lên và hạn chế lượng học
sinh yếu kém ở bộ môn.
Qua thực tế tôi nhận thấy có khá nhiều nguyên nhân khiến số lượng học sinh
yếu kém nhiều nhưng nguyên nhân được các em nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi ý

kiến là do các em cảm thấy không hứng thú với môn học, rằng môn học này khó, các
em khô có môi trường để giao tiếp hàng ngày nên các em chóng quên, từ đó dẫn đến
tiếp thu chậm, lực học của các em không đồng đều. Chính từ thực tế này, nhằm cổ
vũ, động viên, kích thích sự ham học của học sinh tôi cho rằng mỗi giáo viên cần
nghiên cứu, áp dụng các trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài dạy, góp phần

GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 5


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

nào hướng học sinh vào nội dung bài học và ham muốn được học tiếng Anh. Muốn
thực hiện tốt được điều đó mỗi giáo viên cần hiểu rõ vai trò của trò chơi, đó là:
- Tạo không khí thoải mái trong tiết học;
- Hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hưng phấn, ham thích học, thoải mái ở mỗi tiết
học;
- Hỗ trợ tạo sự động não của học sinh;
- Hỗ trợ trong việc ôn từ mới, thiết lập câu;
- Hỗ trợ trong việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói của học sinh;
- Làm phương tiện hướng dẫn, gợi ý qua việc hỏi đáp giữa giáo viên và học
sinh, hướng tới chủ điểm của bài học.
4.2.2. Các biện pháp thực hiện
Trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng, có lẽ hiếm
có giáo viên nào lại chưa bao giờ sử dụng một trò chơi trong quá trình lên lớp. Tuy
nhiên, nếu chúng ta ứng dụng các trò chơi vào công tác giảng dạy một cách tùy tiện,
thiếu khoa học, không phù hợp các phần bài học hoặc quá lạm dụng các trò chơi
trong giảng dạy thì hiệu quả có thể lại đi theo chiều hướng tiêu cực. Tuy vậy, nếu
biết kết hợp đúng cách, đúng chỗ thì hiệu quả dạy - học có thể lại rất cao.

Các trò chơi ngôn ngữ bao gồm một số các trò chơi quen thuộc như: Bingo,
Chain game, Crossword puzzle, Finding friends, Find someone who, Guesing game,
Hangman, Jumpled words, Kim’s game, Lucky numbers, Matching, Networks,
Noughts and Crosses, Pemanism, Pyramid, Rub out and Remember, Simon says,
Slap the board, Shark attack, Snakes and Ladders, What and Where, Wordsquare.... .
Ngoài ra, chúng ta còn có các trò chơi mới như: Vehicle bingo, Who am I?, Broken
telephone, , I go to the shops, Stand up sequences, Master mind, One word stories,
Chain drawings, What’s on my head, Words snake, Draw dictations, Pass the
ball, .......
Để ứng dụng các trò chơi một cách hiệu quả trong mỗi một tiến trình lên lớp
đòi hỏi chúng ta phải có sự thử nghiệm từ đó rút ra được những cách tốt nhất và hiệu
quả nhất. Qua quá trình tìm hiểu, học tập và thực hiện công việc này bản thân tôi đã
rút ra được một số cách kết hợp các trò chơi ngôn ngữ trong từng tiến trình các phần
bài giảng trên lớp như sau:
4.2.2.1. Ứng dụng các trò chơi ngôn ngữ trong phần khởi động vào bài
mới (Warm-up)

GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 6


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

Trong giảng dạy tiếng Anh phần vào phần Warm up cũng chính là phần ôn tập
lại kiến thức của bài học đã học, phần kiểm tra bài cũ hoặc là phần gợi mở dẫn dắt
học sinh vào nội dung của bài học mới sắp học. Theo phương pháp cũ trước đây,
trong phần này giáo viên thường gọi học sinh lên bảng viết lại tất cả những từ mới,
cấu trúc mới, đọc thuộc lòng bài hội thoại (dialogue) hoặc dịch và trả lời các câu hỏi
trong bài đọc (text) mà các em đã được học trong buổi học trước. Điều này làm cho

học sinh rất sợ, tạo không khí căng thẳng cho buổi học. Hơn nữa, bằng cách này giáo
viên chỉ kiểm tra được một vài học sinh trong lớp còn các em khác thì ngồi chơi đợi
các bạn trả lời xong để nhận xét kết quả của bạn. Nhiều em học sinh không học bài,
không trả lời được câu hỏi làm mất nhiều thời gian của lớp và ảnh hưởng nhiều đến
tiến trình giảng dạy bài mới của giáo viên. Nay nếu kết hợp các trò chơi ngôn ngữ
vào phần này học sinh sẽ cảm thấy bớt sợ hơn và hăng hái tham gia vào các trò chơi
của nhóm mình. Ngoài ra, có một số trò chơi mà giáo viên có thể kiểm tra bài cũ
được nhiều học sinh, thay vì hai, ba em như trước đây. Với phần mở bài thú vị, hấp
dẫn hoặc có tính gợi mở bài mới thì học sinh sẽ có hứng thú với tiết học hơn.
Dưới đây, tôi xin trình bày cách thức thực hiện một số trò chơi tôi thường
dùng đồng thời đưa ra một số ví dụ cụ thể áp dụng khi dạy ở một số bài trong sách
giáo khoa Tiếng Anh 10.
a. Trò chơi Who am I? (Tôi là ai?)
* Các bước thực hiện chung
- Ở trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị một cơ số thẻ tương ứng với số học
sinh trong lớp. Trên mỗi thẻ sẽ ghi tên một nhận vật nổi tiếng trên thế giới.
- Giáo viên sẽ dán lần lượt từng thẻ này vào lưng của mỗi học sinh. Các học
sinh sẽ được đặt trong tình huống là đang tham dự vào một bữa tiệc và phải đi xung
quanh hỏi các vị khách trong bữa tiệc các thông tin liên quan đến mình, dựa vào đó
để đoán xem mình là nhân vật nổi tiếng nào?
- Khi đã biết mình là ai, học sinh được phép bóc thẻ ghi tên mình ở lưng và
dán lại vào ngực mình.
- Sau đó các học sinh tiếp tục cuộc nói chuyện trong bữa tiệc cho đến khi tất
cả dán được thẻ ghi tên vào trước ngực.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ: Khi dạy Unit 3: PEOPLE’S BACKGROUND – SPEAKING, tôi đặt
một số câu hỏi như sau:
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 7



Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

+ When and where was I born?
+ Where am I from?
+ What is my job?
b. Trò chơi Jumbled words (tìm những từ bị xáo trộn vị trí các chữ cái)
* Các bước thực hiện chung
- Để kiểm tra các từ đã học, giáo viên viết 5 hoặc 6 từ đã bị xáo trộn vào bảng
phụ treo trên bảng.
- Học sinh làm việc theo cặp hoặc cá nhân để xếp lại trật tự các từ đó vào bảng
phụ. Có thể yêu cầu học sinh cho nghĩa tiếng việt của các từ đó để nâng cao tính thử
thách của trò chơi.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ: Ở Unit 7: THE MASS MEDIA - SPEAKING, giáo viên đưa các từ sau:
ZINMAGASE  MAGAZINES
VITESILEON

 TELEVISION

SPANEWPERS  NEWSPAPERS
NEINTERT

 INTERNET

ODRAI

 RADIO


c. Trò chơi “Brainstorming”
Trò chơi này giúp học sinh động não, suy nghĩ ra các hoạt động hoặc các lĩnh
vực mà giáo viên đưa ra.
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên chia lớp ra thành hai đội chơi để tăng tính cạnh tranh và thú vị.
- Giáo viên yêu cầu mỗi đội chơi suy nghĩ các từ có liên quan đến chủ đề đó
và viết lên bảng.
- Đội nào đưa ra nhiều đáp án chính xác hơn sẽ là đội thắng cuộc.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ: Unit 12: MUSIC - WRITING, giáo viên yêu cầu các đội viết các thông
tin cần thiết khi viết về tiểu sử vắn tắt của một người.
full name

place of birth

date of birth

PEOPLE’S PROFILE

GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

known as

Trang 8


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

achievement


family

d. Trò chơi Networks (Hoàn thành mạng từ)
Đây là trò chơi quen thuộc dùng để ôn tập hoặc kiểm tra từ vựng của học sinh
về một chủ đề nào đó.
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên chia lớp ra thành hai đội (A và B). Sau đó vẽ sơ đồ ở hai phần
bảng khác nhau.
- Giáo viên yêu cầu mỗi đội chơi suy nghĩ các từ có liên quan đến chủ đề đó
và viết lên bảng trong thời gian 2 phút.
- Đội nào đưa ra nhiều đáp án chính xác hơn sẽ là đội thắng cuộc.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ 1: Khi dạy Unit 12: MUSIC – READING, giáo viên vẽ sơ đồ dưới ở hai
bên bảng, gọi học sinh của 2 đội lên viết các từ liên quan đến: kinds of music.

pop

KINDS OF MUSIC

Đáp án gợi ý:
jazz

pop

rock

KINDS OF MUSIC

classical


rock’ n’ roll

country
folk

Ví dụ 2: Ở Unit 13: FILMS AND CINEMA – READING, giáo viên vẽ sơ đồ
dưới ở hai bên bảng, gọi học sinh của 2 đội lên viết các từ liên quan đến: kinds of
films.
thriller
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 9


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

KINDS OF FILMS
Đáp án gợi ý
love story

action

thriller

KINDS OF FILMS

detective

horror


science fiction
cartoon

e. Trò chơi Crossword puzzles (Trò chơi ô chữ)
Để cho các tiết dạy Reading, Speaking hay cả Listening và từ vựng bớt khô
khan, nhàm chán đôi khi giáo viên tạo ra các bài tập với ô chữ như một hình thức
“vừa học vừa chơi”. Trò chơi này không chỉ được dùng để kiểm tra các từ vựng của
của học sinh mà còn kiểm tra kiến thức xã hội của học sinh. Đây cũng là trò chơi
được sử dụng để giới thiệu chủ đề của bài mới. Học sinh làm việc theo cặp hoặc theo
nhóm nhỏ dựa vào các gợi ý để lật mở các chữ cái, từ đó đoán ra từ chìa khóa. Các
gợi ý cho học sinh lớp 10 nên là các câu hỏi liên quan đến bài cũ và các câu hỏi có
liên đến thực tế, kiến thức xã hội.
* Các bước thực hiện
- Chia lớp thành 2 đội chơi: đội A và đội B
- Mỗi đội lần lượt chọn 1 hàng ngang để trả lời các câu hỏi, thời gian suy nghĩ
trả lời là 10 giây/1 câu hỏi
- Đội đầu tiên chọn một hàng ngang, trả lời đúng trong vòng 10 giây sẽ giành
được 10 điểm, trả lời sai sẽ mất lượt trả lời, cơ hội sẽ nhường cho đội còn lại, nếu
đội còn lại trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
- Đội nào trả lời được từ khóa hàng dọc được 40 điểm khi mới lật mở một từ
hàng ngang, được 30 điểm khi mới lật mở hai từ hàng ngang, được 20 điểm khi mới
lật mở ba từ hàng ngang, được 10 điểm khi mới lật mở bốn từ hàng ngang.
- Kết thúc trò chơi, đội nào giành được nhiều điểm hơn sẽ thắng.
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 10


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10


* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ 1 : Ở Unit 12: MUSIC - READING, để dẫn dắt học sinh vào chủ đề của
bài mới, tôi cho các em chơi bài tập ô chữ sau:
1

M

A

M

M

A

L

2

E

D

U

C

A

T


I

O

S

I

N

G

E

R

3
4
5

T

C

H

I

N


A

E

A

C

H

E

N

R

Ví dụ 2 : Ở Unit 6: AN EXCURSION - SPEAKING, để dẫn dắt học sinh vào
chủ đề của bài mới, tôi cho các em chơi bài tập ô chữ sau:

f. Trò chơi: “Kim’s Game”
Đây là một trò chơi tốt để giúp học sinh ghi nhớ nhanh những gì chúng được
nhìn qua. Trò chơi này có thể được sử dụng để kiểm tra bài cũ hoặc dẫn dắt vào bài
mới. Học sinh làm việc cá nhân và ghi nhớ những từ hay những hình ảnh được đưa
ra.
* Các bước thực hiện
- Chia lớp thành các nhóm
- Cho học sinh xem xét đồ vật, tranh vẽ, video, hoặc các từ trong một khoảng
thời gian ngắn nhất định. Yêu cầu học sinh không được viết mà chỉ được nhớ trong
đầu.

- Cất các đồ vật, tranh vẽ, tắt video, hoặc xóa các từ đi
- Gọi đại diện các nhóm nhắc lại tên đồ vật, tranh vẽ, những thong tin trong
video, hoặc các từ vừa xem. Nhóm nào có nhiều đáp án đúng hơn thì thắng.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ 1: Unit 2: SCHOOL TALKS - READING, giáo viên có thể cho học
sinh xem một loạt từ trong khung hình chữ nhật trong vòng 1 phút. Sau đó giáo viên
hỏi học sinh một số câu hỏi như: “How many words are there in the box and what

GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 11


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

are they?” (There are eight – They are Music, Learning, Friendship, Films,
Classmates, Singers, Games, Teacher.)
Ví dụ 2: Unit 5: TECHNOLOGY AND YOU - SPEAKING, giáo viên có thể
cho học sinh xem một đoạn phim ngắn trong đó có các hình ảnh về các phát minh
dưới đây trong vòng 1 phút.

Sau đó giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi như: How many inventions are
there on TV and what are they? (There are eight – They are radio, cell phone,
camcorder, computer, fax machine, TV, electric cooker, air conditioner.)
g. Trò chơi Tongue Twisters
* Các bước thực hiện chung
- Trò chơi này thường được áp dụng vào bài luyện âm, gọi là câu “trẹo lưỡi” GV chuẩn bị một cụm từ, hoặc một đến hai câu tiếng Anh trong đó có hầu hết các từ
chứa âm cần luyện trong bài học
- Nên viết lại cụm hoặc câu đó lên bảng cho học sinh thấy
- GV đọc mẫu câu đó hoặc mở băng (nếu có thể) cho học sinh nghe mẫu

- Đại diện các nhóm sẽ đứng lên đọc lại câu “trẹo lưỡi” đó. Nhóm nào nhắc
lại chính xác nhất sẽ thắng.
* Ứng dụng vào bài dạy
Các bước trên có thể áp dụng cho mọi hoạt động Tongue Twisters nên dưới
đây tôi xin chỉ đưa ra ngữ liệu cho hoạt động trong từng bài chứ không viết các bước
thực hiện của mỗi bài nữa:
Ví dụ 1: Unit 3: PEOPLE’S BACKGROUND - LANGUAGE FOCUS
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 12


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

Để phân biệt và luyện đọc âm / e / và âm /æ /, giáo viên cho học sinh luyện
đọc các câu sau:
Ex 1: How many cans can a cannibal nibble if a cannibal can nibble cans?
Ex 2: How many berries could a bare berry carry if a bare berry could carry
berries?
Ví dụ 2: Unit 10: CONSERVATION - LANGUAGE FOCUS
Để phân biệt và luyện đọc âm / b / và âm /p /, giáo viên cho học sinh luyện
đọc các câu sau:
Ex: If Peter Piper picked a peck of pickled peppers, where's the peck of
pickled peppers Peter Piper picked?
Ví dụ 3: Unit 14: THE WORLD CUP - LANGUAGE FOCUS
Để phân biệt và luyện đọc âm / g / và âm /k /, giáo viên cho học sinh luyện
đọc các câu sau:
Ex 1: How many cookies could a good cook cook if a good cook could cook
cookies?
Ex 2: A good cook could cook as much cookies as a good cook who could

cook cookies.
h. Trò chơi Circle
Những giờ học ngữ pháp liên miên khiến cả giáo viên và học sinh đều có cảm
giác chán nản và mệt mỏi. Trong những tình huống như thế trò chơi được sử dụng
như một cách nhằm thay đổi không khí trong lớp học. Trò chơi vòng tròn có tác
dụng rất lớn khi khích lệ cả lớp cùng tham gia vào bài học. Hiện nay, trong việc học
tiếng Anh, các hoạt động theo cặp và hoạt động theo nhóm đang rất thịnh hành.
Những hoạt động như thế tăng lượng thời gian nói đồng thời cả chất lượng nói của
học sinh. Câu chuyện một từ: Mỗi học sinh thêm một từ để tạo thành câu chuyện của
cả nhóm.
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên có thể bắt đầu bằng cách đưa ra từ đầu tiên và theo vòng tròn, mỗi
học sinh thêm vào từ tiếp theo, không được phép lặp lại những từ học sinh trước đã
sử dụng.

GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 13


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

- Giáo viên nhấn mạnh tầm quan trọng của cụm từ cố định và trật từ đúng
trong khi học sinh tiến hành trò chơi.
- Câu truyện có thể được phát triển theo nhiều hình thức khác nhau.
- Một vài nhóm có thể cần tới giáo viên quyết định chấm câu và bắt đầu sang
câu mới.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ 1: Unit 1: A DAY IN THE LIFE OF… - LANGUAGE FOCUS
Giáo viên đưa ra từ đầu tiên là THREE và yêu cầu từng học sinh đưa ra các từ

có chứa âm / I: / và / I /. Các học sinh phải đảm bảo là câu có nghĩa và đúng về cấu
trúc ngữ pháp.
Ex: Three sleepy sheep and a bee see Bill kick a big tin under the kitchen
sink.
Ví dụ 2: Unit 4: SPECIAL EDUCATION… - LANGUAGE FOCUS
Giáo viên đưa ra từ đầu tiên là PAUL và yêu cầu từng học sinh đưa ra các từ
có chứa âm /a:/ và / k /. Các học sinh phải đảm bảo là câu có nghĩa và đúng về cấu
trúc ngữ pháp.
Ex: Paul wants to call his daughter not to pour water on the floor and watch
out the dog.
i. Trò chơi: “Word Snakes”
Đây là một trò chơi đơn giản về từ vựng để bắt đầu hoặc kết thúc một bài học.
Giáo viên có thể kiểm tra từ vựng của của một chủ đề nào đó như: food (apple - egg
- garlic – chicken – noodles - ...); animals (cat – turtle – elephant– tiger - …) hoặc tất
cả cả các từ vựng mà học sinh đã gặp.
4.2.2.2. Ứng dụng các trò chơi ngôn ngữ trong phần giới thiệu và luyện
tập, kiểm tra mức độ nắm bắt của học sinh về ngữ liệu mới
Trong tiến trình một bài học thì phần giới thiệu ngữ liệu mới là phần quan
trọng nhất của bài học. Nó quyết định đến những kiến thức mà học sinh sẽ có được
qua một tiết học. Song nếu chúng ta chỉ dùng các phương pháp và thủ thuật để giới
thiệu các ngữ liệu mới mà không khắc sâu (luyện tập) các ngữ liệu mới thì học sinh
sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng các ngữ liệu mới trong các kỹ năng (nghe, nói,
đọc, viết) tiếp theo của bài học. Các trò chơi trong phần này mà chúng ta có thể kết
hợp trong quá trình giới thiệu và luyện tập ngữ liệu mới bao gồm:
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 14


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10


a. Trò chơi Rub out and Remember (Xóa và nhớ)
Sau khi giới thiệu từ mới chúng ta có thể áp dụng trò chơi này để kiểm tra
mức độ nhớ từ của học sinh.
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên lần lượt xóa các từ vừa mới dạy trên bảng nhưng không theo thứ
tự.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh lại các từ đó.
- Sau khi tất cả các từ bị xóa hết yêu cầu học sinh lên bảng ghi lại tất cả các từ
vừa bị xóa.
* Ứng dụng vào bài dạy
- Trò chơi này có thể áp dụng bất cứ phần dạy từ mới của bất kì bài nào trong
SGK Tiếng Anh 10.
Ví dụ: Ở Unit 3: PEOPLE’S BACKGROUND – READING, giáo viên tổ
chức trò chơi này sau khi dạy xong các từ mới: scientist, brilliant, harbour, tutor,
interrupt, tragic, obtain, award, determine
b. Trò chơi Slap the board (Vỗ vào bảng): Đây cũng là trò chơi giáo viên có
thể dùng để kiểm tra mức độ nhớ từ của học sinh.
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên viết một số từ mới tiếng Anh mà học sinh vừa học hoặc dán tranh
lên bảng (có thể là từ mới hoặc từ cần luyện âm)
- Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ bốn đến năm học sinh, yêu cầu hai
nhóm đứng cách bảng một khoảng bằng nhau
- Giáo viên đọc to từ tiếng Anh bất kỳ trên bảng (hoặc từ tiếng Việt tương
ứng)
- Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, tìm và vỗ vào từ được đọc.
- Nhóm nào vỗ được nhiều lần vào từ được gọi nhanh hơn sẽ là đội thắng
cuộc.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ 1: Ở Unit 1: A DAY IN THE LIFE OF - LANGUAGE FOCUS

- Giáo viên viết các 13, 30, 14, 40, 15, 50, 16, 60, 17, 70, 80, 18, 90, 19 lên
bảng.

GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 15


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

- Đọc to các số trên bằng tiếng Anh, cho học sinh chơi trò chơi này nhằm giúp
cho học sinh phân biệt cặp âm /i:/ and /i/
Ví dụ 2: Khi dạy Unit 13: FILMS AND CINEMA - LANGUAGE FOCUS
- Giáo viên viết các từ: fan, van, finish, fine, vine, enough, Stephen, village,
vain, faint, feel, veal lên bảng
- Đọc to các số trên bằng tiếng Anh, cho học sinh chơi trò chơi này nhằm giúp
cho học sinh phân biệt cặp âm / f / and / v /.
c. Trò chơi What and Where (Cái gì và ở đâu): Trò chơi này chơi gần
tương tự như trò chơi Slap the board nhưng trước khi chỉ vào từ, giáo viên yêu cầu
học sinh phải nêu được nghĩa của từ đó. Trò chơi này cũng giúp học sinh nhớ lại
cách phát âm của từ mới thông qua giáo viên đọc từ.
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên viết từ mới vào các vòng tròn trên bảng.
- Gọi học sinh đọc và xóa dần các từ đó.
- Sau khi xóa hết các từ, giáo viên yêu cầu học sinh lên viết lại các từ đó vào
đúng vị trí ban đầu.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ: Sau khi dạy xong từ mới trong Unit 12 : MUSIC – READING, giáo
viên tổ chức trò chơi này, với các từ sau:
integral


lull
convey

funeral
mournful

solemn

express

emotion

d. Trò chơi Bingo (Trò chơi này có dạng giống các trò chơi lô tô)
Trò chơi này có thể áp dụng để ôn tập và kiểm tra từ mới của học sinh. Học
sinh làm việc cá nhân.
* Các bước thực hiện chung
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 16


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

- Giáo viên viết khoảng 10 đến 15 từ đã học lên bảng và yêu cầu mỗi học sinh
chọn 5 từ bất kỳ.
- Sau đó giáo viên đọc các từ trên bảng nhưng không theo thứ tự.
- Học sinh nghe từ và đánh dấu vào những từ trong danh sách từ đã chọn của
nình nếu có.
- Học sinh nào có tất cả năm từ được đánh dấu thì hô to “Bingo” và sẽ là

người thắng cuộc.
* Ứng dụng vào bài dạy
- Trò chơi này có thể áp dụng bất cứ phần dạy từ mới của bất kì bài nào trong
SGK Tiếng Anh 10.
Ví dụ: Khi dạy Unit 9: UNDERSEA WORLD – READING
Sau khi dạy xong từ vựng tôi cho học sinh chơi trò “Bingo”.
investigate
biodiversity
jellyfish
sample
submarine
challenge
overcome
provide
gulf
seadog
turtle
shark
e. Trò chơi Broken Telephone (Điện thoại hỏng)
Đây là trò chơi rèn luyện kỹ năng nghe và phát âm.
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên phải viết ra một mẫu câu hoặc một cụm từ nào đó rồi gọi một học
sinh lên bảng xem.
- Sau đó học sinh sẽ về chổ ngồi của mình và nói thầm với thành viên bên
cạnh mẫu câu hoặc cụm từ đó. Cứ thế học sinh nói thầm cho nhau nghe.
- Mỗi người chỉ được phép yêu cầu bạn mình nhắc lại 1 lần. Người cuối cùng
của nhóm sẽ đọc to mẫu câu hoặc cụm từ đó lên.
- Giáo viên sẽ đọc đáp án.
- Đội nào truyền đạt chính xác hơn sẽ thắng cuộc.
* Ứng dụng vào bài dạy

Ví dụ: Khi dạy Unit 1: A DAY IN THE LIFE OF … - LANGUAGE FOCUS
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội
- Viết các câu sau lên bốn mảnh giấy khác nhau:
1. Would you like to eat meat, fish and cheese?
2. The fish and the meat there are quite cheap.
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 17


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

3. We’ll miss an interesting film on TV.
4. She’s going to leave here for another city.
- Gọi bốn đội trưởng của bốn đội lên chọn một mảnh giấy rồi xem câu trong
mảnh giấy của đội mình và về chổ nói thầm cho bạn bên cạnh. Bạn bên cạnh nghe
xong, lại nói thầm cho một bạn cùng đội ngồi gần bên. Cứ thế truyền cho đến thành
viên cuối cùng của đội, thành viên đó đứng dậy đọc to cả câu cho cả lớp cùng nghe.
- Đội có đáp án đúng sẽ là đội chiến thắng.
4.2.2.3. Ứng dụng các trò chơi ngôn ngữ trong quá trình thực hành, củng
cố bài
Đây là một phần bài học nhằm nâng cao các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết của
học sinh trong quá trình học ngoại ngữ thông qua các bài tập thực hành trong sách
giáo khoa. Việc kết hợp các trò chơi trong phần này thường rất ít. Song cũng để
giảm bớt sự căng thẳng, tẻ nhạt trong tiết học sự kết hợp các trò chơi cũng không
phải không thể thực hiện được. Đôi khi chúng cũng có thể làm cho học sinh hiểu bài
hơn hoặc nhớ được lâu hơn những từ vựng, mẫu câu và các cấu trúc ngữ pháp đã
được giới thiệu trước đó. Các trò chơi có thể áp dụng là:
a. Trò chơi Lucky numbers (Con số may mắn)
Đây là trò chơi được dùng để kiểm tra phần trả lời các câu hỏi liên quan đến

một đoạn hội thoại, một đoạn văn, các câu hỏi về bản thân học sinh .......
* Các bước thực hiện chung
- Chia lớp thành 2 đội chơi: đội A và đội B
- Mỗi đội lần lượt chọn 1 trong các ô số (8 ô) để trả lời các câu hỏi, thời gian
suy nghĩ trả lời là 10 giây/1 câu hỏi
- Đội đầu tiên chọn một ô số, trả lời đúng sẽ giành được 1 ngôi sao, tương ứng
với 10 điểm, trả lời sai sẽ mất lượt trả lời, cơ hội sẽ nhường cho đội còn lại, nếu đội
còn lại trả lời đúng sẽ được 1 ngôi sao
- Kết thúc trò chơi, đội nào giành được nhiều ngôi sao hơn sẽ thắng.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ: Khi dạy Unit 3: PEOPLE’S BACKGROUND – READING
Để trả lời các câu hỏi trong Task 3 giáo viên có thể tổ chức trò chơi này.
1. LUCKY NUMBER.
2. When and where was Marie Curie born?
3. What kind of student was she?
4. LUCKY NUMBER.
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 18


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

5. Why did she work as a private tutor?
6. For what service was she awarded a Nobel Prize in Chemistry?
7. LUCKY NUMBER.
8. Was the prize her relly joy? Why/Why not?
1

2


3

4

5

6

7

8

b. Trò chơi Find someone who (Tìm người mà...)
Trò chơi này giúp học sinh khắc sâu các mẫu câu, cấu trúc câu hoặc một đơn
vị ngữ pháp trong bài học.
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên đưa bảng mẫu, học sinh viết vào vở
- Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp ở dạng Yes – No cho
những thông tin có trong bảng.
- Giáo viên làm mẫu với học sinh. Hỏi một câu hỏi bất kì, nếu học sinh trả lời
Yes, thì viết tên người đó vào cột Name, nếu học sinh trả lời No, thì ta đặt câu hỏi
khác hoặc hỏi người khác.
- Yêu cầu học sinh đi quanh lớp để hỏi các bạn. Học sinh nào hoàn thành
bảng đầu tiên sẽ là người chiến thắng.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ: Khi dạy Unit 2: SCHOOL TALKS – READING
Để khắc sâu cấu trúc của thì hiện tại đơn, đồng thời hiểu nội dung của ba bài
giới thiệu bản than của các nhân vật trong bài học, giáo viên có thể cho học sinh
thực hiện trò chơi này. Học sinh có thể đi quanh lớp để hỏi các câu hỏi để hoàn

thành bảng của mình.
Model: S1: Does Phong enjoy teaching?
S2: No, he doesn’t.
S1: Who enjoys teaching?
S2: Miss Phuong enjoys teaching.
Sau đó, học sinh điền tên nhân vật vào ô Name.
Học sinh hoàn thành trò chơi khi đã điền đủ thông tin vào bảng dưới.
Find someone who.....
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Name
Trang 19


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

enjoys teaching
has to get up early
lives far from school
Loves working with children
rides a bike to school every day
studies at a high school
teaches English at a high school
works about someone else’s safety
c. Trò chơi: “IF I…”
Đây là trò chơi để rèn luyện khả năng phán đoán, sáng tạo, tạo không khí vui
tươi, thân mật cũng như là luyện kỹ năng viết từ vựng Tiếng Anh.
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên chia lớp ra thành 2 đội (A bà B) với số học sinh bằng nhau.
- Thành viên mỗi đội sẽ lấy ra một tờ giấy nhỏ để viết lên ước mơ của mình.

(Nếu số lượng nam nữ khá tương đối thì chia ra một đội nam và một đội nữ. Thường
thì các bạn nữ lãng mạn hơn nên sẽ cho ghi phần “If I…” còn phần còn lại sẽ được
các bạn trai lạnh lùng kết thúc.)
- Đội A sẽ là đội của những người viết toàn những câu Tiếng Anh được bắt đầu
bằng chữ “If I…” có ý nghĩa.
- Đội B sẽ là đội của những người viết toàn những câu Tiếng Anh được bắt
đầu bằng chữ “I will/ I would …”. Ở dưới mỗi câu phải ghi tên để bình chọn ra cặp
nào viết hay, có nghĩa nhất hoặc vui, hóm hỉnh nhất cũng như là câu dở nhất.
- Sau khi viết xong, các tờ giấy sẽ được bỏ vào 2 chiếc mũ, một chiếc đựng
phần “If I…” và một đựng phần “I will/ I would…”.
- Giáo viên sẽ lần lượt bốc 2 tờ ở 2 phần rồi đọc to cho mọi người nghe. Nếu
hay thì để lại cho thi vòng trong còn không có ý nghĩa thì loại.
- Cuối cùng cả lớp sẽ chọn ra câu “If I…, I will/ I would …” nào hay nhất để
trao giải. Nếu có nhiều câu hay thì sẽ quyết định bằng cách giơ tay đánh giá của các
bạn chơi.
Ví dụ: Giáo viên chọn 2 tờ ở 2 phần mũ rồi đọc tờ 1: “If I am a bird”, đọc tờ 2:
“I will be a monkey!”. Câu này có ý nghĩa “Nếu tôi là chim thì tôi sẽ là một con khỉ”

GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 20


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

Lưu ý: Trò chơi này chỉ được sử dụng khi dạy câu điều kiện. Khi tổ chức trò
chơi, giáo viên phải nói rõ học sinh sử dụng loại 1, loại 2 hoặc loại 3 ở mỗi lần chơi.
Tránh để học sinh dùng mệnh đề If của loại này và mệnh đề chính của loại kia.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ: Khi dạy ngữ pháp về câu điều kiện của các bài dưới đây, tôi tổ chức

cho học sinh chơi trò chơi này.
Unit 8: THE STORY OF MY VILLAGE – Language Focus – Điều kiện loại 1
Ex: A: If I have free time, ... / B: …., I will go out with you.
Unit 9: UNDERSEA WORLD – Language Focus – Điều kiện loại 2
Ex: A: If I had much money,… / B: …, I would love you.
Unit 11: NATIONAL PARKS – Language Focus – Điều kiện loại 3
Ex: A: If I had met you last night,… / B: …, I would have given you a present.
d. Trò chơi Noughts and Crosses
Đây là trò chơi thường được áp dụng trong phần luyện tập nâng cao khi học
sinh đã hoàn thành các nhiệm vụ của các bài tập trong sách giáo khoa. Trò chơi này
giúp học sinh luyện tập mở rộng các từ mới và các cấu trúc đã được luyện tập có
kiểm soát theo nội dung định sẵn trước đó.
* Các bước thực hiện chung
- Kẻ 9 ô trên bảng, điền số thứ tự vào mỗi ô.
- Chia lớp thành 2 đội chơi, một đội dùng kí hiệu Noughts (O) và đội còn lại
dung kí hiệu Crosses (X)
- Hai đội lần lượt chọn một trong các ô và trả lời câu hỏi ở trong ô đó.
- Nhóm nào trả lời đúng sẽ được một “O” hoặc một “X”
- Nhóm nào có ba “O” hoặc ba “X” trên một hàng ngang, dọc, hoặc chéo sẽ
thắng cuộc.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ: Khi dạy Unit 2: SCHOOL TALK – LANGUAGE FOCUS
Để thực hành về phần ngữ pháp “Wh-questions”
- Giáo viên kẻ khung và viết số theo thứ tự mỗi khung, tương ứng phía sau
mỗi số là một trong các từ để hỏi (WH-words).
1. what, 2. where, 3. when, 4. why, 5. who,
6. which, 7. how, 8.what for, 9. how often
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 21



Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

O

O
O

X

X

X

Đáp án gợi ý
1. What is your favourite sport?
2. Where do you usually go on Sundays?
3. When do you have free time?
4. Why do you morning execises everyday?
5. Who do you often spend your free time with?
6. Which sport do you prefer football or swimming?
7. How do you do?
8. What do you meet him for?
9. How often do you watch TV?
e. Trò chơi Word Jungle (Bài tập tìm từ trong ô vuông)
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên chuẩn bị bản có nhiều ô, mỗi ô có một chữ cái. Trong bản này có
nhiều ô liên tiếp theo hàng ngang hoặc cột dọc, đường chéo có nghĩa.
- Chia lớp thành 2 hoặc 4, hoặc 6 đội (bao nhiêu đội thì bấy nhiêu bản)

- Phát cho mỗi đội một bản và yêu cầu tất cả các thành viên cùng nhau tìm các
từ mới học.
- Đội nào có tất cả các đáp án nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ: khi dạy Unit 5: TECHNOLOGY AND YOU – SPEAKING, tôi cho các
em chơi bài tập ô chữ sau theo từng nhóm 8 em học sinh. Học sinh dựa vào bảng gợi
dưới đây và tìm từ.
ACROSS (

)

1. Vietnamese people now use ……………… to cook food.
2. It helps us cook food using electricity (2 words)

GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 22


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

3. It ‘s used to send and receive letters, forms or pictures very quickly. (2
words)
4. It doesn’t have wires, and it works by radio and you can carry it with you
and use it anywhere to talk to somebody. (2 words)
DOWN ( )
5. It is used for taking photographs, moving pictures or television pictures.
6. It makes copies of documents by photographing them.
7. It cools and dries the air in a room, a car or an airplane. (2 words)
8. You can watch programmes with moving pictures and sounds through it.

9. It helps keep food cold so that food stays fresh.
DIAGONAL LINE ( )
10. It is used for listening to programmes that are broadcast to the public.

R

O

N

K

P

H

I

L

E

R

P

H

M


U

W

T

B

A

V

C

H

C

B

U

J

I

V

T


A

F

S

Y

R

C

D

C

O

O

M

I

R

W D

E


I

R

N

O

G

A

S

S

T

O

V

E

F

N

B


A

R

I

G

X

E

M

D

B

O

X

P

O

K

V


C

D

C

D

O

G

D

E

B

I

C

A

E

I

S


S

A

I

O

G

T

T

F

R

T

M

O

B

I

L


E

P

H

O

N

E

O

L

O

A

E

O

P

N

V


C

I

K

X

N

D

L

E

U

L

B

L

H

I

T


B

O

L

L

B

D

I

A

L

O

S

N

E

L

E


C

T

R

I

C

C

O

O

K

E

R

K

U

V

K


R

F

O

R

M P

J

U

I

U

T

F

O

A

I

E


C

E

I

T

F

K

H

Y

O

I

Y

D

D

R

S


B

D

W Y

E

D

L

G

T

N

O

H

E

K

E

I


F

A

X

M

A

C

H

I

N

E

H

N

R

F

T


O

J

L

A

H

Q

Z

M A

F

R

N

D

S

GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 23



Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

C

V

N

H

M

Z

M

A

X

Q

D

V

S

G


X

Q

KEYS:
ACROSS: gas stove, fax machine, electric cooker, mobile phone
DOWN: camera, photocopier, air- conditioner, television, fridge
DIAGONAL LINE: radio
f. Trò chơi Change places if … (Thay đổi vị trí nếu… )
Trò chơi này có thể khiến một số học sinh trở nên phấn khích tạo nên những
tiếng ồn không đáng có trong lớp học, vì vậy tốt nhất là sử dụng trò chơi vào cuối
giờ học trong phần củng cố.
* Các bước thực hiện chung
- Giáo viên đứng vị trí trung tâm, còn học sinh sẽ tập hợp theo vòng tròn kín.
- Số ghế luôn ít hơn số lượng học sinh tham gia.
- Tùy thuộc vào kiến thức mà giáo viên muốn củng cố giáo viên sẽ nói
"Change places if …… you're wearing trainers. (Những ai đi giày thể thao, chuyển
chỗ).
- Những học viên đi giày thể thao phải đứng dậy, và chuyển tới một ghế khác
và giáo viên có thể ngồi vào một trong những ghế còn bỏ trống.
- Học viên nào không có ghế phải đứng ở giữa và đưa ra lệnh tiếp theo.
- Trò chơi cứ tiếp diễn như thế. "Change places if you …… like pizza"
(Những ai thích ăn pizza, chuyển chỗ).
* Ứng dụng vào bài dạy
Ví dụ: Khi dạy Unit 8: THE STORY OF MY VILLAGE – LANGUAGE
FOCUS về điểm ngữ pháp câu điều kiện loại 1, tôi đã sử dụng trò chơi này khi luyện
tập.
Trên đây là một số trò chơi ngôn ngữ mà tôi đã áp dụng trong các phần bài
học trên lớp mà bản thân tôi thấy phù hợp nhất, song tùy theo tình hình thực tế mà

các trò chơi được áp dụng tốt ở phần bài học này cũng có thể áp dụng có hiệu quả
trong phần bài học khác của một tiết dạy. Nhưng để học sinh hưng phấn hơn và nhiệt
tình hơn trong quá trình kết hợp các trò chơi trong giảng dạy chúng ta phải phân
nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể, và không quên có những lời khen ngợi các nhóm, cá
nhân làm tốt và đưa ra những hình phạt vui nhằm tạo ra không khí vui vẻ trong lớp
GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 24


Đề tài SKKN: Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10

học. Nếu được thì có thể thưởng những món quà nhỏ nhằm khích lệ tinh thần tham
gia vào hoạt động này vào những lần sau.
4.2.3. Hiệu quả của đề tài
Qua quá trình thực tế giảng dạy ở các lớp 10A2, 10A6, 10A7 và 10A9 mà tôi
được phân công giảng dạy trong năm học này, khi áp dụng đưa các trò chơi vào các
tiết học hiệu quả khá rõ rệt. Trò chơi có sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh học tập nhiều
hơn, gây nên sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh, học sinh tập trung vào bài học
hơn. Giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả nhiều so với
trước. Việc tiếp thu bài của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Đầu năm có rất nhiều em còn
sợ học bộ môn, không thích học vì cho rằng nó khó hiểu, khó tiếp thu, đến nay chất
lượng học đã tăng khá đồng đều. Đại đa số các em đã thích học môn Tiếng Anh, ở
các tiết học có phần sôi nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá
nhiều, góp phần làm cho giờ học sinh động. Chất lượng học tập của học sinh dần
được nâng cao, đặc biệt là khả năng nhớ từ.
- Kết quả bài khảo sát về sự yêu thích môn học của một số lớp 10 vào cuối kì I
năm học 2018-2019:

STT Lớp


Sỉ

số Số HS

HS

thích

Số HS
Tỉ lệ

Số HS

không Tỉ lệ

ghét

thích

Tỉ lệ

1

10A2

45

40


89%

05

11%

0

2

10A6

44

32

73%

09

20%

03

7%

3

10A7


44

31

70%

10

23%

03

7%

4

10A9

45

34

76%

09

20%

02


4%

Bảng 2: Kết quả khảo sát về sự yêu thích môn sau khi ứng dụng các trò chơi vào giảng dạy

- Kết quả bài kiểm tra chất lượng cuối học kỳ I, năm học 2018-2019
Lớp

Số
học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL


TL

SL

TL

SL

TL

02

4,4%

12

26,7%

14

31%

15

33%

02

4,4%


sinh
10A2

45

10A6

44

02

5%

09

20%

28

64% 05

11%

10A7

44

01

3%


08

18%

21

48% 14

31%

GV: Trần Thị Thanh Hải – Trường THPT NGÔ QUYỀN

Trang 25


×